1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh các thể tại Việt Nam - TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

219 26 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Thứ ba, từ các nhân tố tác động đến tiếp cận tín dụng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, khách hàng, tổ chức đoàn thể như[r]

(1)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - LÊ HOÀNG ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2020 (2) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - LÊ HOÀNG ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG PGS.TS LÊ HOÀNG NGA HÀ NỘI - 2020 (3) i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu này tôi tự thực và không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Hoàng Anh (4) ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH viii MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 27 1.1 Khái quát hộ kinh doanh cá thể và tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể 27 1.1.1 Khái quát hộ kinh doanh cá thể 27 1.1.2 Tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức 28 1.1.3 Tiếp cận tín dụng 32 1.2 Tác động tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh cá thể 35 1.2.1 Các tác động tích cực 35 1.2.2 Các tác động tiêu cực 37 1.3 Lý thuyết tảng và mô hình dự kiến 40 1.3.1 Các lý thuyết tảng 40 1.3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến 44 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 46 2.1 Phương pháp nghiên cứu 46 2.1.1 Quy trình nghiên cứu 46 2.1.2 Nghiên cứu định tính 47 2.1.3 Nghiên cứu định lượng 51 2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 55 2.2.1 Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức 55 2.2.2 Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức 64 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 74 3.1 Khái quát hộ kinh doanh cá thể Việt Nam và tiếp cận tín dụng tín dụng hộ kinh doanh cá thể 74 3.1.1 Tình hình hộ kinh doanh cá thể Việt Nam 74 3.1.2 Tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam 76 3.2 Khái quát mẫu nghiên cứu 77 (5) iii 3.2.1 Thông tin nhân học 77 3.2.2 Tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam dựa trên kết khảo sát 80 3.3 Kết nghiên cứu các nhân tố tác động tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh cá thể Việt Nam 83 3.3.1 Đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức 83 3.3.2 Đối với mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức 91 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ 100 4.1 Thảo luận kết nghiên cứu 100 4.1.1 Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức 100 4.1.2 Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức 105 4.2 Một số khuyến nghị 108 4.2.1 Khuyến nghị các quan quản lý nhà nước và pháp luật 108 4.2.2 Khuyến nghị các tổ chức tín dụng 116 4.2.3 Khuyến nghị hộ gia đình có nhu cầu vay vốn 125 4.2.4 Khuyến nghị chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương 127 4.2.5 Khuyến nghị các quan an ninh, truyền thông và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ 130 4.3 Hạn chế đề tài và các hướng nghiên cứu 131 KẾT LUẬN 133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 134 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 PHẦN PHỤ LỤC 148 (6) iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa ADB Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á ADBI Asian Development Bank Institute - Viện ngân hàng phát triển châu Á ATM Automated Teller Machine - Máy giao dịch ngân hàng tự động CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fix Index - Chỉ số thích hợp so sánh CMIN Chi bình phương - tiêu chuẩn để phân tích CFA CP Chính phủ 10 EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá 13 GS Giáo sư 14 KMO Kaiser - Meyer - Olkin - Hệ số thể mức độ thích hợp tương quan nội các biến quan sát 15 OECD 16 PGS Phó giáo sư 17 RMSEA Root Mean Square Error of Approximation - Chỉ số RMSEA 18 SEM Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính 19 TCTD Tổ chức tín dụng 20 TDCT Tín dụng chính thức 21 THCS Trung học sở 22 THPT Trung học phổ thông 23 ThS Thạc sĩ 24 TLA Truth in Lending Act - Đạo luật Trung thực cho vay 25 TLI Tucker - Lewis Index - Chỉ số Tucker - Lewis phân tích CFA 26 TPB Theory of Planned Behavior - Mô hình lý thuyết hành vi dự định Organization for Economic Cooperatin and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (7) v STT Ký hiệu Ý nghĩa 27 TRA Theory of Reasoned Action - Mô hình lý thuyết hành động hợp lý 28 TS Tiến sĩ 29 UBGSTC Ủy ban Giám sát Tài chính 30 UBND Ủy ban nhân dân 31 WB World Bank - Ngân hàng Thế giới (8) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thang đo tài sản đảm bảo 56 Bảng 2.2 Thang đo thu nhập 57 Bảng 2.3 Thang đo kinh nghiệm chủ hộ .58 Bảng 2.4 Thang đo khoảng cách 59 Bảng 2.5 Thang đo lãi suất vay vốn 60 Bảng 2.6 Thang đo phức tạp thủ tục vay vốn 61 Bảng 2.7 Thang đo kinh nghiệm ngân hàng thương mại 61 Bảng 2.8 Thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử 62 Bảng 2.9 Thang đo khả tiếp cận tín dụng NHTM hộ gia đình .63 Bảng 2.10: Tổng hợp chiều tác động các nhân tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể 63 Bảng 2.11 Thang đo hiệu kỳ vọng 64 Bảng 2.12 Thang đo nỗ lực kỳ vọng 66 Bảng 2.13 Thang đo ảnh hưởng xã hội .67 Bảng 2.14 Thang đo điều kiện thuận lợi .69 Bảng 2.15 Thang đo hiểu biết tài chính .70 Bảng 2.16 Thang đo tiện lợi 71 Bảng 2.17 Thang đo tính bảo mật .72 Bảng 2.18 Thang đo ý định sử dụng tín dụng phi chính thức .73 Bảng 3.1 Hộ kinh doanh cá thể Việt Nam phân theo vùng 74 Bảng 3.2 Kết nhân học từ mẫu nghiên cứu 78 Bảng 3.3 Kết học vấn và tiếp cận nguồn thông tin hộ 79 Bảng 3.4 Kết khảo sát các hộ tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức .81 Bảng 3.5 Thời gian vay vốn bình quân các hộ .81 Bảng 3.6 Số vốn bình quân lần các hộ 82 Bảng 3.7: Kiểm định KMO và Bartlett 85 Bảng 3.8: Phân tích EFA biến Khả tiếp cận tín dụng 86 Bảng 3.9 KMO và kiểm định Bartlett 91 Bảng 3.10 Tổng hợp kết phân tích CFA lần 92 Bảng 3.11 Tổng hợp kết phân tích CFA lần 93 (9) vii Bảng 3.12 Kiểm định tươmg quan các biến mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức 94 Bảng 3.13 Mối quan hệ các nhân tố mô hình cấu trúc ý định sử dụng 96 tín dụng phi chính thức 96 Bảng 3.14: Kết ước lượng mô hình Bootstrap với N=400 96 Bảng 3.15 Kết kiểm định giả thuyết mô hình lý thuyết 97 Bảng 3.16: Kết kiểm định lần tác động biến điều tiết 97 Bảng 3.17: Kết kiểm định lần tác động biến điều tiết 98 (10) viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Ảnh hưởng tín dụng vi mô thu nhập hộ kinh doanh 36 Hình 1.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA 40 Hình 1.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB 42 Hình 1.4: Mô Hình chấp nhận công nghệ TAM 43 Hình 1.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) 44 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 47 Hình 2.2 Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức 50 Hình 2.3: Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức 51 Hình 3.1 Kết phân tích nhân tố khẳng định CFA 88 Hình 3.2 Kết phân tích mô hình cấu trúc SEM 90 Hình 3.3 Kết SEM tiếp cận tín dụng phi chính thức 95 (11) MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài Các hộ kinh doanh cá thể trên giới là phần tất yếu kinh tế quốc dân Hộ kinh doanh cá thể có thể huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, phụ thuộc vào phát triển các sản phẩm tài chính và thị trường vốn quốc gia Do đó, hộ kinh doanh cá thể có thể mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận tín dụng từ: (1) nguồn phi chính thức vay người thân, bạn bè; (2) nguồn chính thức vay từ các tổ chức tín dụng (TCTD), (Ledgerwood và cộng sự, 2013b) Chính khác biệt hóa các sản phẩm tài chính TCTD thể chiến lược, đặc trưng vùng miền để đáp ứng nhu cầu khác nhiều đối tượng Trong điều kiện nay, tiếp cận tín dụng chính thức và vai trò các tổ chức tín dụng chính thức đặc biệt quan trọng việc đáp ứng kịp thời vốn cho các hộ gia đình để bổ sung vốn kinh doanh, đảm bảo quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh và dịch vụ phát triển liên tục, bền vững Các quy trình cho vay các sản phẩm tín dụng đặc biệt phù hợp với các hộ kinh doanh tính chất ưu đãi nhà nước nhóm đối tượng này Ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế các nước, các TCTD không là các kênh huy động vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn có chức giảm thiểu các rủi ro tài chính thông qua việc cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà đầu tư Trong đó, trường phái kinh tế (lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh), Romer (1990), Mankiw và cộng (1992), nhấn mạnh khu vực tài chính vững mạnh có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, đổi công nghệ, nghiên cứu và phát triển thông qua các kênh cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp và hộ kinh tế gia đình Tín dụng phi chính thức hay “tín dụng ngầm”, hiểu chung là các hình thức vay vốn ngoài quản lý các quan quản lý tài chính tiền tệ, gồm cho vay các cá nhân, cho vay thông qua các hình thức hụi, họ, phường, cho vay gia đình, bạn bè, người thân Trong đó, tín dụng đen, tức tín dụng người cho vay tư nhân với lãi suất “cắt cổ”, luôn gây hệ lụy nguy hiểm cho người vay cách thức tính lãi dễ khiến người vay rơi vào tình trạng khánh kiệt, không trả nợ, cách hành xử “giang hồ” đòi nợ kẻ cho vay (Nugent, 1941a, Kelso, 1941b, Shergold, 1978, Carr và Kolluri, 2001b) Nghiên cứu Claessens (2006) các cá nhân và hộ gia đình không sử dụng các dịch vụ tài chính các TCTD chính thức là các rào càn truy cập tài chính cao, họ không có hồ sơ tín dụng, dịch vụ tài chính kém, chi phí phải trả là lớn hay chí là phân biệt đối xử Bên cạnh đó, khách hàng không sử (12) dụng dịch vụ tài chính là thu nhập đầu vào họ là thấp, không cần thiết tiết kiệm, thông tin và tài liệu hạn chế Hơn nữa, nhiều hộ gia đình không tin tưởng vào tổ chức tin dụng độ an toàn còn thấp, độ phủ sóng chưa rộng rãi (Beck và cộng sự, 2007) Chính vì vậy, việc tiếp cận tín dụng chính thức ngày càng gặp nhiều khó khăn, các hộ gia đình thường tìm kiếm đến các khoản tài chính không chính thức không yêu cầu tài sản chấp (Beck và cộng sự, 2006a) Khác với quan điểm hộ kinh doanh trên giới, hộ kinh doanh cá thể Việt Nam hiểu là cá nhân hay nhóm người đăng ký kinh doanh lĩnh vực cụ thể với quy mô nhỏ lẻ, quy trình đăng ký đơn giản và có địa điểm kinh doanh xác định Do đó, hoạt động kinh doanh hộ gia đình có thể có nhiều lợi từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến cải cách quản lý thuế theo hình thức thuế khoán - kê khai và nộp thuế lần năm, không ghi sổ kế toán… Những điều kiện đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế Việt Nam (Trần Thọ Đạt, 2018) Theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2018, nước có gần triệu hộ sản xuất kinh doanh, gấp 10 lần số doanh nghiệp hoạt động, quy mô lao động đạt gần 10 triệu người Nếu kinh tế Nhà nước đóng góp 32,2% vào tổng sản phẩm quốc nội, thì kinh tế ngoài Nhà nước góp tới 48,3%; (kinh tế tập thể 5%, kinh tế tư nhân 10,9%, kinh tế cá thể 32,3%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 19,5% (Tổng cục thống kê, 2019) Như vậy, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp cao GDP (xấp xỉ 33%) Hoạt động sản xuất kinh doanh hộ gia đình đã mang lại tác động lớn đến kinh tế, xóa đói giảm nghèo các địa phương trên nước Bên cạnh đó, Hoàng Trần Hậu (2018) đã nhận định việc phát triển hộ kinh doanh cá thể, đã giúp cho khoảng 10 triệu lao động Việt Nam có việc làm thường xuyên thời gian qua, tăng thu nhập, tăng thu ngân sách, góp phần phát triển bền vững quá trình xây dựng khu vực nông thôn năm qua Tuy nhiên, việc tiếp cận tín dụng chính thức các hộ kinh doanh cá thể còn nhiều hạn chế không đáp ứng đủ tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh chưa hiệu quả, khả tiếp cận công nghệ còn chậm… (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017) Trong số các hộ kinh doanh, thì có khoảng 47,22% số hộ vay vốn với lãi suất phù hợp (khoảng - 14%/năm) - đánh giá là cao nhiều so với lãi suất mà các doanh nghiệp vay vốn, dù cùng ngành (Bùi Kiên Trung và cộng sự, 2019) Tổng nguồn vốn hệ thống các TCTD Việt Nam dành cho hộ kinh doanh cá thể chiếm có 10,8% tổng dư nợ, số đó nhiều các hộ kinh doanh buộc phải chuyển sang vay theo hình thức cá nhân vay (World Bank, 2018) Các hoạt động khác (13) bảo lãnh vay vốn, cho thuê tài chính hay sử dụng các dịch vụ tín dụng khác còn thấp nhiều Điều đó thấy rằng, việc tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh cá thể có vấn đề Thêm vào đó, trên sở quy định Bộ luật dân 2015 chủ thể vay vốn, thông tư 39/2016/TT-NHNN nêu rõ: “Chủ thể vay vốn bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động Việt Nam, pháp nhân thành lập nước ngoài và hoạt động hợp pháp Việt Nam” Như vậy, tổ chức không có tư cách pháp nhân hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân không phép vay vốn các ngân hàng thương mại Dù vậy, thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định cá nhân vay vốn cho nhu cầu sử dụng vốn hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân chính cá nhân là chủ hộ kinh doanh chủ doanh nghiệp tư nhân Từ thay đổi, bất cập quy trình vay vốn khiến cho nhiều hộ kinh doanh cá thể Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn tự có, tiếp cận các nguồn vốn phi chính thức với lãi suất cao, ảnh hưởng đến thu nhập hộ Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách tăng tiếp cận tín dụng chính thức cho các hộ gia đình nói riêng, các thành phần khác kinh tế nói chung thông qua hàng loạt văn pháp lý khác như: Thành lập riêng Ngân hàng Chính sách xã hội với 20 chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017) đó khuyến khích các định chế tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp này, Nghị định tín dụng nông nghiệp nông thôn, các định nâng cao khả tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho kinh tế… (Chính phủ, 2016, Chính phủ, 2019c, Chính phủ, 2019d) Thậm chí, quy định riêng hình thức tổ chức họ, hụi, biêu, phường đã ban hành nhằm hạn chế biến tướng hình thức này sang “tín dụng đen” (Chính phủ, 2019a) Tuy vậy, tình trạng tín dụng phi chính thức - đặc biệt là tín dụng đen hoành hành Việt Nam suốt thời gian dài, và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt - là vấn đề áp dụng cho các hộ gia đình vay vốn Thực tế cho thấy, “tín dụng đen” là hình thức cho vay, vay huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất pháp luật quy định, thực các cá nhân, nhóm người tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật (Chính phủ, 2019a) Để có thể đảm bảo các định hướng mà chính phủ đặt ra, thì việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức bối cảnh đóng vai trò quan trọng Xuất phát từ lý trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam” lựa chọn để nghiên cứu (14) 2.Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 1.1 Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Nghiên cứu chung các mô hình “Ý định sử dụng” Trên giới, hướng nghiên cứu “Ý định sử dụng” phổ biến và thường giải thích việc áp dụng: Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA), Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)… Mô hình hành động hợp lý TRA xây dựng và phát triển Ajzen và Fishbein Theo lý thuyết này, hành vi người định yếu tố quan trọng chính là “Ý định hành vi” (Behavior intention) (Ajzen và Fishbein, 1980) Bên cạnh đó, “Ý định hành vi” lại giải thích “Thái độ” (Attitude) hành vi và “Mức quy chuẩn chủ quan” (Subjective Norm) hành vi đó Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) là mở rộng lý thuyết hành động hợp lý (TRA), nhân tố hành vi “Kiểm soát cảm nhận” (Perceived Behavioral Control) thêm vào để thể khó khăn hay dễ dàng thực hành vi cụ thể và việc thực hành vi đó có bị kiểm soát hay không (Ajzen, 1991a) Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) xây dựng và phát triển Davis vào năm 1989 Mô hình này đã nêu ảnh hưởng các yếu tố: “Cảm nhận dễ sử dụng” (Perceived Ease of Use) và “Cảm nhận hữu dụng” (Perceived Usefulness) lên “Thái độ” dẫn đến sử dụng công nghệ và sau đó ảnh hưởng đến định sử dụng công nghệ (Davis và cộng sự, 1989a) Ngoài còn có các mô hình lý thuyết đổi (IDT), mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT) (nội dung cụ thể các mô hình phục vụ cho nghiên cứu này tác giả nêu cụ thể phần sở lý thuyết) Tuy nhiên, xét phạm vi ngành ngân hàng tài chính, các nghiên cứu ý định hành vi sử dụng áp dụng các mô hình này tập trung các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, viễn thông ý định vay tiêu dùng nói chung… chưa có nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể, liên quan đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức Rất nhiều nghiên cứu “Ý định sử dụng” hành vi thực lĩnh vực dịch vụ Internet Banking Shergill và Li (2005), Giovanis và cộng (2012), Yiu và cộng (2007), Malhotra và Singh (2009), Saibaba và Murthy (2013) Nhìn chung các nghiên cứu này đã thiết lập các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng” Internet Banking khách hàng gồm giới tính, thu nhập, giáo dục, tuổi, hiểu biết Internet, ngoài các nghiên cứu này còn phân tích các thuộc tính đổi hữu ích, bảo mật, an ninh, tin cậy, rủi ro (15) Nghiên cứu Abadi và cộng (2012) sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận rủi ro để thiết lập các yếu tố cản trở thúc đẩy chấp nhận sử dụng Mobile Banking Các kết luận tác giả là nhận thức rủi ro có tác động ngược chiều đến “Ý định sử dụng” dịch vụ Mobile Banking và là nhân tố có tầm ảnh hưởng “Nhận thức hữu ích”, “Nhận thức kiểm soát” hành vi và “Nhận thức chủ quan” có mối quan hệ thuận chiều đến “Ý định sử dụng” Mobile Banking Trong đó “Nhận thức hữu ích” có tác động gián tiếp và mạnh đến “Ý định sử dụng” dịch vụ Cũng nghiên cứu “Ý định sử dụng” Mobile Banking, nghiên cứu Lee và cộng (2012) sử dụng mô hình TAM, TRA và kết hợp các nhân tố “Phù hợp nhiệm vụ”, “Giá trị tiền tệ”, “Kết nối”, “Sáng tạo cá nhân”, “Khả tiếp nhận” để giải thích “Ý định sử dụng” người tiêu dùng Nghiên cứu Nguyễn Mai Phương và cộng (2019) mang tính khám phá các yếu tố ảnh hưởng và bước đầu có đánh giá mức độ tác động yếu tố này đến “Ý định vay tiêu dùng” sinh viên trên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu sử dụng kết hợp TAM, TPB để xây dựng mô hình Trong đó, vài kết luận đưa là (1) sinh viên nhận thức hữu ích và tiện dụng việc vay tiêu dùng tăng thì họ có thái độ tích cực vay tiêu dùng; (2) “Thái độ” là yếu tố định có tính chủ chốt đến “Ý định vay tiêu dùng” sinh viên; (3) sinh viên sẵn sàng vay thấy cần thiết so với vay để mua thứ mình thích; (4) bạn bè có mức độ ủng hộ “Ý định vay tiêu dùng” sinh viên lớn gia đình mà người khác mà sinh viên tin tưởng; (5) sinh viên có xu hướng quan tâm đến các yếu tố trực tiếp thể đặc tính sản phẩm vay tiêu dùng nhận biết hữu ích và tiện dụng sản phẩm; (6) chưa có đủ chứng để khẳng định mối liên hệ “Nhận thức kiểm soát hành vi” và “Ý định vay tiêu dùng” Tuy nhiên nghiên cứu này có phạm vi hẹp và tìm hiểu ý định vay tiêu dùng nói chung, không thể sử dụng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định, hành vi sử dụng tín dụng đen 1.1.2 Nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả định tiếp cận tín dụng Nhóm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm người vay Okurut (2006) đánh giá tác động việc tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh cá thể Nam Phi phương pháp kết nối điểm xu hướng với ba mô hình khác cho ba phạm vi nghiên cứu khác Ở cấp độ tổng thể, tác giả độ tuổi, giới tính, quy mô hộ gia đình, trình độ giáo dục, tiêu dùng bình quân chủ hộ kinh doanh (16) cá thể tác động tích cực và đáng kể tới khả tiếp cận tín dụng Đồng thời, nghiên cứu nhóm đối tượng là người nghèo, tác giả đưa kết luận nam giới, người da màu và dân cư ba tỉnh Western Cape, Gauteng và Mpumalanga dễ dàng tiếp cận TDCT nhóm đối tượng khác Cụ thể, dân số da đen, tiếp cận TDCT chịu ảnh hưởng tích cực và đáng kể tuổi tác, giới tính, chi tiêu bình quân đầu người và trình độ học vấn Akram và Hussain (2008) cho các hộ kinh doanh cá thể đã phải đối mặt với nhiều hạn chế để tiếp cận tín dụng nông nghiệp cách kịp thời Vấn đề tài sản chấp đánh giá là hạn chế lớn phần lớn hộ cho họ không thể tiếp cận TDCT vì cần có tài sản chấp Kết cho thấy thu nhập, trình độ học vấn và lãi suất dự đoán có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi vay vốn Chisasa (2019) thu nhập có tác động đáng kể tới việc tiếp cận tín dụng chính thức các hộ Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho thấy tài sản chấp có ảnh hưởng tiêu cực đến hội có chấp thuận tín dụng từ phía người cho vay Điều này làm gia tăng khả bị hạn chế TDCT các nông hộ Trần và Huỳnh (2013) cho trình độ học vấn chủ hộ, giá trị tài sản, diện tích đất thổ cư hộ có tác động ngược chiều tới khả bị giới hạn tín dụng hộ Đồng thời, nghề nghiệp chủ hộ ảnh hưởng tới khả hạn chế tín dụng hộ Cụ thể, chủ hộ có nghề nghiệp với thu nhập ổn định có khả bị giới hạn tín dụng thấp hộ túy sản xuất nông nghiệp Ngược lại, sử dụng tín dụng không chính thức là yếu tố làm gia tăng rào cản tiếp cận TDCT các hộ gia đình Tuy nhiên, nghiên cứu trước đó thực Đồng sông Cửu Long Phan (2013), tác giả lại số tiền vay tín dụng phi chính thức làm tăng khả tiếp cận TDCT Trịnh (2015) có số nhân tố tác động đến khả tiếp cận tín dụng hộ gia đình Cụ thể, chủ hộ trên 50 tuổi gặp khó khăn việc tiếp cận tín dụng Nếu chủ hộ có trình độ đại học trở lên có thể dễ dàng nhận khoản vay từ các ngân hàng vì họ có thể tìm việc với mức lương cao Kết cho thấy tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có sử dụng vốn vay Đồng sông Cửu Long và Đồng sông Hồng cao so với các vùng khác Các hộ gia đình có nhiều bốn thành viên có xác suất khá cao việc tiếp cận tín dụng Ngoài ra, các hộ nông dân có thu nhập cao dễ tiếp cận nguồn vốn Đặc biệt, nghiên cứu tỷ lệ người Kinh vay vốn cao so với các nhóm dân tộc khác (ví dụ người Khmer) dễ tiếp cận nguồn vốn vay và có khả trả nợ lớn Nguyên nhân đưa là địa bàn triển khai nghiên cứu phần lớn là người Khmer, hộ này thường nằm diện hộ nghèo cận nghèo có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên thuận lợi việc tiếp cận với chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (17) Nhà nước Mặt khác, địa bàn nghiên cứu tập trung phần lớn là người dân tộc thiểu số sinh sống nên xác suất tiếp cận TDCT hộ cao so với hộ là người Kinh Do đặc điểm dân cư khảo sát không mang tính đại diện cao nên kết thu khó có thể suy rộng, từ đó khiến cho nghiên cứu ít có ý nghĩa thực tiễn Nguyen (2007) cho hoạt động tài chính hộ gia đình bị ảnh hưởng quy mô hộ gia đình và nghề nông Ở cấp độ xã, khoảng cách đến các TCTD không ảnh hưởng đến việc tiếp cận TDCT Khi nghiên cứu tác động trình độ học vấn đến định vay, tác giả nhận thấy chúng có mối tương quan dạng chữ U ngược, hay nói cách khác là hộ gia đình có trình độ học vấn thấp hay cao vay ít Nghiên cứu Nguyễn và Phạm (2015) nhân tố khoảng cách đến các TCTD không ảnh hưởng đến khả tiếp cận nguồn TDCT nông hộ Tuy nhiên, khác với nghiên cứu Nguyen (2007), nghiên cứu này kết luận trình độ học vấn không ảnh hưởng đến khả tiếp cận TDCT Ngoài ra, nhu cầu vay là nhân tố tác động mạnh mẽ đến khả tiếp cận TDCT các hộ gia đình Nhóm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm khách hàng và tổ chức tín dụng Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến định vay từ nguồn TDCT, số tác giả đưa đồng thời nhóm đặc điểm người vay và nhóm đặc điểm TCTD vào mô hình nghiên cứu mình Yehuala (2008) đã xác định các yếu tố tác động đến khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình Ethiopia bao gồm các yếu tố nhân học, đặc điểm kinh tế xã hội, đặc điểm giao tiếp xã hội hộ gia đình và đặc điểm các TCTD Kết nghiên cứu đã việc không thể tiếp cận TDCT là nhân tố cản trở sản xuất, suất và thu nhập các hộ gia đình Đồng thời, việc tiếp cận TDCT còn nhiều hạn chế nên phần lớn người nghèo buộc phải tìm kiếm dịch vụ tín dụng thông qua các kênh không chính thức Kết luận này ủng hộ nghiên cứu (Hananu và cộng sự, 2015) Đồng thời, phát nghiên cứu Saqib và cộng (2018) cho thấy các yếu tố kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng việc tiếp cận tín dụng nông nghiệp nông dân Kết luận từ nghiên cứu Nguyễn và Phạm (2010) cho thấy địa vị xã hội, trình độ học vấn, tài sản chấp và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thu nhập bình quân ảnh hưởng tích cực đến khả tiếp cận TDCT hộ nông dân Về mục đích, vay vốn cho sản xuất vay nhiều Trong nhóm các nhân tố liên quan đến đặc điểm TCTD, thủ tục vay vốn coi là nhân tố định đến khả vay vốn Đồng thời, qua nghiên cứu, tác giả cho lãi suất tiền vay có ảnh (18) hưởng không rõ ràng đến lượng vốn vay từ khu vực chính thống Điều này có thể là lãi suất tiền vay các TCTD chính thức thường thấp so với lãi suất các TCTD không chính thức Hơn nữa, nhu cầu vay vốn tín dụng các hộ nông dân thường không đáp ứng đầy đủ các TCTD chính thức nên vì mà ảnh hưởng lãi suất đến lượng vốn cần vay không rõ ràng Điều này phù hợp với kết luận rút từ nghiên cứu trước đây Diagne (1999) Đào (2019) lại kết luận mức độ tiếp cận các tổ chức TCVM ngày càng cải thiện Khả tiếp cận vốn vay khách hàng từ các tổ chức TCVM nhìn nhận từ hai phía là người vay vốn và TCTD với 12 nhân tố độc lập Kết nghiên cứu cho thấy có nhân tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận vốn vay khách hàng với tổ chức TCVM Việt Nam xếp theo mức độ ảnh hưởng thấp dần là: điều kiện vay, mục đích vay, trình độ học vấn người vay, điều kiện kinh tế khách hàng vay, số lượng lao động gia đình người vay, giá trị khoản vay Đồng thời, nghiên cứu lãi suất không ảnh hưởng tới khả tiếp cận vốn vay Kết này mâu thuẫn với nghiên cứu Michael và cộng (2018) cho lãi suất cao là nhân tố chính giới hạn khả tiếp cận TDCT Có thể thấy, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận tín dụng, có nhiều nghiên cứu nhìn nhận đặc điểm khách hàng vay vốn Trong đó, ít nghiên cứu dựa trên đặc điểm người vay và người cung cấp tín dụng Tác giả nhận thấy việc đánh giá đồng thời các đặc điểm thuộc người vay và TCTD là cần thiết để xem xét đầy đủ các nhân tố tác động đến khả tiếp cận kênh TDCT giúp đưa các giải pháp triệt để và toàn diện Đồng thời, tác giả đề xuất thêm số nhân tố cho là có tác động đến việc tiếp cận TDCT, đề cập phần sau bài nghiên cứu Mặt khác, đặc điểm kinh tế xã hội, thời gian và phạm vi nghiên cứu các đề tài khác dẫn đến kết nghiên cứu có khác nhau, phù hợp với giai đoạn, địa phương nghiên cứu 1.1.3 Nghiên cứu rào cản tiếp cận tín dụng Dựa trên nghiên cứu tiếp cận tín dụng, thì nhóm nghiên cứu rào cản tiếp cận tín dụng đời, và vì thế, nó làm tảng để nhóm nghiên cứu tiếp cận dịch vụ tín dụng phi chính thức phát triển Theo Beck và cộng (2006b) thì tiếp cận tín dụng chia thành: (1) Khía cạnh đầu tiên là sẵn có (số lượng các dịch vụ tài chính sẵn có); (2) Khía cạnh thứ hai là tổng giá trị dịch vụ tài chính sẵn có hay thuận tiện sẵn có bao gồm chi phí hội việc phải chờ giao dịch viên, phải quãng đường dài đến chi (19) nhánh TCTD; (3) Khía cạnh thứ ba là phạm vi, loại hình, chất lượng dịch vụ tín dụng cung cấp, các yếu tố này có thể xác định là độ tin cậy nhà cung cấp tài chính, dịch vụ tài chính có sẵn cần thiết, thuận tiện, dễ dàng tiếp cận các loại hình dịch vụ này Các dịch vụ tài chính có thể tiếp cận nhiều lần và linh hoạt phù hợp với nhu cầu cá nhân khách hàng Nghiên cứu tiếp cận tín dụng đánh giá khả tiếp cận tín dụng chính thức người dân và đưa lý dẫn đến phát triển tín dụng đen Nghiên cứu tiếp cận tín dụng chia thành nhóm nghiên cứu sau: Nhóm nghiên cứu rào cản tiếp cận tín dụng từ phía cầu Claessens (2006) các hộ kinh doanh cá thể không sử dụng các dịch vụ tài chính là các rào cản tiếp cận tín dụng cao, điển hình là việc hồ sơ tín dụng không đáp ứng yêu cầu các tổ chức tín dụng, dịch vụ tài chính cung cấp kém không thỏa mãn họ, chi phí phải trả cho các khoản vay lớn, phân biệt đối xử bên cung cấp các khoản vay Bên cạnh đó, khách hàng không sử dụng dịch vụ tài chính là thu nhập đầu vào họ thấp, không thể tiết kiệm, thông tin và tài liệu các dịch vụ tài chính còn hạn chế Nhiều hộ gia đình không tin tưởng vào tổ chức tín dụng độ an toàn còn thấp, độ phủ sóng chưa rộng rãi, hoăc các tổ chức tài chính không có chi nhánh phân phối khu vực sinh sống họ Ngoài ra, các khách hàng có ít lịch sử tín dụng thường bị các TCTD áp dụng chi phí tín dụng cao, chí bị ngăn cản tiếp cận tín dụng vì sợ rủi ro mà người vay có thể đem lại Lịch sử dụng kém xuất phát từ chính rào cản môi trường thể chế yếu kém (bao gồm hệ thống pháp lý, sở hạ tầng thông tin yếu và thiếu khả cạnh tranh hệ thống ngân hàng…) Đặc biệt, các cá nhân thường đề cập đến tiền gửi tối thiểu cao, khoản vay nhỏ thường có chi phí cố định lớn đăng kí vay, tỷ lệ từ chối cho vay cao và yêu cầu tài sản chấp lớn Chính vì vậy, việc tiếp cận tín dụng chính thức ngày càng gặp nhiều khó khăn khiến các hộ gia đình thường tìm kiếm đến các dịch vụ tín dụng không chính thức không yêu cầu tài sản chấp Đây chính là điều kiện để tín dụng phi chính thức có thể phát triển Nghiên cứu hộ gia đình nước phát triển thường sử dụng tín dụng chính thức nhiều hẳn so với hộ gia đình nước phát triển Beck và cộng (2009) ủng hộ nghiên cứu này cho vấn đề địa lý, tiếp cận vật lý là yếu tố điển hình việc ngăn cản người tiêu dùng tiếp cận vào các dịch vụ tài chính Mặc dù có nhiều dịch vụ có thể sử dụng thông qua mạng Internet có nhiều dịch vụ yêu cầu khách hàng đến tận chi nhánh ngân hàng sử dụng ATM Nghiên cứu nước có mật độ chi nhánh và ATM (20) 10 dày thì số lượng hộ gia đình có tài khoản ngân hàng nhiều hẳn Chính vì vậy, nước phát triển thường có lượng tiếp cận dịch vụ tài chính nhiều so với các nước phát triển Một rào cản khác xuất phát từ các tài liệu cần thiết để tạo tài khoản ngân hàng Các tổ chức tài chính cần hay nhiều tài liệu để nhận diện đặc điểm khách hàng hộ chiếu, lái xe, chứng minh thư, giấy tờ cư trú, hóa đơn điện nước… Đối với các nước phát triển thì các thông tin này thường dễ tiếp cận người dân thu nhập thuộc các nước phát triển thì phần lớn họ thiếu các giấy tờ cần thiết mà các tổ chức này yêu cầu đặc biệt là họ không tuyển vào các khu vực chính thức (những khu vực yêu cầu hồ sơ lý lịch) Thậm chí số nước phát triển khu vực châu Phi thì để mở tài khoản cần số tiền tương đương với 50% GDP bình quân đầu người nhằm trì các chi phí liên quan tạo tài khoản Các loại chi phí này đã loại trừ phần lớn dân số sử dụng dịch vụ tài chính Các rào cản tiếp cận thường khác các quốc gia tính chất môi trường, hệ thống tài chính khác Ở nước có hệ thống tài chính phát triển nơi cạnh tranh mạnh mẽ các ngân hàng thúc đẩy phát triển với nhiều hình thức sở hữu tư nhân ngân hàng, tham gia ngân hàng nước ngoài; sở hạ tầng pháp lý và thông tin đầy đủ hơn; tính tự minh bạch và tự truyền thông ngày càng rộng rãi khiến các rào cản nhỏ, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính giảm thiểu Tuy nhiên, các nước phát triển, tài chính còn non trẻ, sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu người dân, thủ tục tài chính còn gặp nhiều vướng mắc thì việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức còn gặp nhiều khó khăn, cản trở Đây chính là yếu tố khiến mở rộng và phát triển tín dụng đen Việt Nam ngày càng nhanh chóng, khó thể kiểm soát Beck và De La Torre (2006b) cho việc tiếp cận dịch vụ tín dụng bị hạn chế chủ yếu là chi phí giao dịch cao, không chắn kết dự án mà các doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể thực có thể tạo rủi ro cho ngân hàng cho vay vốn và thông tin bất cân xứng các bên liên quan Về phía cầu, hộ kinh doanh cá thể không sử dụng dịch vụ tài chính không phải vì họ gặp trở ngại tiếp cận mà đơn giản là họ không muốn sử dụng Có nhiều lý dẫn đến việc không sử dụng dịch vụ tài chính, trường hợp điển hình xuất phát từ chính thiếu hiểu biết tài chính hay xung đột, phân biệt đối xử quá khứ sử dụng dịch vụ tài chính tạo trải nghiệm xấu với họ Sự phát triển kinh tế và gia tăng thu nhập bình quân đầu người làm gia tăng yêu cầu dịch vụ tài chính cao cấp nhiều tổ chức tài chính còn chưa đáp ứng Hơn nữa, nhu cầu không phát triển phát triển kinh tế mà còn yếu tố văn hóa xã hội Thiếu kiến thức tài chính và (21) 11 thành kiến văn hóa làm giảm cầu sử dụng dịch vụ tài chính khách hàng Bên cạnh đó, giá dịch vụ tăng thì giảm nhu cầu khách hàng đặc biệt là đối tượng có tiềm lực tài chính còn hạn hẹp (những hộ gia đình nghèo và công ty nhỏ) Rủi ro cá nhân là vấn đề đa dạng và không bảo hiểm khiến chi phí vay tăng cao nhằm tránh rủi ro cho các ngân hàng Điều này khiến lãi suất vay thường cao người và vay với khoản nhỏ Khi rủi ro cá nhân tăng cao thì người vay trở lên khó khăn việc tiếp cận dịch vụ tín dụng, vay vốn chi phí và lãi suất vay tăng cao Rủi ro lựa chọn bất lợi khiến phí bảo hiểm cho các khoản vay tăng cao từ đó hạn chế việc sử dụng tín dụng người dân Ngoài phí bảo hiểm, các TCTD thường đánh giá mức độ tin tưởng người vay thông qua lịch sử tín dụng Đối với người thì lịch sử tín dụng thường trống nên các tổ chức này yêu cầu tài sản chấp vay vốn đối tượng dễ bị tổn thương thì tài sản chấp thường không nhiều không có giá trị đảm bảo cho các khoản vay, tạo rào cản lớn cho việc tiếp cận nguồn vốn từ phía ngân hàng Theo Đặng Ngọc Đức (2020) thì số 250 hộ vay tín dụng phi chính thức (chủ yếu là tín dụng đen) khảo sát các câu hỏi phía hỗ trợ từ phía chính quyền, đoàn thể và quan cần vay tiền thì có tới 35,2% số người vay tín dụng đen cho họ không biết hỏi để hỗ trợ Đây là rào cản lớn cản trở việc tiếp cận tín dụng chính thức người dân Ngoài ra, 31% số người vay tín dụng phi chính thức cho họ “ngại” tìm; 16,3% không muốn chính quyền biết phần còn lại là không giúp đỡ dù đã liên hệ lý khác Những lý trên đây chính là rào cản việc tiếp cận tín dụng chính thức và mở đường cho phát triển tín dụng đen Nghiên cứu rào cản tiếp cận tín dụng chính thức từ phía cung Claessens (2006) cho rằng: các TCTD các nước phát triển ngày càng mở rộng lại khó đáp ứng các yêu cầu vốn các hộ kinh doanh cá thể không huy động tiền gửi, không đủ vốn yêu cầu để trở thành trung gian tài chính thực thụ các ngân hàng Sự yếu các TCTD nhỏ, phi ngân hàng trước ngân hàng lớn việc tiếp cận vào mạng lưới hệ thống toán và thông tin khách hàng khiến việc cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Về phía ngân hàng, hạn chế việc tiếp cận dịch vụ tín dụng chủ yếu đến từ việc tốn kém việc cung cấp sở hạ tầng cho khu vực có mật độ dân số thấp nơi có an ninh yếu kém Ngoài ra, chi phí giao dịch, chi phí thủ tục cho khoản vay nhỏ thường cao nhu cầu vay các khoản nhỏ thường lớn Bên cạnh đó, các khoản vay nhỏ này thường trả nợ theo đợt khiến việc mở rộng tín (22) 12 dụng ngân hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn, hội phát triển ngày càng thu hẹp Chính vì vậy, ngân hàng thường tập trung cho doanh nghiệp lớn vay khoản lớn thay vì cho vay nhiều khoản nhỏ hộ gia đình rủi ro và chi phí cao Nghiên cứu này nghiên cứu Beck và cộng (2009) ủng hộ với ý kiến cho việc phát triển nhiều tổ chức vi mô nước nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao chưa là ý kiến tốt các ngân hàng Các tổ chức tài chính vi mô kì vọng cung cấp khoản vay nhỏ cần thiết cho hộ gia đình nghèo với lãi suất thấp nhằm giúp họ có thể đầu tư, mở rộng sản xuất Tuy nhiên, người nghèo thì tín dụng không phải là dịch vụ tài chính cần thiết họ; dịch vụ tiết kiệm, toán tốt (bao gồm chuyển tiền quốc tế) và bảo hiểm có vai trò quan trọng Chính vì hoạt động các tổ chức vi mô này gặp nhiều khó khăn việc đạt nhiều mục tiêu đề ra, tốc độ tăng trưởng thấp và khó tiếp cận nhiều khách hàng Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ có thể giúp người nghèo tiếp cận dịch vụ tài chính ít tốn kém chi phí để các tổ chức tài chính sử dụng các công nghệ này lớn và chưa có thể tạo lợi nhuận nên việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình nghèo và doanh nghiệp nhỏ còn hạn chế Nghiên cứu Beck và De La Torre (2006b) lại cho thấy: việc hạn chế và từ chối cung cấp các dịch vụ tín dụng xuất phát từ việc các TCTD sợ rủi ro kinh tế vĩ mô (ví dụ biến động đáng kể tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực và tỷ giá hối đoái thực), vấn đề bất cập đạo đức (khuyến khích người vay sử dụng số tiền cho vay vào việc có rủi ro cao so với quy định mục đích sử dụng vốn vay hợp đồng tín dụng và che giấu điều đó với chủ nợ Bằng cách chấp nhận rủi ro lớn hơn, người vay có thể thu lại lợi nhuận lớn hơn); khó khăn thực thi hợp đồng (đặc biệt người vay vốn không trả nợ); điểm yếu hợp đồng và thông tin (khó định nghĩa và thực quyền chủ nợ, khó kê khai và thiếu nhân viên chuyên nghiệp) Các ngân hàng thường sử dụng các khoản tiền gửi khách hàng vay nên việc có trách nhiệm với khoản tiền này lớn khiến người vay phải tuân thủ loạt quy định cần thiết, chi phí giao dịch lớn, tốn thời gian Ngoài ra, yếu tố chi phí cố định bao gồm chi phí toán bù trừ, toán sở hạ tầng, chi phí pháp lý là hạn chế quan trọng việc cung cấp dịch vụ toán và tiết kiệm tạo rào cản cho khách hàng muốn tiếp cận vào các dịch vụ tài chính Nhìn chung, chi phí kinh doanh cao, tham nhũng phổ biến, an ninh, chí thiếu điện làm yếu tố chi phí cố định việc cung cấp dịch vụ tài chính tăng cao tạo hậu tiêu cực nhiều khách hàng có giao dịch giá trị thấp khối lượng lớn Đặc biệt, các TCTD có quy mô nhỏ thường bị chi phối nhiều (23) 13 chi phí cố định và yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ tài chính đến khách hàng Vấn đề tiếp cận dịch vụ tín dụng số nước phát triển chủ yếu xuất phát từ ba vấn đề chính: giao dịch nhỏ, tổ chức tài chính nhỏ, thị trường nhỏ Việc các khách hàng có nhu cầu toán nhỏ, ít giao dịch và tiết kiệm không đem lại lợi nhuận cho các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính các chi phí cố định việc xây dựng sở hạ tầng pháp lý và kế toán, lắp đặt công nghệ vô cùng lớn Chính vì vậy, các ngân hàng không sẵn sàng mở chi nhánh thị trường không tiềm Ngoài ra, thị trường có quy mô nhỏ kéo theo việc thị trường có thể hỗ trợ số TCTD khả thi (đạt đến quy mô hiệu quả) từ đó gia tăng cạnh tranh bất hợp lý các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, giảm thúc đẩy việc mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính Nghiên cứu rào cản việc mở rộng tiếp cận tín dụng việc mở rộng ban đầu khiến lợi nhuận trung bình trên khách hàng giảm khiến lợi nhuận không cải thiện dịch chuyển từ chất lượng dịch vụ cao quy mô nhỏ sang chất lượng dịch vụ thấp quy mô lớn Ngoài ra, ngân hàng còn phải tốn thêm khoản chi phí chuyển đổi lớn bao gồm thay đổi công nghệ, quy mô, cấu hình văn phòng ngân hàng, chi phí tiếp thị tăng Hơn nữa, lợi nhuận không chịu áp lực từ việc cạnh tranh, không đủ lực cạnh tranh thì các nhà cung cấp dịch vụ tài chính thường tập trung vào hộ gia đình giàu có, các công ty lớn và ít quan tâm đến quản lý chi phí hiệu quả, tiếp cận khách hàng mới, cải thiện máy dịch vụ và tối đa hệ thống thông tin, công nghệ để mở rộng việc tiếp cận dịch vụ tín dụng Chính vì vậy, có ít động lực để ngân hàng có nguồn lợi nhuận ổn định đánh đổi để tăng quy mô tiếp cận dịch vụ tín dụng Bên cạnh yếu tố mà các nhà cung cấp dịch vụ tín dụng có thể ảnh hưởng thì các nhân tố sau nằm ngoài ảnh hưởng họ bao gồm quy mô thị trường, tảng kinh tế vĩ mô, mức trung bình và phân phối thu nhập bình quân đầu người, công nghệ có sẵn, sở hạ tầng, các yếu tố đảm bảo việc thực hợp đồng và rủi ro đạo đức tạo cản trở chung việc cung cấp các dịch vụ tài chính Việc tăng cạnh tranh các tổ chức tài chính không đủ để thúc đẩy mở rộng tiếp cận dịch vụ tín dụng Trừ tăng trưởng đáng kể quy mô thị trường, bước đột phá công nghệ công nghệ thông tin và truyền thông, cải thiện đáng chú ý sở hạ tầng đường viễn thông, giảm thiểu rõ rệt vấn đề rủi ro đạo đức khiến các ngân hàng định mở rộng cung cấp tiếp cận dịch vụ tín dụng đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận Chính vì vậy, nhiều người dân không tiếp cận với nguồn vốn chính thức từ phía ngân hàng và các tổ chức tài chính chính thức (24) 14 Nghiên cứu Beck và cộng (2009) đồng ý với quan điểm trên và cho không hoàn hảo thị trường tài chính (ví dụ bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch) tạo khó khăn việc tiếp cận dịch vụ tín dụng người nghèo và doanh nghiệp nhỏ Các tổ chức tài chính từ chối cung cấp dịch vụ vì thiếu tài sản chấp, lịch sử tín dụng sơ sài, không có mối quan hệ với người có uy tín và có các khoản tiết kiệm nhỏ, nguồn thu nhập không đảm bảo Vấn đề tiếp cận dịch vụ tín dụng này thường bị bỏ qua lỗ hổng thông tin nghiêm trọng các tổ chức tài chính và người sử dụng dịch vụ tài chính, xuất phát từ mâu thuẫn các yếu tố loại hình, chất lượng dịch vụ cung cấp và chi phí cho dịch vụ đó Ngoài hàng rào thông tin ngăn cản tiếp cận dịch vụ tín dụng người dân Nghiên cứu Diagne và Zeller (2001) xem xét việc hình thành các tổ chức tài chính nông thôn bền vững là nhiệm vụ khó đạt các kinh tế lạc hậu, nông thôn thiếu thủy lợi, sở hạ tầng yếu kém, thu nhập thấp, người dân còn chưa đáp ứng các yếu tố phúc lợi xã hội Lợi ích việc mở rộng tín dụng cấp hộ gia đình có thể không đạt năm hạn hán kéo dài Chính vì vậy, việc mở rộng sử dụng các dịch vụ tài chính vùng sâu vùng xa là vô cùng khó khăn, cần chú ý đến địa điểm và thời gian việc đưa các chương trình mở rộng tín dụng Nghiên cứu rào cản tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức từ phía chính phủ Beck và cộng (2006b) cho biết nhiều chính sách lại đem lại yếu tố tiêu cực đến việc tiếp cận dịch vụ tín dụng khách hàng Các chi phí việc tuân thủ số quy định phức tạp "Know your customer (KYC)" (xác minh danh tính các khách hàng nhằm giúp cho hệ thống tuân thủ luật chống rửa tiền và bảo vệ khỏi hoạt động vi phạm pháp luật) và luật chống rửa tiền khiến các TCTD khó tiếp cận với khách hàng khu vực thu nhập thấp, không thể chi trả chi phí vay các khoản vay từ phía ngân hàng Claessens (2006) ủng hộ nghiên cứu trên và cho can thiệp chính phủ là rào cản lớn việc mở rộng hình thức cho vay, hạn chế các TCTD đưa các dịch vụ hấp dẫn đến khách hàng Các quy định và thủ tục cho vay chính phủ ban hành nhằm ngăn chặn tình trạng rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố lại khiến cho chi phí cho dịch vụ tài chính tăng, hạn chế người tiêu dùng tiếp cận tín dụng chính thức Bên cạnh đó, các công ty thường không dám vay dịch vụ tài chính thức vì việc kinh doanh họ không tốt hay họ không muốn để lộ bí mật công ty nhằm hạn chế rủi ro đặc biệt là với bên quản lý thuế Ngoài ra, các ngân hàng thường tập trung vào dịch vụ tiền gửi toán và tiết kiệm vì nhu cầu cao người dân dịch vụ cho vay nhỏ lẻ thì lại rải rác, chưa chú trọng (25) 15 Nghiên cứu Beck và cộng (2009) cho các chính sách chính phủ không phải lúc nào hiệu chí số chính sách còn phản tác dụng Ngay hệ thống tài chính hỗ trợ sở hạ tầng thông tin và hợp đồng “vững mạnh” có thể gặp vấn đề Không phải người vay nào đáng tin và nhiều phúc lợi quốc gia đã bị ảnh hưởng các chính sách tín dụng nới lỏng Một ví dụ điển hình ảnh hưởng tiêu cực các chính sách này chính là khủng hoảng nợ tiêu chuẩn Mỹ xuất phát từ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay mà họ không thể trả nợ Ngoài ra, nước có hệ thống tài chính phát triển thì việc thực thi quyền chủ nợ là quan trọng và chính phủ thường đưa chính sách nhằm cải thiện điều đó điều này thường khó thực Nghiên cứu Haselmann và cộng (2010) phát việc xây dựng các quan đăng ký tín dụng và cải cách các thủ tục liên quan đến tài sản chấp có khả dễ dàng là cải thiện lâu dài việc thực thi quyền chủ nợ Chính vì vậy, chính phủ cần cân nhắc việc đưa các chính sách phù hợp nhằm cải thiện việc tiếp cận tín dụng khách hàng Nghiên cứu Kumar (2004) cho nhiều chính sách truyền thống ban hành Brazil để mở rộng tiếp cận dịch vụ tín dụng với mục đích phân bổ lượng tín dụng với lãi suất thấp, các nguồn tài chính hỗ trợ dành cho người vay và quản lý thông qua các ngân hàng thương mại Brazil với chi phí cao Ước tính việc tài trợ cho việc mở rộng quyền tiếp cận tín dụng lên đến hàng tỷ Reals Tuy nhiên, thông qua phân tích kết các chương trình tài chính nông thôn, thì nhiều chương trình không đến tay nhiều người nông dân nghèo mà bị “chi phối” phận người khá giả gây bất lợi cho việc mở rộng tiếp cận diện rộng Theo thống kê thì số người tham gia chương trình vay thì người vay nhiều (thường là các hộ khá giả) chiếm 2% trên tổng số người tham gia chương trình lại nhận 57% tổng tín dụng cung cấp các tổ chức chính thức Trong người vay nhỏ chiếm đến 75% trên tổng số người vay nhận chưa đầy 6% tổng tín dụng cung cấp các tổ chức chính thức Bên cạnh đó, việc đưa các chính sách các khoản vay với lãi suất thấp để mở rộng việc tiếp cận các khách hàng đặc biệt là các đối tượng tổn thương thường gây tốn kém đánh giá khối lượng tín dụng cung cấp và hậu mà xã hội phải gánh chịu Nghiên cứu thị trường tài chính là phần quan trọng nhóm thị trường nhân tố rộng lớn, bao gồm thị trường đất đai và lao động, là tổ chức làm sở cho hoạt động hiệu kinh tế và sản xuất và cung ứng hóa Việc thiếu tiếp cận tín dụng làm giảm phúc lợi tiềm các cá nhân và suất các doanh nghiệp (26) 16 kinh tế Do đó, việc tiếp cận các đối tượng dễ bị tổn thương vào thị trường tài chính có tầm quan trọng chiến lược phát triển kinh tế và xã hội và hòa nhập xã hội Thất bại thị trường này có tác động đặc biệt bất lợi đến suất kinh tế và lợi ích xã hội Tuy nhiên, việc sử dụng các chính sách tạo hỗ trợ cho thị trường này chưa tạo kết tốt, chí còn phản tác dụng Do đó, thị trường này thường quy định chặt chẽ Tuy nhiên quy định này, đến lượt nó, tạo nguy thất bại quá trình thực và nhiều quy định có thể cản trở việc tiếp cận người nghèo Diagne và Zeller (2001) Malaysia, thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi, các tổ chức cung cấp tín dụng cho hộ nông dân nghèo giúp họ mở rộng sản xuất và tăng thu nhập Tuy nhiên, so sánh thu nhập ròng các hộ nông dân tham gia chương trình tín dụng và các hộ nông dân không tham gia thì kết lại không mong đợi Các hộ nông dân tham gia chương trình tín dụng ưu đãi thường kết thúc với thu nhập nhỏ so với hộ không tham gia chương trình Nghiên cứu đã phản ánh rõ ràng việc cung cấp tín dụng cho các người nghèo cần phải tính đến hội và hạn chế thực tế mà nông dân nghèo phải đối mặt để tín dụng hoạt động cách hiệu Ví dụ, tín dụng thường bị hạn chế cho người nông dân ít tiếp cận với đường xá, thị trường, chăm sóc sức khỏe và thường chịu đợt hạn hán có thể xóa bỏ mùa màng họ Malawi Chính vì vậy, các chính sách đưa nhằm hỗ trợ với người nghèo cần tính toán đến rủi ro định Việc thi hành chính sách chính phủ không đúng cách tạo rào cản lớn ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ tài chính và tiếp cận nguồn vốn chính thức người dân, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương cần trợ giúp chính phủ họ khó có thể đáp ứng điều kiện vay vốn từ phía ngân hàng nhu cầu tín dụng cao 1.1.4 Nghiên cứu tiếp cận tín dụng phi chính thức và tín dụng đen Hiện trên giới đã có nhiều nghiên cứu tiếp cận tín dụng phi chính thức, tín dụng đen và ảnh hưởng nó, nhiên lại có ít tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ảnh hưởng đến việc vay tín dụng đen Nhìn cách tổng thể, các nghiên cứu thường nói đến ảnh hưởng tín dụng đen, so sánh tín dụng đen với các loại hình cho vay khác, đời và phát triển tín dụng đen, tương lai tín dụng đen… Các nghiên cứu tín dụng phi chính thức có thể chia thành nhóm chính: (27) 17 Nhóm thứ tiếp cận từ góc độ các nhân tố dẫn đến hành vi tín dụng phi chính thức và tín dụng đen Theo Fishbein và Bunce (2000) thì khoản tín dụng đen thường xuất thị trường chấp chuẩn nơi người vay chấp tài sản họ nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân trả các khoản nợ Hầu hết người vay bị hạn chế khả tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức số lý tài sản đảm bảo không đảm bảo điều kiện Tương tự, Carr và Kolluri (2001a) cho tín dụng đen là việc cho vay với người có lịch sử toán tín dụng kém, nợ quá hạn, không toán các khoản chi phí phí phá sản, các khoản phí phạt hành chính… khiến cho họ không có khả tiếp cận khoản tín dụng chính thức từ các ngân hàng và tổ chức tài chính công nhận Đa số người vay là người thiếu hiểu biết tài chính, có thu nhập thấp lại có lượng lớn tài sản có giá trị có thể đem chấp bán để trả nợ Ví dụ các hộ kinh doanh mà người đứng đầu là người già, không có nhiều tiền mặt, ít hiểu biết tài chính, không tiếp cận nguồn tín dụng chính thức lại có nhiều tài sản giá trị đất đai tài sản đảm bảo cho khả trả nợ, tài sản thuộc sở hữu cái họ nhà, xe…; vì vậy, có thể dùng các tài sản này để vay tín dụng phi chính thức Theo McCoy (2005) người sử dụng tín dụng phi chính thức (mà phần lớn là tín dụng đen) thường là người gặp vấn đề tài chính với các khoản nợ đến hạn, không có khả tiếp cận các khoản tín dụng chính thức từ phía ngân hàng chưa toán các khoản nợ cũ và có khả nhà không toán đúng hạn Ngoài ra, người vay bị lôi kéo lời chào mời hấp dẫn khoản vay nhanh, lãi suất thấp có nhu cầu cấp thiết tiền Những người vay bị người cho vay làm “mờ mắt” khoản tiền lãi khổng lồ, điều khoản thiếu minh bạch và coi các khoản vay này khoản toán có thể quản lý tháng Hơn nữa, các tổ chức cung cấp tín dụng phi chính thức thường nhấn mạnh vào khoản tiền mặt tức thời mà người vay nhận Chính vì các lý trên mà các hộ kinh doanh cá thể các nước phát triển sử dụng tín dụng đen càng nhiều hơn, đặc biệt là người thiếu hiểu biết, tự tin vào khả mình Kelso (1941a) cho việc sử dụng tín dụng đen thường bị ảnh hưởng số lý sau: (1) đáp ứng các nhu cầu cấp thiết gia đình ốm đau, bệnh tật… Các khoản vay nhỏ từ các TCTD đen càng nhiều, chứng tỏ các gia đình càng có nhiều vấn đề chi tiêu ngoài kế hoạch; (2) mức thu nhập càng thấp, ngân sách tài chính gia đình càng eo hẹp không đủ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu tối thiểu, không có khả vay các TCTD chính thức khiến họ “bắt buộc” phải vay từ các TCTD đen để trang (28) 18 trải sống; (3) người có công việc không ổn định, mức bán thất nghiệp công nhân các nhà máy, người làm công ăn lương các ngành thu nhập thấp… thường có xu hướng sử dụng tín dụng đen nhiều người có công việc tốt, thu nhập cao, ổn định; (4) ốm đau, bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế là nguyên nhân lớn khiến cho người dân phải tìm đến tín dụng đen không còn lựa chọn nào khác Theo Đặng Ngọc Đức (2020) thì người vay thường là người nghèo, người có thu nhập thấp, dân trí tài chính không cao, vay tiền chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cấp bách, trả nợ, xây nhà, mua nhà, sản xuất, kinh doanh, đóng học phí, chữa bệnh… Vì nhu cầu cần vốn thì có nên đối tượng tham gia cho vay hay vay bao gồm đầy đủ các thành phần xã hội, đặc biệt phổ biến là người dân nghèo, điều kiện kinh tế còn khó khăn Những hộ nông dân cần vốn để mua trồng cây giống, vật nuôi, tiếp tục mùa vụ hay để bù lỗ mùa vụ trước; để chi trả chi phí sản xuất, trả lương nhân viên giải tình cấp bách Trong đó, mục đích chính bên cho vay là kiếm lời nhanh, giàu nhanh mà bỏ qua nguy nợ xấu vi phạm pháp luật Tương tự vậy, Phạm Văn Tám (2018) cho nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng tín dụng đen người vay tiền tham gia hoạt động tệ nạn hay có nhu cầu bất hợp pháp cần che giấu Ngoài ra, chế tài xử phạt pháp luật xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “Tín dụng đen” còn nhiều vướng mắc chưa có răn đe với các Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức tạo lỗ hổng lớn cho việc phát triển tín dụng đen Theo Nguyễn Kim Hùng (2019) thì nguồn vốn ngân hàng tiếp cận chủ yếu các doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể khó khăn việc tiếp cận vốn và buộc phải sử dụng tín dụng đen nguồn vốn thay Nhóm thứ hai tiếp cận từ hành vi người cho vay Fishbein và Bunce (2000); Eggert (2001) đề cập đến tín dụng đen là hành vi liên quan đến việc lừa dối, lừa đảo và lợi dụng người vay thực các chủ nợ, nhà môi giới, các tổ chức… Eggert (2001) cho tín dụng đen là các khoản vay thiếu công bằng, lừa đảo, quảng bá sai thật, thiếu trung thực thực hợp đồng vay và lợi dụng sử thiếu hiểu biết người vay để chuộc lợi Ngoài ra, Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức còn đe dọa, tạo áp lực, sử dụng vũ lực, đối xử không công người vay không trả nợ đúng hạn Bên cạnh đó, Eggert (2001) chia tín dụng đen thành hai hoạt động chính: (1) Những (29) 19 hoạt động bất hợp pháp vô lương tâm bao gồm hoạt động trình bày sai, biến tấu, che giấu các điều khoản bất lợi người vay, giả mạo chữ ký người vay và các tài liệu thông tin cá nhân người vay…; (2) Những hoạt động gây cản trở, khó khăn cho quan quản lý ngành tín dụng Hoạt động tín dụng là hợp pháp bị các TCTD bất hợp pháp lợi dụng khiến cho người vay phải chịu khoản vay với chi phí và lãi suất cao thị trường gấp nhiều lần Tương tự, Morgan (2007) cho tín dụng đen là khoản giảm phúc lợi liên quan đến hành vi vay với lãi suất cho vay vượt mức pháp luật quy định gấp nhiều lần và lừa dối nhằm vào số phân khúc khách hàng gặp khó khăn tài chính, thiếu hiểu biết tài chính Những Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức sử dụng chiêu trò phóng đại thu nhập tương lai người vay có thể có vay vốn từ các tổ chức này để tạo tâm lý tốt cho người vay nhằm thúc đẩy định vay họ Ngoài ra, các tổ chức này còn quảng cáo tính hấp dẫn khoản vay để thu hút người vay Theo Eubank (1917) thì Hoa Kỳ tồn người cho vay nặng lãi “khai thác” triệt để cá nhân không thể không muốn sử dụng tín dụng các khu vực tài chính chính thức Bằng việc tận dụng cần thiết tín dụng người này, người cho vay nặng lãi đã đáp ứng khoản vay đó với điều khoản đặc biệt, chi phí lớn, lãi suất cao để có thể chiếm đoạt tài sản người vay Nhiều tổ chức cho vay nặng lãi thường ẩn thân các công ty sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hỗ trợ tài chính… và thường không có biển hiệu nhằm che giấu hành vi mình Nghiên cứu này ủng hộ nghiên cứu Bond và cộng (2009) Theo Bond và cộng (2009) thì người cho vay này thường tiếp cận chủ nhà phải đối mặt với việc bị tịch thu nhà không trả nợ cho ngân hàng Những người này tái cấp vốn cho họ thông qua khoản vay giúp họ để có thể giữ lại ngôi nhà và sử dụng ngôi nhà chấp cho khoản vay này Tuy nhiên, cuối cùng mục đích người cho vay nặng lãi này là chiếm đoạt ngôi nhà và bất động sản thông qua điều khoản bất lợi cho người vay Nghiên cứu Eggert (2001) cho mục tiêu người cho vay nặng lãi là ép buộc lừa chủ nhà vay tiền với lãi suất phí cao so với thị trường phải trả các loại phí vay, độ tín nhiệm thấp, lịch sử nợ xấu các ngân hàng và TCTD Hơn nữa, người cho vay nặng lãi còn khuyến khích người vay vay các khoản lớn khác với gì người vay cần, muốn có thể chi trả nhằm giảm chi phí, lãi suất thực chất là muốn tối đa hóa lợi nhuận đem lại từ khoản vay, chiếm đoạt tài sản Những người cho vay nặng lãi có thể giảm thiểu có cạnh tranh các Tổ chức cung cấp dịch (30) 20 vụ tín dụng phi chính thức, đa số người cho vay này thường dụ dỗ người vay kí vào hợp đồng vay chấp trước họ có thể tìm nguồn vay tốt Nghiên cứu người cho vay nặng lãi thường quan tâm đến người sở hữu nhà bất động sản có giá trị cao Theo McCoy (2005) thì đa số người cho vay nặng lãi thường theo dõi báo cáo tín dụng các vấn đề nợ nần, mua danh sách khoản nợ quá hạn từ người đòi nợ Ngoài ra, họ còn kiểm tra hồ sơ trả nợ chấp, giấy triệu tập ly hôn, chấp thuế, trường hợp thu nợ quá hạn… để có thể biết tiếp cận người có vấn đề tín dụng Những người cho vay nặng lãi tận dụng điều đó với lời mời chào thông qua điện thoại, hay “đến tận cửa” để chào mời khoản vay tiền nhanh chóng với số lượng lớn, lãi suất ưu đãi có thể điều chỉnh với nhiều khuyến mại giúp người vay có thể trì hoãn các khoản nợ khác, giải vấn đề tài chính tức thời và che mối hiểm họa đằng sau Chính điều này góp phần dẫn đến leo thang tín dụng đen Nhóm tác giả Carr và Kolluri (2001a), Venkatesan (2004) cho bên cạnh các hành vi tạo hợp đồng gây bất lợi dành cho người vay nhằm tạo khoản lợi nhuận lớn dành cho người cho vay thì các khoản vay này “thiết kế” nhằm ngăn chặn người vay trả đủ hết số tiền nợ cách khiến cho các khoản lãi dồn vào gốc khiến khoản tiền dư nợ gốc tăng lên, từ đó có thể dễ dàng chiếm đoạt tài sản Những nghiên cứu Booth (1991), Chin (1995) và sau đó Morgan (2000) các nhóm tội phạm Trung Quốc Hồng Kông và Bắc Mỹ ra: hoạt động cho vay nặng lãi còn các tổ chức tội phạm Trung Quốc đấu giá để chọn lãnh thổ hoạt động Điều này có ý nghĩa vì hoạt động tội phạm có tổ chức thường kiểm soát ngành công nghiệp cờ bạc, và việc cho vay người nghiện đánh bạc “con bạc khát nước” là nguồn thu quan trọng các sở đánh bạc Theo Đặng Ngọc Đức (2020) Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức thành lập công ty tài chính, tạo vỏ bọc kinh doanh có lãi, sau đó tổ chức huy động vốn với mức lãi suất cao quy định trần lãi suất ngân hàng nhà nước nhằm đánh vào tâm lý hám lợi người có tiền nhàn rỗi, tổ chức huy động vốn theo mô hình đa cấp Tiền huy động đối tượng sử dụng cho mục đích cá nhân đem đầu tư, kinh doanh ngành nghề rủi ro cao từ đó khả toán, trả nợ vốn vay Quảng cáo rộng rãi hình thức cho vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản, không cần chứng minh tài chính để thu hút người có nhu cầu vay vốn ký hết hợp đồng Nhân (31) 21 viên công ty tài chính này thường giải thích qua loa nội dung hợp đồng và yêu cầu bên vay nhanh chóng ký xác nhận vào các hợp đồng đã lập sẵn với các nội dung điều khoản có lợi cho công ty và hoàn thiện giải ngân các khoản vay Khi nhận hợp đồng đáo hạn, người vay phát thông tin mức lãi suất thường cao nhiều so với tư vấn ban đầu phát sinh các khoản phí khác ngoài lãi suất vay Hơn nữa, trên hợp đồng vay tiền, nhận tiền mà hai bên đã cam kết với nhau, không thể mức lãi suất thỏa thuận Bên cho vay thường sử dụng các thỏa thuận miệng và thu lãi giao tiền cho bên vay Thực chất hợp đồng đã bỏ qua các thông tin lãi suất, điều kiện và điều khoản với bên vay Sau đó kí kết hợp đồng xong, các đối tượng bổ sung thông tin lãi suất, điều kiện hoàn vốn, đáo hạn vốn với lợi thuộc bên cho vay Khi người vay hoàn vốn biết khoản vay có lãi suất cao quá mức quy định phải chấp nhận hoàn trả Bên cạnh đó, các tổ tín dụng đen còn sử dụng đội ngũ chân rết để tìm kiếm, mở rộng hoạt động cho vay, tập trung vào người nghèo, có hoàn cảnh éo le, cần tiền để sản xuất chữa bệnh, phục vụ nhu cầu sống không có khả tiếp cận nguồn vốn ngân hàng không có tài sản chấp theo quy định Theo Anh Phan (2020) thì Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức lợi dụng kém hiểu biết quy trình, thủ tục cho vay các ngân hàng, tâm lý và thói quen thụ động thực các giao dịch kinh tế phận người dân có nhu cầu vốn để có thể phát triển và mở rộng Đặc biệt, các tổ chức “tín dụng đen” đã thâm nhập tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi nhận thức người dân còn hạn chế, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, nông dân để tiếp thị các gói tín dụng với nhiều ưu đãi, thủ tục đơn giản lập các hợp đồng ủy quyền để người dân ký giấy ủy quyền cho các tổ chức này đứng vay vốn ngân hàng thực chất đây là các ủy quyền cho Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức toàn quyền định liên quan tới tài sản chấp Các đối tượng tiếp tục sử dụng giấy ủy quyền để vay vốn ngân hàng, nhiều trường hợp, có tiếp tay cán ngân hàng nên khoản vay duyệt mà không đảm bảo quy trình vay vốn Khi Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức vỡ nợ bỏ trốn, ngân hàng tiến hành thu hồi tài sản cầm cố thì chủ nhân đích thực mảnh đất đó ngân hàng biết rõ tình trạng tài sản mình, các gia đình đối mặt với việc tài sản còn ngân hàng thì chịu rủi ro vì nợ quá hạn không xử lý tài sản đảm bảo có tranh chấp Theo Phạm Thành Thôi (2020) thì Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức thường sử dụng nhiều phương thức để tiếp cận với khách hàng và dễ dàng nhân rộng phạm vi hoạt động dựa trên sức mạnh và sức ảnh hưởng cộng đồng, người (32) 22 thân tín và nhân địa phương Các tổ chức này phân bổ nhân viên theo các cấp và thực nhiệm vụ theo các vùng định, quảng cáo và tiếp cận tư vấn 24/24 Ngoài ra, TCTD này sử dụng hệ thống phòng ngừa rủi ro và giải nợ gửi tin nhắn, gọi điện thoại, thư gửi, thuê công ty thu nợ (dành cho khách hàng vay mà không sợ và không muốn trả nợ)… để răn đe, nhắc nhở người vay phải trả tiền Theo Phạm Văn Tám (2020) thì Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức thường có thủ đoạn tinh vi cất giấu hợp đồng nơi kín đáo, dễ tiêu hủy, sử dụng mạng xã hội để chốt hợp đồng, chia nhỏ gói vay, không lãi suất hợp đồng, cho vay dạng chơi họ, hụi thời gian ngắn, lợi dụng công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng điện thoại vay… để tránh trách nhiệm hình 2.2 Khoảng trống nghiên cứu Từ tổng quan nghiên cứu có thể thấy số khoảng trống nghiên cứu sau: Thứ nhất, nghiên cứu trước nước và trên giới các nhân tố ảnh hưởng đã đề cập đến “Ý định sử dụng” các hàng hóa và dịch vụ thông thường Internet Banking, Mobile Banking, vay tiêu dùng thông thường… Những dịch vụ này cung cấp công khai và các nghiên cứu thực với mục đích khảo sát mức độ quan tâm, sử dụng dịch vụ này khách hàng để từ đó phát triển sản phẩm Trong đó, vấn đề ý định sử dụng dịch vụ tín dụng chính thức thì chưa có nhiều nghiên cứu tiến hành các hộ kinh doanh cá thể Mà hộ kinh doanh cá thể Việt Nam thì các thành viên vừa chịu trách nhiệm nhau, vừa chịu ảnh hưởng người cho là có uy tín xã hội (Mai và cộng sự, 2009) Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào đánh giá ý định sử dụng tín dụng phi chính thức, đặc biệt là tín dụng đen Tín dụng đen là lại phổ biến nên kinh tế ngầm, là vấn đề nhạy cảm khiến cho việc bước đầu tiếp cận và thu thập thông tin từ các đối tượng cung - cầu làm sở để thực nghiên cứu đề tài này gặp nhiều khó khăn Việc ứng dụng mô hình TAM, TRA, UTAUT để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới “Ý định sử dụng” dịch vụ tín dụng chính thức và phi chính thức khá mẻ Thứ hai, các nghiên cứu trước tiếp cận tín dụng đã khai thác phía cung và cầu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay và cung cấp tín dụng hạn chế tiếp cận dịch vụ tín dụng McCoy (2005), Fishbein và Bunce (2000) và Eggert (2001), Beck và De La Torre (2006), Claessens (2006)… Các nghiên cứu này đã (33) 23 đưa các yếu tố tạo điều kiện cho mở rộng tín dụng phi chính thức và giải thích chúng dựa trên thực trạng các nước nghiên cứu, ngoài đưa đánh giá hợp lí cách thức hạn chế tín dụng đen Tuy nhiên các tác giả chưa ảnh hưởng cụ thể thiếu chứng thực nghiệm để đo lường mức độ ảnh yếu tố này Thứ ba, đa phần các nghiên cứu trên giới tiếp cận tín dụng đen tiếp cận theo hướng: là tác động tiêu cực tín dụng phi chính thức (Nugent, 1941b, Miller, 1966, Kaplan và Matteis, 1968, Engel và McCoy, 2001a) tiếp cận theo hướng tài chính vi mô (Ledgerwood và cộng sự, 2013a, Lê Thanh Tâm, 2013, Phạm Bích Liên, 2016a) nhằm hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương kinh tế; theo hướng marketing nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ các hộ kinh tế (Beck và De La Torre, 2006a, Bougheas và cộng sự, 2006) Tuy nhiên, các nghiên cứu này tập trung vào (1) nhóm hộ kinh doanh cá thể vùng nghèo theo chuẩn mực quốc gia, (2) cá thể Trong đó, hộ kinh doanh Việt Nam lại có điểm đặc trưng đa phần các hộ kinh doanh với mức vốn nhỏ, việc chứng minh tài chính không tốt, và lại bị ảnh hưởng các đối tượng xung quanh, hay dễ thay đổi các chính sách chính phủ (Mai và Tambyah, 2011) Sự khác biệt bối cảnh, thời gian, đặc điểm kinh tế xã hội làm phong phú thêm các nghiên cứu, lại giảm tính chính xác và phù hợp các kết nghiên cứu muốn áp dụng vào bối cảnh các nước phát triển Việt Nam Vì vậy, việc đánh giá tiếp cận tín dụng trên góc độ chính thức và phi chính thức trở nên cấp thiết, vừa giúp các hộ kinh doanh cá thể có vốn để kinh doanh, vừa giúp các TCTD chính thức có thể cung ứng vốn đến các đối tượng khác nhau, đồng thời tiết kiệm chi phí “huấn luyện” người dân sử dụng dịch vụ tín dụng chính thức, vũng hạn chế tín dụng đen Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam Để đạt mục tiêu trên, nghiên cứu cần giải nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa vấn đề lý luận (khung lý thuyết) tiếp cận tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam đó chia thành tiếp cận tín dụng chính thức và tiếp cận tín dụng phi chính thức - Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam thông qua việc khảo sát (34) 24 - Phân tích và đánh giá nhân tố ảnh hưởng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam - Đưa khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế sử dụng tín dụng đen hộ kinh doanh cá thể Việt Nam Câu hỏi nghiên cứu Nghiên đưa nhằm trả lời câu hỏi sau đây: - Khung lý thuyết mà nghiên cứu sử dụng bao gồm điều gì? - Hiện trạng tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam sao? - Các nhân tố “Hiệu kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”, “Điều kiện thuận lợi”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Tiện lợi”, “Hiểu biết tài chính”, “Bảo mật” có tác động nào đến tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam? - Các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế sử dụng tín dụng đen hộ kinh doanh cá thể Việt Nam bao gồm vấn đề gì? Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam - đó chia thành tiếp cận tín dụng chính thức và tiếp cận tín dụng phi chính thức Cụ thể, tín dụng chính thức cung cấp các TCTD cấp phép; còn tín dụng phi chính thức cung cấp các tổ chức không cấp phép hoạt động – không quản lý chính quyền các cấp (ví dụ ủy ban nhân dân xã) Trong tín dụng phi chính thức, tác giả tập trung vào tiếp cận tín dụng đen các hộ kinh doanh cá thể Luận án không nghiên cứu tín dụng bán chính thức Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể có đăng kí kinh doanh trên nước Đối tượng khảo sát: chủ các hộ kinh doanh cá thể Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực từ 2017 - 2020, đó tập khung khảo sát thời gian từ tháng 3/2019 - 11/2019 Cách tiếp cận Nghiên cứu này tiếp cận đồng thời trên hướng (1) khả các hộ kinh doanh cá thể có thể có các khoản mục vốn vay từ phía các tổ chức tín dụng - đó tập trung vào việc ý định sử dụng vốn vay các hộ kinh doanh cá thể Việt Nam (bao gồm chính thức và phi chính thức Đối với phi chính thức thì tập trung vào tín dụng đen) Cách tiếp cận này cho là phù hợp với quan điểm Việt Nam thời (35) 25 điểm tại, các hộ gia đình khuyến khích phát triển kinh tế (Trần Thọ Đạt, 2018, Võ Trí Thành, 2018), đồng thời thân các tổ chức tín dụng chịu áp lực khác việc phát triển các món vay Thêm vào đó, để có thể phát triển kinh tế thì các hộ gia đình có nhiều các khác để có vốn, vốn vay từ bên ngoài, vốn tự có thân gia đình hay hỗ trợ từ phía tín dụng xoay vòng (trường hợp vốn vay theo ROSCA) - trích dẫn theo Lê Thanh Tâm (2015) Do vậy, việc tiếp cận tín dụng từ góc độ ý định sử dụng là nghiên cứu này Đồng thời, luận án tiếp cận theo hướng tài chính toàn diện (Financial Inclusion) Ngoài việc các hộ gia đình tiếp cận các khoản vốn, các hộ phải sử dụng các dịch vụ khác từ phía ngân hàng, ví dụ dịch vụ toán, dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ tư vấn, dịch vụ thu và chi hộ, sử dụng dịch vụ này mức giá chấp nhận Việc tiếp cận tín dụng từ góc độ hình thành nên nguồn vốn ổn định (từ tiền gửi khách hàng), và sử dụng các dịch vụ khác (được cho là sản phẩm bán chéo) thúc đẩy độ ổn định cho ngân hàng và khách hàng Những đóng góp luận án Dựa trên cách tiếp cận từ phía cầu tài chính toàn diện và phát triển mô hình TPB, luận án đã có đóng góp mặt lý luận sau: Thứ nhất, mô hình tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả đã thêm biến là “hiểu biết tài chính” vào mô hình Với việc thêm biến vào mô hình, góp phần làm giầu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức các hộ gia đình, mô hình lý thuyết gốc TPB mở rộng các hành phi không khuyến khích Thứ hai, mô hình tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả đã thêm biến là “ngân hàng điện tử” Việc thêm biến này kết hợp thay đổi mặt thực tế các hộ có thể tiếp cận vốn qua kênh ngân hàng ảo, đồng thời bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp cận tín dụng chính thức các hộ kinh doanh cá thể Những đóng góp mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án đã đưa chứng thực nghiệm các nhân tố tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức mô hình cấu trúc tuyến tính, và đưa chứng các nhân tố kinh nghiệm chủ hộ, lãi suất, khoảng cách, ngân hàng điện tử… tác động đến ý định tiếp cận tín dụng Đồng thời, tiếp cận tín dụng phi chính thức, ảnh hưởng xã hội, nỗ lực, hiểu biết tài chính và bảo mật có tác động dương (36) 26 Thứ hai, luận án đã kiểm định các biến kiểm soát (giới tính chủ hộ tác động đến chiều hướng ảnh hưởng xã hội và hiểu biết tài chính, số năm kinh doanh tác động đến nỗ lực kỳ vọng và hiểu biết tài chính) có tác động đến ý định sử dụng tín dụng đen Thứ ba, từ các nhân tố tác động đến tiếp cận tín dụng, tác giả đưa số hàm ý chính sách các quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, khách hàng, tổ chức đoàn thể tăng vai trò chính quyền địa phương, tăng khả sử dụng ngân hàng điện tử, thiết kế các sản phẩm vay nhằm giúp các hộ kinh doanh cá thể có thể tiếp cận vốn chính thức nhiều hơn, đồng thời giảm tín dụng đen Cấu trúc luận án Ngoài phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục bảng biểu và từ viết tắt, luận án gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể và các nhân tố ảnh hưởng Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 3: Kiểm định tác động các nhân tố tới tác động tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam Chương 4: Thảo luận kết nghiên cứu và hàm ý chính sách (37) 27 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.1 Khái quát hộ kinh doanh cá thể và tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể 1.1.1 Khái quát hộ kinh doanh cá thể Trên góc độ ngân hàng, hộ gia đình coi là thuật ngữ dùng hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung hộ Hiện nay, các văn pháp luật Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể xem chủ thể các quan hệ dân pháp luật quy định và định nghĩa là đơn vị mà các thành viên có hộ chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung Một số thuật ngữ khác dùng để thay thuật ngữ này là “hộ”, “hộ sản xuất”, “hộ gia đình” Hộ là đơn vị kinh tế sở đời từ lâu Trong giai đoạn phát triển nào đất nước thì nó luôn là đối tượng nghiên cứu nhiều nhà khoa học Chính vì vậy, khái niệm hộ có nhiều khái niệm khác Trên quan điểm thống kê, Campbell (2006) đưa định nghĩa: Hộ là người cùng chung sống mái nhà , cùng ăn chung và cùng có chung ngân quỹ Bên cạnh đó, Godoy và cộng (1997) lại nhìn nhận hộ góc độ nhân chủng học sau: Hộ là người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với quá trình sáng sản phẩm để bảo tồn chính thân họ và cộng đồng Theo quan điểm thu nhập, các tác giả đã đưa khái niệm: Thành viên hộ không thiết phải sống chung mái nhà, miễn là họ có đóng góp chung vào ngân quỹ gia đình Từ các khái niệm trên, có thể hiểu hộ kinh doanh cá thể là đơn vị sản xuất vừa kinh doanh vừa tiêu dùng Nó sử dụng nguồn nhân lực tự có, quy mô sản xuất nhỏ, ngành nghề đa dạng phong phú, và vốn kinh doanh chủ yếu từ tiết kiệm hộ Nó bao gồm đặc điểm sau đây Về nhân lực: Hộ gia đình chủ yếu sử dụng nguồn lực tự có gia đình, bạn bè thân thuộc Về quy mô kinh doanh: Hộ gia đình có quy mô nhỏ, phạm vi kinh doanh nhỏ hẹp Vốn kinh doanh: chủ yếu là vốn tự có gia đình, vay mượn bạn bè, người thân Số hộ gia đình tiếp cận với các khoản vay ngân hàng chưa nhiều (38) 28 Về quản lý kinh doanh: Khả quản lý hộ còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ người trước để lại Bên cạnh đó, quản lý tài chính theo gia đình, người chủ thống và định việc liên quan đến kinh doanh Từ đặc điểm trên, có thể khái quát hộ gia đình hoạt động phong phú, có khả thích nghi và tự điều chỉnh cao Theo điều 106 “Hộ gia đình”, Bộ luật Dân năm 2005 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác pháp luật quy định là chủ thể tham gia quan hệ dân thuộc các lĩnh vực này.” Tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP có định nghĩa rõ hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh là “Hộ kinh doanh cá nhân là công dân Việt Nam nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có lực hành vi dân đầy đủ, hộ gia đình làm chủ, đăng ký kinh doanh địa điểm, sử dụng không quá mười lao động và chịu trách nhiệm toàn tài sản mình hoạt động kinh doanh” (Chính phủ, 2015) Do có quy mô nhỏ nên trường hợp gặp điều kiện thuận lợi, hộ có thể huy động nguồn lực để đầu tư, gặp điều kiện bất lợi có thể thu hẹp quy mô sản xuất Tuy nhiên, thiếu vốn để mở rộng kinh doanh là vấn đề khó khăn thường thấy các hộ gia đình Chính vì vậy, việc tạo điều kiện để các hộ tiếp cận với tín dụng có vai trò quan trọng việc phát triển sản xuất kinh doanh Hộ gia đình là đối tượng khách hàng tham gia vào thị trường TDCT Do đó việc tiếp cận TDCT hộ gia đình có thể xem xét theo quan điểm tiếp cận tín dụng với phạm vi hẹp 1.1.2 Tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức Tín dụng là phạm trù kinh tế đã sử dụng nhiều các nghiên cứu Trong phạm vi này, tác giả nêu quan điểm phổ biến: Rose và Hudgins (2015) dựa trên việc phân tích hệ thống pháp luật Anh - Mỹ đã cho rằng: tín dụng là khoản nợ cung cấp thực thể (tổ chức cá nhân) cho thực thể khác thông qua các giấy nợ, đó quy định rõ ràng mức lãi suất, thời hạn trả nợ Do đặc trưng các nước theo hệ thống pháp luật này có kinh tế phát triển, hệ thống các TCTD cấp tín dụng dựa trên kết thẩm định mua sẵn các công ty xếp hạng tín nhiệm nên gần không cần thẩm định hồ sơ, vì quan điểm này tập trung vào khả trả nợ khách hàng Tất nhiên, các nước có kinh tế chuyển đổi thì quan điểm này không sai, khó có thể (39) 29 áp dụng Quan điểm này tiếp cận cách gián tiếp rằng: tín dụng đây là tín dụng chính thức, tức là hoạt động tín dụng cung cấp các tổ chức cấp phép Casu và cộng (2013) lại dựa trên hệ thống pháp luật Pháp - Đức, và cho rằng: tín dụng là hoạt động đó chủ thể cấp cam kết cho chủ thể khác khoản tiền để sử dụng với mục đích định và thời hạn xác định Quan điểm này các nước theo đạo Hồi hưởng ứng, không đề cập đến vấn đề lãi suất khoản vay thứ bị cấm kinh Koran Quan điểm này Quốc hội (2010) sử dụng xây dựng Luật các tổ chức tín dụng Trong luận án này, đây là quan điểm mà tác giả sử dụng định nghĩa tín dụng Đối với tín dụng chính thức, thì Beck và De La Torre (2006a); Sarma và Pais (2011); Demirguc-Kunt và cộng (2012); Rose và Hudgins (2015) cho rằng: đây là dịch vụ cung cấp các TCTD cấp phép, ví dụ dịch vụ tín dụng cung cấp các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính Bổ sung quan điểm này, Ledgerwood và cộng (2013b); Lê Thanh Tâm (2013) cho rằng, các nước phát triển và kém phát triển thì cần phải đề cập đến nhóm đối tượng là tín dụng bán chính thức, cung cấp các tổ chức đoàn thể xã hội (ví dụ các hội nhóm: hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn niên) Tín dụng phi chính thức hiểu chung là các hình thức vay vốn ngoài quản lý và giám sát các quan quản lý tài chính tiền tệ, gồm cho vay các cá nhân, cho vay thông qua các hình thức hụi, họ, phường, cho vay gia đình, bạn bè, người thân (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017) Một cách đơn giản thì tín dụng phi chính thức là các khoản tín dụng sau đã loại tín dụng chính thức và bán chính thức Đối với tín dụng phi chính thức, thì phần cần quan tâm là tín dụng đen - vì đây là các khoản mục gây ảnh hưởng nhiều đến các hộ kinh doanh cá thể - đặc biệt vùng nông thôn ảnh hưởng tiêu cực nó (Ledgerwood và cộng sự, 2013b) Theo Nugent (1941b) thuật ngữ “tín dụng đen” thường sử dụng để mô tả người cho vay khoản vay nhỏ, thời hạn cho vay và trả nợ ngắn với mức phí cao so với luật pháp cho phép Tại thời điểm nghiên cứu, “tín dụng đen” liên hệ hoàn toàn với khoản vay cho người làm công ăn lương Người cho vay thường yêu cầu chứng từ chuyển nhượng tiền lương người vay để có quyền nhận tiền lương người vay trường hợp vỡ nợ Những yếu tố làm cho hình thức cho vay này phát sinh gồm có lòng tham người cung cấp các khoản vay, tin người sử dụng và cấp thiết buộc người vay tìm đến tín dụng đen Nhóm các nghiên cứu Miller (1966), Kaplan và Matteis (1968), Shergold (1978) (40) 30 cho tín dụng đen là việc cho vay với tỷ lệ cao giới hạn theo quy định pháp luật định mức xã hội chấp nhận Đây là nguồn thu quan trọng hoạt động tội phạm có tổ chức, bên cạnh nguồn thu từ đánh bạc Các khoản toán phải trả vào ngày xác định, chậm trễ việc trả nợ có thể dẫn đến mức lãi suất cao chí là truy đòi gắt gao Ngoài ra, kẻ cho vay nặng lãi đã thâm nhập vào các ngân hàng và doanh nghiệp hợp pháp; “núp bóng” các tổ chức này để tiếp tục mở rộng các hoạt động phi pháp Venkatesh và cộng (2003a) lại mở rộng tín dụng đen dựa vào đặc điểm sau: (1) Lãi suất vô cùng cao Các khoản vay có lãi suất cao mặt pháp lý và các điều khoản mờ ám khác nhằm phá vỡ lách các điều luật địa phương, chính quyền; (2) Các khoản phí “bồi thường” Các khoản phí khá đáng kể dành cho người cho vay phần “bồi thường” việc đồng ý cho vay, các khoản phí này thường cao người vay tiêu chuẩn vì lịch sử tín dụng xấu vay các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nên cần đảm bảo; (3) Những khoản vay mang tính chất nhanh chóng mà không cần thủ tục, mang lại lợi ích tức thời lại không mang lại ích lâu dài cho người vay; (4) Các khoản phí bảo hiểm tín dụng không liên quan đến khoản vay chính Những người cho vay yêu cầu loại chi phí bảo hiểm không liên quan đến khoản vay chính và thiết kế trường hợp người vay ốm đau, tử vong các khoản dự phòng khác và thường trả theo tháng lên chi phí cho khoản vay thường đội lên cao Người vay phải trả phí toán cho các loại bảo hiểm; (5) Những khoản vay có lãi dồn vào gốc Người vay phải đối mặt khoản vay có gốc và lãi vượt quá khả trả nợ mình và từ đó phải từ bỏ tài sản chấp Trong số trường hợp, nợ phải bắt buộc trả khoản nợ cực lớn tài sản chấp không thể bù đắp và đáp ứng giá trị khoản nợ; (6) Những khoản cho vay không tính đến khả trả nợ người vay Những người cho vay bất hợp pháp không tính đến khả trả nợ người vay, không quan tâm đến thu nhập người vay, trường hợp người vay không trả nợ thì người cho vay tìm đến người trả nợ thay là gia đình họ Ngoài ra, khoản vay này thường tập trung vào người có thu nhập thấp và trung bình nhằm loại bỏ khả trả nợ người vay từ đó có thể dễ dàng chiếm đoạt tài sản Engel và McCoy (2001a) cho tín dụng đen là tập hợp các khoản vay chuẩn, là các khoản vay có lãi suất cao thiết kế người vay có tín dụng bị suy giảm người không đủ điều kiện để vay trên thị trường tài chính chính thức Các khoản vay tín dụng đen xác định dựa theo các đặc trưng sau: (i) Khoản vay không mang lại lợi ích cho người vay; (ii) Khoản vay thiết kế (41) 31 để thu lợi nhuận cao; (iii) Khoản vay có tính chất gian lận lừa đảo; (iv) khoản vay gây hiểu lầm vì không rõ ràng và phi pháp; (v) khoản vay yêu cầu người vay từ bỏ các quyền hợp pháp có tranh chấp Trong đó, Carr và Kolluri (2001a) cho vay tiêu chuẩn và tín dụng đen là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, các tác giả này nhấn mạnh thêm mặc dù lãi suất phí cao là đặc điểm phổ biến các khoản vay này không phải các khoản vay nào có lãi suất chi phí cao là tín dụng đen không kèm các điều khoản lừa đảo hình phạt “đáng sợ” chi phí phi lí bên cho vay Theo quan điểm Demyanyk (2006) thì tín dụng đen thường liên quan đến việc cho vay với người nghèo, người có điểm tín dụng thấp, thiếu hiểu biết và không biết quy trình cho vay Khoản cho vay gọi là tín dụng đen lừa đảo người cho vay môi giới có hành vi tính phí cao không tương xứng với rủi ro phải chịu, cho vay dù biết người vay không có khả hoàn trả đầy đủ, đơn phương thay đổi các điều khoản cho vay dẫn đến hiểu lầm hai bên Schmulow (2016a) đồng quan điểm trên và bổ sung thêm người cho vay có thể thực các hành vi gian lận giả mạo - ví dụ giả mạo các loại giấy tờ, chữ ký Delgadillo và cộng (2008) nhận định thuật ngữ “tín dụng đen” là khó nắm bắt đến mức tạo khó khăn quy định để quản lí Đây là thuật ngữ từ vựng khó định nghĩa thị trường chấp, tín dụng đen thường bị hiểu lầm nó mang theo kì thị, có khác biệt ý nghĩa tùy thuộc vào bối cảnh nó sử dụng Tác giả rõ các khoản vay với “hình phạt” trả trước có thể phù hợp để mô tả tín dụng đen các khoản vay đơn giản là cung cấp cao lãi suất thông thường không thể gọi là tín dụng đen mà nên gọi là “cho vay lạm dụng” Các nhà nghiên cứu nước đề xuất các khái niệm tín dụng đen sau: Nghiên cứu Nguyễn Vân Hà và cộng (2018) đưa khái niệm chủ yếu từ góc độ quản lí: Tín dụng đen gồm hoạt động cho vay không thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng cấp phép, và không chịu quản lí chính thức bời các quan quản lý Nhà nước Giao dịch tín dụng đen là giao dịch ngầm, nội bộ, có lãi suất huy động và cho vay cao, thủ tục thực đơn giản so với các hoạt động tín dụng ngân hàng chính thức Theo Cấn Văn Lực (2019) thì Việt Nam có nhiều cách hiểu không đúng “tín dụng đen” Trong kinh tế, có loại tín dụng là chính thức và phi chính thức Phi chính thức là khái niệm rộng (vay bạn bè, người thân, vay các công ty, vay cầm đồ, vay các tổ chức tài chính vi mô…) và “tín dụng đen” là phần nhỏ (42) 32 đó “Tín dụng đen” có tám đặc điểm dễ nhận biết: (1) cho vay quen biết các cá nhân; (2) địa lý gần nhau, chủ yếu xảy nông thôn; (3) không theo chuẩn mực nào, chủ yếu là vay nóng; (4) thủ tục đơn giản, lúc, nơi, đáp ứng yêu cầu người vay, linh hoạt; (5) các khoản vay thường nhỏ; (6) tài sản đảm bảo đa dạng (có thể ti vi, tủ lạnh, sổ đỏ ); (7) có thể gia hạn cần; (8) rủi ro Theo thị Thủ tướng Chính phủ số 12/CT-TTg vấn đề “Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen”, “Tín dụng đen là hình thức cho vay, vay huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất pháp luật quy định, thực các cá nhân, nhóm người tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật” (Chính phủ, 2019b) Bản chất việc tồn tín dụng đen là các hoạt động diễn ngầm khiến cho các quản ngành gặp khó khăn việc quản lý và phát các cá nhân, tổ chức hoạt động này Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn tiếp cận vấn đề tín dụng đen theo khái niệm nêu thị 12/CTTTg Thủ tướng Chính phủ đây là khái niệm bao quát rõ thực trạng tín dụng đen Việt Nam 1.1.3 Tiếp cận tín dụng Tiếp cận tín dụng chính thức có thể hiểu theo nhiều hướng khác Rose và Hudgins (2015) và Casu và cộng (2013) cho tiếp cận tín dụng chính thức là việc khách hàng có khả sử dụng đồng vốn tổ chức tín dụng chính thức dựa trên việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính - đó nhấn mạnh khả hoàn trả gốc và lãi Quan điểm này Nguyen (2014), Ha (2015), Dao và cộng (2016) thừa nhận cho rằng: Tiếp cận tín dụng chính thức là việc người dân, hộ gia đình, hộ kinh doanh hiểu biết và có thể vay vốn các TCTD Hay nói cách khác, đây là hình thức phát sinh giao dịch tài sản bên là các TCTD gọi là bên cho vay và bên là các cá thể, doanh nghiệp gọi là bên vay Bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay sử dụng khoảng thời gian định, đồng thời bên vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay vốn lẫn lãi đến hạn phải toán đã thỏa thuận Tuy nhiên, tiếp cận phần góc độ tài chính vi mô thì Ledgerwood (1998) cho đây là việc ngân hàng cung cấp vốn cho nhóm đối tượng khó tiếp cận vốn với mức giá phải Ledgerwood và cộng (2013b) tiếp tục cho tiếp cận tín dụng chính thức không bao gồm việc có đồng vốn vay TCTD mà còn cần phải sử dụng các dịch vụ khác ngân hàng - nhằm thực các mục tiêu khác (43) 33 tiếp cận dịch vụ tài chính và hướng đến xóa đói giảm nghèo Như vậy, nhóm quan điểm này cho tiếp cận tín dụng chính thức không là việc khách hàng vay vốn TCTD mà còn sử dụng các dịch vụ tài chính khác Theo Beck và cộng (2005), “Tiếp cận với các dịch vụ tài chính không phải là đồng nghĩa với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng Tác nhân kinh tế có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính, có thể định không sử dụng chúng, các lý văn hóa - xã hội, vì chi phí hội là quá cao” Như vậy, có thể hiểu khách hàng có nhu cầu và đã tìm hiểu dịch vụ ngân hàng - có nghĩa là đã tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, song chi phí cao nên định không vay ngân hàng coi là tiếp cận tín dụng Dựa vào phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả cho việc tiếp cận theo quan điểm có sử dụng vốn tín dụng thì có ý nghĩa Bởi vì dừng lại nhu cầu hiểu vốn tín dụng thì khó đánh giá chính xác số lượng người đã tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng để từ đó có giải pháp phù hợp Đối với tiếp cận tín dụng phi chính thức, thì có thể hiểu là việc các hộ kinh doanh cá thể sử dụng các dịch vụ tín dụng không cung cấp các TCTD cấp phép các tổ chức chính trị xã hội Việc này gần giống với sử dụng tín dụng đen Doan (2015) cho rằng, tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể là việc hộ gia đình, hộ kinh doanh hiểu biết và có thể vay vốn các TCTD chính thức (đối với tiếp cận tín dụng chính thức) đủ khả vay và trả các tổ chức khác (đối với tiếp cận tín dụng phi chính thức) Hay nói cách khác, đây là hình thức phát sinh giao dịch tài sản bên là các tổ chức cung ứng dịch vụ tín dụng, gọi là bên cho vay và bên là các hộ gia đình, gọi là bên vay Bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay sử dụng khoảng thời gian định, đồng thời bên vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay vốn lẫn lãi đến hạn phải toán đã thỏa thuận Diagne và cộng (2000) đưa khác biệt hai khái niệm “tiếp cận tín dụng” và “tham gia vào các chương trình cấp tín dụng” Trong số trường hợp, hai khái niệm này dùng thay Tuy nhiên, tham gia vào chương trình tín dụng là việc các hộ kinh doanh cá thể tự lựa chọn và tham gia vào các chương trình này thì tiếp cận tín dụng thường ám bao gồm rào cản tham gia, có thể xuất phát từ thân hộ gia đình từ các nhân tố bên ngoài Ở Việt Nam, rào cản pháp lý đã tạo khác biệt việc đánh giá tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể so với các nước khác Theo quy định Bộ luật Dân 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân bao gồm pháp nhân và cá nhân Để thực (44) 34 quy định này, NHNN đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định khách hàng vay vốn TCTD phải là pháp nhân, cá nhân Theo đó, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn các TCTD Họ có thể vay vốn với tư cách là doanh nghiệp cá nhân Nói cách khác, việc vay vốn tiến hành trên danh nghĩa cá nhân, cá nhân tự chịu trách nhiệm trả nợ thay vì với danh nghĩa hộ gia đình, hộ kinh doanh (Ngân hàng Nhà nước, 2016) Có thể thấy, tiếp cận tín dụng hộ gia đình là mối quan hệ các TCTD và các hộ gia đình Các TCTD cung cấp vốn cho khách hàng họ là các hộ gia đình để phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh và các mục đích khác Mối quan hệ này hình thành khách hàng hội đủ các điều kiện TCTD và thỏa mãn các điều kiện ký kết hợp đồng ký kết hai bên Thông thường, hộ gia đình tiếp cận các dịch vụ các TCTD thường chịu mức phí cao các tổ chức phải chịu nhiều khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức mạng lưới, việc thẩm định, theo dõi khách hàng hay món vay việc phòng ngừa rủi ro Cụ thể, cho vay hộ gia đình thì chi phí nghiệp vụ cho đồng vốn vay thường cao quy mô món vay thường là nhỏ Ngoài ra, số lượng khách hàng đông, phân bổ khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ, là yếu tố làm tăng chi phí Trong quan hệ tín dụng, hộ gia đình có độ rủi ro khá cao nên chi phí dự phòng rủi ro các TCTD tương đối lớn so với các ngành khác Lãi suất thu hút nguồn vốn cho vay gia đình khá cao các TCTD bị giới hạn các nguồn chỗ, phải chuyển dịch vốn từ nơi khác làm chi phí vốn tăng Không vậy, hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, chính đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến tổ chức cho vay và việc áp dụng các phương thức, kỹ thuật cho vay Mọi thành viên hộ tham gia lao động và cùng hưởng thu nhập chung, đó thành viên hộ gia đình liên đới quan hệ giao dịch tín dụng Về mặt thủ tục pháp lý, cần đại diện hộ đứng tên giao dịch với ngân hàng trên sở ủy quyền các thành viên hộ Lúc này quyền và nghĩa vụ hộ đã phát sinh, đó hộ phải có trách nhiệm quyền, nghĩa vụ dân người đại diện hộ xác lập, thực nhân danh hộ Tài sản hộ bao gồm tài sản chung hộ và các tài sản riêng các thành viên góp vào sử dụng chung, đây chính là lực tài chính các hộ gia đình Do đó, hộ phải chịu trách nhiệm dân tài sản chung hộ; tài sản chung không đủ để thực nghĩa vụ chung hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới tài sản riêng mình (45) 35 1.2 Tác động tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh cá thể Đối với tiếp cận tín dụng, chia thành nhánh nhỏ là tiếp cận tín dụng chính thức và tiếp cận phi chính thức Cả khía cạnh này có tác động định đến hộ kinh doanh cá thể 1.2.1 Các tác động tích cực 1.2.1.1 Của tín dụng chính thức Theo Alhassan và Akudugu (2012), việc tiếp cận TDCT đã cung cấp cho khách hàng vay hội tạo lực sinh kế, phát huy khả tự làm chủ họ Với quan điểm Brown và Zehnder (2010), tín dụng cấp cho người không có khả truy cập vào các dịch vụ tài chính nào khác, giúp họ có thể tạo dựng hoạt động kinh doanh theo đuổi công việc cụ thể nào đó tạo nguồn thu nhập Tương tự, Yunus (2007) và Nguyễn (2014) cho tiếp cận tín dụng có sức mạnh cải thiện lực sản xuất cho tiếp cận nó, đồng thời nâng cao khả tạo dựng các dự án kinh doanh, sản xuất, các hoạt động lao động và việc làm góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng sống Lý thuyết sinh kế bền vững ra, thực mục tiêu xóa đói giảm nghèo, TDCT đã và làm tốt với vai trò phương tiện giải đói nghèo Nó đặt nguồn lực tài chính trực tiếp vào tay người nghèo, cung cấp vốn tài chính cần thiết theo mức cho phép để người nghèo sử dụng hiệu vốn người và vốn xã hội mà họ sở hữu (DfID, 1999) Đứng trên quan điểm kinh tế TCVM, Bateman (2010); Ledgerwood và cộng (2013b) đã chứng minh tính hiệu tín dụng vi mô nói riêng và tín dụng nói chung chiến chống lại cái nghèo, cải thiện thu nhập Theo đó, với khoản vay từ tín dụng ưu đãi với chi phí đầu vào giảm, giá rẻ người nghèo có khả mở rộng quy mô sản xuất Tại hình 1.1a cho thấy giá trị sản lượng (Q) sản xuất tăng từ Q1 đến Q2 và đây thặng dư người thay đổi từ (a+b) sang (b+c+f+g) Nếu a > (c+f+g) thì người sản xuất không lợi và ngược lại Thặng dư người tiêu dùng tăng thêm (a+d+e) Như vậy, tín dụng vi mô có tác động đến quá trình tạo giá trị thặng dư nhiều nhờ tăng trưởng sản xuất, từ đó gia tăng tích lũy đầu tư và tiêu dùng hộ gia đình, kéo theo tăng lên thu nhập Tại hình 1.1b, an sinh người nghèo mang lại trên khoản hỗ trợ vốn và người nghèo có thể mở rộng quy mô sản xuất Lúc này thặng dư người sản xuất là (46) 36 (a+b), các khoản chi phí trợ giá cho người nghèo là (b+c+d), an sinh xã hội là (-c), nguồn lực xã hội sử dụng thêm (b+c+d) Như tín dụng vi mô đã góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập, đồng thời góp phần giải phóng người khỏi đói nghèo và góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội Hình 1.1a: Lợi ích cho sản xuất Hình 1.1b: Lợi ích cho an sinh xã hội Hình 1.1: Ảnh hưởng tín dụng vi mô thu nhập hộ kinh doanh Nguồn: Bateman (2010) Ismail và Yussof (2010) đưa lý thuyết nguồn vốn, theo đó, thu nhập tạo nên yếu tố vốn vật chất và vốn người Vốn vật chất có tự có vay mượn hình thái tiền tệ vật chất Vốn người có quá trình tích lũy lao động, là các kỹ năng, kiến thức tích lũy quá trình học tập và trải nghiệm sống (vốn phi tài chính) Trong đó, Nguyễn và Bùi (2011) các yếu tố nguồn lực tác động đến thu nhập người dân tộc thiểu số đồng sông Cửu Long bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn vật lực, nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên Do đó, việc đánh giá tác động tiếp cận tín dụng nói chung và TDCT nói riêng cần xem xét ảnh hưởng nó với các yếu tố khác nó tạo nên khác biệt thu nhập hộ gia đình Trong nghiên cứu này, thu nhập xem xét dựa trên tác động nguồn lực tài chính (khả tiếp cận TDCT), nguồn nhân lực (tuổi, giới tính, trình độ học vấn chủ hộ, quy mô hộ gia đình, số nguồn tạo thu nhập hộ), nguồn vật lực (diện tích đất) và nguồn lực tự nhiên (vị trí địa lý) 1.2.1.2 Của tín dụng phi chính thức Theo Kelso (1941a), tín dụng phi chính thức (và kể tín dụng đen) không phải lúc nào hoàn toàn xấu vì đã giúp người cần vốn vay ngay, với thủ tục đơn (47) 37 giản, đáp ứng nhu cầu cấp thiết người vay Trong lượng lớn các trường hợp khách hàng với các nhu cầu tín dụng nhanh, cấp thiết không thể đáp ứng từ các tổ chức tài chính chính thức với rào cản tài sản chấp thì các tổ chức tín dụng đen luôn sẵn sàng chỗ các tổ chức này với khoản vay không cần tài sản chấp, thủ tục đơn giản, nhanh chóng… Nguyễn Vân Hà và cộng (2018) mặt ích lợi nó xét bối cảnh kinh tế Trung Quốc Tín dụng đen đóng vai trò quan trọng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp tư nhân và là nơi các nhà đầu tư cá nhân tìm đến để chống lại lạm phát Tín dụng đen đã cung cấp cho nhiều doanh nghiệp nhỏ, cần nhiều vốn bị từ chối các ngân hàng thông thường có hội để tiếp cận vốn Vì tín dụng từ các tổ chức chính thức bị thắt chặt, lãi suất bị giữ mức thấp khiến khách hàng phải tìm các dịch vụ tài chính hấp dẫn Ngoài ra, ngân hàng thường ưu tiên cho vay doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quan hệ tốt khiến các công ty nhỏ phải tìm đến các hoạt động tín dụng phi chính thức Chính phủ Trung Quốc đã chính thức công nhận vai trò quan trọng ngành ngân hàng ngầm đó có tín dụng đen kinh tế Theo Đặng Ngọc Đức (2020) thì thuận lợi hàng đầu việc vay tín dụng phi chính thức và tín dụng đen là hoạt động cho vay này không cần tài sản chấp và giải ngân nhanh chóng (chỉ cần 10 - 30 phút là có khoản vay) Đây là vấn đề mà không phải ngân hàng nào có thể đáp ứng thời điểm Tiếp theo đó là thủ tục nhanh chóng không cần thủ tục vì cần 30 phút là hoàn thành thủ tục vay vốn Ngoài ra, vấn đề cần đề cập là tín dụng xoay vòng (ROSCAs) thì đây là nguồn bổ sung vốn vô cùng quan trọng cho các hộ kinh doanh mang tính chất tin tưởng lẫn (Calomiris và Rajaraman, 1998, Anderson và Baland, 2002, Levenson và Besley, 1996) Tựu trung lại thì tín dụng phi chính thức có thể giải vấn đề vốn nhanh hẳn so với tín dụng chính thức 1.2.2 Các tác động tiêu cực 1.2.1.1 Của tín dụng chính thức Tín dụng chính thức không phải lúc nào có tác động tích cực các hộ kinh doanh cá thể, dù nó mang lại lợi ích định người vay pháp luật bảo vệ, lãi suất thấp Mặc dù có ít tác động tiêu cực, song cần đề cập Tín dụng chính thức làm tăng chi phí các hộ kinh doanh cá thể giai đoạn đầu, các yêu cầu minh chứng thu nhập, các loại báo cáo minh chứng khả trả nợ Do đa phần các hộ kinh doanh cá thể các nước phát triển có đăng kí trình độ kế toán thấp, khả tài chính không ổn định nên tiếp cận chính (48) 38 thức dòng vốn các TCTD thường lúng túng, và phải trả nhiều (Beck và cộng sự, 2005, Bougheas và cộng sự, 2006) Thêm vào đó, thời gian thẩm định các khoản vay tín dụng chính thức thường dài, là với hộ chưa có lịch sử tín dụng (hoặc các nước hệ thống thông tin tín dụng chưa phát triển) Do đó, các hộ thường bỏ qua hội làm ăn ngắn hạn, có nhu cầu đột xuất tiền (Campbell, 2006) Nguồn vốn các TCTD chính thức dồi dào, các khoản vay phi chính thức thường ngắn, và quy mô nhỏ nên có thể không đáp ứng các yêu cầu sinh lời (Coco, 2000) 1.2.1.2 Của tín dụng phi chính thức Hầu hết các nghiên cứu Morgan (2007); Miller (1966); Kaplan và Matteis (1968); Shergold (1978); Chin (1995); Booth (1991); Engel và McCoy (2001a); Carr và Kolluri (2001a); Soudijn và Zhang (2013); Cấn Văn Lực (2019); Chính phủ (2019b) đánh giá hậu tín dụng đen nghiêm trọng (đối với các nước phát triển thì đồng tín dụng phi chính thức và tín dụng đen làm một), và vì cần phòng ngừa và hạn chế tín dụng đen mức cao có thể để đảm bảo ổn định xã hội, bảo vệ khách hàng Các nghiên cứu đề cập ảnh hưởng tiêu cực tín dụng đen trên nhiều mặt, tập trung vào an ninh kinh tế, mức sống dân cư, an ninh trật tự xã hội… Theo Nugent (1941b) với mức phí cao, các khoản vay nặng lãi không tạo quá nhiều áp lực cho người vay người vay có thể trả nợ các khoản vay họ đến hạn Chính vì vậy, nhiều người vay đã không thể thoát khỏi khoản vay mình Áp lực trả nợ liên tục lên người vay khiến họ buộc phải cắt giảm mức sống, mắc nợ tín dụng đen khiến cho gia đình đổ vỡ, tinh thần và thể chất suy sụp, có thể dẫn đến hành vi trộm cắp tự tử Nghiên cứu Reynolds (2004) nêu người vay tín dụng phi chính thức và tín dụng đen Mỹ thiệt hại khoảng 9,1 triệu USD năm Khoản thiệt hại này đến từ việc người cung cấp tín dụng đen tước đoạt tài sản thuộc sở hữu người vay và tính mức phí lãi cao cho người vay Ví dụ thành phố Chicago, tỷ lệ tịch thu tài sản tăng 500% từ năm 1993 đến 2001 Hậu kinh tế mà tín dụng đen gây cho cá nhân người vay và gia đình họ là lớn Hầu hết người vay nhà và các tài sản họ tích lũy nhiều năm và buộc phải cắt giảm mức sống Nghiên cứu còn ảnh hưởng tín dụng đen vượt ngoài phạm vi cá nhân và gia đình người vay tới toàn vùng lân cận Những khu phố có nhiều người tham gia vào tín dụng đen xảy tình trạng nhà bị bỏ trống sau bị tước đoạt, giá nhà khu vực này giảm tăng các loại tội phạm và tình trạng bất ổn (49) 39 Tương tự, Peterson (2013) cho tín dụng đen, đặc biệt hình thức cho vay theo ngày đã làm suy yếu an ninh kinh tế Mỹ và kinh tế cá nhân hộ gia đình Hai phần ba số người vay nhận bảy khoản vay tín dụng đen trở lên năm và hậu việc vay mượn liên tục này là vô cùng nghiêm trọng Nhiều khoản vay theo ngày sử dụng cho các chi phí sinh hoạt chung gia đình Ví dụ, 69% người vay đã sử dụng các khoản vay để trả cho các chi phí định kỳ khiến cho việc vay trở thành vòng luẩn quẩn và phụ thuộc vào người cho vay Người vay buộc phải bán tài sản cần thiết để trả nợ Các khoản vay có thể bán cho các công ty thu hồi nợ phải chịu các hình phạt pháp lý tòa án Tác giả còn nhấn mạnh tính nguy hại khoản vay tín dụng đen trên khía cạnh làm gia tăng phân hóa giàu nghèo Tín dụng đen thường diễn các cộng đồng dễ bị tổn thương; cụ thể, 75% người vay có thu nhập 50.000 USD/năm và họ thường sống tập trung khu vực dân cư nghèo Tại Texas, 75% số cửa hàng cung cấp tín dụng đen đặt các khu phố nơi tập trung các hộ gia đình có thu nhập trung bình 50.000 USD 37% người vay nói họ đã tình trạng tài chính khó khăn đến mức họ vay khoản toán theo bất kì điều khoản nào đưa Theo Cấn Văn Lực (2019) rủi ro và hệ lụy tín dụng đen cao cho phía người cho vay (khó thu hồi nợ), người vay (lãi suất cao, có nguy vỡ nợ) và rủi ro mặt pháp lý (rất khó giải quyết) Trong nhiều trường hợp, chủ nợ tìm cách để thu hồi số tiền đã cho vay cách siết nợ, chí đe dọa để giải quyết, thu hồi nợ Ngoài ra, theo Đặng Ngọc Đức (2020) thì người vay vốn gặp phải rủi ro lớn đó là phải chứng minh khả trả nợ nên bắt buộc người vay phải để lại các giấy tờ quan trọng có giá trị Tiếp theo đó, lãi suất vay siêu cao và phải cung cấp thông tin người thân và không có chính quyền đứng làm chứng Khi khoản vay không trả đúng hạn thì lãi kép làm cho lượng tiền phải trả tăng lên nhanh chóng Nhiều khoản vay trở thành vòng luẩn quẩn người vay buộc phải vay các bên khác để trả nợ các khoản vay Tín dụng đen làm sống người vay trở nên khánh kiệt, cùng quẫn, từ người có tài sản và thiếu chút tiền tạm thời vay nặng lãi không trả nợ dẫn đến phá sản, chí vướng vòng lao lý túng quẫn quá nên làm liều, vi phạm pháp luật Nhiều nạn nhân bị các đối tượng khống chế, đe dọa không dám tố cáo, hợp tác, cung cấp tài liệu với quan công an Đặc biệt là số các đối tượng các công ty có chức đòi nợ thuê Nhà nước cấp phép hoạt động, thực chất là không ít các băng, nhóm tội phạm “núp bóng” công ty, doanh nghiệp để dễ bề tổ chức các hoạt động che mắt hành vi phi pháp Số tiền thu lời bất chính từ hoạt động tín dụng đen lại các chủ nợ tài trợ cho các đối tượng các hoạt (50) 40 động bất hợp pháp Ngoài ra, tín dụng đen gây thất thu nguồn thu ngân sách nhà nước Các chủ nợ tín dụng đen thu lời lớn từ hoạt động cho vay nặng lãi vì là hoạt động bất hợp pháp nên nhà nước không thu đồng tiền thuế nào Nếu nguồn tín dụng này chuyển sang cho các tổ chức nhà nước cho phép thực hoạt động cấp tín dụng thì các tổ chức này phải đóng thuế trên các khoản lợi nhuận mà họ có 1.3 Lý thuyết tảng và mô hình dự kiến 1.3.1 Các lý thuyết tảng 1.3.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) Lý thuyết này xây dựng và phát triển Ajzen và Fishbein từ cuối năm 1960 và mở rộng vào năm 1970 (Fishbein, 1979) Theo lý thuyết này, hành vi người định yếu tố quan trọng chính là “Ý định hành vi” (Behavior intention) Bên cạnh đó, “Ý định hành vi” lại giải thích “Thái độ hành vi” (Attitude) và “Mức quy chuẩn chủ quan” (Subjective Norm) hành vi đó Trong đó, “Thái độ hành vi” là “niềm tin hay cảm xúc tích cực tiêu cực cá nhân sản phẩm nào đó” còn “Mức quy chuẩn chủ quan” hiểu là “mọi người xung quanh cảm thấy nào bạn thực hành vi đó” Lý thuyết này sử dụng nhiều nghiên cứu các hành vi và chủ yếu số lĩnh vực Y học và Công nghệ Tuy nhiên, nghiên cứu hành vi tiếp cận tín dụng (chính thức và phi chính thức) lý thuyết này chưa sử dụng Niềm tin vào hành vi Thái độ hành vi Ý đinh hành vi Niềm tin vào mức quy chuẩn chủ quan Thực hành vi Mức quy chuẩn chủ quan Hình 1.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA Nguồn: Ajzen và Fishbein (1980) Theo lý thuyết này, “Thái độ hành vi” không phải yếu tố định đến với việc thực hành vi mà là “Ý định hành vi”, nghiên cứu nêu rõ mối quan hệ quán “Thái độ” và “Hành vi” việc định (Ajzen và Fishbein, 1980) Hạn chế nghiên cứu lý thuyết hành động hợp lý (TRA) xuất phát từ việc giả định (51) 41 định ý chí hành vi người Lý thuyết này cho rằng, ý thức là cái có trước và định hành vi người Tuy nhiên, hành vi chấp nhận công nghệ trường hợp người tiêu dùng hành động theo thói quen thực hành vi không có ý thức Ngoài ra, lý thuyết này nói đến mối quan hệ “Thái độ” hành vi và định thực hành vi mà không xem xét các yếu tố “Xã hội” mà thực tế yếu tố này có ảnh hưởng đến định “Hành vi” người 1.3.1.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) Để khắc phục nhược điểm mô hình nghiên cứu lý thuyết hành động hợp lý TRA, vào năm 1985 Ajzen đã đưa mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Mô hình hành vi có kế hoạch là mở rộng lý thuyết hành động hợp lý (TRA), giống lý thuyết hành động hợp lý (TRA) lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) cho yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đưa định người là “Ý định hành vi” Sự mở rộng lý thuyết TPB nghiên cứu cho “Thái độ”, hành vi “Kiểm soát cảm nhận” và “Mức quy chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng đến “Ý định hành vi” và “Hành vi” chấp nhận sử dụng công nghệ (Ajzen, 1985) Nhân tố hành vi “Kiểm soát cảm nhận” (Perceived Behavioral Control) thêm vào để thể khó khăn hay dễ dàng thực hành vi cụ thể và việc thực hành vi đó có bị kiểm soát hay không Lý thuyết này số nghiên cứu cho là tối ưu việc giải thích và dự đoán hành vi người tiêu dùng nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu Lý thuyết này đã khắc phục khuyết điểm lý thuyết hành động hợp lý (TRA) với lập luận hành vi người là có chủ ý và lên kế hoạch Lý thuyết này áp dụng rộng rãi các lĩnh vực chưa có nghiên cứu cụ thể sử dụng làm tảng việc nghiên cứu hành vi chấp nhận sử dụng tín dụng đen Tuy nhiên, lý thuyết TPB không nêu rõ nào là hành vi có kế hoạch và làm nào để lên hành vi kế hoạch cho người (52) 42 Thái độ hành vi Mức quy chuẩn chủ quan Ý định hành vi Hành vi tiêu dùng Hành vi kiểm soát cảm nhận Hình 1.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB Nguồn: Ajzen (1985) 1.3.1.3 Lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) Mô hình TAM xây dựng và phát triển Davis vào năm 1985 Mô hình này đã nêu ảnh hưởng các yếu tố: “Cảm nhận dễ sử dụng” (Perceived ease of use) và “Cảm nhận hữu dụng” (Perceived usefulness) lên “Thái độ” dẫn đến sử dụng công nghệ và sau đó ảnh hưởng đến định sử dụng công nghệ (Davis, 1985) Mô hình TAM chính là mở rộng có tầm ảnh hưởng lý thuyết hành động hợp lý (TRA) Fishbein và Ajzen, lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Ajzen Mô hình TAM đã khắc phục số hạn chế mô hình TRA và TPB Đầu tiên, mô hình TRA và TPB cho nhân tố ảnh hưởng tới “Ý định hành vi” có “Thái độ hành vi”, “Mức quy chuẩn chủ quan” và “Hành vi kiểm soát cảm nhận” Tuy nhiên, nhân tố “Ý định hành vi” còn có thể bị ảnh hưởng yếu tố khác Thứ hai, các mô hình TRA và TPB cho “Ý định hành vi” ảnh hưởng tới việc sử dụng công nghệ từ “Ý định hành vi” định sử dụng phải khoảng thời gian định Ngoài ra, TRA và TPB cho các hành động đưa dựa vào tiêu chí định cá nhân không thiết phải làm theo tiêu chí đã dự đoán (Đỗ Thị Ngọc Anh, 2017) TAM cung cấp góc nhìn sâu sắc để dự đoán các đặc tính hệ thống có ảnh hưởng đến “Thái độ” và “Hành vi sử dụng” hệ thống thông tin Theo Davis thì “Cảm nhận tính hữu dụng” là “mức độ mà người tin vào việc sử dụng hệ thống đặc biệt nào đó (53) 43 làm nâng cao hiệu suất làm việc mình” còn “Cảm nhận dễ sử dụng” hiểu là “mức độ người tin tưởng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần nỗ lực” Bên cạnh đó, mô hình TAM nhân tố “Cảm nhận dễ sử dụng” có tác động trực tiếp đến nhân tố “Cảm nhận hữu ích” Nhận thức hữu ích Các nhân tố bên ngoài Thái độ hành vi Ý định sử dụng Hành vi sử dụng Nhận thức dễ sử dụng Hình 1.4: Mô Hình chấp nhận công nghệ TAM Nguồn: Davis và cộng (1989a) Mô hình sử dụng rộng rãi các lĩnh vực di động, dịch vụ ngân hàng, thương mại điện tử… Tuy nhiên lĩnh vực sử dụng tín dụng đen thì còn chưa áp dụng Hạn chế mô hình chấp nhận công nghệ TAM là mô hình đề cập đến hai nhân tố “Hữu ích” và “Dễ sử dụng” ảnh hưởng đến “Thái độ hành vi” “Thái độ hành vi” còn bị nhiều yếu tố khác tác động “Tính bảo mật”, yếu tố thuộc “Xã hội”… 1.3.1.4 Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT) Lý thuyết này phát triển và xây dựng Venkatesh và cộng (2003a) Mô hình này xây dựng và phát triển dựa trên mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ người tiêu dùng nghiên cứu trước TRA, TPB, TAM, SCT (Lý thuyết nhận thức xã hội), kết hợp TAM - TPB, IDT (Lý thuyết đổi mới), MM (Mô hình động lực), và MPCU (Mô hình nguồn PC máy tính) để xây dựng mô hình UTAUT Mô hình này chứng minh là mô hình tối ưu việc giải thích hành vi công nghệ Mô hình này gồm có bốn nhân tố chính: “Hiệu kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Điều kiện thuận lợi” ảnh hưởng trực tiếp lên “Ý định hành vi” và “Hành vi sử dụng” Ngoài ra, các biến kiểm soát “Tuổi”, “Giới tính”, “Kinh nghiệm” và “Sự tự nguyện sử dụng” tác động vào “Ý định sử dụng” công nghệ người tiêu dùng Venkatesh và cộng (2003a) Hạn chế mô hình chính là mô hình nghiên cứu vấn đề chấp nhận sử dụng công nghệ (54) 44 Hiệu kỳ vọng Ý định sử dụng Nỗ lực kỳ vọng Hành vi sử dụng Ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận lợi Tuổi Giới tính Kinh nghiệm Tự nguyện sử dụng Hình 1.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) Nguồn: Venkatesh và cộng (2003a) 1.3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến 1.3.1.1 Lựa chọn lý thuyết làm tảng nghiên cứu Hiện nay, có ít nghiên cứu sử dụng các mô hình tảng lý thuyết nghiên cứu vấn đề tiếp cận tín dụng (kể dạng tín dụng chính thức hay phi chính thức) Các lý thuyết xây dựng có ưu điểm và khuyết điểm định, mô hình sau thường phát triển và mở rộng mô hình trước việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ người tiêu dùng Các mô hình sau thường kết hợp và phát triển mô hình trước nhằm tạo tối ưu việc giải thích hành vi người tiêu dùng Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ UTAUT là lý thuyết kết hợp dựa vào mô hình trước và đã tối đa hóa việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ người tiêu dùng Ngoài ra, các mô hình TAM, TRA có hạn chế việc giải thích ý định hành vi người tiêu dùng Do đó, luận án này tiếp cận mô hình tảng là mô hình TPB và bổ sung thêm các kiện nghiên cứu UTAUT 1.3.2.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu sơ Nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch Ajzen (1985) và lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT Venkatesh và cộng (2003a) làm tảng lý thuyết nghiên cứu để giải thích hành vi tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam (55) 45 Đối với mô hình thứ nhất, tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả sử dụng mô hình TPB để đánh giá, đó có kết hợp với mô hình UTAUT để đưa biến phụ thuộc Cụ thể, tác giả dự kiến sử dụng các biến Tài sản đảm bảo, Thu nhập hộ kinh doanh cá thể, Kinh nghiệm chủ hộ, Khoảng cách địa lý, Lãi suất vay vốn, Thủ tục vay vốn, Kinh nghiệm NHTM nhằm tác động đến khả tiếp cận vốn chính thức hộ kinh doanh cá thể Đối với mô hình thứ (tiếp cận tín dụng phi chính thức, đó tập trung vào tín dụng đen), tác giả xây dựng mô hình gồm bốn yếu tố chính: “Hiệu kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Điều kiện thuận lợi” giống mô hình lý thuyết gốc Ngoài ra, mô hình UTAUT tính đến yếu tố: “Tuổi”, “Giới tính”, “Kinh nghiệm sử dụng” và “Tự nguyện sử dụng” ảnh hưởng tới mối quan hệ các nhân tố tới “Ý định sử dụng” khách hàng Tuy nhiên nghiên cứu này sử dụng nhân tố “Giới tính”, mà không sử dụng yếu tố “Tự nguyện vay”, “Kinh nghiệm vay” vì người vay là người tự nguyện Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung thêm kiểm soát bao gồm “số năm kinh doanh” để đánh giá (56) 46 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu 2.1.1 Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính (sử dụng giai đoạn phát triển bảng hỏi và thang đo) và phương pháp nghiên cứu định lượng sau đã thực xong nghiên cứu định tính và điều chỉnh bảng hỏi Quy trình nghiên cứu: Nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu thì quy trình nghiên cứu thực theo bước sau: Bước 1: Dựa trên sở lý thuyết tảng các nghiên cứu trước đây để tiến hành xây dựng khái niệm, lựa chọn thang đo cho các nhân tố nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu Bước 2: Xây dựng bảng hỏi sơ và tiến hành nghiên cứu định tính thông qua các vấn sâu với chuyên gia, các TCTD, các đơn vị cung cấp tín dụng phi chính thức và các hộ kinh doanh cá thể đã sử dụng tín dụng nhằm mục đích chuẩn hóa thuật ngữ, điều chỉnh và bổ sung biến quan sát thang đo cho phù với bối cảnh hộ kinh doanh cá thể Việt Nam, phát triển thang đo và hiệu chỉnh thang đo Đối với biến nhân tố thì dựa vào sở lý thuyết tảng để có thể xây dựng khái niệm, lựa chọn thang đo, đưa giả thuyết phù hợp với mô hình nghiên cứu Từ đó, tiến hành điều chỉnh mô hình và hoàn chỉnh bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng Bước 3: Dựa trên phân tích tiến hành hoàn chỉnh bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng Thực nghiên cứu định lượng để đưa kết nghiên cứu nhằm phân tích kết quả, đánh giá độ tin cậy thang đo, kiểm định giả thuyết và đưa hàm ý chính sách (57) 47 Nghiên cứu tổng quan Xây dựng khái niệm, mô hình sơ Nghiên cứu định tính Phân tích, hiệu chỉnh thang đo và hoàn thành bảng hỏi, điều chỉnh mô hình Nghiên cứu định lượng Đánh giá độ tin cậy thang đo, kiểm định giả thuyết, phân tích kết Đánh giá kết và đưa hàm ý chính sách Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Đề xuất tác giả 2.1.2 Nghiên cứu định tính Mục tiêu nghiên cứu định tính: Để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ các biến mô hình lý thuyết ban đầu (đã hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết) Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu vì đây là cách thích hợp để kiểm tra phù hợp mô hình nghiên cứu đề xuất, xây dựng bảng hỏi khảo sát và tính chính xác phù hợp kết nghiên cứu Thứ nhất, kiểm tra, sàng lọc các biến độc lập mô hình lý thuyết nhóm tác giả đề xuất và xác định sơ mối quan hệ các biến độc lập và biến phụ thuộc Các mô hình đã đề cập nghiên cứu nhiều nơi trên giới Tuy nhiên, không phải nhân tố nào phù hợp và nghiên cứu thị trường Việt Nam Các thảo luận, trao đổi giúp nhóm tác giả khẳng định nhân tố phù hợp với địa bàn nghiên cứu và sơ mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới khả tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức hộ kinh doanh cá thể Việt Nam Thứ hai, kiểm định phù hợp thang đo Thang đo tác giả đưa nghiên cứu là thang đo đã công nhận và sử dụng rộng rãi trên giới Tuy (58) 48 nhiên điều kiện lĩnh vực nghiên cứu là khả tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức hộ kinh doanh cá thể Việt Nam, thang đo này cần phải xem xét để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp Bên cạnh đó, quá trình vấn, các chuyên gia cho ý kiến hoàn thiện nội dung câu hỏi, các khái niệm dùng câu hỏi sử dụng phiếu điều tra định lượng sau này Trước thảo luận, nhóm tác giả tiếp xúc và gửi thư mời chính thức gặp mặt để thực thảo luận nhóm nhằm đảm bảo đạt hiệu mong muốn Đối tượng vấn: Tác giả đã thực các vấn chuyên sâu và chia thành gồm nhóm sau Nhóm gồm chuyên gia lí thuyết, bao gồm: - GS TS Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - PGS TS Phạm Đức Chính, Đại học Kinh tế - Luật - PGS TS Lê Thanh Tâm, Đại học Kinh tế Quốc dân - TS Nguyễn Thị Hương Liên, Đai học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - PGS TS Phạm Thị Hoàng Anh, Học viện Ngân hàng - PGS TS Phan Thị Thu Hà, Đại học Kinh tế Quốc dân Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng chính thức, tác giả tiến hành vấn chuyên gia sau - TS Phạm Bích Liên, NHTM cổ phần Bưu Điện Liên Việt - TS Lại Thị Thanh Loan, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - TS Trần Hữu Ý, Ngân hàng Chính sách và xã hội Việt Nam - ThS Dương Ngọc Linh, Tổ chức tài chính vi mô Tình thương (TYM) - TS Nguyễn Cảnh Hiệp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức, tác giả tiến hành vấn với người (yêu cầu giấu tên), hình thức chủ yếu là “cầm đồ”, các tỉnh: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Dak Lak và Đà Nẵng Đối với hộ kinh doanh cá thể, tác giả tiến hành vấn với chủ hộ sau: - Ông Lê Văn Minh, lĩnh vực kinh doanh: đồ gỗ Địa điểm kinh doanh: tỉnh Bình Dương - Ông Nguyễn Phúc, lĩnh vực kinh doanh: nông nghiệp Địa điểm kinh doanh: tỉnh Hòa Bình - Ông Đậu Văn Công, lĩnh vực kinh doanh: đánh bắt thủy hải sản Địa điểm kinh doanh: tỉnh Thái Bình (59) 49 - Ông Nguyễn Phước Hùng, lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ Địa điểm kinh doanh: thành phố Hà Nội - Ông Tô Xuân Phúc, lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ Địa điểm kinh doanh: thành phố Hồ Chí Minh - Ông Vũ Hải Bằng, lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và dịch vụ (đồ đồng, đồ mỹ nghệ) Địa điểm kinh doanh: Đà Nẵng - Ông Lê Văn Phước, lĩnh vực kinh doanh: nông nghiệp và dịch vụ (trồng trọt và tự bán) Địa điểm kinh doanh: Hà Nội - Bà Nguyễn Thị Hoa, lĩnh vực kinh doanh: nông nghiệp và dịch vụ (trồng trọt và tự bán) Địa điểm kinh doanh: Dak Lak Những đối tượng vấn hiểu biết và chuyên môn lĩnh vực vay cung cấp dịch vụ tín dụng có nhiều năm cho vay, có nhiều nghiên cứu vấn đề tiếp cận tín dụng và tài chính toàn diện; sử dụng các khoản vay chính thức và phi chính thức nên kết nghiên cứu định tính kì vọng mang lại chính xác cao Thời gian vấn: Mỗi vấn có thời lượng trung bình là 30 phút Kết vấn dỡ băng vòng 24 Các vấn tiến hành phòng làm việc, nhà riêng, giảng đường, quán café, vấn online thông qua Skype, Teams… để đảm bảo tính thoải mái và riêng tư cho đối tượng vấn Các vấn được tiến hành từ 9/2018 đến tháng 3/2019 Nội dung vấn: Cuộc vấn tiến hành với bảng câu hỏi sơ (Phụ lục 1) nhằm xin ý kiến đánh giá phù hợp thang đo, các câu hỏi giúp cho việc xây dựng bảng hỏi cho nghiên cứu chính thức Ngoài còn có câu hỏi mở xoay quanh vấn đề sử dụng tín dụng phi chính thức các hộ kinh doanh cá thể (Các câu hỏi vấn trình bày Phụ Lục 2) Trong quá trình vấn, tác giả có giải thích thêm nội dung nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, diễn giải nội dung câu hỏi Phát triển bảng hỏi: Dựa vào quá trình các tổng quan nghiên cứu và ngoài nước, dựa vào mục tiêu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành phát triển bảng hỏi Bảng hỏi thiết kế dựa vào các nghiên cứu nước ngoài Tiếng Anh các nhân tố “Ý định sử dụng” và dịch sang tiếng Việt Ngoài ra, nghiên cứu dựa vào bảng hỏi đã dịch sang tiếng Việt các nhân tố “Ý định sử dụng” để xây dựng bảng hỏi sơ Kết nghiên cứu định tính Thứ nhất, tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả cho việc sử dụng các biến theo mô hình TPB phù hợp, cần phải thêm biến là biến Ngân hàng Điện tử, điều kiện tại, việc giải ngân và vay vốn thông qua các ứng dụng điện (60) 50 tử phù hợp với các hộ gia đình, đặc biệt là từ thông tư 39/2016/TT-NHNN đời (theo kết vấn các chuyên gia tín dụng chính thức) Tuy nhiên, tiến hành các biến mô hình tiếp cận tín dụng chính thức, có nhiều biến ví dụ “hiệu kỳ vọng” tách thành nhiều biến lãi suất vay vốn, thủ tục vay vốn Như tránh việc sử dụng mô hình cho nghiên cứu khác Thứ hai, tiếp cận tín dụng phi chính thức, thì người cung cấp dịch vụ phi chính thức trả lời rằng: “người vay vốn không biết quá nhiều cách tính toán lãi suất, thời gian trả nợ nên có thể thu nhiều lợi ích hơn” Do vậy, cần phải bổ sung biến “hiểu biết tài chính” vào mô hình nghiên cứu Thêm vào đó, lý mà các hộ kinh doanh cá thể trả lời cần tiếp cận tín dụng đen là nhanh (chỉ cần 30 phút có vốn, chờ đợi các ngân hàng lâu), chấp nhận cho vay vài ngày (điều mà các ngân hàng ít cho vay) Các chuyên gia lý thuyết cho rằng: cần phải bổ sung tính “tiện lợi” vào mô hình Các chủ hộ vay tín dụng phi chính thức thường phải chứng minh thu nhập để có thể vay vốn từ các “cửa hàng cầm đồ”, nên cần bổ sung biến “thu nhập” vào biến kiểm soát Khi tiếp cận tín dụng phi chính thức, thì các chủ hộ cho rằng: việc bảo mật thông tin quan trọng, có thể chủ nợ có thể trả thù (như đòi nợ thông qua xã hội đen, công bố thông tin rộng rãi, gây ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh cá thể) Vì vậy, biến “bảo mật” cần thêm vào mô hình Cuối cùng, quá trình vấn bảng hỏi, ngoài việc điều chỉnh câu chữ, thì cần thay chữ “tín dụng phi chính thức” “tín dụng đen” thành cụm từ “các khoản vay các cửa hàng cầm đồ” để thuận tiện cho việc khảo sát cách tốt nhất, đưa bảng hỏi chính thức (Kết nghiên cứu định tính trình bày cách cụ thể Phụ lục 2) Như vậy, có mô hình tác giả đề cập sau: Tài sản đảm bảo Lãi suất vay vốn Kinh nghiệm kinh doanh Khả tiếp cận tín dụng chính thức Kinh nghiệm NHTM Khoảng cách địa lý Dịch vụ ngân hàng điện tử Thủ tục vay vốn Thu nhập Hình 2.2 Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức Nguồn: Tác giả điều chỉnh từ sâu (61) 51 Hiệu kỳ vọng Nỗ lực kỳ vọng Ảnh hưởng xã hội Khả tiếp cận tín dụng phi chính thức Điều kiện thuận lợi Hiểu biết tài chính Tiện lợi Bảo mật Số năm KD Giới tính chủ hộ Hình 2.3: Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức Nguồn: Tác giả điều chỉnh từ sâu 2.1.3 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng cách thực thu thập liệu từ khảo sát trên nhóm đối tượng là các hộ gia đình đã sử dụng tín dụng chính thức và/hoặc phi chính thức (không bao gồm các khoản vay từ người thân vay thông qua phường/họ) Tác giả xử lý liệu phần mềm SPSS 25 và AMOS 20 để phân tích đặc điểm hộ kinh doanh cá thể, độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), ảnh hưởng biến điều tiết tới mối quan hệ mô hình cấu trúc Chọn mẫu và thu nhập số liệu Phương pháp chọn mẫu: các hộ kinh doanh cá thể đã đăng kí Việt Nam, đã sử dụng ít hình thức tín dụng: chính thức (cung cấp các TCTD cấp phép, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô); phi chính thức (chủ yếu là các tổ chức cầm đồ các tổ chức kinh doanh có điều kiện) Kích thước mẫu: Hair và cộng (1998) thì kích thước tối thiểu để sử dụng EFA là 50 và tốt là 100, kích thước mẫu dự kiến tối thiểu là gấp lần tổng số biến quan sát và nên có biến quan sát cho biến độc lập khác Như vậy, biến độc lập thì thường phải có 20 đến 25 quan sát để đạt mức độ mong muốn nghiên cứu (62) 52 Phương pháp phân tích số liệu Sau thu nhận các câu trả lời, tác giả xử lý bảng hỏi, mã hóa số liệu và nhập số liệu, sau đó tiến hành phân tích liệu bảng hỏi phần mềm SPSS 25 Bước 1: Giới thiệu đặc điểm nhân và thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Giới thiệu đặc điểm nhân người tham gia khảo sát nhằm dùng cho việc kiểm định điều tiết số đặc điểm nhân mối quan hệ mô hình cấu trúc Thống kê mô tả nhằm đưa đặc tính liệu thu từ nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu thực việc thống kê mô tả cho các biến kiểm soát: “Giới tính”, “thu nhập”, “số năm kinh doanh”, lý chưa sử dụng tín dụng chính thức và phi chính thức Ngoài ra, tác giả tiến hành đánh giá thang đo cho các biến độc lập thông qua kiểm định Skewness và Kurtosis để xét xem các thang đo các biến này có phân phối chuẩn nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm định và phân tích cho các phần Bước 2: Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo qua Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha thường các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy thang đo đưa khảo sát Kiểm định này để loại các biến mà chúng ta nghĩ có thể đo lường khái niệm thực chất không có quan hệ với các biến đo lường khác Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì nhiều nghiên cứu đồng ý độ tin cậy Cronbach’s Alpha phải nằm khoảng từ 0,6 đến 1,0 để đảm bảo các biến tổng cùng nhóm có tương quan ý nghĩa Trong khoảng từ 0,8 đến 1,0 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng và từ 0,6 đến gần 0,7 là có thể sử dụng trường hợp khái niệm đo lường là mới người trả lời bối cảnh nghiên cứu Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao Tuy nhiên hệ số này quá lớn (> 0,95) thì lại cho thấy nhiều biến thang đo không có gì khác biệt Nghiên cứu tín dụng đen tương đối bối cảnh Việt Nam, vì hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 thì thang đo có thể chấp nhận mặt độ tin cậy và các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng lớn 0,4 vì các biến quan sát coi là biến “rác” Những biến quan sát nào có số “Cronbach’s Alpha loại biến” lớn số Cronbach’s Alpha chung thang đo thì có thể xem xét kiến nghị loại bỏ biến quan sát đó khỏi thang đo Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha thì bước phải làm là phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá giá trị nó Hai (63) 53 giá trị quan trọng thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn (Interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan các biến với (Interrelationships) EFA dùng để rút gọn tập “k” biến quan sát thành tập “F” (F < k) các nhân tố có ý nghĩa Cơ sở việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính các nhân tố với các biến quan sát Tác giả tiến hành phân tích EFA cho toàn các tiêu chí đo lường với phép quay góc Varimax cùng phương pháp trích Pricipal Components Analysis để phân tích Tiêu chuẩn kiểm định giá trị hội tụ theo tiêu chuẩn Hair và cộng (1998) bao gồm: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát nhân tố có tương quan với hay không Cần lưu ý rằng, điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh khía cạnh khác cùng nhân tố phải có mối tương quan với Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ phân tích EFA nhắc trên Do đó, kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến xem xét Phép kiểm định Bartlett có p < 5% thì kiểm định này có ý nghĩa thống kê và từ chối giả thuyết H଴ (ma trận tương quan là ma trận đơn vị), nghĩa là các biến có tương quan với nhân tố Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là số dùng để xem xét thích hợp phân tích nhân tố Trị số KMO phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số này nhỏ 0,5, thì phân tích nhân tố có khả không thích hợp với tập liệu nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2016) Trị số Eigenvalue là tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố phân tích EFA Với tiêu chí này, có nhân tố nào có Eigenvalue ≥ giữ lại mô hình phân tích Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể các nhân tố trích cô đọng bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % các biến quan sát Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan biến quan sát với nhân tố Hair et al (1998) cho Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực EFA: Factor loading > 0,3 xem là đạt mức tối thiểu Factor loading > 0,4 xem là quan trọng (64) 54 Factor loading > 0,5 xem là có ý nghĩa thực tiễn Ở đây luận án chọn hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,4 Bước 4: Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Sau phân tích nhân tố khám phá EFA thì phân tích đến nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) nhằm khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt thang đo sử dụng tín dụng đen Phân tích nhân tố khẳng định CFA là kỹ thuật mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Khi đo lường mức độ phù hợp mô hình với thông tin thị trường, người ta thường sử dụng hệ số Chi-square (CMIN), số thích hợp so sánh (CFI), số Tucker và Lewis (TLI); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Appoximation) và Chi-quare điều chỉnh theo bậc tự (CMIN/df) Mô hình xem là thích hợp với liệu kiểm định Chi-quare có P-value > 0,05 Giá trị Chi-quare điều chỉnh theo bậc tự (CMIN/df) ≤ coi là chấp nhận được, ≤ coi là tốt Các giá trị GFI, CFI, TLI ≥ 0,8 coi là chấp nhận và ≥ 0,9 coi là tốt Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) mô hình nhân giá trị GFI, TLI, CFI ≥ 0,9, CMIN/df < 3, RMSEA < 0,08 thì mô hình phù hợp với liệu Bước 5: Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và kiểm định Boostrap Sau hoàn tất CFA và khẳng định thang đo mô hình lý thuyết nghiên cứu đánh giá và cho kết phù hợp thì chúng ta đến với phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mô hình lý thuyết nghiên cứu đã đề xuất Mô hình cấu trúc tuyến tính rõ quan hệ các biến tiềm ẩn với Bước 6: Kiểm định ảnh hưởng các biến điều tiết Đánh giá tác động các biến điều tiết (Giới tính, số năm kinh nghiệm, thu nhập) tới mối quan hệ các nhân tố mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng biến đại diện mô hình hồi quy Phương trình hồi quy có các biến điều tiết sau: Y = β଴ + βଵ × X + βଶ × X × M + i Để đo lường tác động các biến điều tiết này đến mối quan hệ các biến độc lập tới biến phụ thuộc thì M đóng vai trò là biến đại diện cho các biến điều tiết từ đó tạo biến là biến F = XM và hệ số hồi quy ߚଶ cho thấy tác động biến đại diện đến mối quan hệ các biến độc lập và biến phụ thuộc (65) 55 2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.2.1 Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức Dựa trên mô hình TPB, UTAUT và kết vấn sâu, tác giả đưa các biến tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức sau: 2.2.1.1 Tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là toàn các khoản mục tài sản nhằm minh chứng cho việc chi trả các nghĩa vụ nợ tương lai khách hàng vay vốn ngân hàng (Casu và cộng sự, 2013, Rose và Hudgins, 2015) - trường hợp này là tài sản hộ kinh doanh cá thể (đã hình thành hình thành từ món vay; đảm bảo bên thứ ba) Tài sản đảm bảo đóng vai trò là phương tiện để giảm thiểu rủi ro thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức thực việc cho vay dựa trên tài sản (Nguyen, 2018, Fatoki và Asah, 2011) Việc thiếu tài sản đảm bảo là rào cản lớn việc tiếp cận tín dụng chính thức - đặc biệt vùng nông thôn (Ha, 2015) Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh tài sản đảm bảo tăng khả tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính (Claessens, 2006, Dao và cộng sự, 2016), nguồn tài chính dài hạn (Beck và cộng sự, 2007, Kira và He, 2012), và tiếp cận tín dụng nói chung (Peria và cộng sự, 2012) Bester (1987) lập luận các tài sản chấp báo hiệu mức độ rủi ro hộ gia đình, người vay có rủi ro thấp sẵn sàng cầm cố số lượng tài sản chấp cao Barbosa và Moraes (2004) cho chủ hộ đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình thì họ có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính cao vì họ có thể vay với lãi suất thấp khoản nợ họ bảo đảm tài sản Vì vậy, mối quan hệ tích cực tài sản chấp và khả tiếp cận vốn vay chủ hộ là điều kiện ngân hàng xem xét định vay vốn hộ gia đình Do đó, có thể cho H1: TSĐB có tác động thuận chiều đến khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể Thang đo tài sản đảm bảo (TSĐB) thể khả chủ quan đánh giá ngân hàng việc đảm bảo cho khoản vay khách hàng, thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Thang đo tài sản đảm bảo đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Thang đo này xây dựng dựa trên nghiên cứu Fatoki và Asah (2011); Kira và He (2012), Dao và cộng (2016) các câu hỏi đã kiểm định nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt kết nghiên cứu tốt (66) 56 Bảng 2.1 Thang đo tài sản đảm bảo Khái niệm nghiên cứu Ký hiệu Tài sản đảm TSĐB1 bảo (TSĐB) Mô tả thang đo Tham chiếu TSĐB2 Chủ hộ là người sở hữu chính Fatoki và Asah (2011); TSĐB Kira và He (2012), Dao và cộng (2016) Có tính khoản cao TSĐB3 Có giá trị thị trường ít thay đổi TSĐB4 Có bảo hiểm kèm theo Nguồn: Phân tích tác giả 2.2.1.2 Thu nhập Thu nhập hộ kinh doanh cá thể hiểu là toàn khoản tiền có từ kinh doanh các hộ gia đình (không tính tiền lương làm các công việc khác) Chauke và cộng (2013), Nguyen (2018), Peria và cộng (2012) cùng điều kiện để vay vốn từ các TCTD chính là khả trả nợ người vay Do đó, các TCTD xem thu nhập hộ gia đình là tiêu chí để xác định giới hạn cho vay và thời gian trả nợ Các hộ gia đình có thu nhập cao, ổn định ưu tiên cho vay các hộ gia đình khác có thu nhập ít Các hộ gia đình cần phát triển kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, chứng minh nguồn tiền và cho vay với mục đích phù hợp để tiếp cận nhiều với các nguồn tín dụng NHTM Do đó, có thể giả thiết H2: Thu nhập có tác động thuận chiều đến khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể Thang đo thu nhập thể khả chủ quan đánh giá ngân hàng khả trả nợ khách hàng suốt thời gian vay vốn Thang đo thu nhập đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Thang đo này xây dựng dựa trên nghiên cứu Duy và cộng (2012), Chauke và cộng (2013), Nguyen (2018), Peria và cộng (2012) Các câu hỏi đã kiểm định nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt kết nghiên cứu tốt (67) 57 Bảng 2.2 Thang đo thu nhập Khái niệm nghiên cứu Thu Nhập Ký hiệu TN1 (TN) TN2 TN3 Mô tả thang đo Tham chiếu Thu nhập hình thành từ hoạt Duy và cộng động sản xuất kinh doanh hàng tháng (2012), Chauke và ổn định cộng (2013), Nguyen (2018), Peria Có gia tăng thu nhập từ hoạt và cộng (2012) động sản xuất kinh doanh đã vay vốn Số người phụ thuộc ít Nguồn: Phân tích tác giả 2.2.1.3 Kinh nghiệm kinh doanh chủ hộ Kinh nghiệm kinh doanh chủ hộ thể mức độ hiểu biết các trải nghiệm kinh doanh trước đây, thường tính từ các hộ bắt đầu tham gia sản xuất kinh doanh đến Số năm kinh nghiệm kinh doanh chủ hộ càng dài chứng tỏ rằng, chủ thể kinh tế này có thể đã kinh doanh từ sớm là người lớn tuổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh Lee (2006), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng (2016) cho càng có nhiều kinh nghiệm thì hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ vùng nông thôn càng dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng.Vì vậy, tác giả đưa giả thuyết: H3: Số năm kinh nghiệm kinh doanh có tác động thuận chiều đến khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể Thang đo kinh nghiệm chủ hộ (KNCH) thể khả chủ quan đánh giá ngân hàng khả kinh doanh làm ăn có lãi chủ hộ Thang đo kinh nghiệm chủ hộ đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Thang đo này xây dựng dựa trên nghiên cứu Lee (2006), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng (2016) Các câu hỏi đã kiểm định nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt kết nghiên cứu tốt (68) 58 Bảng 2.3 Thang đo kinh nghiệm chủ hộ Khái niệm nghiên cứu Ký hiệu Mô tả thang đo Tham chiếu KNCH1 Kinh nghiệm kinh doanh càng Lee (2006), Ha (2015), Kinh nghiệm nhiều thì càng dễ tiếp cận nguồn Ngoc (2016), Dao và chủ hộ vốn tín dụng NHTM cộng (2016) (KNCH) KNCH2 Dễ dàng tiếp cận tín dụng kinh nghiệm lĩnh vực vay vốn lớn năm KNCH3 Đã vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh trước đây Nguồn: Phân tích tác giả 2.2.1.4 Khoảng cách Theo Beck và cộng (2005), khoảng cách địa lý là khoảng cách địa lý từ nơi kinh doanh các hộ kinh doanh đến các chi nhánh các TCDT, và là yếu tố tác động đến khả tiếp cận tín dụng hộ gia đình Nguyên nhân là hộ sinh sống cách xa trung tâm với điều kiện lại khó khăn ảnh hưởng nhiều đến khả tiếp cận nguồn vốn hộ, hộ vùng sâu thường trình độ học vấn và khả nắm bắt tình hình còn hạn chế cách xa trung tâm, nơi tập trung nhiều trung tâm thương mại và các TCTD Các kết nghiên cứu thực nghiệm Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng (2016) đồng thuận với kết trên Do đó, H4: Khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều đến khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể Thang đo khoảng cách (KC) thể khả chủ quan đánh giá chủ thể vay vốn mức độ thuận tiện, nhanh chóng việc tiếp cận tín dụng NHTM Thang đo khoảng cách đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Thang đo này xây dựng dựa trên nghiên cứu Lee (2006), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng (2016) các câu hỏi đã kiểm định nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt kết nghiên cứu tốt (69) 59 Bảng 2.4 Thang đo khoảng cách Khái niệm nghiên cứu Khoảng cách (KC) Ký hiệu KC1 KC2 KC3 Mô tả thang đo Tham chiếu Khoảng cách từ địa điểm kinh doanh Lee (2006), Ha đến các TCTD gần (2015), Ngoc (2016), Dao và Chi nhánh các TCTD đặt cộng (2016) vị trí thuận tiện cho khách hàng Mạng lưới chi nhánh ngân hàng rộng khắp Nguồn: Phân tích tác giả 2.2.1.5 Lãi suất vay vốn Lãi suất (và phí suất) các khoản vay là chi phí tính cho các khoản vốn vay các TCTD chính thức các hộ kinh doanh cá thể Chúng không ảnh hưởng đến các khoản toán cho bên cho vay mà còn có tác động đến nguồn vốn doanh nghiệp (Bougheas và cộng sự, 2006) Lãi suất cao làm tăng chi phí kinh doanh, từ đó khiến cho lợi nhuận từ việc kinh doanh giảm, điều này cản trở lực phát triển doanh nghiệp Lãi suất cao ảnh hưởng đến dòng tiền kinh doanh đó người vay phải dành nhiều tiền để trả nợ (Campbell, 2006, Godoy và cộng sự, 1997) Lãi suất cao tăng rủi ro khả toán người vay không tận dụng hết lực tài chính khoản vay (Malesky và Taussig, 2009) Do đó, H5: Lãi suất vay vốn có tác động ngược chiều đến khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể Thang đo lãi suất vay vốn (LS) thể khả chủ quan đánh giá chủ thể vay vốn lãi suất vay vốn và các chi phí liên quan đến tiếp cận tín dụng NHTM Thang đo lãi suất đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Thang đo này xây dựng dựa trên nghiên cứu Bougheas và cộng (2006), Malesky và Taussig (2009), Ngoc (2016) Các câu hỏi đã kiểm định nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt kết nghiên cứu tốt (70) 60 Bảng 2.5 Thang đo lãi suất vay vốn Khái niệm nghiên Ký cứu hiệu Lãi suất (LS) LS1 Mô tả thang đo Tham chiếu Lãi suất thấp so với ngân hàng Bougheas và cộng khác LS2 LS3 (2006), Malesky và Taussig (2009), Lãi suất ưu đãi nhiều Ngoc (2016), Duy điều kiện kèm theo và cộng (2012) Chi phí giao dịch, vay vốn thấp (Nguồn: Phân tích tác giả) 2.2.1.6 Thủ tục vay vốn Thủ tục vay vốn là nhân tố ảnh hưởng đến định tín dụng hộ gia đình Christelis và cộng (2010), Coco (2000) đã chính sách cho vay, thủ tục vay vốn và chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng mạnh đến định vay vốn chủ thể Hầu hết các hộ kinh doanh cá thể Việt Nam có quy mô vừa, nhỏ nhỏ, kỹ việc quản lý kinh doanh và thiết lập các kế hoạch kinh doanh còn hạn chế, chủ yếu mang tính kinh nghiệm, ghi chép trên sổ sách mà không hạch toán cặn kẽ, hiểu biết các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng còn chưa đầy đủ (Hoàng Trần Hậu, 2018, Nguyễn Phúc Chánh, 2016, Võ Trí Thành, 2018, Vũ Tiến Lộc, 2018) Điều này khiến cho các thủ tục cho vay nghiêm ngặt mà các TCTD yêu cầu góp phần ngăn cản khả tiếp cận tín dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Beck và cộng sự, 2007) Do đó, H6: Thủ tục vay vốn có tác động ngược chiều đến khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể Thang đo thủ tục vay vốn (TTV) thể khả chủ quan đánh giá chủ thể vay vốn quy trình và thời gian xem xét định vay vốn NHTM Thang đo thủ tục vay vốn đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Thang đo này xây dựng dựa trên nghiên cứu Christelis và cộng (2010), Nguyễn Phúc Chánh (2016), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng (2016) Các câu hỏi đã kiểm định nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt kết nghiên cứu tốt (71) 61 Bảng 2.6 Thang đo phức tạp thủ tục vay vốn Khái niệm nghiên cứu Ký hiệu Thủ tục vay TTV1 vốn (TTV) TTV2 Mô tả thang đo Tham chiếu Thủ tục vay vốn khó đáp ứng Christelis và cộng (2010), Nguyễn Thời gian giải ngân chậm Phúc Chánh (2016), Ha (2015), Thời gian xem xét và phê duyệt hồ sơ Ngoc (2016), Dao vay vốn dài và cộng (2016) Kém linh động việc thực thủ tục TTV3 TTV4 Nguồn: Phân tích tác giả 2.2.1.7 Kinh nghiệm ngân hàng thương mại Nghiên cứu Coco (2000), Campbell (2006) lãi suất vay vốn; uy tín ngân hàng; số năm thành lập TCTD; phí dịch vụ thấp và dễ thực khoản vay có ảnh hướng tới khả tiếp cận tín dụng Trong đó, nhân tố số năm thành lập ngân hàng và dễ thực khoản vay tác động mạnh đến định lựa chọn ngân hàng khách hàng (Ha, 2015, Ngoc, 2016, Dao và cộng sự, 2016) Do đó, H7: Kinh nghiệm TCTD có tác động thuận chiều đến khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể Thang đo kinh nghiệm TCTD (KNNH) thể khả chủ quan đánh giá chủ thể vay vốn uy tín, chất lượng dịch vụ và quy mô TCTD Thang đo kinh nghiệm ngân hàng đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Thang đo này xây dựng dựa trên nghiên cứu Campbell (2006), Ha (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng (2016) Các câu hỏi đã kiểm định nhiều các công trình nghiên cứu khác và đã đạt kết nghiên cứu tốt Bảng 2.7 Thang đo kinh nghiệm ngân hàng thương mại Khái niệm nghiên cứu Ký hiệu Mô tả thang đo Tham chiếu Kinh nghiệm TCTD KNNH1 Có hướng đến khu vực hộ kinh doanh cá thể Campbell (2006), Ha (KNNH) KNNH2 Có lịch sử hình thành và phát (2015), Ngoc (2016), Dao và cộng (2016) triển lâu đời KNNH3 Có quy mô lớn, có tiếng tăm Nguồn: Phân tích tác giả (72) 62 2.2.1.8 Dịch vụ ngân hàng điện tử Theo Gaurav (2017), Ngân hàng số (Digital Banking) là hình thức ngân hàng số hóa tất hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống Dịch vụ ngân hàng số rút ngắn chi phí di chuyển, thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ, làm giảm tác động khoảng cách địa lý tới khả tiếp cận tín dụng doanh nghiệp siêu nhỏ và các hộ kinh doanh Kết vấn sâu các chuyên gia lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng cho thấy: dịch vụ ngân hàng số coi là xu tất yếu thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, là dịch vụ “mới” và đại coi là tiêu biểu và tăng khả tiếp cận cho hộ gia đình lúc, nơi Tuy nhiên, tiện ích dịch vụ ngân hàng số cung cấp chủ yếu cho đối tượng khách hàng cá nhân, các khách hàng doanh nghiệp dừng bước toán online và chủ yếu qua internet banking (Rehman và Ahmed, 2008) Trong thời gian tới, ngân hàng số chính là các yếu tố tích cực tác động lên khả tiếp cận vốn ngân hàng hộ kinh doanh Chỉ tiêu này phát triển thêm dựa trên hàm ý các chuyên gia quá trình vấn sâu, đó, tác giả đề xuất giả thuyết H8: có mối quan hệ thuận chiều chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể Thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử TCTD (NHĐT) thể khả chủ quan đánh giá chủ thể vay vốn việc cập nhật công nghệ đại các dịch vụ ngân hàng, giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch, đem lại cảm giác hữu ích và dễ sử dụng dịch vụ cho khách hàng Thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Thang đo này xây dựng dựa trên nghiên cứu Rehman và Ahmed (2008) và phát triển tác giả từ kết nghiên cứu định tính Bảng 2.8 Thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử Khái niệm nghiên cứu Ký hiệu Dịch vụ Ngân hàng NHĐT1 điện tử (NHĐT) NHĐT2 Mô tả thang đo Cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Tham chiếu Rehman Dịch vụ ngân hàng điện tử có hệ Ahmed (2008) thống công nghệ đại NHĐT3 Dịch vụ ngân hàng điện tử dễ sử dụng NHĐT4 Dịch vụ ngân hàng điện tử tích hợp nhiều tiện ích NHĐT5 Dịch vụ ngân hàng điện tử có tin & tưởng, an toàn Nguồn: Phân tích tác giả (73) 63 2.2.1.9 Khả tiếp cận tín dụng ngân hàng hộ kinh doanh cá thể Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể đã đề cập, nên tác giả không trình bày lại đây Thang đo khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình (Y) thể mức độ tiếp cận tín dụng NHTM hộ gia đình Thang đo khả tiếp cận tín dụng ngân hàng thương mại đánh giá qua đánh giá qua câu hỏi Bảng 2.9 Thang đo khả tiếp cận tín dụng NHTM hộ gia đình Khái niệm nghiên cứu Ký hiệu Khả tiếp Y1 cận tín dụng NHTM hộ Y2 gia đình (Y)7 Y3 Mô tả thang đo Tham chiếu Khoản vay từ các ngân hàng có chi phí Campbell phù hợp (2006), Ha Việc vay vốn ngân hàng là hoàn toàn (2015), Ngoc (2016), Dao và khả Dịch vụ tín dụng ngân hàng khó để cộng (2016) tiếp cận Y4 Dễ dàng vay vốn ngân hàng khu vực sinh sống Nguồn: Phân tích tác giả Như vậy, tổng hợp các nhân tố tác động sau: Bảng 2.10: Tổng hợp chiều tác động các nhân tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể STT Nhân tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết các nghiên cứu trước H1 Tài sản đảm bảo + + H2 Thu nhập + + H3 Kinh nghiệm chủ hộ + + H4 Khoảng cách địa lý - - H5 Lãi suất vay vốn - - H6 Thủ tục vay vốn - - H7 Kinh nghiệm NHTM + + H8 Dịch vụ NHĐT + + Nguồn: Phân tích tác giả (74) 64 2.2.2 Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức Đối với tiếp cận tín dụng phi chính thức, tác giả tập trung vào tiếp cận tín dụng đen Không giống tín dụng phi chính thức, tín dụng phi chính thức và tín dụng đen dễ tiếp cận, tức là cần có ý định thì có thể vay được, và chắn không bị từ chối Do vậy, mô hình tảng nghiên cứu này là mô hình UTAUT 2.2.1.1 Hiệu kỳ vọng “Cảm nhận hữu ích” mô hình TAM và định nghĩa sau là “mức độ người tiêu dùng tin tưởng việc sử dụng hệ thống công nghệ giúp họ cải thiện hiệu công việc họ” (Davis, 1985) Tương tự vậy, định nghĩa Venkatesh và cộng (2003a) cho “Hiệu kỳ vọng” là “sự tin tưởng cá nhân việc sử dụng hệ thống công nghệ giúp công việc đạt hiệu cao hơn” Các định nghĩa “Lợi tương đối” mô hình IDT (Rogers, 1995), “Phù hợp công việc” (Thompson và cộng sự, 1991a) cho “một thay đổi làm tăng lên hiệu công việc cao so với trước đó” Ngoài ra, nghiên cứu “Lợi tương đối” mô hình IDT (Moore và Benbasat, 1991a) định nghĩa là “mức độ sử dụng đổi là nhiều so với tiền thân nó” Như vậy, “Hiệu kỳ vọng” hiểu là “niềm tin việc sử dụng công nghệ tạo hiệu cao cho công việc cho người tiêu dùng” Trong nghiên cứu này, “Hiệu kỳ vọng” định nghĩa là “niềm tin hộ kinh doanh cá thể việc sử dụng tín dụng đen tăng hiệu công việc họ” Đo lường: Hiệu kỳ vọng nghiên cứu mô hình UTAUT lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ Venkatesh và cộng (2003b) Sau vấn sâu, tác giả đưa bảng hỏi hiệu chỉnh sau Bảng 2.11 Thang đo hiệu kỳ vọng Nhân tố Ký hiệu Nội dung Hiệu HQ1 Tín dụng phi chính thức giúp giải vấn đề người tôi kỳ vọng (HQ) thân thiết HQ2 Tín dụng phi chính thức giúp cho phép tôi thực việc vay nhanh hơ n HQ3 Tín dụng phi chính thức giúp tôi giải các nhu cầu cá nhân nhanh chóng (mua sắm,đầu tư) HQ4 Tín dụng phi chính thức giúp tôi tăng thu nhập mình Nguồn: Venkatesh và cộng (2003b) (75) 65 Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Venkatesan (2003) nhân tố “Hiểu kỳ vọng” có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ Ngoài ra, nghiên cứu Venkatesh và cộng (2003b) cho độ tuổi, giới tính điều tiết mối quan hệ “Hiệu kỳ vọng” tới “Ý định sử dụng” Mối quan hệ thuận chiều “Hiệu kỳ vọng” tới “Ý định sử dụng” mạnh nam giới so với nữ giới và mạnh người trẻ tuổi Như vậy, tác giả đề xuất: H1 Hiệu kỳ vọng có ảnh hưởng thuận chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình Nguồn: Tác giả đề xuất 2.2.2.2 Nỗ lực kỳ vọng “Nỗ lực kỳ vọng” định nghĩa là “con người dễ dàng tham gia và sử dụng hệ thống và sử dụng hệ thống công nghệ” (Venkatesh và cộng sự, 2003a) Nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” có định nghĩa tương đồng với các nhân tố các nghiên cứu khác “Nhận thức dễ sử dụng” mô hình TAM (Davis, 1985), “Phức tạp mô hình” mô hình MPCU (Thompson và cộng sự, 1991a), “Dễ sử dụng” mô hình IDT (Moore và Benbasat, 1991a) Trong đó, “Nhận thức dễ sử dụng” định nghĩa là “mức độ cá nhân tin sử dụng công nghệ không cần chút cố gắng nào” còn “Dễ sử dụng” định nghĩa là “một đổi ít sử dụng không dễ cảm nhận và dễ sử dụng” Tuy nhiên, “Phức tạp” định nghĩa là “mức độ mà hệ thống coi là khó để hiểu và sử dụng” trái ngược hẳn so với các định nghĩa trên nó định nghĩa rõ ràng việc nào là dễ hiểu và dễ sử dụng Tổng kết lại, “Nỗ lực kỳ vọng” hiểu là “việc sử dụng công nghệ là vô cùng dễ dàng và dễ hiểu người sử dụng công nghệ” Trong nghiên cứu này, “Nỗ lực kỳ vọng” định nghĩa là “việc sử dụng tín dụng phi chính thức vô cùng dễ dàng, dễ hiểu” Đo lường: Trong mô hình UTAUT Venkatesh và cộng (2003b), nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” đo lường biến quan sát sau (76) 66 Bảng 2.12 Thang đo nỗ lực kỳ vọng Nhân tố Ký hiệu Nội dung Nỗ lực NL1 Việc tiếp cận tín dụng tiêu dùng thường dễ dàng kỳ vọng NL2 Các thông tin và quy định việc vay vốn thường dễ hiểu NL3 Các thủ tục vay thường dễ nhớ và dễ thao tác cho lần vay NL4 Tôi cảm thấy tín dụng tiêu dùng dễ sử dụng NL5 Tôi có thể dễ dàng cho người khác sử dụng tín dụng tiêu dùng Nguồn: Venkatesh và cộng (2003b) Trong nghiên cứu Venkatesh và cộng (2003b) thì giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm điều tiết mối quan hệ nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” và “Ý định sử dụng” Mối quan hệ thuận chiều “ Nỗ lực kỳ vọng” tới “Ý định sử dụng” mạnh mẽ với nữ giới , với người nhiều tuổi và người ít kinh nghiệm vay Trong nghiên cứu này tác giả đưa giả thuyết là: Ký hiệu Nội dung H2a Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng thuận chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình H2b Mối quan hệ thuận chiều Nỗ lực kỳ vọng với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình mạnh chủ hộ là nam giới H2c Mối quan hệ thuận chiều Nỗ lực kỳ vọng và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình mạnh các hộ có ít năm kinh nghiệm Nguồn: Tác giả đề xuất 2.2.2.3 Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội định nghĩa là “sự tác động người khác tới cảm nhận cá nhân có tác động tới việc sử dụng công nghệ mới” (Venkatesh và cộng sự, 2003b) Nhân tố ảnh hưởng xã hội có định nghĩa tương đồng với các nhân tố nghiên cứu khác chuẩn chủ quan các mô hình (TRA, TAM2, TPB/IDTPB, và C-TAM-TP), yếu tố xã hội mô hình MPCU và hình ảnh mô hình IDT Chuẩn chủ quan định nghĩa là “nhận thức người đó phần lớn người quan trọng với họ nghĩ họ có nên thực hay không thực hành vi câu hỏi” Davis và cộng (1989b); Fishbein và Ajzen (1977); Mathieson (1991); Taylor và Todd (1995)) Ảnh hưởng xã hội là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi (77) 67 cá nhân và là nhân tố quan trọng việc định có nên thực hành vi hay không Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội hiểu là việc sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình bị ảnh hưởng sâu sắc người xung quanh họ Đo lường: Trong mô hình UTAUT Venkatesh và cộng (2003b), nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” đo lường biến quan sát Tuy nhiên, sau vấn các chuyên gia thì tác giả tiến hành hiệu chỉnh và thêm biến quan sát, kết sau Bảng 2.13 Thang đo ảnh hưởng xã hội Nhân tố Ảnh hưởng xã hội Ký hiệu Nội dung AH1 Những người quan trọng với tôi giới thiệu và hướng dẫn tôi sử dụng tín dụng phi chính thức AH2 Những người quen gia đình tôi (họ hàng,bạn bè ), nghĩ tôi nên sử dụng tín dụng phi chính thức AH3 Người tổ chức tín dụng phi chính thức đã có hỗ trợ hữu ích việc cho tôi vay tiền AH4 Những xu hướng chung trên mạng xã hội ủng hộ việc sử dụng tín dụng phi chính thức AH5 Những người tiếng, uy tín ủng hộ tín dụng phi chính thức Nguồn: Venkatesh và cộng (2003b) Trong nghiên cứu Venkatesh và cộng (2003b) thì nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực đến “Ý định sử dụng tín dụng” Ở Việt Nam, người tiêu dùng tác động người khác, thường tiêu dùng theo số đông (Mai và Tambyah, 2011).Vì nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức khách hàng Ngoài nghiên cứu Venkatesh và cộng (2003b) cho giới tính,tuổi điều tiết mối quan hệ nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” và “Ý định sử dụng” Mối quan hệ thuận chiều “Ảnh hưởng xã hội” với “Ý định sử dụng”mãnh mẽ nữ giới và người trẻ tuổi Điều này người trẻ tuổi họ thường không suy nghĩ kỹ càng, dễ bị ảnh hưởng tiêu dùng nhiều người khác Tương tự, nữ giới thường dao động trước định mình và thường bị ảnh hưởng người khác (78) 68 Vì tác giả đưa giả thuyết là: Ký hiệu Nội dung H3a Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình H3b Mối quan hệ Ảnh hưởng xã hội và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình mạnh chủ hộ là nữ giới H3c Mối quan hệ Ảnh hưởng xã hội và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình mạnh mạnh hộ có năm kinh nghiệm Nguồn: Tác giả đề xuất 2.2.2.4 Điều kiện thuận lợi đối Theo Venkatesh và cộng (2003b), điều kiện thuận lợi hiểu là “mức độ người tiêu dùng tin tưởng hỗ trợ tổ chức và điều kiện sở vật chất giúp cho họ sử dụng hệ thống cách dễ dàng” Nhân tố này xây dựng dựa vào ba cấu trúc khác nhau: Hành vi kiểm soát nhận thức các mô hình (TPBI DTPB, CTAM-TPB), tạo điều kiện mô hình (MPCU) và khả tương thích mô hình (IDT) Trong đó, hành vi kiểm soát nhận thức định nghĩa là “Các phản ánh nhận thức ràng buộc bên và bên ngoài hành vi bao gồm tạo điều kiện hiệu cho nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho công nghệ” (Ajzen (1991b); Taylor và Todd (1995)) Tạo điều kiện là “Các yếu tố khách quan môi trường mà nhà quan sát đồng ý làm cho hành động dễ thực hiện” (Thompson và cộng (1991b)) còn khả tương thích là “mức độ đổi coi là phù hợp với các giá trị, nhu cầu và kinh nghiệm có người chấp nhận tiềm năng” (Moore và Benbasat, 1991b) Như vậy, kết hợp yếu tố ba lý thuyết trên chúng ta có thể tổng quan lại điều kiện thuận lợi là người tiêu dùng tin tưởng hỗ trợ tổ chức và điều kiện phù hợp với các giá trị, nhu cầu họ giúp họ sử dụng hệ thống cách dễ dàng và thuận tiện Trong nghiên cứu này, điều kiện thuận lợi hiểu là việc sử dụng dịch vụ tín dụng phi chính thức trở nên dễ dàng và thuận tiện hỗ trợ tổ chức/cá nhân cho vay và sở vật chất cần thiết Đo lường: Trong mô hình UTAUT Venkatesh và cộng (2003b), nhân tố “Điều kiện thuận lợi” đo lường biến quan sát sau (đã hiệu chỉnh) (79) 69 Bảng 2.14 Thang đo điều kiện thuận lợi Nhân tố Ký hiệu Điều kiện ĐK1 thuận lợi Nội dung các điều kiện địa lí điều kiện cá nhân giúp tôi dễ dàng vay các khoản vay phi chính thức ĐK2 Tôi có đủ khả để vay và trả nợ các khoản vay phi chính thức ĐK3 Nhân viên các tổ chức tín dụng phi chính thức sẵn sàng hỗ trợ tôi gặp khó khăn việc sử dụng hệ thống ĐK4 Tôi có đủ kiến thức để sử dụng tín dụng phi chính thức Nguồn:Venkatesh và cộng (2003b) Trong nghiên cứu Venkatesh và cộng (2003b) thì nhân tố “Điều kiện thuận lợi” có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng công nghệ Ở Việt Nam người có ít kinh nghiệm vay gặp nhiều khó khăn cản trở mặt thủ tục pháp lý, thiếu hiểu biết có hỗ trợ, lôi kéo, tạo điều kiện người cho vay thì họ có lẽ chấp nhận sử dụng các hộ ít có kinh nghiệm Vì vậy, tác giả đưa giả thuyết là: Ký hiệu Nội dung H4a: Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng thuận chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình H4b Mối quan hệ Điều kiện thuận lợi tới Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình mạnh mẽ các hộ có ít năm kinh nghiệm Nguồn: tác giả đề xuất 2.2.2.5 Hiểu biết tài chính Hiểu biết tài chính trên giới có nhiều định nghĩa và chưa có định nghĩa chính thống nào Một số định nghĩa hiểu biết tài chính sau là “ mức độ đo lường cá nhân có thể hiểu và sử dụng thông tin liên quan đến tài chính” (Huston (2010)) Trong đó, OECD (2011) đã định nghĩa hiểu biết tài chính các cá nhân là “sự kết hợp hiểu biết, kiến thức tài chính, kỹ năng, thái độ và hành vi để đưa các định tài chính đúng đắn và đạt an toàn tài chính cho cá nhân, hộ gia đình Các nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam Khúc Thế Anh và cộng (2020) sử dụng khái niệm này Như vậy, hiểu biết tài chính hiểu kết hợp các yếu tố cần thiết để đưa định tài chính cách hiệu và đem lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng Trong nghiên cứu này, hiểu biết tài chính hiểu là dựa trên hiểu biết, kỹ năng, kiến thức chủ hộ để đưa định sử dụng tín dụng phi chính thức cách hiệu (80) 70 Đo lường: “Hiểu biết tài chính” là nhân tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức Việc hiểu biết tài chính phần nào định việc sử dụng tín dụng đen thông qua việc phân tích lợi ích, rủi ro tính toán các khoản phải trả.Hiện này có nhiều nghiên cứu “Hiểu biết tài chính” chưa có nghiên cứu nào đo lường “Hiểu biết tài chính” ảnh hưởng đến tín dụng đen Tác giả dựa vào các nghiên cứu “Hiểu biết tài chính” đề xuất biến quan sát sau: Bảng 2.15 Thang đo hiểu biết tài chính Nhân tố Ký hiệu Nội dung Hiểu biết HB1 Chủ hộ hiểu rõ tác động mặt tài chính phải trả bao nhiêu lần… tài chính HB2 Chủ hộ có thể tự tin định sử dụng tín dụng phi chính thức HB3 Chủ hộ có thể tính toán dòng tiền cách cụ thể, ví dụ nào tiền về, nào tiền Nguồn: Hiệu chỉnh từ Khúc Thế Anh và cộng (2020) Ở Việt Nam, các hộ kinh doanh ít kinh nghiệm thường thiếu hiểu biết tài chính, đưa các định không tốt việc sử dụng tài chính Chính vì vậy, “Hiểu biết tài chính” coi là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới việc Ý định sử dụng tín dụng đen Vì tác giả đưa giả thuyết là: Ký hiệu Nội dung H6a Hiểu biết tài chính ảnh hưởng ngược chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức các hộ gia đình H6b Mối quan hệ thuận chiều Hiểu biết tài chính và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức các hộ gia đình mạnh các hộ có ít năm kinh nghiệm H6c Mối quan hệ thuận chiều Hiểu biết tài chính và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức các hộ gia đình mạnh các hộ có chủ hộ là nữ giới Nguồn: Tác giả đề xuất 2.2.2.6 Tính tiện lợi Tính tiện lợi hiểu là thuận tiện sử dụng công nghệ và đánh giá là yếu tố quan trọng việc sử dụng công nghê (Pew, 2002) Tiện lợi số nghiên cứu ứng dụng điện thoại coi là yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cách nhanh chóng và thời gian nào Trong nghiên cứu này, tiện lợi hiểu là nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thực giao dịch vay tín dụng phi chính thức hộ gia đình là vô cùng nhanh chóng và thời gian nào (81) 71 Đo lường: “Tiện lợi” là nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng tín dụng phi chính thức các hộ gia đình Sự tiện lợi tín dụng đen là khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng cách nhanh chóng không thời gian và thủ tục nguồn vốn từ khu vực chính thức Hiện chưa có nghiên cứu thực nghiệm để đo lường nhân tố “Tiện lợi” ảnh hưởng đến tín dụng phi chính thức Tác giả đề xuất đo lường nhân tố “Tiện lợi” theo biến quan sát trên sở hiệu chỉnh nghiên cứu Pew (2002) Bảng 2.16 Thang đo tiện lợi Nhân tố Tiện lợi Ký hiệu Nội dung TL1 Tôi có thể thực giao dịch thời gian TL2 Tín dụng phi chính thức không yêu cầu tài sản chấp vay TL3 Giao dịch tín dụng phi chính thức không cần thẻ, chí không cần gặp mặt trực tiếp mà cần Internet TL4 Sự linh hoạt lãi suất vay tổ chức tín dụng phi chính thức TL5 Tôi có thể biết các khoản phải trả,lãi suất và thời gian trả nợ các phí bổ sung quá hạn TL6 Tôi không bị đòi nợ giống xã hội đen chậm không trả nợ Nguồn: Tác giả đề xuất Kết vấn sâu cho thấy, người sử dụng tín dụng đen thường thiếu các tài sản chấp, không có thời gian đến ngân hàng để thực các giao dịch, bị ngăn cản các rào cản pháp lý Chính vì vậy, “Tính tiện lợi” coi là nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới việc Ý định sử dụng tín dụng đen Vì tác giả đưa giả thuyết là: Ký hiệu H6 Nội dung Tiện lợi có ảnh hưởng thuận chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình Nguồn: Tác giả đề xuất 2.2.2.7 Tính bảo mật “Tính bảo mật” liên quan đến vấn đề bảo quản thông tin khách hàng giao dịch (Lee, 2009) Tuy nhiên, sau vấn sâu, tác giả cho rằng, “Tính bảo mật” hiểu là bảo quản thông tin người tiêu dùng giao dịch và sử dụng dịch vụ tín dụng phi chính thức Đo lường: nhân tố “Tính bảo mật” đo lường biến quan sát sau (đã hiệu chỉnh) (82) 72 Bảng 2.17 Thang đo tính bảo mật Nhân tố Ký hiệu Nội dung BM1 Các tổ chức tín dụng đen đảm bảo thông tin cá nhân tôi và các thành viên hộ kinh doanh thực giao dịch BM2 Bảo mật BM3 BM4 Thông tin tôi không bị đưa lên mạng xã hội tôi chậm không trả nợ Thông tin tôi không bị đưa nơi tôi sinh sống tôi chậm không trả nợ Thông tin người xung quanh tôi bảo mật sử dụng cho vay từ các tổ chức tín dụng đen Nguồn:Venkatesh và cộng (2003b) Các giao dịch tài chính thiếu bảo mật thường bị kẻ xấu đánh cắp cách nhanh chóng mà khó bị phát với thủ đoạnh tinh vi, đặc biệt là giao dịch trực tuyến (Cheung và cộng sự, 2006) Theo Wang và cộng (2003) thì “Tính bảo mật” đề cập đến việc bảo vệ thông tin các nhân hệ thống từ xâm nhập không mong muốn xảy Sợ thiếu bảo mật là yếu tố xác định hầu hết các nghiên cứu ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và phát triển giao dịch tài chính.Do vậy, giả thuyết là: H7: Bảo mật có ảnh hưởng thuận chiều đến việc Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ kinh doanh cá thể 2.2.2.8 Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức Có nhiều quan điểm nói định nghĩa ý định sử dụng các nghiên cứu Trong đó, Fishbein và Ajzen (1977) cho ý định hành vi là “xác suất chủ quan mà người thực hành vi” Trong đó Davis và cộng (1989b) lại cho ý định sử dụng định nghĩa là “ mức độ cá nhân lập kế hoạch có ý thức thực không thực số hành vi định tương lai” Theo Davis và cộng (1989b) thì ý định sử dụng hiểu là sẵn sàng cá nhân chấp nhận sử dụng công nghệ Định nghĩa Davis và cộng (1985, 1989) nhiều nghiên cứu sử dụng Venkatesh và cộng (2003b), Naimi Baraghani (2008)… Như vậy, Ý định sử dụng hành vi hiểu mức độ người đó sử dụng hay không sử dụng công nghệ bối cảnh định Đây là nhân tố chủ chốt việc tác động đến hành vi sử dụng công nghệ và nó bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác (83) 73 Trong nghiên cứu này, ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình định nghĩa là mức độ chủ hộ sử dụng hay không sử dụng tín dụng phi chính thức hay chấp thuận họ với tín dụng phi chính thức Đo lường: Trong mô hình UTAUT Venkatesh và cộng (2003b), nhân tố “Ý định sử dụng” đo lường biến quan sát sau: Bảng 2.18 Thang đo ý định sử dụng tín dụng phi chính thức Nhân tố Ý sử dụng Ký hiệu định YD1 Nội dung Trong tương lai, tôi tiếp tục sử dụng tín dụng phi chính thức YD2 Tôi giới thiệu người thân tôi sử dụng tín dụng phi chính thức YD3 Tôi sử dụng tín dụng phi chính thức có nhu cầu Nguồn: Venkatesh và cộng (2003b) (84) 74 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát hộ kinh doanh cá thể Việt Nam và tiếp cận tín dụng tín dụng hộ kinh doanh cá thể 3.1.1 Tình hình hộ kinh doanh cá thể Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê (2020), tính đến năm 2019, nước có trên 5,39 triệu hộ kinh doanh cá thể Xét theo quá trình thì tổng số lượng hộ kinh doanh cá thể liên tục tăng qua các năm Bảng 3.1 Hộ kinh doanh cá thể Việt Nam phân theo vùng Đơn vị tính: hộ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Đồng sông Hồng 1.093,1 1.113,9 1.233,8 Trung du miền núi phía Bắc 369,6 380,4 430,4 Trung 945,4 979,4 1.054,0 Tây Nguyên 181,1 187,8 213,8 219,5 229,9 226,4 2.366,5 245,7 252,844 271,945 Đông Nam Bộ 664,8 672,0 748,9 752,2 779,9 820,1 856,3 900,9 942,680 978,384 Đồng sông Cửu Long 871,0 902,8 947,9 912,5 935,6 944,1 983,6 994,5 Tổng số 4.125,0 4.236,3 4.628,8 1.183,4 1.213,2 1.228,0 1.256,7 1.330,1 423,2 436,3 440,3 450,6 487,1 2018 2019 1324,377 1357,069 481,628 493,655 1.045,2 1.062,8 1.095,9 1.126,1 1.184,3 1201,809 1233,100 4.536,0 4.657,7 4.754,8 4.909,8 5.142,6 995,397 1045,242 5198,735 5379,395 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020) Các hộ kinh doanh cá thể phân bố tương đối đồng trên nước Trong đó, Đồng sông Hồng, Trung bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam là vùng chiếm tỷ trọng cao nhất, là 25,86%; 23,03%; 19,34% và 17,52% Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tỷ trọng thấp nhất, là 9,47% 4,78% tổng số hộ Trên sở phân bổ dân cư, tỷ trọng hộ kinh doanh cá thể các vùng không có biến động đáng kể nhiều năm qua (85) 75 Theo ngành nghề kinh doanh, tỷ trọng hộ kinh doanh cá thể ngành Thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 80%, 20% còn lại là ngành Công nghiệp - xây dựng Thống kê các năm cho thấy, tỷ trọng các hộ thương mại dịch vụ ngày càng tăng: năm 2012 là 78,9%, năm 2014 là 80% và năm 2017 là 81,9%, cùng với đó là tỷ trọng giảm ngành Công nghiệp - xây dựng Tương ứng với đó, năm 2017 số lao động các HKD lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 22%, gần 88% còn lại đến từ khu vực hộ lĩnh vực dịch vụ Nguyên nhân tình trạng này có thể yếu tố quy mô nên các hộ có ngành nghề công nghiệp - xây dựng đã dần chuyển sang các hình thức doanh nghiệp chính thống (Trịnh Đức Chiều, 2019) Xét khía cạnh đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể cho thấy, tỷ trọng hộ có đăng ký kinh doanh khá thấp tổng số hộ kinh doanh cá thể hoạt động Số liệu thống kê năm 2018 Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2017 có trên 29% số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có địa điểm hoạt động ổn định, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có tới gần 66% số hộ kinh doanh cá thể chưa đăng ký Tỷ trọng này thấp đáng kể lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với trên 17% có Giấy đăng ký kinh doanh Theo Tổng cục Thống kê, số lao động làm việc khu vực hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh theo thời gian, từ trên 7,4 triệu người năm 2010 tăng lên gần 8,6 triệu người năm 2017 Số lượng lao động làm việc khu vực hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2010-2017 chiếm khoảng từ 59%-75% so với số lao động làm việc khu vực DN Nếu so với số lao động làm việc các DN thuộc khu vực tư nhân thì số lao động làm việc khu vực hộ kinh doanh cá thể năm gần đây là tương đương Trong giai đoạn trước đó, số lao động làm việc khu vực hộ kinh doanh cá thể cao tương đối so với số lao động làm việc các DN ngoài nhà nước, khoảng từ 3%24% Số lao động trung bình hộ kinh doanh cá thể dao động từ 1,677-1,8 người/ hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2010-2017, số này khu vực DN là khoảng 26-35,2 người/DN Ý nghĩa tạo việc làm và thu nhập cho người dân hộ kinh doanh cá thể là khá quan trọng Tổng cục Thống kê (năm 2018) phân tích, gần 8,6 triệu lao động làm việc các hộ kinh doanh cá thể có ý nghĩa quan trọng xã hội Quy mô vốn bình quân và giá trị tài sản cố định bình quân HKD có xu hướng tăng lên qua các năm Trong giai đoạn 2007-2019, quy mô vốn bình quân tăng 16,5%/năm, từ 59,3 triệu đồng/hộ năm 2007 lên 150,61 triệu đồng/hộ năm 2015, gấp 2,54 lần so với năm 2007 (Tổng cục Thống kê, 2020) Trong đó, vốn bình quân DN ngoài nhà nước giai đoạn này đạt khoảng từ 26,6 tỷ - 51,6 tỷ đồng (86) 76 Mặc dù khu vực hộ kinh doanh cá thể mặc dù có đóng góp đáng kể vào kinh tế, là giải việc làm, tạo thu nhập cho người lao động so với tiềm đóng góp khu vực này còn hạn chế và chưa tương xứng với quy mô Ví dụ, năm 2017, khu vực này chiếm tới gần 30% GDP chiếm tỷ trọng khoảng 1,56% tổng thu ngân sách nhà nước, số này năm 2014 là 2% tổng nguồn thu nội địa (12.362 tỷ đồng) Xét theo số doanh thu/lao động, suất hộ kinh doanh cá thể thấp nhiều so với khu vực DN và khoảng cách ngày càng có xu hướng tăng lên Năm 2009, doanh thu trung bình tính theo lao động hộ kinh doanh cá thể là 0,13 tỷ đồng, năm 2010 là 0,15 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 0,2 tỷ đồng và năm 2013 là 0,24 tỷ đồng, đó, số tương ứng khu vực DN là 0,67 tỷ đồng; 0,7 tỷ đồng; tỷ đồng và 1,06 tỷ đồng (Tổng cục Thống kê, 2020) 3.1.2 Tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam Hộ kinh doanh cá thể Việt Nam là hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh Trong giai đoạn 2007- 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn trung bình dao động từ gần 89% đến khoảng 93% (Tổng cục Thống kê, 2020) Điều này cho thấy, các hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động chủ yếu dựa trên lực tài chính tự thân, chưa sử dụng nhiều tới nguồn lực tài chính từ bên ngoài Với nguồn lực tự có hạn chế, khó tiếp cận với nguồn lực bên ngoài, vì khả tham gia vào khu vực sản xuất vật chất và các ngành đòi hỏi công nghệ tiên tiến hộ hạn chế Phần lớn hộ hoạt động khu vực dịch vụ truyền thống thương mại, phục vụ cá nhân và cộng đồng Tỷ trọng nguồn vốn ngành “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, phương tiện vận chuyển có động cơ…” đã tăng từ 38% năm 2012 lên 44% năm 2014 Tính chung ngành dịch vụ “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, phương tiện vận chuyển có động cơ…”, “dịch vụ lưu trú, ăn uống” và “kinh doanh bất động sản” chiếm tới gần 70% nguồn vốn và 80% doanh thu (Trịnh Đức Chiều, 2019) Việc tiếp cận vốn các hộ kinh doanh các hộ còn khó khăn mà có 47,22% số hộ kinh doanh tiếp cận vốn tín dụng chính thức với mức lãi suất hợp lý – khoảng 8% - 14%/năm (OXFAM, 2015, Finn, 2018) Điều này cho thấy, các hộ phải tìm đến nguồn vốn từ khu vực bán chính thức và phi chính thức Tuy nhiên, tiếp cận vốn bán chính thức (từ quỹ hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn niên)… không nhiều, lại không thể sử dụng lâu dài Nguyên nhân vấn đề này là tín dụng bán chính thức có số vốn nhỏ, lại phải dùng cho các nhu cầu thường xuyên (như (87) 77 hoạt động các hội, khen thưởng…) Do đó, với phần vốn còn thiếu thì phải sử dụng từ tín dụng phi chính thức Nguồn này các hộ kinh doanh cá thể xuất phát chính từ số nguồn như: vốn từ vay các cá nhân trên thị trường, vay từ các cửa hàng cầm đồ với lãi suất cao (tín dụng đen), vay từ các quỹ (dưới dạng họ/hụi/phường/biêu) (OXFAM, 2015, Ban đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019) Đối với việc tiếp cận tín dụng qua họ/hụi/phường/biêu, các khoản tín dụng thường rơi vào 50 – 200 triệu đồng, lãi suất thường cao (khoảng 20%) Lãi suất các khoản vay vốn các cửa hàng cầm đồ còn cao (kết khảo sát cho thấy, các hộ kinh doanh phải trả trên 30%/năm, cá biệt có khoản phải trả lên đến 100%/năm (Đặng Ngọc Đức, 2020) Tuy nhiên, các khoản tín dụng phi chính thức thời gian nhanh, đáp ứng nhu cầu ngắn hạn các hộ kinh doanh cá thể việc nhập hàng hóa, trả các khoản nợ ngắn hạn Chi tiết, trình bày phần khái quát đây 3.2 Khái quát mẫu nghiên cứu 3.2.1 Thông tin nhân học Tác giả sử dụng bảng hỏi để vấn, dạng trực tiếp và gián tiếp Bảng hỏi trực tiếp phát trực tiếp cho các chủ hộ, còn bảng hỏi gián tiếp lập trên google form và gửi cho các chủ hộ qua đường email (hoặc thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo, viber…) Các bảng hỏi lập chung cho tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức Tổng số phiếu nghiên cứu phát 1.000 phiếu số phiếu thu là 882 phiếu Sau sàng lọc loại bỏ các phiếu không hợp lệ (do đánh cùng đáp án), số phiếu còn lại là 722 phiếu Trong số 722 phiếu bảng hỏi thu được, thì có đến 550 phiếu trả lời là nam giới (chiếm 76,18%) Việc này phù hợp với tình hình Việt Nam có đa phần người đứng đầu các hộ kinh doanh là chủ hộ Việc này phù hợp với tình hình Việt Nam đa phần các hộ kinh doanh có người đứng đầu là nam giới, việc định chi tiêu chính và kiếm tiền chính nhà là nam (Duong và Izumida, 2002, Tanaka và cộng sự, 2010) Tuy nhiên, đối chiếu với các nghiên cứu trước đây, có thể nói rằng, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các công việc kinh doanh hộ gia đình, tỷ lệ nữ giới làm chủ hộ đã tăng lên đáng kể (23,82% theo kết khảo sát - so sánh với 15% các nghiên cứu trước đây) (88) 78 Bảng 3.2 Kết nhân học từ mẫu nghiên cứu Tần suất Tỷ lệ Giới tính chủ hộ Thu nhập bình quân hộ (bình quân tháng, đơn vị tính: triệu đồng) Khu vực hoạt động Số năm hoạt động bình quân hộ Số lao động bình quân hộ Nam 550 76,18% Nữ 172 23,82% Dưới 10 232 32,13% Từ 10 - 20 267 36,98% Từ 20 - 30 182 25,21% Từ 30 trở lên 41 5,68% Thành thị 354 49,03% Nông thôn 368 50,97% Dưới năm 28 3,88% Từ đến năm 267 36,98% Trên năm 427 59,14% Dưới 162 22,44% Từ đến 10 498 68,98% Từ 10 trở lên 62 8,59% Nguồn: Tính toán tác giả Trong số các quan sát thì có tương đồng khá lớn khu vực hoạt động: thành thị chiếm 49,03%, số còn lại là nông thôn Khu vực nông thôn, phát triển nhanh chóng kinh tế nên hoạt động sản xuất nông nghiệp đầu tư khá nhiều dựa trên khuyến khích nhà nước việc áp dụng tiến khoa học công nghệ vào sản xuất Bên cạnh đó, nhờ chương trình nông thôn nên các hộ các khu vực này có thể vừa sản xuất lại vừa kinh doanh, và cung cấp chuỗi hoạt động liên quan đến khu vực khác (Ban đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019) Cũng chính vì các hoạt động thúc đẩy kinh tế nên thu nhập bình quân tháng hộ gia tăng khá cao: tỷ trọng lớn thuộc các hộ có thu nhập bình quân từ 10 20 triệu đồng Nghiên cứu tiến hành vùng nông thôn lẫn thành thị nên số hộ có thu nhập bình quân 10 triệu/tháng chiếm tỷ trọng lớn (232 hộ, chiếm 32,13%) Đây là các hộ vùng nông thôn, tham gia buôn bán nhỏ nằm chuỗi cung ứng, ví dụ sản xuất nông nghiệp và bán lại các sản phẩm cho các nhà máy sản xuất Đây là các hộ thuộc vùng sâu, vùng xa, khuyến khích phát triển (OXFAM, 2015, Finn, 2018) Số còn lại, có trên 30 triệu đồng/tháng có tỷ trọng nhỏ (5,68%), đa phần hoạt động (89) 79 vùng thành thị (thành phố, thị xã, thị trấn), và tham gia hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp nhỏ1 Các hộ kinh doanh cá thể có đa phần thời gian hoạt động trên năm (59,14%) các hộ này có tảng kinh doanh từ trước2 (với các ngành nghề truyền thống - sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) Đa phần các hộ này sử dụng từ - lao động theo thời vụ (đặc biệt các hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo thời vụ) Đây là các hộ sử dụng trên 10 lao động thường xuyên Số hộ có thời gian hình thành năm thấp, đa phần kinh doanh dịch vụ các sản phẩm trên thị trường, chưa kinh doanh trước đây Các hộ này thường không sử dụng lao động bên ngoài mà dùng chính người gia đình mình (bản thân vợ/chồng cái tham gia lao động) Bảng 3.3 Kết học vấn và tiếp cận nguồn thông tin hộ Tần suất Học vấn cao chủ hộ Tỷ l ệ Từ tiểu học trở xuống 46 6,37% THCS và THPT 188 26,04% Trung cấp 249 34,49% Cao đẳng và đại học 196 27,15% Sau đại học 43 5,96% Có sử dụng điện thoại thông minh Có 102 14,13% hay không Không 620 85,87% Có sử dụng internet hay không Có 127 17,59% Không 595 82,41% Có 449 62,19% Không 273 37,81% Có sử dụng các phần mềm kế toán hay không Nguồn: Tính toán tác giả Trong số các hộ kinh doanh cá thể khảo sát thì số chủ hộ có tỉ lệ từ tiểu học trở xuống thấp, 46 hộ, chiếm khoảng 6,37% Điều này cho thấy, trình độ học vấn các hộ đã nâng lên đáng kể để tự cải thiện dân trí mình Đa số các hộ này và các hộ có trình độ THCS - THPT nằm khu vực nông thôn, vốn ít có Các hộ có doanh thu cao đã chuyển thành các doanh nghiệp siêu vi mô doanh nghiệp nhỏ, không để kinh doanh theo hộ Một số hộ tính thời gian kinh doanh mình từ trước đăng kí thành lập (90) 80 điều kiện phát triển kinh tế học hành (ADR, 2014) Số hộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng cao - đa phần các chủ hộ cho mình cần đào tạo nghề là có thể kinh doanh được, vậy, nhóm hộ hoạt động liên quan đến kỹ thuật (như sửa chữa các loại máy móc, kinh doanh các loại máy móc) thì việc này phù hợp Một số hộ kinh doanh liên quan đến nông nghiệp đào tạo các ngành nghề từ trung cấp cây trồng, vật nuôi, phân bón Đa phần các hộ còn lại có trình độ cao (cao đẳng - đại học - sau đại học) tập trung vùng thành thị, kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao (như điện, điện tử, các dịch vụ công cộng…) Điều này phù hợp với thực tế Việt Nam các hộ khu vực này có điều kiện (về kinh tế, địa lý…) để học tập Tất các hộ kinh doanh sử dụng điện thoại, số đó có đến 85% số hộ sử dụng điện thoại thông minh Số hộ sử dụng internet có thấp cho thấy rằng: thời điểm tại, Việt Nam phổ biến dần internet và điện thoại thông minh để hỗ trợ phát triển kinh tế Tuy nhiên, đối chiếu với số liệu việc các hộ có sử dụng phần mềm kế toán hay không thì lại khác: đa phần các hộ sử dụng ghi chép trên sổ sách giấy (không phải dạng sổ kế toán) Một số hộ có sử dụng phần mềm, liên quan đến “quẹt” giá sản phẩm mà không liên quan đến kế toán Điều này gây tình trạng thất thu thuế khá nhiều cho nhà nước Kết khảo sát trực tiếp các hộ cho thấy, mặc dù các tỉnh thành hỗ trợ tải phần mềm kế toán miễn phí các hộ không biết việc này, và cho không cần thiết phải biết, công việc kinh doanh khá đơn giản 3.2.2 Tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam dựa trên kết khảo sát Trong số các hộ khảo sát, có đến 532 hộ sử dụng tín dụng chính thức - vay từ các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân cở sở, tổ chức tài chính vi mô và ngân hàng chính sách xã hội Như thế, có thể thấy rằng: có đến 74% tổng số hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện tiếp cận với tín dụng chính thức - cao nhiều so với kết khảo sát tiếp cận tín dụng cá nhân vùng nông thôn Việt Nam các nghiên cứu trước, dao động khoảng 20 - 40% tùy vùng (ADR, 2014, Finn, 2018) Điều này cho thấy rằng: các hộ cố gắng để nâng cao khả chính mình việc tiếp cận các dịch vụ chính thức (91) 81 Bảng 3.4 Kết khảo sát các hộ tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức Tiêu chí Số hộ Sử dụng tín dụng chính thức 532 Sử dụng tín dụng phi chính thức 563 Sử dụng hai hình thức 373 Tổng 722 Nguồn: Tính toán tác giả Tuy nhiên, điều cần nói đây là số hộ sử dụng tín dụng phi chính thức còn cao nhiều: 563 hộ - chiếm gần 78% Các hộ này đa phần lấy vốn (1) người thân; (2) tham gia vào các tổ chức tự nguyên để chơi họ/hụi/phường/biêu; (3) vay lãi ngày các tổ chức cung ứng dịch vụ tín dụng đen Trong số các hộ hỏi thì việc vay lãi ngày phổ biến Một số hộ cho rằng: kể chơi họ là hình thức việc vay tín dụng đen (như bốc bát họ, cho vay bát họ…) cần vốn ngắn hạn (vài ngày) nên khó có thể vay vốn chính thức Một tỷ lệ nhỏ khác (chỉ có hộ) trả lời rằng: họ có thể vay qua công nghệ trên các ứng dụng trên điện thoại di động thông qua việc vay tiền trực tiếp (peer to peer lending) Số hộ sử dụng dịch vụ này khá lý thú: khoảng nửa số hộ đã thực hoạt động vay loại hình là chính thức và phi chính thức Bảng 3.5 Thời gian vay vốn bình quân các hộ Tiêu chí Số hộ Dưới ngày 72 Từ đến 15 ngày 144 Từ 15 ngày đến tháng 115 Từ đến tháng 66 Từ tháng đến năm 183 Trên năm 142 Nguồn: Tính toán tác giả Trong số các hộ, thì có đến 72 hộ cho họ cần vốn ngắn, khoảng vài ngày là có thể chi trả Đa phần các hộ này kinh doanh liên quan đến thực phẩm (rau sạch, thịt gia súc gia cầm…) nên vốn lưu động nhanh - không có thay đổi bất thường thiên tai hay thị trường Số hộ vay tầm từ đến 15 ngày cao, lên (92) 82 đến 144 hộ, số hộ vay tháng là 115 hộ Như vậy, có thể thấy rằng: 40% số hộ kinh doanh cần vốn thời gian ngắn Số hộ cần vốn bình quân năm không cao, có 142 hộ, đa phần thực kinh doanh vật liệu xây dựng các hàng hóa có chu kỳ dài Điều này cho thấy: với thời gian vay vốn thế, thì thân các hộ khó có thể tiếp cận tín dụng chính thức cách phù hợp: gần không ngân hàng nào có thể cho vay với thời gian ngày, vậy, tín dụng phi chính thức lại trở nên phù hợp Về số vốn vay bình quân lần có khác biệt định: 45 hộ cần vay số tiền 30 triệu (tức là số tiền không lớn - khó để các ngân hàng thương mại cho vay Mà khoản tiền này không nhỏ so sánh với các quỹ tín dụng nhân dân sở và ngân hàng chính sách xã hội) Số tiền này lại cần vay khoảng thời gian ngắn (dưới ngày) nên người khảo sát trả lời rằng: họ chấp nhận lãi suất cao để có thể vay - là chờ đợi từ phía ngân hàng hay các tổ chức khác Bảng 3.6 Số vốn bình quân lần các hộ Tiêu chí Số hộ Dưới 30 triệu 45 Từ 30 đến 50 triệu 88 Từ 50 đến 100 triệu 179 Từ 100 đến 500 triệu 228 Từ 500 đến tỷ 95 Trên tỷ 87 Nguồn: Tính toán tác giả Phổ biến các khoản vay là các khoản từ 100 đến 500 triệu (228 phiếu), và sau đó là các khoản từ 50 - 100 triệu (179 phiếu) Đa phần các hộ có thu nhập bình quân tháng không quá 30 triệu nên số tiền này phù hợp để đầu tư vào sở vật chất, mua nguyên vật liệu dự trữ để phát triển sản xuất Mục đích các khoản vay này là đáp ứng nhu cầu ngắn hạn (nhập nguyên vật liệu, mua cây giống, mua phân bón, trả cho người bán hàng…) nên thời gian không cần dài Vì thế, ngoài các NHTM thì các hộ có thể tiếp cận theo chương trình vốn vay ngân hàng chính sách xã hội (cho vay với các hộ vùng kinh tế khó khăn, không quá 120 triệu (93) 83 đồng/khoản vay), vay quỹ tín dụng nhân dân (nhưng phải là người gửi tiền cổ đông), và nhanh là vay tín dụng phi chính thức Đối với tín dụng chính thức, trở ngại lớn mà các hộ khảo sát cho rằng: không phải lãi suất vay vốn là cản trở, mà lại là thời gian thẩm định Việc các hộ không đáp ứng các yêu cầu hồ sơ vay vốn, việc trả qua thẻ hay vấn đề tài sản đảm bảo (đa phần các hộ vùng nông thôn không có sổ đỏ để đáp ứng nhu cầu vay vốn các hộ vùng thành thị thì khó chứng minh thu nhập vay theo hướng tiêu dùng) đã làm các hộ sử dụng tín dụng phi chính thức - đặc biệt là tín dụng đen Các tổ chức cung cấp tín dụng đen thì giải ngân nhanh: trung bình khoản vay tốn khoảng 30 phút, và chấp nhận vay số tiền nhỏ thời gian ngắn Đây là việc cần cân nhắc các quan quản lý nhà nước thời gian tới 3.3 Kết nghiên cứu các nhân tố tác động tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh cá thể Việt Nam 3.3.1 Đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức 3.3.1.1 Kết đánh giá mức độ tin cậy thang đo Độ tin cậy thang đo đánh giá phương pháp quán nội qua hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo các yếu tố giả (Hair và cộng sự, 2016) Yếu tố khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết tốt Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.703 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình đạt độ tin cậy Yếu tố tài sản đảm bảo sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết tốt, sử dụng Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.714 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo tài sản đảm bảo đạt độ tin cậy Yếu tố thu nhập sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết tốt, sử dụng Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.685 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo thu nhập đạt độ tin cậy (94) 84 Yếu tố kinh nghiệm chủ hộ sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết tốt, sử dụng Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.646 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo kinh nghiệm chủ hộ đạt độ tin cậy Yếu tố khoảng cách sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết tốt Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.738 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo khoảng cách đạt độ tin cậy Yếu tố lãi suất sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết tốt Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.764 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo lãi suất đạt độ tin cậy Yếu tố thủ tục vay vốn sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết tốt, sử dụng Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.662 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo thủ tục vay vốn đạt độ tin cậy Yếu tố kinh nghiệm TCTD sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết sử dụng Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.659 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo kinh nghiệm TCTD đạt độ tin cậy Yếu tố dịch vụ ngân hàng điện tử sau đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể kết tốt, sử dụng Thang đo thể phản ánh cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.683 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng > 0.3 nên thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử đạt độ tin cậy 3.3.1.2 Kết phân tích nhân tố khám phá EFA ● Biến độc lập Sau chạy kiểm định EFA, tác giả nhận thấy có tương quan mạnh (95) 85 các biến tài sản đảm bảo, thu nhập và kinh nghiệm chủ hộ gia đình Sau vấn sâu các chuyên gia lý thuyết, tác giả định gộp hai nhân tố Tài sản đảm bảo và Thu nhập thành nhân tố đại diện là Đặc điểm chủ hộ Nếu kết kiểm định cho tác động thuận chiều biến đại diện với biến phụ thuộc thì hai giả thiết H1 và H2 đảm bảo Kết EFA Đặc điểm chủ hộ cho thấy cho thấy tiêu chí đo lường DDCH1, DDCH2, DDCH3, DDCH4, DDCH5 tải vào nhân với các hệ số tải từ 59,0% đến 78,6 % chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố Kết EFA Khoảng cách cho thấy tiêu chí đo lường KC1, KC3 tải vào nhân với các hệ số tải từ 68,4% đến 88,4% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố Kết EFA Lãi suất cho thấy tiêu chí đo lường LS1, LS2, LS3 tải vào nhân với các hệ số tải từ 73,2% đến 81,0% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố Bảng 3.7: Kiểm định KMO và Bartlett KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .741 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 176.848 df Sig 0.000 Nguồn: Tác giả phân tích Kết EFA Kinh nghiệm chủ hộ cho thấy tiêu chí đo lường KN1, KN2, KN3 tải vào nhân với các hệ số tải từ 68,8% đến 81,6% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố Kết EFA Thủ tục vay vốn cho thấy tiêu chí đo lường TTV1, TTV2 tải vào nhân với các hệ số tải từ 71,7% đến 77,3% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố Kết EFA Kinh nghiệm ngân hàng cho thấy tiêu chí đo lường KNNH1, KNNH2 tải vào nhân với các hệ số tải từ 69,2% đến 80,9% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố (96) 86 Kết EFA Dịch vụ ngân hàng điện tử cho thấy tiêu chí đo lường NHĐT1, NHĐT2, NHĐT3, NHĐT4 tải vào nhân với các hệ số tải từ 66.9% đến 73.5% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố Kết phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát khảo sát các hộ gia đình cho kết tốt, thể hệ số KMO = 0.741; Sig = 0.00, cho thấy kết phân tích nhân tố khám phá là có tin cậy cao Giá trị tổng phương sai trích nhân số thứ và giá trị hệ hội tụ eigenvalues nhân tố này có giá trị là cho thấy các biến quan sát ban đầu có hội tụ nhân tố, các nhân tố này biểu diễn biến thiên liệu khảo sát Do đó, các nhân tố đảm bảo khả đại diện cho liệu khảo sát ban đầu ● Biến phụ thuộc Bảng 3.8: Phân tích EFA biến Khả tiếp cận tín dụng Chỉ báo Hệ số nhân tải Y1 0.613 Y2 0.732 Y3 0.668 Y4 0.792 Tổng phương sai trích: 83.163% *Kiểm định Bartlett <0.05 KMO = 0.723 Nguồn: Tác giả phân tích Kết phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình cho kết tốt, thể hệ số KMO = 0.723, Sig=0.00, cho thấy kết phân tích nhân tố khám phá là có tin cậy cao Giá trị tổng phương sai trích nhân tố này là 83.163% >50%, từ đó cho thấy, nhân tố này biểu diễn biến thiên liệu khảo sát Do đó, nhân tố này đảm bảo khả đại diện cho liệu khảo sát ban đầu ● Tổng hợp kết Thang đo biến độc lập gồm thành phần: đặc điểm chủ hộ, kinh nghiệm (97) 87 chủ hộ, khoảng cách, lãi suất, thủ tục vay vốn, kinh nghiệm ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử với 21 thang đo và các thang đo này có số nhân tố đạt yêu cầu, có khả hội tụ, biểu diễn tốt các biến quan sát Thang đo biến phụ thuộc Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình (4 biến quan sát), đã hội tụ và biểu diễn tốt các thang đo Như vậy, qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các biến độc lập, phụ thuộc có tính hội tụ và biểu diễn tốt các biến quan sát thang đo và đưa vào kiểm định với phân tích CFA Kết phân tích ma trận hệ số tương quan các biến số thể mối liên hệ các biến đưa vào phân tích có mối liên hệ với cách có ý nghĩa thống kê Mức ý nghĩa quan sát các yếu tố: Lãi suất, thủ tục, kinh nghiệm, kinh nghiệm ngân hàng, đặc điểm chủ hộ ma trận tương quan hầu hết < 0.01 điều đó thể các mối tác động này có ý nghĩa tương đối cao Đồng thời hệ số tương quan r chạy từ 0,3 < r < 0,7 chứng tỏ các biến số có tác động với và có ý nghĩa thực tế Đồng thời xét riêng mối quan hệ các biến độc lập KC, LS, TTV, KNCH, KNNH, NHĐT, DDCH với biến phụ thuộc Y thể các biến KC, TTV, LS và KNNH có hệ số tương quan r < 0, tức là mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc Còn tất các biến độc lập còn lại có hệ số tương quan 0,3 < r < 0,7 Qua phân tích chúng ta có thể thấy hệ số tương quan các biến độc lập với biến phụ thuộc thể tương quan khá chặt chẽ với Từ đó chúng ta có thể đưa các biến vào mô hình CFA để phân tích 3.3.1.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA Sau móc nối các sai số để cải thiện mô hình phù hợp liệu thực tế, kết thực phân tích nhân tố khẳng định CFA có hệ số Chi-square/df = 1.889 (< 3); GFI = 0.885; TLI = 0.926 (> 0.9); CFI=0.94 (> 0.9); RMSEA=0.058 (< 0.08) (98) 88 Hình 3.1 Kết phân tích nhân tố khẳng định CFA Nguồn: Tổng hợp, phân tích tác giả Việc móc nối các sai số dùng sửa chữa khác mô hình đề xuất và mô hình ước lượng Khi móc nối các sai số cải thiện mô hình để có thể cải thiện Chisquare Chi-square dùng để đo mức độ phù hợp cách chi tiết mô hình nghiên cứu với thực tế Trong mô hình có Chi-square càng nhỏ càng tốt số tác giả đề nghị < χ2/df < (Hair và cộng sự, 2016) Nếu móc nối các sai số với thì hiệp phương sai chúng giảm xuống và làm cho Chi-square giảm lượng tương ứng so với Chi- square mô hình ban đầu Khi đó GFI, TLI, CFI cải thiện (99) 89 Tác giả tiếp tục lược bớt yếu tố không phù hợp với mô hình việc xem xét hệ số Beta chuẩn hóa các báo mô hình Hệ số Beta nào < 0,5 bị loại bỏ Tất các hệ số Beta chuẩn hóa các biến số > 0.5 ta có thể tạm thời chấp nhận mô hình CFA này Kết đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA với các tiêu chí đo lường các giả thuyết giữ nguyên từ lúc đầu nghiên cứu sau: H1: có mối quan hệ thuận chiều giá trị tài sản đảm bảo tới khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình H2: có mối quan hệ thuận chiều thu nhập tới khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình H3: có mối quan hệ thuận chiều số năm kinh nghiệm kinh doanh tới khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình H4: có mối quan hệ ngược chiều khoảng cách địa lý tới khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình H5: có mối quan hệ ngược chiều lãi suất vay vốn tới khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình H6: có mối quan hệ ngược chiều mức độ phức tạp thủ tục vay vốn tới khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình H7: có mối quan hệ thuận chiều kinh nghiệm ngân hàng tới khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình H8: có mối quan hệ thuận chiều chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tới khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình 3.3.1.4 Phân tích nhân mô hình cấu trúc SEM Các hệ số mô hình phù hợp liệu thực tế, kết thực có hệ số Chi-square/df = 1.742 (< 3); GFI = 0.896; TLI = 0.938 (> 0.9); CFI=0.950 (> 0.9); RMSEA=0.053 (< 0.08) Mô hình ảnh hưởng yếu tố tác động đến khả tiếp cận tín dụng ngân hàng thương mại gồm nhân tố đã tác giả đề cập trước đó (100) 90 Kết phân tích cấu trúc SEM đã chứng minh các yếu tố: đặc điểm chủ hộ (gồm tài sản đảm bảo và thu nhập), kinh nghiệm chủ hộ, khoảng cách, thủ tục vay vốn, lãi suất, kinh nghiệm ngân hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử có tác động đến khả tiếp cận tín dụng ngân hàng hộ gia đình Các hệ số Beta thỏa mãn mối quan hệ giả thuyết ban đầu ngoại trừ yếu tố kinh nghiệm ngân hàng Kết thu từ thực tế ngược lại so với giả định ban đầu Kinh nghiệm ngân hàng càng nhiều thì khả tiếp cận tín dụng hộ gia đình càng giảm Hình 3.2 Kết phân tích mô hình cấu trúc SEM (Nguồn: Tổng hợp, phân tích tác giả) Kết trên đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chiều hướng tác động các nhân tố Kết khẳng định các biến độc lập có tác động đến khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình Tuy nhiên nghiên cứu này thì kinh nghiệm ngân hàng có tác động ngược chiều so với giả thuyết ban đầu (101) 91 3.3.2 Đối với mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức 3.3.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Dữ liệu thu thập từ khảo sát, tiến hành phân tích đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha Kết đánh giá độ tin cậy thang đo tiếp cận tín dụng phi chính thức tổng hợp bảng phụ lục (Kết phân tích chi tiết xem phần Phụ lục) Kết kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo có giá trị trên mức 0,7, đó các thang này là đảm bảo độ tin cậy Hệ số tương quan biến tổng các biến quan sát lớn 0,3 cho là đạt yêu cầu Tuy nhiên biến quan sát HQ4: “Tín dụng tiêu dùng giúp tôi có hội tăng thu nhập giải các nhu cầu mình” thì có hệ số Cronbach’s Alpha loại biến là lớn hệ số Cronbach’s Alpha chung (0,721 > 0,707) đó biến này bị loại bỏ để tăng độ tin cậy cho việc phân tích EFA 3.3.2.2 Kết phân tích nhân tố khám phá EFA Sau chạy EFA lần thì các biến quan sát TL4,TL5 bị loại khỏi vì có hệ số tải nhỏ 0.5 và các biến quan sát ĐK4 và TL6 bị loại vì không hội tụ với các biến quan sát tương ứng với các biến độc lập Sau chạy EFA lần thì các biến ĐK1, ĐK2, ĐK3 bị loại khỏi vì có hệ số tải nhỏ 0.5 Bảng 3.9 KMO và kiểm định Bartlett KMO 0.894 Kiểm định Bartlett 5675.71 Sig 0.000 Nguồn : Tác giả tổng hợp từ phân tích liệu Kết phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát khảo sát hộ gia đình chưa sử dụng tín dụng đen cho kết tốt Đầu tiên, hệ số KMO = 0.894 >0.5 cho thấy phân tích nhân tố thích hợp với liệu nghiên cứu Tiếp theo, kiểm định Barlett là 5675.71 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 nghĩa là có thể bác bỏ giả thuyết các biến quan sát không có tương quan với tổng thể) giả thiết mô hình nhân tố là không phù hợp bị bác bỏ, điều này chứng tỏ liệu dùng để phân tích là hoàn toàn thích hợp Giá trị tổng phương sai trích nhân tố thứ là 64.9% >50% và hệ số hội tụ eigenvalues nhân tố này là 1.2 >1 cho thấy các biến quan sát bắt đầu có hội tụ nhân tố, các nhân tố này giải thích 64.9% biến thiên liệu khảo sát Do đó các nhân tố đảm bảo khả đại diện cho liệu khảo sát ban đầu (102) 92 Tương tự biến phụ thuộc, với hệ số kiểm định KMO=0.758, Sig=0.000, phương sai trích đạt 90.43% cho thấy khả hội tụ và biểu diễn tốt các biến quan sát thang đo Như sau kiểm định độ tin cậy và giá trị, loại thang đo không đáp ứng nhu cầu và thang đo còn lại lựa chọn đã kiểm định đảm bảo yêu cầu Như mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau: 3.3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA Bảng 3.10 Tổng hợp kết phân tích CFA lần Thang đo Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai (Composite trích (Average Variance Extracted ) Reliabilitiy) Các tiêu Ảnh hưởng xã hội 0.831 0.482 Chiquare/df=2.435 <3 Bảo mật 0.88 0.647 GFI=0.905>0.9 Ý định sử dụng 0.948 0.858 CFI=0.942>0.9 Nỗ lực kỳ vọng 0.786 0.486 Hiệu kỳ vọng 0.745 0.424 Hiểu biết tài chính 0.792 0.562 Tiện lợi 0.581 0.322 TLI=0.932>0.9 RMSEA=0.051 Nguồn : Tác giả tổng hợp từ phân tích liệu Sau đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố ý định sử dụng tín dụng đen có tính hội tụ cao, biểu diễn tốt biến quan sát thì bước tiếp tục phân tích nhân tố khẳng định CFA để khẳng định giá trị, độ tin cậy và tính phân biệt thang đo Tác giả sử dụng phần mềm AMOS 20 để phân tính nhân tố khẳng định CFA Muốn thấy rõ kết phân tích, tác giả đã tổng hợp kết phân tích CFA lần cho thang đo Nhìn vào bảng trên ta thấy số AVE các biến độc lập nhỏ 0.5 chính vì chúng ta cần phải bỏ vài biến quan sát để cải thiện số này Cụ thể sau phân tích và chạy lại CFA thì tác giả kết luận loại bỏ biến nhân tố độc lập là hiệu kỳ vọng và tiện lợi khỏi thang đo Cùng với đó là biến quan sát là NL1 và AH5 để cải thiện tổng phương sai trích (103) 93 Kết phân tích CFA lần các tiêu đo lường phù hợp mô hình cho thấy, giá trị Chi-quare/df= 2.201 < 3, TLI= 0.967, CFI=0.974, GFI= 0.948 lớn 0.9, hệ số RMSEA = 0.046 <0.05, vì mô hình có phù hợp với thị trường.Ngoài tất các giá trị AVE > 0.5, giá trị độ tin cậy tổng hợp > 0.7, độ tin cậy thang đo đảm bảo, tính phân biệt đảm bảo AVE > MSV Hệ số P-value các biến quan sát biểu diễn các nhân tố < 0.5, các biến quan sát này có khả biểu diễn tốt các nhân tố mô hình CFA.Từ đó có thể khẳng định thang đo đạt giá trị hội tụ và tính đơn hướng Như vậy, các thang đo nghiên cứu các hộ kinh doanh cá thể tiếp cận tín dụng phi chính thức đã đảm bảo các yêu cầu phân tích Bảng 3.11 Tổng hợp kết phân tích CFA lần Độ tin cậy Thang đo tổng hợp (Composite Reliabilitiy) Tổng phương sai trích (Average MSV Các tiêu Variance Extracted ) Ảnh hưởng xã hội 0.831 0.524 0.441 Bảo mật 0.88 0.647 0.135 Ý định sử dụng 0.948 0.858 0.441 Nỗ lực kỳ vọng 0.786 0.524 0.25 Hiểu biết tài chính 0.792 0.562 0.242 Chiquare/df=2.201 <3 GFI=0.948>0.9 CFI=0.974>0.9 TLI=0.967>0.9 RMSEA=0.046<0.5 Nguồn : Tác giả tổng hợp từ phân tích liệu Hệ số tương quan các thành phần với sai lệch chuẩn các thang đo khác với độ tin cậy 95%, đạt mức ý nghĩa thống kê (tất giá trị P-value 0) Hiểu biết tài chính, Nỗ lực kỳ vọng đặt giá trị phân biệt có tương quan các thành phần thang đo (104) 94 Bảng 3.12 Kiểm định tươmg quan các biến mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức Tương quan Ước lượng (Estimate) SE C.R Pvalue XAHOI < > BAOMAT .430 .044 9.772 *** XAHOI < > YDINH .522 .047 11.201 *** XAHOI < > NOLUC .285 .034 8.271 *** XAHOI < > HIEUBIET .269 .039 6.928 *** BAOMAT < > YDINH .336 .045 7.442 *** BAOMAT < > NOLUC .237 .036 6.632 *** BAOMAT < > HIEUBIET .261 .042 6.197 *** YDINH < > NOLUC .184 .036 5.167 *** YDINH < > HIEUBIET .257 .043 5.963 *** NOLUC < > HIEUBIET .308 .037 8.324 *** Nguồn : Tác giả tổng hợp phân tích liệu Kết kiểm định sư tương quan các thành phần thang đo ý định sử dụng trên cho thấy sau phân tích CFA thang đo ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình gồm có biến độc lập (Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Bảo mật và Hiểu biết tài chính ) với 18 biến quan sát và biến phụ thuộc (Ý định sử dụng ) với biến quan sát Kết CFA cho thấy thành phần thang đo đạt giá trị cấu trúc bao gồm: giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, giá trị tương đồng có tương quan và đạt yêu cầu giá trị 3.3.2.4 Phân tích nhân mô hình cấu trúc SEM Kiểm định mối quan hệ các nhân tố mô hình cấu trúc Mô hình mối quan hệ các nhân tố mô hình cấu trúc tiếp cận tín dụng phi chính thức hộ kinh doanh cá thể biểu thông qua bảng 3.12 (105) 95 Hình 3.3 Kết SEM tiếp cận tín dụng phi chính thức Nguồn : Tác giả tổng hợp phân tích số liệu Các tiêu đo lường phù hợp mô hình cho thấy, giá trị Chi-quare/df= 2.272 < 3, TLI= 0.965, CFI=0.972, GFI= 0.946 lớn 0.9, hệ số RMSEA = 0.048 <0.05, vì mô hình có phù hợp với thị trường Kết các giá trị P-value các biến độc lập thì có biến lớn 0.05, đó biến Bảo Mật không ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ tín dụng đen Hệ số hồi quy chuẩn hóa mô hình thể ảnh hưởng lớn tới “Ý định sử dụng” tín dụng đen thuộc nhân tố Xã hội, với hệ số 0.718, là nhân tố “Hiểu biết tài chính “ và cuối cùng là nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” với hệ số -0.135 (106) 96 Bảng 3.13 Mối quan hệ các nhân tố mô hình cấu trúc ý định sử dụng tín dụng phi chính thức Hệ số hồi quy chuẩn hóa Mối quan hệ P-value Các tiêu mô hình YDINH < - XAHOI 0.678 *** Chiquare/df=2.272 YDINH < - BAOMAT -0.015 0.756 <3 YDINH < - NOLUC -0.106 0.040 YDINH < - HIEUBIET 0.096 0.047 GFI=0.946>0.9 CFI=0.972>0.9 TLI=0.965>0.9 RMSEA=0.048<0.5 Nguồn : Tác giả tổng hợp từ phân tích số liệu Kiểm định độ tin cậy mô hình với phương pháp Boostrap Kiểm định này giúp đánh giá độ tin cậy các ước lượng mô hình đánh giá thông qua kiểm định các hệ số hồi quy mô hình SEM có ước lượng tốt hay không Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Boostrap với số lượng quan sát lặp lại là N=400 Kết ước lượng từ 400 quan sát tính trung bình cùng với độ lệch sau Bảng 3.14: Kết ước lượng mô hình Bootstrap với N=400 Nhân tố SE SE-SE Mean Bias SE-Bias C.R YDINH < - XAHOI .052 .002 .682 .004 .003 1.3 YDINH < - BAOMAT .052 .002 -.015 .000 .003 YDINH < - NOLUC .051 .002 -.110 -.004 .003 YDINH < - HIEUBIET .044 .002 .096 .000 .002 1.3 Nguồn : Tác giả tổng hợp từ phân tích số liệu Nhìn vào kết ước lượng mô hình ý định sử dụng boostrap thì các giá trị C.R nằm khoảng từ -1.96 đến 1.96 độ lệch các hệ số mô hình với 400 quan sát là nhỏ, mô hình có ý nghĩa với mẫu lớn Do đó ước lượng mô hình là tin cậy (107) 97 Bảng 3.15 Kết kiểm định giả thuyết mô hình lý thuyết Yếu tố phụ thuộc Hệ số ảnh hưởng Giả thuyết Ý định sử H: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng 0.678 dụng Hệ số Sig *** thuận chiều với ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình Kết kiểm định Chấp Thứ tự ảnh hưởng nhận H: Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng ngược -0.106 0.040 chiều với ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình Chấp nhận H: Hiểu biết tài chính có ảnh hưởng 0.096 0.047 thuận chiều với ý định sử dụng tín dụng phi chính thức hộ gia đình Chấp nhận Nguồn : Tác giả tổng hợp từ phân tích số liệu Kết cho thấy, các kiểm định ảnh hưởng nhân tố tới tiếp cận tín dụng hộ gia đình chấp nhận với độ tin cậy tốt Kiểm định sử ảnh hưởng biến điều tiết mô hình cấu trúc ý định sử dụng Bảng 3.16: Kết kiểm định lần tác động biến điều tiết Chiều tác động Ý định sử dụng (Y_DINH) Ý định sử dụng (Y_DINH)   Ý định sử dụng (Y_DINH)  Ý định sử dụng (Y_DINH)  Ý định sử dụng (Y_DINH)  Ý định sử dụng (Y_DINH)  Giới tính_Ảnh hưởng xã hội (GT_XAHOI) Số năm_Nỗ lực kỳ vọng (SVN_NOLUC) Giới tính_Hiểu biết tài chính Sai lệch chuẩn Tỷ s ố tới hạn (S.E.) (C.R) -0,192 0,018 -10,524 *** par_17 0,062 0,017 3,569 *** par_18 0,128 0,017 7,694 *** par_19 -0,039 0,016 -2,354 0,019 par_20 0,023 0,017 1,291 0,197 par_24 -0,023 0,018 -1,242 0,214 par_25 Ước lượng Pvalue (GT_HB) Số năm_Hiểu biết tài chính (SVN_HB) Giới tính_Nỗ lực kỳ vọng (GT_NOLUC) Số năm_Ảnh hưởng xã hội (SVN_XAHOI) Nguồn: tác giả tổng hợp phân tích liệu (108) 98 Kết kiểm định ảnh hưởng biến điều tiết mô hình cấu trúc ý định sử dụng lần thể bảng 3.36 Kết phân tích lần thứ cho thấy biến SVN_XAHOI không có mức ý nghĩa thống kê “Ý định sử dụng” tín dụng đen (P-value > 0,5), các biến này loại bỏ khỏi mô hình để tiền hành phân tích lần thứ hai và cho kết sau: Bảng 3.17: Kết kiểm định lần tác động biến điều tiết Chiều tác động Ý định sử dụng (Y_DINH) Ý định sử dụng (Y_DINH) Ý định sử dụng (Y_DINH) Ý định sử dụng (Y_DINH)     Giới tính_Ảnh hưởng xã hội (GT_XH) Số năm_Nỗ lực kỳ vọng (SVN_NOLUC) Giới tính_Hiểu biết tài chính (GT_HB) Số năm_Hiểu biết tài chính (SVN_HB) Sai lệch Tỷ số tới hạn (C.R) Pvalue 0,018 -10,015 *** 0,058 0,017 3,347 *** 0,142 0,017 8,485 *** -0,055 0,016 -3,340 *** Ước lượng chuẩn (S.E.) -0,183 Nguồn: tác giả tổng hợp phân tích liệu * Giới tính chủ hộ Kết kiểm định cho thấy biến kiểm soát giới tính có tác động đến mối quan hệ yếu tố Ảnh hưởng xã hội, Hiểu biết tài chính tới tiếp cận tín dụng phi chính thức (thông qua ý định sử dụng tín dụng phi chính thức các hộ kinh doanh cá thể), với mức ý nghĩa thống kê 0.5 Đối với mối quan hệ Ảnh hưởng xã hội và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức, mối quan hệ này mạnh chủ hộ là nữ giới so với nam giới vì hệ số ảnh hưởng biến GT_XH tới ý định sử dụng tín dụng phi chính thức là -0.183 Từ đó có thể kết luận giả thuyết H4b ảnh hưởng biến điều tiết giới tính tới mối quan hệ Ảnh hưởng xã hội và Ý định sử dụng chấp nhận Đối với mối quan hệ Hiểu biết tài chính và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức, mối quan hệ này mạnh chủ hộ là nam giới so với nam giới vì hệ số ảnh hưởng biến GT_XH tới ý định sử dụng tín dụng phi chính thức là 0.142 Từ đó có thể kết luận giả thuyết H6c ảnh hưởng biến điều tiết giới tính tới mối quan hệ Hiểu biết tài chính và Ý định sử dụng chấp nhận (109) 99 * Số năm kinh doanh Về số năm kinh doanh thì tác động biến kiểm soát này tới mối quan hệ nhân tố Nỗ lực kỳ vọng và Hiểu biết tài chính tới Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức, với mức ý nghĩa thống kê 0,5 Đối với mối quan hệ Nỗ lực kỳ vọng và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức, mối quan hệ này mạnh các hộ có ít năm kinh nghiệm trở nên so với các hộ khác vì hệ số ảnh hưởng biến SVN_HB tới ý định sử dụng tín dụng phi chính thức là 0,058 Từ đó có thể kết luận giả thuyết H2b ảnh hưởng biến điều tiết tới mối quan hệ Nỗ lực kỳ vọng và Ý định sử dụng chấp nhận Đối với mối quan hệ Hiểu biết tài chính và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức, mối quan hệ này mạnh các hộ có ít năm kinh nghiệm so với các hộ khác vì hệ số ảnh hưởng biến SVN_HB tới ý định sử dụng tín dụng phi chính thức là - 0,058 Từ đó có thể kết luận giả thuyết H6b ảnh hưởng biến điều tiết (số năm kinh doanh) tới mối quan hệ Hiểu biết tài chính và Ý định sử dụng chấp nhận (110) 100 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Thảo luận kết nghiên cứu 4.1.1 Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức Có tất nhân tố xác định là có ảnh hưởng đến khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình Việt Nam, đó là: Tài sản đảm bảo, Thu nhập, Kinh nghiệm chủ hộ, Khoảng cách, Lãi suất, Thủ tục vay vốn, Kinh nghiệm ngân hàng và Dịch vụ ngân hàng điện tử Qua việc kiểm định mô hình nghiên cứu với phương pháp SEM, kết cho thấy các giả thuyết chấp nhận Mức độ tác động nhân tố lên Khả tiếp cận tín dụng chính thức các hộ gia đình là khác Trong đó, đặc điểm chủ hộ (tài sản đảm bảo và thu nhập) là lớn nhất, kinh nghiệm chủ hộ, sau đó là thủ tục vay vốn, và thấp là ngân hàng điện tử a Tác động Tài sản đảm bảo Giả thiết nghiên cứu (H1) đưa nhận định độ lớn giá trị tài sản đảm bảo có mối quan hệ thuận chiều đến Khả tiếp cận tín dụng hộ gia đình Việt Nam Kết kiểm định cho thấy Tài sản đảm bảo cảm nhận có ảnh hưởng thuận chiều với Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng thông qua biến chung là Đặc điểm chủ hộ với hệ số ảnh hưởng là 0.597, đồng thời Sig = 0.006 < 0.05 Do đó, có sở để chấp nhận giả thuyết H1 Như độ lớn Tài sản đảm bảo càng tăng thì khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình đó càng lớn Kết này phù hợp với nghiên cứu Fatoki và Odeyemi (2010); Fatoki và Asah (2011); Kira và He (2012) Có thể giải thích cho kết nghiên cứu định lượng nghiên cứu này sau: Tại Việt Nam, tác động tỷ lệ lạm phát cao (khoảng - 7%), tài sản đảm bảo ngân hàng ưa thích có thể kể đến đất và các tài sản gắn liền với đất, chứng tiền gửi, là tài sản có giá trị lớn, khả chuyển đổi tiền cao và ít bị giá theo thời gian Hiện nay, thông tư 36/2014/TT-NHNN và các thông tư sửa đổi thông tư này đánh giá cao giá trị tài sản đảm bảo và cho hệ số rủi ro nó không tới 100% Những ngân hàng cho vay có tài sản đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho khoản tín dụng, hệ số rủi ro tính hệ số an toàn vốn TCTD giảm đó ngân hàng dễ dàng chấp thuận hơn, tăng khả tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh đó Đồng thời, phía hộ gia đình, hộ gia đình có tài sản đảm bảo (111) 101 dễ dàng vay khoản vay lớn, phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh Tài sản chấp là công cụ hữu hiệu để giải hậu có rủi ro gây nợ xấu xảy Như vậy, giá trị tài sản đảm bảo càng lớn, TCTD càng dễ chấp thuận khoản vay, tăng khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình b Tác động Thu nhập Giả thiết H2 đề xuất độ lớn thu nhập hàng tháng chủ hộ cảm nhận ảnh hưởng tích cực đến Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình Kết kiểm định giả thuyết cho thấy độ lớn Thu nhập hàng tháng chủ hộ cảm nhận có mối quan hệ theo chiều dương với Khả tiếp cận tín dụng hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng thông qua biến chung là Đặc điểm chủ hộ với hệ số ảnh hưởng là 0.597, và sig = 0.006 < 0.05 Do đó có sở để chấp nhận H2 Kết này thống với kết Chauke và cộng (2013), Dao và cộng (2016), Ha (2015) Kết nghiên cứu hoàn toàn có sở để khẳng định mối quan hệ mang dấu dương Thu nhập hàng tháng chủ hộ với Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình Khi cho vay khách hàng nào, các TCTD phải xét đến các nguồn tài trợ để có thể hoàn trả nợ và thêm các phần chi phí khoản vay chi phí lãi vay Trong đó, thu nhập hàng tháng là nguồn quan trọng vì đây là nguồn tài trợ ổn định, mang tính lâu dài và có thể trích tiết kiệm Bởi vì các hộ gia đình không phân biệt đâu là vốn người và đâu là vốn thu nhập toàn gia đình nên thu nhập hàng tháng chủ hộ góp phần nói lên hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh hộ gia đình đó Theo đó, thu nhập hàng tháng càng cao thì hiệu sinh lời hoạt động kinh doanh càng lớn, rủi ro vốn TCTD giảm thiểu Hiện nay, nhiều TCTD đã có dịch vụ trích tiết kiệm định kỳ dựa trên tài khoản thu nhập hàng tháng, đây là phương án hữu hiệu để có nguồn tài trợ ổn định cho việc chi trả khoản vay này Do đó, chủ hộ có thu nhập hàng tháng càng lớn, uy tín tín dụng người đó tăng lên, ngân hàng ưa thích cho vay người này là người có thu nhập thấp và thiếu tính ổn định hơn, từ đó khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình đó tăng cao c Tác động Kinh nghiệm chủ hộ Giả thuyết nghiên cứu H3 đề xuất Số năm kinh nghiệm chủ hộ gia đình tác động thuận chiều tới Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình Kết kiểm định giả thuyết cho thấy Số năm kinh nghiệm chủ hộ gia đình cảm nhận có mối quan hệ theo chiều dương với Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng 0.334; với sig = 0.00 < 0.05 Do đó có sở để chấp nhận H3 (112) 102 Như vậy, số năm kinh nghiệm chủ hộ gia đình càng lớn thì khả tiếp cận tiếp dụng TCTD hộ gia đình này càng cao Kết này thống với kết nghiên cứu Thuku (2017), Nguyen (2018), Dao và cộng (2016) Kết nghiên cứu trên có sở thực tiễn để khẳng định Số năm kinh nghiệm chủ hộ gia đình có tác động tích cực đến Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình Kết này có thể giải thích sau Chủ hộ gia đình có nhiều năm hoạt động các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trải nghiệm nhiều tình có thể xảy hoạt động kinh doanh, từ đó lường trước các rủi ro có thể xảy đến, tránh tình trạng vốn, giảm rủi ro cho khoản tín dụng ngân hàng Hơn nữa, kinh nghiệm kinh doanh giúp chủ hộ có thể có phương án kinh doanh tối ưu hơn, nắm bắt thị trường và phân khúc khách hàng tốt từ trải nghiệm thành công và thất bại mình Điều này làm tăng ưa thích các TCTD cho vay người có nhiều kinh nghiệm kinh doanh là chủ hộ ít kinh nghiệm Ngoài ra, người có nhiều kinh nghiệm có khả thông thạo việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn, đáp ứng các điều kiện TCTD, bao gồm tài sản đảm bảo có thể đã tích lũy thời gian kinh doanh mình Tất điều này góp phần làm tăng khả tiếp cận các khoản tín dụng TCTD hộ kinh doanh có chủ hộ giàu kinh nghiệm d Tác động Khoảng cách địa lý Giả thuyết nghiên cứu H4 đề xuất độ lớn Khoảng cách địa lý các chi nhánh các TCTD với khu vực sinh sống các hộ gia đình có tác động ngược chiều đến Khả tiếp cận tín dụng chính thức các hộ gia đình Kết kiểm định giả thuyết cho thấy Khoảng cách địa lý ảnh hưởng tiêu cực độ lớn đến khả tiếp cận tín dụng chính thức các hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng -0.167; sig = 0.00 < 0.05 với mức ý nghĩa % Do đó, có đủ sở để khẳng định giả thiết H4 Như vậy, khoảng cách chi nhánh các TCTD và các hộ càng xa thì khả tiếp cận tín dụng chính thức các hộ này càng giảm Kết nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu Dao và cộng (2016) Có thể giải thích cho kết nghiên cứu này sau Do đặc điểm địa hình Việt Nam khá phong phú, bao gồm nhiều dạng địa hình đồng bằng, vùng núi, độ lớn khoảng cách địa lý các hộ gia đình và chi nhánh các TCTD là khác Nếu vùng đồng bằng, khu trung tâm, dân cư tập trung đông đúc, các ngân hàng mở nhiều chi nhánh, phủ sóng trên tất các khu vực, người dân đây dễ (113) 103 dàng nhận diện biết đến các tổ chức và hoạt động tín dụng Ngược lại, vùng núi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc di chuyển và tập trung dân cư, diện các TCTD là các chi nhánh đây thưa thớt hơn, người dân khó khăn việc tiếp cận các dịch vụ tín dụng Chưa kể đã có nhu cầu vay tín dụng, các chủ hộ có thể bị cản trở nhiều vì khoảng cách địa lý xa xôi, lại tốn nhiều thời gian và công sức, chí có thể phải lại nhiều lần để hoàn thiện thủ tục vay vốn Về phía các TCTD, cho vay các chủ hộ gia đình xa các chi nhánh, việc thẩm định hồ sơ khoản vay, điều tra kiểm soát tình hình thực tế để xác định độ rủi ro khoản tín dụng khó khăn hơn, gây tâm lý e ngại các khoản vay từ hộ sản xuất này này Có thể thấy, độ lớn Khoảng cách địa lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả tiếp cận tín dụng chính thức các hộ e Tác động Lãi suất vay vốn Giả thuyết nghiên cứu H3 đề xuất Lãi suất vay vốn và các khoản phí kèm càng cao thì Khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình càng thấp Kết nghiên cứu cho thấy, độ lớn Lãi suất vay vốn tác động ngược chiều lên Khả tiếp cận tín dụng hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng - 0.084, với sig = 0.00 < 0.05 với mức ý nghĩa % Do đó, có đủ sở để khẳng định giả thuyết H5 Kết này phù hợp với nghiên cứu trước đó Ogolla (2013) cho lãi suất vay vốn càng lớn thì khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình càng giảm Kết nghiên cứu giải thích: Lãi suất vay vốn chính là chi phí chính khoản vay, người vay, đây là chủ hộ gia đình luôn mong đợi mức chi phí thấp hơn, để có thể tối đa hóa lợi nhuận Lãi suất cao khiến cho hộ cần phải trích nhiều chi phí để trì khoản vay, doanh thu và lợi nhuận hộ bị giảm xuống Đối với khoản vay có lãi suất lớn, chủ hộ có tâm lý e ngại tiếp cận khoản tín dụng họ phải cân nhắc đến hiệu hoạt động mình thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh này có thể vừa bù đắp chi phí lãi vay Lãi suất cao gây khó khăn cho chủ hộ tận dụng tối đa khoản tín dụng lợi tức sinh từ việc sử dụng khoản tín dụng đầu tư sản xuất kinh doanh buộc phải khoản chi phí này Thậm chí, có trường hợp không bù đắp chi phí vay vốn, dẫn đến dồn ứ nợ xấu, phạt lãi vay, có thể dẫn đến khả vốn Có thể thấy, chi phí lãi vay càng lớn càng khiến chủ hộ e ngại việc tiếp cận các khoản tín dụng từ các TCTD f Tác động Thủ tục vay vốn Giả thuyết H6 đề xuất mối quan hệ mang dấu âm độ phức tạp thủ tục vay vốn với khả tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình Kết kiểm (114) 104 định cho thấy thủ tục vay vốn càng phức tạp càng có tác động tiêu cực đến khả tiếp cận tín dụng hộ gia đình với hệ số biến thiên -0.183 với sig = 0.00 < 0.05 Do đó, có đủ sở để khẳng định giả thuyết H6 Kết này phù hợp với kết nghiên cứu trước Frangos và cộng (2012), Nguyễn Phúc Chánh (2016) Có thể giải thích kết nghiên cứu sau Các loại giấy tờ, chứng từ, bảng kế hoạch, giấy chứng nhận và số giấy tờ thủ tục khác trở thành rào cản hộ nhiều chủ hộ không nắm mình cần chuẩn bị loại thủ tục nào, gây việc phải lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, gia tăng thêm ảnh hưởng xấu khoảng cách địa lý lên khả tiếp cận tín dụng Hơn nữa, số TCTD quy trình, thủ tục xử lý còn chậm dù chủ hộ đã xuất trình đầy đủ và chính xác các chứng từ giấy tờ để xin cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến mức độ kịp thời nguồn vốn Điều này còn góp gần làm gia tăng tín dụng đen với thủ tục nhanh gọn, giải ngân nhanh là vấn đề nhức nhối mà chính phủ tập trung tìm giải pháp đẩy lùi g Tác động Kinh nghiệm TCTD Giả thuyết H7 đưa đề xuất mối quan hệ thuận chiều Kinh nghiệm TCTD với Khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình Kết kiểm định cho thấy Kinh nghiệm TCTD có ảnh hưởng tiêu cực đến Khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng -0.061 với sig = 0.007 < 0.05 Do đó, đủ sở để bác bỏ H7 Kết nghiên cứu không phù hợp với nghiên cứu trước đó Ogolla (2013), Dao và cộng (2016), Duy và cộng (2012) cho Kinh nghiệm ngân hàng càng tăng thì Khả tiếp cận tín dụng hộ gia đình càng lớn Các ngân hàng có thời gian hoạt động lâu năm, có vốn nhà nước BIDV, Vietcombank, Agribank… có quy mô vốn lớn, đội ngũ cán nhân viên đông đảo cùng mạng lưới khách hàng và đối tác rộng khắp tích lũy qua nhiều năm hoạt động Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường, bên cạnh quy mô lớn và nhân viên đông đảo, chất lượng dịch vụ là yếu tố hộ gia đình quan tâm Hơn nữa, so với các ngân hàng thương mại khác, các ngân hàng lớn có vốn nhà nước thường kém linh động việc thực thủ tục vay vốn với nhiều yêu cầu khó đáp ứng, chi phí và lãi suất cho vay thường lớn khiến cho các hộ gia đình khó có hội tiếp cận Bên cạnh đó, để cạnh tranh với các ngân hàng lớn hoạt động cho vay, các ngân hàng tư nhân nhỏ thường có chính sách tín dụng ưu đãi hơn, linh hoạt Chính vì vậy, không thể khẳng định kinh nghiệm và danh tiếng các TCTD có ảnh hưởng tích cực đến khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình (115) 105 h Tác động Dịch vụ ngân hàng điện tử Giả thuyết H8 đưa đề xuất mối quan hệ thuận chiều Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với Khả tiếp cận tín dụng chính thức các hộ gia đình Kết kiểm định cho thấy Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử có ảnh hưởng tích cực đến Khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng 0.012 với sig = 0.00 < 0.05 Do đó, đủ sở để khẳng định H8 Kết nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trước đó Rehman và Ahmed (2008), Phạm Bích Liên (2016b) chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng lên góp phần nâng cao khả tiếp cận tín dụng chính thức các hộ gia đình Khi dịch vụ ngân hàng điện tử đáp ứng nhu cầu toán, cấp tín dụng, người dân với tốc độ cao và đa dạng các loại hình dịch vụ, người tiêu dùng đây là các chủ hộ gia đình giảm chi phí di chuyển, phê duyệt hồ sơ vay vốn hàng loạt các loại chi phí và thủ tục khác, từ đó giảm tác động tiêu cực khoảng cách địa lý hay thủ tục vay vốn lên khoản tín dụng Ngoài ra, phương thức sử dụng đơn giản, dễ dàng, các dịch vụ tín dụng qua ngân hàng điện tử dễ dàng tiếp cận và trở thành lựa chọn các chủ hộ gia đình cần các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mình Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng điện tử chưa thực tác động lớn đến khả tiếp cận vốn hộ gia đình trên địa bàn khảo sát Bởi vì, dịch vụ ngân hàng điện tử các TCTD Việt Nam còn chưa đa dạng, đặc biệt với quy trình vay vốn nghiêm ngặt, chủ hộ không thể trực tiếp vay vốn dịch vụ ngân hàng điện tử mà không cần giấy tờ cần thiết Hơn nữa, độ an toàn và bảo mật chưa cao hệ thống ngân hàng điện tử là lý khiến việc tiếp cận qua kênh này chưa cao 4.1.2 Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức Nỗ lực kỳ vọng Trên sở kết nghiên cứu này, nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến tiếp cận tín dụng phi chính thức hộ gia đình (với ý nghĩa “ý định sử dụng”), hệ số ảnh hưởng là -0.106 và tương ứng hệ số Sig = 0,04 < 0,05, nhân tố tác động ngược chiều giả thuyết H2a Kết này phù hợp với số nghiên cứu dịch vụ (Chong và cộng sự, 2012, Fadzil, 2017, Venkatesh và cộng sự, 2012), với kết khảo sát Phạm Văn Tám (2020), cho người vay cảm thấy phiền hà, khó hiểu với các thủ vay vốn, họ thường bị các đối tượng cho vay nặng lãi lừa đảo dẫn đến việc họ phải chịu khoản nợ, chi phí khó hiểu nhằm chiếm đoạt tài sản Thực tế cho thấy, các thủ tục vay thường khó hiểu cho người vay (116) 106 với khoản phí phải đóng trước cách vô lý dù chưa nhận khoản vay Ngoài ra, nhiều đối tượng thông qua các trang mạng xã hội, lợi dụng người cần gấp vốn yêu cầu họ đóng khoản chi phí làm tin đến đóng phí thì khóa tài khoản, xóa tài khoản, chặn người vay… nhằm chiếm đoạt khoản tiền này Như vậy, thông qua việc trải nghiệm tín dụng đen, các hộ đã cảm thấy khó hiểu, thủ tục quá rắc rối, các chi phí vay cao - lại sẵn sàng vay vì thời gian nhanh Thông qua việc khảo sát, nhiều người cho các thủ tục sử dụng tín dụng phi chính thức (đặc biệt là tín dụng đen thường khó hiểu, các điều khoản vay thường không minh bạch Trừ vấn đề thời gian nhanh thì các yếu tố khác không rõ ràng Ảnh hưởng xã hội Dựa trên kết phân tích liệu nghiên cứu này, nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực tới “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức hộ kinh doanh cá thể với hệ số ảnh hưởng là 0,678 và hệ số tương ứng là Sig = *** < 0,05, nhân tố tác động cùng chiều giả thuyết H3a Theo kết nghiên cứu thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận tín dụng phi chính thức hộ gia đình Kết nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu dịch vụ (Prayoonphan và Xu, 2019, Foon và Fah, 2011, Dawi, 2019, Cheng và cộng sự, 2009) cho nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực tới “Ý định sử dụng” dịch vụ Tương tự kết nghiên cứu Phạm Văn Tám (2020) nhiều người có nhu cầu vay vốn không có tài sản chấp, không đáp ứng điều kiện vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng hợp pháp thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng để tìm đến các cá nhân, sở hoạt động “tín dụng đen” để vay tiền Ngoài ra, với phát triển các ứng dụng vay tiền dụ dỗ, hỗ trợ nhiệt tình các tổ chức đã khiến nhiều người “sập bẫy tín dụng” và khó thể thoát khỏi các khoản vay này Điều này phù hợp với tác động đến tâm lý người tiêu dùng và cụ thể là các hộ kinh doanh, các yếu tố xã hội (bạn bè, hỗ trợ các tổ chức, xu hướng mạng xã hội…) có ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng” tín dụng đen hộ kinh doanh cá thể Thực tế nay, nhiều hộ cần tiền nhanh chóng để phục vụ các nhu cầu kinh doanh, thì đã dựa theo gợi ý bạn bè để tìm đến các tổ chức tín dụng phi chính thức Hiểu biết tài chính Kết nghiên cứu phân tích liệu cho thấy điều đáng ngạc nhiên là nhân tố “Hiểu biết tài chính” có tác động tích cực đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức hộ kinh doanh cá thể với hệ số ảnh hưởng là 0,096 và hệ số tương ứng là Sig = (117) 107 0,047 < 0,5, nhân tố này tác động ngược chiều giả thuyết Kết này phù hợp với các nghiên cứu Khúc Thế Anh và cộng (2020) đồng ý cho dù các cá nhân càng hiểu biết tài chính, càng học cao thì lại càng tiếp cận với tín dụng phi chính thức vì số lý làm ăn thua lỗ, tự tin khả trả nợ mình… Hơn nữa, kết khảo sát cho thấy số chủ hộ tham gia khảo sát đánh giá là có hiểu biết tài chính chiếm phần lớn quan sát (77%) có 17% số đó cho tín dụng đen ảnh hưởng đến đời sống họ Ngoài ra, kết vấn sâu cho thấy, nhiều hộ biết rõ dịch vụ “hỗ trợ tài chính” tính lãi suất cao cần gấp tiền nên cần vay tín dụng đen Giới tính Kết nghiên cứu đã rằng, yếu tố “Giới tính” có tác động điều tiết mối quan hệ các nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”, “Hiểu biết tài chính” với “Ý định sử dụng” mô hình cấu trúc Kết này phù hợp với nghiên cứu dịch vụ (AlQeisi, 2009, Đỗ Thị Ngọc Anh, 2017) Nghiên cứu cho thấy, yếu tố định mạnh đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức chủ hộ là nữ giới là “Ảnh hưởng xã hội” còn với nam giới là “Hiểu biết tài chính” Điều này đúng với thực tế, nữ giới thường bị nhiều đối tượng cho vay nặng lãi ảnh hưởng đến tâm lý, và có xu hướng bị tác động nhiều nam giới Trong đó, nam giới có tâm lý ổn định nên họ có hiểu biết tài chính, họ càng tự tin mình biết cách sử dụng tín dụng đen cách hiệu đáp ứng nhu cầu họ mà có thể trả nợ, vì họ lại càng có “Ý định sử dụng” tín dụng đen nhiều Số năm kinh doanh Kết nghiên cứu số năm kinh doanh hộ gia đình có ảnh hưởng mối quan hệ các nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” và “Hiểu biết tài chính” với “Ý định sử dụng” mô hình cấu trúc Kết này không giống với các nghiên cứu dịch vụ vì đặc thù nó là nghiên cứu là hộ gia đình không phải cá nhân Đối với các hộ có trên năm kinh nghiệm trở lên thì nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” có ảnh hưởng mạnh mẽ đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức (đặc biệt là tín dụng đen), với các hộ có ít năm kinh nghiệm trở xuống thì “Hiểu biết tài chính” có ảnh hưởng mạnh đến “Ý định sử dụng” tín dụng đen Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, các hộ có nhiều năm kinh nghiệm lên thường có nhiều kiến thức tài chính và có nhiều kinh nghiệm vay nên thấy thủ tục vay thường phiền hà và khó hiểu nên thường ít có “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức Trong các hộ khác thường thiếu kinh nghiệm vay nên họ thường cho họ có thể quản (118) 108 lý các khoản vay từ các tổ chức tín dụng đen cách hiệu khi họ có nhiều hiểu biết tài chính 4.2 Một số khuyến nghị 4.2.1 Khuyến nghị các quan quản lý nhà nước và pháp luật 4.2.1.1 Khuyến nghị nhằm thúc đẩy cung cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể Kết nghiên cứu số quy định tài sản đảm bảo, thủ tục vay vốn,… đã và là trở ngại cho việc tiếp cận tín dụng hộ gia đình Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn thẩm định các hồ sơ vay vốn các chủ hộ gia đình nhiều quy định chưa rõ ràng, ngân hàng chưa xác định rõ nhóm rủi ro có thể gặp phải gây tâm lý e ngại việc cấp tín dụng số nhóm các hộ gia đình Khoảng cách địa lý, lãi suất, phát triển chưa đồng dịch vụ ngân hàng điện tử là trở ngại việc tiếp cận các khoản tín dụng các hộ kinh doanh Muốn giải các vấn đề này, quan chủ quản là Ngân hàng nhà nước cần có các chính sách triệt để, quy định rõ ràng và các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ các tổ chức tín dụng Việt Nam ● Về Tài sản đảm bảo Mặc dù các tổ chức tín dụng theo quy định không yêu cầu tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng (kể cho vay, bảo lãnh), gần các hộ kinh doanh không thể tiêp cận vốn không có bảo đảm Tài sản đảm bảo là trở ngại lớn các chủ hộ gia đình muốn tiếp cận tín dụng chính thức có nhiều chủ hộ với số năm kinh doanh hạn chế cùng lượng tài sản tích trữ chưa đủ lớn khó lòng đáp ứng quy định tài sản đảm bảo các tổ chức tín dụng giá trị tài sản đảm bảo phải tương đương khoảng 75% tổng giá trị khoản vay Các NHTM ưa thích tài sản đất và các tài sản gắn liền với đất, chứng vàng,… vì giá trị lớn và ít bị giá theo thời gian thay vì các loại hình tài sản khác hàng tồn kho, tài sản hình thành tương lai,… Về việc này, nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi có hiệu lực từ ngày 25/10/2018 đã có quy định: “Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp vay vốn từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng, còn cư trú địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng” Nghị định bổ sung quy định việc tổ chức tín nhận tài sản hình thành từ vốn vay dự án, phương sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay khách hàng Tuy nhiên có thể thấy, quy định đặt tập trung chủ yếu tháo gỡ vướng mắc cho khách hàng khu vực nông thôn với ngành nghề (119) 109 nông nghiệp, còn nhiều ngành nghề khác cần hỗ trợ Hơn nữa, các ngân hàng còn e ngai cho vay các khoản vay không có tài sản chấp này, làm giảm bớt tác động tích cực chính sách lên các hộ không có tài sản đảm bảo Tác giả đề xuất các chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng việc giảm chi phí và rủi ro trên khoản vay này có thể giảm thuế trên doanh lợi từ các khoản vay không yêu cầu tài sản đảm bảo, yêu cầu NHNN địa phương cùng các quan quản lý thương mại, quan thuế địa phương cần phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình với các NHTM để ngân hàng có các thông tin xác thực, từ đó phê duyệt các khoản vay cách dễ dàng mà không cần thông qua tài sản chấp, có các chính sách khuyến khích tiếp nhận các loại hình tài sản hình thành tương lai tài sản vô hình sở hữu trí tuệ, sáng chế,… ● Về Khoảng cách địa lý Việc phân bổ không đồng các chi nhánh các ngân hàng thương mại trên các địa bàn gây khó khăn việc tiếp cận tín dụng chính thức các hộ kinh doanh Nhiều NHTM còn e ngại vì hiệu kinh doanh các chi nhánh khu vực thưa dân cư, địa hình khó khăn còn thấp, các khoản vay nhỏ lẻ và chi phí hoạt động cao, gây nhiều khó khăn việc trì hiệu chung toàn hệ thống Để giảm thiểu tác động xấu này, Ngân hàng nhà nước cần có các kiến nghị các chính sách hỗ trợ các Ngân hàng thương mại việc mở rộng các chi nhánh các địa bàn khó khăn, địa hình không phẳng, cần hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh Cụ thể: - Nhà nước có thể xem xét giảm thuế trên doanh lợi các chi nhánh thành lập các địa bàn này vòng năm đầu - Hỗ trợ vấn đề tìm kiếm và cấp phép mặt xây dựng chi nhánh - Hỗ trợ việc cung cấp thông tin kê khai thuế, thông tin thu nhập các chủ hộ gia đình để ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát thông tin các khoản xin cấp tín dụng, góp phần giảm trừ rủi ro cho ngân hàng thương mại ● Về Lãi suất vay vốn Lãi suất vay vốn chính là phần chi phí khoản vay, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh vì đây là nhân tố cần cân nhắc chính định tiếp cận các loại hình tài trợ vốn Việc chi phí khoản vay lớn khiến cho các hộ kinh doanh e ngại việc liệu hiệu kinh doanh có thể bù (120) 110 đắp phần chi phí này Thực tế đã chứng minh có thời kì, lãi suất vay vốn ngân hàng lên tới 20%, là quá lớn và gần không thể bù đắp các ngành sản xuất kinh doanh thông thường Hiện lãi suất dã mức ổn định nhiên là khá cao so với doanh lợi thu từ khoản tín dụng các hộ kinh doanh Để giải tình trạng này, nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ lãi suất các hộ kinh doanh số ngành nghề đặc thù, mũi nhọn các ngành nghề đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp, trồng cây công nghiệp,… ● Về thủ tục vay vốn Để khuyến khích các tổ chức tín dụng giảm thiểu các thủ tục vay vốn, xét duyệt hồ sơ, khuyến nghị số chính sách như: - Đưa tiêu tối ưu hóa thủ tục vay vốn vào tiêu đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng - Quy định rõ ràng số ngày tối đa để giải các thủ tục xin cấp tín dụng, ngoài có hành lang rõ ràng số các trường hợp thường xuyên phát sinh ● Về Dịch vụ ngân hàng điện tử: Công nghệ 4.0 đã và ảnh hưởng đến nhiều mặt sống và các dịch vụ tín dụng không nằm ngoài xu hướng đó Khoa học công nghệ, với điển hình là phát triển công nghệ thông tin là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình đổi và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, có thực tế là có nhiều mặt tích cực giảm chi phí nhân công, chi phí mặt bằng,… dịch vụ ngân hàng điện tử còn tồn số hạn chế ẩn chứa nhiều rủi ro cho người dùng và tổ chức tín dụng, các bước thực còn phức tạp chủ hộ gia đình lứa tuổi trung niên, chưa quen sử dụng các dịch vụ công nghệ Ngoài ra, người này còn có tâm lý e ngại chưa hiểu rõ các ứng dụng ngân hàng điện tử Vì vậy, việc tối đa hóa trải nghiệm người dùng và tích hợp thêm nhiều tính là điều thực cần thiết để tăng khả tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh gia đình, đặc biệt là các dịch vụ cấp tín dụng Tác giả kiến nghị các quan quản lý nên lưu tâm đến việc: - Đưa tiêu nâng cao chất lượng ngân hàng điện tử trở thành tiêu đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng - Tổ chức các chương trình trao đổi, hướng dẫn nói rõ lợi ích, rủi ro ngân hàng điện tử đến với chủ hộ gia đình (121) 111 - Xây dựng khung pháp lý, chế tài rõ ràng, mạch lạc cho các rủi ro có thể xảy giao dịch ngân hàng điện tử ● Một số kiến nghị khác - Có các chính sách khuyến khích, thúc đẩy các ngân hàng phát triển ngân hàng tự động LiveBank hoạt động 24/7 hỗ trợ các dịch vụ mở tài khoản tiết kiệm, nhận tiền gửi,….có thể hướng tới hỗ trợ tín dụng nhằm thuận tiện cho các cá nhân kinh doanh các ngành nghề có thời gian đòi hỏi linh động, khó có thể đến các tổ chức tín dụng hành chính, đáp ứng nhanh nhu cầu vốn các hộ gia đình - Tổ chức các buổi chia sẻ, các chương trình chia sẻ kinh nghiệm người cùng ngành nghề, khuyến khích hợp tác làm ăn, cùng tiến Bài học thực tế từ hộ kinh doanh các chợ Thái Lan, họ hợp tác thay vì tranh giành địa bàn, cùng tạo nên môi trường làm ăn lành mạnh, cạnh tranh tích cực, cùng phát triển Việc này giúp nâng cao hiểu biết các hộ gia đình, rút ngắn khoảng cách kinh nghiệm, từ đó nâng cao khả tiếp cận tín dụng chính thức - Hiện nay, việc toán điện tử không dùng tiền mặt Việt Nam còn hạn chế, lý chính là bất tiện việc toán nhiều hàng hóa dịch vụ Việt Nam không chấp nhận hình thức toán này, điển hình là hàng quán, tiệm tạp hóa đường phố, Chi phí trì hoạt động quá lớn chính là yếu tố khiến các chủ hộ này e ngại việc lắp đặt hệ thống toán thẻ Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ giảm chi phí, có các khoản ưu đãi các chủ hộ gia đình Việc toán không dùng tiền mặt đẩy mạnh là bước tiến lớn việc minh bạch hóa các khoản thu chi, giúp cho việc kê khai và kiểm soát doanh thu dễ dàng Các tổ chức tín dụng có thể tận dụng nguồn này để việc xét duyệt tín dụng nhanh chóng và chính xác, tăng khả tiếp cận tín dụng cho các hộ gia đình nói riêng và các chủ thể kinh tế nói chung 4.2.1.2 Khuyến nghị nhằm quản lý và kiểm soát tín dụng đen Ở Việt Nam mặc dù đã có các quy phạm pháp luật điều chỉnh lãi suất cho vay Luật các tổ chức tín dụng, Luật Dân 2015, Bộ Luật hình 2015…, song còn có khoảng trống chưa thực rõ ràng, chưa có quán, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đen “lách luật” vận dụng cách bất lợi lớn nguòi cho vay và gây khó khăn cho quan tra giám sát Tiếp đến, tiến hành xử lý các hoạt động tín dụng đen, khó khăn mức răn đe và việc áp dụng các chế tài để xử lý tội cho vay nặng lãi gặp nhiều khó khăn Theo Điều 468 Luật Dân (2015), lãi suất vay vốn các bên thỏa thuận; lãi suất theo thỏa thuận (122) 112 không vượt quá 20%/năm, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác Như vậy, Luật các Tổ chức tín dụng cho phép thỏa thuận lãi suất, cho nên các tổ chức tín dụng đen đã lập luận phép áp dụng lãi suất thỏa thuận với nguòi vay tiền theo qui định đó Tuy nhiên, Điều 201 Bộ luật hình (2015) qui định trần lãi suất cho vay giao dịch dân không cao lần mức lãi suất cao (được hiểu là trên 100%/năm) theo quy định Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000VND (ba mươi triệu đồng) đến 200.000.000VND (hai trăm triệu đồng) bị coi là cho vay nặng lãi giao dịch dân Việc Bộ luật Hình viện dẫn Luật dân mà không viện dẫn đến luật chuyên ngành dẫn đến chưa đầy đủ, chưa quán và gây khó khăn việc xử lý hành vi cho vay nặng lãi Trên sở đó, khuyến nghị thứ là rà soát và bổ sung hệ thống các văn pháp luật để có thể phát hiện, khỏi tố điều tra và xử lý nghiêm khắc các hành vi cho vay nặng lãi hay tín dụng đen Cụ thể cần tập trung xác định và làm rõ: (1) quy định và phổ biến dấu hiệu để nhận biết và định danh hoạt động tín dụng đen cách đưa tiêu chí hay tiêu cụ thể làm phân biệt rõ tín dụng chính thức, tín dụng không chính thức và tín dụng đen thông qua các nội dung giao dịch lãi suất, quy mô cho vay, sở pháp lý người cho vay, nội dung hợp đồng vay vốn, bao gồm các điều khoản liên quan đến hoàn trả và xử lý tranh chấp; (2) xác định hay định danh rõ hành vi tổ chức cho vay nặng lãi và các hành vi liên quan là hành vi vi phạm pháp luật; người cho vay tổ chức cho vay nặng lãi hay tín dụng đen là đối tượng phải xử lý hình sự, không phân biệt theo số tiền theo các định mức các tiêu chí khác để tránh “lách luật” hay các hình thức tiêu cực khác; (3) xây dựng chế thu thập thông tin, báo cáo các hành vi cho vay nặng lãi hay tín dụng đen, thông qua các hình thức khuyến khích, bảo vệ người dân phát và tố cáo các hành vi tín dụng đen trực tiếp hay qua số điện thoại hotline, hộp thư tố giác tội phạm, báo cáo qua các tổ chức chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng…, để kịp thời ngăn chặn, xử lý; (4) xây dựng chế thưởng phạt nghiêm minh cho cán chuyên trách, cảnh sát điều tra và xử lý hành vi tín dụng đen hay cho vay nặng lãi tiếp nhận thông tin tố giác, báo cáo và giao trách nhiệm xử lý vụ việc tín dụng đen hay cho vay nặng lãi cho cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm để có sở giám sát việc thực hiện; (5) cách toàn diện, cần xây dựng các hình thức xử lý người vay sau đã tuyên truyền, cảnh báo tín dụng đen và đặc biệt sau đã phổ biến cách tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ cần thiết các chương trình tổ chức tài chính (123) 113 Khuyến nghị thứ hai, Chính phủ cần sớm ban hành các quy định làm sở pháp lý cho việc quản lý các hoạt động tài chính ứng dụng công nghệ và có nguy trở thành tín dụng đen Việt Nam Trên thực tế có nhiều các hình thức tín dụng đen hay cho vay nặng lãi dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động tài chính trực tuyến và trên điện thoại smartphone Điển hình các hoạt động cho vay qua mạng (credit online), cho vay ngang hàng (peer to peer lending - P2P lending) và cho vay cách truy cập vào các ứng dụng trên điện thoại di động hay máy tính nối mạng (Applications - App) và các hình thức khác Trước diễn biến này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2019/NĐ-CP ngày 19/2/2019 nhằm điều chỉnh việc thành lập và hoạt động họ, hụi, biểu, phường, giảm nguy bùng phát và kiểm soát tín dụng đen Tuy nhiên, hình thức cho vay ngang hàng tổ chức các công ty công nghệ tài chính (fintech) chưa có các quy định pháp lý, đặc biệt đa số các hình thức cho vay ngang hàng này số nước Việt Nam đã cho thấy thực chất là hoạt động tín dụng đen với lãi suất cao và áp dụng hình thức đòi nợ theo kiểu xã hội đen Do đó, việc quản lý chặt các hình thức này là điều cần thiết nhằm hạn chế trường hợp biến tướng chuyển thành hoạt động tín dụng đen mà mang danh nghĩa là các hình thức công ty công nghệ tài chính (fintech) Quản lý chặt chẽ không có nghĩa là cấm hay cản trở phát triển các sản phẩm công nghệ tài chính đại với gì đã xảy các nước mà điển hình là Trung Quốc thì các hoạt động này cần phải quản lý và giám sát hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch với quy định cụ thể và chế tài xử lý nghiêm minh nhằm hạn chế hậu xã hội và khả hát triển thành tín dụng đen hay tín dụng theo kiểu đa cấp Khuyến nghị thứ ba là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành chương trình cho vay (bao gồm các quy định điều kiện tham gia các TCTD, các quy định nhằm khuyến phát triển các sản phẩm cho vay) để hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen Trước hết là việc nghiên cứu và công bố Chương cho vay đặc biệt nhằm hỗ trợ người dân có nhu cầu đặc biệt không thể tiếp cận các nguồn vốn thương mại từ hệ thống tài chính chính thức Mục đích Chương trình này có thể xác định cụ thể giống nhiều chương trình tín dụng phát triển đã triển khai Việt Nam, song phương thức thực thì hoàn toàn khác Các TCTD, chủ yếu là các NHTM đăng ký tham gia thỏa mãn các điều kiện định: (1) tự nguyện tham gia và tham gia; (2) xác định và đăng ký quy mô nguồn vốn định (từ vốn chủ sở hữu và không ảnh hưởng đến khả chi trả cho khách hàng); (3) cam kết cung cấp các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu chính đáng (124) 114 người nghèo và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Kết khảo sát điều tra tiếp xúc với số NHTM các NHTM và nhiều tổ chức tài chính khác mong muốn và có thể mở rộng cung cấp thêm các sản phẩm cho vay tiêu dùng đặc biệt, góp phần đáp ứng nhu cầu các cá nhân, hộ nghèo, là phải giải khó khăn bất khả kháng Đa số các chuyên gia tài chính và các nhà quản lý hỏi đề thống việc các TCTD triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng đặc biệt, hướng tới đối tượng khách hàng đặc biệt này là giải pháp cần khuyến nghị nhằm hạn chế tồn và lan rộng tín dụng đen Thực tế cho thấy, nhu cầu vay tiêu dùng người dân nói chung là lớn đó phận không nhỏ hộ gia đình có nhu cầu vay vốn là người có thu nhập thấp, công việc không ổn định, không có tài sản chấp nên khả tiếp cận với các khoản vay từ các NHTM và các tổ chức tài chính chính thức là điều khó khăn Song bên cạnh đó còn là các quy định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoạt động cho vay tiêu dùng các TCTD Qua đó, thấy cần phải bổ sung quy định mới, đôi với hoàn thiện quy định hành hoạt động cho vay tiêu dùng cho có thể chuẩn mực hệ thống sở pháp lý để các TCTD phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung và cho vay hạn chế, xóa bỏ tín dụng đen nói riêng Một cách cụ thể hơn, NHNN nên có quy định riêng việc đánh giá, phân loại hay xếp hạng các TCTD tín dụng tham gia và thực Chương trình cho vay hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen Theo đó, coi các món vay thuộc Chương trình này món cho vay “dưới chuẩn” và không đánh giá hay phân loại chất lượng tín dụng theo các chuẩn mực và thông lệ các món vay thông thường Trên sở tham khảo, học tập kinh nghiệm số quốc gia việc hạn chế các hoạt động cho vay nặng lãi, cụ thể là từ Trung quốc, khuyến cáo thứ ba này là cần thiết để tạo nguồn lực và động lực cho các TCTD Việt Nam sẵn sàng tham gia vào “Chương trình hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen” Theo đó, các quy định Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần thể khuyến khích hỗ trợ rõ ràng, cụ thể có thể cho các tổ chức tín dụng tự cân đối, hay cho phép tách cho vay tiêu dùng và cho vay hỗ trợ để loại bỏ tín dụng đen, hạch toán riêng thu nhập và rủi ro tín dụng v.v… Khuyến nghị thứ tư, Chính phủ cần đạo sớm các Bộ, Ngành hoàn thiện các quy định và tạo điều kiện cho phép áp dụng nhận diện số, sử dụng chữ ký số và khả truy cập thông tin cần thiết để các tổ chức tín dụng có thể phát triển các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ (fintech) Đồng thời, các quan quản (125) 115 lý Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống sở liệu dân cư quốc gia - điều kiện tiên để phát triển kinh tế số nói chung và tài chính số nói riêng Khuyến nghị này cho phép cho các TCTD triển khai thực dịch vụ ngân hàng số để tăng cường tiện ích và giảm thấp chi phí hoạt động cho vay người ghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn Được vậy, các NHTM và các TCTD khác có thể cạnh tranh với các tổ chức tín dụng đen không tiện lợi mà còn chi phí hành chính chi phí thời gian để thực giải ngân Người dân đã có hội tiếp cận nguồn vốn ác TCTD chính thức với lãi suất vừa phải cách nhanh chóng, kịp thời chắn không có lý để tìm đến tín dụng đen Mặt khác, với các sản phẩm huy động vốn cộng đồng, ví điện tử, v.v , các NHTM có thể tiến hành các hoạt động cho vay ngang hàng, tận dụng tốt thành công nghệ, song kiểm soát rủi ro và tăng khả tiếp cận dịch vụ tài chính người dân và doanh nghiệp Khuyến nghị thứ năm, Chính phủ sớm đạo liệt các cấp chính quyền, các Bộ, Ngành liên quan từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm và tích cực hạn chế, ngăn chặ và loại bỏ tín dụng đen Nếu khuyến nghị này áp dụng tạo chế phối hợp đồng từ việc giám sát đến việc thực hạn chế, ngăn ngừa và loại bỏ tín dụng đen trên tất các lĩnh vực và địa bàn tất các địa phương Sự tham gia phối hợp đầy đủ hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và quần chúng không tạo sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ, sâu rộng toàn kinh tế mà còn khơi dậy giá trị phong tục truyền thống, tập quán và thói quen tâm lý xã hội, góp phần giảm thiểu rủi ro cho các TCTD tham gia và thực cho vay hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính là các quan quản lý nhà nước hệ thống tài chính, liên quan trực tiếp đến nguồn lực tài chính, ban hành và giám sát thực toàn các quy định hoạt động các TCTD chính thức và không chính thức, cần đầu việc tư vấn chính quyền các địa phương tham gia tích cực vào Chương trình Bộ Thông tin và Truyền thông là quan chuyển tải đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến việc triển khai tổ chức thực và cập nhật kết tất các biện pháp hạn chế tín dụng đen Chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quần chúng và hiệp hội nghề nghiệp từ trung ương đến địa phương trực tiếp tham gia và góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thành công các hoạt động ngăn chặn, loại bỏ tín dụng đen (126) 116 4.2.2 Khuyến nghị các tổ chức tín dụng 4.2.1.1 Nhằm tăng khả cung cấp tín dụng chính thức cho các hộ kinh doanh cá thể Các TCTD đóng vai trò to lớn việc lưu chuyển dòng vốn kinh tế Đây là kênh tín dụng TCTD, đảm bảo và an toàn các hộ gia đình có nhu cầu vốn tín dụng Muốn nâng cao khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình - khoản vay nhỏ tổng hợp lại chiếm tỷ trọng cao kinh tế, các TCTD cần phải tích cực hành động, đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, hỗ trợ các quan quản lý việc tháo gỡ vướng mắc quá trình tiếp cận tín dụng nguồn vay này ● Về Tài sản đảm bảo Như đã đề cập trên, tài sản đảm bảo là trở ngại lớn các hộ gia đình muốn tiếp cận các nguồn tín dụng TCTD yêu cầu giá trị lớn Đây là yếu tố khiến cho tín dụng đen phát triển không yêu cầu tài sản chấp áp mức lãi suất quá lớn, nhiên lại là lựa chọn các hộ không thể đáp ứng điều kiện đặt TCTD Một vấn đề cốt lõi cần yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay là phòng ngừa rủi ro vốn bên vay không đủ điều kiện trả nợ Kiến nghị số hướng phát triển TCTD để có thể giảm thiểu phụ thuộc vào tài sản đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng: - Nâng cao trình độ cán tín dụng, yêu cầu chặt chẽ tính xác minh thông tin hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng - Nâng cao khả định giá các tài sản vô hình quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản hình thành tương lai từ khoản tín dụng các tài sản hàng tồn kho Việc này giúp cho các hộ gia đình dễ dàng việc đáp ứng các yêu cầu tài sản đảm bảo các tổ chức tín dụng, từ đó nâng cao khả tiếp cận tín dụng TCTD các hộ gia đình - Mở rộng các loại hình tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản đảm bảo vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, ), tài sản đảm bảo phát sinh từ khoản vay tương lai đồng thời nâng cao lực thẩm định giá trị các loại hình tài sản đảm bảo này - Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm với loại tài sản này doanh nghiệp mà chi nhánh định, với yêu cầu thụ hưởng thuộc ngân hàng Giới hạn cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản giảm xuống 60% khả khoản trên thị trường thời gian tới có thể giảm xuống Đối với việc cầm cố giấy tờ có giá là các (127) 117 khoản phải thu, giá trị chấp nhận nên mở rộng lên đến 95% khả toán khách hàng thường cao, và phù hợp so với các chi nhánh các ngân hàng khác cùng địa bàn - Phát triển dịch vụ cho vay theo nhóm, đó các hộ gia đình có thể thành lập nhóm, cùng giúp đảm bảo giá trị tài sản chấp với các khoản vay, đồng thời san sẻ trách nhiệm trả nợ, hình thức bảo hiểm theo nhóm nhỏ, vừa có thể có lợi cho Ngân hàng và giúp khả tiếp cận tín dụng tăng lên ● Về thu nhập Thu nhập là nguồn tài trợ chính cho việc hoàn trả các khoản tín dụng Khoảng cách thu nhập là rào cản nhiều hộ gia đình mong muốn tiếp cận tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh Để hỗ trợ các chủ hộ giải khó khăn, đồng thời gia tăng khách hàng, đề xuất giải pháp: Các TCTD Việt Nam nên đẩy mạnh các dịch vụ kèm theo khoản tín dụng tiết kiệm định kỳ phục vụ tài trợ hoàn trả tín dụng Mỗi tháng, chủ hộ tự động tiết kiệm số tiền định phục vụ cho khoản vay, từ đây giảm áp lực, gánh nặng lãi suất định kỳ cho chủ hộ đã có nguồn tài trợ thường xuyên, tăng khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình ● Về khoảng cách địa lý Các TCTD Việt Nam đã tiến hành mở rộng, xây dựng các chi nhánh trên đa dạng các địa bàn, nhiên số nơi điều kiện lại còn khó khăn, dân cư chưa đông đúc, diện này còn thưa thớt, gây trở ngại cho việc tiếp cận tín dụng các hộ Ngoài ra, khoảng cách địa lý lớn khiến rủi ro tăng cao TCTD chưa thể nắm vững chính xác tình hình hoạt động các hộ gia đình này Đây là vấn đề nan giải, cần giải lâu dài - Trước hết, ngân hàng nên cử cán hoạt động các địa bàn này chưa thể xây dựng chi nhánh Đem ngân hàng đến cho người dân người dân không cần tự tìm đến ngân hàng Việc này giúp các tổ chức tín dụng bám sát địa bàn hoạt động, nắm vững thông tin các hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể thực phê duyệt tín dụng nhanh chóng, chính xác, giảm bớt rủi ro - Phối hợp cùng các quan chức địa phương, là các quan quản lý thương mại, tài chính, quan thuế để có thông tin rõ ràng thu nhập các điều kiện khác, giúp cho việc tiếp cận tín dụng các hộ nhanh chóng và dễ dàng (128) 118 - Về lâu dài, mở rộng các chi nhánh hoạt động vùng này, cùng với kiến nghị hỗ trợ từ phía quan nhà nước đã nêu phía trên, giúp cho TCTD mở rộng địa bàn hoạt động, nâng cao khả tiếp cận tín dụng cho các hộ gia đình - Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác quảng bá, quảng cáo các dịch vụ tín dụng các địa bàn này, giúp cho các hộ có hội tiếp cận và hiểu rõ loại hình dịch vụ này, từ đó tăng khả tiếp cận tín dụng TCTD cho các hộ Đặc biệt là các tổ chức đoàn thể địa phương như: Hội nông dân, Đoàn niên, Hội phụ nữ hoạt động mạnh và có hiệu thì người dân dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin các hướng dẫn thủ tục các dịch vụ ngân hàng giúp người dân tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư, gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế địa phương ● Về thủ tục vay vốn Hiện nay, thủ tục vay vốn các TCTD Việt Nam bị đánh giá là còn khá phức tạp, gây khó khăn cho các hộ gia đình việc tiếp cận các khoản tín dụng TCTD Để giải vướng mắc này, các TCTD cần: - Tinh giản thủ tục cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng là các hộ kinh doanh Điểu hình ngân hàng VPBank đã có dịch vụ có thể cấp tín dụng với thời gian ngày các khoản vay từ các hộ gia đình nhỏ lẻ - Quy trình cần niêm yết rõ ràng tất các kênh truyền thông TCTD đồng thời ngắn gọn, dễ nhớ, rõ ràng giúp các chủ hộ có thể dễ dàng nắm bắt và không còn tâm lý e ngại tiếp cận - Các sai sót hồ sơ cấp tín dụng cần hỗ trợ chỉnh sửa rõ ràng, nhanh gọn, tránh trường hợp phải lại và chỉnh sửa nhiều lần - Đối với thời gian vay vốn, rút ngắn thời gian nhận hồ sơ và thẩm định xuống còn ngày Trong thời gian đó, nhân viên tiếp nhận phải thẩm định hồ sơ thu thập trên CIC, tiêu mà khách hàng cung cấp trả lời lại cho khách hàng Nếu cấp tín dụng thì giải ngân vòng ngày cho đối tượng thụ hưởng không trực tiếp cho đối tượng vay để tránh thất thoát vốn ● Về kinh nghiệm các Ngân hàng thương mại Tại Việt Nam nay, hàng loạt các ngân hàng mới, với sản phẩm “trẻ trung”, đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầu khách hàng, bắt kịp xu hướng công nghệ thông tin thu hẹp lại khoảng cách kinh nghiệm với ngân hàng lâu đời có vốn đầu tư lớn nhà nước Cả hai nhóm ngân hàng này cần có biện pháp để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng khốc liệt (129) 119 Về phía các TCTD đã có thâm niên hoạt động cần: - Không ngừng đổi mới, phù hợp với điều kiện thị trường để có thể trì lợi kinh nghiệm và uy tín mình - Tập trung phát triển các sản phẩm mới, bắt kịp xu hướng công nghệ - Nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi đội ngũ cán nhằm trẻ hóa máy điều hành ngân hàng, linh hoạt trước các thay đổi thị trường Ngoài ra, cán tín dụng làm việc trực tiếp với khách hàng cần đổi cách làm việc, tránh quan liêu, xử lý tình cách linh hoạt - Đưa các ưu đãi dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ tín dụng ưu đãi lãi suất, thời gian xử lý thủ tục và giải ngân, - Đẩy mạnh các hình thức truyền thông trên đa dạng các kênh thông tin truyền thống và phi truyền thống Ngoài hệ thống TCTD Việt Nam cần có nhiều trao đổi, chia sẻ thông tin để góp phần tạo nên hệ thống đồng và lớn mạnh hơn, từ đó gia tăng khả tiếp cận tín dụng các hộ ● Về Dịch vụ ngân hàng điện tử Các TCTD là nhân tố chính giúp thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Các TCTD cần nỗ lực nhiều để hoàn thiện, nâng cao, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thực trên hệ thống Ngân hàng điện tử đồng thời thu hút khách hàng sử dụng vụ thông qua các hoạt động: - Đẩy mạnh truyền thông dịch vụ Ngân hàng điện tử qua các kênh o Truyền thống: Báo đài, TV, các chương trình đài truyền hình o Phi truyền thống: Biển hiệu, quảng cáo, truyền thông thông qua các kênh trực tuyến, mạng xã hội, o Thông qua các tổ chức đoàn, đội, hội địa phương, các nhóm ngành nghề các chủ hộ gia đình o Thông tin truyền đạt cần dễ hiểu, dễ nắm bắt, có nhân viên trực tiếp giải thích cặn kẽ, rõ ràng quy trình thực việc sử dụng dịch vụ tín dụng, nêu rõ mặt tích cực việc sử dụng các ứng dụng ngân hàng điện tử từ đó tăng tin tưởng khách hàng, tăng khả tiếp cận tín dụng các chủ hộ thông qua kênh này - Tập trung phát triển sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu phục vụ mục đích toán và tiết kiệm, cần mở (130) 120 rộng dịch vụ cấp tín dụng Việc xét duyệt hồ sơ có thể số hóa nhằm giảm bớt chi phí, công sức lại, linh hoạt thời gian cho các chủ hộ gia đình - Đẩy mạnh hoạt động toán điện tử, có các hỗ trợ, ưu đãi khách hàng, chủ hộ sử dụng dịch vụ này chiết khấu Khi khách hàng đã tin tưởng và thường xuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, đây trở thành kênh truyền thông hữu hiệu các dịch vụ tín dụng, nâng cao khả tiếp cận tín dụng các hộ - Nâng cao tính bảo mật, an toàn cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, giải nhanh chóng, chặt chẽ trường hợp phát sinh, tạo niềm tin cho khách hàng từ đó dễ dàng triển khai các dịch vụ cấp tín dụng qua kênh này - Phát triển dịch vụ thẩm định các khoản vay thông qua các công cụ dịch vụ điện tử: Zalo, Facebook, - Một ví dụ ngân hàng VPBank đã tiên phong dịch vụ thẩm định khoản tín dụng qua Zalo “Vay nhanh VP trên Zalo” Đồng thời, TCTD cần có các phương pháp nhằm hạn chế rủi ro sai lệch, làm giả thông tin qua dịch vụ này - Phát triển dịch vụ giao dịch sử dụng chữ ký điện tử giúp các giao dịch thực nhanh chóng và dễ dàng ● Một số đề xuất khác - Nâng cao chất lượng sản phẩm: nâng cao quy trình công nghệ cung ứng sản phẩm cho khách hàng, cải tiến quy trình cấp tín dụng sản phẩm, tạo thuận lợi cho việc vay vốn khách hàng đảm bảo đúng quy định ngân hàng - Nâng cao chất lượng phục vụ đội ngũ nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng thông qua việc cải tiến tác phong làm việc, nâng cao kỹ giao tiếp, chăm sóc khách hàng Công tác tiếp thị đến khách hàng cần hướng đến xu hướng tiếp thị qua mạng xã hội, thực các hoạt động tri ân theo xu hướng giới trẻ tặng hoa nhân dịp sinh thay vì gửi lời chúc đến khách hàng thông qua tin nhắn… - Về chính sách tài sản có vấn đề: Các khoản cho vay có vấn đề là các khoản nợ nợ cấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu và các khoản cho vay có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro Chính sách này quy định cách thức, biện pháp phối hợp xử lý và trách nhiệm giải nợ có vấn đề, chính sách này cần xây dựng ngành nghề, nhóm khách hàng Cụ thể chính sách này, chi nhánh nên áp toàn các tiêu nhân viên: nhân viên nào cấp tín dụng thì phải thực các nghĩa vụ ngân hàng việc xử lý các khoản phải đòi, đồng (131) 121 thời lương và thưởng gắn chặt vào đó Nếu không thực cắt giảm lương và thưởng tháng tiếp theo, đồng thời có chế độ thông báo rộng rãi hệ thống Các khoản nợ đã lâu thì chủ động xử lý dứt điểm các khoản nợ này thông qua mua bán nợ với các công ty quản lý tài sản (AMC) thuộc các ngân hàng thương mại và nhà nước (VAMC); tiến hành thương thảo với khách hàng bán cho các doanh nghiệp người dân để thu hồi vốn ngân hàng Việc này giúp cho ngân hàng giảm bớt rủi ro, tăng hiệu hoạt động, từ đó nâng cao khả tiếp cận tín dụng các hộ gia đình 4.2.2.2 Khuyến nghị nhằm góp phần giải vấn nạn tín dụng đen Các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm các NHTM, các công ty tài chính (CTTC), các quỹ tín dụng (QTD), các tổ chức tài chính vi mô và gần đây xuất các công ty cho vay ngang hàng Mặc dù, số lượng và quy mô hoạt động các TCTD ngày càng gia tăng có thể nói chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế - xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và người nghèo Theo Engel và McCoy (2001b), Schmulow (2016b), Calomiris và Rajaraman (1998) chừng nào phát triển hệ thống tài chính chính thức chưa phát triển đủ để đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội thì phát triển hệ thống tài chính không chính thức (trong đó có hội, họ, hụi, phường và tín dụng đen) tất yếu Tại Việt Nam với mức độ phát triển hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và thực trạng hoạt động các TCTD nói riêng nay, phận không nhỏ các hộ gia đình có nhu cầu nhu cầu vay vốn chính đáng chưa có hội tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức Kết hợp với bất cập phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế khác thói quen và khoảng trống quản lý, tín dụng nặng đen đã có hội để tồn và phát triển Rất nhiều hình thức cho vay tiêu dùng đã các TCTD cung cấp, song để tiếp cận các sản phẩm cho vay sẵn có này không phải là điều dễ dàng nhiều hộ gia đình Một mặt, các TCTD luôn có nguy phải chịu đựng tổn thất rủi ro tín dụng có hỗ trợ chính quyền và các tổ chức đoàn thể, quần chúng các địa phương Song mặt khác, các TCTD còn phải tuân thủ quy định và kiểm soát chặt chẽ NHNN các quan quản lý nhà nước và pháp luật khác đối tượng và điều kiện cho vay, 0quy trình thủ tục cho vay Do vậy, tâm lý “an phận” và tuân thủ cách thụ động các quy định đã trì “khoảng cách” không thể vượt qua để khách hàng là các hộ gia đình dù gặp khó khăn hay có nhu cầu cấp bách tài chính, không thể đến với các TCTD Kết là các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn là chính đáng và cấp thiết phải tìm đến tín dụng đen (132) 122 Như vậy, tiếp cận ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen từ giác độ thị trường - nguồn cung vốn hay từ các TCTD cho thấy trên sở cho phép hệ thống pháp luật bổ sung hoàn thiện, các TCTD cần chủ động và tích cực phát triển các sản phẩm cho vay, áp dụng các phương thức cho vay và thu nợ cho có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn chính đáng khách hàng, dù đó là các doanh nghiệp siêu nhỏ hay người nghèo khó với lãi suất vừa phải, thủ tục tiện lợi và không đòi nợ các biện pháp bạo lực Trong điều kiện vậy, hoạt động tín dụng đen cho dù có không cấm không có hội tồn tại, ít là không thể “cạnh tranh” với các TCTD chính thức Để làm điều đó, các TCTD cần phải: - Xây dựng tâm và chuẩn bị nguồn lực tài chính tham phát triển hoạt động tín dụng để ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen, có thể gọi là “chương trình cho vay để hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen” Rõ ràng việc phát triển hoạt động cho vay để loại loại bỏ tín dụng đen là thách thức lớn các TCTD, nguy rủi ro, áp lực hiệu kinh doanh hay lợi nhuận Dù cho phép Ngân hàng Nhà nước và dù bổ sung đầy đủ sở pháp lý để tham gia Chương trình thì mức độ rủi ro và chi phí tài chính các món cho vay loại này là lớn so với cho vay thương mại thông thường không có cố gắng đặc biệt Nếu TCTD định hướng triển khai cho vay với lãi suất cao để dự phòng rủi ro và trang trải chi phí hành chính cao thì không có tác dụng ngăn chặn, hạn chế và loại bỏ tín dụng đen, chí có tác động ngược lại và bị lên án Trong cho vay với mức lãi suất thông thường và quá trình giải ngân quá giản tiện để phù hợp với đối tượng vay vốn đặc biệt thì nguy rủi ro vốncungx giảm hiệu kinh doanh và uy tín là rõ ràng Do vậy, để tham gia phát triển các hoạt động cho vay chống tín dụng đen, lãnh đạo các TCTD cần xây dựng tâm cao thể trách hiệm và ý thức vì phát triển cộng đồng, gắn hoạt động và phát triển TCTD với phát triển bền vững kinh tế và tiến xã hội, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đồng cảm với người nghèo và tự nguyện dành nguồn lực tài chính để chung tay ngăn chặn, hạn chế và loại bỏ vấn nạn tín dụng đen Ngoài tâm mạnh mẽ coi điều kiện tiên để vượt qua thách thức, chuẩn bị nguồn lực là điều kiện có ý nghĩa để các TCTD có thể tham gia và thực Chương trình cho vay đặc biệt này Các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên uy tín và khả huy động vốn từ kinh tế Nếu các hoạt động sử dụng vốn không hiệu quả, TCTD không hoàn thành nghĩa vụ chi trả cho khách hàng, không thể giữ uy tín và không thể huy động vốn Do vậy, để đảm bảo ý nghĩa tham gia vào Chương trình, các TCTD cần có nguồn lực dành riêng không đủ lớn quy mô mà còn không nhr hưởng đến các hoạt động (133) 123 kinh doanh bình thường, đặc biệt là khả toán hay khoản Khuyến nghị cụ thể cho vấn đề này là tỷ lệ định (15-20%) vốn chủ sở hữu TCTD, tích lũy từ lợi nhuận để lại; - Lựa chọn cán và tiến hành tổ chức các lớp tập huấn để xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực riêng vận hành các sản phẩm cho vay thuộc Chương trình tín dụng đặc biệt này Yêu cầu cán tín dụng tham gia Chương trình cho vay hạn chế tín dụng đen không giỏi chuyên môn mà còn phải thực am hiểu đặc điểm nhu cầu và tâm lý khách hàng để có thể tư vấn cách đầy đủ, chính xác và hiệu Ngoài ra, cán tín dụng còn phải là “cầu nối” cho các TCTD có thể tiếp cận và đáp ứng tốt nhu cầu tài chính, đa dạng khách hàng; - Các TCTD cần xác định rõ khách hàng mục tiêu Chương trình: (1) hộ đại diện hộ gia đình có nhu cầu tài chính chính đáng cho các mục đích tiêu dùng nói chung và các mục đích cụ thể khám, chữa bệnh, tổ chức tang lễ, đám cưới, v.v ; (2) các hộ sản xuất, khởi nghiệp Đây là đối tượng không thể đáp ứng các điều kiện vay vốn thông thường theo quy định NHNN các TCTD; - Các TCTD cần xây dựng chế phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng và các tổ chức nghề nghiệp các địa phương để tổ chức khảo sát, nghiên cứu nhu cầu tín dụng hộ gia đình các khu vực trên địa bàn hoạt động TCTD để lựa chọn phát triển các sản phẩm cho vay phù hợp (cả quy mô, thời hạn cho vay, phương thức giải ngân và thu nợ) Sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng và tổ chức nghề nghiệp các địa phương còn để tiến hành các nội dung thẩm định tín dụng (đánh giá và xác nhận nhu cầu và mục đích sử dụng vốn khách hàng tiềm năng, truy cập sở liệu để phân loại khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro), dự kiến các điều kiện để đáp ứng nhu cầu vay vốn khách hàng để hình thành “hạn mức tín dụng treo” - thực chất là hạn mức dự kiến để sẵn sàng cho vay khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn Trên sở thiết lập sẵn hạn mức ín dụng cho các đối tượng khách hàng khác nhau, TCTD chuẩn bị nguồn vốn, lựa chọn sản phẩm, xác định lãi suất, xác định các phương án cho vay, quản trị tiền cho vay và thu nợ phù hợp với các đối tượng khách hàng Với sẵn sàng hạn mức cho vay cá nhân, hộ gia đình và các đối tượng khách hàng dự kiến, khách hàng phát sinh nhu cầu và cần giải ngân vốn vay có thể cần hập “dòng lệnh”, “nhấp chuột” hay “truy cập vào application” thì nhu cầu vay vốn khách hàng đã TCTD đáp ứng - thực là đơn giản và tiện lợi không khác gì khách hàng đến với các công ty cho vay ngang hàng P2P Với phát triển công nghệ tài chính, các phần mềm đại và trang bị khả kết nối, khách (134) 124 hàng giải ngân thì thông báo gửi đến tất các chủ thể liên quan chính quyền và các tổ chức đoàn thể, quần chúng địa phương để cùng tham gia giám sát tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng quá trình sử dụng vốn và hoàn trả nợ; - Các TCTD tổ chức nghiên cứu thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với Chương trình cho vay hạn chế tín dụng đen, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ tài chính, cho có thể thỏa mãn nhu cầu tài chính chính đáng các đối tượng khách hàng mục tiêu nêu trên Một mặt, hãy coi sản phẩm này là sản phẩm cho vay đặc biệt, sản phẩm tín dụng “dưới chuẩn” tương tự các sản phẩm cho vay thấu chi hay cho vay “quá ngạch” áp dụng khách hàng vào tình trạng đặc biệt các sản phẩm cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách, ho vay xóa đói giảm nghèo các tổ chức tài chính vi mô (microfinance) Song song với phương thức cho vay truyền thống, các TCTD nên triển khai “thí điểm” các sản phẩm cho vay ngang hàng hay tiến hành cung cấp dịch vụ tổ chức cho vay ngang hàng P2P (bởi lẽ các TCTD, đặc biệt là các NHTM cho phép luôn có ưu và thực dịch vụ cho và ngang hàng tốt các công ty cho vay ngang hàng P2P) để trở thành “fintech tạo “flatform” giống các công ty cho vay ngang hàng Các cá nhân, doanh nghiệp, kể người nghèo và khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận và vay vốn mà không cần phải tìm đến các tổ chức tín dụng đen Để giảm thiểu rủi ro, các tổ chức tài chính có thể nghiên cứu và phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quần chúng và nghề nghiệp địa phương để thiết kế sản phẩm cho vay theo tổ nhóm, giống mô hình cho vay tổ chức tài chính vi mô Ấn Độ hay Ngân hàng Grameen bank Bangladesh và các nước thực cho vay xóa đói giảm nghèo khác khu vực và trên giới (Lê Thanh Tâm, 2013, Ledgerwood, 1998) - Nghiên cứu và xác định mức lãi suất phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, là hộ sản xuất hoàn cảnh khó khăn Các tổ chức tín dụng có thể tham khảo phương pháp xác định lãi suất bền vững tổ chức tài chính vi mô dựa trên các chi phí hành chính, chi phí dự phòng vốn, v.v… phải dựa trên sở lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại (ví dụ: tổng chi phí tài chính, bao gồm lãi và phí, không vượt quá mức 20% năm) Mặc dù quan điểm Tổ chức hỗ trợ cho người ngheo thuộc Ngân hàng giới cho lãi suất cho vay các tổ chức tài chính vi mô (microfinance) có thể cao lãi suất cho vay thương mại, chí còn là động lực để người vay vốn vượt qua nghèo đói (Lê Thanh Tâm, 2015) Song luận án cho lãi suất sản phẩm cho vay thuộc Chương trình cho vay hạn chế tín dụng đen khoảng 20-22% năm Ngoài ra, Chương trình cho vay hạn (135) 125 chế tín dụng đen cần phải chứng tỏ ưu việt và đảm bảo mục tiêu uối cùng là hạn chế và loại bỏ tín dụng đen Theo đó, Chương trình cho vay này thu hút quan tâm ủng hộ xã hội và trở thành nguồn động lực tốt người nghèo có tiềm và trách nhiệm Kết khảo sát trình bày phần Phụ lục cho thấy đa số ý kiến thu thập với mức lãi suất cho vay vừa phải và phù hợp (20-22% năm) có thể đáp ứng điều kiện kinh doanh nhỏ lẻ và hoàn cảnh khó khăn Nếu các TCTD áp dụng phương pháp xác định lãi suất theo quy tắc bù đắp rủi ro và lợi ích đưa thêm các chi phí dự phòng cho vay thông thường mức lãi suất cho vay khá cao và đây là nguyên nhân làm cho khách hàng người nghèo không thể tiếp cận cố gắng vay thì gặp nhiều khó khăn việc trả nợ Vấn đề là để cạnh tranh nhằm ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen thì ngoài các sản phẩm cho vay phù hợp, thủ tục đơn giản, tiện lợi thì mức lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng là vấn đề mang tính định 4.2.3 Khuyến nghị hộ gia đình có nhu cầu vay vốn Các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn là các chủ thể hướng tới và là người hưởng lợi “Chương trình cho vay hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen” Tuy nhiên, các khuyến nghị với các chủ thể này bao gồm nhóm: (1) nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm để tránh xa và không mắc phải “cạm bẫy” tín dụng đen; và, (2) hợp tác chặt chẽ với các TCTD và chính quyền, đoàn thể địa phương để phục vụ cách tốt Với nhóm thứ nhất, khách hàng tín dụng đen thường là người có thu nhập thấp, thiếu thông tin các kênh cho vay tiêu dùng chính thức các TCTD hạn chế kiến thức và kỹ quản lý tài chính cá nhân Mặt khác, cảnh giác thói quen ưa thích tiện lợi và không muốn tìm hiểu để biết đầy đủ chất cho vay theo kiểu “bóc lột” hay “trấn lột” các tổ chức tín dụng đen Do đó, việc trang bị kiến thức nâng cao khả hoạt động tài chính và pháp luật nói chung, kiến thức tài chính cá nhân là điều cần thiết để hạn chế và loại bỏ tín dụng đen Các khuyến nghị vấn đề này bao gồm: - Tự tăng cường trau dồi nhận thức tín dụng đen và các hoạt động các tổ chức cung cấp tín dụng đen: các dấu hiệu nhận biết, đặc biệt thủ đoạn tinh vi, phức tạp và hậu có thể xảy vay tiền từ các tổ chức tín dụng đen, v.v , cách cung cấp thông tin các vụ việc điển hình các địa phương trên nước Người dân cần chủ động và tích cực tham gia các hình thức phổ cập kiến thức có thể thông các buổi sinh hoạt tập trung (dưới dạng câu chuyện cảnh giác, nói chuyện thời sự, (136) 126 báo cáo chuyên đề, v.v ) thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo chí địa phương, thông qua các tổ công tác tổ chức các quan chức và các tổ chức đoàn thể địa phương) Người nghèo và người dân nói chung cần quan tâm đầy đủ các khuyến cáo các quan công an, Ngân hàng Nhà nước, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cảnh báo chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức nghề nghiệp địa phương; - Tăng cường học hỏi để nâng cao kiến thức tài chính cá nhân để có thể lập kế hoạch tài chính (thu nhập, chi tiêu và dự trữ) ngắn hạn và dài hạn để chủ động ngăn ngừa và hạn chế nguy khả toán rủi ro xảy ra, nhằm giảm thiểu việc buộc phải chấp nhận các khoản “vay nóng” Ngày nay, với phát triển và hỗ trợ công nghệ thông tin, cá nhân có thể tiếp cận cách khá dễ dàng với các kiến thức và kỹ tài chính và quản lý tài chính cá nhân, từ các bài giảng hay tư vấn trực tuyến online các chuyên gia và tổ chức tín dụng; - Khi có nhu cầu chính đáng tài chính để giải khó khăn cấp bách hay yêu cầu sống và sản xuất, hãy chia sẻ chân thành và cởi mở với người và các tổ chức đoàn thể địa phương để hỗ trợ và giúp đỡ Cố gắng tranh thủ hiểu biết người xung quanh để tìm kiếm hội, tuyệt đối cảnh giác với loại hình cho vay không rõ nguồn gốc và quảng cáo hấp dẫn thực chất là “cạm bẫy”; - Tăng cường tìm hiểu chính sách tín dụng và các sản phẩm cho vay các tổ chức tín dụng chính thức địa phương các chi nhánh ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân; - Ngoài kiến thức và hiểu biết tài chính cá nhân, người có nhu cầu vay vốn cần tự trang bị cho mình kiến thức pháp luật tham gia vào các mối quan hệ tín dụng từ các cá nhân và tổ chức khác Khi phải thực các giai dịch và ký các hợp đồng tín dụng, người vay phải cân nhắc thật kỹ và cần tìm hiểu rõ các thông tin cần thiết, chí cần đến tư vấn chuyên môn, đặc biệt các điều khoản hợp đồng các nghĩa vụ phải cam kết thực nhằm tránh rủi ro bất lợi mà bên vay có thể gặp phải ; Khuyến nghị hợp tác các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn với các tổ chức tín dụng để phục vụ bao gồm: Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết cá nhân và gia đình để (137) 127 các tổ chức tín dụng có thể tiến hành nhận dạng hay định danh và thực quy trình thẩm định xử lý các vấn đề liên quan đến việc phán cho vay và giải ngân cách thuận lợi nhất; Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tổ hay nhóm vay vốn và tự giác chấp hành các quy định tham gia “chương trình cho vay để ngăn ngừa và loại bỏ tín dụng đen” Nhà nước Tự giác tìm hiểu và tham gia đầy đủ các buổi tập huấn sử dụng phần mềm vay vốn, để đảm bảo thao tác chính xác và đáp ứng giải ngân cách kịp thời và hiệu nhất; Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tín dụng thực các cam kết vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ động và tự giác chấp hành trả nợ đúng thời hạn; Hợp tác chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức đòa thể toàn quá trình xác định nhu cầu và xây dựng hạn mức vay vốn, quá trình sử dụng và hoàn trả vốn vay từ các tổ chức tín dụng Kịp thời phát và báo cáo với chính quyền địa phương các tổ chức đoàn thể nguy rủi ro tín dụng và phát vi phạm các cam kết vay vốn với địa phương và các tổ chức tín dụng 4.2.4 Khuyến nghị chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương Vai trò chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể bao gồm các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quần chúng, các tổ chức nghề nghiệp, v.v…, là quan trọng việc hạn chế và loại bỏ tín dụng đen Kinh nghiệm tổng kết từ nhiều chương trình quốc gia (Báo cáo Tổng kết Chương trình 135, 2019) đã cho thấy mức độ tham gia chính quyền và các tổ chức đoàn thể các địa phương là đóng vai trò thực hóa và nâng cao hiệu thực thi các giải pháp nhằm đảm bảo mục tiêu thực các chương trình và chương trình hạn chế và loại bỏ tín dụng đen không phải là ngoại lệ Trước hết, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức nghề nghiệp địa phương cần xác định vai trò quan trọng vào việc triển khai thực Chương trình cho vay hạn chế, ngăn ngừa và loại bỏ tín dụng đen các TCTD Hơn chủ thể nào khác, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương có đầy đủ thông tin và hiểu rõ ràng điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu người dân sinh sống và làm việc địa phương Do vậy, xây dựng chế phối hợp tốt với chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương, các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin khách hàng tiềm cách đầy đủ nhất, tạo điều kiện cho các bước thẩm định tín dụng khách hàng đạt hiệu Sau giải ngân, việc sử dụng vốn đúng mục (138) 128 đích đảm bảo sống, lao động sản xuất là điều kiện quan trọng cho việc hoàn trả vốn vay đúng hạn thực giám sát và đôn đốc cách tốt chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương Ngay các khách hàng có khả không muốn trả nợ thì chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương có thể có biện pháp tuyên truyền, động viên, giác ngộ… hiệu các biện pháp các tổ chức tín dụng và pháp lý khác Thông qua tiếp xúc thường xuyên, hiểu biết và đồng cảm, thông qua các tác động “tâm lý làng xã”, khơi dậy truyền thống gia đình, các gương địa phương… để người vay vốn tự giác thực nghĩa vụ trả nợ Tóm lại, Chính quyền và các tổ chức đoàn thể là “cầu nối” quan trọng các tổ chức tín dụng và người dân trên địa bàn, góp phần quan trọng vào xóa bỏ tín dụng đen Sự phối hợp và hỗ trợ chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương không tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng triển khai các hoạt động cho vay mà còn góp phần hỗ trợ các tổ chức tín dụng giám sát việc thực món vay và thu hồi nợ cách hiệu Mặt khác, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương có đầy đủ thông tin hoạt động tất các quan, tổ chức đơn vị kinh tế hoạt động trên địa bàn, bao gồm các hoạt động cho vay nặng lãi, tín dụng đen, hụi, họ… Do vậy, phối kết hợp các cấp chính quyền nhà nước và các lực lượng chức với chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương tạo điều kiện thuận lợi để phát hiện, đấu tranh và xóa bỏ các hoạt động tín dụng đen, hụi, họ các tệ nạn xã hội khác Để thực hóa vai trò quan trọng phân tích trên đây, các khuyến cáo chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương bao gồm sau: Chính quyền, cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức nghề nghiệp các địa phương hoàn thiện hệ thống thông tin liệu địa bàn quản lý và hoạt động, bao gồm đầy đủ thông tin, tính cập nhật và chính xác để phối hợp với các tổ chức tín dụng, thực đánh giá nhu cầu tài chính các cá nhân và gia đình sinh sống và lao động sản xuất địa phương; Hỗ trợ các TCTD xác định và xác minh các thông tin cần thiết nhân thân, tình hình lao động, sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính hộ gia đình giúp cho TCTD có thể hận biết hay định danh chính xác khách hàng mục tiêu, trên sở đó có thể áp dụng các công nghệ nhằm đơn giản hóa quy trình và thủ tục vay vốn, tiết kiệm chi phí hời gian chi phí hành chính món vay, góp phần làm giảm lãi suất cho vay; Tư vấn và hỗ trợ các TCTD xác định hạn mức cho vay các hộ gia đình (139) 129 trên địa bàn có nhu cầu vay vốn, tư vấn các sản phẩm cho vay phù hợp quy mô, thời hạn và lãi suất cho vay; Chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức nghề nghiệp thực các hoạt động hỗ trợ các TCTD xây dựng và thẩm định các tổ hay nhóm vay vốn, xây dựng các nguyên tắc vay vốn, trả nợ và sinh hoạt tổ hay nhóm vay vốn, tạo điều kiện cho các TCTD có thể áp dụng phương thức cho vay theo tổ hay nhóm giống các tổ chức tài chính vi mô (microfinance) hay Quỹ Tình thương (TYM) Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chính quyền các cấp và các tổ chức địa phương cần tích cực và chủ động việc hỗ trợ và phối hợp với các TCTD thực giám sát sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu đảm bảo thời hạn và các phương thức trả nợ người dân Phương thức giám sát tốt là thông qua hỗ trợ các dịch vụ công chính quyền các cấp và hỗ trợ chuyên môn các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội nghề nghiệp theo phạm vi quyền hạn địa phương Sự quan tâm, trao đổi kinh nghiệm đời sống, sản xuất kinh doanh , là biện pháp tốt để thực thông tin báo cáo toàn tình hình sức khỏe, đời sống, lao động sản xuất và thu nhập người dân để kịp thời phát và thông báo cho các TCTD triển khai các biện pháp hỗ trợ, kịp thời ngăn ngừa và hạn chế nguy rủi ro tiềm ẩn, có thể ảnh hưởng tới khả hoàn trả vốn vay đúng hạn khách hàng; Thực hỗ trợ và động viên người dân hoàn trả nợ vay đúng hạn Mỗi phát trường hợp người dân gặp rủi ro khó khăn việc trả nợ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp Trường hợp người dân có khả không muốn trả nợ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể có thể động viên, giáo dục tinh thần tự giác và trách nhiệm hoàn trả vốn vay Việc động viên, giáo dục có thể thực trực tiếp thông qua các thành viên gia đình, dòng họ…; Chủ động tích cực việc chịu trách nhiệm và thực trách nhiệm ngăn ngừa, hạn chế, xử lý tín dụng đen thông qua: (1) tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân không tham gia hoạt động tín dụng đen, thông tin báo cáo kịp thời phát hoạt động tín dụng đen; (2) thu thập và cập nhật thông tin các hoạt động tín dụng trên địa bàn, đặc biệt chú trọng các hoạt động tín dụng đen có; (3) tổ chức các lực lượng chức trên địa bàn và phối hợp với các lực lượng chức các địa phương khác để sẵn sang điều tra, đấu tranh và xử lý lý các hoạt động tín dụng địa phương có; (140) 130 4.2.5 Khuyến nghị các quan an ninh, truyền thông và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ Ngoài khuyến nghị Chính phủ và các quan quản lý nhà nước Trung ương và các địa phương, với TCTD, với hộ gia đình có nhu cầu vay vốn và các tổ chức đoàn thể, quần chúng các địa phương, để hạn chế, ngăn ngừa và loại bỏ tín dụng đen cách hiệu quả, số khuyến nghị quan an ninh, thông tin và truyền thông với các doanh nghiệp, tổ chức phát triển kỹ thuật và công nghệ thông tin tài chính là cần thiết Cụ thể sau: Trước hết, Bộ công an là nơi lưu giữ hệ thống liệu lớn, bao gồm thông tin và quan trọng toàn người dân, phối hợp, trợ giúp chia sẻ sở liệu này cho phép các tổ chức tín dụng sớm áp dụng công nghệ định danh khách hàng, giảm thiểu đáng kể thời gian, công sức và chi phí để thực các món vay nhằm ngăn chặn và xóa bỏ tín dụng đen Tiếp theo, với vai trò là quan thực thi và bảo vệ pháp luật, bảo vệ sống và an toàn người dân, an ninh và trật tự xã hội, Bộ Công an đã vào từ sớm và đấu tranh tích cực với tín dụng đen thời gian qua Tuy nhiên, đa số các vụ việc vi phạm đã xảy và việc điều tra, chấn áp tội phạm tín dụng đen thời gian quan là xử lý đối tượng có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản người dân Khuyến nghị thời gian tới là Bộ Công an cần chủ động và tích cực hoạt động điều tra phát và cảnh báo sớm để có thể ngăn chặn, hạn chế hậu nặng nề hoạt động tín dụng đen Với các vụ việc đã phát hiện, Bộ Công an cần xử lý và trấn áp cách kiên và mạnh mẽ nữa, đặc biệt là sau có hoàn thiện các quy phạm pháp luật để xử lý loại tội phạm này; Bộ Thông tin và Truyền thông cần đạo hoạt động tuyên truyền các quan thông tin đại chúng đạo các quan Thông tin và Truyền thông các địa phương ưu tiên tối đa cho các nội dung tuyên truyền chống tín dụng đen Các quan truyền thông cần hỗ trợ: (1) tuyên truyền và phổ biến cách hệ thống các chuyên đề tín dụng đen và các biện pháp phòng chống tín dụng đen, các bài học kinh nghiệm chống tín dụng đen các nước; (2) chuyển tải đầy đủ thông điệp tâm và liệt chống tín dụng đen Đảng và Nhà nước, các quan quản lý nhà nước và các tổ chức đoàn thể các cấp từ trung ương đến địa phương; (3) tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho người dân có thể nhận thức đầy đủ và nhận diện rõ ràng tín dụng đen là tội phạm và tệ nạn xã hội, tham giam vào hoạt động tín dụng đen là phạm pháp và tiếp tay cho các hành vi phạm tội; (4) truyền thông đầy đủ các chương trình tín dụng chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi; (5) truyền thông đầy đủ các sản phẩm (141) 131 và hoạt động cho vay nhằm hạn chế và loại bỏ tín dụng đen các tổ chức tín dụng, nhấn mạnh vào phổ biến thông tin mang tính hướng dẫn, tư vấn, giới thiệu sản phẩm dịch vụ và cách thức tổ chức thực để người dân hiểu rõ và dễ dàng việc tiếp cận các sản phẩm này và “nói không” với tín dụng đen; Theo quan điểm số nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại, tín dụng đen cần phải có dịch vụ ngân hàng số có thể giải triệt để vì công nghệ ngân hàng số cho phép dịch vụ tài chính nói chung bao gồm cho vay có thể triển khai 24 và ngày tuần với chi phí thấp Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng số lại có thể phát triển có phát triển định và đồng sở hạ tầng kỹ thuật và thông tin, cho phép các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác có thể truy cập vào các sở liệu Chính phủ, các bộ, ngành, v.v… Như vậy, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen còn cần phải có hỗ trợ từ phát triển các tổ chức công nghệ và sở hạ tầng kỹ thuật cho phép thực dịch vụ trên tảng liệu lớn (big data), kể liệu quốc gia, liệu các doanh nghiệp và liệu công dân và sở liệu hoạt động ngân hàng, sở liệu tài nguyên, bất động sản…; Các tổ chức phát triển công nghệ và các quan quản lý cần cho phép chia sẻ sở liệu với để tăng tiện ích, giảm chi phí, trên sở phân quyền truy cập 4.3 Hạn chế đề tài và các hướng nghiên cứu Thứ nhất, đề tài phát triển tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể theo hai hướng là tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức, không nghiên cứu tín dụng bán chính thức Do đó, phát triển nghiên cứu theo hướng tiếp cận tín dụng theo hướng là chính thức, bán chính thức và phi chính thức bao quát hết các vấn đề Thứ hai, mặc dù đã đánh giá số vấn đề tiếp cận tín dụng phi chính thức, trên thực tế, các hộ tiếp cận theo hướng sử dụng nguồn vốn từ phía họ/hụi/phường/biêu có thể phần nào coi là tín dụng bán chính thức, đặc biệt các vùng nông thôn, ủy ban nhân dân xã có quản lý hoạt động này Các hoạt động dựa trên tín nhiệm lẫn tín dụng ngang hàng này đóng góp phần lớn vào tín dụng các hộ kinh doanh cá thể Do đó, điểm hạn chế luận án là không đánh giá sâu vào tiếp cận tín dụng ngang hàng đánh giá tác động tín dụng xoay vòng (ROSCAs) Thời điểm tại, phát triển mạnh mẽ công nghệ tài chính (fintech), các hoạt động cho vay ngang hàng dựa trên tảng số (như peer to peer lending) phát triển mạnh, gọi vốn cộng đồng giống với hoạt động họ/hụi/phường/biêu Nếu có thể phát triển nghiên cứu theo hướng đánh giá ý định sử (142) 132 dụng chế pháp lý cho các hoạt động này thì bổ sung khoảng trống lớn tiếp cận tín dụng hộ gia đình Thứ ba, lượng lớn các hộ kinh doanh cá thể mà tác giả nghiên cứu hoạt động vùng nông thôn các vùng có kinh tế khó khăn, hưởng nhiều ưu đãi nhà nước việc tiếp cận vốn vay Đồng thời, sau đại dịch Covid 19, các hộ kinh doanh cá thể là đối tượng hưởng vốn vay từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội số ưu đãi từ phía các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân sở Điều này góp phần thúc đẩy tín dụng chính thức phát triển Mặc dù có đề cập đến phần khảo sát, luận án không phát triển vấn đề trên Do đó, thời gian tới, có thể xác định tiếp cận tín dụng ưu đãi tín dụng sau khủng hoảng tài chính khủng hoảng xuất phát từ dịch bệnh Thứ tư, lý thuyết tiếp cận tín dụng, luận án đánh giá khá nhiều thu nhập Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế, các lý thuyết đại chú ý đến số khía cạnh khác thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển vùng… Vì vậy, có thể phát triển theo hướng tác động tiếp cận tín dụng chính thức đến bình đẳng giới các mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo (143) 133 KẾT LUẬN Hộ kinh doanh cá thể có thể mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận tín dụng từ: (1) nguồn phi chính thức vay người thân, bạn bè; (2) nguồn chính thức vay từ các tổ chức tín dụng Chính khác biệt hóa các sản phẩm tài chính TCTD thể chiến lược, đặc trưng vùng miền để đáp ứng nhu cầu khác nhiều đối tượng Trong điều kiện nay, tiếp cận tín dụng chính thức và vai trò các tổ chức tín dụng chính thức đặc biệt quan trọng việc đáp ứng kịp thời vốn cho các hộ gia đình để bổ sung vốn kinh doanh, đảm bảo quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh và dịch vụ phát triển liên tục, bền vững Dựa trên cách tiếp cận từ phía cầu dịch vụ tài chính tài chính toàn diện, luận án đã đưa các nhân tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức và phi chính thức hộ kinh doanh cá thể Việt Nam Thứ nhất, mô hình tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả đã thêm biến là “hiểu biết tài chính” vào mô hình Với việc thêm biến vào mô hình, góp phần làm giầu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức các hộ gia đình, mô hình lý thuyết gốc TPB mở rộng các hành vi không khuyến khích Bên cạnh đó, luận án đưa số đóng góp mặt thực tiễn đã chứng minh thực nghiệp: kinh nghiệm chủ hộ, lãi suất, khoảng cách, ngân hàng điện tử… tác động đến ý định tiếp cận tín dụng Đồng thời, tiếp cận tín dụng phi chính thức, ảnh hưởng xã hội, nỗ lực, hiểu biết tài chính và bảo mật có tác động dương Từ đó, tác giả đưa số giải pháp các quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng , các quan đoàn thể địa phương và các hộ gia đình nhằm tăng khả tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức hạn chế tín dụng đen (144) 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Lê Hoàng Anh, Khúc Thế Anh (2019), “Tín dụng đen: chứng thực nghiệm từ phía cung, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia Hạn chế tín dụng đen Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Lê Hoàng Anh (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức hộ kinh doanh cá thể”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 9/2020 Lê Hoàng Anh (2020), “Cơ sở phát triển tín dụng phi chính thức”, Tài chính doanh nghiệp, số năm 2020 Khúc Thế Anh, Lê Hoàng Anh, Phạm Thị Nhật Linh (2020), “Access to banking capital of micro-enterprises and households”, 12th NEU-KKU International Conference Socio-Economic and Environmental Issues in development, Labours social publishing house (145) 135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Abadi, H R D., B Ranjbarian và F K Zade (2012), 'Investigate the customers' behavioral intention to use mobile banking based on TPB, TAM and perceived risk (a case study in Meli Bank)', International Journal of Academic Research in Business Social Sciences, Số 2(10),Trang: 312–322 ADR (2014), Tính sẵn có và hiệu tín dụng nông thôn Việt Nam: Bằng chứng từ Điều tra Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam 2006-20082010, Chương trình Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, Việt Nam Ajzen, I và M Fishbein (1980), Understanding attitudes and predicting social behaviour, N.J.: Prentice-Hall, Engle-wood-Cliffs Ajzen, I (1985), From intentions to actions: A theory of planned behavior, Springer, Berlin, Heidelberg, Germany Ajzen, I (1991a), 'The theory of planned behavior', Organizational behavior human decision processes, Số 50(2),Trang: 179-211 Ajzen, I J O b (1991b), The theory of planned behavior, Số 50(2), Trang: 179211 Akram, W và Z Hussain (2008), Agricultural credit constraints and borrowing behavior of farmers in rural Punjab Al-Qeisi, K I (2009), Analyzing the use of UTAUT model in explaining an online behaviour: Internet banking adoption, Doctor of Philosophy, Đại học Brunel Business School Alhassan, A.-R và M A Akudugu (2012), 'Impact of microcredit on income generation capacity of women in the Tamale Metropolitan area of Ghana', Journal of Economics Sustainable Development, Số 3(5),Trang: 41-48 10 Anderson, S và J.-M Baland (2002), 'The economics of roscas and intrahousehold resource allocation', The quarterly journal of economics, Số 117(3),Trang: 963995 11 Anh Phan (2020), Xử lý nghiêm nạn cho vay nặng lãi Gia Lai, Truy cập ngày 11 - - 2020], từ liên kết: https://www.nhandan.com.vn/bandoc/item/43188302xu-ly-nghiem-nan-cho-vay-nang-lai-tai-gia-lai.html 12 Ban đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn (2019), Báo cáo tổng kết thực chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn giai đoạn 2016-2019, Tài liệu lưu hành nội 13 Barbosa, E G và C d C Moraes (2004), 'Determinants of the firm’s capital structure: The case of the very small enterprises', Economics Working Paper (146) 136 Archive at WUSTL, Finance, Số 30,Trang: 20-33 14 Bateman, M (2010), Why doesn't microfinance work?: The destructive rise of local neoliberalism, Zed Books Ltd., USA 15 Beck, T., A Demirguc-Kunt và M S Martinez Peria (2005), Reaching out: Access to and use of banking services across countries, The World Bank 16 Beck, T và A De La Torre (2006a), The basic analytics of access to financial services, The World Bank, 17 Beck, T và A De La Torre (2006b), 'The basic analytics of access to financial services', Financial Market, Institutions & Instruments, Số 16(2),Trang: 79–119 18 Beck, T., A Demirguc-Kunt và M S Martinez Peria (2006a), 'Banking services for everyone? Barriers to bank access and use around the world', World Bank Economic Review, Số 22(3),Trang: 397–430 19 Beck, T., A Demirguc-Kunt và M S Martinez Peria (2006b), Banking services for everyone? Barriers to bank access and use around the world, The World Bank, 20 Beck, T., A Demirgüç-Kunt và R Levine (2007), 'Finance, inequality and the poor', Journal of economic growth, Số 12(1), Trang: 27-49 21 Beck, T., A D Kunt và P Honohan (2009), 'Access to financial services: Measurement, impact, and policies', World Bank Research Observer, Số 24(1),Trang: 119–145 22 Bester, H (1987), 'The role of collateral in credit markets with imperfect information', European Economic Review, Số 31(4),Trang: 887-899 23 Bond, P., D K Musto và B Yilmaz (2009), 'Predatory mortgage lending', Journal of Financial Economics, Số 94(3),Trang: 412–427 24 Booth, M (1991), The Triads: The Growing Global Threat from the Chinese Criminal Societies, St Martin's Press New York, USA 25 Bougheas, S., P Mizen và C Yalcin (2006), 'Access to external finance: Theory and evidence on the impact of monetary policy and firm-specific characteristics', Journal of Banking Finance, Số 30(1),Trang: 199-227 26 Brown, M và C Zehnder (2010), 'The emergence of information sharing in credit markets', Journal of Financial Intermediation, Số 19(2),Trang: 255-278 27 Bùi Kiên Trung, Phạm Bích Liên và Khúc Thế Anh (2019), 'Các nhân tố tác động đến tiếp cận dịch vụ tài chính qua ngân hàng số: Bằng chứng thực nghiệm Việt Nam', Kinh tế & Phát triển, Số 261,Trang: 20-29 28 Calomiris, C W và I Rajaraman (1998), 'The role of ROSCAs: lumpy durables or event insurance?', Journal of development economics, Số 56(1),Trang: 207216 (147) 137 29 Campbell, J Y (2006), 'Household finance', The journal of finance, Số 61(4),Trang: 1553-1604 30 Cấn Văn Lực (2019), Ứng xử phù hợp tín dụng phi chính thức, truy cập ngày 25/10/2019 từ liên kết: https://vietnamfinance.vn/ts-can-van-luc-ung-xu-phu-hoptin-dung-phi-chinh-thuc-20180504224218608.htm 31 Carr, J H và L Kolluri (2001a), 'Predatory lending: An overview', Fannie Mae Foundation, Số 1,Trang: 1-17 32 Carr, J H và L Kolluri (2001b), Predatory lending: An overview, Fannie Mae Foundation, USA 33 Casu, B., C Girardone và P Molyneux (2013), Introduction to banking, Pearson education 34 Chauke, P., M Motlhatlhana, T Pfumayaramba và F Anim (2013), 'Factors influencing access to credit: A case study of smallholder farmers in the Capricorn district of South Africa', African Journal of Agricultural Research, Số 8(7),Trang: 582-585 35 Cheng, D., G Liu, C Qian và Y.-F Song (2009), 'User acceptance of internet banking: an extension of the UTAUT model with trust and quality constructs', International Journal of Services Operations Informatics, Số 4(4),Trang: 378–393 36 Cheung, C M., M K J J o t A s f I S Lee và Technology (2006), Understanding consumer trust in Internet shopping: A multidisciplinary approach, Số 57(4),Trang: 479-492 37 Chin, K.-l (1995), 'Triad societies in Hong Kong', Transnational Organized Crime, Số 1(1),Trang: 47–64 38 Chính phủ (2015), Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp, ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015 39 Chính phủ (2019), Chỉ thị số 12/CT-TTg tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "Tín dụng đen", ban hành ngày 25/04/2019, Hà Nội 40 Chisasa, J (2019), 'Determinants of Access to Bank Credit by Smallholder Farmers: Evidence from South Africa', Academy of Accounting Financial Studies Journal 41 Chong, A Y.-L., F T Chan và K.-B Ooi (2012), 'Predicting consumer decisions to adopt mobile commerce: Cross country empirical examination between China and Malaysia', Decision support systems, Số 53(1),Trang: 34–43 42 Christelis, D., T Jappelli và M Padula (2010), 'Cognitive abilities and portfolio choice', European Economic Review, Số 54(1),Trang: 18-38 43 Claessens, S (2006), 'Access to financial services: A review of the issues and (148) 138 public policy objectives', The World Bank Research Observer, Số 21(2),Trang: 207-240 44 Coco, G (2000), 'On the use of collateral', Journal of Economic Surveys, Số 14(2), Trang: 191-214 45 Đặng Ngọc Đức (2020), Thực trạng và giải pháp hạn chế tín dụng đen, Đề tài nghiên cứu khoa học ngân hàng LienVietPostbank tài trợ, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 46 Dao, H T T., N T Kim và N T Mai (2016), 'Poor Households’ Credit Accessibility: The case of Rural Viet Nam', Afro-Asian J Finance and Accounting, Số 6(3), Trang: 75-86 47 Davis, F D (1985), A technology acceptance model for empirically testing new end-user information systems: Theory and results, Tiến sĩ Quản trị, Đại học Massachusetts Institute of Technology 48 Davis, F D., R P Bagozzi và P R Warshaw (1989a), 'User acceptance of computer technology: a comparison of two theoretical models', Management science, Số 35(8),Trang: 982–1003 49 Davis, F D., R P Bagozzi và P R J M s Warshaw (1989b), User acceptance of computer technology: a comparison of two theoretical models, Số 35(8),Trang: 982-1003 50 Dawi, N M (2019), 'Factors influencing consumers intention to use QR code mobile payment – A proposed framework', International Journal of Recent Technology and Engineering, Số 8(2S),Trang: 114–120 51 Delgadillo, L M., L V Erickson và K W Piercy (2008), 'Disentangling the differences between abusive and predatory lending: professionals’ perspectives', Journal of Consumer Affairs, Số 42(3),Trang: 313-334 52 Demirguc-Kunt, A., L Klapper và M S M Peria (2012), The foundations of financial inclusion: Understanding ownership and use of formal accounts, The World Bank, USA 53 Demyanyk, Y (2006), 'Income inequality: time for predatory lending laws?', The Regional Economist, (Oct),Trang: 10-11 54 DfID (1999), Sustainable livelihoods guidance sheets, DFID, London 55 Diagne, A (1999), Determinants of household access to and participation in formal and informal credit markets in Malawi 56 Diagne, A., M Zeller và M P Sharma (2000), Empirical measurements of households'access to credit and credit constraints in developing countries: methodological issues and evidence (149) 139 57 Diagne, A và M Zeller (2001), Access to credit and its impact on welfare in Malawi, International food policy research institute, Washington, D.C 58 Đỗ Thị Ngọc Anh (2017), Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking khách hàng các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tiến sĩ Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân 59 Doan, T H (2015), Determinants of Access to Bank Credit for Agricultural Households in Vietnam 60 Duong, P B và Y Izumida (2002), 'Rural development finance in Vietnam: A microeconometric analysis of household surveys', World Development, Số 30(2), Trang: 319-335 61 Duy, V Q., M D’Haese, J Lemba và L D’Haese (2012), 'Determinants of household access to formal credit in the rural areas of the Mekong Delta, Vietnam', African Asian studies, Số 11(3),Trang: 261-287 62 Eggert, K (2001), 'Held up in due course: Predatory lending, securization, and the holder in due course doctrine', Creighton L Rev., Số 35(2002),Trang: 503–672 63 Engel, K C và P A McCoy (2001a), 'A tale of three markets: The law and economics of predatory lending', Tex L Rev., Số 80,Trang: 1255-1275 64 Engel, K C và P A McCoy (2001b), 'A tale of three markets: The law and economics of predatory lending', Tex L Rev., Số 80(6),Trang: 1255–1381 65 Eubank, E E (1917), 'Loan sharks and loan shark legislation in Illinois', Journal of Criminal Law & Criminology, Số 8(1),Trang: 69–81 66 Fadzil, F (2017), 'A study on factors affecting the behavioral intention to use mobile apps in Malaysia', Social Science Research Network Electronic, Số 3090753,Trang: 1–19 67 Fatoki, O và A Odeyemi (2010), 'Which new small and medium enterprises in South Africa have access to bank credit?', International Journal of Business Management, Số 5(10),Trang: 128-138 68 Fatoki, O và F Asah (2011), 'The impact of firm and entrepreneurial characteristics on access to debt finance by SMEs in King Williams' town, South Africa', International Journal of Business Management, Số 6(8),Trang: 170-186 69 Finn, T (2018), Vietnam, The dragon that rose from the ashes UNU-WIDER, Helsinki, Finland 70 Fishbein, A và H Bunce (2000), Subprime market growth and predatory lending, U.S Department of Housing and Urban Development, USA 71 Fishbein, M và I Ajzen (1977), Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to theory and research (150) 140 72 Fishbein, M (1979), 'A theory of reasoned action: some applications and implications', Nebraska Symposium on Motivation, Số 27, Trang: 65–116 73 Foon, Y S và B C Y Fah (2011), 'Internet banking adoption in Kuala Lumpur: an application of UTAUT model', International Journal of Business Management, Số 6(4), Trang: 161–167 74 Frangos, C C., K C Fragkos, I Sotiropoulos, G Manolopoulos và A C Valvi (2012), 'Factors affecting customers' decision for taking out bank loans: A case of Greek customers', Journal of Marketing Research Case Studies, Số 12,Trang: 1-16 75 Gaurav, S (2017), What is digital banking, truy cập lần cuối 15/10/2018 http://www.ventureskies.com/blog/digital-banking 76 Giovanis, A N., S Binioris và G Polychronopoulos (2012), 'An extension of TAM model with IDT and security/privacy risk in the adoption of internet banking services in Greece', EuroMed Journal of Business, Số 7(1),Trang: 24–53 77 Godoy, R., K O'neill, S Groff, P Kostishack, A Cubas, J Demmer, K Mcsweeney, J Overman, D Wilkie và N Brokaw (1997), 'Household determinants of deforestation by Amerindians in Honduras', World Development, Số 25(6),Trang: 977-987 78 Ha, D T (2015), 'Determinants of Access to Bank Credit for Agricultural Households in Vietnam', Journal of Economics & Development, Số 17, Trang: 111-122 79 Hair, J F., W C Black, B J Babin, R E Anderson và R L Tatham (1998), Multivariate data analysis, Xuất lần thứ 17, Prentice hall Upper Saddle River, NJ, USA 80 Hair, J J F., G T M Hult, C Ringle và M Sarstedt (2016), A primer on partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM), Sage publications 81 Hananu, B., A Abdul-Hanan và H A Zakaria (2015), 'Factors influencing agricultural credit demand in Northern Ghana', African Journal of Agricultural Research, Số 10(7),Trang: 645-652 82 Haselmann, R., K Pistor và V Vig (2010), 'How law affects lending', The Review of Financial Studies, Số 23(2), Trang: 549–580 83 Hoàng Trần Hậu (2018 of Conference), 'Tiếp cận dịch vụ tài chính các doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình', Kỷ yếu hội thảo: Hội thảo quốc tế: Chính sách tài chính hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp siêu nhỏ, TP Hồ Chí Minh 84 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với Spss, Hồng Đức, Trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh 85 Huston, J S (2010), 'Measuring Financial Literacy' Journal of Consumer Affairs 86 Ismail, R và I Yussof (2010), 'Human Capital and Income Distribution in Malaysia: (151) 141 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 A Case Study', Journal of Economic Cooperation Development, Số 31(2) Kaplan, L J và S Matteis (1968), 'The economics of loansharking', The American Journal of Economics Sociology, Số 27(3),Trang: 239-252 Kelso, R W (1941a), 'Social and economic background of the small loan problem', Law Contemp Probs., Số 8(1),Trang: 14–22 Kelso, R W (1941b), 'Social and Economic Background of the Small Loan Problem', Law Contemp Probs., Số 8,Trang: 14-22 Khúc Thế Anh, Phạm Bích Liên và Bùi Kiên Trung (2020), 'Nhân tố tác động đến dân trí tài chính người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam', Kinh tế & Phát triển, Số 272,Trang: 42-51 Kira, A R và Z He (2012), 'The impact of firm characteristics in access of financing by small and medium-sized enterprises in Tanzania', International Journal of Business Management, Số 7(24),Trang: 108 - 119 Kumar, A (2004), Access to financial services in Brazil, The World Bank, Washington, D.C Lê Thanh Tâm (2013), Mức độ bền vững các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam: Thực trạng và số khuyến nghị, Nhà xuất Giao thông Vận tải, Hà Nội Lê Thanh Tâm (2015), 'Các trường phái cung cấp tài chính vi mô – Lý thuyết gốc và thực nghiệm Việt Nam', Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 218,Trang: 2-10 Ledgerwood, J (1998), Microfinance handbook: An institutional and financial perspective, The World Bank Ledgerwood, J., J Earne và C & Nelson (2013a), The new microfinance handbook: A financial market system perspective, The World Bank, USA Ledgerwood, J., J Earne và C Nelson (2013b), The new microfinance handbook: A financial market system perspective, The World Bank Lee, J (2006), 'Family firm performance: Further evidence', Family business review, Số 19(2), Trang: 103-114 Lee, M.-C J E c r (2009), Factors influencing the adoption of internet banking: An integration of TAM and TPB with perceived risk and perceived benefit, Số 8(3),Trang: 130-141 Lee, Y.-K., J.-H Park, N Chung và A Blakeney (2012), 'A unified perspective on the factors influencing usage intention toward mobile financial services', Journal of Business Research, Số 65(11),Trang: 1590–1599 Levenson, A R và T Besley (1996), 'The anatomy of an informal financial market: Rosca participation in Taiwan', Journal of development economics, Số 51(1), Trang: 45-68 Mai, N T T., K Smith và J R Cao (2009), 'Measurement of modern and (152) 142 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 traditional self-concepts in Asian transitional economies', Journal of Asia-Pacific Business, Số 10(3),Trang: 201-220 Mai, N T T và S K Tambyah (2011), 'Antecedents and Consequences of Status Consumption among Urban Vietnamese Consumers', Organizations Markets in Emerging Economies, Số 2(1),Trang: 75-98 Malesky, E J và M Taussig (2009), 'Where is credit due? Legal institutions, connections, and the efficiency of bank lending in Vietnam', The Journal of Law, Economics, Organization, Số 25(2),Trang: 535-578 Malhotra, P và B Singh (2009), 'The impact of internet banking on bank performance and risk: The Indian experience', Eurasian Journal of Business Economics, Số 2(4),Trang: 43–62 Mankiw, N G., D Romer và D N Weil (1992), 'A contribution to the empirics of economic growth', The quarterly journal of economics, Số 107(2),Trang: 407-437 Mathieson, K J I s r (1991), Predicting user intentions: comparing the technology acceptance model with the theory of planned behavior, Số 2(3),Trang: 173-191 McCoy, P A (2005), 'A behavioral analysis of predatory lending', Akron L Rev., Số 38(4),Trang: 725–739 Michael, A., Y D Giroh, M Polycarp và Z E Ashindo (2018), 'Analysis of rural farm households’ access to formal agricultural credit in Yola south local government area, Adamawa State, Nigeria', Acta Universitatis Agriculturae et Silviculturae Mendelianae Brunensis, Số 66(4),Trang: 947-954 Miller, R B (1966), 'The impingement of loansharks on the banking industry', Banker's Magazine, Số 149,Trang: 84–91 Moore, G C và I Benbasat (1991a), 'Development of an instrument to measure the perceptions of adopting an information technology innovation', Information systems research, Số 2(3),Trang: 192–222 Moore, G C và I J I s r Benbasat (1991b), Development of an instrument to measure the perceptions of adopting an information technology innovation, Số 2(3),Trang: 192-222 Morgan, D P (2007), Defining and detecting predatory lending, Staff Report Morgan, W (2000), Triad Societies: Triad societies in Hong Kong, Taylor & Francis Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài khách hàng ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 Ngoc, L T B (2016), 'Banking Relationship and Bank Financing: The Case of (153) 143 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 Vietnamese Small and Medium-sized Enterprises', Journal of Economics and Development, Số 15,Trang: 74-90 Nguyen, C H (2007), Determinants of credit participation and its impact on household consumption: Evidence from rural Vietnam Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên Cứu Khoa Học Trong Quản Trị Kinh Doanh, Lao Động - Xã hội, Hà Nội Nguyen, H H (2018), 'The Factors Affecting the Access to Banking Credits of Family Businesses in Tra Vinh Province, Vietnam', International Journal of Economics Financial Issues, Số 8(5), Trang: 64-74 Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm, Ngô Văn Thứ và Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), Microfinance versus Poverty Reduction in Vietnam-Diagnostic Test and Comparison, Transportation Publisher, Hanoi Nguyễn Kim Hùng (2019), Thực trạng Tín dụng đen và giải pháp, Diễn đàn kinh tế, Hà Nội Nguyễn, L D (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ An Giang Nguyễn Mai Phương, Lưu Thị Minh Ngọc và Trần Hoàng Dũng (2019), 'Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng sinh viên trên địa bàn Hà Nội', Economics and Business, Số 35(1),Trang: 1–15 Nguyen, N T (2014), Credit accessibility and small and medium sized enterprise growth in Vietnam, Đại học Lincoln University Nguyễn Phúc Chánh (2016), Phân tích các nhân tố tác động đến định vay vốn khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh Agribank trên địa bàn TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Trà Vinh Nguyễn, Q N và V T Bùi (2011), 'Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập người dân tộc thiểu số đồng sông Cửu Long', Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,Trang: 240-250 Nguyễn, Q O và T M D Phạm (2010), 'Khả tiếp cận tín dụng chính thức nông hộ: Trường hợp nghiên cứu vùng ngoại thành Hà Nội', Tạp chí Khoa học và Phát triển 128 Nguyễn Vân Hà, Nguyễn Thị Việt Hà, Trần Ngọc Sơn và L T Ly (2018), 'Bài học quản lý tín dụng đen cho Việt Nam từ kinh nghiệm Trung Quốc', Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 194,Trang: 65–70 129 Nugent, R (1941a), 'The loan-shark problem', Law Contemporary Problems, Số 8(1),Trang: 3–13 130 Nugent, R (1941b), 'The Loan-Shark Problem', Law Contemporary Problems, Số 8(1),Trang: 3-13 (154) 144 131 Ogolla, G A (2013), Relationship between corporate social responsibility and financial performance of commercial banks in Kenya, PhD Thesis, Đại học University Of Nairobi 132 Okurut, F N (2006), 'Access to credit by the poor in South Africa: Evidence from Household Survey Data 1995 and 2000', Stellenbosch: University of Stellenbosch 133 OXFAM (2015), Hợp tác, liên kết nông dân sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền lợi, tiếng nói, lựa chọn nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách, Nhà xuất Hồng Đức, Hà Nội 134 Peria, M S M., F en, A Demirguc-Kunt và L Klapper (2012), The foundations of financial inclusion: Understanding ownership and use of formal accounts, The World Bank, USA 135 Peterson, A (2013), 'Predatory payday lending: Its effects and how to stop it', Center for American Progress, Số 20,Trang: 1–7 136 Phạm Bích Liên (2016a), Phát triển hoạt động tài chính vi mô các tổ chức tín dụng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân 137 Phạm Bích Liên (2016b), Phát triển hoạt động tài chính vi mô các tổ chức tín dụng Việt Nam, Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân 138 Phạm Thành Thôi (2020 of Conference), 'Thực trạng và tác động công nhân các tỉnh/thành phía Nam và các yếu tố tác động', Kỷ yếu hội thảo: Hội thảo khoa học Quốc gia, Trường đại học Kinh tế Quốc dân 139 Phạm Văn Tám (2018), Tình trạng 'tín dụng đen': Luật còn nhiều kẽ hở?, Truy cập ngày [27 / / 2020], từ liên kết: https://baomoi.com/tinh-trang-tin-dung-denluat-van-con-nhieu-ke-ho/c/29115840.epi 140 Phạm Văn Tám (2020 of Conference), 'Khó khăn vướng mắc phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” và kiến nghị giải pháp', Kỷ yếu hội thảo: Hội thảo khoa học Quốc gia, Trường đại học Kinh tế Quốc dân 141 Phan, Đ K (2013), "Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức nông hộ Đồng sông Cửu Long", Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ, số 28, Trang: 38-53 142 Prayoonphan, F và X Xu (2019), 'Factors influencing the intention to use the common ticketing system (spider card) in Thailand', Behavioral Sciences, Số 9(5),Trang: 46–63 143 Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 quy định về: Các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 16 tháng năm 2010 144 Rehman, H U và S Ahmed (2008), 'An empirical analysis of the determinants of bank selection in Pakistan: A customer view', Pakistan Economic Social Review, (155) 145 Số 46,Trang: 147-160 145 Reynolds, D (2004), 'Predatory Lending in Oregon: Does Oregon Need an AntiPredatory Lending Law, or Do Current Laws and Remedies Suffice', Or L Rev., Số 83,Trang: 1081-1108 146 Rogers, E M (1995), 'Diffusion of innovations: modifications of a model for telecommunications', Trong Die diffusion von innovationen in der telekommunikation, Springer, Berlin, Heidelberg, trang 25–38 147 Romer, P M (1990), 'Endogenous technological change', Journal of Political Economy, Số 98(5, Part 2),Trang: S71-S102 148 Rose, P và S Hudgins (2015), Bank management and financial services, The McGraw− Hill, USA 149 Saibaba, S và T N Murthy (2013), 'Factors influencing the behavioural intention to adopt Internet banking: An empirical study in India', Researchers World: Journal of Arts, Science Commerce, Số 4(4),Trang: 1–16 150 Saqib, S E., J K Kuwornu, S Panezia và U Ali (2018), 'Factors determining subsistence farmers' access to agricultural credit in flood-prone areas of Pakistan', Kasetsart Journal of Social Sciences, Số 39(2),Trang: 262-268 151 Sarma, M và J Pais (2011), 'Financial inclusion and development', Journal of international development, Số 23(5),Trang: 613-628 152 Schmulow, A (2016a), 'Curbing reckless and predatory lending: A statutory analysis of South Africa's National Credit Act', Competition and Consumer Law Journal 220, Số 24,Trang: 1-24 153 Schmulow, A (2016b), 'Curbing reckless and predatory lending: A statutory analysis of South Africa's National Credit Act', Competition and Consumer Law Journal, Số 24(3),Trang: 220–247 154 Shergill, G S và B Li (2005), 'Internet Banking–An empirical investigation of a trust and loyalty model for New Zealand banks', Journal of Internet commerce, Số 4(4),Trang: 101–118 155 Shergold, P R (1978), 'The Loan Shark: The Small Loan Business in Early Twentieth-Century Pittsburgh', Pennsylvania History: A Journal of Mid-Atlantic Studies, Số 45(3),Trang: 195-223 156 Soudijn, M R và S X Zhang (2013), 'Taking loan sharking into account: a case study of Chinese vest-pocket lenders in Holland', Trends in Organized Crime, Số 16(1),Trang: 13-30 157 Tanaka, T., C F Camerer và Q Nguyen (2010), 'Risk and time preferences: Linking experimental and household survey data from Vietnam', American (156) 146 Economic Review, Số 100(1),Trang: 557-571 158 Taylor, S và P J M q Todd (1995), "Assessing IT usage: The role of prior experience", MIS Quarterly, Vol 19, No (Dec., 1995), pp 561-570 159 Thompson, R L., C A Higgins và J M Howell (1991a), 'Personal computing: toward a conceptual model of utilization', Management Information Systems quarterly, Số 15(1),Trang: 125–143 160 Thompson, R L., C A Higgins và J M J M q Howell (1991b), Personal computing: toward a conceptual model of utilization, Trang: 125-143 161 Thuku, A G (2017), Factors Affecting Access to Credit By Small and Medium Enterprises in Kenya: A Case Study of Agriculture Sector in Nyeri County, PhD Thesis, Đại học United States International University-Africa 162 Tổng cục Thống kê (2020), Niên giám Thống kê (từ 2010 đến 2020), Thống kê, Hà Nội 163 Trần, Á K và T T Huỳnh (2013), 'Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang', Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Trang: 17-24 164 Trần Thọ Đạt (2018), Kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018, Nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 165 Trịnh Đức Chiều (2019), Thực trạng hoạt động hộ kinh doanh Việt Nam, Tài chính, Trang: link trích dẫn http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinhdoanh/thuc-trang-hoat-dong-cua-ho-kinh-doanh-o-viet-nam-302038.html 166 Trịnh, T T H (2015), 'Các yếu tố ảnh hưởng ðến tiếp cận tín dụng hộ nông dân việt nam', Kỷ yếu công trình khoa học Trường Đại học Thăng Long 167 Venkatesan, S (2004), 'Abrogating the holder in due course doctrine in subprime mortgage transactions to more effectively police predatory lending', Legislature and Public Policy, Số 7,Trang: 198–200 168 Venkatesan, S J N L (2003), "Abrogating the Holder in Due Course Doctrine in Subprime Mortgage Transactions to More Effectively Police Predatory Lending", Legislature and Public Policy , Số 7, Trang: 177 169 Venkatesh, V., M G Morris, G B Davis và F D Davis (2003a), "User acceptance of information technology: Toward a unified view", Management Information Systems quarterly, Số 27(3),Trang: 425–478 170 Venkatesh, V., M G Morris, G B Davis và F D J M q Davis (2003b), "User acceptance of information technology: Toward a unified view", MIS Quarterly, Vol 27, No (Sep., 2003), pp 425-478 171 Venkatesh, V., J Y Thong và X Xu (2012), 'Consumer acceptance and use of information technology: extending the unified theory of acceptance and use of (157) 147 technology', Management Information Systems quarterly, Số 36(1),Trang: 157–178 172 Võ Trí Thành (2018 of Conference), 'Tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vùng nông thôn Việt Nam', Kỷ yếu hội thảo: Hội thảo quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2017 và Triển trọng năm 2018, Hà Nội 173 Vũ Tiến Lộc (2018 of Conference), 'Tiếp cận dịch vụ tài chính các doanh nghiệp khu vực nông thôn Việt Nam', Kỷ yếu hội thảo: Cải cách thủ tục hành chính – Cải thiện số tiếp cận tín dụng, Hà Nội 174 Wang, Y S., Y M Wang, H H Lin và T I J I j o s i m Tang (2003), "Determinants of user acceptance of Internet banking: an empirical study", International Journal of Service Industry Management, ISSN: 0956-4233 175 World Bank (2018), FinTech and Financial Inclusion, World Bank 176 Yehuala, S (2008), Determinants of smallholder farmers access to formal credit: the case of Metema Woreda, North Gondar, Ethiopia, Đại học Haramaya University 177 Yiu, C S., K Grant và D Edgar (2007), 'Factors affecting the adoption of Internet Banking in Hong Kong—implications for the banking sector', International journal of information management, Số 27(5),Trang: 336–351 178 Yunus, M (2007), 'Credit for the poor: Poverty as distant history', Harvard International Review, Số 29(3),Trang: 20 (158) 148 PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH A Dàn câu hỏi vấn sâu nghiên cứu định tính Câu hỏi vấn sâu dành cho chuyên gia lý thuyết PHẦN MỞ ĐẦU Kính chào các chuyên gia Tôi là Lê Hoàng Anh, giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, thực đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam” Mục tiêu đề tài nhằm tìm hiểu nhân tố tác động đến tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Rất mong nhận tham gia tích cực các anh/chị Tôi cam kết rằng, thông tin anh/chị bảo mật, phục vụ cho bài nghiên cứu này Tất ý kiến trung thực anh/chị góp phần vào thành công nghiên cứu này Thông tin cá nhân người vấn: Họ và tên: ……………………………………………………………………… Công việc tại: ……………………………………………………………… PHẦN NỘI DUNG I Đánh giá mô hình: o Anh/chị đánh giá nào tình hình tiếp cận tín dụng (chính thức và phi chính thức) hộ kinh doanh cá thể Việt Nam nay? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… o Theo các anh chị, có nhân tố nào tác động đến tiếp cận tín dụng (chính thức và phi chính thức) hộ kinh doanh cá thể Việt Nam nay? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… ………………………………………………………………………………… (159) 149 o Theo các anh chị, việc sử dụng mô hình TAM, TPB, UTAUT xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam có phù hợp không? Vì sao? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… ………………………………………………………………………………… II Đánh giá thang đo: Các câu hỏi có nội dung xoay quanh các phần có bảng hỏi và theo trình tự các phần đó Phần thông tin chung: o Theo anh/chị nội dung phần thông tin chung đối tượng khảo sát, các nội dung các mục hỏi có phù hợp không? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… o Theo anh/chị có cần bổ sung hay điều chỉnh gì không? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… ………………………………………………………………………………… Phần tiếp cận tín dụng chính thức o Theo các anh chị, có rào cản nào ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức các hộ kinh doanh cá thể Việt Nam? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… ………………………………………………………………………………… o Trong bảng hỏi đưa đây, theo các anh chị, cần hiệu chỉnh bảng hỏi nào? Về thay đổi cách hỏi, bổ sung nhân tố? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp anh/chị! (160) 150 Câu hỏi vấn đại diện các TCTD, các tổ chức cung cấp tín dụng phi chính thức và hộ kinh doanh cá thể Đây là tập hợp các câu hỏi dành cho các đối tượng vấn và câu trả lời thu thập sau vấn Câu hỏi hồ sơ vay vốn: Theo anh/chị hồ sơ vay vốn cần chuẩn bị gì? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… Câu hỏi tài sản chấp đảm bảo: các hộ vay tiền cần gì để đảm bảo trả nợ vay? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… Câu hỏi giá trị khoản vay: Các khoản vay hộ kinh doanh cá thể thường có giá trị là bao nhiêu? Lãi suất sao? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… Câu hỏi dành cho các tổ chức cung ứng dịch vụ phi chính thức: Theo anh/chị quan sát thì nam hay nữ vay nhiều hơn? Hộ kinh doanh cá thể thường vay với mục đích gì? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… Câu hỏi tài sản chấp đảm bảo: Hộ kinh doanh cá thể vay tiền cần gì để đảm bảo chấp? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… (161) 151 Câu hỏi cách thức xử lí nợ: Khách hàng là hộ kinh doanh cá thể thường trả nợ đúng hạn hay không? Hộ kinh doanh cá thể bị xử lí nào không trả đủ và đúng nợ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… (Câu hỏi dành riêng cho hộ kinh doanh cá thể): Anh/ chị có tự tính toán số tiền phải trả, anh chị có xác định rủi ro vay? Lí gì khiến anh chị lựa chọn vay tín dụng đen thay vì tổ chức tín dụng chính thức? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… (162) 152 B Kết vấn sâu Kết vấn chuyên gia lý thuyết Từ kết vấn lấy ý kiến chuyên gia, cùng với qua trình tổng quan tác giả cần nhắc và định điều chỉnh bảng hỏi sau: Ở phần A: Thông tin chung: Bỏ phần số lần vay vòng năm vì nó không thể kinh nghiệm thực người vay có nhiều yếu tố cá nhân Ở phần B: Các chuyên gia cho nên bổ sung thêm ba biến phụ thuộc mới: “Hiểu biết tài chính”, “Tiện lợi” và “Bảo mật” Thêm phần đo lường mức độ hiểu biết tài chính hộ kinh doanh cá thể thông qua các câu hỏi chủ đề tài chính Các biến đo lường điều chỉnh lại sau để dễ dàng cho việc phát triển bảng hỏi Bên cạnh đó, các chuyên gia cho nên thay thuật ngữ “tín dụng đen” “tín dụng tiêu dùng” các hiệu cầm đồ và vay online để có thể thuận tiện cho quá trình khảo sát Đối với tín dụng phi chính thức, thì có thể sử dụng mô hình UTAUT để đo lường tiếp cận, tiếp cận tín dụng chính thức thì không nên, các nhân tố cần tách Do đó, hàm ý cần rõ ràng Kết vấn các hộ, người cho vay (tóm tắt) Đây là tập hợp các câu hỏi dành cho các đối tượng vấn và câu trả lời thu thập sau vấn, nhìn chung các câu trả lời các đối tượng thể đồng quan điểm Câu hỏi hồ sơ vay vốn: Theo anh/chị hồ sơ vay vốn cần chuẩn bị gì? Kết vấn cho thấy, hồ sơ vay vốn chuẩn bị gần hoàn toàn nhân viên tổ chức tín dụng đen Khách hàng việc lên web chụp ảnh thông tin cá nhân, CMND cung hóa đơn điện nước hay bảng lương… Những giấy tờ này sau đó kiểm tra kĩ Đội ngũ soạn thảo này soạn thảo hợp đồng cho đúng luật Người vay vốn bắt buộc phải ghi rõ “Tôi hoàn toàn đồng ý, không có ép buộc ai” trường hợp đến vay trực tiếp vay online Về bản, việc chuẩn bị hồ sơ vay nhanh chóng, đảm bảo tối đa yêu cầu thủ tục cho khách hàng đội ngũ soạn thảo các tổ chức này chuyên nghiệp (các đối tượng đến tận nơi làm hồ sơ giải ngân vòng 10 phút), ngoài cho hộ kinh doanh vay thường vay khoản có giá trị nhỏ (163) 153 Câu hỏi tài sản chấp đảm bảo: Các hộ kinh doanh cá thể (hoặc chủ hộ) vay tiền cần gì để đảm bảo chấp? Đối với trường hợp cần tiền gấp, chủ hộ thường phải cắm các tài sản vật chất xe máy, điện thoại, và cho vay khoảng 40 - 80% giá trị tài sản tùy tình trạng tài sản cầm cố Tuy nhiên các khoản vay nhỏ thì cần để lại các loại giấy tờ đặc biệt chứng minh thư Câu hỏi giá trị khoản vay: Các khoản vay chủ hộ thường có giá trị là bao nhiêu? Lãi suất sao? Đa số chủ hộ vay khoản nhỏ, thường rơi vào khoảng 20 triệu đồng với thẻ chủ hộ các giấy tờ tương tự Cũng có trường hợp vay số tiền lớn khoảng 15 - 20 triệu đồng, trường hợp này phải là “khách quen” hoặc/và phải “cắm” xe máy để đảm bảo Các khoản lãi và phí lại phụ thuộc nhiều vào đối tượng vay vốn: nhu cầu vay gấp, giá trị khoản vay hay mức độ “thân quen”, mức độ đảm bảo khách hàng Khoản vay càng nhỏ, lãi suất càng cao, các khoản vay triệu thì có giá là 3.000 đồng 5.000 đồng/triệu/ngày khoảng 40 - 60% sau tháng Các khoản vay tính theo lãi gộp nên tăng nhanh và lãi thường cao gấp nhiều lần gốc Ngoài còn có hình thức cho vay gần giống “bát họ” trên thị trường, cụ thể khách hàng muốn vay khoản 15 triệu thì phải trả trước khoản lãi là triệu và nhận 12 triệu, sau khoảng 20 - 30 ngày khách hàng phải hoàn lại toàn số tiền là 15 triệu Câu hỏi đối tượng chủ hộ vay: Theo anh/chị quan sát thì chủ hộ nam hay chủ hộ nữ vay nhiều hơn? Chủ hộ thường vay với mục đích gì? Những người vấn trả lời theo quan sát họ chủ hộ nam vay nhiều hơn, mạnh dạn tìm đến khoản vay tín dụng đen Theo thông tin vấn từ phía người cung cấp và nhóm chủ hộ đã vay mục đích vay chủ hộ đa dạng, đa số phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn và có thể chia thành nhóm: (1) Nhóm vay để phục vụ khoản chi “tạm cho là chính đáng” Lí phổ biến là vay để đóng học phí để dự thi, vay để trả tiền trọ, tiền thuốc men ốm đau Phần lớn nhóm này là chủ hộ học xa nhà, điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp nên thường không dư giả tiền, gia đình không gửi kịp tiền và không thể vay nguồn nào khác (như người quen, bạn bè…) Tuy nhiên đối tượng này đánh giá là không nhiều (164) 154 (2) Nhóm vay để phục vụ cho khoản chi khác ngoài các nhu cầu thiết yếu Đây là nhóm chủ hộ cho là chơi bời, vay cho mục đích “tiêu dùng” Những người cung cấp tín dụng đen cho biết có nhiều chủ hộ nam vay với lí để liên hoan, tổ chức sinh nhật cho người yêu, mua quà cho người yêu dịp lễ lại chưa có tiền gia đình chuyển lên Khi hỏi sâu hơn, nhóm chủ hộ vấn đồng ý chủ hộ nam thường trả nhiều cho vấn đề nêu trên Một phần đông là vay tiền để cờ bạc, cá độ, để trả nợ chỗ khác nghiện hút nên cần tiền mua thuốc… Những chủ hộ này thường là nhà khá giả Đặc biệt, người cho vay còn cho biết có trường hợp chủ hộ nữ vay để trang bị váy áo, son phấn, “đồ nghề” “khách” quán bar nằm đường dây mua bán dâm Những đối tượng này thường vay nhanh trả nhanh kiếm tiền từ khách làng chơi Câu hỏi tài sản chấp đảm bảo: Chủ hộ vay tiền cần gì để đảm bảo chấp? Đối với trường hợp cần tiền gấp và cần số tiền lớn (khoảng 40 triệu trở xuống) chủ hộ thường phải cắm các tài sản vật chất xe máy, điện thoại, và cho vay khoảng 40 - 80% giá trị tài sản tùy tình trạng tài sản cầm cố Tuy nhiên các khoản vay nhỏ thì cần để lại các loại giấy tờ đặc biệt chứng minh thư, thẻ chủ hộ… Câu hỏi cách thức xử lí nợ: Khách hàng là chủ hộ thường trả nợ đúng hạn hay không? Chủ hộ bị xử lí nào không trả đủ và đúng nợ? Nhóm chủ hộ vay để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, chính đáng thường trả nợ đúng hạn có tiền từ gia đình gửi lên Thêm nữa, nhóm này không phải bọn ăn chơi nên ý thức từ đầu đã ý thức rõ mức độ rủi ro khả trả nợ Nhiều chủ hộ có nguồn thu nhập từ công việc làm thêm cần tiền gấp mà chưa có lương, vay ngân hàng thì thủ tục nhiều thời gian nên đành tìm đến tín dụng đen Nhóm còn lại, thường nhiều thời gian để thu hồi nợ vì nguồn thu nhập bấp bênh (cờ bạc lúc thắng lúc thua) không có việc làm ỷ lại vào gia đình phải trả nợ cho, vay xoay vòng (vay chỗ này để trả cho chỗ khác)… Những đối tượng không trả đúng hạn và trả đủ sẻ bị khủng bố điện thoại, bom thư, bom điện thoại, tiếp tục “không tự giác” trả nợ thì bên cung cấp tín dụng đen tìm đến gia đình để gây áp lực (Câu hỏi dành riêng cho chủ hộ): Anh chị có tự tính toán số tiền phải trả, anh chị có xác định rủi ro vay? Lí gì khiến anh chị lựa chọn vay tín dụng đen thay vì tổ chức tín dụng chính thức? Kết vấn 10/12 chủ hộ trả lời họ có thể ước chừng/ tính toán giá khoản vay phần nhờ vào kiến thức tài chính cung cấp việc học tập, (165) 155 phần là nhờ kinh nghiệm, đặc biệt với chủ hộ đã tìm đến tín dụng đen nhiều lần Các chủ hộ đồng ý tín dụng đen chưa đựng rủi ro lớn: mức lãi suất cao nhiều các tổ chức tài cung cấp tín dụng chính thức, nhiều khoản chi phí tiềm ẩn, nhiều thủ đoạn để ngăn nợ dứt nợ, chưa kể cách thức đòi nợ tổ chức này người trả chậm gây tâm lí lo ngại lớn Khi hỏi sử dụng tín dụng đen thì chủ hộ này đưa lí sau: Lí đưa nhiều là họ “không còn nguồn nào khác để vay” Hiện chưa có nhiều ngân hàng hay tổ chức tín dụng hỗ trợ cho chủ hộ vay, chủ hộ vay với lí chính đáng để đóng học phí thì điều kiện vay khắt khe và tốn nhiều thời gian cho thủ tục nhu cầu vay họ là cấp bách; còn chủ hộ vay với mục đích chơi bời thì tất nhiên không thể vay ngân hàng Các lí khác thúc đẩy việc chủ hộ vay tín dụng đen liên quan đến hiệu quả, thuận lợi, tiện ích Tín dụng đen cung cấp dịch vụ nhanh chóng (giải ngân 10 phút), hợp đồng và hồ sơ chuẩn bị nhân viên tổ chức này nên khách hàng tiết kiệm thời gian Nhóm chủ hộ gợi ý thêm gần trường đại học mà họ theo học có nhiều sở cho chủ hộ vay tín chấp, tiệm cầm đồ, chí còn nằm tập trung địa bàn nên không nhiều thời gian để người có nhu cầu vay thay vì đến trực tiếp, có thể lựa chọn hình thức vay qua app, qua mạng Internet nhanh Điều kiện đảm bảo đơn giản, không cần chấp Một vài chủ hộ trả lời có nhu cầu vay vốn, họ bạn bè mình - người đã vay giới thiệu chỗ “người quen” và đảm bảo có uy tín Ngoài ra, đặt thêm câu hỏi: “Sự cam kết giữ bí mật thông tin cá nhân khách hàng từ người cung cấp khoản có phải yếu tố tác động đến ý định vay tín dụng đen anh/chị không?” để kiểm tra định tính phù hợp nhân tố “Bảo mật” mà nhóm thêm vào Các chủ hộ đưa câu trả lời là “Có” mặc cảm bạn bè, không muốn biết mình vay với mục đích gì, không muốn bị làm phiền (166) 156 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 1.1 BẢNG KHẢO SÁT ĐỐI VỚI TIÊP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Kính chào anh/chị Tôi là Lê Hoàng Anh, giảng viên và nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thực đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng hộ kinh doanh cá thể Việt Nam”, nhằm kiến nghị các chính sách, biện pháp để các hộ gia đình tiếp cận vốn dễ dàng Để thực thành công nghiên cứu này, tôi mong muốn có giúp đỡ các anh/chị thông qua việc trả lời bảng hỏi sau đây Các ý kiến bảng hỏi này không có đúng hay sai, mà mang tính chất đánh giá riêng các anh chị Chúng tôi cam kết rằng, thông tin các anh chị giữ kín, và phục vụ cho nghiên cứu này Các anh chị không quá 10 phút để thực nghiên cứu này Phần 1: Phần thông tin chung Các anh chị lưu ý, với các câu hỏi có dấu (*) là các câu hỏi bắt buộc trả lời Giới tính các anh/chị (Nam/Nữ) (*): ………………………………… Độ tuổi các anh/chị (*) ……………………………………………… Trình độ học vấn các anh/chị (*) a Tiểu học trở xuống b Tốt nghiệp THCS THPT c Học nghề, trung cấp chuyên nghiệp d Đại học, Cao đẳng e Trên đại học Khu vực nơi anh/chị sinh sống? (*) a, Thành thị b, Nông thôn Số năm hoạt động kinh doanh gia đình các anh/chị? (*) a Ít năm b 1-5 năm c 6-10 năm d Trên 10 năm Thu nhập hàng tháng hộ anh/chị? (*) a Dưới 10 triệu b 10 - 20 triệu c 20 - 30 triệu d Trên 30 triệu (167) 157 Số lao động bình quân hộ anh/chị? (*) a Dưới người b - 10 người c 10 - 20 người d Trên 20 người Anh chị có sử dụng điện thoại thông minh hay không? (*) a Có b Không Anh chị có sử dụng internet hay không? (*) a Có b Không 10 Hộ các anh chị có sử dụng các phần mềm kế toán hay không? (*) a Có b Không 11 Hộ các anh chị có a Vay vốn các tổ chức tín dụng chính thức (như ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô) không? b Số tiền vay lần là bao nhiêu? c Thời gian vay bình quân là bao nhiêu Nếu có, vui lòng chuyển xuống bảng hỏi dây 11 Hộ các anh chị có a Vay vốn các tổ chức tín dụng phi chính thức (như các cửa hàng cầm đồ…) không? b Số tiền vay lần là bao nhiêu? c Thời gian vay bình quân là bao nhiêu Nếu có, vui lòng chuyển xuống bảng hỏi 1.2 Phần 2: Khả tiếp cận vốn Nội dung Hoàn toàn không đồng ý Tôi cho khoản vay từ các TCTD chính thức có chi phí quá lớn Tôi cho việc tiếp cận vốn từ Không đồng ý Không có ý kiến Hoàn Đồng ý toàn đồng ý (168) 158 phía TCTD chính thức hoàn toàn khả tôi Dịch vụ tín dụng TCTD chính thức khó để tiếp cận Ở khu vực sinh sống mình, tôi dễ dàng vay vốn TCTD chính thức Phần 3: Đặc điểm chủ hộ Nội dung Tôi là người sở hữu chính tài sản để đảm bảo cho khoản vay vốn TCTD chính thức Tài sản tôi dễ bán để thu tiền Tài sản đảm bảo tôi có giá trị thị trường ít thay đổi Thu nhập tôi hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng ổn định Nếu tôi vay vốn, thu nhập tôi tăng lên (sau trừ các khoản vay) Nếu tôi có ít người phụ thuộc ăn theo hàng tháng thì dễ dàng tiếp cận khoản vay từ TCTD chính thức Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không Đồng có ý kiến ý Hoàn toàn đồng ý (169) 159 Nội dung Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không Đồng có ý kiến ý Hoàn toàn đồng ý Kinh nghiệm kinh doanh càng nhiều thì càng dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức Tôi dễ dàng tiếp cận tín dụng kinh nghiệm lĩnh vực vay vốn lớn năm Tôi đã vay vốn TCTD chính thức để phục vụ sản xuất kinh doanh trước đây Phần 4: Đặc điểm NHTM Nội dung Tôi chọn vay vốn TCTD chính thức gần địa điểm sản xuất kinh doanh tôi Tôi chọn vay vốn các TCTD chính thức đặt vị trí thuận tiện cho lại tôi Tôi chọn vay vốn các TCTD chính thức có mạng lưới chi nhánh ngân hàng rộng khắp Tôi quan tâm đến lãi suất thấp so với TCTD khác Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không Đồng có ý kiến ý Hoàn toàn đồng ý (170) 160 Hoàn toàn Nội dung Tôi chấp nhận lãi suất ưu đãi nhiều điều kiện kèm theo Tôi ưu tiên TCTD chính thức có chi phí giao dịch, vay vốn thấp Thủ tục vay vốn khó đáp ứng Thời gian giải ngân vốn vay chậm Thời gian xem xét và phê duyệt hồ sơ vay vốn dài Tôi chọn vay TCTD có vốn nhà nước Tôi chọn vay TCTD có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Tôi chọn vay TCTD có quy mô lớn, có tiếng tăm Tôi chọn vay TCTD cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Tôi chọn vay TCTD có dịch vụ ngân hàng điện tử có hệ thống công nghệ đại Tôi chọn vay TCTD có dịch vụ ngân hàng điện tử dễ sử dụng Tôi chọn vay TCTD có dịch vụ ngân hàng điện tử tích hợp nhiều tiện ích Tôi chọn vay TCTD có dịch vụ ngân hàng điện tử có tin tưởng, an toàn không đồng ý Không Không Đồng đồng ý có ý kiến ý Hoàn toàn đồng ý (171) 161 PHỤ LỤC 1.2: PHIẾU KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI TIẾP CẬN TÍN DỤNG PHI CHINH THỨC Nhận thức Hiệu kỳ vọng HQ1 Tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) giúp giải vấn Hoàn toàn Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 5 5 Không đồng ý Bình thường Đồng ý 5 không đồng ý đề tài chính người thân thiết với tôi HQ2 Tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) giúp cho phép tôi vay nhanh HQ3 Tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) giúp giải các nhu cầu cá nhân nhanh chóng (mua sắm, đầu tư) HQ4 Tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) giúp tôi có hội tăng thu nhập HQ5 Tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) giúp tôi vay tôi bị các ngân hàng từ chối Nỗ lực kỳ vọng NL1 Việc tiếp cận tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) thường Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý dễ dàng NL2 Các thông tin và quy định việc vay vốn thường dễ hiểu NL3 Các thủ tục vay thường dễ nhớ và dễ thao tác cho lần vay (172) 162 NL4 Tôi cảm thấy tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) dễ sử 5 Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 5 AH3 Người tổ chức cho vay tiêu dùng đã có hỗ trợ việc sử dụng tôi AH4 Những xu hướng chung trên mạng xã hội ủng hộ sử dụng tín 5 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý ĐK1 Các điều kiện địa lý điều kiện cá nhân giúp tôi dễ dàng vay các khoản vay tiêu dùng ĐK2 Tôi có đủ khả để vay và trả nợ vay tiêu dùng dụng NL5 Tôi có thể dễ dàng cho người khác sử dụng tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) Ảnh hưởng xã hội AH1 Những người quan trọng với tôi giới thiệu và hướng dẫn tôi sử Hoàn toàn không đồng ý dụng tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) AH2 Những người quen gia đình tôi (họ hàng,bạn bè ), nghĩ tôi nên sử dụng tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) dụng đen AH5 Những người tiếng sử dụng tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) Điều kiện thuận lợi (173) 163 5 Hoàn toàn Không Bình Đồng không đồng ý đồng ý thường ý HB2 Tôi có thể tự tin định sử dụng tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) HB3 Tôi có thể sử dụng tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý ĐK3 Nhân viên các tổ chức tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) sẵn sàng hỗ trợ tôi gặp khó khăn việc sử dụng hệ thống ĐK4 Tôi có đủ kiến thức để sử dụng tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) Hiểu biết tài chính HB1 Tổi hiểu rõ tác động (lợi Hoàn toàn đồng ý ích và rủi ro) mà tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) đem lại cách hiệu Tiện lợi TL1 Tôi có thể thực giao dịch vay tiêu dùng thời gian TL2 Tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) không yêu cầu tài 5 sản chấp vay TL3 Giao dịch tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) không cần thẻ, gặp mặt trực tiếp mà cần Internet (174) 164 TL4 Sự linh hoạt lãi suất vay tổ chức tín dụng phi chính 5 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý BM2 Thông tin tôi không bị đưa lên mạng xã hội tôi chậm không trả nợ BM3 Thông tin tôi không bị đưa nơi tôi sinh sống tôi 5 thức (và tín dụng đen) TL5 Tôi có thể biết các khoản phải trả,lãi suất và thời gian trả nợ các phí bổ sung quá hạn TL6 Tôi không bị đòi nợ giống xã hội đen chậm không trả nợ Bảo mật BM1 Các tổ chức tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) đảm bảo thông tin cá nhân tôi thực giao dịch chậm không trả nợ BM4 Thông tin người xung quanh tôi bảo mật sử dụng cho vay tiêu dùng từ các tổ chức tín dụng (175) 165 Sử dụng tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) và “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) 1.1 Anh/chị có vay tổ chức tín dụng phi chính thức hay không? (Anh/chị đánh giấu (√) vào ô lựa chọn đây) Có Không Nếu Có vay các công ty tài chính và tiệm cầm đồ thì trả lời câu hỏi mục 2.3 còn Không thì trả lời câu hỏi mục 2.2 2.2 Câu hỏi dành cho người chưa vay các công ty tài chính 2.1.1 Anh/chị hãy khoanh tròn vào số thể mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức (và tín dụng đen) Ý định sử dụng YĐ1 Tôi có ý định sử dụng tín dụng phi chính Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 5 thức vài tháng tới YĐ2 Tôi chủ động tìm kiếm các dịch vụ tín dụng phi chính thức vài tháng tới YĐ3 Tôi có kế hoạch sử dụng tín dụng phi chính thức vài tháng tới 1.2.2 Lý anh/chị chưa sử dụng tín dụng phi chính thức: ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………… ………………………………………………………………………………………………… 2.2.3 Anh/chị sử dụng tín dụng phi chính thức tổ chức tín dụng phi chính thức có thể đáp ứng được: (Anh/chị có thể chọn nhiều ý kiến) Minh bạch các điều khoản cho vay Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả nợ (thêm ngày trả, không sử dụng vũ lực, khủng bố.) (176) 166 Hỗ trợ nhiệt tình việc vay vốn Chi phí cho vay thấp so với các tổ chức tài chính khác Lý khác (Anh/chị vui lòng ghi rõ): ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… A ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT TÀI CHÍNH Nếu anh/chị có 300 triệu đồng, đem gửi ngân hàng thương mại Vietcombank để hưởng lãi suất 8%/năm Biết khoản này không rút trước hạn, lãi trả vào cuối kỳ Vậy đến hạn, các anh chị rút tiền ra, nhận số tiền là? A Bằng 300 triệu đồng B Nhỏ 300 triệu đồng C Lớn 300 triệu đồng D Tôi không biết Theo anh/chị thì dài hạn thì lãi suất đơn hay lãi suất kép giúp khoản đầu tư sinh lời nhiều hơn? A Lãi đơn B Lãi kép C Bằng D Tôi không biết Nếu anh/chị trúng giải độc đắc trị giá 300 triệu vào ngày hôm và anh/chị có lựa chọn là nhận tiền nhận 330 triệu vào năm sau Biết mức lạm phát là 10%/năm Anh/chị lựa chọn nào để có lợi ích cho thân mình? A Nhận tiền B Đợi năm sau nhận C Hai lựa chọn D Tôi không biết Theo anh/chị thì số tài sản đây, loại tài sản nào thường ít an toàn lại tạo lợi nhuận nhiều dài hạn đầu tư? A Tiền gửi anh/chị các ngân hàng thương mại (177) 167 B Trái phiếu chính phủ C Cổ phiếu tiền các anh chị góp cổ phần vào các doanh nghiệp, công ty D Tôi không biết Một tín phiếu kho bạc có kỳ hạn năm với mệnh giá là 300 USD bán trên thị trường với tỷ suất lợi nhuận là 20% Theo anh/chị, giá tín phiếu đó bán trên thị trường là bao nhiêu? A Bằng 300 USD B Nhỏ 300 USD C Lớn 300 USD D Tôi không biết Theo anh.chị thì trái phiếu chính phủ Việt Nam ban hành với tỷ suất coupon với lãi suất trên thị trường với giá nào? A Bằng mệnh giá trái phiếu B Ít mệnh giá trái phiếu C Nhiều mệnh giá trái phiếu D Tôi không biết Khi lạm phát Việt Nam tăng mạnh 30%/năm các đồng tiền khác trên giới ổn định, lãi suất thị ngân hàng là 8%/năm thì biện pháp nào sau đây giúp anh/chị có lợi cho anh chị? A Tích trữ tiền Việt Nam đồng B Chuyển sang dùng ngoại tệ C Gửi tiền vào ngân hàng D Tôi không biết Nếu anh/chị có số tiền 300 triệu vào hôm và bạn anh/chị có 300 triệu vào năm sau Nếu xét khoản thừa kế, thì nhận nhiều hơn? A Bản thân anh/chị B Bạn anh/chị C Chúng tôi nhận số tiền D Tôi không biết (178) 168 Khi các anh/chị dùng tiền mình cho vay với nhiều người đầu tư thành nhiều khoản (với yêu cầu phải có lãi), thì khả tiền các anh chị sẽ: A Tăng lên B Vẫn giữ không đổi C Giảm xuống D Tôi không biết 10 Giả sử anh/chị vay ngân hàng thương mại Vietcombank 300 triệu, sau năm phải trả tất 324 triệu Vậy lãi suất mà ngân hàng thương mại Vietcombank cho các anh/chị là A 0.4%/năm B 8%/năm C 0.8%/năm D 4%/năm E Tôi không biết (179) 169 PHẦN PHỤ LỤC KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ CỦA TIẾP CẬN TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 1.1: KIỂM ĐỊNH SKEWNESS VÀ KURTOSIS, CHẠY CRONBACH ALPHA, EFA • Kiểm định Skewness và Kurtosis Statistics Scale N Mean Median Std Deviation Skewness Std Error of Skewness Kurtosis Std Error of Kurtosis Valid Missing HIEU_QUA1 563 3.08 3.00 0.992 -0.201 0.103 -0.330 0.206 HIEU_QUA2 563 3.61 4.00 0.853 -0.739 0.103 0.855 0.206 HIEU_QUA3 563 3.56 4.00 0.961 -0.664 0.103 0.330 0.206 HIEU_QUA4 563 2.36 2.00 1.121 0.495 0.103 -0.529 0.206 HIEU_QUA5 563 3.39 4.00 1.028 -0.518 0.103 -0.166 0.206 NO_LUC1 563 3.55 4.00 0.927 -0.673 0.103 0.400 0.206 NO_LUC2 563 3.16 3.00 0.939 -0.349 0.103 -0.331 0.206 NO_LUC3 563 3.32 3.00 0.911 -0.377 0.103 0.097 0.206 NO_LUC4 563 3.18 3.00 0.929 -0.234 0.103 -0.115 0.206 NO_LUC5 563 3.04 3.00 1.036 -0.283 0.103 -0.468 0.206 XA_HOI1 563 2.55 3.00 1.112 0.177 0.103 -0.904 0.206 XA_HOI2 563 2.24 2.00 1.000 0.473 0.103 -0.419 0.206 XA_HOI3 563 2.90 3.00 1.025 -0.256 0.103 -0.554 0.206 XA_HOI4 563 2.77 3.00 1.018 -0.081 0.103 -0.605 0.206 XA_HOI5 563 2.63 3.00 1.039 0.079 0.103 -0.563 0.206 DIEU_KIEN1 563 3.20 3.00 0.950 -0.393 0.103 -0.041 0.206 DIEU_KIEN2 563 2.91 3.00 1.027 -0.111 0.103 -0.551 0.206 DIEU_KIEN3 563 3.42 3.00 0.938 -0.396 0.103 -0.048 0.206 DIEU_KIEN4 563 3.12 3.00 0.988 -0.259 0.103 -0.295 0.206 HIEU_BIET1 563 3.49 4.00 0.964 -0.565 0.103 0.108 0.206 HIEU_BIET2 563 3.18 3.00 1.020 -0.210 0.103 -0.514 0.206 HIEU_BIET3 563 2.99 3.00 0.956 -0.096 0.103 -0.134 0.206 TIEN_LOI1 563 3.33 3.00 0.949 -0.527 0.103 -0.069 0.206 TIEN_LOI2 563 3.06 3.00 1.092 -0.112 0.103 -0.747 0.206 TIEN_LOI3 563 3.09 3.00 1.006 -0.312 0.103 -0.535 0.206 TIEN_LOI4 563 2.85 3.00 0.993 -0.175 0.103 -0.538 0.206 TIEN_LOI5 563 3.28 3.00 0.936 -0.539 0.103 -0.003 0.206 TIEN_LOI6 563 2.90 3.00 1.124 -0.037 0.103 -0.772 0.206 BAO_MAT1 563 3.19 3.00 1.008 -0.412 0.103 -0.303 0.206 BAO_MAT2 563 3.03 3.00 1.100 -0.163 0.103 -0.723 0.206 BAO_MAT3 563 2.87 3.00 1.089 -0.080 0.103 -0.734 0.206 BAO_MAT4 563 3.06 3.00 1.090 -0.176 0.103 -0.642 0.206 (180) 170 • Cronbach Alpha Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .707 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Item Deleted if Item Deleted Corrected ItemTotal Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HIEU_QUA1 12.92 7.549 .524 .633 HIEU_QUA2 12.40 8.276 .487 .653 HIEU_QUA3 12.44 7.382 .591 .606 HIEU_QUA4 13.64 8.035 .330 .721 HIEU_QUA5 12.62 7.874 .426 .675 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .820 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted NO_LUC1 12.70 9.329 .514 .812 NO_LUC2 13.09 8.717 .632 .778 NO_LUC3 12.93 8.772 .648 .774 NO_LUC4 13.07 8.492 .691 .761 NO_LUC5 13.21 8.502 .584 .794 (181) 171 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .844 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted XA_HOI1 10.54 10.509 .676 .804 XA_HOI2 10.85 10.929 .710 .796 XA_HOI3 10.19 11.337 .614 .821 XA_HOI4 10.31 11.212 .641 .814 XA_HOI5 10.45 11.291 .609 .822 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .710 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if Item Correlation Deleted DIEU_KIEN1 9.44 5.119 .496 .647 DIEU_KIEN2 9.74 4.721 .533 .623 DIEU_KIEN3 9.23 5.326 .450 .674 DIEU_KIEN4 9.53 4.958 .505 .641 (182) 172 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .784 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Item Deleted if Item Deleted Corrected ItemTotal Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HIEU_BIET1 6.17 3.159 .570 .763 HIEU_BIET2 6.48 2.659 .705 .613 HIEU_BIET3 6.66 3.110 .599 .733 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .745 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's Item Deleted if Item Deleted Item-Total Correlation Alpha if Item Deleted TIEN_LOI1 15.18 12.592 .435 .721 TIEN_LOI2 15.45 11.700 .473 .712 TIEN_LOI3 15.42 11.120 .470 .712 TIEN_LOI4 15.66 11.650 .559 .687 TIEN_LOI5 15.23 12.371 .482 .709 TIEN_LOI6 15.61 11.498 .480 .710 (183) 173 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .879 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted BAO_MAT1 8.96 8.474 .681 .866 BAO_MAT2 9.12 7.594 .772 .831 BAO_MAT3 9.28 7.868 .726 .849 BAO_MAT4 9.10 7.638 .774 .830 • Chạy EFA KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .894 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 5675.710 Df 276 Sig 000 (184) 174 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 7.058 29.410 29.410 7.058 29.410 29.410 3.412 14.215 14.215 3.045 12.686 42.096 3.045 12.686 42.096 2.986 12.443 26.659 1.553 6.471 48.567 1.553 6.471 48.567 2.842 11.840 38.499 1.426 5.941 54.508 1.426 5.941 54.508 2.379 9.914 48.413 1.300 5.417 59.924 1.300 5.417 59.924 1.116 8.819 57.232 1.194 4.976 64.900 1.194 4.976 64.900 1.840 7.668 64.900 .750 3.126 68.026 .725 3.020 71.046 .638 2.658 73.705 10 .603 2.513 76.218 11 .594 2.474 78.692 12 .536 2.232 80.924 13 .519 1.162 83.086 14 .482 2.008 85.094 15 .472 1.969 87.062 16 .433 1.804 88.866 17 .411 1.711 90.577 18 .387 1.612 91.189 19 .374 1.558 93.747 20 .355 1.479 95.226 21 .332 1.382 96.608 22 .286 1.190 97.797 23 .277 1.154 98.952 24 .252 1.048 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis (185) 175 Rotated Component Matrixa Component XA_HOI2 .806 XA_HOI1 .750 XA_HOI4 .729 XA_HOI5 .687 XA_HOI3 .676 BAO_MAT2 .845 BAO_MAT4 .833 BAO_MAT3 .790 BAO_MAT1 .779 NO_LUC3 .758 NO_LUC4 .757 NO_LUC2 .728 NO_LUC5 .675 NO_LUC1 .569 HIEU_QUA3 .766 HIEU_QUA2 .759 HIEU_QUA5 .623 HIEU_QUA1 .585 HIEU_BIET2 .841 HIEU_BIET3 .760 HIEU_BIET1 .747 TIEN_LOI3 .792 TIEN_LOI2 .759 TIEN_LOI1 .553 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in iterations (186) 176 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .758 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 1657.322 Df Sig 000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 2.713 90.426 90.426 2.713 90.426 90.426 .182 6.076 96.502 .105 3.498 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis Component Matrixa Component Y_DINH2 .965 Y_DINH1 .946 Y_DINH3 .942 Extraction Method: Principal Component Analysis a components extracted (187) 177 PHỤ LỤC 2.2: PHÂN TÍCH CFA • Phân tích CFA lần Estimates (Group number - Default model) Scalar Estimates (Group number - Default model) Maximum Likelihood Estimates Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XA_HOI2 < - XAHOI 1.000 XA_HOI1 < - XAHOI 1.055 .053 20.033 *** par_1 XA_HOI4 < - XAHOI .868 .058 14.865 *** par_2 XA_HOI3 < - XAHOI .907 .058 15.594 *** par_3 XA_HOI5 < - XAHOI .865 .060 14.490 *** par_4 BAO_MAT2 < - BAOMAT 1.000 BAO_MAT4 < - BAOMAT .998 .044 22.783 *** par_5 BAO_MAT3 < - BAOMAT .940 .044 21.171 *** par_6 BAO_MAT1 < - BAOMAT .809 .042 19.186 *** par_7 Y_DINH2 < - YDINH 1.000 Y_DINH1 < - YDINH .990 .024 41.264 *** par_8 Y_DINH3 < - YDINH .923 .023 39.459 *** par_9 NO_LUC4 < - NOLUC 1.000 NO_LUC3 < - NOLUC .915 .056 16.477 *** par_10 NO_LUC2 < - NOLUC .927 .057 16.183 *** par_11 NO_LUC5 < - NOLUC .973 .063 15.366 *** par_12 NO_LUC1 < - NOLUC .764 .057 13.391 *** par_13 HIEU_QUA3 < - HIEUQUA 1.000 HIEU_QUA2 < - HIEUQUA .795 .061 13.100 *** par_14 HIEU_QUA5 < - HIEUQUA .931 .077 11.152 *** par_15 HIEU_QUA1 < - HIEUQUA .848 .074 11.517 *** par_16 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET 1.000 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .809 .052 15.659 *** par_17 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .748 .051 14.644 *** par_18 TIEN_LOI3 < - TIENLOI 1.000 TIEN_LOI2 < - TIENLOI 1.043 .116 8.963 *** par_19 TIEN_LOI1 < - TIENLOI 1.305 .158 8.269 *** par_20 (188) 178 Standardized Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate XA_HOI2 < - XAHOI .779 XA_HOI1 < - XAHOI .739 XA_HOI4 < - XAHOI .664 XA_HOI3 < - XAHOI .689 XA_HOI5 < - XAHOI .648 BAO_MAT2 < - BAOMAT .837 BAO_MAT4 < - BAOMAT .843 BAO_MAT3 < - BAOMAT .795 BAO_MAT1 < - BAOMAT .738 Y_DINH2 < - YDINH .964 Y_DINH1 < - YDINH .913 Y_DINH3 < - YDINH .901 NO_LUC4 < - NOLUC .773 NO_LUC3 < - NOLUC .722 NO_LUC2 < - NOLUC .710 NO_LUC5 < - NOLUC .675 NO_LUC1 < - NOLUC .592 HIEU_QUA3 < - HIEUQUA .724 HIEU_QUA2 < - HIEUQUA .648 HIEU_QUA5 < - HIEUQUA .630 HIEU_QUA1 < - HIEUQUA .595 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET .843 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .727 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .667 TIEN_LOI3 < - TIENLOI .502 TIEN_LOI2 < - TIENLOI .482 TIEN_LOI1 < - TIENLOI .694 (189) 179 Covariances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI < > BAOMAT .430 .044 9.845 *** par_21 XAHOI < > YDINH .519 .046 11.236 *** par_22 XAHOI < > NOLUC .256 .033 7.809 *** par_23 XAHOI < > HIEUQUA .211 .032 6.572 *** par_24 XAHOI < > HIEUBIET .268 .038 7.045 *** par_25 XAHOI < > TIENLOI .170 .030 5.743 *** par_26 BAOMAT < > YDINH .336 .045 7.442 *** par_27 BAOMAT < > NOLUC .216 .035 6.194 *** par_28 BAOMAT < > HIEUQUA .121 .034 3.615 *** par_29 BAOMAT < > HIEUBIET .259 .042 6.195 *** par_30 BAOMAT < > TIENLOI .146 .031 4.723 *** par_31 YDINH < > NOLUC .160 .035 4.590 *** par_32 YDINH < > HIEUQUA .140 .035 3.995 *** par_33 YDINH < > HIEUBIET .255 .043 5.963 *** par_34 YDINH < > TIENLOI .087 .029 2.956 .003 par_35 NOLUC < > HIEUQUA .327 .034 9.502 *** par_36 NOLUC < > HIEUBIET .300 .036 8.285 *** par_37 NOLUC < > TIENLOI .219 .031 6.972 *** par_38 HIEUQUA < > HIEUBIET .249 .036 6.994 *** par_39 HIEUQUA < > TIENLOI .208 .031 6.682 *** par_40 HIEUBIET < > TIENLOI .227 .035 6.507 *** par_41 e1 < > e2 .119 .031 3.893 *** par_42 e3 < > e5 .153 .032 4.864 *** par_43 e20 < > e21 -.133 .034 -3.955 *** par_44 e25 < > e26 .237 .045 5.230 *** par_45 (190) 180 Correlations: (Group number - Default model) Estimate XAHOI < > BAOMAT .600 XAHOI < > YDINH .671 XAHOI < > NOLUC .459 XAHOI < > HIEUQUA .391 XAHOI < > HIEUBIET .400 XAHOI < > TIENLOI .434 BAOMAT < > YDINH .368 BAOMAT < > NOLUC .328 BAOMAT < > HIEUQUA .190 BAOMAT < > HIEUBIET .328 BAOMAT < > TIENLOI .314 YDINH < > NOLUC .224 YDINH < > HIEUQUA .202 YDINH < > HIEUBIET .298 YDINH < > TIENLOI .174 NOLUC < > HIEUQUA .655 NOLUC < > HIEUBIET .486 NOLUC < > TIENLOI .604 HIEUQUA < > HIEUBIET .417 HIEUQUA < > TIENLOI .593 HIEUBIET < > TIENLOI .524 e1 < > e2 .253 e3 < > e5 .255 e20 < > e21 -.210 e25 < > e26 .286 (191) 181 Variances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI .606 .060 10.111 *** par_46 BAOMAT .846 .072 11.711 *** par_47 YDINH .989 .064 15.401 *** par_48 NOLUC .516 .051 10.168 *** par_49 HIEUQUA .483 .055 8.819 *** par_50 HIEUBIET .738 .069 10.730 *** par_51 TIENLOI .255 .050 5.075 *** par_52 e1 .393 .034 11.641 *** par_53 e2 .561 .045 12.523 *** par_54 e3 .579 .041 14.302 *** par_55 e4 .551 .039 14.137 *** par_56 e5 .625 .043 14.477 *** par_57 e6 .363 .031 11.742 *** par_58 e7 .343 .030 11.475 *** par_59 e8 .435 .033 13.093 *** par_60 e9 .462 .032 14.239 *** par_61 e10 .075 .012 6.348 *** par_62 e11 .194 .016 12.204 *** par_63 e12 .196 .015 12.982 *** par_64 e13 .347 .028 12.395 *** par_65 e14 .396 .029 13.572 *** par_66 e15 .437 .032 13.798 *** par_67 e16 .583 .041 14.323 *** par_68 e17 .557 .037 15.197 *** par_69 e18 .438 .037 11.936 *** par_70 e19 .420 .031 13.666 *** par_71 e20 .636 .048 13.204 *** par_72 e21 .635 .046 13.717 *** par_73 e22 .299 .039 7.630 *** par_74 e23 .430 .035 12.239 *** par_75 e24 .515 .038 13.686 *** par_76 e25 .756 .054 13.912 *** par_77 e26 .913 .064 14.166 *** par_78 e27 .466 .052 8.955 *** par_79 (192) 182 Squared Multiple Correlations: (Group number - Default model) Estimate TIEN_LOI1 .482 TIEN_LOI2 .233 TIEN_LOI3 .252 HIEU_BIET1 .445 HIEU_BIET3 .529 HIEU_BIET2 .711 HIEU_QUA1 .354 HIEU_QUA5 .397 HIEU_QUA2 .420 HIEU_QUA3 .524 NO_LUC1 .351 NO_LUC5 .456 NO_LUC2 .504 NO_LUC3 .522 NO_LUC4 .598 Y_DINH3 .811 Y_DINH1 .833 Y_DINH2 .930 BAO_MAT1 .545 BAO_MAT3 .632 BAO_MAT4 .711 BAO_MAT2 .700 XA_HOI5 .420 XA_HOI3 .475 XA_HOI4 .440 XA_HOI1 .546 XA_HOI2 .607 (193) 183 CFA lần Estimates (Group number - Default model) Scalar Estimates (Group number - Default model) Maximum Likelihood Estimates Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XA_HOI2 < - XAHOI 1.000 XA_HOI1 < - XAHOI 1.048 .053 19.900 *** par_1 XA_HOI4 < - XAHOI .849 .058 14.744 *** par_2 XA_HOI3 < - XAHOI .893 .058 15.397 *** par_3 BAO_MAT2 < - BAOMAT 1.000 BAO_MAT4 < - BAOMAT .999 .044 22.791 *** par_4 BAO_MAT3 < - BAOMAT .939 .044 21.116 *** par_5 BAO_MAT1 < - BAOMAT .809 .042 19.198 *** par_6 Y_DINH2 < - YDINH 1.000 Y_DINH1 < - YDINH .992 .024 41.246 *** par_7 Y_DINH3 < - YDINH .924 .023 39.401 *** par_8 NO_LUC4 < - NOLUC 1.000 NO_LUC3 < - NOLUC .896 .058 15.502 *** par_9 NO_LUC2 < - NOLUC .917 .060 15.412 *** par_10 NO_LUC5 < - NOLUC 1.017 .066 15.483 *** par_11 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET 1.000 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .796 .052 15.348 *** par_12 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .728 .051 14.286 *** par_13 (194) 184 Standardized Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate XA_HOI2 < - XAHOI .791 XA_HOI1 < - XAHOI .746 XA_HOI4 < - XAHOI .660 XA_HOI3 < - XAHOI .690 BAO_MAT2 < - BAOMAT .837 BAO_MAT4 < - BAOMAT .844 BAO_MAT3 < - BAOMAT .794 BAO_MAT1 < - BAOMAT .739 Y_DINH2 < - YDINH .963 Y_DINH1 < - YDINH .914 Y_DINH3 < - YDINH .901 NO_LUC4 < - NOLUC .774 NO_LUC3 < - NOLUC .708 NO_LUC2 < - NOLUC .703 NO_LUC5 < - NOLUC .707 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET .854 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .725 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .658 (195) 185 Covariances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI < > BAOMAT .430 .044 9.772 *** par_14 XAHOI < > YDINH .522 .047 11.201 *** par_15 XAHOI < > NOLUC .285 .034 8.271 *** par_16 XAHOI < > HIEUBIET .269 .039 6.928 *** par_17 BAOMAT < > YDINH .336 .045 7.442 *** par_18 BAOMAT < > NOLUC .237 .036 6.632 *** par_19 BAOMAT < > HIEUBIET .261 .042 6.197 *** par_20 YDINH < > NOLUC .184 .036 5.167 *** par_21 YDINH < > HIEUBIET .257 .043 5.963 *** par_22 NOLUC < > HIEUBIET .308 .037 8.324 *** par_23 e1 < > e2 .103 .032 3.193 .001 par_24 Correlations: (Group number - Default model) Estimate XAHOI < > BAOMAT .592 XAHOI < > YDINH .664 XAHOI < > NOLUC .500 XAHOI < > HIEUBIET .391 BAOMAT < > YDINH .368 BAOMAT < > NOLUC .358 BAOMAT < > HIEUBIET .326 YDINH < > NOLUC .257 YDINH < > HIEUBIET .297 NOLUC < > HIEUBIET .492 e1 < > e2 .227 (196) 186 Variances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI .625 .062 10.159 *** par_25 BAOMAT .846 .072 11.711 *** par_26 YDINH .987 .064 15.373 *** par_27 NOLUC .517 .052 9.947 *** par_28 HIEUBIET .757 .070 10.762 *** par_29 e1 .373 .035 10.627 *** par_30 e2 .549 .047 11.773 *** par_31 e3 .584 .041 14.347 *** par_32 e4 .550 .040 13.897 *** par_33 e6 .362 .031 11.717 *** par_34 e7 .342 .030 11.427 *** par_35 e8 .438 .033 13.116 *** par_36 e9 .461 .032 14.223 *** par_37 e10 .076 .012 6.463 *** par_38 e11 .192 .016 11.126 *** par_39 e12 .195 .015 12.940 *** par_40 e13 .345 .030 11.474 *** par_41 e14 .414 .031 13.234 *** par_42 e15 .445 .033 13.324 *** par_43 e16 .536 .040 13.253 *** par_44 e22 .281 .041 6.865 *** par_45 e23 .433 .036 11.127 *** par_46 e24 .527 .038 13.795 *** par_47 (197) 187 Squared Multiple Correlations: (Group number - Default model) Estimate HIEU_BIET1 .432 HIEU_BIET3 .525 HIEU_BIET2 .729 NO_LUC5 .499 NO_LUC2 .495 NO_LUC3 .501 NO_LUC4 .600 Y_DINH3 .812 Y_DINH1 .835 Y_DINH2 .928 BAO_MAT1 .546 BAO_MAT3 .630 BAO_MAT4 .712 BAO_MAT2 .700 XA_HOI3 .476 XA_HOI4 .436 XA_HOI1 .556 XA_HOI2 .626 (198) 188 PHỤ LỤC 2.3: MÔ HÌNH SEM CỦA CẤU TRÚC “Ý ĐỊNH SỬ DỤNG” Estimates (Group number - Default model) Scalar Estimates (Group number - Default model) Maximum Likelihood Estimates Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label YDINH < - XAHOI .810 .071 11.434 *** par_18 YDINH < - BAOMAT -.017 .054 -.311 .756 par_19 YDINH < - NOLUC -.163 .080 -2.047 .040 par_20 YDINH < - HIEUBIET .110 .055 1.985 .047 par_21 XA_HOI2 < - XAHOI 1.000 XA_HOI4 < - XAHOI .782 .050 15.523 *** par_1 XA_HOI1 < - XAHOI 1.056 .053 19.978 *** par_2 XA_HOI3 < - XAHOI .827 .050 16.453 *** par_3 Y_DINH2 < - YDINH 1.000 Y_DINH1 < - YDINH .992 .024 41.251 *** par_4 Y_DINH3 < - YDINH .924 .023 39.416 *** par_5 BAO_MAT4 < - BAOMAT 1.000 BAO_MAT2 < - BAOMAT 1.001 .044 22.778 *** par_6 NO_LUC3 < - NOLUC 1.000 NO_LUC4 < - NOLUC 1.115 .072 15.499 *** par_7 NO_LUC2 < - NOLUC 1.022 .071 14.413 *** par_8 NO_LUC5 < - NOLUC 1.135 .078 14.486 *** par_9 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET 1.000 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .797 .052 15.354 *** par_10 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .728 .051 14.284 *** par_11 BAO_MAT3 < - BAOMAT .941 .044 21.315 *** par_22 BAO_MAT1 < - BAOMAT .810 .042 19.332 *** par_23 (199) 189 Standardized Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate YDINH < - XAHOI .678 YDINH < - BAOMAT -.015 YDINH < - NOLUC -.106 YDINH < - HIEUBIET .096 XA_HOI2 < - XAHOI .832 XA_HOI4 < - XAHOI .639 XA_HOI1 < - XAHOI .790 XA_HOI3 < - XAHOI .671 Y_DINH2 < - YDINH .963 Y_DINH1 < - YDINH .914 Y_DINH3 < - YDINH .901 BAO_MAT4 < - BAOMAT .844 BAO_MAT2 < - BAOMAT .836 NO_LUC3 < - NOLUC .709 NO_LUC4 < - NOLUC .774 NO_LUC2 < - NOLUC .703 NO_LUC5 < - NOLUC .707 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET .854 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .725 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .657 BAO_MAT3 < - BAOMAT .794 BAO_MAT1 < - BAOMAT .738 (200) 190 Covariances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI < > BAOMAT .439 .044 9.887 *** par_12 XAHOI < > NOLUC .254 .032 7.970 *** par_13 XAHOI < > HIEUBIET .275 .040 6.955 *** par_14 BAOMAT < > NOLUC .212 .032 6.535 *** par_15 BAOMAT < > HIEUBIET .261 .042 6.204 *** par_16 NOLUC < > HIEUBIET .276 .034 8.124 *** par_17 Correlations: (Group number - Default model) Estimate XAHOI < > BAOMAT .575 XAHOI < > NOLUC .474 XAHOI < > HIEUBIET .381 BAOMAT < > NOLUC .358 BAOMAT < > HIEUBIET .326 NOLUC < > HIEUBIET .492 Variances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI .692 .061 11.427 *** par_24 BAOMAT .843 .071 11.855 *** par_25 NOLUC .416 .047 8.852 *** par_26 HIEUBIET .757 .070 10.762 *** par_27 e20 .552 .043 12.988 *** par_28 e1 .307 .028 10.944 *** par_29 e2 .612 .041 15.022 *** par_30 e3 .465 .037 12.467 *** par_31 e4 .577 .039 14.690 *** par_32 e6 .077 .012 6.526 *** par_33 e7 .192 .016 11.121 *** par_34 e8 .194 .015 12.931 *** par_35 e9 .342 .030 11.430 *** par_36 (201) 191 e10 .363 .031 11.724 *** par_37 e13 .413 .031 13.204 *** par_38 e14 .346 .030 11.465 *** par_39 e15 .446 .033 13.324 *** par_40 e16 .536 .040 13.237 *** par_41 e17 .281 .041 6.872 *** par_42 e18 .433 .036 11.120 *** par_43 e19 .527 .038 13.800 *** par_44 e11 .437 .033 13.102 *** par_45 e12 .461 .032 14.224 *** par_46 Squared Multiple Correlations: (Group number - Default model) Estimate YDINH .440 BAO_MAT1 .545 BAO_MAT3 .631 HIEU_BIET1 .432 HIEU_BIET3 .526 HIEU_BIET2 .729 NO_LUC5 .500 NO_LUC2 .494 NO_LUC4 .599 NO_LUC3 .502 BAO_MAT2 .700 BAO_MAT4 .712 Y_DINH3 .813 Y_DINH1 .835 Y_DINH2 .928 XA_HOI3 .450 XA_HOI1 .624 XA_HOI4 .409 XA_HOI2 .693 (202) 192 PHỤ LỤC 2.4: PHÂN TÍCH BOOTSTRAP “Ý ĐỊNH SỬ DỤNG” Boostrap (400 quan sát) Standardized Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate YDINH < - XAHOI .718 YDINH < - BAOMAT -.040 YDINH < - NOLUC -.135 YDINH < - HIEUBIET .095 XA_HOI2 < - XAHOI .791 XA_HOI1 < - XAHOI .746 XA_HOI4 < - XAHOI .660 XA_HOI3 < - XAHOI .690 BAO_MAT2 < - BAOMAT .837 BAO_MAT4 < - BAOMAT .844 BAO_MAT3 < - BAOMAT .794 BAO_MAT1 < - BAOMAT .739 Y_DINH2 < - YDINH .963 Y_DINH1 < - YDINH .914 Y_DINH3 < - YDINH .901 NO_LUC4 < - NOLUC .774 NO_LUC3 < - NOLUC .708 NO_LUC2 < - NOLUC .703 NO_LUC5 < - NOLUC .707 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET .854 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .725 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .658 (203) 193 Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label YDINH < - XAHOI .902 .088 10.210 *** par_21 YDINH < - BAOMAT -.043 .057 -.752 .452 par_22 YDINH < - NOLUC -.186 .075 -2.481 .013 par_23 YDINH < - HIEUBIET .109 .056 1.930 .054 par_24 XA_HOI2 < - XAHOI 1.000 XA_HOI1 < - XAHOI 1.048 .053 19.900 *** par_1 XA_HOI4 < - XAHOI .849 .058 14.744 *** par_2 XA_HOI3 < - XAHOI .893 .058 15.397 *** par_3 BAO_MAT2 < - BAOMAT 1.000 BAO_MAT4 < - BAOMAT .999 .044 22.791 *** par_4 BAO_MAT3 < - BAOMAT .939 .044 21.116 *** par_5 BAO_MAT1 < - BAOMAT .809 .042 19.198 *** par_6 Y_DINH2 < - YDINH 1.000 Y_DINH1 < - YDINH .992 .024 41.246 *** par_7 Y_DINH3 < - YDINH .924 .023 39.401 *** par_8 NO_LUC4 < - NOLUC 1.000 NO_LUC3 < - NOLUC .896 .058 15.502 *** par_9 NO_LUC2 < - NOLUC .917 .060 15.412 *** par_10 NO_LUC5 < - NOLUC 1.017 .066 15.483 *** par_11 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET 1.000 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .796 .052 15.348 *** par_12 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .728 .051 14.286 *** par_13 (204) 194 PHỤ LỤC 2.5: KIỂM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU TIẾT TRONG MÔ HÌNH CẤU TRÚC SEM “Ý ĐỊNH SỬ DỤNG” • Kiểm định ảnh hưởng điều tiết mô hình cấu trúc SEM “Ý định sử dụng” lần Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label YDINH < - XAHOI 1.198 .066 18.066 *** par_14 YDINH < - NOLUC -.305 .073 -4.150 *** par_15 YDINH < - HIEUBIET -.038 .055 -.686 *** par_16 YDINH < - GT_XH -.192 .018 -10.524 *** par_17 YDINH < - SVN_NOLUC .062 .017 3.569 *** par_18 YDINH < - GT_HB .128 .017 7.694 *** par_19 YDINH < - SVN_HB -.039 .016 -2.354 .019 par_20 YDINH < - GT_NOLUC .023 .017 1.291 .197 par_21 YDINH < - SVN_XAHOI -.023 .018 -1.242 .214 par_22 YDINH < - CT_HB -.028 .021 -1.307 .191 par_23 YDINH < - CT_NOLUC -.019 .021 -.898 .369 par_24 YDINH < - CT_XAHOI .027 .023 1.147 .251 par_25 XA_HOI2 < - XAHOI 1.000 XA_HOI1 < - XAHOI 1.037 .051 20.396 *** par_1 XA_HOI4 < - XAHOI .783 .049 15.971 *** par_2 XA_HOI3 < - XAHOI .821 .049 16.803 *** par_3 Y_DINH2 < - YDINH 1.000 Y_DINH1 < - YDINH .994 .019 52.905 *** par_4 Y_DINH3 < - YDINH .925 .018 50.291 *** par_5 NO_LUC4 < - NOLUC 1.000 NO_LUC3 < - NOLUC .899 .058 15.519 *** par_6 NO_LUC2 < - NOLUC .917 .060 15.365 *** par_7 NO_LUC5 < - NOLUC 1.020 .066 15.475 *** par_8 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET 1.000 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .789 .052 15.169 *** par_9 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .728 .051 14.238 *** par_10 (205) 195 Standardized Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate YDINH < - XAHOI .815 YDINH < - NOLUC -.178 YDINH < - HIEUBIET -.027 YDINH < - GT_XH -.292 YDINH < - SVN_NOLUC .099 YDINH < - GT_HB .214 YDINH < - SVN_HB -.065 YDINH < - GT_NOLUC .036 YDINH < - SVN_XAHOI -.034 YDINH < - CT_HB -.036 YDINH < - CT_NOLUC -.025 YDINH < - CT_XAHOI .032 XA_HOI2 < - XAHOI .838 XA_HOI1 < - XAHOI .781 XA_HOI4 < - XAHOI .644 XA_HOI3 < - XAHOI .671 Y_DINH2 < - YDINH .975 Y_DINH1 < - YDINH .942 Y_DINH3 < - YDINH .933 NO_LUC4 < - NOLUC .773 NO_LUC3 < - NOLUC .710 NO_LUC2 < - NOLUC .702 NO_LUC5 < - NOLUC .707 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET .857 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .721 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .660 (206) 196 Correlations: (Group number - Default model) Estimate XAHOI < > NOLUC .473 XAHOI < > HIEUBIET 378 NOLUC < > HIEUBIET 491 Variances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI .700 .060 11.660 *** par_26 NOLUC .516 .052 9.927 *** par_27 HIEUBIET .761 .071 10.748 *** par_28 e26 3.493 .208 16.763 *** par_29 e28 4.197 .250 16.763 *** par_30 e34 3.881 .232 16.763 *** par_31 e36 4.313 .257 16.763 *** par_32 e38 3.504 .209 16.763 *** par_33 e39 2.592 .155 16.763 *** par_34 e40 2.551 .152 16.763 *** par_35 e41 3.824 .228 16.763 *** par_36 e42 1.148 .128 16.763 *** par_37 e25 .457 .043 10.605 *** par_38 e1 .298 .026 11.320 *** par_39 e2 .482 .037 13.180 *** par_40 e3 .606 .040 15.176 *** par_41 e4 .577 .039 14.924 *** par_42 e10 .078 .011 6.853 *** par_43 e11 .191 .016 12.238 *** par_44 e12 .194 .015 13.031 *** par_45 e13 .347 .030 11.501 *** par_46 e14 .411 .031 13.188 *** par_47 e15 .447 .033 13.344 *** par_48 (207) 197 e16 .535 .040 13.234 *** par_49 e22 .276 .042 6.642 *** par_50 e23 .439 .036 11.182 *** par_51 e24 .525 .038 13.719 *** par_52 Squared Multiple Correlations: (Group number - Default model) Estimate CT_XAHOI .000 GT_NOLUC .000 CT_NOLUC .000 CT_HB .000 SVN_XAHOI .000 SVN_HB .000 SVN_NOLUC 000 GT_HB .000 GT_XH .000 YDINH .698 HIEU_BIET1 .435 HIEU_BIET3 .519 HIEU_BIET2 .734 NO_LUC5 .500 NO_LUC2 .493 NO_LUC3 .504 NO_LUC4 .598 Y_DINH3 .870 Y_DINH1 .887 Y_DINH2 .951 XA_HOI3 .450 XA_HOI4 .414 XA_HOI1 .609 XA_HOI2 .702 (208) 198 *Kiểm định ảnh hưởng điều tiết mô hình cấu trúc SEM “Ý định sử dụng” lần Standardized Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate YDINH < - XAHOI .804 YDINH < - NOLUC -.162 YDINH < - HIEUBIET -.047 YDINH < - GT_XH -.282 YDINH < - SVN_NOLUC 094 YDINH < - GT_HB .239 YDINH < - SVN_HB -.094 XA_HOI2 < - XAHOI .838 XA_HOI1 < - XAHOI .781 XA_HOI4 < - XAHOI .643 XA_HOI3 < - XAHOI .670 Y_DINH2 < - YDINH .975 Y_DINH1 < - YDINH .940 Y_DINH3 < - YDINH .931 NO_LUC4 < - NOLUC .773 NO_LUC3 < - NOLUC .710 NO_LUC2 < - NOLUC .702 NO_LUC5 < - NOLUC .708 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET .857 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .721 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .660 (209) 199 Covariances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI < > NOLUC .285 .035 8.168 *** par_11 XAHOI < > HIEUBIET 276 .040 6.938 *** par_12 NOLUC < > HIEUBIET 308 .037 8.320 *** par_13 Correlations: (Group number - Default model) Estimate XAHOI < > NOLUC .473 XAHOI < > HIEUBIET 378 NOLUC < > HIEUBIET 491 Variances: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label XAHOI .701 .060 11.652 *** par_21 NOLUC .516 .052 9.924 *** par_22 HIEUBIET .762 .071 10.751 *** par_23 e26 3.493 .208 16.763 *** par_24 e28 4.197 .250 16.763 *** par_25 e34 3.881 .232 16.763 *** par_26 e36 4.313 .257 16.763 *** par_27 e25 .467 .043 10.863 *** par_28 e1 .297 .026 11.226 *** par_29 e2 .481 .037 13.105 *** par_30 e3 .608 .040 15.158 *** par_31 e4 .578 .039 14.900 *** par_32 e10 .078 .011 6.826 *** par_33 e11 .191 .016 12.238 *** par_34 e12 .194 .015 13.028 *** par_35 e13 .347 .030 11.493 *** par_36 (210) 200 e14 .411 .031 13.182 *** par_37 e15 .447 .033 13.341 *** par_38 e16 .535 .040 13.225 *** par_39 e22 .276 .042 6.645 *** par_40 e23 .439 .036 11.191 *** par_41 e24 .524 .038 13.716 *** par_42 Squared Multiple Correlations: (Group number - Default model) Estimate SVN_HB .000 SVN_NOLUC .000 GT_HB .000 GT_XH .000 YDINH .684 HIEU_BIET1 .435 HIEU_BIET3 .519 HIEU_BIET2 .734 NO_LUC5 .501 NO_LUC2 .493 NO_LUC3 .504 NO_LUC4 .598 Y_DINH3 .867 Y_DINH1 .884 Y_DINH2 .950 XA_HOI3 .449 XA_HOI4 .413 XA_HOI1 .611 XA_HOI2 .702 (211) 201 Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P Label YDINH < - XAHOI 1.166 .066 17.736 *** par_14 YDINH < - NOLUC -.274 .073 -3.753 *** par_15 YDINH < - HIEUBIET -.066 .055 -1.194 *** par_16 YDINH < - GT_XH -.183 .018 -10.015 *** par_17 YDINH < - SVN_NOLUC .058 .017 3.347 *** par_18 YDINH < - GT_HB .142 .017 8.485 *** par_19 YDINH < - SVN_HB -.055 .016 -3.340 *** par_20 XA_HOI2 < - XAHOI 1.000 XA_HOI1 < - XAHOI 1.037 .051 20.355 *** par_1 XA_HOI4 < - XAHOI .781 .049 15.916 *** par_2 XA_HOI3 < - XAHOI .820 .049 16.752 *** par_3 Y_DINH2 < - YDINH 1.000 Y_DINH1 < - YDINH .993 .019 51.178 *** par_4 Y_DINH3 < - YDINH .925 .019 49.622 *** par_5 NO_LUC4 < - NOLUC 1.000 NO_LUC3 < - NOLUC .899 .058 15.512 *** par_6 NO_LUC2 < - NOLUC .917 .060 15.355 *** par_7 NO_LUC5 < - NOLUC 1.020 .066 15.470 *** par_8 HIEU_BIET2 < - HIEUBIET 1.000 HIEU_BIET3 < - HIEUBIET .789 .052 15.171 *** par_9 HIEU_BIET1 < - HIEUBIET .728 .051 14.246 *** par_10 (212) 202 PHẦN PHỤ LỤC KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ CỦA TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Bảng 1.1: Kiểm định giá trị thang đo phương pháp phân tích nhân tố EFA trước gộp biến độc lập Biến KC1 0.860 KC2 - KC3 0.671 LS1 0.731 LS2 0.793 LS3 0.809 TTV1 0.715 TTV2 0.763 TTV3 - KN1 0.760 KN2 0.642 KN3 0.744 TSĐB1 0.585 TSĐB2 0.509 TSĐB3 0.604 TN1 0.633 TN2 0.672 TN3 0.749 (213) 203 Biến NHĐT1 0.675 NHĐT2 0.734 NHĐT3 0.685 NHĐT4 0.670 NHĐT5 KNNH1 0.793 KNNH2 0.695 KNNH3 Nguồn: Tác giả phân tích (214) 204 Bảng 1.2: Kiểm định giá trị thang đo phương pháp phân tích nhân tố EFA sau gộp biến độc lập Component DDCH1 0.667 DDCH2 0.658 DDCH3 0.786 DDCH4 0.593 DDCH5 0.590 LS1 0.732 LS2 0.794 LS3 0.810 NHDT1 0.675 NHDT2 0.735 NHDT3 0.685 NHDT4 0.669 KN1 0.816 KN2 0.688 KN3 0.706 KNNH1 0.809 KNNH2 0.692 (215) 205 Component TTV1 0.717 TTV2 0.773 KC1 0.884 KC3 0.684 Nguồn: Tác giả phân tích (216) 206 Bảng 1.3: Kết kiểm định mối tương quan thành phần thang đo Y Y Pearson Correlation Sig.(2-tailed) KC LS TTV KNC H 266 N KC LS TTV KNCH Pearson Correlation -.360 Sig(2-tailed) .009 N 266 266 Pearson Correlation -.415 392 Sig(2-tailed) .000 002 N 266 266 266 Pearson Correlation -.697 756 .482 Sig(2-tailed) .001 000 .000 N 266 266 266 266 Pearson Correlation .534 530 .694 .473 Sig(2-tailed) .000 035 .001 .005 N 266 266 266 266 1 266 KNN H NHĐ T DDC H (217) 207 Y Pearson KNNH Correlation KC LS TTV KNC KNN NHĐ DDC H H T H -.329 171 .301 .242 .231 Sig(2-tailed) .000 005 .000 .000 .000 N 266 266 266 266 266 266 .250 162 .128 .220 .207 .195 Sig(2-tailed) .000 000 .004 .000 .000 .000 N 266 266 266 266 266 266 266 .765 684 .442 .363 .518 .510 .607 Sig(2-tailed) .000 000 .000 .000 .000 .000 .000 N 266 266 266 266 266 266 NHDT Pearson Correlation Pearson DDCH Correlation 266 1 266 Nguồn: Tổng hợp, phân tích tác giả (218) 208 Bảng 1.5: Mối liên hệ CFA và các yếu tố mô hình Yếu tố ảnh hưởng Hệ số beta chuẩn hóa Mức ý nghĩa thống kê DDCH1 <— DDCH 2.023 *** DDCH3 <— DDCH 2.220 *** DDCH4 <— DDCH 1.000 *** DDCH5 <— DDCH 1.715 *** LS1 <— LS 1.093 *** LS2 <— LS 1.027 *** LS3 <— LS 1.000 *** NHĐT1 <— NHĐT 0.751 *** NHĐT2 <— NHĐT 1.010 *** NHĐT3 <— NHĐT 0.738 *** NHĐT4 <— NHĐT 0.733 *** KNCH1 <— KN 1.046 *** KNCH2 <— KN 1.000 *** KNCH3 <— KN 0.565 *** KNNH1 <— KNNH 1.042 *** KNNH2 <— KNNH 1.000 *** TTV1 <— TTV 1.000 *** TTV2 <— TTV 1.010 *** (219) 209 Yếu tố ảnh hưởng Hệ số beta chuẩn hóa Mức ý nghĩa thống kê KC1 <— KC 1.000 *** KC2 <— KC 1.471 *** Y1 <— Y 1.070 *** Y2 <— Y 1.000 *** Y3 <— Y 0.58 *** Y4 <— Y 0.50 *** ***p < 0.01 Nguồn: Tổng hợp, phân tích tác giả (220)

Ngày đăng: 01/04/2021, 17:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w