1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Ôn tập cuối kỳ 1

16 548 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 1) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu của HS. - Rèn kỹ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, phát âm đúng. Thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Có chí thì nên, tiếng sáo diều. B. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (học kỳ 1). Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 (174). C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức lớp: HS hát. II. Ôn tập: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/6 HS trong lớp. - HS lên bốc thăm bài đọc – chuẩn bị - HS đọc bài SGK (1 đoạn văn hoặc cả bài theo chỉ định ghi sẵn trên phiếu). - GV đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc, cho điểm. 3. Bài tập 2 (174): 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm. - Củng cố: truyện kể (có một chuỗi sự việc liên quan đến 1 hay một số nhân vật, nói lên một điều có ý nghĩa). - HS làm bài (theo nhóm 4). *Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên ? - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét. Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật Ông Trạng thả diều Trinh Đường Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học Nguyễn Hiền “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn Bạch Thái Bưởi Vẽ trứng. Xuân Yến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi Người tìm đường lên các vì sao. Lê Quang Phong - Phạm Ngọc Toàn Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao. Xi-ôn-cốp-xki III. Củng cố: Ôn tập mấy chủ đề, là những chủ đề nào ? GV nhận xét giờ học. IV. Dặn dò : Về nhà tiếp tục luyện đọc. Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 2) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: rèn kỹ năng đọc. - Ôn luyện kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua các bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật. - Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho. B. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi các bài tập đọc và học thuộc lòng (học kỳ 1). Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức lớp: HS hát. II. Ôn tập: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/6 HS trong lớp (tiến hành như tiết 1). 3. Bài tập 2 (174): - HS đọc yêu cầu bài tập, 1em làm mẫu HS làm vào vở bài tập. - HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt, GV cho nhận xét và ghi điểm. 4. Bài tập 3 (174): a, Nếu bạn em có quan tâm học tập, rèn luyện cao? - Có chí thì nên - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. b, Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn? - Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. - Lửa thử vàng, gian nan thử sức. - Thất bại là mẹ thành công. - Thua keo này, bày keo khác. c, Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác? - Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi! - Hãy lo bền chí câu cua Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai! • HS đặt câu khuyên bạn, trong đó có sử dụng thàng ngữ phù hợp với nội dung bài? • Chấm điểm động viên kịp thời HS làm bài tốt. III. Củng cố: HS đọc lại những thành ngữ trên. Nhận xét giờ học, IV. Dặn dò : Nhắc HS về ôn tập tập đọc & học thuộc lòng. Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 3) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện. B. ĐỒ DÙNG: - Phiếu kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng. - Bảng phụ: Viết ghi nhớ (SGK-113;122). C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức: HS hát. II. Ôn tập: Bài 1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng: 1/6 HS lớp (như tiết 1). - HS bốc thăm bài, đọc bài và trả lời câu hỏi. Bài 2: Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện. - Viết một mở bài theo kiểu gián tiếp, một kết bài theo kiểu mở rộng. Đề bài: Kể chuyện ông Nguyễn Hiền. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Cả lớp đọc thầm truyện “Ông Trạng thả diều” SGK-104. - 1 HS đọc nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trên bảng) hoặc SGK-112. + Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. + Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. - 2 cách kết bài: + Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện. + Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm. - HS làm bài. - HS trình bày –GV sửa lỗi- Cho điểm. - GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt. III. Củng cố: HS nhắc lại phần ghi nhớ về mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện. - Giáo viên nhận xét tiết học. IV. Dặn dò : - Về nhà xem lại ghi nhớ vừa ôn tập. - Hoàn chỉnh bài tập 2 vào vở. - Chuẩn bị tiết ôn tập 4. Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 4) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc tập đọc, học thuộc lòng - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Đôi que đan”. B. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức lớp: HS hát. II. Ôn tập: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/6 HS trong lớp. - HS bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo chỉ định trong phiếu. 3. Bài tập 2: Nghe viết “Đôi que đan”. - GV đọc bài thơ. - HS theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc bài thơ. - Tìm hiểu nội dung: * Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra? (mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha). * Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào? (rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình). - HS phát hiện và luyện viết những từ ngữ dễ viết sai (chăm chỉ, mũ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà, …) - HS viết bài (GV đọc). - Soát bài. - Chấm chữa bài, nhận xét. III. Củng cố: * Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào? - GV nhận xét giờ học. IV. Dặn dò : - HS tiếp tục luyện đọc. - Học thuộc lòng bài thơ “Đôi que đan”. Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 5) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc tập đọc, học thuộc lòng - Ôn tập về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu. B. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 (kẻ bảng theo yêu cầu). C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức lớp: HS hát. II. Ôn tập: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/6 HS trong lớp. 3. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm vào vở bài tập. - HS phát huy ý kiến, nhận xét, chốt lời giải đúng. a, Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn: - Danh từ: buổi nắng mắt hổ Tu Dí chiều phố mi quần áo Phù Lá xe huyện cổ sân thị trấn em bé móng Hmông - Động từ: dừng lại, chơi đùa. - Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ. b, Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm: - Buổi chiều, xe làm gì? - Nắng phố huyện thế nào? - Ai đang chơi đùa trước sân? III. Củng cố: * Danh từ là gì ? Động từ là gì ? Tính từ là gì ? - GV nhận xét giờ học. IV. Dặn dò : - Làm lại bài tập 2. - Tiếp tục luyện đọc. Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 6) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiểm tra đọc hiểu (lấy điểm) các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 11 → tuần 17 B. ĐỒ DÙNG: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng. - Bảng phụ: ghi sẵn phần ghi nhớ (SGK - 145; 170). C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức lớp: HS hát. II. Ôn tập: 1. Kiểm tra đọc: 1/6 lớp. - HS bốc thăm phiếu, đọc bài, trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. 2. Ôn luyện về văn miêu tả: - HS đọc yêu cầu bài: Tả một đồ dùng học tập của em. - Củng cố: HS đọc ghi nhớ (bảng phụ). - HS tự lập dàn bài, viết mở bài, kết thúc. - GV nhắc HS: Đây là bài văn miêu tả đồ vật. Quan sát chiếc bút, tìm đặc điểm riêng. Không tả quá chi tiết, rườm rà. - HS trình bày dàn ý. - GV ghi bảng: + Mở bài: Giới thiệu cây bút được tặng nhân dịp nào? + Thân bài: Tả bao quát bên ngoài: hình dáng, chất liệu, màu sắc, nắp bút, hoa văn trang trí, cái cài …. Tả bên trong: ngòi bút rất thanh, sáng loáng. Nét trơn đều… + Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút. - HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt (mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng). III. Củng cố: HS nhắc lại dàn ý bài văn Tả một đồ dùng học tập của em. - GV nhận xét giờ học. IV. Dặn dò : - Về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút. Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 7) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Rèn kỹ năng đọc hiểu. - HS đọc kỹ bài văn để làm bài tập. B. ĐỒ DÙNG: C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức lớp: HS hát. II. Ôn tập: 1. Đọc thầm bài: Về thăm bà Yêu cầu: HS đọc kỹ bài văn trong khoảng 15p 2. Dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất (khoanh tròn) - Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già? Ý c: tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. - Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? Ý a: nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi. - Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? Ý c: vì Thanh sống với … yêu thương. 3. Dựa vào nội dung bài tập đọc chọn câu trả lời đúng. - Tìm trong truyện “Về thăm bà” những từ cùng nghĩa với từ “hiền” Ý b: hiền từ, hiền lành. - Câu “lần nào trở về với bà, Thanh … như thế” có mấy động từ, mấy tính từ? Ý b: 2 động từ: trở về, thấy; 2 tính từ: bình yên, thong thả. - Câu “Cháu đã về đấy ư?” được dùng làm gì? Ý c: thay cho lời chào. - Trong câu “Sự yên lặng làm Thanh … gọi khẽ” bộ phận nào là chủ ngữ? Ý b: sự yên lặng. III. Củng cố: * Bài đọc có mấy nhân vật? Là những ai ? - GV nhận xét giờ học. IV. Dặn dò : - Ôn tập lại bài. Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 8) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng cuối HKI: + Nghe - viết đúng bài chính tả (75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng. + Viết được bài văn miêu tả đồ vật (Bố cục rõ ràng, đủ các phần. Bài tả đúng trình tự) B. ĐỒ DÙNG: SGK - Vở BTTV4 -tập 1. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức lớp: HS hát II. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. III. Ôn tập: a, Chính tả: (Nghe-viết) Chiếc xe đạp của chú Tư b, Tập làm văn: Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. IV. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. V. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị kiểm tra định kì lần 2. Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 1) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục ôn tập đọc và HTL và kiểm tra lấy điểm. Đọc trôi chảy, diễn cảm. - Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Người ta là hoa đất”. B. ĐỒ DÙNG:- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27. - Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 (Theo nhóm) C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức: HS hát. II. Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập. III. Bài ôn tập: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: – HS bốc thăm bài đọc, đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài. 3. Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài và nội dung bài. Trao đổi * Những bài tập đọc thế nào là truyện kể? * Tìm, kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm "Người ta là hoa đất" - HS làm bài theo nhóm và hoàn thành vào vở. Tên bài Nội dung chính Nhân vật Bốn anh tài Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: Trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà Trần Đại Nghĩa IV. Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học V. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục luyện đọc và ôn về câu kể. - Chuẩn bị tiết ôn tập 2. Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 2) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe- viết đúng chính tả, đẹp đoạn văn miêu tả hoa giấy - Hiểu nội dung bài hoa giấy - Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức: HS hát. II. Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập. III. Bài ôn tập: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học 2. Viết chính tả: - GV đọc bài Hoa giấy. Sau đó 1 HS đọc lại * Những từ ngữ hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nở rất nhiều? * Em hiểu nở " tưng bừng" nghĩa là thế nào? * Đoạn văn có gì hay? - HS phát hiện từ khó và luyện viết các từ đó (rực rỡ, trắng muốt, lang thang, ) - Đọc chính tả cho HS viết - Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả. 3. Ôn luyện về các kiểu câu kể: Bài tập 2; - HS đọc yêu cầu bài, làm bài và trả lời câu hỏi. * Bài 2a: yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào? (Ai làm gì?) * Bài 2b … (Ai thế nào?) * Bài 2c … (Ai là gì?) - HS nối tiếp nhau đặt câu (Mỗi HS đặt một câu kể về một kiểu câu) vào bảng phụ - HS dán bài lên bảng - Nhận xét. - HS làm bài vào vở bài tập cả 3 yêu cầu, lần lượt đọc lại bài. - GV nhận xét, cho điểm IV. Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học V. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học.- Chuẩn bị tiết ôn tập 3. Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 3) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục ôn tập đọc và HTL và kiêm tra. Đọc trôi chảy, diễn cảm. - Hệ thống hoá những kiến thức cần ghi nhớ về tên bài, nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm"Vẻ đẹp muôn màu" [...]... đẹp bài thơ Cô Tấm của mẹ B ĐỒ DÙNG: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27 C CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I Tổ chức: HS hát II Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập III Bài ôn tập: 1 Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học 2 Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: – HS bốc thăm bài đọc, đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài 3 Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài: - HS làm bài. .. chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ B ĐỒ DÙNG: Viết sẵn bài tập 1, 2 C CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I Tổ chức: HS hát II Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập III Bài ôn tập: 1 Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học 2 Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1, 2 (97): - Học sinh đọc yêu cầu bài - HS làm bài theo nhóm 3 (Mỗi nhóm một chủ đề) và hoàn thành vào vở + Kết quả: Nhóm 1 chủ điểm "Người ta... hợp giờ ôn tập III Bài ôn tập: 1 Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học 2 Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: – HS bốc thăm bài đọc, đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài 3 Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài * Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? (kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa) * Tìm và kể tên các bài tập đọc... tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 7) A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Rèn kỹ năng đọc hiểu - HS đọc kỹ bài văn để làm bài tập B ĐỒ DÙNG: C CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I Tổ chức lớp: HS hát II Ôn tập: 1 Đọc thầm bài: Chiếc lá Yêu cầu: HS đọc kỹ bài văn trong khoảng 15 phút 2 Dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất (khoanh tròn) Câu 1: Ý c Chim sâu, bông hoa... luyện đọc và chuẩn bị ôn tập tiết 5 Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 5) A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục ôn tập, kiểm tra đọc và HTL Đọc trôi chảy, diễn cảm - Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc Là truyện kể thuộc chủ điểm “Những người quả cảm” B ĐỒ DÙNG: - 12 phiếu viết tên từng bài tập đọc và 5 phiếu bài HTL - Bảng phụ: Ghi sẵn bài tập 2 (97) C CÁC HOẠT... kể vừa học B ĐỒ DÙNG: Bảng phụ : Kẻ sẵn bài tập 1, ghi bài tập 2 C CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I Tổ chức: HS hát II Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập III Bài ôn tập: 1 Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học 2 Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Hoạt động nhóm - Học sinh đọc yêu cầu bài * Các em đã học những kiểu câu kể nào? Định nghĩa Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? CN trả lời câu hỏi Ai CN trả lời câu hỏi CN trả... - GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ, trao đổi nội dung bài - Viết bài - Soát bài, chấm bài - Nhận xét IV Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học V Dặn dò: - Về nhà tiếp tục học nội dung các bài tập đọc đã học - Chuẩn bị tiết ôn tập 4 Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 4) A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Hệ thống hoá các từ ngừ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm“Người ta là hoa đất; vẻ đẹp muôn màu; những... III Củng cố: * Bài đọc có mấy nhân vật? Là những ai ? - GV nhận xét giờ học IV Dặn dò : - Ôn tập lại bài Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 8) A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng cuối HKI: + Nghe - viết đúng bài chính tả (85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng + Viết được bài văn miêu tả cây cối (Bố cục rõ ràng, đủ các phần Bài tả đúng trình... tục luyện đọc và ôn luyện về 3 kiểu câu kể.- Chuẩn bị tiết ôn tập 6 Tiếng Việt: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 6) A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? - Xác định đúng từng kiểu câu kể trong đoạn văn và hiểu tác dụng của chúng - Thực hành viết đoạn văn trong đó có sử dụng 3 kiểu câu kể vừa học B ĐỒ DÙNG: Bảng phụ : Kẻ sẵn bài tập 1, ghi bài tập 2 C CÁC HOẠT... Bài tập 2 (98):- HS đọc yêu cầu bài, làm bài VN là DT, cụm DT Hồng Vân/ là học sinh lớp 4A Câu 1. Bấy giờ tôi còn là chú bé lên mười Kiểu câu Ai là gì? Tác dụng Giới thiệu N vật "Tôi" 2 Mỗi lần đi cắt cỏ, bao gời tôi… cây một Ai làm gì? Kể lại HĐ của nhânvật 3 Buổi chiều ở làng ven sông … lạ lùng Ai thế nào? Kể về Đ điểm, trạng thái của buổi chiều… Bài tập 3: HS làm vào vở bài tập rồi lần lượt đọc bài . giờ ôn tập. III. Bài ôn tập: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1, 2 (97): - Học sinh đọc yêu cầu bài. - HS làm bài. Kẻ sẵn bài tập 1, ghi bài tập 2. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức: HS hát. II. Kiểm tra: Kết hợp giờ ôn tập. III. Bài ôn tập: 1. Giới thiệu bài: GV

Ngày đăng: 25/11/2013, 22:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ: Kẻ sẵn bài tập 1, ghi bài tập 2. - Bài giảng Ôn tập cuối kỳ 1
Bảng ph ụ: Kẻ sẵn bài tập 1, ghi bài tập 2 (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w