Nguyễn Thị Phiên Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội; Trƣờng Đại học Công nghệ Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử; Mã số: 60 52 70 Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Tuấn Năm bảo vệ: 2012
Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) trong mạng Viễn thông Việt Nam Nguyễn Thị Phiên Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội; Trƣờng Đại học Công nghệ Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử; Mã số: 60 52 70 Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Tuấn Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Giới thiệu tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS): Trình bày tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS, kiến trúc mạng MPLS, các thành phần chính, các giao thức và hoạt động của MPLS. Khôi phục lỗi đảm bảo QoS trong MPLS: Trong phát triển của MPLS, có một vấn đề là lỗi. Với một mạng bất kì đều phải có các phƣơng pháp để phát hiện và sửa lỗi. Và trong chƣơng này, tôi sẽ giới thiệu về phát hiện lỗi và cơ chế phục hồi sau đó sẽ tập trung để minh họa cho cơ chế này trong mô hình của Haskin. Mô hình này giải quyết vấn đề giảm các gói tin mất mát và lỗi thứ tự gói tin khi có lỗi xảy ra trong mạng. Nghiên cứu áp dụng MPLS trong thiết kế mạng MAN-E tại VNPT Hải Dƣơng và mô phỏng. Keywords: Kỹ thuật điện tử; Mạch nhãn đa giao thức; Mạng viễn thông; Mạng chuyển mạch Content. CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC (MPLS) 1.1. Giới thiệu MPLS Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS - Multiple Protocol Lable Switching) phát triển trên nền tảng của ATM và TCP/IP là một công nghệ băng rộng hiện đại, đã giải quyết đƣợc những vấn đề về mạng đang đƣợc quan tâm hiện nay. MPLS thích ứng đƣợc với nhiều giao thức mạng khác nhau, điều này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng. 1.1.1 Đặc điểm và phương thức hoạt động MPLS 1.1.1.1 Đặc điểm của MPLS - Không có MPLS API, cũng không có thành phần giao thức phía host; - MPLS chỉ nằm trên các router; - MPLS là giao thức độc lập nên có thể hoạt động cùng với giao thức khác IP nhƣ IPX, ATM, Frame Relay,[2]; - MPLS giúp đơn giản hoá quá trình định tuyến và làm tăng tính linh động của các tầng trung gian. 1.1.1.2 Phương thức hoạt động của MPLS 1.1.2 Lợi ích của MPLS Những lợi ích này bao gồm: + Làm việc với các công nghệ liên kết dữ liệu nhƣ IP, ATM….; + Tƣơng thích với hầu hết các giao thức định tuyến và các công nghệ khác liên quan đến Internet; + Hoạt động độc lập với các giao thức định tuyến (routing protocol); + Tìm đƣờng đi linh hoạt dựa vào nhãn (label) cho trƣớc; + Hỗ trợ việc cấu hình quản trị và bảo trì hệ thống (OAM); + Có thể hoạt động trong một mạng phân cấp; + Có tính tƣơng thích cao. 1.2 Kiến trúc mạng MPLS 1.2.1 Lớp vật lý 1.2.2 Lớp liên kết dữ liệu 1.2.3 Chức năng của lớp mạng Hình 1-1 Mối quan hệ giữa mô hình OSI, mô hìnhTCP/ IP với MPLS 1.3 Cấu trúc của nút MPLS 1.3.1 Mặt phẳng chuyển tiếp (Forwarding plane) 1.3.2 Mặt phẳng điều khiển (Control Plane) Hình 1- 4 Cấu trúc một nút MPLS Nhãn MPLS Một nhãn MPLS là một trƣờng 32 bit cố định với cấu trúc xác định. Nhãn đƣợc dùng để xác định một FEC. Hình 1-5 chỉ ra cấu trúc của một nhãn MPLS. ATM cell header GFC VPI VCI PTI CLP HEC DATA Nhãn Shim header Layer 2 header Label Layer 3 header Layer 4 header Data Hình 1- 5 Cấu trúc của nhãn MPLS 1.3.3 Các phần tử chính của MPLS 1.3.3.1 LSR (Label Switch Router) Thành phần cơ bản của mạng MPLS là thiết bị định tuyến chuyển mạch nhãn LSR. Có 3 loại LSR trong mạng MPLS: o Ingress LSR – LSR vào nhận gói chƣa có nhãn, chèn nhãn (ngăn xếp) vào trƣớc gói và truyền đi trên đƣờng kết nối dữ liệu; o Egress LSR – LSR ra nhận các gói đƣợc gán nhãn, tách nhãn và truyền chúng trên đƣờng kết nối dữ liệu. LSR ra và LSR vào là các LSR biên; o LSR trung gian (intermediate LSR) – các LSR trung gian này sẽ nhận các gói có nhãn tới, thực hiện các thao tác trên nó, chuyển mạch gói và truyền gói đến đƣờng kết nối dữ liệu đúng. 1.3.3.2 LSP (label switch Path) Đƣờng chuyển mạch nhãn (LSP) là một tập hợp các LSR mà chuyển mạch một gói có nhãn qua mạng MPLS hoặc một phần của mạng MPLS. Về cơ bản, LSP là một đƣờng dẫn qua mạng MPLS hoặc một phần mạng mà gói đi qua. LSR đầu tiên của LSP là một LSR vào, ngƣợc lại LSR cuối cùng của LSP là một LSR ra. Tất cả các LSR ở giữa LSR vào và ra chính là các LSR trung gian. Hình 1- 9 Ví dụ về một LSP qua mạng MPLS 1.3.3.3 FEC (Forwarding Equivalence Class) Lớp chuyển tiếp tƣơng đƣơng (FEC) là một nhóm hoặc luồng các gói đƣợc chuyển tiếp dọc theo cùng một tuyến và đƣợc xử lý theo cùng một cách chuyển tiếp. Tất cả các gói cùng thuộc một FEC sẽ có nhãn giống nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các gói có cùng nhãn đều thuộc cùng một FEC, bởi vì giá trị EXP của chúng có thể khác nhau; phƣơng thức chuyển tiếp khác nhau và nó có thể phụ thuộc vào FEC khác nhau. 1.4 Giao thức chính trong MPLS Báo hiệu là một cách thức mà các bộ định tuyến trao đổi thông tin liên quan. Trong một mạng MPLS, các loại thông tin trao đổi giữa các router phụ thuộc vào các giao thức báo hiệu đƣợc sử dụng. Ở mức độ cơ bản, nhãn phải đƣợc phân phối cho tất cả các bộ định tuyến MPLS cho phép đƣợc dự kiến sẽ chuyển tiếp dữ liệu cho một FEC cụ thể và LSP tạo ra. Có bốn phƣơng pháp đã đƣợc quy định phân phối nhãn. • Label Distribution Protocol (LDP); • Đặt giao thức mở rộng tài nguyên cho MPLS (RSVP-TE); • Constrained Routing LDP (CR-LDP); • Phân phối các nhãn với BGPv4. CHƢƠNG 2. KHÔI PHỤC LỖI ĐẢM BẢO QoS TRONG MPLS 2.1. Chất lƣợng dịch vụ trong MPLS Có hai loại kiến trúc để bổ sung cho khả năng chất lƣợng dịch vụ QoS đó là các dịch vụ tích hợp (IntServ) và các dịch vụ phân biệt (DiffServ). Hình 2- 1 Các kỹ thuật QoS trong mạng IP 2.2 Phát hiện lỗi Kỹ thuật MPLS là một công nghệ hứa hẹn mang đến nhiều tiện ích nhờ vào khả năng truyền tích hợp nhiều loại gói dịch vụ vào trong cùng một kênh truyền. Cùng với khả năng hỗ trợ sử dụng các kỹ thuật lƣu lƣợng và DiffServ đã giúp MPLS trở thành mô hình cung ứng QoS tốt nhất. 2.3 Bảo vệ và phục hồi MPLS Có nhiều phƣơng pháp bảo vệ tƣơng ứng với loại sự cố xảy ra trong mạng và mô hình mạng đang sử dụng. Ví dụ nhƣ trong mạng SDH/SONET có mô hình mạng vòng, ta có thể sử dụng các phƣơng pháp bảo vệ nhƣ SONET/UPSR, SONET/BLSR,v.v . 2.3.1 Bảo vệ toàn cục và bảo vệ cục bộ Bảo vệ toàn cục: Là bảo vệ khi có sự cố ở bất kỳ vị trí nào trên đƣờng làm việc. Điểm bảo vệ POR (ở đây chính là ingress-LSR) thƣờng cách xa vị trí lỗi và cần đƣợc thông báo bằng tín hiệu FIS. Việc khôi phục đƣờng là end-to-end, trong đó đƣờng làm việc và đƣờng bảo vệ tách rời nhau hoàn toàn. Bảo vệ cục bộ: Là loại bảo vệ mà trong đó điểm phát hiện lỗi đóng vai trò là PSL và cũng có thể cũng là POR nếu đƣợc cấu hình tƣơng ứng. Bảo vệ cục bộ cũng nhằm bảo vệ khi có sự cố link hoặc nút nhƣng khôi phục nhanh hơn do việc bảo vệ đƣợc thực hiện cục bộ tại thiết bị phát hiện sự cố. Nút nằm kề trực tiếp trƣớc vị trí lỗi sẽ đóng vai trò là PSL khởi tạo công tác khôi phục. Bảo vệ cục bộ có thể đƣợc thiết lập theo hai trƣờng hợp: + Khôi phục link: Để bảo vệ một link trên đƣờng làm việc. Nếu một lỗi xảy ra trên link này thì đƣờng khôi phục sẽ nối liền giữa PSL và PML ở hai đầu link lỗi. Đƣờng khôi phục và đƣờng làm việc tách rời nhau đối với link đƣợc bảo vệ. + Khôi phục nút: Để bảo vệ một nút trên đƣờng làm việc. Đƣờng khôi phục và đƣờng làm việc phải tách rời nhau đối với nút đƣợc bảo vệ và các link có nối vào nút này. PML có thể là nút trên đƣờng làm việc nằm kề sau nút đƣợc bảo vệ, hoặc PML là egress-LSR. 2.3.2. Tái định tuyến bảo vệ và chuyển mạch bảo vệ Tái định tuyến bảo vệ là chế độ mà khi phát hiện đƣợc lỗi xảy ra nhờ vào FIS, POR sẽ tìm đƣờng mới nhờ vào các giao thức định tuyến. Sau khi tìm đƣợc đƣờng đi, PSL sẽ chuyển sang đƣờng mới. Chuyển mạch bảo vệ có cơ chế hoạt động gần giống với tái định tuyến bảo vệ chỉ khác ở chỗ đƣờng bảo vệ đã đƣợc tính toán trƣớc đó. Chính vì điều này làm cho phƣơng pháp này tốn ít thời gian để khôi phục hơn phƣơng pháp tái định tuyến bảo vệ. 2.3.3 Ba cách khôi phục bảo vệ tái định tuyến Phục hồi liên kết Giải pháp khắc phục liên kết tìm ra một đƣờng thay thế giữa hai LSR đƣợc nối với nhau trực tiếp. Mặc dù trong hình chỉ minh họa một FEC gặp sự cố nhƣng tất cả các FEC qua liên kết bị hỏng sẽ phải định tuyến lại cùng lúc và đƣợc phân bổ trên các đƣờng dự phòng khác nhau để cân bằng tải lƣu lƣợng. Hình 2-2 Khắc phục liên kết Quá trình khôi phục cho từng FEC đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau : + Yêu cầu phục hồi : Sau khi phát hiện liên kết giữa LSR 2 và LSR 3 bị hỏng, LSR 3 phải kiểm tra đƣờng dự phòng đƣợc chọn trƣớc còn đủ tài nguyên để đảm bảo QoS của FEC cần phục hồi không bằng cách gửi thông báo Restoration Request sẽ chiếm giữ tài nguyên và chuyển sang bƣớc tiếp theo. + Định tuyến lại FEC cần phục hồi lên đƣờng dự phòng đó. Với phƣơng pháp này rất hiệu quả khi một liên kết bị hỏng. Tuy nhiên, nó không thể sử dụng cho trƣờng hợp nhiều liên kết xảy ra hay sự cố xảy ra ở nút mạng. Phục hồi một phần đường LSP Phục hồi một phần là tìm ra một đƣờng thay thế từ LSR 3 đến LSR đầu vào của FEC cần phục hồi trong miền MPLS. Các bƣớc phục hồi đƣợc tiến hành nhƣ trƣờng hợp trên. Khi một lỗi xuất hiện LSR3 sẽ phát hiện và gửi thông điệp thiết lập đƣờng dự phòng đến LSR1. Mặc dù phục hồi một phần khắc phục đƣợc sự cố ở nút nhƣng có thể rất chậm nếu LSR phát hiện (LSR3) nằm ở gần LSR lối ra và phức tạp hơn vì FEC bị ảnh hƣởng có thể thuộc nhiều LSR đầu vào khác nhau. Hình 2-3 Phục hồi một phần đường LSP Phục hồi toàn bộ đường liên kết Phục hồi toàn bộ đƣờng đi là thực hiện định tuyến lại toàn bộ đƣờng đi từ LSR đầu vào tới LSR đầu ra. Khi lỗi xảy ra , LSR3 thông báo cho LSR đầu ra, LSR này sẽ thiết lập một LSP dự phòng theo các bƣớc đã nêu trong phần trƣớc từ LSR đầu vào đến LSR đầu ra. Cách này linh hoạt hơn cả hai cách trên nhƣng thời gian phục hồi lại rất chậm, nhất là khi lỗi xuất hiện tại gần LSR đầu vào. Hình 2-4 Phục hồi toàn bộ đường LSP 2.4. Mô hình Haskins (Reverse Backup) Mô hình này khi đƣờng làm việc gặp sự cố,thì không cần phải phục hồi lại đƣờng cũ khi chuyển hƣớng sang đƣờng bảo vệ. Bằng cách thiết lập một đƣờng dự phòng đảo tại nút phát hiện lỗi, một đƣờng dự phòng đảo đƣợc thành lập với chiều lƣu lƣợng ngƣợc với chiều của đuờng cũ. Hình 2-5 Mô hình Haskins (Link Protection) Một cải tiến khác giúp quá trình trên diễn ra nhanh hơn là gửi kèm thông tin FIS trong các gói tin gửi ngƣợc về từ đƣờng dự phòng đảo. Cách này giúp chuyển mạch tại Ingress LER nhanh hơn mà không cần chờ tín hiệu FIS tới rồi mới nhận dữ liệu từ đuờng dự phòng đảo. Tuy nhiên, do các gói vẫn không đƣợc quản lý thứ tự nên hiện tƣợng các gói sai thứ tự vẫn sẽ xảy ra. CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MPLS TRONG THIẾT KẾ MẠNG MAN-E TẠI VNPT HẢI DƢƠNG VÀ MÔ PHỎNG 3.1 Nghiên cứu phát triển MPLS trong mạng MAN-E 3.1.1 Giới thiệu chung về mạng MAN-E Mạng MAN-E là mạng sử dụng công nghệ Ethernet, kết nối các mạng cục bộ của các tổ chức và cá nhân với một mạng diện rộng WAN hay với Internet. Việc áp dụng công nghệ Ethernet vào mạng cung cấp dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn khách hàng. Bản thân công nghệ Ethernet đã trở nên quen thuộc trong những mạng LAN của doanh nghiệp trong nhiều năm qua; giá thành các bộ chuyển mạch Ethernet đã trở nên rất thấp; băng thông cho phép mở rộng với những bƣớc nhảy tùy ý là những ƣu thế tuyệt đối của Ethernet so với các công nghệ khác. Với những tiêu chuẩn đã và đang đƣợc thêm vào, Ethernet sẽ mang lại một giải pháp mạng có độ tin cậy, khả năng mở rộng và hiệu quả cao về chi phí đầu tƣ. 3.1.2 Mô hình phân lớp mạng MAN-E Mô hình phân lớp mạng MAN-E đƣợc định nghĩa theo Metro Ethernet Forum (MEF4) đƣợc xây dựng theo 3 lớp: - Lớp truyền tải dịch vụ (TRAN layer): Bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ truyền tải. - Lớp dịch vụ Ethernet (ETH layer): Hỗ trợ các dịch vụ thông tin dữ liệu Ethernet lớp 2 (trong mô hình OSI). - Lớp dịch vụ ứng dụng: Hỗ trợ các ứng dụng đƣợc truyền tải dựa trên dịch vụ Ethernet lớp 2. Mô hình mạng theo các lớp dựa trên quan hệ client/server. Bên cạnh đó, mỗi lớp mạng này có thể đƣợc thiết kế theo các mặt phẳng điều khiển, dữ liệu, quản trị trong từng lớp. Mô hình đƣợc mô tả nhƣ hình vẽ 3-1. Hình 3-1 Mô hình mạng theo các lớp 3.1.3 Các kiểu dịch vụ mạng MAN-E Dịch vụ mạng MAN-E bao gồm: dịch vụ kết nối, dịch vụ ứng dụng: Dịch vụ kết nối - Dịch vụ điểm - điểm (Point-to-Point); - Dịch vụ đa điểm - đa điểm (Multipoint-to-Multipoint); - Dịch vụ điểm - đa điểm (Point-to-Multipoint). 3.2. Lợi ích của công nghệ mạng MAN-E - Tính dễ sử dụng; - Hiệu quả về chi phí; - Tính linh hoạt; - Tính chuẩn hóa. 3.3 Xây dựng mạng MAN-E tại VNPT Hải Dƣơng Hiện tại tập đoàn VNPT đã ký hợp đồng với nhà cung cấp thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc với vai trò thiết kế và triển khai mạng MAN-E (Metro Area Network - Ethernet) cho 13 tỉnh. Mạng MAN-E làm chức năng thu gom lƣu lƣợng của các thiết bị mạng truy nhập (MSAN/IP- DSLAM), lƣu lƣợng của khách hàng kết nối trực tiếp vào mạng MAN để chuyển tải lƣu lƣợng trong nội tỉnh, đồng thời kết nối lên mạng trục IP/MPLS của VNPT để chuyển lƣu lƣợng đi liên tỉnh, quốc tế. 3.3.1 Kiến trúc phân lớp mạng MAN-E của VNPT Mô hình triển khai hệ thống mạng của VNPT bao gồm các công ty truyền tải (VTN, VTI), các công ty cung cấp dịch vụ (VDC, VASC) và các công ty cung cấp kết nối đến khách hàng (các công ty viễn thông tỉnh, thành phố). Hệ thống mạng MAN-E đƣợc triển khai tại các công ty viễn thông tỉnh, thành phố nhằm cung cấp kết nối đến khách hàng. Hiên tại VNPT đang xây dựng hệ thống mạng NGN bao gồm mạng lõi, mạng biên, mạng MAN-E và mạng access. Về cơ bản, hạ tầng mạng MAN-E bao gồm 5 phân lớp: - Lớp mạng lõi: (IP/MPLS – Core): Hình thành một lõi chuyển mạch gói chung dựa trên công nghệ MPLS, kết nối tất cả các tỉnh thành trong cả nƣớc. Quản lý tắc nghẽn và kỹ thuật điều khiển lƣu lƣợng phức tạp, giao diện quang tốc độ cao, sự hội tụ của xử lý gói tin và các công nghệ quang chuyển mạch. - Lớp mạng biên (IP/MPLS Edge): Xử lý thông tin trƣớc core MPLS. Bóc tách nhãn, gán nhãn, thiết lập QoS MPLS, traffic engineering. Hình 3.2- Kiến trúc phân lớp mạng MAN-E 3.3.2 Áp dụng thiết kế mạng MAN-E tại VNPT Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức và định hƣớng phát triển mạng MAN-E VNPT đƣa ra một số điểm nổi bật cần phân tích đánh giá trong quá trình triển khai: - Sử dụng các thiết bị CES tạo thành mạng chuyển tải Ethernet/ IP. Kết nối giữa các thiết bị CES dạng hình sao, ring hoặc đấu nối tiếp, sử dụng các loại cổng kết nối: n x 1Gbps hoặc n x 10Gbps. - Tổ chức mạng MAN-E: Mạng MAN-E đƣợc tổ chức thành 2 lớp là lớp trục và lớp truy nhập. - Lớp trục (ring core): Bao gồm các CES cỡ lớn lắp đặt tại các trung tâm lớn nhất của tỉnh, với số lƣợng hạn chế (tối đa từ 3 đến 5 điểm), vị trí lắp đặt các CES core tại điểm thu gồm truyền dẫn và dung lƣợng trung chuyển qua đó cao. 3.3.3 Mạng truy nhập băng rộng của VNPT Hải Dương. Mạng truy nhập băng rộng đƣợc đấu nối vào mạng đô thị (MAN-E) của Viễn thông Hải Dƣơng tại các điểm nút thu gom lƣu lƣợng Access CES qua cáp sợi quang. Thiết bị truy nhập băng rộng: Viễn thông Hải Dƣơng có 187 IP DSLAM, 24 ATM DSLAM, 67 Switch Access lắp đặt tại 176 trạm Viễn thông. Tổng dung lƣợng: 64386 cổng ADSL+SHDSL, 1608 cổng GE, FE quang. Mô hình đấu nối các trạm truy nhập băng rộng xem trong hình vẽ 3-4. Mạng truy nhập quang: Hiện tại, viễn thông Hải Dƣơng có một mạng cáp quang rộng khắp trên toàn tỉnh với 612 km cáp quang trục chính và khoảng 715 km cáp quang truy nhập dung lƣợng từ 4-96 FO đƣợc sử dụng để kết nối các trạm DSLAM, MSAN, Switch Access vào mạng MAN-E hoặc kết nối các Modem quang, các đầu quang STM1 vào trạm SDH, kết nối các khách hàng FTTH, trạm 3G. 2 x 1 G STM 1 2 x 1 G 2 x 1 G 3 G 3 G IP/MPLS BackBone BRAS2 E320 PE HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH ĐẤU NỐI TRẠM TRUY NHẬP BĂNG RỘNG VIỄN THÔNG HẢI DƯƠNG MAN-E HẢI DƢƠNG Switch Access Địa điểm xxx Core Switch Hải Dƣơng BRAS1 ERX 1400 STM1 Hub ATM DSLAM Hải Dƣơng ATM DSLAM Địa điểm xxx Server Mega Fun DSLAM Địa điểm xxx nx 1 E 1 Switch FTTH Địa điểm xxx 1 G 1 G 1 G 1 G IP DSLAM dung lƣợng nhỏ Địa điểm xxx IP DSLAM dung lƣợng lớn Địa điểm xxx IP DSLAM dung lƣợng lớn Địa điểm xxx 1 G IP DSLAM dung lƣợng nhỏ Địa điểm xxx 1 G 1 x 1 G 3 x 1 G 2 x 1G TTVT Hải Dƣơng TTBĐ Hải Dƣơng 2 FE Hình 3-4 Mô hình đấu nối hiện tại các trạm băng rộng VNPT Hải Dương Cấu hình mạng MAN-E tại tỉnh Hải Dƣơng: 10 Gb 15 G 15 G 10 G 2 x 10 G IP/MPLS BackBone BRAS PE Core CES Access CES .km IP-DSLAM TT BƯU ĐIỆN HẢI DƯƠNG TIỀN TRUNG Thanh Giang Gia Thanh RING CORE/10G Ring5 2x1G Ring4 2x1G Ring3 2x1G 37km 32km 8km 3km 4km 16km 12km 11km 21km 8km 15km 6km 5.7km 21km 13km 20km Ninh Giang Ring6 2x1G Ring1 2x1G Linh Nam Kim Trung Lai Ring2 10G 16km 35km 16km 39km 32km 34km 33km 24km 9km 15km Thanh Kinh TTVT HẢI DƯƠNG UPE bsung Hình 3-5 Sơ đồ mạng MAN-E của tỉnh Hải Dương 3.4 Các dịch vụ triển khai trên MPLS / MAN-E 3.4.1 Dịch vụ HSI (High Speed Internet) . Nghiên cứu, áp dụng về chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) trong mạng Viễn thông Việt Nam Nguyễn Thị Phiên Trƣờng Đại. tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS): Trình bày tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS, kiến trúc mạng MPLS,