MỤC LỤCI – ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………….......2II – NỘI DUNG………………………………………………………………..32.1. Hiện trạng………………………………………………………………....32.2. Quy định của pháp luật…………………………………………………….72.2.1 Đối tượng phải lập báo cáo ĐTM………………………………………...72.2.2.Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…………………………………………………………………......72.3. Nội dung của báo cáo ĐTM………………………………………….…...82.4. Thẩm định báo cáo ĐTM……………………………………………….....92.5. Hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM……………………………….....11Trách nhiệm của chủ dự án…………………………………………….......11Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM…………………….…..132.6. Xử lý vi phạm pháp luật……………………………………………….....142.7. Nhận xét……………………………………………………………….....162.8. Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề Đánh giá tác động môi trường có hiệu lực hiện hành………………………………………………….17III – KẾT LUẬN………………………………………………………….......18TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC I – ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………… .2 II – NỘI DUNG……………………………………………………………… 3 2.1. Hiện trạng……………………………………………………………… 3 2.2. Quy định của pháp luật…………………………………………………….7 2.2.1 Đối tượng phải lập báo cáo ĐTM……………………………………… .7 2.2.2.Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường………………………………………………………………… 7 2.3. Nội dung của báo cáo ĐTM………………………………………….… .8 2.4. Thẩm định báo cáo ĐTM……………………………………………… .9 2.5. Hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM……………………………… .11 Trách nhiệm của chủ dự án…………………………………………… .11 Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM…………………….… 13 2.6. Xử lý vi phạm pháp luật……………………………………………… .14 2.7. Nhận xét……………………………………………………………… .16 2.8. Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề Đánh giá tác động môi trường có hiệu lực hiện hành………………………………………………….17 III – KẾT LUẬN………………………………………………………… .18 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 I – ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá tác động môi trường (tên tiếng anh: Environmental Impact Assessment, viết tắt là ĐTM) là hoạt động đánh giá các tác động bao gồm cả tích cực và tiêu cực mà một dự án có thể gây ra đối với môi trường cả ở các khía cạnh tự nhiên, xã hội và kinh tế. Mục tiêu của ĐTM là để xem xét các tác động đối với môi trường trước khi quyết định có triển khai dự án hay không. Hiệp hội quốc tế về Đánh giá Tác động thì định nghĩa ĐTM là “hoạt động/quá trình xác định, dự báo, đánh giá và giảm thiểu các tác động về mặt sinh học, vật lý, xã hội và các tác động liên quan khác của các đề án phát triển trước khi đưa ra các quyết định và cam kết”. Theo khoản 20 – Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Sau ĐTM, nguyên tắc phòng ngừa và người gây ô nhiễm phải trả tiền sẽ được áp dụng để phòng ngừa, hạn chế hoặc đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm một cách nghiêm ngặt hoặc yêu cầu bảo hiểm về môi trường đối với một dự án, dựa trên những tác động môi trường đã được dự báo. Nhìn chung, ĐTM đã được thực hiện rộng rãi trên thế giới để kiểm soát và giám sát một cách hiệu quả quá trình triển khai các dự án ở khía cạnh môi trường, chi phối quá trình ra quyết định đối với dự án (có được triển khai hay không) và quá trình thực thi dự án (khi được triển khai thì các biện pháp bảo vệ môi trường phải được thực thi như thế nào). Ở Việt Nam, ĐTM cũng đang ngày càng trở thành một công cụ bảo vệ môi trường quan trọng và chiếm một vị trí đáng kể trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hoạt động ĐTM ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém về cả chất lượng cũng như việc tuân thủ quy trình ĐTM như pháp luật đã quy định. Bản thân quy định pháp luật hiện hành về ĐTM cũng chưa chặt chẽ. Do vậy, cần có sự đánh giá và nhận thức lại về khía cạnh pháp lý cũng như hiện trạng thực hiện hoạt động ĐTM. 3 II – NỘI DUNG 2.1. Hiện trạng Ở Việt Nam lần đầu tiên quy trình ĐTM được đưa ra trong Luật Bảo vệ Môi trường (Luật BVMT) năm 1993, và đến nay đã có những điều chỉnh đáng kể. Các chế tài về ĐTM lần đầu tiên được quy định tại Điều 17 và 18 của Luật BVMT ban hành ngày 27/12/1993, và tiếp đó là nghị định 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993. Các quy định này yêu cầu tất cả các dự án trong nước và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều là đối tượng phải thực hiện ĐTM. Các dự án đã đi vào hoạt động cũng cần lập báo cáo đánh giá tác động dưới dạng “kiểm toán môi trường”. Luật BVMT sửa đổi ban hành ngày 29/11/2005 đã giành riêng một chương quy định về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Nếu như bước tiến hành báo cáo ĐTM được coi là bắt buộc đối với các dự án trước khi có Luật BVMT 2005, thì sau khi luật này có hiệu lực, bước này đã bị xóa bỏ. Giai đoạn từ năm 1994 đến trước khi Luật BVMT 2005 được ban hành là giai đoạn “vừa làm – vừa học – vừa rút kinh nghiệm” của Việt Nam. Đến năm 2008, một bảng danh mục các đối tượng gồm 162 loại dự án khác nhau phải lập báo cáo ĐTM đã được quy định tại nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/2/2008. Các dự án thuộc danh mục này sẽ phải thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết, nếu không chỉ cần thực hiện cam kết BVMT. Đối tượng của quy định “ĐTM bổ sung” là các dự án mở rộng hoặc thay đổi công nghệ của các cơ sở đang sản xuất. Khái niệm này đã thay thế cho dạng báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt động trước đây. Với mục tiêu và vai trò của công tác đánh giá tác động môi trường là hết sức quan trọng. Nó sẽ quyết định độ chính xác của một chương trình – dự án phù hợp với các tiêu chí đề ra trong định hướng phát triển của đất nước nhằm 4 phát triển bền vững. Song thực tế hiện nay ĐTM còn có nhiều vấn đề phải xem xét lại nhằm để ĐTM ngày càng có giá trị đúng nghĩa. a. Đánh giá tác động môi trương hiện nay còn mang tính hình thức Vấn đề cần phải xét đến đầu tiên là việc ĐTM hiện nay còn mang tính hình thức. Như chúng ta đã biết bản chất của công tác ĐTM là tìm hiểu, dự báo các tác động môi trường và tác động xã hội tiêu cực, đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các tác động này khi dự án được thực hiện, đảm bảo dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ các nhà quản lý và chủ đầu tư chưa nhận thức được ý nghĩa của công tác này. Họ thường coi yêu cầu lập báo cáo ĐTM như là một thủ tục trong quá trình chuẩn bị để thực hiện dự án (coi như là vé qua cửa). Nhiều người còn “đổ lỗi” cho ĐTM như một lực cản của hoạt động phát triển sản xuất và đầu tư. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo ĐTM chỉ lấy làm lệ, chú trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được thông qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự. Ví dụ: Phong trào cấp phép ồ ạt cho các dự án xây dựng sân Golf ở Việt Nam trong những năm qua là một minh chứng điển hình. Bên cạnh đó còn nhiều ví dụ khác không kém phần nóng như: việc cấp phép xây dựng các tòa nhà chung cư hay các dự án khu nghỉ dưỡng, các dự án công nghiệp, khu chế xuất cũng có nhiều dự án lâm vào cảnh tương tự, để xảy ra tình trạng không khả thi. Hiện nay, rất nhiều dự án giải tỏa mặt bằng mà “đất bỏ không” còn người dân thì thiếu đất sản xuất. Nếu như các nhà hoạch định chính sách không quá đam mê xây dựng các dự án phát triển theo kiểu như vậy thì không thể có tình trạng diễn ra mâu thuẫn như hiện nay. Nếu các dự án này tuân thủ thực hiện ĐTM nghiêm túc và chất lượng thì sẽ không có những xung đột xảy ra giữa các chủ dự án và cộng đồng người dân địa phương do tranh chấp quyền sở hữu, tiếp cận, sử dụng tài nguyên đất, rừng và nguồn nước,… Bên cạnh đó, hiện tượng các chuyên gia tư vấn thường được “khoán” làm một báo cáo ĐTM cho “phù hợp với yêu cầu của pháp luật” là rất phổ biến ở các địa phương. Vì vậy, việc tuân thủ quy trình và yêu cầu chất lượng báo cáo 5 ĐTM thường bị làm ngơ hoặc xem nhẹ. Các phương án giảm thiểu tác động thì hoặc quá sơ sài, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc chỉ là “lời hứa hẹn không có cơ sở”. Theo Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (OECD), ông Phạm Quang Tú đã phát biểu về vấn đề ĐTM ở Việt Nam tại một cuộc hội thảo do trung tâm Panature tổ chức – “khía cạnh xã hội của báo cáo ĐTM hiện nay rất nhạt nhòa” và ông đã dẫn chứng bằng các báo cáo ĐTM của dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn và dự án khai thác mỏ Ti-tan ở tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung các báo cáo ĐTM cho thấy phần đánh giá tác động xã hội thường quá ngắn gọn, rất chung chung, thiếu cơ sở khoa học và ít thuyết phục. Ví dụ, phần đánh giá tác động xã hội trong báo cáo ĐTM của dự án khai thác Ti-tan Hà Tĩnh chỉ có 1/2 trang; dự án thủy điện Hương Sơn chỉ có 1 trang. Các đánh giá được trình bày chung chung, không có chiều sâu và dường như chỉ được “xào xáo” lại từ các báo cáo ĐTM khác. Báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Lai Châu – một trong ba công trình thủy điện lớn trên sông Đà với công suất thiết kế là 1.200 MW, toàn bộ nội dung dày tới 200 trang nhưng phần đánh giá tác động kinh tế - xã hội cũng chỉ chiếm 2 trang. Rõ ràng, yêu cầu đánh giá tác động xã hội đã không được đề cao trong yêu cầu lập báo cáo ĐTM. Hay một chia sẻ khác của GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, một chuyên gia trong lĩnh vực ĐTM của Đại học Xây dựng Hà Nội cũng chia sẻ nhận xét khi đánh giá khoảng 20% số báo cáo ĐTM ông tham gia thẩm định (cho đến năm 2003) được copy từ các bản báo cáo khác. Thậm chí nhiều trường hợp chủ đầu tư còn “quên” thay đổi địa danh cho phù hợp với dự án mới. Bên cạnh đó, có những báo cáo đã cố tình làm ngơ hoặc đánh giá thấp giá trị, vai trò của môi trường và hệ sinh thái nơi dự án đề xuất can thiệp. Ví dụ, VQG Tam Đảo đã được quy hoạch và khẳng định là “khu rừng đa dạng sinh học cao với rừng lùn thường xanh điển hình”. Tuy nhiên, báo cáo hiện trạng môi trường phục vụ cho dự án Tam Đảo II ở vùng lõi VQG đã đánh giá khu vực là “nghèo đa dạng sinh học, không có giá trị bảo tồn”. 6 Với những dẫn chứng khá sát thực của các nhà nghiên cứu như trên cũng có thể cho ta thấy được rằng ĐTM ở một số dự án vẫn nặng tính hình thức chưa có những đánh giá sát thực. b. Sự quan tâm và nguồn kinh phí thực hiện Một thực tế hiện nay thì nguồn kinh phí cho việc thực hiện ĐTM theo quy định chỉ chiếm một tỷ lệ phần tram rất nhỏ. Bởi vậy, để có một báo cáo ĐTM có giá trị là một thách thức đối với việc thực hiện các công việc phục vụ cho báo cáo, bên cạnh đó cũng thiếu sự quan tâm chỉ đạo và việc phân định vị trí, vai trò, chức năng thẩm định của các dự án còn nhiều vấn đề chồng chéo. Mặc dù chúng ta đã có những thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện nhưng thực tế các công việc các công việc được giao một số cơ quan chưa thực sự quan tâm hoặc quan tâm nhưng chưa thực sự am hiểu về vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường. Chính từ những vấn đề trên đã nảy sinh ra việc thực hiện các báo cáo ĐTM chưa thực sự có chất lượng ở một số dự án. c. Công tác giám sát sau đánh giá tác động môi trường và các văn bản luật liên quan Một thực tế thì dù có các sản phẩm ĐTM có giá trị và ý nghĩa nhưng nếu chúng ta thực hiện công tác đánh giá không tốt thì cũng chỉ là “công dã tràng” bởi tâm lý của các chủ đầu tư vẫn còn coi nặng hiệu quả của kinh doanh theo hướng có lợi nhất cho họ, bỏ mặc quyền lợi chung của toàn xã hội. Ví dụ điển hình cho sự việc này là VEDAN trắng trợn vi phạm Luật BVMT – xả trái phép nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải kéo dài liên tục trong 14 năm. Đây là vụ việc làm xôn xao dư luận cả nước, với thời gian 14 năm xả thải có thể nói đã đầu độc sông Thị Vải gây hại cho bao nhiêu người dân đang sinh sống ở hai bên sông, triệt hạ các hệ sinh thái và nhiều loài sinh vật sống trong khu vực này. Vụ VEDAN vi phạm này được kéo dài trong 14 7 năm. Vậy các đơn vị chức năng giám sát ở đây làm gì trong thời gian này? Làm ngơ hay không phát hiện ra? Cũng có thể thấy một kẽ hở khác nữa ở vụ này là sau khi vụ việc bị lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện và điều tra thì có một số tội danh không xử phạt được do đã hết thời hạn xử phạt hành chính. Các tội danh này đều liên quan đến báo cáo ĐTM bổ xung và cam kết môi trường. Các tội danh trong việc vi phạm ĐTM cũng chưa có các khung hình phạt thỏa đáng để các doanh nghiệp, các chủ đầu tư phải có các biện pháp thực hiện. Chủ yếu là xử phạt hành chính hoặc phạt tiền ở mức nhẹ. Do đó các chủ doanh nghiệp có thể phớt lờ đi, sẵn sàng chịu phạt để đạt lợi nhuận cho họ một cách cao nhất. Qua ví dụ trên, ta có thể thấy rằng công tác giám sát cũng như hệ thống luật xử phạt tội danh phá hủy môi trường ở nước ta chưa thực sự sát thực. 2.2. Quy định của pháp luật 2.2.1. Đối tượng phải lập báo cáo ĐTM Khoản 1 - Điều 18 – Luật BVMT 2005 quy định: Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: 1. Dự án công trình quan trọng quốc gia; 2. Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; 3. Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; 4. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề; 5. Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung; 6. Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; 7. Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường. Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định chi tiết trong phụ lục II - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (bao gồm 146 nhóm dự án). 8 2.2.2. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Được quy định tại Điều 13 của Nghị định 29, cụ thể như sau: 1. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi). 2. Thời điểm trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau: a) Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản; b) Đối với dự án thăm dò dầu khí thuộc mục 1 hoặc 2 của danh mục phải lập ĐTM, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi khoan thăm dò dầu khí. Đối với dự án khai thác mỏ dầu khí, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ; c) Đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng. d) Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi quyết định đầu tư dự án. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để quyết định đầu tư dự án. 2.3. Nội dung của báo cáo ĐTM 9 Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định trong Điều 20 – Luật BVMT 2005; khoản 1 – Điều 17 – NĐ 29 của Chính phủ, bao gồm các nội dung sau: 1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. 2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường. 3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra. 4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình. 6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án. 7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án. 8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. 9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá. 2.4. Thẩm định báo cáo ĐTM Việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định trong Điều 21 – Luật BVMT 2005: 1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. 10 . http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-danh-gia-tac-dong-moi-truong-o- viet-nam-nhung-kho-khan-thach-thuc-9243/ 7. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?. pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 5. http://ketnooi.com/forum/viewtopic.php?f=116&t=129977 6. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-danh-gia-tac-dong-moi-truong-o-