Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứ[r]
Trang 1UBND HUYỆN PHÚ BÌNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 478/KH-PGDĐT Phú Bình, ngày 29 tháng 7 năm 2016
KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, giáo viên Phổ thông
Năm học 2016 - 2017
Căn cứ Thông tư số 31/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông
tư số 32/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Thông tư số 36/2011 ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non;
Căn cứ Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Kế hoạch số 675/KH-SGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên năm học 2016 - 2017,
Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Bình ban hành Kế hoạch bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên mầm non, phổ thông năm học 2016 - 2017 như sau:
I Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên
1 Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành
2 Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động
tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng Giáo dục và Đào tạo
II Đối tượng bồi dưỡng
Giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông (bao gồm cả giáo viên thuộc diện hợp đồng 03 năm, có thời gian bắt đầu công tác trong ngành trước ngày 01/10/2016)
III Nội dung, thời lượng bồi dưỡng
1 Khối kiến thức bắt buộc
Trang 21.1 Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Bồi dưỡng về chính trị, thời sự, các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Nghị quyết của BCH trung ương Đảng, của Tỉnh ủy Thái Nguyên, của cấp ủy địa phương
Bao gồm: tổng quát về nhiệm vụ kinh tế xã hội, đi sâu về quan điểm đường lối phát triển Giáo dục và Đào tạo của huyện Phú Bình, của tỉnh Thái Nguyên; Tình hình phát triển kinh tế - xã hội sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục
và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.2 Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên các cấp, các nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, cụ thể:
1.2.1 Giáo dục Mầm non:
Tổng thời gian 30 tiết/năm học
1 Hướng dẫn sử dụng phần mềm “Hỗ trợ quản lý chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
- Lý thuyết
- Thực hành
8 6
2 Hướng dẫn xây dựng Thực đơn ăn bán trú theo mùa
cho trẻ trong trường mầm non
- Lý thuyết
- Thực hành
4 2
3 Hướng dẫn tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý giữa các
chất P-L-G cho trẻ mầm non
- Lý thuyết
- Thực hành nấu ăn cho trẻ theo thực đơn
4 6
1.2.2 Giáo dục Tiểu học:
Tổng thời gian 30 tiết/năm học
1.2.3 Giáo dục Trung học cơ sở:
Tổng thời gian 30 tiết/năm học
Trang 3I Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong
giai đoạn đổi mới giáo dục
1 Yêu cầu kỹ thuật lập kế hoạch
2 Một số công cụ lập kế hoạch
3 Một số mô hình lập kế hoạch
15
2
II Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
trường trung học
1 Những vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng
tạo
2 Tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo
15
2 Khối kiến thức tự chọn (Nội dung bồi dưỡng 3) 60 tiết/năm học/giáo viên.
Căn cứ để lựa chọn nội dung bồi dưỡng 3:
- Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non
- Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học
- Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học cơ sở
Khối kiến thức tự chọn bao gồm: 44 modun (đối với giáo viên Mầm
non); 45 modun (đối với giáo viên Tiểu học);41 modun (đối với giáo viên THCS) Mỗi modun có thời lượng 15 tiết Căn cứ vào các modun bồi dưỡng
nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp, trong 1 năm học, mỗi giáo viên tự lựa
chọn 04 modun bồi dưỡng (tương đương với 60 tiết), đảm bảo phù hợp nhu cầu
và năng lực của cá nhân Giáo viên đăng ký với nhà trường để được tạo điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả
IV Hình thức bồi dưỡng thường xuyên
1 Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các
sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường
2 Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành,
hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi
về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng
3 Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
V Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên
1 Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên
- Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện
kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các modun thuộc nội dung bồi dưỡng 3
Trang 4- Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch (Viết tắt: KHT)
2 Phương thức đánh giá kết quả BDTX
2.1 Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX
Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề Điểm áp dụng khi
sử dụng hình thức đánh giá này như sau:
- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm)
- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm)
2.2 Thang điểm đánh giá kết quả BDTX
Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần)
2.3 Điểm trung bình kết quả BDTX
Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:
ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong
kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3
ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số thuộc phần thập phân theo quy định hiện hành (VD: 6,75 làm tròn thành 6,8; 6,74 làm trong thành 6,7)
3 Xếp loại kết quả BDTX
3.1 Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy
đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ
5 điểm trở lên Kết quả xếp loại BDTX như sau:
- Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
- Loại K nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
- Loại G nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm
3.2 Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch
BDTX của năm học
3.3 Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ
để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên
4 Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX
Trang 54.1 Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên
dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên, nộp kết quả tổng
hợp cho Phòng GD&ĐT trước ngày 28/5/2017 (qua bộ phận TCCB)
4.2 Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận (Quyết định công
nhận) kết quả BDTX đối với giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở (không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch)
VI Tổ chức thực hiện
1 Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của Phòng, chỉ đạo và triển khai việc bồi dưỡng chuyên môn theo cấp học
- Xây dựng kế hoạch BDTX cho giáo viên Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non của ngành, nộp Kế hoạch về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua phòng
TCCB) trước ngày 15/10/2016
- Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của các đơn vị trực thuộc; quản lí, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX giáo viên của các nhà trường trực thuộc; cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX giáo viên Mầm non, Tiểu học
và Trung học cơ sở
- Phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện thực hiện nhiệm vụ BDTX giáo viên Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non theo hình thức tập trung (nếu cần thiết)
- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định
- Báo cáo kết quả công tác BDTX giáo viên Trung học cơ sở, Tiểu học và
Mầm non về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/5/2017
2 Trách nhiệm của các nhà trường
- Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của đơn vị vào đầu năm học, tổ chức triển khai kế hoạch BDTX cho giáo viên theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao Hướng dẫn giáo viên tự xây dựng kế hoạch BDTX; kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ BDTX Nộp
Kế hoạch về Phòng Giáo dục và Đào tạo (qua bộ phận TCCB) trước ngày
10/10/2016 (Nộp 01 quyển chung của đơn vị, kế hoạch của từng cá nhân lưu trữ
tại đơn vị)
- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo
viên của đơn vị về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 28/5/2017.
- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX
3 Trách nhiệm của giáo viên
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường
Trang 6- Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
4 Kinh phí bồi dưỡng thường xuyên
Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm
và kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí hỗ trợ của các dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Bình yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện Trong quá trình triển khai, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc
đề nghị các đơn vị báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào tạo (qua bộ phận Tổ chức cán bộ) để có hướng giải quyết kịp thời./
Nơi nhận:
- Sở GD&SĐT (b/c)
- Các đơn vị trực thuộc Phòng (th/hiện);
- Lãnh đạo, CV Phòng (chỉ đạo)
- Website Phòng;
- Lưu: VT, TCCB.
TRƯỞNG PHÒNG
(Đã ký)
Ngô Tiến Sinh