Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội
Trang 1MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau,song mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, vấn đề sửdụng tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng trong quản trị tàichính Sử dụng tài sản một cách hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinh doanhtiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó nâng cao năng lựccạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có chiến lược và bước đi thíchhợp Trước tình hình đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng đượcđặc biệt quan tâm.
Công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (MARINA HANOI) trực thuộc Tổngcông ty Hàng Hải Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và kinhdoanh bất động sản; kinh doanh các dịch vụ vận tải đa phương thức và hỗ trợvận tải đa phương thức Trong những năm qua, công ty đã quan tâm đến vấn đềhiệu quả sử dụng tài sản và đã đạt được những thành công nhất định Nhờ đó,khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả sử dụngtài sản vẫn còn thấp so với mục tiêu Thực tế đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệuquả hoạt động của Công ty Trước yêu cầu đổi mới, để có thể đứng vững vàphát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả sử dụng tàisản là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết đối với công ty.
Từ thực tế đó, đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công tycổ phần Hàng Hải Hà Nội ” đã được lựa chọn nghiên cứu.
Trang 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình, tài sản thựccủa doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phầnHàng Hải Hà Nội giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.
4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình viết luậnvăn: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,phương pháp điều tra nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu.
5 Kết cấu luận văn
Đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phầnHàng Hải Hà Nội”
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần
Hàng Hải Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ
phần Hàng Hải Hà Nội.
Trang 3Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, côngty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liêndoanh, doanh nghiệp tư nhân.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thểkinh doanh: Kinh doanh cá thể, Kinh doanh góp vốn, Công ty.
Kinh doanh cá thể: Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không
cần phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước Doanhnghiệp này không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tínhthuế thu nhập cá nhân Ngoài ra, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạnđối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cánhân và tài sản của doanh nghiệp Thời gian hoạt động của doanh nghiệp phụ
Trang 4thuộc vào tuổi thọ của người chủ Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn bị hạn chếbởi khả năng của người chủ.
Kinh doanh góp vốn: Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và
chi phí thành lập thấp Theo hình thức kinh doanh này, các thành viênchính thức có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ Mỗi thành viên cótrách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn góp Nếu như mộtthành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽdo các thành viên khác hoàn trả Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong cácthành viên chính thức chết hay rút vốn Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinhdoanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân Khả năng vềvốn của doanh nghiệp này hạn chế.
Công ty: Là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi
ích: lợi ích của các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của cácnhà quản lý Theo truyền thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng,chính sách và hoạt động của công ty Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sauđó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý Các nhà quản lý quản lý hoạt độngcủa công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông Việc tách rờiquyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưu thế so vớikinh doanh cá thể và góp vốn:
- Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới.
- Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông.- Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông gópvào công ty (trách nhiệm hữu hạn).
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợpvới quy mô và trình độ phát triển nhất định Hầu hết các doanh nghiệp lớn
Trang 5hoạt động với tư cách là các công ty Đây là loại hình phát triển nhất củadoanh nghiệp.
1.1.2 Tài sản của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình
hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanhnghiệp đó.
1.1.2.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành 2 loại: Tài sản ngắnhạn và tài sản dài hạn.
*Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luânchuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tài sản ngắn hạn gồm:
Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoảnđầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thànhtiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Tài sản tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có
thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như: tínphiếu kho Bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổphiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá mộtnăm
Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của
khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác cóthời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm.
Trang 6Tồn kho: Bao gồm vật tư, hàng hoá, sản phẩm, sản phẩm dở dang.Tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế
GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắnhạn khác.
*Tài sản dài hạn
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tàisản dài hạn Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cốđịnh, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sảndài hạn khác.
Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách
hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạnthu hồi hoặc thanh toán trên một năm.
Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng
đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng dongười chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chínhnắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá màkhông phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay chocác mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thôngthường.
Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồngthời hai điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cáchđáng tin cậy.
Nguyên giá của bất động sản đâu tư bao gồm giá mua và các chi phíliên quan trực tiếp, như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạvà các chi phí giao dịch liên quan khác.
Trang 7Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng
dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất cả cáctiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là một trong các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì:
- Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanhcủa doanh nghiệp.
- Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượngsản phẩm và dịch vụ tốt, chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ thấp tạo điều kiệnđẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó làm tăng doanh thu và do đó doanhnghiệp mới có đủ sức cạnh trạnh trên thị trường Xét trên góc độ này, đầu tưđổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp lý trở thành vấn đề sống còn đối với mỗidoanh nghiệp.
- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổimới tài sản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: Chi phísửa chữa lớn tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biếnđổi để tạo ra sản phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vôhình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh nhưhiện nay.
Tài sản cố định được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằmphục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Thông thường có mộtsố cách thức phân loại chủ yếu sau:
Trang 8+ Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:
Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đượcchia thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chấtcụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vậtkiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn…
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chấtnhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong cáchoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khácthuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình Thông thường, tài sản cốđịnh vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hoá,quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế,…
Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấuđầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu biện, là căn cứ để quyết địnhđầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện phápquản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định.
+ Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:
Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đượcchia làm hai loại:
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cốđịnh đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sảnxuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.
Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốcphòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanhnghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạtđộng đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Trang 9Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kếtcấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi choviệc quản lý và tính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biệnpháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định.
+ Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia toàn bộ tài sảncố định của doanh nghiệp thành các loại sau:
- Tài sản cố định đang dùng.- Tài sản cố định chưa cần dùng.
- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý.
Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tìnhhình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra cácbiện pháp sử dụng tối đa các tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp,giải phóng nhanh các tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý đểthu hồi vốn.
Tài sản tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư vào việc mua bán các
chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằngtiền, bằng hiện vật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trênmột năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn trên một năm Có thể nóitài sản tài chính dài hạn là các khoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào cáclĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanhnghiệp.
Cụ thể, tài sản tài chính dài hạn bao gồm:
- Các chứng khoán dài hạn: Phản ánh giá trị các khoản đầu tư cho việcmua bán các cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm và có thể bán rabất cứ lúc nào với mục đích kiếm lợi nhuận Bao gồm:
Trang 10+ Cổ phiếu doanh nghiệp: Là chứng chỉ xác nhận vốn góp của chủ sởhữu vào doanh nghiệp đang hoạt động hoặc bắt đầu thành lập Doanh nghiệpmua cổ phần được hưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đồng thời chủ sở hữu vốn cũngphải chịu rủi ro khi doanh nghiệp đó bị thua lỗ, giải thể hoặc phá sản theoĐiều lệ của doanh nghiệp và luật phá sản của doanh nghiệp Cổ phần doanhnghiệp có thể có cổ phần thường và cổ phần ưu đãi Mỗi cổ đông có thể muamột hoặc nhiều cổ phần.
+ Trái phiếu: là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nước hoặcdoanh nghiệp hay các tổ chức, cá nhân phát hành nhằm huy động vốn choviệc đầu tư phát triển Có 3 loại trái phiếu:
Trái phiếu Chính phủ: là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tàichính phát hành dưới các hình thức: Trái phiếu kho Bạc, trái phiếu công trình,trái phiếu xây dựng Tổ quốc.
Trái phiếu địa phương: là chứng chỉ vay nợ của các chính quyền Tỉnh,Thành phố phát hành.
Trái phiếu Công ty: là chứng chỉ vay nợ do doanh nghiệp phát hànhnhằm vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đổi mới trang thiếtbị, công nghệ của doanh nghiệp Giá trị chứng khoán đầu tư dài hạn được xácđịnh là giá thực tế (giá gốc) bằng giá mua + các chi phí thu mua (nếu có),như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng.
- Các khoản góp vốn liên doanh: góp vốn liên doanh là một hoạt độngđầu tư tài chính mà doanh nghiệp đầu tư vốn vào một doanh nghiệp khác đểnhận kết quả kinh doanh và cùng chịu rủi ro (nếu có theo tỷ lệ vốn góp) Vốngóp liên doanh của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiềnvốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả vốn vay dài hạn dùng vàoviệc góp vốn kinh doanh.
Trang 11Tài sản dài hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế
thu nhập hoãn lại, tài sản dài hạn khác.
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quảthực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quảđó trong điều kiện nhất định Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiệncác mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xemxét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dướiquan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu.
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh nhưhiện nay đều phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế Đó là cơ sở để doanh nghiệpcó thể tồn tại và phát triển.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độsử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác địnhtrong quá trình sản xuất – kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhaunhư: Tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá hoạt động hữu íchcủa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp,… song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đềunhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.Để đạt được mục tiêu này, tất cả các doanh nghiệp đều phải nỗ lực khai tháctriệt để và sử dụng có hiệu quả tài sản của mình.
Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp phản ánh trình độ,năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sảnxuất - kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trang 12Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần TSNH bình quân trong kỳ
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
- Hệ số sinh lợi tổng tài sản:
Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) =
Hệ số sinh lợi tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêuđơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chỉ tiêu này được sử dụng để đo hiệuquả của việc tài trợ cho các nhu cầu về tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủsở hữu và vốn vay Nếu chỉ tiêu này lớn hơn chi phí nợ thì đầu tư bằng nợ cólợi cho doanh nghiệp hơn đầu tư bằng vốn chủ.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Trong đó: TSNH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSNH cóở đầu kỳ và cuối kỳ.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Trang 13Lợi nhuận sau thuế
TS nganh nghiethành phố Hà Nội Đề NH bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
TSDH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH sử dụng trong kỳ đem lạibao nhiêu đơn vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng TSNH càng cao.
- Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH Nó cho biết mỗiđơn vị giá trị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Trong đó: TSDH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSDH cóở đầu kỳ và cuối kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêuđơn vị doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDHcàng cao.
- Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH Nó cho biết mỗiđơn vị giá trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Hệ số sinh lợi TSNH =
Hiệu suất sử dụng TSDH =
Lợi nhuận sau thuếTSDH bình quân trong kỳHệ số sinh lợi TSDH =
Trang 141.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ngoài việc tính toán và phântích các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ các nhân tố tác độngtới hiệu quả sử dụng tài sản Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra cácchiến lược và kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn để có thể phát huy hiệuquả sử dụng tài sản một cách tối đa giúp cho doanh nghiệp đạt được nhữngmục tiêu đã đề ra.
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân
Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào.Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai tròquyết định đến hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nóiriêng, đặc biệt là trình độ cán bộ quản lý và tay nghề người công nhân.
Trước hết, về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện
ở trình độ chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định.Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năngtổ chức, quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp vớitình hình của doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tàisản cao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Nếu khả năng tổ chức, quảnlý kém, quyết định sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệuquả dẫn đến doanh nghiệp có thể thua lỗ, thậm chí phá sản Như vậy, trình độcán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quảsử dụng tài sản trong doanh nghiệp Do đó, yêu cầu đối với bộ phận này là rấtcao, họ cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm
Trang 15cao, năng động, sáng tạo nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời chodoanh nghiệp.
Thứ hai, về trình độ tay nghề của công nhân: bộ phận công nhân là bộ
phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nênlà nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp Đối với công nhân sảnxuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tínhsáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trongquá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạora sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu trình độ tay nghề người côngnhân thấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảo quản máymóc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổithọ của máy móc làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm Điều đó cóthể làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sửdụng tài sản giảm.
1.3.1.2 Tổ chức sản xuất - kinh doanh
Một quy trình sản xuất – kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tìnhtrạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệmnguồn lực, tăng năng suất lao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thànhsản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiềugiải pháp thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanhnghiệp trong từng thời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sửdụng tài sản sẽ cao.
Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nếu
Trang 16doanh nghiệp tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổimới trang thiết bị thì sẽ giảm được hao mòn vô hình của tài sản cố định, nângcao chất lượng, đổi mới sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranhcho doanh nghiệp.
1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh
Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghềkinh doanh sẽ đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau Tỷtrọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau nên hệ số sinh lợi củatài sản cũng khác nhau Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau vàđối tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũngkhác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau Như vậy, đặc điểmsản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác động quan trọng đến hiệu quảsử dụng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài sản, vòng quay và hệ sốsinh lợi của tài sản.
1.3.1.4 Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp
Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệuquả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nộidung sau:
* Quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt là quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể là đi tìmbài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phíđạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho doanh nghiệpđáp ứng các nhu cầu về: giao dịch, dự phòng, tận dụng được những cơ hộithuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán chi trả.
Trang 17Đồng thời doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp đầu tư nhữngkhoản tiền nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận như đầu tư chứng khoán ngắn hạn.Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực phân tích và phán đoán tìnhhình trên thị trường tiền tệ, thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, từđó có sự lựa chọn để đưa các quyết định sử dụng ngân quỹ đúng đắn, làmgiảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái, tối ưu hoá việc đi vayngắn hạn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản.
Quản lý tiền mặt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn nói riêng và hiệu quả sử dụng tài sản nói chung cho doanh nghiệp.
* Quản lý dự trữ, tồn kho
Trong quá trình luân chuyển vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất – kinhdoanh thì hàng hóa dự trữ, tồn kho có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động củadoanh nghiệp, nó như tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trongchu kỳ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp do các hoạt động này diễn rakhông đồng bộ Hơn nữa, hàng hoá dự trữ, tồn kho giúp cho doanh nghiệpgiảm thiệt hại trước những biến động của thị trường Tuy nhiên, nếu dự trữquá nhiều sẽ làm tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và gây ứ đọng vốn Vìvậy, căn cứ vào kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, khả năngsẵn sàng cung ứng của nhà cung cấp cùng với những dự đoán biến động củathị trường, doanh nghiệp cần xác định một mức tồn kho hợp lý nhằm nângcao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cho doanh nghiệp, góp phần nâng caohiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
* Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hay còn gọi là tín dụngthương mại là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp Dođó, trong các doanh nghiệp hình thành khoản phải thu.
Trang 18Tín dụng thương mại giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụsản phẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí tồn khocủa hàng hóa, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hạn chếhao mòn vô hình Tuy nhiên, tín dụng thương mại cũng có thể đem đến nhữngrủi ro cho doanh nghiệp như làm tăng chi phí quản lý, chi phí đòi nợ, chi phíbù đắp cho vốn thiếu hụt, làm tăng chi phí nếu khách hàng không trả được nợ.Do vậy, các nhà quản lý cần so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêmđể quyết định có nên cấp tín dụng thương mại không cũng như phải quản lýcác khoản tín dụng này như thế nào để đảm bảo thu được hiệu quả cao nhất.
Nội dung chủ yếu của chính sách quản lý các khoản phải thu bao gồm:Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích đánh giá khoản tíndụng được đề nghị, theo dõi các khoản phải thu.
* Quản lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động đầu tư tài chính dài hạnchính là tổng mức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận là phần chênh lệch giữatổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp.Ngoài việc so sánh theo hướng xác định mức biến động tuyệt đối và mức biếnđộng tương đối chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tàichính dài hạn, còn phân tích sự biến động tổng mức lợi nhuận do ảnh hưởngcủa 3 nhân tố:
- Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.
- Mức chí phí để tạo ra một đồng doanh thu từ hoạt động đầu tư tàichính dài hạn.
- Mức lợi nhuận được tạo từ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tàichính dài hạn.
Từ mối quan hệ trên, có thể xây dựng phương trình kinh tế sau:
Trang 19Tổng mức lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính dài hạn = Tổng doanh thuhoạt động đầu tư tài chính dài hạn*Mức chi phí cho một đồng doanh thu từhoạt động đầu tư tài chính dài hạn*Mức lợi nhuận được tạo ra từ một đồngchi phí hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.
Vận dụng phương pháp loại trừ có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượttừng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tàichính dài hạn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đánh giá, phântích và xem xét trong số các hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động nào manglại lợi ích kinh tế cao nhất, nhằm lựa chọn hướng đầu tư, loại hình đầu tư, quymô đầu tư, danh mục đầu tư hợp lý nhất và đạt kết quả cao nhất trong kinhdoanh của doanh nghiệp.
* Quản lý tài sản cố định
Để đạt được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanhnghiệp phải xác định quy mô và chủng loại tài sản cần thiết cho quá trình sảnxuất – kinh doanh Đây là vấn đề thuộc đầu tư xây dựng cơ bản, đòi hỏi doanhnghiệp phải cân nhắc kỹ càng các quyết định về đầu tư dựa trên cơ sở cácnguyên tắc và quy trình phân tích dự án đầu tư Nếu mua nhiều tài sản cố địnhmà không sử dụng hết sẽ gây ra sự lãng phí vốn, song nếu phương tiện khôngđủ so với lực lượng lao động thì năng suất sẽ giảm Trên cơ sở một lượng tàisản cố định đã mua sắm, một mặt doanh nghiệp phải tận dụng tối đa thời gianvà hiệu suất của máy, thực hiện an toàn, tiết kiệm trong vận hành máy, cốgắng khấu hao nhanh để sớm đổi mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật tiên tiến, hiện đại Điều đó sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp luôn luônđược đổi mới theo hướng tích cực, hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịchvụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, mang tính cạnh tranh cao.
Trang 20Việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho thấy khấu hao cótác động lớn đến các chỉ tiêu Do đó, doanh nghiệp cần xác định phương pháptính khấu hao tài sản cố định cho thích hợp.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, do chịunhiều tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị giảmdần về giá trị, hay còn gọi là hao mòn Có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mònhữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình là loại hao mòn do quá trình sử dụng và do tácđộng của môi trường, hình thái vật chất của TSCĐ bị mài mòn, biến dạng,gãy, vỡ, hỏng…
- Hao mòn vô hình là loại hao mòn do tiến bộ của khoa học công nghệ,một loại máy móc, thiết bị mới ra đời ưu việt hơn làm TSCĐ bị giảm giá hoặclỗi thời.
Do TSCĐ bị hao mòn như vậy, doanh nghiệp cần tạo lập quỹ để thuhồi, tái đầu tư vào tài sản mới, doanh nghiệp cần trích khấu hao cho TSCĐ.Trích khấu hao TSCĐ là việc tính chuyển một phần giá trị của TSCĐ tươngứng với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm và sẽ thu hồi được phần giá trịđó thông qua tiêu thụ sản phẩm.
Việc xác định mức trích khấu hao là công việc tương đối phức tạp.Trước tiên, doanh nghiệp phải xác định tốc độ hao mòn của tài sản Điều nàyrất khó khăn do xác định hao mòn hữu hình đã khó, xác định hao mòn vô hìnhcòn khó hơn, nó đòi hỏi sự hiểu biết, khả năng dự đoán của doanh nghiệp Khiđã xác định được mức độ hao mòn, doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến cácyếu tố sau:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ đó chế tạo trên thị trường Dotình hình tiêu thụ tác động trực tiếp đến giá bán sản phẩm đồng thời cho biết
Trang 21lượng cầu sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu và hoạt động của TSCĐsẽ ở mức công suất nào và kéo theo nó hao mòn ở mức độ nào.
- Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ là vốn chủ sở hữu hay vốn vay.
- Ảnh hưởng của thuế đến việc trích khấu hao Do việc trích khấu haoảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận củadoanh nghiệp và ảnh hưởng đến thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp.
- Quy định của Nhà nước trong việc tính khấu hao: Nhà nước có quyđịnh quản lý trong việc trích khấu hao TSCĐ như phương pháp tính khấu hao,thời gian sử dụng định mức của TSCĐ, tác động trực tiếp đến mức trích khấuhao hàng kỳ của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn được phượng pháp tính khấu hao TSCĐ thích hợp làbiện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quantrọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồntài trợ dài hạn Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu Mức khấuhao được tính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện ổn định giá thànhsản phẩm Nhưng phương pháp này không phản ánh chính xác mức độ haomòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụngTSCĐ khác nhau, khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm, làm cho TSCĐ củadoanh nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
Μkh=
NGΤ Trong đó:
Mkh: Số khấu hao hàng nămNG: Nguyên giá của TSCĐ
T: Thời gian sử dụng định mức của TSCĐ- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Trang 22Thực chất của phương pháp này là đẩy nhanh mức khấu hao TSCĐtrong những năm đầu sử dụng và giảm dần mức khấu hao theo thời hạn sửdụng Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh chính xác hơn mức độ haomòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắmTSCĐ trong những năm đầu sử dụng, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vôhình Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có TSCĐ chịu ảnh hưởngnhiều của hao mòn vô hình như thiết bị tin hoc, thiết bị điện tử…
Mn = Tk * (NG – Mn-1)Trong đó:
Mn : Số khấu hao năm n NG: Nguyên giá của TSCĐMn-1 : Số khấu hao năm n-1 Tk : Tỷ lệ khấu hao năm
Tóm lại, mục đích của việc tạo lập quỹ khấu hao là để tái đầu tư, thaythế, đổi mới TSCĐ Khi TSCĐ chưa được khấu hao hết, chưa được thay thếbằng TSCĐ mới thì khấu hao được tích luỹ và doanh nghiệp có quyền sửdụng số khấu hao luỹ kế cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình.Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước, việc sử dụng số khấu hao luỹ kế cầntuân thủ đúng các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhànước.
Đối với TSCĐ, bên cạnh việc xác định phương pháp khấu hao thíchhợp thì để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, doanh nghiệp cũng cần thườngxuyên tiến hành đánh giá, kiểm kê TSCĐ Điều này giúp cho nhà quản lý nắmđược chính xác số TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình sử dụng cũng như giátrị thực tế của tài sản đó.
Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của TSCĐ tại một thời điểmnhất định Việc đánh giá chính xác giá trị của TSCĐ là căn cứ để tính khấuhao nhằm thu hồi vốn Qua đánh giá và đánh giá lại TSCĐ còn giúp chongười quản lý nắm được tình hình biến động về vốn của doanh nghiệp để cóbiện pháp điều chỉnh thích hợp như: chọn hình thức khấu hao phù hợp, thanhlý, nhượng bán tài sản để giải phóng vốn…
Trang 23Đánh giá TSCĐ gồm những nội dung sau:
- Xác định giá ban đầu của TSCĐ: giá ban đầu của TSCĐ là giá mua vànhững chi phí khác kèm theo.
Cách đánh giá này giúp cho doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tưmua sắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền phải khấuhao để tái sản xuất giản đơn TSCĐ.
- Xác định giá đánh giá lại TSCĐ: giá đánh giá lại TSCĐ là giá của tàisản tại thời điểm kiểm kê đánh giá Giá đánh giá lại của TSCĐ có thể cao hơnhoặc có thể thấp hơn giá ban đầu của nó.
Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình cụ thể như: tình hình biến độnggiá trên thị trường, quan hệ cung cầu trên thị trường về loại tài sản đó, xuhướng về tiến bộ kỹ thuật trong ngành… người quản lý đưa ra quyết định xửlý tài sản một cách chuẩn xác như điều chỉnh mức khấu hao hoặc phươngpháp khấu hao, thanh lý, nhượng bán để đổi mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐthông qua sửa chữa lớn…
1.3.1.5 Công tác thẩm định dự án
Công tác thẩm định dự án và đặc biệt là thẩm định tài chính dự án có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Nếu công tác thẩm định tài chính dự án được thực hiện theo một quytrình chặt chẽ với đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn vữngvàng thì dự án sẽ được đánh giá một cách chính xác về mức độ cần thiết củadự án đối với doanh nghiệp, quy mô của dự án, chi phí, lợi ích của dự ánmang lại và cả những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai Điều này giúpcho doanh nghiệp có những quyết định đầu tư đúng đắn góp phần nâng caosức mạnh cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi
Trang 24nhuận làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số sinh lợi tổng tài sảntăng Ngược lại, công tác thẩm định tài chính dự án không hiệu quả sẽ dẫnđến những quyết định đầu tư sai lầm hoặc doanh nghiệp có thể bỏ qua các cơhội đầu tư do dự án bị đánh giá sai Quyết định đầu tư sai lầm sẽ dẫn đến hiệuquả nghiêm trọng Nếu đầu tư quá nhiều, không đúng hướng, hoặc đầu tưkhông đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp Nếu đầu tư quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu thịtrường, từ đó có thể bị mất thị trường, giảm khả năng cạnh tranh Tất cả cácđều này đều dẫn đến tài sản không được khai thác một cách triệt để và làmgiảm hiệu quả sử dụng tài sản.
1.3.1.6 Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thànhlập và tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh Vốn là nguồn hìnhthành nên tài sản Vì vậy, khả năng huy động vốn cũng như vấn đề cơ cấu vốnsẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mởrộng quy mô sản xuất – kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư làmtăng doanh thu cho doanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tàisản Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý thì chi phívốn sẽ giảm, góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và do đóhệ số sinh lợi tổng tài sản sẽ tăng
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Môi trường kinh tế
Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó cácdoanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: chu kỳ phát
Trang 25triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạmphát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước
Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăngtrưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng pháttriển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tàikhoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinhdoanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệuquả sử dụng tài sản thực của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mấtgiá của đồng tiền Ngoài ra, chính sách tài chính - tiền tệ cũng tác động lớnđến hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản củadoanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác độngcủa thị trường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sựbất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào vàđầu ra của doanh nghiệp.
Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác độngmạnh đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanhnghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn Do đó, doanh nghiệpphải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biệnpháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêucực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.
1.3.2.2 Chính trị - pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quantrọng Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như:duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị; định hướng phát triển kinh tế, kích thích
Trang 26phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật; phát triển cơ sở hạ tầng kinhtế - xã hội.
1.3.2.3 Khoa học – công nghệ
Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năngsuất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từngdoanh nghiệp nói riêng Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiệncho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khảnăng cạnh tranh Tuy nhiên, tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làmcho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn Có những máymóc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo,phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó.
Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc – công nghệlà hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để cóthể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh củamình.
1.3.2.4 Thị trường
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ravà thị trường tài chính.
Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽlàm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khókhăn cho việc tiêu thụ sản phẩm Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệtương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụtgiảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm củadoanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầuthị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trang 27Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi cónhu cầu Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn Thịtrường tiền là thị trường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn được muabán còn thị trường vốn là thị trường cung cấp vốn trung hạn và dài hạn Thịtrường chứng khoán bao gồm cả thị trường tiền, là nơi mua bán các chứngkhoán ngắn hạn và thị trường vốn, nơi mua bán các chứng khoán trung và dàihạn Như vậy thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường chứng khoán có vaitrò quan trọng trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả sẽ là kênhhuy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu các doanhnghiệp tập trung quá nhiều vào đầu tư chứng khoán sẽ dẫn đến tình trạng cơcấu tài sản mất cân đối làm gián tiếp giảm hiệu quả sử dụng tài sản.
1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh
Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanhnghiệp Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình – kinh doanh của doanhnghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩmthay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh củangành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.2.6 Đơn vị cấp trên
Đơn vị cấp trên cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủasử dụng tài sản của doanh nghiệp thông qua những định hướng, chính sáchphát triển Nếu các chiến lược, quy hoạch định hướng đầu tư phát triển dàihạn của đơn vị cấp trên được xây dựng một cách nhất quán, đúng hướng sẽtạo cho doanh nghiệp thành viên những thuận lợi trong việc hoạch định kếhoạch sản xuất kinh doanh cho mình Từ đó góp phần thực hiện hoạt độngkinh doanh ổn định, hiệu quả
Trang 28Để huy động vốn xây dựng toà nhà trên, dự án thành lập Công ty Cổphần Hàng hải Hà Nội đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận tại văn bản651/KHĐT ngày 13/3/1998 và Chính phủ đồng ý tại thông báo số2686/VPCP-ĐMDN ngày 15/7/1998 Các thủ tục pháp lý nhanh chóng đượctriển khai và vào tháng 11/1998, Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội(MARINA HANOI) được thành lập theo Giấy phép thành lập số 3829/Gp-UBdo UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày17 tháng 11 năm 1998 và Giấy phépđăng ký kinh doanh số 056428 ngày 19/11/1998 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà
Trang 29Nội cấp vào ngày 19/11/1998 Ra đời với mục đích đại diện cho Tổng Côngty Hàng hải Việt Nam huy động vốn đầu tư xây dựng Toà OCEAN PARKBUILDING, MARINA HANOI chính thức đi vào hoạt động từ ngày01/01/1999
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty bao gồm: Dịch vụ cho thuê vănphòng và khu siêu thị; Vận tải đường thuỷ, đường bộ; Dịch vụ giao nhận khovận hàng hoá; Buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêudùng; Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá; Lai dắt tàu biển, bốc xếp hàng hoá vàcontainer; Đại lý hàng hải; Xây dựng công trình giao thông; Khai thác cảngvà kinh doanh bãi container.
Sau khi chính thức hoạt động, Công ty đã góp vốn 32.146.726.105đồng để đầu tư xây dựng Toà nhà Năm 2000, Công ty góp24.005.474.321 đồng và tháng 4 năm 2002 Công ty chuyển vào vốn góp8.141.251.784 đồng Công ty được hưởng lợi nhuận từ dự án theo tỷ lệgóp vốn.
Từ năm 2000, bên cạnh tập trung nguồn lực vào dự án khai thác Toànhà, đội ngũ lãnh đạo của Công ty, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vựckinh doanh vận tải hàng hải, đã đồng thời triển khai kinh doanh các dịch vụvận tải da phương thức dành cho khách hàng và các dịch vụ hỗ trợ vận tải đaphương thức với mục đích tối ưu hoá nguồn vốn của cổ đông Được sự hỗ trợtừ các doanh nghiệp thành viên cũng như từ Tổng công ty Hàng hải Việt Namvề mặt nhân sự, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh, công ty đã đạt đựợcnhững kết quả đáng khích lệ trong những năm qua: sản lượng vận tải luônchiếm thị phần lớn trên thị trường trong nước, công ty liên tục đạt mức lãi caovà đảm bảo chi trả cổ tức đều đặn hàng năm cho các cổ đông.
Trang 30Ngày 19 tháng 6 năm 2002, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam đã quyết định giao toàn bộ nhiệm vụ quản lý và khai thác “Trungtâm Thông tin Thương mại Hàng hải Quốc tế Hà Nội” cho MARINAHANOI Theo đó, Công ty đã tiến hành lập phương án kinh doanh Toà nhà“Trung tâm Thông tin Thương mại Hàng hải Quốc tế Hà Nội” trên cơ sởnghiên cứu tổng thể thị trường kinh doanh cho thuê văn phòng, mô hình tổchức kinh doanh cao ốc văn phòng quốc tế, quy trình quản lý cao ốc vănphòng theo tập quán và tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm lại quá trình hoạt động của MARINA HANOI trong thời gianqua, có thể kể tới một số mốc đáng nhớ:
- Năm 1999, Công ty đã góp 50% vốn cùng Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam đầu tư tàu container Phong Châu sức chở 1100 TEU; tham gia gópvốn (15% vốn điều lệ) với Công ty TNHH Vận tải Hàng công nghệ cao(TRANSVINA).
- Năm 2000, lĩnh vực vận tải đa phương thức của Công ty đã phát triểnổn định, với tốc độ tăng trưởng thị phần, doanh thu và số lượng khách hàngtương đối Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Quảng ninh, Hải Phòngđều hoạt động hiệu qủa.
- Năm 2001, Công ty ký hợp đồng tham gia xây dựng đê chắn sóng tạikhu công nghiệp Dung Quất Đây là dự án 5A – đê chắn sóng do Công ty liêndoanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga là chủ đầu tư Trong thời gian này, Công tyđồng thời đầu tư xây dựng Bến số 02, Dung Quất, là trung tâm phân phối, bốcxếp và thu nhận hàng tại khu vực Vào tháng 06/2001, văn phòng đại diệngiao dịch của MARINA HANOI tại Quảng Ngãi đã được thành lập nhằmtriển khai và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty.
Trang 31- Năm 2002, Công ty đầu tư mua tàu Ocean Park ( tàu chuyên chởcontainer với sức chở 450 TEU) và bước đầu xây dựng kinh doanh vận tải tàucontainer Vào tháng 11 năm 2002, Công ty thành lập công ty TNHH Quản lývà kinh doanh Bất động sản Hà Nội với mục đích tập trung chuyên môn hoátrong quản lý khai thác toà nhà OCEAN PARK BUILDING Đồng thời, Côngty nghiên cứu đầu tư xây dựng Trung tâm phân phối hàng và bãi containerPhù Đổng, tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.
-Năm 2005 : Công ty thành lập công ty TNHH Vận Tải và Đại lý Vậntải đa phương thức với mục đích phát triển dịch vụ kinh doanh, đa dạng cácloại hình vận tải bao gồm đường bộ, đường biển và hàng không Mở rộngmạng lưới đại lý ra nước ngoài nhằm phục vụ các tuyến vận tải containerquốc tế.
Ngày 21/3/2005, phiên giao dịch thứ 1000, cổ phiếu Công ty cổ phầnHàng hải Hà Nội (Marina Hanoi – mã chứng khoán MHC) chính thức đượcgiao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM (nay là Sở giao dịchchứng khoán TP HCM).
-Năm 2006 : Công ty xây dựng bãi container Hải An – Hải Phòng vàlập chi nhánh tại Quảng Ngãi.
-Năm 2007: Công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn từ 67 tỷ đồng lên 93tỷ đồng
Ngoài ra, Công ty còn đầu tư mua tàu chuyên dụng container OceanAsia sức chở 950teus, tham gia xây dựng đường hầm Thủ Thiêm – Tp Hồ ChíMinh.
Trang 322.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội cónăm chi nhánh tại các thành phố lớn, một văn phòng đại diện tại tỉnh QuảngNgãi và hai công ty trực thuộc Cụ thể là:
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội tại thành phố HảiPhòng, thành lập và hoạt động tháng 5/1999.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội tại thành phố Hồ ChíMinh, thành lập và hoạt động tháng 6/2000.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội tại Quảng Ninh, thànhlập và hoạt động tháng 12/2000.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội tại Nghệ An, thành lậpvà hoạt động tháng 4/2002.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội tại Cần Thơ, thành lậpvà hoạt động tháng 1/2003.
Các chi nhánh trên đều có cùng nội dung hoạt động: Dịch vụ cho thuêvăn phòng và khu siêu thị; Vận tải đường thuỷ, đường bộ; Dịch vụ giao nhậnkho vận hàng hoá; Buôn bán xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêudùng; Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá; Lai dắt tàu biển; Bốc xếp hàng hoávà container; Đại lý hàng hải.
- Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội tại QuảngNgãi, thành lập và hoạt động tháng 6/2001.
Nội dụng hoạt động: Văn phòng đại diện có chức năng là văn phònggiao dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụdo công ty uỷ quyền phù hợp với Luật Doanh nghiệp.
Trang 33- Công ty TNHH quản lý và kinh doanh bất động sản Hà Nội, thành lậpvà hoạt động tháng 11/2002.
Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ cho thuê văn phòng; Kinh doanh siêuthị, nhà hàng; Xúc tiến thương mại; Tổ chức hội chợ triển lãm; Đại lý mua,bán, ký gửi hàng hoá; Kinh doanh quản lý bất động sản.
-Công ty TNHH vận tải và đại lý vận tải đa phương thức, thành lập vàhoạt động tháng 01 năm 2005.
Ngành nghề kinh doanh: Vận tải đường thuỷ, đường bộ; Dịch vụ giaonhận kho vận hàng hoá; Lai dắt tàu biển; Bốc xếp hàng hoá và container; Xâydựng công trình giao thông; Đại lý hàng hải; Kinh doanh vận tải đa phươngthức; Khai thuê hải quan.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Trang 34BAN KIỂM SOÁTTỔNG GIÁM ĐỐC - OMR
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCP.TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰCCÔNG TY Q.LÝ
BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘICÔNG TY VẬN TẢI VÀ ĐẠI LÝ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨCCN QUẢNG NINHCN QUẢNG NGÃICN HẢI PHÒNG
CN TP HỒ CHÍ MÍNH
CN CẦN THƠ
PHÒNGKINH DOANH
BỘ PHẬNC.KHOÁN
PHÒNGTHƯƠNG VỤ
PHÒNGQUẢN LÝ TÀU
PHÒNGTÀI CHÍNH -
KẾ TOÁN
PHÒNGHÀNH CHÍNH -
NHÂN SỰSALES - MKT
DỊCH VỤK.HÀNGGIAO NHẬN
LOGISTICĐỘI XE
THƯƠNG VỤCHỨNG TỪ
K.TH-V.TƯBẢO HIỂMĐĂNG KIỂM
QUẢN LÝTHUYỀN
VIÊNP.CHẾ-AN TOÀN HH TỔN THẤT
KẾ TOÁNQUỸ
CÔNG NỢ
TỔ CHỨCNHÂN SỰĐỘI XE VP
TIỀN LƯƠNG BHXH
HÀNH CHÍNHLỄ TÂNTHI ĐUA
KHENTHƯỞNG
Trang 35OCEAN PARK BUILDING là một trong số các toà cao ốc lớn nhất tạiHà Nội Với diện tích đất sử dụng là 6.851 m2, OCEAN PARK BUILDINGcó thể đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp Ngoàira, kiến trúc và thiết kế của Toà nhà hiện đang được đánh giá cao trên thịtrường cho thuê cao ốc văn phòng, với các trang thiết bị được lắp đặt hết sứchiện đại và phù hợp.
Ngay sau khi thành lập, Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh Bấtđộng sản Hà Nội đã lập tức triển khai các hoạt động marketing giới thiệu vềtoà nhà, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Qua thống kê chothấy, khối khách hàng là các văn phòng và các doanh nghiệp thành viên thuộcTổng công ty Hàng hải Việt Nam đã đăng ký thuê khoảng 5000 m2, và khốikhách hàng ngoài Tổng công ty thuê là 3000 m2.
Vận tải đa phương thức tuyến nội địa – giải pháp vận tải trọn gói
Trong cơ cấu doanh thu của MARINA HANOI các năm qua, doanh thutừ mảng dịch vụ vận tải đa phương thức hay giải pháp vận tải trọn gói, thườngxuyên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thị trường vận tải đa phương thức hình thức hình thành từ nhu cầukhách hàng mong muốn được sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá với tiêuchí: nhanh chóng, hiệu quả và đơn giản về thủ tục Nhận biết được nhu cầu,ngay từ khi thành lập, công ty đã triển khai sản phẩm Giải pháp vận tải trọngói (Total Logistics Management – TLM) Giải pháp dịch vụ này là mộttổng thể thống nhất bao gồm 12 yếu tố cấu thành nhằm đem lại hiệu quả tốiđa trong giao nhận, vận chuyển, quản lý hàng hoá cho khách hàng và đảmbảo sự hài lòng cao nhất của khách hàng Trong 12 yếu tố cấu thành của
Trang 36định chất lượng,…); Giải pháp lưu kho bãi và vận chuyển (bao gồm việc lựachọn địa điểm và phương thức vận tải tối ưu đối với từng loại hàng, dịchvụ); Giải pháp dịch vụ hậu mãi (dịch vụ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạosử dụng,…) Hiện nay, Giải pháp dịch vụ trọn gói đang áp dụng phổ biếntrên thế giới và được đánh giá rất cao vì thời gian vận chuyển ngắn, giá cướcrẻ, lịch tàu liên tục và có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụhàng hoá một cách đầy đủ và tối ưu nhất.
Hàng hoá trong vận tải đa phương thức tuyến nội địa chủ yếu là hàngthương mại trong nước, bao gồm: Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, vật tưcông nghiệp và các loại hàng giá trị thấp Do đây là các loại sản phẩm đượctiêu dùng thường xuyên nên nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải đa phươngthức đối với các sản phẩm này là tương đối ổn định và lâu dài.
Các tuyến vận tải đa phương thức do công ty cung cấp hiện nay baogồm các tuyến trong nước và nước ngoài.
Các dịch vụ đại lý, khai thác cảng, uỷ thác nhập khẩu, bán hàng hoásản phẩm:
Ngoài hai lĩnh vực kinh doanh chính của Marina Hanoi là vận tải đaphương thức và quản lý cao ốc văn phòng cho thuê, công ty còn thực hiệnđa dạng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như dịch vụ đại lý, khai tháccảng, uỷ thác nhập khẩu, bán hàng hoá sản phẩm Tuy nhiên, doanh thu từcác hoạt động này không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của cảcông ty.
Các dự án đã và đang triển khai:
Trang 37Chí Minh.
Ngoài ra, công ty còn có 4 bãi container, với tổng diện tích 40.000 m2 và cácgiàn cẩu container hiện đại Hệ thống kho hàng tại các bãi container được bố trí hếtsức khoa học nhằm hỗ trợ việc vận chuyển hàng hoá xuất - nhập thuận lợi, dễ dàng.
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI2.2.1 Thực trạng tài sản của công ty
Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, trướchết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua Trong quátrình kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tàisản và được thể hiện bằng số liệu sau:
Bảng 2.1 – Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Chỉ tiêu
Giá trị(Tr đồng)
tỷ trọng
Giá trị
Tài sản ngắn hạn
77.508 37,34 97.252 50,06 90.445 33,37
Tài sản
dài hạn 130.062 62,66 97.028 49,94 180.608 66,63Tổng tài
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
Trang 386,4% tương ứng 13 tỷ Tuy nhiên, năm 2007, tổng tài sản đã tăng lên đáng kể,gần 77 tỷ đồng tương ứng 39,52% so với năm 2006 thể hiện quy mô hoạtđộng kinh doanh được mở rộng.
Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thayđổi theo Năm 2005, tỷ trọng tài sản dài hạn gần gấp đôi tỷ trọng tài sản ngắnhạn nhưng sang năm 2006, cùng với sự sụt giảm quy mô tài sản, tài sản ngắnhạn tăng lên trong khi tài sản dài hạn giảm đi làm cho tỷ trọng hai loại tài sảnnày ngang bằng nhau Bước sang năm 2007, khi quy mô tài sản được mởrộng, tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (66,63%) Điềunày cho thấy, sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng quymô tài sản dài hạn
Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tàisản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng như tàisản dài hạn Qua việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từngyếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện phápthích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnhcơ cấu đầu tư.
2.2.1.1 Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn làhết sức cần thiết Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biếnđổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp Quy mô và cơ cấu trongtài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kếtquả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanhnghiệp.
Trang 39lược phát triển của công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh