1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo THỰC tập đh LUẬT hà nội đánh giá thực trạng ly hôn tại địa phương thực tập (1)

16 121 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 70,76 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đánh giá thực trạng ly hôn tại địa phương Bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình Đại học Luật Hà Nội ...............................................................................................

Trang 1

MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu lý thuyết và tham gia thực tập để nâng cao kỹ năng thực tiễn chuyên ngành Luật

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo TAND huyện Điện Biên, cùng các cô, các chú cũng như các anh chị trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện đang công tác tại Tòa án đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan

và hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này

Với dung lượng 04 tín chỉ trong khoảng thời gian 05 tuần, Thực tập chuyên môn là một học phần trong khung chương trình đào tạo đối với mỗi sinh viên Trong thời gian này, sinh viên sẽ được đến cơ quan thực tập mà mình đã đăng ký để tập làm những công việc liên quan đến chuyên ngành Luật Tuy thời gian 05 tuần không phải là dài, nhưng đây thực

sự là khoảng thời gian quý báu khi chúng tôi được tập làm những công việc trên thực tế, từ

đó tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân Bản thân tôi, với mong muốn được học hỏi thực tiễn áp dụng pháp luật và tìm hiểu những công việc tại cơ quan xét xử nên đã đăng ký thực tập tại TAND huyện Điện Biên Sau một thời gian về thực tập tại TAND huyện Điện Biên từ ngày 00/05/0000 đến ngày 30/06/0000, được tìm hiểu cũng như được nghiên cứu trực tiếp thì bản thân tôi cũng tích lũy được những kiến thức nhất định Kết thúc đợt thực tập, tôi muốn phản ánh lại những kiến thức thu được trong thời gian thực tập thông qua bài thu hoạch thực tập này

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức bản thân và kỹ năng thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trình thực tập, hoàn thiện bài thu hoạch này tôi không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn

Lời sau cùng, kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc toàn thể cán bộ trong TAND huyện Điện Biên luôn dồi

dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP

1.1 Tình hình cơ sở thực tập

1.1.1 Cơ cấu tổ chức

TAND huyện Điện Biên có địa điểm trụ sở chính: Trung tâm huyện lỵ Pú Tửu, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Điện thoại: 02153.925.191

Điện Biên là huyện biên giới nằm phía Tây Nam tỉnh Điện Biên, với diện tích 163.985 ha, có chung đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 171,2

km với 61 cột mốc, có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và nhiều đường tiểu ngạch sang Lào Dân số trên 171.000 người; gồm 8 dân tộc cùng sinh sống Huyện có 25 đơn vị hành chính xã với 465 thôn bản, trong đó có 12 xã biên giới, 6 đồn Biên phòng và nhiều đơn vị lực lượng vũ trang của Bộ, Quân khu và của tỉnh đứng chân trên địa bàn Là huyện được Quân khu và tỉnh xác định có vị trí quan trọng về kinh tế,

1

Trang 2

xã hội, đặc biệt về Quốc phòng - An ninh trong thế trận khu vực phòng thủ của tỉnh và Quân khu. 1 Điều đó, đặt ra yêu cầu công tác của Tòa án ngày càng phải đổi mới về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và lề lối làm việc để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các mặt công tác đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Huyện Điện Biên chia thành 25 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Hẹ Muông, Hua Thanh, Mường Lói, Mường Nhà, Mường Phăng, Mường Pồn, Nà Nhạn, Nà Tấu, Na Tông, Na Ư, Noong Hẹt, Noong Luống, Núa Ngam, Pá Khoang, Pa Thơm, Phu Luông, Pom Lót, Sam Mứn, Thanh An, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa, Thanh Xương, Thanh Yên

Tổng số công chức và người lao động của TAND huyện Điện Biên gồm có 21 đồng chí Trong đó: Nam 09 đồng chí, nữ 12 đồng chí; Dân tộc Thái 04 đồng chí, dân tộc Kinh

16 đồng chí, dân tộc Mông 01 đồng chí; Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 02 đồng chí, Đại học 16 đồng chí Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 đồng chí; Trung cấp 10 đồng chí

So với năm 2017, số lượng công chức, người lao động của TAND huyện Điện Biên không tăng, nhưng trình độ chuyên môn đã được nâng lên (đã có 02 đồng chí có trình độ thạc sĩ).2

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

TAND huyện Điện Biên là cơ quan chuyên môn, là cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp3 trên địa bàn huyện

+ Chức năng: Xét xử, giải quyết những vụ án hình sự; những vụ việc dân sự (bao

gồm những yêu cầu và tranh chấp về dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động); những vụ án hành chính; giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản hợp tác xã, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp; ra quyết định thi hành án hình sự; hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết định miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên; ra quyết định xoá án tích )

+ Nhiệm vụ: Tòa án nhân dân huyện Điện Biên có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ

quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.4

1.1.3 Thành tựu đạt được

Năm 2018, TAND huyện Điện Biên có tổng số vụ việc các loại đã xét xử, giải quyết như sau: Năm 2017 chuyển sang 11 vụ Năm 2018 đã thụ lý 787 vụ, việc, tổng cộng là 798

vụ, việc Đã chuyển hồ sơ cho Tòa án khác giải quyết theo thẩm quyền 02 vụ Còn phải giải quyết 796 vụ, việc các loại Trong đó: Án hình sự 292 vụ; Án dân sự 59 vụ; Án hôn nhân và gia đình 346 vụ; Áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án 66 trường hợp; Xét miễn giảm thời gian thử thách của án treo 08 trường hợp; Xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước 25 trường hợp; Đã giải quyết xét xử

781 vụ, việc; Đang giải quyết trong hạn định 15 vụ Đạt tỷ lệ 98% Về chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc như sau:

1 http://huyendienbien.gov.vn/Tintuc/One/Gioi-thieu-chung

2 TAND huyện Điện Biên – Báo cáo thành tích đề nghị tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

3 Điều 102 Hiến pháp 2013.

4 Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Trang 3

Số án bị hủy 03 vụ (trong đó có 01 vụ án hình sự và 02 vụ án dân sự) Tỉ lệ hủy bằng 0,4% (03 vụ/748 vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình và áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án) Trong đó:

- Số án bị hủy do lỗi chủ quan: 02 vụ (01 vụ án hình sự; 01 vụ án dân sự) Tỉ lệ hủy do lỗi chủ quan bằng 0,26% (02 vụ/748 vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình và áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án)

- Số án bị hủy do lỗi khách quan: 01 vụ án dân sự Tỉ lệ hủy do lỗi khách quan 0,13% (01 vụ/748 vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình và áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án)

- Số án bị sửa do lỗi chủ quan: Không

- Số án bị sửa do lỗi khách quan: 05 vụ (trong đó có 04 vụ án hình sự; 01 vụ án hôn nhân-gia đình và áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án)

TAND huyện Điện Biên còn lựa chọn giải pháp đột phá trong năm 2018 để thực hiện

đó là: “Tăng cường công tác hòa giải trong giải quyết các vụ án dân sự nhằm tuyên

truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân” Với mục tiêu đó trong năm 2018, TAND

huyện Điện Biên đã hòa giải thành 268/391 vụ việc dân sự, HN&GĐ tỷ lệ hòa giải thành đạt 69% Thông qua hòa giải giúp cho nhân dân hiểu thêm được các quy định của pháp luật, giữ được sự đoàn kết trong nhân dân.5

1.2 Lý do lựa chọn nội dung của báo cáo thực tập

Nếu kết hôn là tiền đề, là điều kiện để xác lập quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình thì ngược lại, ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân, làm tan vỡ quan hệ gia đình, gây ra những hậu quả xấu cho xã hội Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, để lại cho các cá nhân trong cuộc và xã hội những hậu quả nặng nề Ly hôn đang là thực trạng bức xúc của

xã hội Bởi ly hôn kéo theo sự phân chia tài sản vợ chồng, người trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chấm dứt quan hệ vợ chồng Xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi ly hôn ngày càng gia tăng như: tình trạng trẻ em có cha mẹ ly hôn bỏ nhà lang lang, tội phạm

ở độ tuổi vị thành niên không ngừng gia tăng

Đề tài giúp ta nhận thức rõ một thực tế, một vấn đề xã hội Đồng thời nhận thức được tầm quan trong của gia đình trong quá trình phát triển xã hội, hình thành nhân cách con người Từ đó giúp ta tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp khuyến nghị…để có thể hạn chế, giảm thiểu phần nào thực trạng ly hôn hiện nay, ở địa bàn huyện Điện Biên nói riêng, cũng

như các gia đình ở khắp mọi nơi nói chung Việc lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng ly

hôn tại địa phương thực tập” là dựa trên những lý do trên.

1.3 Kế hoạch triển khai thực tế cụ thể để thực hiện báo cáo thực tập

Trong quá trình thực tập tại TAND huyện Điện Biên, cơ quan đã tạo điều kiện cho

em được tiếp xúc thực tế với đề tài báo cáo thực tập đã chọn Nhờ vậy, em có đủ điều kiện

để triển khai báo cáo thực tập một cách đầy đủ và toàn diện

+ Làm các công việc, hoạt động thực tế tại tòa giúp trau dồi kinh nghiệm thực tế ngay khi ghế nhà trường: Đi thẩm định tại địa phương; đi tống đạt giấy tờ cho đương sự; xem xét hồ sơ vụ án; xem xét bản án; chuyển giấy tờ liên quan cho viện kiểm sát, cục thi hành

án, công an và các cơ quan có thẩm quyền liên quan; đóng dấu tài liệu; photo tài liệu; học cách thu hồ sơ, nhận hồ sơ; học cách sắp xếp hồ sơ vụ án; đánh số và ghi bút lục, đánh máy trích lục; Scan hồ sơ các vụ án để lưu trữ; Số hóa một số tài liệu trong hồ sơ án hiện đang

5 TAND huyện Điện Biên – Báo cáo thành tích đề nghị tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

3

Trang 4

lưu trữ tại kho lưu trữ của Tòa án (Cập nhật hồ sơ tại phần mềm nội bộ

hoso.toaan.gov.vn); soạn thảo/đánh văn bản: các biên bản hòa giải, các biên bản xác

minh ; xem phiên tòa xét xử; tham gia quan sát các buổi hòa giải tại tòa; sắp xếp án/quyết định: các vụ hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình ; sao bản án/quyết định; kiểm tra/soát lại

hồ sơ khởi kiện xem có đủ các giấy tờ không

+ Tiến hành các hoạt động, công việc có liên quan để thực hiện báo cáo thực tập: Phân tích đề tài thực tập; tìm tài liệu liên quan; xem các bản án/quyết đinh liên quan; xem

hồ sơ liên quan; sắp xếp hồ sơ, bản án; đi thẩm định thực tế; xem những số liệu thống kê liên quan; hiểu nội dung quy định pháp luật liên quan; hỏi, tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn thực tập (liên quan đến vấn đề thực trạng ly hôn tại TAND huyện Điện Biên) Mặt khác, thông qua việc tìm hiểu nội dung các bản án, quyết định em hiểu được quy định pháp luật vào thời điểm xảy ra tranh chấp, đối chiếu với pháp luật hiện hành Không chỉ vậy, em còn có sự tham khảo, so sánh với những bản án, quyết định khác cùng tranh chấp Được cán bộ hướng dẫn định hướng về đề tài báo cáo thực tập, em đã được tìm hiểu

về nội dung vụ, việc liên quan đến đề tài, nắm được chủ thể của các quan hệ tranh chấp, quan hệ pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết, quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án và kết quả giải quyết vụ án Tại Tòa án, em được được tìm hiểu về quá trình Tòa án làm việc với đương sự: trình tự, thủ tục lấy lời khai, giao nhận chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ

án, thủ tục hòa giải Từ đó, việc tiếp cận vụ án thực tế được thuận lợi hơn Mặt khác, thông qua việc tìm hiểu nội dung vụ ánn em hiểu được quy định pháp luật vào thời điểm xảy ra tranh chấp, đối chiếu với pháp luật hiện hành

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG LY HÔN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN

2.1 Một số vấn đề lý luận về vấn đề ly hôn

2.1.1 Khái niệm

Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận: “Ly hôn là chấm

dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Ly hôn là một sự kiện pháp lý xảy ra khi có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, sự kiện này làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng; người vợ

và người chồng đã ly hôn được coi như chưa kết hôn Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm

quyền giải quyết việc ly hôn, là cơ quan duy nhât có quyền ra bản án hoặc quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng khi có yêu cầu

2.1.2 Căn cứ cho ly hôn

Theo Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

"1 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3 Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.".

Trang 5

Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy

ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn 6

Trước hết cũng như theo quy định của pháp luật thì thủ tục hòa giải được áp dụng đối với các vụ kiện ly hôn do TAND tiến hành là thủ tục pháp lý bắt buộc, bởi vậy TAND huyện Điện Biên rất coi trọng công tác điều tra và hòa giải

Mục đích cuối cùng và quan trọng nhất mà cán bộ hòa giải hướng tới giúp cho cuộc hôn nhân có nguy cơ tan vỡ tránh được đổ vỡ, vợ chồng đoàn tụ Sau mỗi lần hòa giải, tòa

án sẽ lập ra biên bản hòa giải, hòa giải thành gia đình trở về đoàn tụ, hòa giải không thành tòa án lập biên bản hòa giải không thành và đưa ra xét xử vụ kiện ly hôn, chỉ khi nào thấy

quan hệ vợ chồng thực sự đến mức “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” 7 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

Và khi xem xét giải quyết ly hôn TAND huyện Điện Biên thực hiện triệt để theo các

quy định về điều kiện hạn chế ly hôn LHN & GĐ năm 2014 ghi nhận “vợ, chồng hoặc cả

hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn” Quyền này gắn liền với quyền

nhân thân của vợ, chồng, không thể chuyển giao, không ai có thể đệ đơn xin ly hôn thay

vợ, chồng

Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em, khoản 3 điều 51 Luật HN&GĐ 2014

đã quy định điều kiện hạn chế ly hôn đối với người chồng “Chồng không có quyền yêu cầu

ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” Người chồng bị hạn chế quyền ly hôn không phân biệt người vợ có thai với ai.

Trong trường hợp vợ có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, xét thấy mâu thuẫn vợ chồng rất trầm trọng, nếu duy trì quan hệ hôn nhân sẽ không có lợi cho sức khỏe của mình, của thai nhi hoặc đứa bé mới sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì tòa án vẫn thụ lý đơn yêu cầu xin ly hôn của người vợ và giải quyết vụ án theo thủ tục chung

Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng có thể chấm dứt nếu hai bên cùng thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên Theo đó, có 02 hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn (ly hôn đơn phương)

* Điều kiện để ly hôn thuận tình:

- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

- Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.8

* Điều kiện để đơn phương ly hôn:

- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;

- Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài

- Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn

- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.9

6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam (Tái bản lần thứ 16 có sửa đổi), NXB Công

an nhân dân, Hà Nội, 2017,.tr243.

7 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

8 Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

9 Điều 56 và khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

5

Trang 6

2.3.4 Hậu quả pháp lý của ly hôn

- Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: Khi bản án, quyết định của Tòa án giải quyết

ly hôn có hiệu lực thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt

- Quan hệ giữa cha mẹ – con sau khi ly hôn: Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha mẹ –

con vẫn tồn tại Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của

mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận Trong trường hợp không

thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền

lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha

mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng)

- Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn: Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 có

nêu quy định về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng: Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận; nếu bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc sau:

Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác lập, duy trì, phát triển tài sản này Lao động của vợ chồng trong gia đình coi như lao động có thu nhập Bảo

vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình Bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch

- Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được đặt ra nếu một bên vợ

hoặc chồng khó khăn, túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng (tùy thuộc vào điều kiện yêu cầu của pháp luật)

2.2 Thực trạng ly hôn diễn ra tại huyện Điện Biên hiện nay

2.2.1 Đường lối giải quyết ly hôn của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật TTDS 2015, TAND cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm về ly hôn Điều 55 Luật HN&GĐ 2014 quy định nếu hai

vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục

Cũng như TAND ở các địa phương khác, TAND huyện Điện Biên tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn theo đúng trình tự pháp luật Khi nhận được yêu cầu ly hôn của vợ

Trang 7

hoặc chồng, hay cả hai vợ chồng tòa án xem xét thấy hợp lý sẽ thụ lý và giải quyết theo trình tự, thủ tục Luật định Theo nguyên tắc chung, tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn căn cứ quy định của Bộ luật TTDS, trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng (khoản 1 Điều 11 LHN&GĐ năm 2014)

TAND huyện Điện Biên trong những năm qua đã có cố gắng rất nhiều trong việc thụ

lý và giải quyết các vụ án ly hôn theo đúng trình tự pháp luật

Như vậy trong số hồ sơ ly hôn mới thụ lý trong nửa đầu năm 2019 có tới đơn

vợ đứng tên (chiếm %), có đơn do chồng đứng tên (chiếm %) và

đơn chung (chiếm %)

Thực tiễn xem xét đơn thuận tình ly hôn Tòa án luôn xem xét đến sự bày tỏ ý chí tự

nguyện ly hôn của các bên trong suốt quá trình yêu cầu Tòa án giải quyết nếu có một trong

các bên thay đổi ý chí tự nguyện ly hôn thì về thủ tục giải quyết của Tòa án sẽ chuyển từ giải quyết việc dân sự (yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn) sang giải quyết vụ án ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên) Khi xem xét yếu tố tự nguyện ly hôn, nếu Tòa án nhận thấy một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì không được công nhận thuận tình ly hôn cho dù người đó chưa được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Đối với trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà

vợ chồng thuận tình ly hôn thì Tòa án vẫn giải quyết như các trường hợp thông thường khác

Trong thực tiễn có hai cách công nhận thuận tình ly hôn như sau:

Cách thứ nhất là vợ chồng cùng làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Trường hợp này Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục việc dân sự Những trường hợp thuận tình ly hôn này thường vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về tài sản và con cái mới làm đơn thuận tình ly hôn Công việc của Tòa án là xem xét ý chí tự nguyện và sự thỏa thuận của các bên Nếu thấy sự thỏa thuận của các bên là phù hợp với pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn

Cách thứ hai là trong quá trình giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên nhưng các

bên thỏa thuận với nhau thuận tình ly hôn và thỏa thuận được các vấn đề con chung, tài sản chung cũng như các vấn đề khác Khi đó, Tòa án tiến hành lập biên bản ghi nhận thuận tình

ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự Công nhận thuận tình ly hôn trong trường hợp này, Tòa án không phải giải quyết theo thủ tục việc dân sự và chưa cần mở phiên tòa để ra quyết định mà Thẩm phán giải quyết vụ việc có thẩm quyền ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Có thể nhận định rằng công nhận thuận tình ly hôn tại huyện Điện Biên đã đảm bảo

áp dụng đúng đường lối, tôn trọng quyền tự quyết của vợ chồng trong việc chấm dứt quan

hệ hôn nhân và đảm bảo một cách chính xác, không mắc sai lầm trong quyết định trong quyết định cho phép vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân

2.2.2 Đặc điểm về chủ thể trong các vụ việc ly hôn Tòa án huyện Điện Biên đã thụ ly

và giải quyết

- Chủ thể đứng đơn xin ly hôn: Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác năm của TAND

huyện Điện Biên đã đánh giá, đa số các vụ ly hôn đều xuất phát là do chị em phụ nữ đứng đơn và có xu hướng ngày càng tăng Trong năm 2018, điều này chứng tỏ phụ nữ huyện Điện Biên nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung ngày càng nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về quyền bình đẳng, quyền nhân thân Đó chính là quyền yêu cầu chia tài sản

7

Trang 8

chung ngang nhau, quyền được chăm sóc, nuôi dạy con chung, quyền yêu cầu người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền đi lại thăm nom và chăm sóc con cái khi bên kia được trực tiếp nuôi con

Do những biểu hiện về bình đẳng giới: Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn cũng

cao hơn nhiều so với nam giới Lý do chính là giá trị cá nhân được đề cao hơn, người phụ

nữ chủ động hơn trong hạnh phúc của mình và cũng chứng tỏ nhận thức của nữ giới về quyền và địa vị của họ đã thay đổi

- Độ tuổi của các chủ thể ly hôn: Độ tuổi ly hôn của các chủ thể trên địa bàn huyện Điện

Biên phân bổ không đều nhưng tập trung ở những cặp vợ chồng trẻ từ 18 đến 40 tuổi Chuyện các cặp vợ chồng trẻ cưới nhau chưa được bao lâu đã phải kéo nhau ra tòa ly hôn không còn gì xa lạ và là một thực trang đáng báo động hiện nay, có những cặp vợ chồng mới đăng kí kết hôn được vỏn vẹn chưa đầy nửa năm đã làm đơn ra Tòa xin ly hôn do tính tình không hợp, thậm chí là sau khi đăng kí kết hôn lại phát hiện ra chồng/vợ có người

khác từ khi hai người vẫn còn yêu nhau chưa tiến tới hôn nhân Do điều kiện kinh tế xã hội

và sự phát triển về tâm sinh lý, giới trẻ thường yêu nhanh, cưới vội nên họ vẫn chưa tìm

hiểu kỹ về nhau cũng như các kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân nên khi

về chung sống với nhau không hợp dẫn đến phát sinh mâu thuẫn Một số cặp vợ chồng trẻ ngày nay chưa cảm nhận được hết giá trị của gia đình thậm chí còn thường xuyên sử dụng

từ “ly hôn” để “dọa nhau” mỗi khi xảy ra mâu thuẫn Bên cạnh đó, giới trẻ ngày nay thiên

về lối sống cá nhân nhiều hơn Khi xảy ra mâu thuẫn họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều khó tránh khỏi

2.2.3 Tình hình thụ lý, giải quyết ly hôn trên địa bàn huyện Điện Biên

Bảng 4: Thống kê công tác giải quyết các vụ, việc ly hôn trong ba năm 2016, 2017, 2018

và nửa đầu năm 2019

(Đơn vị: Vụ)

Năm Thụ lý giải Đã

quyết

Kết quả giải quyết

Chuyển

hồ sơ Đình chỉ

Công nhận thuận tình ly hôn

Cho ly hôn

Không chấp nhận

Không chấp nhận là

vợ chồng

Nửa

đầu

năm

2019

10

10 Số liệu được lấy từ Hệ thống phần mềm thống kế các loại án Tòa án nhân dân: https://tk.toaan.gov.vn/

Trang 9

Có thể nhận thấy tỷ lệ công nhận thuận tình ly hôn chiếm tỷ lệ cao Công nhận thuận tình ly hôn có hai trường hợp: Vợ chồng yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và trường hợp một bên yêu cầu ly hôn nhưng khi Tòa án giải quyết ly hôn thì các bên đã thỏa thuận

và đề nghị Tòa án công nhận Do đó, số vụ được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn chiếm

tỷ lệ cao so với số vụ Tòa án thụ lý Cụ thể: Năm 2016 chiếm 75,3% ; năm 2017 chiếm 72,6% ; năm 2018 chiếm 69,6% trong tổng số vụ, việc đã giải quyết Điều này thể hiện, khi

đã ra Tòa án đề nghị giải quyết thì cũng là lúc mâu thuẫn hôn nhân đã trầm trọng, cần phải chấm dứt quan hệ hôn nhân

Đình chỉ vụ, việc ly hôn là kết quả mong muốn nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp ly hôn Bởi lẽ, mục đích chính trong giải quyết tranh chấp ly hôn là để các bên nhận

ra quan hệ của họ chưa đến mức phải chấm dứt, từ đó các bên rút đơn về đoàn tụ Để đạt được kết quả trên thì vai trò phân tích, động viên của người làm công tác hòa giải là vô cùng quan trọng Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ đình chỉ giải quyết ly hôn để các bên quay

về đoàn tụ chiếm tỷ lệ khá cao Cụ thể: Năm 2016 là 16,5% ; năm 2017 là 13,9% ; năm

2018 là 18,9%, nửa đầu năm 2019 là 12,6% so với tổng số vụ, việc đã giải quyết

Bảng số liệu trên cũng cho thấy số vụ, việc không chấp nhận yêu cầu ly hôn của một bên hoặc không chấp nhận yêu cầu thuận tình ly hôn qua các năm 2016, 2017, 2018 và nửa đầu năm 2019 là không có Ngoài ra, quá trình thụ lý giải quyết các vụ, việc ly hôn, TAND huyện Điện Biên còn ra quyết định không công nhận các bên là vợ chồng do các bên không

có Giấy chứng nhận kết hôn (năm 2016 là 0,3% ; năm 2017 là 1,1% ; năm 2018 là 2,1% ; nửa đầu năm 2019 là 1,8%)

2.2.4 Một số nguyên nhân cơ bản tác động tới việc ly hôn

Việc áp dụng pháp luật để giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên, TAND huyện Điện Biên đã dựa trên căn cứ về thực chất tình trạng hôn nhân của họ đã trầm trọng, các bên không thể chung sống được với nhau nữa để giải quyết cho ly hôn Thực tiễn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm trọng trong quan hệ hôn nhân mà Tòa án đã căn cứ để giải quyết cho ly hôn cũng rất đa dạng Trong đó, nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là mâu thuẫn gia đình Qua thực tiễn giải quyết, cho thấy những biểu hiện của mâu thuẫn gia đình,

có thể là do bất đồng quan điểm sống; tính tình không hợp giữa vợ, chồng hay giữa các thành viên trong gia đình; có thể do mâu thuẫn về kinh tế trong gia đình; cũng có thể là mâu thuẫn phát sinh trong việc nuôi dạy con cái ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân vợ, chồng Hiện nay, một thực tế trong việc giải quyết ly hôn, đó là các cặp vợ chồng đều lấy

lý do mâu thuẫn gia đình để nói về tình trang trầm trọng trong hôn nhân của mình khi yêu cầu ly hôn.11

Bảng 5: Thống kê nguyên nhân dẫn đến xin ly hôn trong ba năm 2016, 2017 và

2018

(Đơn vị: Vụ)

11 Nguyễn Thị Nga, Áp dụng pháp luật trong giải quyết ly hôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên – Luận văn thạc sĩ Luật

học, Hà Nội, 2016.

9

Trang 10

Năm

Mâu thuẫn gia đình

Bị đánh đập, ngược đãi

Nghiện

ma túy, rượu chè, cờ bạc

Ngoại tình

Bệnh tật không

có con

Một bên mất tích

Nguyê

n nhân khác

Nửa đầu

năm 2019

142 (cũ

01, mới 141)

05

32 (cũ

01, mới 31)

04 ( cũ

01, mới 03)

12

- Hành vi bạo lực gia đình bắt nguồn từ những xích mích nhỏ trong quan hệ vợ chồng

hoặc trong quan hệ giữa vợ (chồng) với các thành viên khác trong gia đình Tính gia trưởng của người đàn ông và sự kém hiểu biết trong việc bảo vệ bản thân của người phụ

nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số dẫn đến họ luôn là nạn nhân của hành vi bạo lực từ phía

người chồng Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là

đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, khi bạo lực xảy ra sẽ gây ra nhiều sứt mẽ trong tình cảm, không tìm thấy được sự hoà hợp mà chỉ còn sự ức chế

và sợ hãi dần dần họ không thể chịu đựng nữa và dẫn đến ly hôn Tòa án giải quyết cho ly hôn vì nguyên nhân bạo lực gia đình sau khi xem xét tính chất, mức độ ảnh hưởng của hành vi bạo lực gia đình đến thể chất và tinh thần của nạn nhân, đến sự phat triển của con cái cũng như an toàn xã hội Từ hành vi bạo lực gia đình sẽ dẫn đến tình nghĩa vợ chồng không còn, danh dự, uy tín của vợ, chồng bị xâm phạm Tình trạng người phụ nữ dân tộc thiểu số, kém hiểu biết, có trình độ văn hóa thấp thường xuyên bị chồng đánh đập xảy ra khá phổ biên ở đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc

Ví dụ: Chị Quàng Thị Minh và anh Lò Văn Văn kết hôn ngày 26/11/2006 có đăng kí

tại UBND xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Chị Minh và anh Văn kết hôn tự nguyện, không ai bị ép buộc, lừa dối Vợ chồng chung sống hạnh phúc đến năm 2015 thì phát sinh mâu thuẫn, hai vợ chồng ly thân đến năm 2017 thì quay về tiếp tục chung sống, nhưng do anh Văn thường xuyên có hành vi bạo lực thân thể đối với chị Minh, làm chị Minh nhiều lần phải đi nhập viện, chị Minh tiếp tục chuyển về nhà bố mẹ để ở từ tháng 09/2018 đến nay Tình cảm đối với anh Văn không còn, chị Minh xin ly hôn với anh Văn.13

12 Số liệu được lấy từ Hệ thống phần mềm thống kế các loại án Tòa án nhân dân: https://tk.toaan.gov.vn/

13 TAND Huyện Điện Biên - Bản án số 04/2019/HNGĐ-ST, ngày 17-04-2019 về việc ly hôn, tranh chấp về nuôi con,

chia tài sản khi ly hôn.

Ngày đăng: 31/03/2021, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w