1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng

20 454 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 651,4 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng Nguyễn Thị Hải Trường Đại học Công nghệ Luận văn Thạc sĩ ngành: Kỹ thuật điện tử; Mã số: 60 52 70 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Tuấn Năm bảo vệ: 2012

Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng Nguyễn Thị Hải Trường Đại học Công nghệ Luận văn Thạc sĩ ngành: Kỹ thuật điện tử; Mã số: 60 52 70 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Tuấn Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tổng quan về mạng adhoc: giới thiệu; các đặc tính của mạng adhoc; các ứng dụng của mạng adhoc; các thách thức đối với mạng adhoc. Nghiên cứu giao thức IEEE802.11: các thách thức đối với tầng (kiểm soát truy cập đường truyền) MAC; các kiểu truy cập (chức năng điều phối phân tán) MAC; truy cập dựa trên tranh chấp sử dụng DCF; phân mảnh và hợp mảnh; định dạng khung; hỗ trợ mạng adhoc; các giao thức định tuyến cơ bản trong mạng adhoc; quản lý năng lượng. Đánh giá hiệu năng một số phương pháp lập lịch trong mạng adhoc đa chặng. Keywords: Kỹ thuật điện tử; Mạng truyền thông không dây; Mạng AD hoc Content Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG ADHOC 1.1 Giới thiệu Lĩnh vực không dây và di động đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những thập kỷ vừa qua. Mọi người có thể dùng điện thoại di động để kiểm tra thư điện tử và truy cập vào internet. Các điểm truy cập mạng LAN không dây cho phép lướt web ở sân bay, bến tàu, khách sạn, trường học… Việc truy cập Internet băng rộng với sự hỗ trợ của giải pháp mạng LAN không dây trong nhà cho phép sự chia sẻ truy cập giữa các máy tính . Tuy nhiên, tất cả các tiến bộ này vẫn đòi hỏi một hạ tầng mạng cố định với sự quản trị tập trung, điều này sẽ gây lãng phí do chi phí lắp đặt và duy trì. Hơn nữa,các thiết bị như laptop. máy tính bỏ túi, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh, máy ảnh số, máy nghe nhạc MP3… được hỗ trợ bởi giao tiếp không dây sóng ngắn cần phải có phương thức trao đổi thông tin tiện lợi hơn. Điều này đã nảy ra một sáng kiến mới về một phương thức truyền tin di động, trong đó các thiết bị di động hình thành một mạng không dây tự quản trị và tự tổ chức, gọi là mạng không dây adhoc. 1.2 Các đặc tính của mạng adhoc Bảng1 Các đặc tính của mạng Adhoc 2 Tự trị và không cần có hạ tầng Định tuyến đa chặng Công nghệ mạng di động Thiết bị không đồng nhất Năng lượng hạn chế hoạt động Hạn chế về An ninh vật lý Dễ mở rộng Tự tổ chức, tự cấu hình, tự quản trị Bảng1: Các đặc tính của mạng adhoc 1.3 Các ứng dụng của mạng adhoc 1.4 Các thách thức đối với mạng adhoc Các đặc tính cụ thể của MANET đưa ra rất nhiều thách thức tới việc thiết kế giao thức mạng trên tất cả các tầng. Tầng vật lý phải đối mặt với sự thay đổi nhanh của các đặc tính liên kết. Tầng MAC cần có sự truy cập kênh công bằng, giảm thiểu xung đột gói tin và giải quyết các đầu cuối ẩn cũng nhìn thấy. Tại tầng mạng, các nút cần phối hợp để tính toán đường đi. Tầng vận chuyển phải có khả năng xử lý việc mất gói tin và các đặc tính trễ - vốn rất khác so với mạng có dây. Các ứng dụng cần phải có khả năng xử lý các mất kết nối và tái kết nối. Hơn nữa, tất cả các phát triển giao thức mạng cần phải tích hợp trơn tru với các mạng truyền thống và tính toán các vấn đề an ninh. 1.4.1 Định tuyến Do các mạng MANET thường có topo mạng đa chặng có thể thường xuyên thay đổi, các giao thức định tuyến hiệu quả cần phải thiết lập các đường đi giữa các nút, mà không gây ra các lưu lượng kiểm soát quá mức. Một số giải pháp định tuyến được đề xuất, một số đã được tiêu chuẩn hóa trong IETF. 1.4.2 Phân phối tài nguyên và dịch vụ Các nút MANET chỉ biết chút ít hoặc không biết gì về khả năng hoặc dịch vụ của các nút khác. Do đó, các cơ chế phân phối tài nguyên và dịch vụ, cho phép các thiết bị tự động định vị các dịch vụ mạng và quảng bá thông tin về khả năng của nó tới phần còn lại của mạng là rát quan trọng trong các mạng tự cấu hình. Các dịch vụ hoặc các tài nguyên gồm có tài nguyên lưu trữ, truy cập đến các cơ sở dữ liệu hoặc tệp, máy in, năng lực tính toán, truy cập internet, . 3 Trong cơ chế phân phối dịch vụ và tài nguyên không dựa trên chỉ dẫn, các nút yêu cầu dịch vụ thụ động khi cần và /hoặc chủ động thông báo các dịch vụ mà nó có tới các nút khác. Cơ chế dựa trên chỉ dẫn là các trạm chỉ dẫn, nơi các dịch vụ đuyocj đăng ký và các yêu cầu dịch vụ được xử lý. 1.4.3 Kết nối với Internet Để cho phép trao đổi giữa các nút trong mạng adhoc, mỗi nút cần một địa chỉ. Trong các mạng adhoc độc lập, việc sử dụng các địa chỉ IP không phải là bắt buộc, do địa chỉ MAC có thể được dùng để phân biệt các nút. Tuy nhiên, tất cả các ứng dụng hiện tại dựa trên nền TCP/IP và UDP/IP. Hơn nữa, các mạng di động trong tương lai sẽ sử dụng các giao thức này do vậy việc dùng địa chỉ IP là không tránh khỏi. Đáng tiếc là, một tổ chức địa chỉ bên trong với các tiền tố và dải giống như internet cố định thì khó cho việc duy trì trong các mạng adhoc di động do sự di chuyển của các nút và nhiều lý do khác. Do đó, cần có các giải pháp cho việc gán địa chỉ. 1.4.4 An ninh mạng adhoc Bản chất của MANET mang lại nhiều thách thức về an ninh cho thiết kế mạng. Do môi trường truyền tin không dây dễ bị xâm hại, bị nghe lén và chức năng mạng được thiết lập qua sự hợp tác của các nút, các mạng adhoc bộc lộ khả năng dễ bị tấn công. Trong các cuộc tấn công thụ động, kẻ tấn công chỉ lắng nghe các kệnh để phát hiện thông tin có giá trị. Loại tấn công này thường không thể phát hiện, do nó không sinh ra lưu lượng nào trên đường truyền. Mặt khác, trong các tấn công chủ động, kẻ tấn công chủ động tham gia trong việc gây gián đoạn các hoạt động trong mạng. Loại tấn công này gồm có xóa, sửa, sao chép, chuyển hướng và giả mạo các gói tin dữ liệu và các gói tin điều khiển giao thức. Việc bảo vệ mạng adhoc khỏi các tấn công là rất khó khăn. Các cơ chế ngăn ngừa thường là sử dụng mã hóa. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều bất cập do không có trung tâm phân phối khóa tập trung. 1.4.5 Hiệu năng mạng adhoc Một số phương pháp nâng cao cân bằng trong việc chia sẻ băng thông bằng những thay đổi tại tầng MAC đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn về phần cứng khi triển khai thực tế, dẫn đến nâng cao giá thành khi triển khai. Hơn nữa việc nâng cao cân bằng trong việc chia sẻ băng thông chưa đảm bảo việc cân bằng về thông lượng giữa các luồng dữ liệu. Một số nghiên cứu khác triển khai trên tầng LLC, nhằm nâng cao cân bằng thông lượng giữa các luồng dữ liệu. Jangeun et al chỉ ra điểm yếu của phương pháp lập lịch theo thuật toán FIFO và đề xuất một số phương pháp lập lịch và đã nâng cao việc cân bằng thông lượng ở một mức độ nhất định. Shagdar et al quan tâm đến sự tương tranh giữa luồng dữ liệu trực tiếp với các luồng dữ liệu chuyển tiếp và đề xuất phương pháp lập lịch dựa theo thuật toán RR. Tác giả 4 cũng thay đổi tầng MAC nhằm tăng hiệu năng sử dụng băng thông của trạm trong mạng. Tuy nhiên các phương pháp trên lại dựa trên một giả định không thực tế là tầng MAC đảm bảo cân bằng trong việc chia sẻ băng thông giữa các trạm trong mạng. Kết luận Sự tiến bộ nhanh chóng của lĩnh vực tính toán di động đã thúc đẩy một sáng kiến mới cho phương thức trao đổi thông tin di động, trong đó các thiết bị di động từ một mạng không dây tự trị, tự tổ chức, tự tạo, còn được gọi là mạng adhoc. Các đặc tính linh động, không cần hạ tầng, dễ triển khai, tự động cấu hình, chi phí thấp đã làm cho mạng adhoc là một phần thiết yếu củacác môi trường tính toán hiện nay và trong tương lai. Kết quả là, tích hợp mạng adhoc với các mạng không dây và các mạng có dây khác sẽ là một phần rất quan trọng cho việc phát triển tiếp các mạng trong tương lai. Từ quan điểm công nghệ, mạng không dây adhoc cũng gặp phải nhiều thách thức cần được giải quyết liên quan đến thiết bị, giao thức, ứng dụng và dịch vụ. Chƣơng 2 GIAO THỨC IEEE802.11 Trong mô hình OSI lớp liên kết dữ liệu (DLL) chịu trách nhiệm ghép luồng dữ liệu, phát hiện khung truyền, truy cập đường truyền và kiểm soát lỗi… Trong 802.11, lớp liên kết dữ liệu được chia thành hai lớp con: lớp điều khiển đa truy cập (MAC) và lớp liên kết logic. Phần cốt lõi của chuẩn 802.11 là lớp MAC. Lớp này nằm trên lớp vật lý và kiểm soát việc truyền dữ liệu vào không gian. Nó đưa ra các hoạt động liên quan đến khung và tương tác với mạng xương sống có dây. Chương này xem xét các vấn đề cơ bản về lớp MAC, đề cập đến các thách thức cần phải vượt qua và mô tả các quy luật sử dụng để truy cập truyền tin. 2.1 Các thách thức đối với tầng MAC Sự khác biệt giữa môi trường mạng không dây và có dây về điều khiển truy cập tạo ra các thách thức đối với các nhà thiết kế giao thức mạng. Phần này mô tả một số khó khăn mà các nhà thiết kế 802.11 phải đối mặt 2.1.1 Chất lƣợng liên kết RF Trên một mạng có dây Ethernet, việc truyền một khung và giả thiết rằng đích đã nhận được khung đó là hoàn toàn hợp lý. Các liện kết sóng radio thì lại hoàn toàn khác, đặc 5 biệt khi các tần số được sử dụng là các dải tần số đã được ITU cấp phát. Những nhà thiết kế 802.11 đã quan tâm đến các nguồn phát RF khác bên cạnh nhiễu pha-đinh đa đường, và tránh hiện tượng có thể dẫn đến tình huống trong đó các khung không thể được truyền do một nút di chuyển vào trong một điểm chết. 2.1.2 Vấn đề trạm ẩn Trong các mạng Ethernet, các trạm phụ thuộc vào việc tiếp nhận các truyền tin để tiến hành chức năng cảm nhận sóng mang (CSMA/CD). Dây trong đường truyền vât lý chứa các tín hiệu và phân phối chúng đến các nút mạng. Các mạng không dây có những đường biên mù mờ, đôi khi tại những điểm ở đó mỗi nút không thể giao tiếp với các nút khác trên mạng. Hình 2.2 Nút ẩn 2.2 Các kiểu truy cập MAC Việc truy cập đường truyền được kiểm soát với các chức năng kết hợp. Giống như Ethernet, CSMA/CA được cung cấp bởi chức năng điều phối phân tán (DCF). Nếu dịch vụ không tranh chấp được yêu cầu, nó có thể được cung cấp bởi chức năng điều phối điểm (PCF), nó được xây dựng ở trên đỉnh của DCF. Các dịch vụ không tranh chấp chỉ được cung cấp trong các mạng có hạ tầng. CÁc chức năng kết hợp được mô tả dưới đây và trong hình 2.4 Hình 2.4 Các tính năng điều phối MAC Các giao thức MAC có thể được phân chia làm hai loại: phân tán và tập trung, tùy theo kiểu kiến trúc mạng mà chúng được thiết kế. Các giao thức có thể phân loại hơn nữa, dựa trên kiểu hoạt động, thành các giao thức ngẫu nhiên, giao thức truy cập dựa trên cấp quyền và các giao thức lai. Do trong luận văn này nghiên cứu về mạng adhoc nên chỉ tập trung vào các giao thức truy cập phân tán PCF DCF Phân phối thông thường Phân phối không tranh chấ p 6 Hình 2.5 Các giao thức mạng không dây lớp MAC 2.2.1 Các chức năng cảm nhận sóng mang và vec tơ phân phối mạng Cảm nhận sóng mang được sử dụng để xác định xem đường truyền có sẵn sàng không. Hai dạng chức năng cảm nhận sóng mang trong 802.11 quản lý quá trình này: chức năng cảm nhận sóng mang vật lý và cảm nhận sóng mang ảo. Nếu chức năng cảm nhận nào chỉ ra rằng đường truyền bận, MAC thông báo điều này cho tầng cao hơn. Hình 2.6 Sử dụng NAV để cảm nhận sóng mang ảo 2.2.2 Khoảng cách liên khung Chúng ta đã biết cơ chế tránh xung đột trong 802.11 MAC các trạm trì hoãn việc truyền cho đến khi đường truyền rỗi. Việc thay đổi khoảng cách liên khung tạo ra các mức ưu tiên khác nhau cho các lưu lượng khác nhau. Nguyên nhân vấn đề này như sau: lưu lượng có mức ưu tiên cao không phải chờ đợi lâu hơn sau khi đường truyền trở nên rỗi. Do đó, nếu có một lưu lượng có mức ưu tiên cao chờ đợi, nó sẽ giành lấy mạng trước khi các khung có mức ưu tiên thấp có cơ hội. Để hỗ trợ khả năng tương thích giữa các tốc độ khác nhau, khoảng cách liên khung được cố định về lượng thời gian, độc lập với tốc độ truyền. a. Khoảng cách liên khung ngắn (SIFS) 7 SIFS được sử dụng cho các truyền mức ưu tiên cao, chẳng hạn như các khung RTS/CTS và các xác nhận tích cực. CÁc truyền ưu tiên cao có thể bắt đầu một khi SIFS hết. Khi các truyền ưu tiên cao bắt đầu, đường truyền trở nên bận, do đó các khung được truyền sau khi SIFS trôi qua có ưu tiên cao hơn các khung các khung được truyền lại chỉ sau các khoảng thời gian dài hơn. b. Khoảng cách liên khung PCF (PIFS) Khoảng cách liên khung này được PCF sử dụng trong hoạt động không tranh chấp. Các trạm với dữ liệu truyền trong thời gian không có tranh chấp có thể truyền sau khi PIFS trôi qua. c. Khoảng cách liên khung DCF (DIFS) DIFS là thời gian rỗi nhỏ nhất đối với các dịch vụ dựa trên tranh chấp. Các trạm có thể có truy cập ngay lập tức tới đường truyền nếu nó đã rỗi trong khoảng thời gian lớn hơn DIFS. d. Khoảng cách liên khung mở rộng (EIFS) Khoảng cách liên khung này không cố định. Nó chỉ được sử dụng khi có một lỗi trong việc truyền khung. 2.3 Truy cập dựa trên tranh chấp sử dụng DCF DCF cho phép các trạm độc lập tương tác mà không cần điều khiển tập trung và do đó có thể được dùng trong các mạng adhoc hay các mạng có hạ tầng. Trước khi cố gắng truyền, mỗi trạm kiểm tra xem đường truyền có rỗi không. Nếu đường truyền không rỗi, các trạm hoãn việc truyền và dùng thuật toán backoff hàm mũ để tránh xung đột. Thuật toán Backoff theo luật mũ Exponential Backoff có nghĩa là mỗi lần trạm chọn một khe thời gian và xảy ra xung đột, cửa sổ Backoff sẽ tăng số ngẫu nhiên theo luật mũ giữa 0 và a cho trước, và đợi số khe thời gian này trước khi truy nhập đường truyền, bằng cách luôn kiểm tra xem có trạm nào khác đã truy nhập đường truyền chưa. 2.4 Phân mảnh và hợp mảnh Các trạm trong mạng LAN không dây có thể cố gắng để truyền các phân mảnh do đó can nhiễu chỉ tác động lên các phân mảnh nhỏ mà không phải là các khung lớn. Bằng việc trực tiếp giảm lượng dữ liệu có thể bị hư hại bởi can nhiễu, việc phân mảnh có thể đạt được thông lượng lớn hơn. 2.5 Định dạng khung Có ba dạng khung như sau: - Khung dữ liệu: Được sử dụng để truyền dữ liệu 8 - Khung điều khiển: Được sử dụng để điều khiển truy nhập đường truyền (RTS, CTS, ACK) - Khung quản lý: Các khung được truyền cùng giống như khung dữ liệu để trao đổi thông tin quản lý, nhưng không được chuyển lên tầng cao hơn. Tất cả các khung của giao thức 802.11 gồm các thành phần như sau: 2.6 Ad hoc Networking support Phần này mô tả cách hai hoặc nhiều trạm 802.11 thiết lập mạng adhoc . Trong chuẩn IEEE802.11, một mạng adhoc được gọi là Tâp dịch vụ cơ sở độc lập (Independent Basic Service Set - IBSS). Một IBSS cho phép hai hoặc nhiều trạm 802.11 giao tiếp với nhau mà không cần sự can thiệp của một AP tập trung hoặc một mạng hạ tầng (infra-structured network). Do đó IBSS có thể xem như là hỗ trợ của chuẩn 802.11 cho trao đội thông tin mạng adhoc mobile. Do tính linh hoạt của giao thức CSMA/CA, để nhận và truyền dữ liệu chính xác thì tất cả các trọng trong IBSS được đồng bộ với 1 bộ đếm chung. Chuẩn này đưa ra một hàm đồng bộ thời gian (TSF- Timing Synchronization Function ) để thực hiện việc đồng bộ thời gian giiữa các trạm. 2.6.1 Duy trì đồng bộ (synchronization maintenance) Mỗi trạm có 1 bộ đếm TSF (đồng hồ) với bộ đếm modul 2 64 tăng dần theo micro giây. Các trạm nhận các gói tin tín hiệu beacon với tốc độ được định nghĩa bằng tham số khoảng beacon (BeaconPeriod). Tham số này được xác định bởi trạm khởi tạo IBSS và sau đó được sự dụng trong tất cả các trạm tham gia IBSS. 2.6.2 Thu nhận đồng bộ ( Synchronization acquirement.) Chức năng này là cần thiết khi trạm muốn kết nối với một IBSS đã có. Việc tìm ra các IBSS đang tồn tại là kết quả của thủ tục quét tín hiệu không giây trong quá trình trạm được bật sang các tần số radio khác nhau, tìm kiếm các gói tin điều khiển xác định. Chỉ khi thủ tục quét không tìm thấy bất kỳ một IBSS nào, trạm mới bắt đầu với việc tạo ra 1 IBSS mới. Thủ tục quét này có thể là chủ động hoặc bị động. 2.7 Các giao thức định tuyến cơ bản trong mạng adhoc Các giao thức định tuyến trong mạng adhoc có thể phân thành ba nhóm 9 Hình 2.13 Phân loại các giao thức định tuyến trong mạng adhoc 2.7.1 Định tuyến nguồn động (DSR) Giao thức định tuyến nguồn động là một trong nhưng giao thức định tuyến dựa theo yêu cầu, và có nền tảng là định tuyến nguồn. Trong định tuyến nguồn, phần tiêu đề của gói tin của nút gửi có danh sách đầy đủ các đường đi mà gói tin phải đi qua đến nút đích. Do đó, các nút trên đường đi chỉ chuyển tiếp gói tin đến chặng tiếp theo được quy định trong phần mào đầu mà không phải kiểm tra bảng định tuyến như trong các giao thức định tuyến dựa trên bảng có sẵn. Bên cạnh đó, các nút không phải định kỳ quảng bá các bảng định tuyến tới các nút lân cận. Điều này tiết kiệm rất nhiều băng thông mạng. Hai giai đoạn của giao thức này được mô tả như sau: 2.7.2 Giao thức định tuyến vecto khoảng cách dựa trên nhu cầu trong mạng adhoc (AODV) Để tìm đường đi, giao thức định tuyến AODV sử dụng một phương pháp phản ứng để xác định đường đi gần đây nhất. Đó là, nó sử dụng quá trình tìm đường tương tự như DSR để tìm đường và để tính toán đường đi mới bằng cách sử dụng số thứ tự đích. Hai giai đoạn của giao thức định tuyến AODV được mô tả dưới đây. 2.8 Quản lý năng lƣợng Trong môi trường di động, các thiết bị di động có nguồn năng lượng giới hạn vì năng lượng này được cung cấp bởi các bộ pin. Do đó các chức năng quan lý năng lượng rất quan trọng trong cả 2 chế độ infrastructure-bases và adhoc. Rõ ràng trong chế độ ad hoc, trong một IBSS, chiến lược tiết kiệm năng lượng (PS- Power Saving) cần phải thực hiện để duy trì khả năng tự tổ chức của IBSS. Kết luận Chương 2 đã tìm hiểu về một số giao thức cơ bản trên mạng adhoc tại lớp Mac để phân tích vấn đề hiệu năng của mạng adhoc đa chặng trong chương 3. 10 Chƣơng 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LẬP LỊCH TRONG MẠNG ADHOC ĐA CHẶNG Trong mạng ad hoc, các trạm hợp tác với nhau để chuyển tiếp các gói tin từ các phần tử khác trong mạng. Mỗi trạm không chỉ truyền các luồng dữ liệu trực tiếp phát sinh từ chính trạm đó mà còn phải chuyển tiếp các luồng dữ liệu chuyển tiếp được phát sinh từ các trạm láng giềng. Điều này dẫn đến sự Tranh chấp giữa các luồng dữ liệu lớp điều khiển liên kết logic (LLC) và sự Tranh chấp giữa các trạm về băng thông trong lớp điều khiển truy nhập (MAC). Do sự cạnh tranh không công bằng giữa luồng dữ liệu trực tiếp với luồng dữ liệu chuyển tiếp và giữa các trạm ở gần và các trạm ở xa có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mạng. Thêm vào đó sự di chuyển của các trạm trong mạng ad hoc sẽ dẫn đến thay đổi cấu hình mạng và các điều kiện truyền thông. Chương này giới thiệu sơ lược một số giải pháp đã được nghiên cứu nhằm cải tiến hiệu năng mạng và sự công bằng giữa các luồng dữ liệu. Đồng thời, chỉ ra các điểm mạnh, yếu của của các giải pháp này. Các giải pháp được kiểm chứng thông qua phần mềm mô phỏng NS2. 3.1 Đặt vấn đề Trong phần này chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của việc Tranh chấp tại lớp MAC và việc Tranh chấp tại lớp LLC đối với vấn đề cân bằng thông lượng giữa các luồng dữ liệu trong mạng ad hoc đa chặng. Mô hình mạng được dùng để phân tích là mô hình ad hoc đa chặng cơ bản bao gồm ba trạm như trong hình 3.2. Giả sử trong cùng điều kiện trạm S1 và S2 gửi tin với tốc độ như nhau, chúng ta sẽ so sánh thông lượng nhận thành công tại trạm R giữa hai luồng dữ liệu gửi từ trạm S1 với S2. Trong mô hình này giả sử trạm S1 và S2 cùng gửi các gói tin với tốc độ G tới R. Gọi dung lượng băng thông là B và dung lượng băng thông chia sẻ cho trạm S1, S2 tương ứng là B1, B2. Trong trạng thái bão hòa khi tốc độ gửi gói tin của S1 và S2 vượt qua dung lượng của băng thông, tổng thông lượng của các luồng dữ liệu được gửi từ S1 và S2 sẽ tương ứng là B1, B2. Ta có B = B1 + B2

Ngày đăng: 26/11/2013, 20:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tự tổ chức, tự cấu hình, tự quản trị - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
t ổ chức, tự cấu hình, tự quản trị (Trang 2)
Trong mô hình OSI lớp liên kết dữ liệu (DLL) chịu trách nhiệm ghép luồng dữ liệu, phát hiện khung truyền, truy cập đường truyền và kiểm soát lỗi… Trong 802.11, lớp liên kết  dữ liệu được chia thành hai lớp con: lớp điều khiển đa truy cập (MAC) và lớp liên - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
rong mô hình OSI lớp liên kết dữ liệu (DLL) chịu trách nhiệm ghép luồng dữ liệu, phát hiện khung truyền, truy cập đường truyền và kiểm soát lỗi… Trong 802.11, lớp liên kết dữ liệu được chia thành hai lớp con: lớp điều khiển đa truy cập (MAC) và lớp liên (Trang 4)
Hình 2.4 Các tính năng điều phối MAC - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 2.4 Các tính năng điều phối MAC (Trang 5)
Hình 2.2 Nút ẩn - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 2.2 Nút ẩn (Trang 5)
Hình 2.5 Các giao thức mạng không dây lớp MAC - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 2.5 Các giao thức mạng không dây lớp MAC (Trang 6)
Hình 2.6 Sử dụng NAV để cảm nhận sóng mang ảo - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 2.6 Sử dụng NAV để cảm nhận sóng mang ảo (Trang 6)
Hình 2.13 Phân loại các giao thức định tuyến trong mạng adhoc - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 2.13 Phân loại các giao thức định tuyến trong mạng adhoc (Trang 9)
Hình 3.1 Mô hình mạng adhoc đa chặng cơ bản - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 3.1 Mô hình mạng adhoc đa chặng cơ bản (Trang 11)
Hình 3.3 Thông lượng đầu cuối của luồng dữ liệu từ trạm S1 và S2 - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 3.3 Thông lượng đầu cuối của luồng dữ liệu từ trạm S1 và S2 (Trang 13)
Hình 3.4 Thông lượng đầu cuối trong phương pháp lập lịch theo  thuật   toán  RR.  - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 3.4 Thông lượng đầu cuối trong phương pháp lập lịch theo thuật toán RR. (Trang 14)
Hình 3.5 Lập lịch có kiểm soát vào/ra - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 3.5 Lập lịch có kiểm soát vào/ra (Trang 15)
Hình 3.6 Chỉ số cân bằng trong 3 phương pháp lập lịch - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 3.6 Chỉ số cân bằng trong 3 phương pháp lập lịch (Trang 17)
Hình 3.7 Tổng kích thước hàng đợi tại trạm S1 trong mô hình mạng adhoc đa chặng cơ bản - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 3.7 Tổng kích thước hàng đợi tại trạm S1 trong mô hình mạng adhoc đa chặng cơ bản (Trang 18)
Hình 3.8 Thời gian trễ của luồng dữ liệu trực tiếp tại S1 trong mô hình mạng adhoc đa chặng cơ bản  - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 3.8 Thời gian trễ của luồng dữ liệu trực tiếp tại S1 trong mô hình mạng adhoc đa chặng cơ bản (Trang 18)
Hình 3.9 Tổng thông lượng trong mô hình mạng adhoc đa chặng cơ bản. - Nâng cao hiệu năng mạng Adhoc đa chặng
Hình 3.9 Tổng thông lượng trong mô hình mạng adhoc đa chặng cơ bản (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w