Bài giảng Giáo án Sinh 6 tiết 33-37

8 737 3
Bài giảng Giáo án Sinh 6 tiết 33-37

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Sinh học 6 Ngày soạn: 17/12/2010 Ngày giảng: 20/12/2010 Tiết:33 §29. CÁC LOẠI HOA I. Mục tiêu : - HS phân biệt được hai loại hoa : lưỡng tính, đơn tính. - Phân biệt hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của xếp hoa thành cụm. II. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại. III. Chuẩn bị : GV : Một số hoa đơn tính : Mướp bí đỏ; hoa lưỡng tính : Mướp, bí đỏ; hoa mọc đơn độc : huỳnh anh, hồng, dâm bụt; hoa mọc thành cụm : Vạn thọ, cúc, . HS : - Các nhóm chuẩn bị mẫu vật gồm : 2 cây có hoa đơn tính, 3 loại hoa lưỡng tính. - Tranh ảnh về các loại hoa. - Kẻ vào vở bài tập bảng trang 95. IV. Tiến hành tiết dạy : 1. Ổn định lớp : Phân nhóm 4 HS, kiểm tra mẫu vật. 2. Kiểm tra bài cũ : 6A: 6B: 6C: 6D: - Hãy nêu tên, đặc điểm, chức năng của các bộ phận chính của hoa ? Bộ phận nào là quan trọng nhất ? - Kiểm tra bài tập : làm tiêu bản “các bộ phận của hoa” cho điểm học sinh. 3. Bài mới: Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm, ta hãy chọn cách phân chia hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu và dựa vào cách xếp hoa. T G Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa: Các nhóm tập trung mẩu vật lại HS trong nhóm thay nhau quan sát từng hoa, tìm thông tin ghi vào các cột của bảng liệt kê, tự phân chia các hoa thành hai nhóm, viết tên các hoa trong mỗi nhóm vào nháp. - Cho HS trao đổi chung cả lớp kết quả phân chia 2 loại hoa. - GV giúp HS thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. - Cho HS trao đổi toàn lớp về kết quả điền tên các nhóm hoa. I. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phân sinh sản chủ yếu của hoa : Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 55 Giáo án Sinh học 6 - GV nhận xét, sửa chữa. - Yêu cầu HS vận dụng tên các nhóm hoa để hoàn thành cột cuối cùng của bảng liệt kê. - HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung. - Căn cứ vào bộ phân sinh sản chủ yếu có chia hoa thành 2 nhóm: - Hoa lưỡng tính: Là loại hoa có đủ nhị và nhụy. - Hoa đơn tính: + Hoa đực: chỉ có nhị + Hoa cái: chỉ có nhụy HĐ2 : Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây: - HS đọc thông tin ở SGK xem hình 29.2 để biết 2 cách xếp hoa trên cây. GV: yêu cầu HS … liên hệ thực tế cho VD về hoa mọc đơn độc và hoa thành cụm. - GV bổ sung thêm một số VD cho HS quan sát một số mẩu vật do GV chuẩn bị; hoa học đơn độc: dâm bụt, huỳnh hoa; hoa mọc thành cụm: mẫu đơn, vạn thọ, cúc II. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây : - Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia hoa thành 2 nhóm: + Hoa đơn độc (hoa hồng, dăm bụt, mẫu đơn, huệ, cúc) 4. Củng cố: - Qua bài học này, em đã được biết những gì? - HS đọc lại kết luận ở SGK * Kiểm tra, đánh giá: - Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính, hoa đơn tính? - Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho VD? - Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và sự thụ phấn của hoa. 5. Hướng dẫn về nhà: - HS học bài, trả lời các câu hỏi ở SGK. - Quan sát, phân loại thêm một số hoa tìm gặp trong thiên nhiên để làm phong phú thêm kiến thức. - Ôn các kiến thức đã học để ôn tập HKI Ngày soạn: 18/12/2010 Ngày giảng: 22/12/2010 Tuần: 17- Tiết:34 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu : - HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở HKI, nắm vững các phần trọng tâm về tế bào thực vật, rể, thân, lá, sinh sản sinh dưỡng. - Có kế hoạch chuẩn bị bài để thi HKI. Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 56 Giáo án Sinh học 6 II. Phương pháp : vấn đáp + thuyết trình III. Chuẩn Bị: - Hệ thống câu hỏi – các kiến thức chính IV. Tiến Trình Tiết Dạy: 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ dạy. 3. Bài mới: để chuẩn bị cho việc thi học kỳ I đạt kết quả tốt và củng cố kiến thức đã học tiếp sang HK2. Hôm nay, chúng ta ôn tập T G Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức GV tiến hành bằng phương pháp đặt câu hỏi cho HS trả lời, các phần phức tạp có thể cho nhóm hội ý câu trả lời đúng, một số kiến thức GV sẽ củng cố bằng cách chốt các ý chính HS ghi dàn ý để học. Câu hỏi: 1. Viết sơ đồ tóm tắt quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp? 2 Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần? Các kiến thức chính: Câu 1: - Nước + khí cacbonic AS DL → tinh bột + oxi • Nước: rể hút trong đất lên • Khí cacbonic: Lá lấy từ trong không khí • Ánh sáng: Lá lấy từ năng lượng mặt trời • Diệp lục: Có sẵn trong lá • Khí oxi: thải ra môi trường ngoài - Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là: Nước, khí cacbonic, ánh sáng, chất diệp lục Câu 2: - Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần biểu bì, thịt lá, gân lá - Chức năng của mỗi phần: • Biểu bì: gồm lớp tế bào trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì (nhất là ở mặt dưới) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước • Thịt lá: các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp gồm nhiều lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đỏi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây • Gân lá: nằm xen ở giữa phần thịt lá bao gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 57 Giáo án Sinh học 6 3. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành, giâm cành cho những loại cây nào? 4. Mạch gỗ và mạch rây có chức năng gì? 5. Nêu những loại rể biến dạng và chức năng của chúng 6. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì sao? vận chuyển các chất Câu 3: - Chiết cành khác với giâm cành là: • Chiết cành là làm cho cành ra rể ngay trên cây rồi mới cắt cành đem trồng thành cây mới • Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rể phát triển thành cây mới - Người ta thường chiết cành cho những loại cây chậm ra rể phụ như cây cam, ổi… - Người ta thường giâm cành cho những loại cây sớm ra rể phụ như cây khoai lang, rau muống… Câu 4: • Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rể lên thân, cành, lá … • Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây Câu 5: • Rể củ có chức năng dự trữ chất hữu cơ để dùng khi cây ra hoa và tạo quả • Rể móc có chức năng giúp cây leo lên • Rể thở có chức năng lấy oxi trong không khí cung cấp cho các phần rể dưới đất • Giác mút có chức năng lấy thức ăn từ cây chủ Câu 6: Quang hợp và hô hấp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì: • Quang hợp chế tạo ra chất hữu cơ và khí oxi để cung cấp cho quá trình hô hấp • Hô hấp chế tạo ra năng lượng, khí cacbonic để cung cấp cho quá trình quang hợp (sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia) Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 58 Giáo án Sinh học 6 4. Củng cố: GV: nhấn mạnh trọng tâm từng chương. HS: phân biệt 2 quá trình quang hợp và hô hấp. 5. Hướng dẫn về nhà: - HS học bài, xem lại các thí nghiệm ở SGK Tiết 35: Kiểm tra học kì I Ngày soạn: 7/1/2011 Ngày giảng: 10/1/2011 Tuần: 18- Tiết:36 §30. THỤ PHẤN I. Mục tiêu : - HS phát biểu được khái niệm thụ phấn - Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. - Kể được những đặc điểm chính thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của một số hoa. II. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, thuyết trình III. Chuẩn Bị: GV : - Tranh ảnh về một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Mẫu vật: hoa bưởi, mận, ổi, bí đỏ HS : Mỗi nhóm sưu tầm 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (bìm bìm, bưởi, bí đỏ)… III. Tiến Trình Tiết Dạy: 1. Ổn định lớp : Kiểm mẫu vật của các nhóm 2. Kiểm bài cũ :không 3. Bài mới : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy, có những cách thụ phấn nào? T G Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức HĐ1: Tìm hiểu về hiện tượng thụ phấn: - GV diễn giảng: sự thụ phấn là quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa, có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy. → Thực hiện chức năng sinh sản → đó là hiện tượng thụ phấn. Cho HS đọc thông tin ở SGK. - GV đặt vấn đề: hạt phấn có thể tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách nào? I. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 59 Giáo án Sinh học 6 HĐ2: Tìm hiểu về hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn: - Cho HS tự đọc mục 1 SGK quan sát hoa thật để trả lời câu hỏi. - Đặc điểm nào của hoa tự thụ phấn (đơn tính, lưỡng tính), thời gian chăm sóc của nhị so với nhụy (đồng thời, trước, sau). - HS thảo luận, phát biểu - GV nhận xét, củng cố - Cho HS đọc thông tin ở B1 - Cho nhóm thảo luận - Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào? - Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào? - Cho vài HS phát biểu – các bạn bổ sung. a. Hoa tự thụ phấn : - Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa chính gọi là hoa tự thụ phấn đặc điểm: - Hoa lưỡng tính: Nhị và nhụy chín cùng lúc. VD: hoa bưởi, ổi, cà,… b. Hoa giao phấn: Những hoa có hạt sợi chuyển đến đầu nhụy hoa khác là hoa giao phấn. VD: hoa bắp, mướp,… HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: - Cho các nhóm quan sát mẫu vật thật + H30.3, thảo luận – Hoa có đặc điểm gì để hấp dẫn sâu bọ? - Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa? - Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? - Nhụy có đặc điểm gì? - Tóm tắt đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - GV cho HS xem thêm tranh ảnh, giúp HS trả lời những thắc mắc khi quan sát các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Các nhóm khác góp ý bổ sung. II. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 60 Giáo án Sinh học 6 - GV nhận xét. Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính. 4. Củng cố: - HS đọc kết luận ở SGK - Kiểm tra, đánh giá - Thụ phấn là gì? - Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? - Những cây có hoa nở về ban đêm có đặc điểm gì thụ phấn sâu bọ? 5. Hướng dẫn về nhà: - HS học bài, sưu tập 5 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, quan sát tìm đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. ---------------- Ngày soạn: 10/1/2011 Ngày giảng:12/1/2011 Tiết:37 §30. THỤ PHẤN (tt) I. Mục tiêu : - Giải thích được tác dụng, đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió. - Phân biệt đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ sâu bọ. - Nêu một số ứng dụng hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất cây trồng. II. Phương pháp : Đàm thoại, quan sát III. Chuẩn Bị: GV: tranh ảnh các loại hoa thụ phấn nhờ gió (ngô, phi lao) IV. Tiến Hành Tiết Dạy: 1. Ổn định lớp: chia nhóm HS, chỉ định nhóm trước 2. Kiểm bài cũ: 6A: 6B: 6C: 6D: - Thụ phấn là gì? - Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào? 3. Bài mới: Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 61 Giáo án Sinh học 6 - Ngoài việc tự thụ phấn và thụ phấn nhờ sâu bọ, cây còn có thể có hoa phù hợp với đặc điểm thụ phấn nhờ gió, con người có thể thụ phấn cho hoa để nâng cao năng suất cây trồng. T G Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: - HS tự đọc thông tin ở SGK - Thảo luận theo nhóm - Hoa tập trung ở đâu? - Bao hoa thế nào? - Bao phấn thế nào? Hạt phấn? - Đầu nhụy? - Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió? - Các nhóm phát biểu trao đổi cả lớp. III. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió : - Những cây thụ phấn nhờ gió có đặc điểm: - Hoa nằm ở ngọn - Bao hoa tiêu giảm - Chĩ nhụy dài, bao phấn treo lủng lẳng - Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ - Đầu nhụy có lòng dính HĐ2 : Tìm hiểu những ứng dụng thực tế về thụ phấn: - HS đọc thông tin ở SGK - Con người đã biết làm những gì để ứng dụng hiểu biết về sự thụ phấn? - Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người. IV. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn - Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn, làm tăng sản lượng của quả và hạt, tạo những giống mới của phẩm chất tốt, năng suất cao. 4. Củng cố: - Cho biết điều gì qua bài học? - HS đọc kết luận ở cuối bài. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài trả lời câu hỏi ở SGK - Làm bài tập trang 102 - Xem bài 31 ---------------- Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 62 . rể, thân, lá, sinh sản sinh dưỡng. - Có kế hoạch chuẩn bị bài để thi HKI. Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 56 Giáo án Sinh học 6 II. Phương pháp. phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào? 3. Bài mới: Giáo viên: Nguyễn Khương; Tổ: Sinh - Hóa 61 Giáo án Sinh học 6 - Ngoài việc tự thụ phấn và thụ phấn nhờ

Ngày đăng: 27/11/2013, 07:11

Hình ảnh liên quan

- HS đọc thông ti nở SGK xem hình 29.2 để biết 2 cách xếp hoa trên cây.     GV: yêu cầu HS … liên hệ thực tế cho VD về hoa mọc đơn độc và hoa thành cụm. - Bài giảng Giáo án Sinh 6 tiết 33-37

c.

thông ti nở SGK xem hình 29.2 để biết 2 cách xếp hoa trên cây. GV: yêu cầu HS … liên hệ thực tế cho VD về hoa mọc đơn độc và hoa thành cụm Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan