1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Phân loại đô thị ở Việt Nam

3 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 39 KB

Nội dung

Phân loại đô thị Việt Nam ThS.Phan Anh Hồng – GV HVHCQG Theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Các đô thị của Việt Nam được phân loại theo những tiêu chuẩn như sau: Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: - Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên. Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây : - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây : - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây : - Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây : - Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây : - Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; - Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; - Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; - Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. Theo số liệu điều tra tính đến tháng 5 năm 2006, Việt Nam có 681 đô thị gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương; 30 thành phố thuộc tỉnh, 58 thị xã; và 588 thị trấn [11, tr 9]. Phân loại đô thị theo loại đô thị: - Đô thị loại đặc biệt, có 2 thành phố là: Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Đô thị loại I, có 3 thành phố là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. - Đô thị loại II, có 14 thành phố là: Cần Thơ; Thái Nguyên; Hạ Long; Việt Trì; Nam Định; Thanh Hóa; Vinh; Quy Nhơn; Nha Trang; Buôn Mê Thuột; Đà Lạt; Biên Hòa; Vũng Tàu; Mỹ Tho. - Đô thị loại III có 31 là các thành phố, thị xã: Lào Cai; Điện Biên Phủ; Yên Bái; Lạng Sơn; Bắc Giang; Bắc Ninh; Hà Đông; Hải Dương; Thái Bình; Ninh Bình; Đồng Hới; Quảng Ngãi; Tuy Hòa; Phan Rang; Phan Thiết; Pleiku; Long Xuyên; Sóc Trăng; Rạch Giá; Cà Mau; Sơn La; Hòa Bình; Cẩm Phả; Vĩnh Yên; Sơn Tây; Đông Hà; Tam Kỳ; Hội An; Kon Tum; Cao Lãnh; Sa Đéc. - Đô thị loại IV có 41 thị xã và 01 thị trấn - Đô thị loại V có 587 thị trấn. Phân loại theo đơn vị hành chính lãnh thổ: - Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh. Hiện có 3 loại đô thị là các thành phố trực thuộc Trung ương: + Đô thị loại đặc biệt: 2 thành phố là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. + Đô thị loại 1: 2 thành phố Hải Phòng và Đà Nẵng. + Đô thị loại 2: 1 thành phố là Cần Thơ. + Các thị xã và thành phố thuộc tỉnh: - Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp huyện. Hiện có 4 loại đô thị là các thành phố, thị xã thuộc tỉnh: + Đô thị loại 1: có 1 thành phố Huế. + Đô thị loại 2: có 13 thành phố: Thái Nguyên; Hạ Long; Việt Trì; Nam Định; Thanh Hóa; Vinh; Quy Nhơn; Nha Trang; Buôn Mê Thuột; Đà Lạt; Biên Hòa; Vũng Tàu; Mỹ Tho. + Đô thị loại 3: Có 31 đô thị gồm 17 thành phố và 14 thị xã. + Đô thị loại 4: có 43 đô thịthị xã. - Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp xã. Hiện có 2 loại đô thị là các thị trấn: + Đô thị loại 4: có 1 đô thị đóthị trấn Hồng Ngự + Đô thị loại 5: có 587 đô thị bao gồm các thị trấn đã có quyết định xếp loại và chưa có quyết định xếp loại. Nhìn chung, Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều cách xếp loại đô thị, trong đó có những cách xếp loại không có tiêu chí rõ ràng, dẫn đến sự chồng chéo, lộn xộn, cụ thể là sự phân loại đô thịthị xã và thành phố thuộc tỉnh. Cùng là đô thị loại III, nhưng có đô thịthị xã, có đô thị là thành phố. Liên quan đến cấp quản lý thì cùng là đô thị loại II, có đô thị là thành phố thuộc trung ương, có đô thị là thành phố thuộc tỉnh; hoặc cùng là đô thị loại I, có đô thị là thuộc Trung ương quản lý, có đô thị thuộc tỉnh quản lý (thành phố Huế). http://violet.vn/nghiahoang Hoanggvd@gmail.com . đô thị là các thị trấn: + Đô thị loại 4: có 1 đô thị đó là thị trấn Hồng Ngự + Đô thị loại 5: có 587 đô thị bao gồm các thị trấn đã có quyết định xếp loại. 588 thị trấn [11, tr 9]. Phân loại đô thị theo loại đô thị: - Đô thị loại đặc biệt, có 2 thành phố là: Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Đô thị

Ngày đăng: 26/11/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w