1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kinh tế HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC HƯNG

84 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 892,33 KB

Nội dung

Khái niệm thuế GTGT Theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12: Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC HƯNG

HUYỀN TÔN NỮ HỒNG THU

Niên khoá: 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC HƯNG

Sinh viên thực hiện:

Huyền Tôn Nữ Hồng Thu

Lớp : K49C Kiểm toánNiên khóa: 2015 -2019

Giáo viên hướng dẫnThs Nguyễn Trà Ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

Lêi C¶m ¥n

Đầu tiên, cho phép em được gửi lời cảm ơn đến toàn bộ thầy cô trường Đại họckinh tế Huế và đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán trong suốtquãng thời gian qua đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức chuyên môn cho em.Tất cả những kiến thức em đã nhận được trong suốt 4 năm qua sẽ là hành trang giúp

đỡ em trong con đường sự nghiệp sau này

Bài khóa luận này được hoàn thành tại Công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng

Để có thể hoàn thiện được bài luận này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắcđến các anh chị trong công ty, các anh chị trong phòng kế toán tài chính, và đặc biệt làchị Nguyễn Mai Phương - kế toán trưởng của công ty và đồng thời cũng là người trựctiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, dìu dắt và giúp đỡ em hoàn thiện đềtài một cách tốt nhất

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn của em - cô ThsNguyễn Trà Ngân đã quan tâm, giúp đỡ và góp ý kiến cho bài luận của em được hoànthiện tốt hơn

Trong quá trình thực tập cũng là quá trình làm báo cáo tốt nghiệp này, do thờigian có hạn đồng thời kiến thức chuyên môn của em còn hạn chế, chưa đủ để áp dụngvào thực tiễn nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, kính mongnhận được sự nhận xét và góp ý của Thầy cô và các anh chị trong công ty để em có thểrút ra những kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho công việc sau này

Cuối cùng, em xin được chúc quý Thầy cô và các anh chị trong Công ty TNHH

SX & TM Phúc Hưng dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công tốt đẹp

Em xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2019

Huyền Tôn Nữ Hồng Thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu khóa luận 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và thuế TNDN 4

1.1.1 Thuế GTGT 4

1.1.1.1 Khái niệm thuế GTGT 4

1.1.1.2 Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế 4

1.1.1.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 5

1.1.1.4 Kê khai, hoàn thuế, nộp thuế GTGT 8

1.1.2 Thuế TNDN 10

1.1.2.1 Khái niệm 10

1.1.2.2 Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế 10

1.1.2.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 10

1.2 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 13

1.2.1 Kế toán thuế GTGT 13

1.2.1.1 Chứng từ kế toán 13

1.2.1.2 Tài khoản kế toán 13

1.2.1.3 Phương pháp hạch toán 15

1.2.2 Kế toán thuế TNDN 17

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ

TNDN TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM PHÚC HƯNG 22

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng 22

2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 23

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 24

2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 26

2.1.4 Hình thức kế toán tại công ty 27

2.1.5 Các quy định và chế độ kế toán áp dụng tại công ty 28

2.1.6 Tình hình nguồn nhân lực của công ty 29

2.1.7 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty 31

2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 32

2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty 34

2.2.1 Thực trạng kế toán thuế GTGT 34

2.2.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT 34

2.2.1.2 Chứng từ sử dụng 35

2.2.1.3 Tài khoản sử dụng 35

2.2.1.4 Một số nghiệp vụ phát sinh 35

2.2.1.5 Kê khai thuế và nộp thuế GTGT 55

2.2.2 Thực trạng kế toán thuế TNDN 59

2.2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác thuế TNDN 59

2.2.2.2 Chứng từ sử dụng 60

2.2.2.3 Tài khoản sử dụng 60

2.2.2.4 Thuế TNDN 60

3.1 Nhận xét về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty 71

3.1.1 Về bộ máy kế toán nói chung 71

3.1.1.1 Ưu điểm 71

3.1.1.2 Hạn chế 71

3.1.2 Về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 72

3.1.2.1 Ưu điểm 72

3.1.2.2 Hạn chế 72

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại

công ty 73

PHẦN III: KẾT LUẬN 74

3.1 Mức độ đáp ứng đề tài 74

3.2 Hạn chế 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

Báo cáo tài chính

Cơ sở kinh doanh

Doanh nghiệpGía trị gia tăngHàng hóa dịch vụKhoa học và công nghệ

Lao độngNgân sách Nhà nước

Sản xuất kinh doanhPhát sinh

Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mạiThu nhập doanh nghiệp

Tài khoảnThu nhập cá nhânTài sản cố định

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 29Bảng 2.2 - Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2016 - 2018 31Bảng 2.3 - Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 33

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 - Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 16

Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra 17

Sơ đồ 1.3 - Quy trình hạch toán thuế TNDN hiện hành 19

Sơ đồ 1.4 - Quy trình kế toán thuế TNDN hoãn lại 21

Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH SX & TM 24

Phúc Hưng 24

Sơ đồ 2.2 - Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 26

Sơ đồ 2.3 - Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng 28

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Thuế là nguồn thu chủ yếu vào ngân sách nhà nước, được nhìn nhận như làcông cụ quan trọng điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước Đặc biệt, thuế GTGT vàthuế TNDN là hai khoản thuế phát sinh liên tục trong các doanh nghiệp, đây là nhữngkhoản thu của nhà nước mà và là công cụ để nhà nước thực hiện các chức năng như làkiểm soát được các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều tiết nền kinh tế, đảm bảo côngbằng xã hội và phân phối thu nhập

Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN là hoạt động mà bất kỳ doanh nghiệp nào

khi đi vào hoạt động đều phải tuân thủ theo các chính sách và Luật thuế Để đáp ứng

sự thay đổi không ngừng của môi trường sản xuất kinh doanh, Bộ tài chính cũng liêntục ban hành, sửa đổi, bổ sung các thông tư, nghị định và chính sách thuế Trước sựthay đổi này, đòi hỏi người kế toán phải thường xuyên cập nhật, áp dụng chính xác vàkịp thời vào công ty

Công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng là công ty chuyên mua bán và cung cấp

các thiết bị nội thất phòng tắm - nhà bếp Nghiệp vụ thuế GTGT thường xuyên xảy ratrong các hoạt động kinh tế của công ty và thuế TNDN là nghĩa vụ hàng năm củadoanh nghiệp đối với nhà nước Vì vậy, việc chú trọng và phát triển công tác kế toánthuế GTGT và thuế TNDN là điều rất cần thiết Hạch toán và nộp đúng số thuế giúpdoanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình với nhà nước và tính đúng sốthuế GTGT được hoàn lại hay miễn giảm nhằm đảm bảo cho quyền lợi của doanhnghiệp Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác này vẫn còn tồn tại nhiều sai sót cần đượckhắc phục chẳng hạn như các quy định về sổ sách chứng từ chưa được áp dụng mộtcách chính xác, hay quy trình thực hiện công tác thuế còn xuất hiện một số vấn đề

không đúng với quy định làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuếTNDN tại công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng” nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu:

- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận kế toán thuế GTGT và thuế TNDN.

- Thứ hai, tìm hiểu được thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế

TNDN tại công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng

- Thứ ba, trên cơ sở thực trạng đã nghiên cứu được, rút ra các ưu, nhược điểm

của công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại công ty và đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện công tác kế toán này tại công ty

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công

+ Số liệu kế toán thuế GTGT và thuế TNDN: sử dụng số liệu năm 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin và số liệu: Thực hiện thu thập thông tin qua

các quy định, Luật thuế và các chính sách của Bộ Tài Chính Ngoài ra còn có các giáo

trình thuế, các nguồn Internet khác nhằm hệ thống các vấn đề lý luận về công tác kếtoán thuế GTGT và thuế TNDN làm nền tảng nghiên cứu cho đề tài này Số liệu đượcthu thập chủ yếu từ phòng kế toán của công ty Phương pháp thu thập thông tin đượcthể hiện rõ thông qua 2 phương pháp:

+ Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động thường ngày của các nhân viêntrong phòng kế toán và các phòng ban khác Quan sát các quy trình nhập liệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

hóa đơn chứng từ vào phần mềm kế toán để thấy được công việc cụ thể của kế

toán thàng ngày, đặc biệt là kế toán thuế

+ Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp hỏi cán bộ, nhân viên tại phòng kế toán

mà chủ yếu là kế toán thuế của công ty về quy trình làm việc của công ty nhưcác vấn đề về tính thuế, kê khai và nộp thuế

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý thông qua 2 phương pháp:

+ Phương pháp so sánh: So sánh số liệu của một số chỉ tiêu ở các thời điểmkhác nhau như tài sản, nguồn vốn, tình hình lao động, kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh và được xử lý thông qua Excel

+ Phương pháp phân tích: dựa trên các số liệu được cung cấp để phân tích tìnhtrạng, cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty

6 Kết cấu khóa luận

- Kết cấu khóa luận gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và TNDN

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công tyTNHH SX & TM Phúc Hưng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và

thuế TNDN tại công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng

Phần III: Kết luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ

THUẾ TNDN1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và thuế TNDN

1.1.1 Thuế GTGT

1.1.1.1 Khái niệm thuế GTGT

Theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12: Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị

tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến

tiêu dùng

1.1.1.2 Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế

a Đối tượng chịu thuế

- Luật thuế GTGT quy định tất cả các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT trừ các đối tượngkhông chịu thuế

- Đối tượng không chịu thuế GTGT: Theo Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12thì có 25 loại hàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên, theo Thông tư hướng dẫn số 129/2008/TT-

BTC và Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 đã được cụ thể hóa thành 26

loại hàng hóa, dịch vụ có những tính chất sau:

Mang tính thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày: sản phẩm muối từ nước biển,

các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y,

Thuộc các hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo : dạy học, dạy

nghề, các dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước, vườn hoa, công viên, cây xanh

đường phố,

Một số ngành cần khuyến khích phát triển: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,

giống vật nuôi, cây trồng,

Nhập khẩu nhưng không tiêu dùng ở Việt Nam: hàng hóa chuyển khẩu, quá

cảnh qua Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu,

Khó xác định giá trị tăng thêm: dịch vụ tài chính, chuyển quyền sử dụng

đất,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

b Đối tượng nộp thuế

- Theo điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức,

cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, khôngphân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩuhàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT

1.1.1.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT

a Căn cứ tính thuế GTGT

Theo điều 6 Luật thuế GTGT: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và

thuế suất

Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất

 Giá tính thuế: Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT Giá tính thuế được

xác định bằng đồng Việt Nam Theo điều 7 Văn bản hợp nhất về Luật thuế GTGT số

01/VBHN-VPQH, giá tính thuế được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán

chưa có thuế giá trị gia tăng

- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêuthụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng

- Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ

môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng

- Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá

bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trịgia tăng

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường(nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàngnhập khẩu

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị

gia tăng

Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền

thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trướccho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giábán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãitrả góp, lãi trả chậm

- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trìnhhay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng Trường hợp xâydựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giátrị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa cóthuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân

sách nhà nước

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoahồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng

- Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh

toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công

thức sau:

Giá chưa có thuế giá trị gia tăng =

Giá thanh toán

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

 Thuế suất: Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu

thuế Hiện nay, có 3 mức thuế suất thuế GTGT: 0%, 5% và 10% được quy định cụ thể

như sau:

- Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và được xem làxuất khẩu theo pháp luật quy định hiện hành, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ khôngchịu thuế GTGT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

* Một số trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% như:

+ Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài

+ Dịch vụ cấp tín dụng

+ Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nướcngoài, chuyển nhượng vốn

+ Dịch vụ tài chính phát sinh, dịch vụ bưu chính viễn thông

- Thuế suất 5%: Áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu với đời sốngcon người như: nước sạch, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến,thực phẩm tươi sống, dịch vụ sản xuất nông nghiệp,

- Thuế suất 10%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu và khôngnằm trong diện áp dụng mức thuế suất 0% và 5%

đặc biệt tại công ty em thực tập, công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng

 Phương pháp khấu trừ thuế:

- Đối tượng áp dụng:

+ Các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ

theo quy định pháp luật

+ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

từ , 1 tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh

+ Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đăng kí áp dụng tự nguyện

Trang 17

+ Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT= Gía tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán

ra X thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: là tổng số tiền ghi trên hóa đơn GTGT củahàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT của doanhnghiệp Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo Luật thuế GTGT

1.1.1.4 Kê khai, hoàn thuế, nộp thuế GTGT

a Kê khai thuế

Quy định về kê khai thuế GTGT được quy định rõ tại Thông tư

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày 30 củaquý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế Khai thuế theo quý áp dụng đối với ngườinộp thuế có tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ từ 50 tỷ đồng trở xuống

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiêncủa năm dương lịch

- Các cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, chính xác và trung thực trong tờkhai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đầy đủ cácchứng từ, tài liệu quy định

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp

khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại

từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT

- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuếGTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGTtheo quý, tháng

Trường hợp trong tháng, quý có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừchưa đủ 300 triệu thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuếGTGT khi chuyển đổi sỡ hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia,tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế

GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặcgiấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối vớihàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh

- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân

đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương

trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn sốthuế GTGT đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó

- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của

pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sửdụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặctrên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng

- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều

ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

c Nộp thuế

Quy định về nộp thuế được quy định cụ thể tại Thông tư 156/2013/TT-BTC:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

1.1.2 Thuế TNDN

1.1.2.1 Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận củadoanh nghiệp,có nghĩa là đánh vào khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đicác khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của doanh

nghiệp đó (Giáo trình thuế - Nhập môn thuế, Đại học kinh tế Quốc dân)

1.1.2.2 Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế

Vì thuế TNDN là một loại thuế trực thu nên đối tượng chịu thuế cũng chính là

đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế TNDN được quy định tại điều 2 Luật thuế TNDN số14/2008/QH12 như sau:

Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN, bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ

sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam

- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập

1.1.2.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN

a Căn cứ tính thuế TNDN

Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất

- Thu nhập tính thuế được xác định:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập miễn

Trang 20

Trong đó:

- Doanh thu: Là toàn bộ tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tiền gia công mà

DN được hưởng bao gồm cả trợ giá, phụ thu không phân biệt đã thu được tiền haychưa Nếu DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu không bao

gồm thuế GTGT Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam

- Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh như sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác

- Các khoản chi được trừ: Các khoản chi phát sinh liên quan hoạt động SXKDcủa DN, khoản chi cho hoạt động giáo dục, chi cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh, cáckhoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật Đối với

hóa đơn mua HHDV từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh

toán không dùng tiền mặt, trừ trường hợp bắt buộc phải có chứng từ thanh toán khôngdùng tiền mặt theo quy định

- Các khoản thu nhập khác: Là các khoản thu trong kì mà không thuộc cácngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký của DN bao gồm: thu nhập từchứng khoán, bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoạt động buôn bán ngoại tệ, chênhlệch tỷ gía, các khoản thu nhập khác,

- Kỳ tính thuế TNDN: được tuy định tài điều 5 Luật thuế TNDN Doanh nghiệp

được lựa chọn tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính và phải thông báo cho cơ

quan thuế trước khi thực hiện

- Thuế suất được quy định tại điều 11 Thông tư số 78/2014/TT-BTC năm 2018

là 20% áp dụng cho tất cả doanh nghiệp, trừ một số trường hợp:

+ Thuế suất 32% đến 50% áp dụng đối với các DN có hoạt động tìm kiếm,

thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam

+ Thuế suất 50% áp dụng với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá

quý, đất hiếm

- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế: được quy đinh cụ thể tại khoản 2,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng

dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ

Trường hợp thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm

dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm

lập hóa đơn cung ứng dịch vụ

Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng

dịch vụ vận chuyển cho người mua

Trường hợp khác theo quy định của pháp luật

b Phương pháp tính thuế TNDN

Thuế TNDN phải nộp

Thu nhập tính thuế

Nếu DN có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ:

Thuế TNDN phải nộp

(Thu nhập tính thuế

-Phần tríchlập quỹ KH

1.1.2.4 Kê khai, quyết toán, nộp thuế

a Kê khai, quyết toán thuế

Quy định về kê khai, quyết toán thuế TNDN được nêu rõ tại điều 12 Thông tư

156/2013/TT-BTC như sau:

- Kê khai thuế TNDN là khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm

có quyết định về DN thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sởhữu, giải thể, chấm dứt hoạt động trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật

- Hồ sơ khai thuế là tờ khai quyết toán thuế TNDN kèm theo các phụ lục liênquan DN không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính

b Nộp thuế

- Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, DN thực hiện tạm nộp số tiền thuếTNDN của quý chậm nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế

DN không phải nộp tờ Kê khai thuế TNDN tạm tính hàng quý

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

- Địa điểm nộp thuế: DN nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính.Trườnghợp DN có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi

có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất

1.2 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

1.2.1 Kế toán thuế GTGT

1.2.1.1 Chứng từ kế toán

- Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTKT3/001)

- Phiếu thu (mẫu số 01 - TT), phiếu chi (mẫu số 02 - TT)

- Giấy báo nợ, giấy báo có

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01 - 2/GTGT)

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01 - 1/GTGT

- Tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT)

- Sổ Cái Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV

- Sổ Chi tiết Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV

- Sổ Cái Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- Sổ chi tiết Tài khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra

1.2.1.2 Tài khoản kế toán

Kế toán thuế GTGT sử dụng tài khoản:

- 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- 3331: Thuế GTGT đầu ra

a TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- TK này được dùng để phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ vàcòn được khấu trừ của DN

- TK có 2 TK cấp 2:

+ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

+ TK 1332: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

- Kết cấu tài khoản:

TK 133

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Số thuế GTGT đã được khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào

không được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa

được giảm giá, bị trả lại

- Số thuế GTGT được hoàn lại

Dư nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được

khấu trừ, số thuế GTGT được hoàn lại

nhưng Ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả

Nguyên tắc hạch toán:

- TK 133 chỉ áp dụng cho CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ

- Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế

GTGT đầu vào không được khấu trừ Trường hợp không hạch toán riêng được thì toàn

bộ số thuế GTGT đầu vào vẫn được đưa vào TK 133 Cuối kỳ, kế toán kế toán phải

xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định

3 kỳ liên tiếp không khấu trừ hết thì Ngân sách sẽ hoàn thuế

Trang 24

+ TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp: phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế

GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế

GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của HHDV tiêu dùng trong kỳ

+ TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: phản ánh số thuế GTGT của hàngnhập khẩu đã nộp, phải nộp, còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước

- Kết cấu TK:

TK 33311

- Số thuế GTGT đầu ra đã khấu trừ

với VAT đầu vào

- Số thuế GTGT đầu ra của hàng bán bị

trả lại, giảm giá hay chiết khấu cho khách

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp

- Số thuế GTGT hàng nhập khẩu phảinộp

Dư nợ (nếu có):

- Số thuế GTGT đã nộp lớn hơn số phải

nộp cho Nhà nước

- Số thuế đã nộp được xét miễn, giảm

nhưng chưa thực hiện được thoái thu

Dư có:

- Số thuế GTGT còn phải nộp vào ngân

sách Nhà nước

1.2.1.3 Phương pháp hạch toán

- Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Hạch toán thuế GTGT đầu vào:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Sơ đồ 1.1 - Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT hàng trả lại, giảm giá, chiết khấu 111,112,331

111,112

632,642,242 Khi mua vật tư, HHDV

trong nước

Thuế GTGT đã được khấu trừ

Thuế GTGT đã được hoàn

Thuế GTGT không được khấu trừ

152,153,156,211,

Khi nhập khẩu vật tư

HHDV 33312

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Hạch toán thuế GTGT đầu ra:

Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra

1.2.2 Kế toán thuế TNDN

1.2.2.1 Kế toán thuế thu nhập hiện hành

- Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập mà DN phải nộp tính trên thunhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành

a Chứng từ sử dụng

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu số 03/TNDN)

3331 133

111,112,131 ,

Giảm thuế, hoàn thuế

511,515,711

111,112

Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, thu nhập khác

Thuế GTGT đầu ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Trường hợp đặc biệt: TK 3334 có thể có số dư bên nợ Số dư bên nợ của TK

3334 (nếu có) phản ánh số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp choNSNN, hoặc phản ánh số thuế TNDN được xét miễn, giảm, hoặc thoái thu nhưng chưathực hiện việc thoái thu

Kết cấu TK 8211:

TK 8211

- Số thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí

thuế thu nhập hiện hành phát sinh trong

năm

- Số thuế TNDN của các năm trước phải

nộp bổ sung do phát hiện sai sót trọng

phát hiện các sai sót trọng yếu của các

yếu của các năm trước làm ghi tăng chi

phí thuế TNDN hiện hành năm nay

- Kết chuyển số thuế TNDN sang TK 911

- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phảinộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDNhiện hành tạm phải nộp được ghi giảm chiphí thuế TNDN hiện hành trong năm

- Số thuế TNDN phải nộp được giảm dophát hiện các sai sót trọng yếu của các

năm trước làm ghi giảm chi phí thuế

TNDN hiện hành năm nay

TK 8211 không có số dư cuối kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

c Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.3 - Quy trình hạch toán thuế TNDN hiện hành

1.2.2.2 Kế toán thuế TNDN hoãn lại

- Thuế TNDN hoãn lại: là khoản thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tínhtrên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập hiện hành trong năm

- Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: là các khoản chênh lệch tạm thờilàm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tươnglai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả liên quan được thuhồi hay thanh toán

Thuế TNDN hoãn lại

Số thuế TNDN hiện hành phải nộp

Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành

Chênh lệch số thuế TNDN tạm phải nộp

lớn hơn số phải nộp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

b Tài khoản sử dụng

Kế toán thuế TNDN hoãn lại sử dụng 2 tài khoản:

TK 243: Tài sản thuế TNDN hoãn lại

TK 347: Thuế TNDN hoãn lại phải trả

TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Kết cấu TK 243 - Tài sản thuế TNDN hoãn lại:

Kết cấu TK 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả:

347

- Thuế TNDN hoãnlại phải trả giảm(được hoàn nhập)trong kỳ

- Thuế TNDN hoãnlại phải trả ghi nhậntrong kỳ

- Thuế TNDN hoãn lạicòn phải trả trong kỳ243

- Giá trị tài sản thuếTNDN hoãn lại phát

sinh tăng

- Giá trị tài sản thuếTNDN hoãn lại phátsinh giảm

- Giá trị tài sản thuếTNDN hoãn lại cònlại trong kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Kết cấu TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại:

TK 8212 không có số dư cuối kỳ

c Phương pháp kế toán:

8212

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh

trong năm (số chênh lệch giữa thuế thu

nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong

năm lớn hơn thuế TNDN hoãn lại phải

trả được hoàn nhập)

- Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại

(số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN

hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn

hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại phát

sinh trong năm)

- Kết chuyển chênh lệch số phát sinh bên

có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên nợ

TK 8212 sang bên có TK 911

- Ghi giảm số thuế TNDN hoãn lại vàghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại (sốchênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãnlại phát sinh trong năm lớn hơn tài sảnthuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập)

- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phátsinh bên nợ TK 8212 nhỏ hơn bên nợ TK

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT

VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM PHÚC HƯNG2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng

- Tên chính thức: Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Phúc Hưng

- Tên viết tắt: P.H CO., LTD

- Người đại diện theo pháp luật: Bà Lê Thị Sen – Giám đốc

- Địa chỉ trụ sở chính: 137 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Phú Hòa, Thành PhốHuế, Thừa Thiên Huế

- Ngày bắt đầu hoạt động: 07/09/2004

- Các đơn vị thành viên, trực thuộc:

 Cửa hàng số 1 trực thuộc công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng: 135 - 137Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

 Cửa hàng số 2 trực thuộc công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng: 206 – 208 Hùng

Vương, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

 Cơ sở sản xuất số I trực thuộc công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng: Khu quy

hoạch Bắc Hương Sơ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Fax: (0234) 3512137 / (0234) 3531375

- Email:phuchunghue@gmail.com

- Mã số thuế: 3300366522 Đăng ký và quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh TT – Huế

- Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:

+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng như thiết bị vệ sinh – phânphối và kinh doanh, Phụ kiện ống Nhựa – Cút, tê,co, giảm, măng xông, Nhựa, Ốngnhựa PVC, Bình, máy nước nóng năng lượng mặt trời…

+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí

+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

- Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

a Chức năng

Công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng có những chức năng cơ bản sau đây:

- Tổ chức hoạt động kinh doanh

- Kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy địnhcủa pháp luật Nhà nước

- Tư vấn, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước cho khách hàng

- Tìm đối tác và khách hàng để tiêu thụ hàng hóa

- Điều hành và tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý, khoa học nhằm đem lạihiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị Bên cạnh đó có kếhoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ côngnhân viên ở từng bộ phận đã tạo sự phát triển ổn định và bền vững cho công ty

- Xây dựng, đề ra các chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty tốt

hơn nữa nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

b Nhiệm vụ

- Tổ chức, thi hành, củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế doanhnghiệp theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý

- Phải tạo sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý

- Trực tiếp ký hợp đồng với công ty để làm nhà phân phối duy nhất của công ty

trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc các vùng lân cận nhằm giảm bớt sự cạnh tranh

trong cùng một sản phẩm

- Tổ chức cải tiến quản lý và xây dựng phương án tiêu thụ vật tư hàng hóathích hợp

- Chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng

và các chính sách của người lao động

- Chịu trách nhiệm về tính xác thực của hoạt động tài chính trong công ty, công

bố công khai báo cáo tài chính hàng năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Bộ máy quản lý là một trong những yếu tố cơ bản của DN, nó quyết định đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn DN Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của đơn

vị, công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng đã có mô hình bộ máy công ty theo kiểu tậptrung - chức năng:

a Sơ đồ bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH SX & TM

Phúc Hưng

Chú thích:

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Qua sơ đồ trên, ta thấy cơ cấu bộ máy của Công ty TNHH SX & TM Phúc

Hưng đã xác định rõ các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệcông tác giữa các phòng ban để từ đó đảm bảo cho việc cung cấp thông tin một cáchchính xác và có quyết định kịp thời xử lý những thông tin nhanh chóng và hiệu quả

Bộphậnkếhoạch

Nhânviên thị

trường

Bộphậnbánhàng

Bộphậnvậnchuyển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

b Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Đứng đầu là Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của công ty, điều hành,

kiểm soát chung mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu mọi trách nhiệm trướcpháp luật và Nhà nước về công tác sản xuất, kinh doanh của công ty

- Phó giám đốc: Là người trợ giúp giám đốc trong công tác quản lý hoạt động kinh

doanh tại đơn vị và có thể thay Giám đốc xử lý các công việc khi Giám đốc vắng mặt

- Phòng Kế toán – Tài chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về tài chính của giám

đốc Tổ chức thi hành, củng cố hoàn thiện chế độ kinh tế doanh nghiệp theo yêu cầuđổi mới cơ chế quản lý Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm

bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lậpphiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh

+ Bộ phận kế toán: Tổ chức tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ kịpthời tài sản và phân tích hoạt động kinh tế của công ty

+ Bộ phận kho quỹ: Có nhiệm vụ bảo quản tiền, vật tư, tài sản trong công ty.

Đồng thời, phải luôn luôn kiểm kê, đối chiếu số liệu của hàng hóa xuất bán và nhập về

+ Bộ phận kế hoạch: Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh, nghiên cứu cải tiến

tổ chức kinh doanh, cải tiến quản lý và xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm thích hợp

- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ phân tích đánh giá thị trường, điều hành

khâu mua bán hàng hóa sản phẩm trong công ty, tham mưu cho Giám đốc chế độ giá

cả và tình hình biến động trên thị trường của sản phẩm hàng hóa

+ Nhân viên thị trường: có nhiệm vụ khai thác thị trường, tiếp thị giới thiệu sản

phẩm, hàng hóa với khách hàng, nắm bắt thông tin kịp thời để tư vấn giá cả và thôngtin phù hợp chính xác cho khách hàng, đẩy nhanh số lượng tiêu thụ

+ Bộ phận bán hàng: có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ bán hàng, luôn nâng caochất lượng phục vụ khách hàng nhằm đạt doanh thu cao hơn và thu về lợi nhuận chocông ty

+ Bộ phận vận chuyển: Có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm hàng hóa bảo đảm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

a Sơ đồ bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2 - Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Chú thích:

Quan hệ chức năngQuan hệ phối hợp

b Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Là lãnh đạo của phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám

đốc về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách Hướng dẫn, chỉ đạo các nhân

viên kế toán cấp dưới thực hiện công việc một cách phù hợp Đồng thời cũng là ngườiphân tích các hoạt động kinh doanh, lập các báo cáo và sổ kế toán Thường xuyên

thông báo cho Giám đốc tình hình kinh doanh của DN và kịp thời đưa ra các phương

án giải quyết có lợi cho DN

- Kế toán bán hàng: Lập các chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ hàng ngày.

Tổ chức sổ sách kế toàn phù hợp với phương pháp kế toán bán hàng trong công ty

ThủkhoKế

toánthuế

Kế toándoanhthu

Kế toáncôngnợ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Theo dõi tình hình bán hàng và giá hàng hóa, các chính sách bán hàng phù hợp nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu, chi phí bán hàng để xác

định kết quả kinh doanh

- Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ lập chứng từ và ghi sổ kế toán chi tiết công nợ,

thanh toán, lập báo cáo công nợ và báo cáo thanh toán Theo dõi các khoản nợ phải trả,phải thu và đốc thúc tình hình thu hồi các khoản nợ của khách hàng

- Kế toán doanh thu: Lập chứng từ thu - chi cho các khoản thanh toán của

công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ Phản ánh vào các sổ sáchliên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ Kiểm tra tồn

quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng, theo dõi cáckhoản tạm ứng

- Kế toán thuế: Theo dõi các khoản phải nộp NSNN Tập hợp các hóa đơn,

chứng từ dịch vụ mua vào bán ra, xác định số thuế được khấu trừ và phải nộp cho Nhà

nước Cuối kỳ tổng hợp các khoản thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN để trình lên

cơ quan thuế

- Thủ quỹ: Có chức năng thu – chi các khoản tiền liên quan Căn cứ các chứng

từ hợp lệ để tiến hành xuất, nhập quỹ và ghi sổ

- Thủ kho: Chịu trách nhiệm quản lý hàng tồn kho, kiểm tra kiểm nhận trước

khi nhập kho, sắp xếp hàng hóa trong kho theo trật tự nhất định

2.1.4 Hình thức kế toán tại công ty

Công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng là một công ty có quy mô tương đối lớn

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là mua bán vật tư ngành nước, trangtrí thiết bị nội ngoại thất, dịch vụ vận tải Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kếtoán trên máy tính với phần mềm MISA_SME.NET 2017 và sử dụng bộ chứng từ củahình thức chứng từ ghi sổ

Hình thức kế toán này đã giúp các nhân viên kế toán giảm được khối lượng côngviệc cũng như thời gian xử lý và hạn chế sự sai sót về số liệu khi thực hiện sổ kế toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Sơ đồ 2.3 - Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng

Chú thích:

Nhập số liệu hằng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra số liệu

- Hàng ngày, kế toán sẽ căn cứ vào chứng từ hoặc bảng phân bổ đã được kiểm

tra để ghi sổ, xác định các TK ghi Nợ, có để nhập dữ liệu vào máy vi tính thông qua

phần mềm kế toán

- Theo quy trình, phần mềm kế toán sẽ tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp(Sổ Cái, Nhật ký - Sổ cái, ) và các sổ liên quan khác

- Cuối tháng (hoặc lúc cần thiết), kế toán thực hiện khóa sổ và lập BCTC Việc

đối chiếu số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết là luôn luôn tự động và đảm bảo tính

chính xác, trung thực theo thông tin đã được kế toán nhập vào Sau khi in ra giấy, kếtoán cũng có thể đối chiếu, kiểm tra lại thông tin để đảm bảo tính chính xác cao hơn

- Cuối tháng, cuối năm, Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết sẽ được in ra và đóng thànhtập, thực hiện theo quy định của pháp lý về sổ kế toán ghi bằng tay

2.1.5 Các quy định và chế độ kế toán áp dụng tại công ty

- Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

- Sử dụng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam

- Đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ thì chuyển đổi đồng Việt Namtheo tỷ lệ giá hiện hành, tỷ giá do ngân hàng Sacombank công bố

- Công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày22/12/2014 của Bộ Tài Chính

-Sổ tổng hợp-Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

Máy vi tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hạch toán theo giá gốc

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Nguyên tắc khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp đường thẳng

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: ghi nhận doanh thu khi hàng đã xuất đi hoàn

thành kèm hóa đơn GTGT và bên mua đã đồng ý thanh toán

2.1.6 Tình hình nguồn nhân lực của công ty

Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 - 2018

Chỉ tiêu

2017/2016

So sánh 2018/2017 Số

Trang 39

Nh ận xét: Thông qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng số LĐ của công ty tăng dần

qua 3 năm, cụ thể năm 2018 tăng 15 người so với năm 2017 tương đương tăng 20%

Năm 2017 tăng 5 người so với 2016 tương đương 7.14%

- Nếu phân theo giới tính: LĐ nam năm 2018 so với 2017 tăng 14 người(31.11%) và chiếm từ 60 - 65 % tổng số LĐ của công ty LĐ nữ chiếm từ 30 - 35%tổng số LĐ Từ năm 2017 đến 2018 số lượng lao động thay đổi chủ yếu đa số là nam,còn lao động nữ chênh lệch không đáng kể, chỉ tăng thêm 1 LĐ Có thể thấy số lượngnhân viên nam chiếm ưu thế trong cơ cấu nhân sự của công ty Vì đặc thù công ty kinhdoanh và lắp đặt các sản phẩm thiết bị nội thất - phòng tắm nên đòi hỏi nhân viên phảichịu được áp lực công việc nặng và lớn

- Nếu phân theo trình độ học vấn: Số lượng nhân viên thông qua đào tạo nghềchiếm tỷ trọng lớn nhất trong công ty Chứng tỏ công ty tuyển dụng không chú trọngvào trình độ học vấn mà điều quan trọng nhất là sự hiểu biết và kinh nghiệm về nghềnghiệp Tuy nhiên, thông qua sự biến động nhân sự từ 2017 đến 2018 có thể thấy sự

thay đổi về lượng LĐ có trình độ đại học đang có sự tăng lên một cách đáng kể Có thể

thấy, công ty đang ngày một chú trọng vào chất lượng và trình độ chuyên môn củanhân viên

- Thông qua phân tích tình hình lao động của công ty TNHH SX & TM Phúc

Hưng, ta thấy rằng công ty đang có xu hướng cải thiện đúng đắn, đó là đào tạo và chú

trọng trình độ chuyên môn của người lao động từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quảkinh doanh, giúp công ty ngày càng phát triển và củng cố vị thế trong thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

2.1.7 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty

Bảng 2.2 - Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2016 - 2018

Đvt: 1000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh 2017/2016

So sánh 2018/2017 Chênh

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH SX & TM Phúc Hưng

Quá trình hoạt động kinh doanh có thuận lợi, hiệu quả hay không được thể hiệnqua việc sử dụng và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý Vì vậy, khi thay đổi cơ cấutài sản và nguồn vốn DN cần phải cân nhắc một cách hợp lý

Thông qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy được tài sản và nguồn vốn tăng lêntrong 3 năm Trong đó:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 09/04/2021, 13:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w