Nghiên cứu công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến – RFID và ứng dụng
Nghiên cứu công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến – RFID và ứng dụng Ngô Quang Lựa Trường Đại học Công nghệ Luận văn Thạc sĩ ngành: Công nghệ Phần mềm; Mã số: 60 48 10 Người hướng dẫn: PGS. TS Đoàn Văn Ban Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Dựa trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực tế công tác giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện hiện nay của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, xác định yêu cầu và phạm vi của bài toán ứng dụng RFID vào việc quản lý và nâng cao dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện ở nước ta. Nghiên cứu công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID. Đề xuất phương án xây dựng phần mềm ứng dụng RFID trong việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện. Xây dựng thử nghiệm hệ thống phần mềm kết hợp với ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID hỗ trợ định vị bưu phẩm bưu kiện. Keywords: Công nghệ nhận dạng; Dịch vụ bưu điện; Công nghệ RFID Content MỞ ĐẦU Hiện nay, công tác giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Việc đảm bảo chất lượng của các dịch vụ bưu chính hiện đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáng kể. Khi khách hàng yêu cầu thông tin về bưu phẩm bưu kiện mà mình đã gửi đang ở đâu vẫn chưa đáp ứng được hoặc trong trường hợp bị mất mát hay chậm trễ, rất khó để có thể nhận biết bưu phẩm, bưu kiện đang ở nơi nào và có thể kiểm tra từ vị trí nào. Điều này đã gây ra không ít khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của ngành Bưu chính và việc mất mát các gói hàng, dù ở tỷ lệ thấp, vẫn là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã áp dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID để quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện cũng như mở ra một số dịch vụ gia tăng mới cho khách hàng. Trong nội dung đề tài này, tôi nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ RFID trong việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu phẩm bưu kiện. Mục tiêu đặt ra đối với đề tài là: - Dựa trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực tế công tác giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện hiện nay của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, xác định yêu cầu và phạm vi của bài toán ứng dụng RFID vào việc quản lý và nâng cao dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện ở nước ta. - Nghiên cứu công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID. 2 - Đề xuất phương án xây dựng phần mềm ứng dụng RFID trong việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện. - Xây dựng thử nghiệm hệ thống phần mềm kết hợp với ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID hỗ trợ định vị bưu phẩm bưu kiện. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG BẰNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN- RFID VÀ ỨNG DỤNG” luận văn đã đạt được những kết quả chính như sau: - Khảo sát, phân tích công tác giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện tại một số quốc gia và Việt Nam. - Giới thiệu công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến RFID (Radio Frequency Identification). - Đề xuất phương án ứng dụng RFID cho việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện. - Phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống ứng dụng RFID trong quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu phẩm Bưu kiện của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Trong phạm vi của đề tài mới dừng lại trong phòng thí nghiệm, chưa có điều kiện để triển khai thực tế. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu và việc phát triển thử nghiệm hệ thống TEST MAIL có thể khẳng định giải pháp sử dụng công nghệ RFID cho việc định vị và đánh giá chất lượng dịch vụ Bưu phẩm Bưu kiện trong lĩnh vực Bưu chính là hoàn toàn khả thi. Bên cạnh những kết quả nhất định đã đạt được, đề tài còn một số hạn chế cần triển khai hoàn thiện tiếp như: Chưa phát triển hệ thống hỗ trợ truyền đồng bộ dữ liệu từ các bưu cục, bưu cục quận huyên, bưu điện tỉnh/TP về Tổng công ty. Qua nghiên cứu có một số giải pháp để phát triển hệ thống truyền thông như: - Sử dụng công nghệ truyền thông không đồng bộ MS Message Queue của Microsoft. Giải pháp này phù hợp với mô hình mạng vật lý không đồng bộ, cho phép truyền thông offline giữa điểm truyền và điểm nhận, giải pháp này phù hợp đối với mô hình triển khai hệ thống trên diện rộng do điều kiện hạ tầng mạng của Bưu chính hiện nay chưa thể online 100% từ các điểm bưu cục về Tổng công ty Bưu chính. - Sử dụng công nghệ Webservice, công nghệ này có ưu điểm nhanh tuy nhiên yêu cầu cần phải có hạ tầng mạng online, giải pháp này chỉ phù hợp cho một số điểm bưu cục có mạng online. - Sử dụng công nghệ .NetRemoting cũng tương tự như Webservice công nghệ này cũng yêu cầu phải có hạ tầng mạng online tuy nhiên giải pháp này hỗ trợ khả năng bảo mật linh hoạt hơn công nghệ Webservice. Kết luận: Công nghệ RFID đã được phát triển và ứng dụng trên thế giới đã lâu, tuy nhiên ở Việt Nam công nghệ này còn chưa được ứng dụng rộng rãi. Phạm vi bài toán có thể ứng dụng công nghệ RFID là rất lớn, trong phạm vi luận văn này tôi trình bầy về khả năng ứng dụng công nghệ này vào việc đánh giá chất lượng dịch vụ Bưu phẩm, Bưu kiện của Bưu chính. References Tiếng Việt 1. Tổng cục Bưu điện (1993), Thể lệ Bưu phẩm, Bưu kiện. 2. Website của Cục tần số vô tuyến điện , www.rfd.gov.vn 3. Website về các giải pháp ứng dụng RFID, www.rfidsolutionsonline.com. 3 4. Website của công ty cung cấp thiết bị và thiết kế ứng dụng RFID cho IPC, www.lyngsoesystems.com. 5. Website của IPC, www.ipc.be 6. Website của VNPT http://www.vnpt.com.vn/index.asp?id=7&dataID=11802 7. Website http://irv.moi.gov.vn/congnghieponline/thegioicongnghe/2008/8/19844.ttvn 8. PGS. TS. Đoàn Văn Ban (2005), Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML – giáo trình cao học. Tiếng Anh 9. IDTechEx , “RFID for Postal and Courier Services 2006-2016”. 10. Oreilly , “RFID.Essentials._2006_.BBL”. 11. Website of UPU http://www.upu.int/ 12. Website of Internaltional Organization for Standardization http://www.iso.org/iso/iso_catalogue/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=41916 13. Website http://www.aimglobal.org/technologies/RFID/