Cùng với sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống, số lượng các phản xạ ngày càng nhiều, đặc biệt là các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng → động vật ngày càng thích nghi tốt hơn với môi[r]
Trang 1ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2019 – 2020
-o0o -A – CHUYỂN HÓ -o0o -A VẤT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở TV
Tiết 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng của rễ
I Cơ chế hấp thụ nước và ion muối khoáng ở rễ cây
1 Hấp thụ nước và ion muối khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a Hấp thụ nước:
- Nước sẽ di chuyển vào rễ cây theo cơ chế thụ động: nước sẽ đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp (bên ngoài
môi trường đất) đến nơi có nồng độ chất tan cao (bên trong tế bào lông hút)
- Nguyên nhân duy trì nồng độ chất tan của tế bào lông hút cao hơn nồng độ chất tan của môi trương đất:
+ Do quá trình thoát hơi nước ở lá, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút
+ Sản phẩm của quá trình chuyển hóa vật chất trong cây tạo ra các axit hữu cơ,đường … làm nồng độ chất tan cao
b Hấp thụ ion khoáng
- Cơ chế thụ động: Các ion di chuyển từ nơi có nồng cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng.
- Cơ chế chủ động: một số ion cây cần nhu cầu cao, ion di chuyển từ nơi có nồng độ thấp tới noi có nồng độ
cao, tiêu tốn năng lượng
2 Dòng nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Có hai con đường xâm nhấp của nước và ion vào trong mạch gỗ của rễ:
+ Con đường gian bào: nước và ion khoáng đi qua không gian giữa 2 tế bào, đến nội bì bị đai caspari chặn lại chuyển sang con đường tế bào chất, rồi đi vào mạch gỗ
+ Con đường tế bào chất: nước và ion khoáng đi qua tế bào chất của tế bào, đi qua đai caspari vào trong mạch gỗ
Tiết 2: Vận chuyển các chất trong cây
I Dòng mạch gỗ
1 Khái niệm
- Dòng mạch gỗ là vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng theo
mạch gỗ trong thân lan tỏa đến các bộ phận khác trong cơ thể thực vật
2 Cấu tạo của mạch gỗ
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá
3 Thành phần của dịch mạch gỗ
- Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ
4 Động lực đẩy dòng mạch gỗ
- Áp suất rễ: do quá trình hấp thụ nước và ion khoáng liên tục từ đất vào rễ
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên)
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ (lực trung gian)
II Dòng mạch rây
1 Khái niệm
- Dòng mạch rây là dòng vận chuyển các chất hữu cơ từ các tế bào quang hợp trong các phiến lá đến nơi
cần sử dụng
2 Cấu tạo của mạch rây
- Gồm các tế bào sống và tế bào kèm
3 Thành phần của dịch mạch rây
- Gồm: Đường saccarozo, các aa, vitamin, hoocmon thực vật…
4 Động lực của dòng mạch rây
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa
Tiết 3: Thoát hơi nước
Trang 2I Vai trò của quá trình thoát hơi nước
- Thoát hơi nước tạo động lực trên của dòng mạch gỗ giúp rex cây hấp thụ nước và các ion khoáng
- Thoát hơi nước làm làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, đảm bảo cho các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường
- Thoát hơi nước làm khí khổng mở, cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
II Thoát hơi nước qua lá
- Có hai con đường thoát hơi nước là:
+ qua khí khổng
+ qua cutin
a.Thoát hới nươc qua khí khổng
- Cấu tạo khí khổng:
+ gồn 2 tế bào hình hát đậu úp mặt lõm vào nhau tạo thành khe hở ở giữa Thành phía ngoài của 2 tế bào này mỏng và thành phía trong dày
+ Có chứa nhiều lục lạp và không bào, dễ dàng điều chỉnh lượng nước ra, vào tế bào gây ra sự đóng mở khí khổng
- Cơ chế đóng, mở khí khổng:
+ khi no nước: vách mỏng của tế bào căng ra, vách dày cong theo làm khí khổng mở ra
+ khi mất nước: vách mỏng của tế bào hết căng, vách dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại
b.Thoát hơi nươc qua cutin
- Sự thoát hơi nước xảy ra với vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh, lượng nước thoát ra ngoài phụ thuộc
vào độ dày lớp cutin
III Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
- Nước
- Ánh sáng
- Nhiệt độ
- Gió
- Ion khoáng.
IV Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng
- Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.
- Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
+ Thời điểm tưới nước
+ Lượng nước cần tưới
+ cách tưới
Tiết 4: Vai trò của nguyên tố khoáng I.Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
1 Khái niệm nguyên tố dinh dương khoáng thiết yếu
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là:
- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
2.Các nhóm nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
Chia là 2 nhóm:
- Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
- Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
II Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
1 Nguyên tố đa lượng
- Vai trò cấu trúc: là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ của tế bào như: protein, axit nucleic,
cacbonhidrat, lipit,…
- Vai trò điều tiết: Cấu tạo nên các enzim, hoocmon,… tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất của thực vật.
2.Nguyên tố vi lượng
- Tham gia hoạt hóa enzim, tham ra cấu tạo xitocrom,… nên có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trao
đổi chất
Trang 3III Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
1 Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
- Các dạng tồn tại của khoáng trong đất:
+ Dạng hòa tan cây có thể hút được
+ Dạng không tan cây không hút được
2.Phân bón
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
- Bón phân phải hợp lí, nếu quá dư thừa có thể gây độ cho cây, ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho con người
và vật nuôi
Tiết 5: Dinh dưỡng nito ở thực vật
I Vai trò của nito đối với đời sống thực vật
1.Vai trò cấu trúc
- Nito là thành phần cấu tạo nên hợp chất quan trọng trong tế bào thực vật như axit nucleic, protein, diệp lục,
…
2.Vai trò điều tiết: nito tham gia vào quá trình trao đổi chất:
- Xúc tác các phản ứng hóa sinh trong cơ thể thực vật.
- Cung cấp năng lượng.
- Điều tiết trạng thái ngậm nước của phân tử protein trong tế bào chất.
II Nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây
1.Nito không khí
- Tồn tại dưới dạng N2, NO, NO2,… chiếm 80% không khí, tuyên nhiên cây không sử dụng được Cần có
quá trình chuyển N2 thành NH4+ và NO3-
2 Nito trong đất
- Nito dạng muối khoáng hòa tan (NH4+ và NO3-): cây có thể sử dụng được
- Nito hữu cơ trong xác sinh vật cây không sự dụng được, nên phải có quá trình biến đổi nito hữu cơ thành nito vô
cơ
III Quá trình chuyển hóa nito đất và cố định nito
1.Quá trình chuyển hóa nito trong đất
- Nito hữu cơ => vi khuẩn amon hóa => NH4+ => cây sử dụng được
- NH4+ => vi khuẩn nitrat hóa => NO3- => cây sử dụng được
- NO3- =>vi khuẩn phản nitrat hóa => N2
2.Quá trình cố định nito không khí
- Quá trình liên kết N2 và H2 hình thành NH3 gọi là quá trình cố định nito
- Nhóm vi sinh vật tham gia cố định nito là: vi khuẩn sống tự do (vi khuẩn lam) và vi khuẩn cộng sinh
(Rhizobium có nốt sần rễ cây họ đậu)
- Có sự tham gia của hệ enzim nitrogennaza bẻ gãy liên kết cộng hóa trị bền vững của nguyên tử nito.
IV Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường
1 Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng
- Bón phân: Đúng loại, đủ lượng đúng nhu cầu của giống, đúng thời điểm, đúng cách.
2 Các phương pháp bón phân:
- Bón qua rễ: Bón lót, bón thúc
- Bón qua lá
3 Phân bón và môi trường: Lượng phân bón dư thừa thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm nông
phẩm, ô nhiễm môi trường
Tiết 7: Quang hợp ở thực vật
I Khái quát về quang hợp ở thực vật
1.Khái niệm
- Quang hợp là quá trình thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxi từ
khí cacbonic và nước
- Phương trình tổng quát:
CO2 + H2O + NL => C6H12O6 + O2
2.Vai trò của quang hợp
Trang 4- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu cho y học.
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống
- Điều hòa không khí
II Lá là cơ quan quang hợp
1.Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chứa năng quang hợp
- Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
2.Lục lạp là bào quan quang hợp
- Lục lạp là bào quan có màng kép, bên trong là các tilacoit gối chồng nên nhau tạo thành các grana
- Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
- Chất nền(strôma) là nơi xảy ra các phản ứng tối
3 Hệ sắc tố quang hợp.
- Hệ sắc tố quang hợp gồm :
+ Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH
+ Các sắc tố phụ (Carotenoit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a
- Sơ đồ hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng :
Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm
Tiết 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM
I THỰC VẬT C3
1 Pha sáng
- Diễn ra ở tilacoit
- Nguyên liệu : nước, ánh sáng
- Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước
Ánh sáng
2H2O 4H+ + 4e + O2
Diệp lục
- Sản phẩm: ATP, NADPH và O2
* Kết luận: Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
2 Pha tối.
- Diễn ra ở chất nền của lục lạp(strôma)
- Cần CO2 và sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH
- Pha tối được thực hiện qua chu trình Calvin Gồm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn cố định CO2
+ Giai đoạn khử APG thành AlPG( một phần AlPG tổng hoạp nên C6H12O6).
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Ri-1,5-điP
- Sản phẩm : Cacbohidrat
II THỰC VẬT C 4 :
- Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…
- Thực vật C4 có các ưu việt hơn thực vật C3: Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bảo hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn
III THỰC VẬT CAM:
- Gồm những loài mọng nước sống ở các sa mạc, hoang mạc và các loài cây trồng như dứa, thanh long.
- Khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm
- Pha tối gồm: Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày Cả 2 chu trình diễn ra ở một loại mô
Tiết 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp và năng suất cây trồng
I Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
1 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh
Trang 5Nhân tố Ảnh hưởng
Ánh sáng
* Cường độ ánh sáng
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng
- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ hô hấp
- Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại
* Quang phổ
- QH diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím (Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, pr;Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat)
Nồng độ
CO2
- Nồng độ CO2 tăng thì cường độ tăng
- Điểm bù CO2: Nồng độ CO2 tối thiểu để QH =HH
- Điểm bảo hòa CO2: Khi nồng độ CO2 tối đa để cường độ QH đạt cực đại
Nước
- Là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp.
+ Nguyên liệu cho QH
+ Điều tiết đóng mở khí khổng
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào
+ Là dung môi hòa tan các chất…
Nhiệt độ - Nhiệt độ tăng thì cường độ QH tăng. - Nhiệt độ tối ưu cho QH ở thực vật là : 250 - 350C.
Nguyên tố
khoáng
Dinh dưỡng khoáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến QH
2 Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo:
- Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng
- Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp con người khắc phục được điều kiện bất lợi của môi trường
II Quang hợp với năng suất cây trồng
1 Quang hợp quyết định năng suất cây trồng:
- Quang hợp tạo ra 90 - 95% chất khô trong cây, 5 - 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.
2 Tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp:
a Tăng diện tích lá:
- Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây
→ tăng năng suất cây trồng
b Tăng cường độ quang hợp:
- Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp.
c Tăng hệ số kinh tế:
- Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao (hạt, quả, củ…) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng
Tiết 10: Hô hấp ở thực vật
I Khái quát về hô hấp ở thực vật
1 Hô hấp ở thực vật là gì ?
- Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của tế bào sống Trong đó, các phân tử hữu cơ bị phân giải
đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP
- Phương trình hô hấp tổng quát :
C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + NL(nhiệt +ATP)
2 Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây
- Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể
II Con đường hô hấp ở thực vật
1.Phân giải kị khí
- Xảy ra khi cây bị ngập úng hay trong điều kiện thiếu oxi Khi đó quá trình hô hấp gồm 2 giai đoạn
Trang 6+ Đường phân: phân giải đường gluco -> axit piruvic
+ Lên nem: biến đổi axit piruvic thành axit latic hay rượu etylic
2.Phân giải hiếu khí
- Quá trình hô hấp diễn ra gồm 3 gia đoạn:
+ Đường phân: phân giải đường gluco -> axit piruvic
+ Chu trình Crep: axit piruvic bị oxi hoá hoàn toàn và tạo ra sản phẩm là CO2 và NADH và FADH2
+ Chuỗi truyền điện tử: NADH và FADH2 cung cấp H+ để khử O2 tạo ra H2O đồng thời tạo ra ATP
III Hô hấp sáng
- Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng
- Điều kiện: cường độ quang hợp cao, CO2 ở lục lạp cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều
- Ảnh hưởng: Gây lãng phí sản phẩm của quang hợp
IV Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường
1.Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
- Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc vào nhau, quang hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô
hấp và hô hấp cung cấp năng lượng cho quang hợp
2.Mối qua hệ giữa hô hấp và môi trường
- Quá trình hô hấp chỉ xảy khi môi trường có đủ nước đủ oxi và nhiệt độ thích hợp.
Câu 1 Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
Câu 2 Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
B Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
C Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp
D CO2, ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối
Câu 3 Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A Tế bào mô giậu B Tế bào mạch gỗ C Tế bào mạch rây D Tế bào khí khổng.
Câu 4 Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP
II Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn, trong đó CO2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep III Quá trình hô hấp ở thực vật luôn tạo ra ATP
IV Từ một mol glucôzơ, trải qua hô hấp kị khí (phân giải kị khí) sẽ tạo ra 2 mol ATP
Câu 5 Phôtpho ở dạng nào sau đây sẽ được rễ cây hấp thụ?
A H3PO4 B HPO42
Câu 6 Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng II Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất
III Nồng độ CO2 ở bình 2 giảm IV Nồng độ CO2 ở bình 3 không thay đổi
Câu 7 Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá.
Trang 7B Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát ra qua khí khổng thường lớn hơn lượng nước thoát ra qua cutin.
C Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào sống còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết.
D Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá.
Câu 8 Trong quang hợp, chất NADPH có vai trò
A phối hợp với chlorophin để hấp thụ năng lượng ánh sáng.
B là chất nhận điện tử đầu tiên của pha sáng quang hợp.
C là thành viên trong chuỗi truyền điện tử để hình thành ATP.
D mang điện tử từ pha sáng đến pha tối để khử CO2.
Câu 9 Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
Câu 10 Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Nếu không có O2 thì một phần tử glucozo chỉ giải phóng được 2ATP
II Tất cả mọi quá trình hô hấp đều giải phóng năng lượng ATP
III Tất cả mọi quá trình hô hấp đều làm oxi hóa chất hữu cơ
IV Tất cả mọi quá trình hô hấp đều trải qua giai đoạn đường phân
Câu 11 Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
Câu 12 Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I Nếu có một chất độc ức chế chu trình Canvil thì cây sẽ không giải phóng O2
II Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O
III Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối
IV Nguyên tử oxi có trong phân tử C6H12O6 là có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của phân tử CO2
Câu 13 Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C Mạch gỗ vận chuyển đường glucozơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Câu 14 Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây
sai?
A Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.
B Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng.
C Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các chất.
D Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để cấu thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp Câu 15 Đai caspari của tế bào nội bì có vai trò nào sau đây?
C Tạo áp suất rễ D Kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ Câu 16 Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng không thể diễn ra Nguyên nhân là vì pha
sáng muốn hoạt động được thì phải lấy chất A từ pha tối Chất A chính là
Trang 8Câu 17 Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
Câu 18 Ở thực vật C3, biết rằng toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG
thành AlPG Theo lí thuyết, để tổng hợp được 90 gam glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu gam nước?
Câu 19 Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
A Tế bào mạch gỗ ở rễ B Tế bào mạch rây ở trễ.
Câu 20 Khi nói về quá trình quang hợp phát biểu nào sau đây đúng?
A Quang hợp là một quá trình phân giải các chất hữu cơ thành vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng.
B Quá trình quang hợp xảy ra ở tất cả các tế bào của cây xanh.
C Quá trình quang hợp ở cây xanh luôn có pha sáng và pha tối.
D Pha tối của quang hợp không phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
B – CHUYỂN HÓA VẤT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐV
A Lý thuyết
Tiết 14: Tiêu hóa ở động vật
I Tiêu hóa là gì ?
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể
hấp thụ được
- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào( không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào(túi tiêu hóa, ống tiêu hóa)
II Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Động vật : trùng roi, trùng giày, amip…
- Thức ăn được tiêu hóa nội bào
- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn :
+ Hình thành không bào tiêu hóa
+ Tiêu hóa chất dinh dưỡng phức tạp thành chất đơn giản
+ Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất
III Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Động vật : Ruột khoang và giun dẹp
- Cấu tạo túi tiêu hóa :
+ Hình túi được cấu tạo từ nhiều tế bào
+ Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất
+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa
- Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào
IV Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Động vật : Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống
- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như : miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn
- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa
Tiết 15: Tiêu hóa ở động vật ( tiếp theo)
V Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :
1 Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:
- Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, xé thức ăn
- Dạ dày: Dạ dày đơn bào, to chứa nhiều thức ăn và tiêu hóa cơ học, hóa học
- Ruột ngắn, là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng
Trang 92 Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật:
- Bộ răng : răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng
- Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại)
- Ruột dài, manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn
* Dạ dày ở động vật nhai lại:
- Dạ cỏ : nhào trộn với nước bọt - thức ăn được tiêu hoá 1 phần bởi VSV
- Dạ tổ ong : thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
- Dạ lá sách : hấp thu bớt nước
- Dạ múi khế : tiêu hoá thức ăn và VSV bởi HCl và enzym trong dịch vị
Tiết 16: Hô hấp ở động vật
I Hô hấp là gì?
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ ôxi hóa các chất trong tế bào
và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài
- Hô hấp ở động vật gồm : hô hấp ngoài và hô hấp trong
II Bề mặt trao đổi khí:
- Bề mặt trao đổi là bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(máu) và cho CO2 khuếch tán từ tế bào(máu) ra ngoài
- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí :
+ Diện tích bề mặt lớn
+ Mỏng và luôn ẩm ướt
+ Có rất nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí
III Các hình thức hô hấp:
1 Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp : ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
- Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hay bề mặt cơ thể nhờ sự khuếch tán
2 Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
- Động vật : côn trùng
- Lỗ thở → ống khí lớn → ống khí nhỏ→ TB Các ống khí cấu tạo nên hệ thống ống dẫn khí
3 Hô hấp bằng mang:
- Động vật : cá, tôm, cua, trai, ốc
- Ở cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :
+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang + Dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang
4 Hô hấp bằng phổi:
- Động vật : Bò sát, Chim, Thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí
- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực
- Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
Tiết 17: Tuần hoàn máu
I Cấu tạo chung và chức năng
1 Cấu tạo chung
- Dịch tuần hoàn: máu và dịch mô
- Tim: là bơm hút và đẩy máu
- Hệ mạch: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch
2 Chức năng
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác đáp ứng nhu cầu sống của cơ thể
II Các dạng hệ tuần hoàn
- ở động vật đơn bào và đa bào thấp, trao đổi chất diễn ra qua bề mặt cơ thể vì vậy chưa có hệ tuần hoàn
- Ở động vật đa bào cấp cao có các dạng hệ tuần hoán sau:
Trang 10+ Hệ tuần hoàn hở
+ Hệ tuần hoàn kín
* Hệ tuần hoàn đơn
* Hệ tuần hoàn kép
1 Hệ tuần hoàn hở
- Đại diện: côn trùng,…
- Hành trình máu: Tim → động mạch → khoang cơ thể ( TĐC với TB)→ tĩnh mạch → tim
- Áp lực máu thấp, tốc độ máu chảy chậm
2 Hệ tuần hoàn kín
a Hệ tuần hoàn đơn
- Đại diện: cá, thân mềm,…
- Hành trình máu: Tim → Động mạch mang → mao mạch mang (TĐ khí)→ động mạch lưng → mao mạch lưng (TĐC và TĐ khí với TB) → tĩnh mạch → tim
- Áp lực máu cao, máu chảy với vận tốc trung bình
b Hệ tuần hoàn kép
- Đại diện: lưỡng cư, bò sát, chim, thú
- Hành trình máu:
+ vòng tuần hoàn nhỏ: Tim → động mạch phổi → mao mạch phổi (TĐ khí) → tĩnh mạch phổi → tim
+ vòng tuần hoàn lớp: Tim → động mạch lưng → mao mạch (TĐC và TĐ khí) → tĩnh mạch → tim
- Áp lực máu cao, vận tốc máu chảy nhanh
Tiết 18: Tuần hoàn máu (tiếp theo) III Hoạt động của tim
1 Tính tự động của tim
- Tim có khả năng hoạt động tự đông như vào hoạt động của hệ dẫn truyền tim:
+ Nút xoang nhĩ: tạo ra xung điện, lan truyên khắp cơ tâm nhĩ, làm tâm nhĩ co
+ Nút nhĩ thất: nhận xung điện từ nút xong nhĩ và truyền vào bó His và mạng puockin
+ Bó his và mạng puockin: nhận xung điện truyền cơ tâm thất làm tâm thất co
2 Tính chu kì của tim
- Chu kì của tim gồm 3 pha:
+ Pha nhĩ co: máu dồn tâm nhĩ xuống tâm thất
+ Pha thất co: máu dồn từ tâm thất vào đông mạch
+ pha dãn chung: máu dồn từ tĩnh mạch về tâm nhĩ
IV Hoạt động của hệ mạch
1 Cấu trúc của hệ mạch.
- Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch
- Hệ thống động mạch: Động mạch chủ → Động mạch nhỏ dần → Tiểu động mạch
- Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch
- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch→ Các tĩnh mạch lớn dần → Tỉnh mạch chủ
2 Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
- Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
- Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhanh làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, lượng máu
.3 Vận tốc máu:
- Vận tóc máu là tốc độ máu chảy trong một giây
- Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch
Tiết 19: Cân băng nội môi
I Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi
1 Khái niệm
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể