1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn

63 573 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn

Trang 1

  

Trang 2

TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn HELP

CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN

Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra

Trang 3

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cám ơn giảng

viên hướng dẫn Mr Ngô Quý Nhâm Xin cám ơn các thầy, cô giảng viên và

cán bộ, nhân viên khoa quốc tế trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp thông tin và tài liệu giảng dậy giúp cho tôi có điều kiện tốt nhất trong việc học tập và triển khai đề tài nghiên cứu này

TÓM TẮT

Việt Nam từ khi chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường, nhất là từ năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội lớn để xây dựng, phát triển lên một tầm cao mới và cũng phải đối mặt với những thách thức lớn Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình những định hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp Xuất phát từ thực tiễn đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Nó giúp cho doanh nghiệp có định hướng, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, hướng các bộ phận, cá nhân đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, tránh tình trạng cục bộ, phân tán nguồn lực sẽ làm suy yếu doanh nghiệp Môi trường kinh doanh ngày càng phát triển và phức tạp, cạnh tranh mang tính toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo để thích nghi và hoà nhập với sự thay đổi đó

Trang 4

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 3 Để hoạch định được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được đúng hướng, các nhà quản trị sử dụng các công cụ để đánh giá thực trạng chiến lược của đơn vị mình từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp và hiệu quả hơn Đề tài này sử dụng Mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ hỗ trợ khác để phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược phát triển kinh doanh viễn thông của công ty điện lực Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2010 Từ kết quả thu được sẽ có những đề xuất cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2015, nhằm mục đích giúp cho công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững

Trang 5

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 4

Chương 2: Tổng quan lý thuyết 10

2.1 Lịch sử về lý thuyết quản trị chiến lược 10 2.2 Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược: 10

2.3 Tầm quan trọng của Quản trị chiến lược 12

2.4 Quy trình quản trị chiến lược 12 2.5 Giới thiệu mô hình căn bản của Quản trị chiến lược 13

2.6 Giới thiệu 5 nhiệm vụ cơ bản phải thực hiện trong quản trị

chiến lược 14 2.7 Các công cụ chính sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược 16

2.8 Một số công cụ hỗ trợ để phân tích quản trị chiến lược 18

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 21

3.1 Hướng tiếp cận 21 3.2 Quy trình nghiên cứu 21

Chương 4: Thực trạng chiến lược kinh doanh viễn thông của

Trang 6

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 5

5.3 Đổi mới, cải tiến 44

5.7 Khả năng học và phát triển 45

Chương 6: Kết luận và một số giải pháp 46

6.1 Những đề xuất cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh

của Công ty điện lực Bắc Kạn 46

6.2 Kết luận 48

Tài liệu tham khảo 50 Phụ lục 1: Kết quả kinh doanh viễn thông của Công ty Điện lực

Bắc Kạn 51

Phụ lục 2: Bảng so sánh kết quả kinh doanh giữa Công ty Điện lực

Bắc Kạn với các đối thủ cạnh tranh từ năm 2008-2010 52

Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn hoạt động kinh doanh viễn thông của

Công ty Điện lực Bắc Kạn 53

Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn hoạt động kinh doanh viễn thông của

Công ty Điện lực Bắc Kạn 58

Trang 7

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 6

Trang 8

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 7

1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu tổng quát và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu và đánh giá chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông giai đoạn 2008 - 2010 và một số đề xuất xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh viễn thông của Công ty Điện lực Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2015

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh viễn thông hiện tại của công ty điện lực Bắc Kạn Để làm rõ những bất cập, những điểm yếu và điểm mạnh, những điểm chưa phù hợp của việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh của công ty

- Từ những phân tích và đánh giá sẽ đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng chiến lực kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo của công ty điện lực Bắc Kạn, bảo đảm cho công ty kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững

1.2.3 Kết quả dự kiến

- Từ việc đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty điện lực Bắc Kạn bằng việc sử dụng mô hình Delta Project và khung bản đồ chiến lược cùng các công cụ hỗ trợ, ta thấy rõ được những điểm yếu và không phù hợp, đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Xác định được lợi thế cạnh tranh và phân tích nghành được cụ thể của công ty

- Từ kết quả đánh giá sẽ có những đề xuất cho việc xây dưng và triển khai chiến lược kinh doanh có tầm nhìn và hiệu quả kinh doanh của công ty được tốt nhất trong giai đoạn tiếp theo

1.3 Bố cục của đồ án:

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 1 tập trung giới thiệu về công ty điện lực Bắc Kạn, chức năng nhiệm vụ cũng như bối cảnh của công ty Nêu những cơ hội cũng như thách

Trang 9

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 8thức mà công ty phải đối mặt Đề ra mục tiêu nghiên cứu và dự kiến kết quả của quá trình nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết

Chương này nêu một số khái niệm về quản trị chiến lược, xác định cấp độ chiến lược và nêu tầm quan trọng của quản trị chiến lược Giới thiệu quy của quản trị chiến lược, các công cụ cơ bản và một số công cụ hỗ trợ để sử dụng trong việc phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty cũng như việc đề xuất xây dựng chiến lược kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo của công ty như :Mô hình Delta Project và khung bản đồ chiến lược, phân tích SWOT, mô hình PEST, mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.Porter

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 gới thiệu các qui trình nghiên cứu, đề ra chiến lược nghiên cứu, các phương pháp và hình thức thu thập thông tin cũng như việc xử lý các thông tin để thu được kết quả

Chương 4: Thực trạng chiến lược kinh doanh viễn thông của công ty điện lực Bắc Kạn

Giới thiệu về công ty điện lực Bắc Kạn, cơ cấu và mô hình tổ chức của công ty, nêu các lĩnh vực hoạt động chính và đi sâu vào phân tích, kết quả kinh doanh trong mấy năm gần đây, đánh giá chiến lược kinh doanh hiện thời của công ty như: Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi Từ việc sử dụng các công cụ cơ bản và một số công cụ hỗ trợ để đánh giá cụ thể chiến lược kinh doanh của công ty và xác định được vị thế cạnh tranh của công ty

Chương 5 Phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty điện lực Bắc Kạn

Từ kết quả dánh giá và phân tích của chương 4 sẽ đánh giá việc triển khai chiến lược dinh doanh của công ty, hiệu quả kinh doanh, đổi mới và cải tiến,

xác định khách hàng mục tiêu của công ty và về mặt nội tại của công ty

Trang 10

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 9

Chương 6 Kết luận và đề xuất

Chương 6, từ thực trạng của công ty điện lực Bắc Kạn và xu hướng của thực tiễn, đưa ra một số đề xuất cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2015, bảo đảm cho công ty phát triển bền vững Kết luận

Trang 11

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1 Lịch sử về lý thuyết quản trị chiến lược:

Khái niệm chiến lược có từ thời Hy lạp cổ đại Trong lịch sử loài người, rất nhiều các nhà lý luận quân sự như Tôn Tử, Napoleon, Douglas MacArthur đã đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau “Luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên có thể đè bẹp đối thủ, thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn, nếu họ dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho

việc triển khai các khả năng của mình” (Giới, Liêm, Hải, 2009, p7)

Trong thế giới kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh không đối mặt trực tiếp như trong quân sự, họ cạnh tranh với nhau trong môi trường ngành hướng đến phân đoạn thị trường mục tiêu và những nỗ lực thu hút khách hàng.Đặc trưng của chiến lược kinh doanh là làm cho sức mạnh và năng lực tạo ra sự khác biệt phù hợp với môi trường theo cách thức mà người lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn để tạo lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong cùng một môi trường Do các khả năng này, mà chiến lược kinh doanh không chỉ bao gồm một mà có thể là một vài quyết định khác nhau Điều quan trọng là luôn khám phá ra cơ hội mới, ngăn chặn và đẩy lùi các đe dọa tiềm tàng, vượt qua các điểm yếu hiện tại và dịch chuyển sức mạnh đến các lĩnh vực mới Mỗi doanh nghiệp cần phải ứng phó với các quyết định chiến lược một cách liên tục Tuy nhiên, một số các quyết định chiến lược có thể trở nên bức thiết và mang tính lấn át trong một vài

thời kỳ nào đó tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể (Robert A Pitts and David Lei,

2000, P7)

2.2 Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược:

Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dài hạn của một doanh nghiệp Nó bao gồm

Trang 12

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 11tất cả các chức năng quản trị cơ bản như: Lập kế hoạch; Triển khai và kiểm soát chiến lược

Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên quan (stakeholder)

Có nhiều khái niệm về chiến lược là gì, mỗi khái niệm có ít nhiều điểm khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của mỗi tác giả Theo thuyết kinh điển “ Mục tiêu chiến lược của bất kỳ công việc kinh doanh nào là gặt hái được lợi nhuận trên số vốn bỏ ra Nếu trong trường hợp lợi nhuận dài hạn không như mong đợi, doanh nghiệp hoặc sẽ điều chỉnh sự sai lệch, hoặc sẽ bỏ mảng kinh

doanh đó” (Nguồn: Alfred Sloan của General Motor - Tài liệu của Trường Help)

Theo quan điểm tiến trình, các nhà kinh tế học có một số quan niệm như sau: Chiến lược là phương pháp ra quyết định có tính cảm tính, một thiết bị để đơn giản hóa hiện thực dưới dạng một bản thể khác mà các nhà quản lý có thể đương đầu ở thời điểm hiện tại

Và: Chiến lược không phải chỉ là về chuyện chọn thị trường và sau đó đưa ra các chính sách hướng tới hiệu quả mà còn là về việc chăm chút nuôi dưỡng các khả năng nội lực

((Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)

Theo thuyết hệ thống, nổi bật là phân tích ngành của Porter thực hiện trên 5 lực lượng cạnh tranh

Ngoài ra, còn một số các khái niệm khác như: Quản trị chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở

Trang 13

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 12nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài

hạn của nó (Tài liệu bài giảng của trường Help)

Hoặc: Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai

Đặc điểm quan trọng là tất cả các chiến lược kinh doanh khi hình thành được quan tâm và nó được dùng để phân biệt các kế hoạnh kinh doanh chính là “lợi thế cạnh tranh” Thực tế cho thấy rằng không có đối thủ cạnh tranh nào mà không cần đến chiến lược, vì các chiến lược có mục đích duy nhất và bảo đảm cho các doanh nghiệp tìm và giành được lợi thế bền vững của mình đối với các đối thủ

2.3 Tầm quan trọng của Quản trị chiến lược

Với bất kỳ công ty nào, chiến lược được coi như bộ xương sống giúp công ty có thể chủ động định hình trước cách thức điều hành công việc kinh doanh, gắn kết các hành động và quyết định độc lập, riêng rẽ của các nhà quản lý và nhân viên sắp vào khuôn khổ một “Kế hoạch tác chiến” thống nhất, cấu kết chặt chẽ toàn công ty

2.4 Quy trình quản trị chiến lược

Quy trình quản trị chiến lược là một quy trình gồm tám bước bao gồm lập kế hoạch chiến lược, triển khai và đánh giá chiến lược Mặc dù sáu bước đầu tiên mô tả diễn tiến của quy trình lập kế hoạch, nhưng bước triển khai và đánh giá cũng đóng vai trò quan trọng không kém Ngay cả những chiến lược được xem là hoàn hảo nhất cũng có thể thất bại nếu nhà quản trị không biết cách triển khai và đánh giá các chiến lược đó một cách phù hợp

Trang 14

Hình 1 Mô hình quy trình của Quản trị chiến lược

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)

2.5 Giới thiệu mô hình căn bản của Quản trị chiến lược:

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 13

2

Nghiên cứu toàn diện môi trường

Sứ mệnh, Mục tiêu, Chiến lược, Chính sách

Chương trình, Ngân sách, Quy trình

Đánh giá và

Phản hồi 1

Hình 2 Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)

Mô hình căn bản của quản trị chiến lược biểu thị các bước tiến hành trong quá trình quản trị của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề như: Việc nghiên cứu thị trường trên phương diện toàn diện, từ đó giúp cho doanh nghiệp định

3

4

Xem xét tình hình ngoại cảnh và nội bộ sử dụng phép phân tích SWOT

Hình thành chiến lược

Thực thi chiến lược

Trang 15

hình và xây dựng chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như việc thực thi chiến lược đó một cách hiệu quả nhất, đồng thời có sự đánh giá, kiểm soát việc thực thi chiến lược đó có hiệu quả không, từ đó có sự phản hồi xem xét một cách toàn diện cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp …

2.6 Giới thiệu 5 nhiệm vụ cơ bản phải thực hiện trong quản trị chiến lược:

ThảoChiến lượcđể đạt đượcCác Mục tiêu

đặt raLập ra các

Mục tiêuPhát triển

Sứ mệnh vàViễn cảnhchiến lượccủa công ty

Ứng dụngThi hànhChiến lược

Cải thiện / Thay đổiXem lại,

sửa đổinếu cầnXem lại,

sửa đổinếu cần

Cải thiện / Thay đổi

Phục hồicác nội dung

cũ nếu cần

Nhiệmvụ 1

Nhiệmvụ 2

Nhiệmvụ 3

Nhiệmvụ 4

Nhiệmvụ 5

Giám sát, Đánh giá, Và Sửa chữa

sai sót

Hình 3 Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia) Nhiệm vụ 1: Xác định tầm nhìn chiến lược

- Bao gồm việc phải suy nghĩ một cách chiến lược về: Kế hoạch kinh doanh trong tương lai của Công ty; “Điểm đến” mong muốn của Công ty

- Những việc phải làm bao gồm: Vẽ sơ đồ hành trình cho tương lai; Quyết định chọn vị trí kinh doanh trong tương lai để đầu tư vào; Định ra định hướng lâu dài; Xác định điểm độc đáo của Công ty

Trang 16

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 15- Xác lập thước đo kiểm tra hiệu quả hoạt động

- Thúc đẩy công ty trở nên sáng tạo và tập trung vào kết quả - Giúp ngăn chặn sự tự mãn và tự hài lòng quá sớm

Nhiệm vụ 3: Lập chiến lược

- Chiến lược bao gồm việc trả lời các câu hỏi:

- Nên tập trung vào một công việc kinh doanh nhất định hay nhiều việc cùng một lúc (đa chức năng)

- Phục vụ cho nhiều nhóm khách hàng trọng tâm hay một thị trường còn trống

- Phát triển dòng sản phẩm rộng hoặc hẹp - Theo đuổi một lợi thế cạnh tranh dựa theo: - Chi phí thấp

- Tính ưu việt của sản phẩm

- Các năng lực đặc biệt của công ty

Nhiệm vụ 4: Thực hiện và triển khai chiến lược

- Bắt tay hành động để thực hiện một chiến lược mới được lựa chọn - Giám sát quá trình theo đuổi thực hiện chiến lược

- Cải thiện năng lực và hiệu suất trong quá trình thi hành chiến lược

- Cho thấy sự tiến bộ cụ thể bằng các thông số đo đếm được

Nhiệm vụ 5: Giám sát, đánh giá và cải tiến nếu cần

- Các nhiệm vụ lập, áp dụng và thi hành chiến lược không phải là việc chỉ thực hiện một lần

- Nhu cầu khách hàng và tình hình cạnh tranh luôn luôn thay đổi

- Các cơ hội mới không ngừng xuất hiện; các tiến bộ về công nghệ; các biến đổi bên ngoài

- Một hoặc các khía cạnh của chiến lược có thể không tiến triển trôi chảy - Các nhà quản lý mới với các quan điểm mới nhậm chức

- Các bài học công ty rút ra trong suốt quá trình

Trang 17

- Tất cả các yếu tố này làm nảy sinh nhu cầu cần phải cải tiến và đáp ứng liên tục

Năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau từ nhiệm vụ xác định tầm nhìn, sứ mệnh đến đặt ra mục tiêu, lập chiến lược đến triển khai, thực hiện chiến lược và cuối cùng là đánh giá chiến lược doanh nghiệp đề ra còn vấn đề gì chưa hợp lý?, các bước triển khai nào thực hiện chưa tốt? để có thể chỉnh sửa cho hợp lý hơn và phương pháp triển khai chiến lược tốt hơn

2.7 Các công cụ chính sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược 2.7.1.Mô hình Delta project:

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 16

4 quan điểm khác nhau

Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi & Tăng trưởng

Mô hình Delta

Sơ đồ chiến lược

Các thành phần cố địnhvào hệ thống

Sản phẩm tốt nhấtCác giải pháp khách

hàng toàn diện

Sứ mệnh kinh doanh

Xác định vị trí cạnh tranhCơ cấu ngành

Công việc kinh doanhLịch chiến lược

Đổi mới, cải tiếnHiệu quả hoạt độngXác định khách hàng mục tiêu

Lịch trình chiến lược cho quá trình thích ứng

Ma trận kết hợp và ma trận hình cộtThử nghiệm và Phản hồi

Hình 4 Mô hình Delta Project

(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)

Mô hình Delta project phản ánh 3 định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp khách hàng; Chi phí thấp; Khác biệt hóa

Trang 18

Có 6 mảng quan trọng:

Tập trung chiến lược: Hoạt động trong hệ thống nào

Đưa ra sản phẩm phù hợp: sản phẩm phụ trợ hoặc tương tự Đưa ra các giá trị như danh mục đầu tư về sản phẩm, dịch vụ

Chuỗi cung ứng: Sự kết nối giữa các chuỗi cung ứng trong nội tại công ty Kênh phân phối: Phương pháp maketing chung cho tất cả mọi người Đổi mới, cải tiến: Phối hợp với các đối tượng bên ngoài, đưa ra các chính sách đổi mới

2.7.2 Bản đồ chiến lược:

Hình 5: Bản đồ chiến lược

(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 17

Trang 19

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 18Miêu tả Bản đồ chiến lược :

- Các thông tin được tổng hợp rõ ràng để giúp cho quá trình giao tiếp dễ dàng hơn

- Bốn hướng: Tài chính, khách hàng, nội bộ, bài học và phát triển

- Lĩnh vực tài chính nhằm vào việc hình thành giá trị cổ đông dài hạn và xây dựng cấu trúc chi phí, tận dụng tài sản dựa trên chiến lược năng suất và một chiến lược phát triển mở rộng cơ hội, tăng cường giá trị khách hàng

- Bốn yếu tố cuối cùng của Sự cải tiến chiến lược được hỗ trợ bởi giá cả, sự sẵn có, chọn lọc, công năng, dịch vụ, đối tác và nhãn hiệu

- Nhìn từ phía nội bộ công ty, quá trình điều hành và quản lý quan hệ khách hàng góp phần điều chỉnh, cải tiến hình ảnh vầ sản phẩm và dịch vụ

- Tất cả những quá trình này được phản ánh qua sự điều hành nhân sự, quản lý thông tin và vốn công ty, nó được hiểu là văn hóa công ty, ban lãnh đạo, sự liên kết và làm việc nhóm

- Cuối cùng, mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả được miêu tả và hình các mũi tên

Bằng cách kết nối các yếu tố như sự hình thành giá trị cổ đông, quản lý quan hệ khách hàng, điều hành, quản lý chất lượng…cơ cấu tổ chức trên một biểu đồ Bản đồ chiến lược được hình dung cụ thể hơn và giúp quá trình trao đổi giao tiếp giữa các nhà điều hành với nhau và với nhân viên Theo cách này, sự liên kết có thể được tạo ra xoay quanh chiến lược, giúp việc thực thi chiến lược dễ dàng hơn

2.8 Một số công cụ hỗ trợ để phân tích quản trị chiến lược:

2.8.1 Phân tích môi trường vĩ mô (Mô hình PEST)

Trên thực tế, các ngành và doanh nghiệp ở trong một môi trường vĩ mô rộng lớn, bao gồm sáu phân đoạn: Kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội, nhân khẩu học, chính trị luật pháp và toàn cầu Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể có tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, do đó,

Trang 20

làm biến đổi sức mạnh tương đối đến các thế lực khác và với chính nó, cuối

cùng là làm thay đổi tính hấp dẫn của một ngành [PGS.TS Lê Thế Giới; TS

Nguyễn Thanh Liêm; ThS Trần Hữu Hải, (2009)]

Công nghệ

Xã hội - Dân sốQuốc tế

Năng lực của người cung cấp

Sự ganh đua của các công ty hiện có

Năng lực của

khách hàng

mua

Nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm thay thế Nguy cơ của các đối

thủ tiềm năng

Hình 6: Mô hình phân tích môi trường vĩ mô

2.8.2 Phân tích môi trường ngành (Mô hình 05 lực lượng cạnh tranh của PORTER.)

Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau Trong cạnh tranh, các công ty trong ngành có ảnh hưởng lẫn nhau Nói chung, mỗi ngành bao gồm một hỗn hợp và đa dạng các chiến lược cạnh tranh mà các công ty theo đuổi để cố đạt được mức thu nhập cao hơn trung bình Trong phân tích ngành, chúng ta thường sử dụng mô hình cạnh tranh năm thế lực của Michael E Porter, giáo sư trường quản trị kinh doanh Harvard để phân tích và đánh giá

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 19

Trang 21

Mô hình 5 thế lực cạnh tranh

Sản phẩm Thay thế (của các công ty ở

các ngành khác)

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 20 Hình 7: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Malaysia)

2.8.3 Ngoài ra, trong phân tích quản trị chiến lược còn sử dụng công cụ

phân tích khác như: Phân tích môi trường bên trong (Mô hình SWOT), để xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nhìn ra được những cơ hội của công ty Cũng như những thách thức mà công ty phải đối mặt

Cạnh tranh giữa các công ty

bán Những nhà

cung ứng các khoản đầu vào đầu

vào chính

Người mua

Các công ty mới có thể gia nhập

ngành

Trang 22

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên trong việc đánh giá thực trạng chiến lược quản trị kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông của công ty điện lực Bắc Kạn Trong chương này giới thiệu một số các phương pháp nghiên cứu sau:

3.1 Hướng tiếp cận:

Trên cơ sở kiến thức môn học Quản trị chiến lược, đặc biệt qua mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ hỗ trợ khác cùng với những nguồn tài liệu, báo cáo thường niên năm, 2008, 2009, 2010 của công ty ĐLBK, các tài liệu liên quan… tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty ĐLBK bằng phương pháp định tính và phương pháp nghiên cứu tình huống, từ đó đưa ra những đề xuất đến năm 2015

3.2 Quy trình nghiên cứu:

3.2.1 Xác định và lên danh mục dữ liệu: Thu thập để đánh giá chiến lược

kinh doanh hiện tại của công ty ĐLBK theo từng yếu tố của hai công cụ này

3.2.2 Triển khai thu thập dữ liệu:

3.2.2.1 Dữ liệu thứ cấp:

Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm của công ty ĐLBK Các dữ liệu này được thu nhập từ các phòng chức năng như: Phòng Tài chính kế toán; Phòng Kế hoạch; Trung tâm viễn thông ; Phòng Hành chính; Phòng Quan hệ cộng đồng như:

- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm - Báo cáo kế hoạch nhân lực

- Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của đối thủ cạnh tranh

3.2.2.2 Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện bằng các phương pháp

• Phương pháp quan sát trực tiếp: Các hoạt động diễn ra hàng ngày

trong công ty ĐLBK, chủ yếu là quá trình làm việc, tiếp xúc với các đối tác, của nhân viên…

Trang 23

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 22Trực tiếp tại cơ quan công ty ĐLBK, các công ty thành viên để quan sát bằng trực quan ghi lại những hành vi, cách ứng xử của mọi người • Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm sẽ được thực hiện với nhóm 5 thành viên ở các lĩnh vực nhưng cùng có chung mục đích nghiên cứu về quản trị chiến lược doanh nghiệp Số lần thảo luận là 2 lần trong vòng 1 giờ cho mỗi lần phỏng vấn Lần 3 sẽ là lần kết luận cho nội dung phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia để đánh giá kết quả phỏng vấn phục vụ vấn đề đang quan tâm: Và đánh thực trạng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty điện lực Bắc Kạn

• Phương pháp phỏng vấn:

Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn ông phó giám đốc phụ trách viễn thông và ông trưởng trung tam viễn thông với các câu hỏi ngắn gọn và súc tích, đảm bảo mục đích mình đạt được qua buổi phỏng vấn

- Phỏng vấn ông Ngô văn Gia phó giám đốc phụ trách kinh doanh viễn thông

Nội dung phỏng vấn sẽ chuyên sâu vào trong bốn tiêu chí: Tài chính; Khách hàng; Nội bộ; Đào tạo và phát triển

Về tài chính: Đánh chung về tính phù hợp, chưa phù hợp của cơ chế quản lý tài chính, hướng khắc phục; Công tác đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh

Về khách hàng: Thực trạng về xác định khách hàng mục tiêu đã được xác định đúng hay chưa đúng Đánh giá mức độ trung thành của khách hành hiện có và sự thoả mãn của khách hàng Hướng tiếp cận và mục tiêu của công ty trong giải pháp khách hàng trong giai đoạn mới

Về nội tại công ty: Sự phù hợp của việc bố trí nhân lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động, trình độ quản lý và quản trị của đội ngũ lãnh đạo Hướng khắc phục và phát triển

Trang 24

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 23Về đào tạo và phát triển: Công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, quản trị Công tác tuyển dụng để thay thế và mở rộng hoạt động kinh doanh

- Phỏng vấn ông Nguyễn văn Tấn phó trưởng trung tâm viễn thông

Nội dung phỏng vấn sẽ chuyên sâu năm tiêu chí: Triển khai tổ chức hoạt động kinh doanh, kênh phân phối, Marketing, sản phẩm dịch vụ, cải tiến và đổi mới

Về hoạt động kinh doanh: Tổ chức hoạt động kinh doanh, bố trí mạng lưới kinh doanh và tính liên kết giữa các khâu hiện tại Hướng cải cách

Về kênh phân phối: Mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ hiện tại của công ty, mức độ phủ rộng so với các đối thủ cạnh tranh Kế hoạch triển khai mở rộng mạng lưới phân phối

Về Marketing: Thực trạng hoạt động Marketing và so sánh với các đối thủ Hướng đổi mới về hình thức và nội dung, phưong thức hành động

Về sản phẩm dịch vụ: Sự khác biệt và tiện ích so với các đối thủ cạnh tranh, sự cảm nhận và chấp nhận của khách hàng

Về cải tiến và đội mới: Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại kết hợp với đào tạo để nâng cao hiệu quả kinh doanh

(Kết quả phỏng vấn tại phụ lục 3 và phụ lục 4)

Trang 25

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN 4.1 Giới thiệu Công ty Điện lực Bắc Kạn

4.1.1 Công ty Điện lực Bắc Kạn (Tiền thân là Điện lực Bắc Kạn) được thành lập tháng 3 năm 1997, là Công ty trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Điện lực Bắc Kạn gồm 08 đơn vị thành viên đóng trên 08 huyện, thị của tỉnh Bắc Kạn, 11 phòng chức năng, 01 đơn vị phụ trợ và Trung tâm Viễn thông

Tổng số cán bộ công nhân viên : 545 người

Tổng tài sản (làm tròn): 450 tỷ đồng (Trong đó tài sản kinh doanh viễn thông: 45 tỷ, tài sản điện: 405 tỷ)

4.1.2 Các lĩnh vực hoạt động chính :

- Quản lý vận hành, phân phối và kinh doanh điện năng - Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát các công trình điện - Kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng

Sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty

Các Điện lực Huyện

Các đơn vị có vốn góp không chi phối của Công ty

Hình 8 : Sơ đồ tổ chức của Công ty Điện lực Bắc Kạn

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 24

Trang 26

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 25

KẾT QUẢ KINH DOANH VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN

TỪ 2007 - 2010

Năm Khách hàng (triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) Chi phí (triệu đồng) Lãi (lỗ) ĐT cố định

ĐT di động Internet 2007

Truyền hình cáp

9,333 4,500 2,273 2,227

ĐT cố định ĐT di động

Internet 2008

Truyền hình cáp

ĐT cố định ĐT di động

Internet 2009

Truyền hình cáp

ĐT cố định ĐT di động

Internet 2010

Truyền hình cáp

(Nguồn : Báo cáo thường niên của Công ty Điện lực Bắc Kạn)

4.2 Hiện trạng chiến lược kinh doanh viễn thông của Công ty Điện lực Bắc Kạn

4.2.1 Tầm nhìn và sứ mệnh

Công ty Điện lực Bắc Kạn là đơn vị thành viên của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), và EVN là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và trong khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và là tập đoàn đứng thứ ba trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông tại Việt Nam

Sứ mệnh của Công ty Điện lực Bắc Kạn là đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện và các dịch vụ viễn thông của khách với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn

Trang 27

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 26Công ty Điện lực Bắc Kạn cung cấp dịch vụ viễn thông cho tất cả các đối tượng khách hàng trên toàn tỉnh, gồm các sản phẩm dịch vụ như :

- Dịch vụ điện thoại cố định không dây : E - COM - Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh : E - phone - Dịch vụ điện thoại di động toàn quốc : E - mobile - Dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ : VoIP 179 - Dịch vụ thuê kênh riêng : E - Line

- Dịch vụ truyền hình cáp - Dịch vụ Internet

Hiện tại, Công ty đang sử dụng công nghệ CDMA cho dịch vụ điện thoại thế hệ 3G và công nghệ WCDMA (Wideband code Division Multiple Acoess) cho dịch vụ điện thoại thế hệ 3G

4.2.2 Giá trị cốt lõi

- Chất lượng - tín nhiệm : Công ty Điện lực Bắc Kạn tôn vinh giá trị này với mục tiêu xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm Luôn đảm bảo chất lượng là mục

tiêu hàng đầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Tận tâm - Trí tuệ : Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm hơn 500 người xây dựng phong cách của CBCNV Công ty Điện lực Bắc Kạn là tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao Các thành viên luôn mang hết sức lực và trí tuệ để thực hiện công việc hiệu quả, hết lòng phục vụ để đem lại sự hài lòng cho

khách hàng và vì hạnh phúc của nhân dân

- Hợp tác - chia sẻ : Công ty Điện lực Bắc Kạn là đơn vị thuộc tập đoàn lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và có tính hệ thống cao Do đó, Công ty Điện lực Bắc Kạn luôn coi trọng sự hợp tác và hài hoà, tôn vinh những giá trị này với sự hợp tác trên tinh thần trung thực, công bằng, sẵn sàng chia sẻ, gắn bó chặt chẽ để giải quyết mọi vấn đề của hệ thống, cùng nhau phát

Trang 28

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 27triển, cùng nhau hành động vì sự thành công, tiến bộ của Công ty Điện lực Bắc

Kạn, của mỗi thành viên trong hệ thống và các đối tác

- Sáng tạo - hiệu quả : Sáng tạo là đòn bẩy phát triển của Công ty Điện lực Bắc Kạn Là môi trường thuận lợi để mọi người phát huy được sức sáng tạo, đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất, góp phần đưa EVN lên vị trí dẫn đầu trong nước và trong khu vực về lĩnh vực năng lượng và viễn thông

4.2.3 Phân tích ngành

* Phân tích môi trường vĩ mô :

Để xác định vị trí cạnh tranh của Công ty Điện lực Bắc Kạn trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, các lực lượng, các đối thủ cạnh tranh của Công ty Chúng ta sẽ phân tích trong môi trường vĩ mô để xác định được những thay đổi của môi trường có thể tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty và nhận định được những cơ hội của công ty trong tương lai cũng như những thách thức mà công ty phải đối mặt

Để xác định được những yếu tố của môi trường vĩ mô và cấp độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Ta sử dụng mô hình PEST để phân tích

- Môi trường chính trị, luật pháp (P)

Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh

Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước

Việt Nam đang tập trung xây dựng luật vì vậy luật pháp hiện nay của Việt Nam còn thiếu và chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc hành nghề của các doanh nghiệp

Trang 29

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 28 -Môi trường kinh tế (E)

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% -:- 8%/năm Tuy nhiên cuối năm 2009 đầu năm 2010 phát triển chậm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Việt Nam từ 5% -:- 6% Ngoài ra, môi trường bị ảnh hưởng, dịch bệnh tăng cao, thiên tai lớn, do đó ảnh hưởng lớn đến xản xuất kinh doanh của nhiều nghành đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty điện lực Bắc Kạn

- Môi trường xã hội – dân số (S) Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào

Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao, nhu cầu sản phẩm nhiều và đa dạng mẫu mã, ảnh hưởng tốt đến dịch vụ viễn thông, cụ thể số lượng, chủng loại được tăng lên

Chất lượng thợ lành nghề ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốc độ phát triển của ngành

- Môi trường công nghệ (T)

Việc ứng dụng công nghệ mới, là nâng cao hiệu quả kinh doanh là xu hướng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông ngày càng cao

Thiết bị và công nghệ ngày càng hiện đại, giúp nâng cao năng lực, tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh trong kinh doanh cho công ty điện lực Bắc Kạn

- Môi trường quốc tế

Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông

- Cơ hội (Opportunities) (0) :

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn cũng mạnh trong mấy năm gần đây

Trang 30

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 29GDP của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2005 - 2010 bình quân đạt 11,2%/năm (nguồn : báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X) Kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 bình quân là 15%/năm (Nguồn : Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X)

Do kinh tế - xã hội của tỉnh liên tục phát triển mà thu nhập của người dân ngày càng cao và đời sống ngày càng được cải thiện, dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ viễn thông ngày càng cao, nhất là các vùng nông thôn có số lượng dân số đông đúc Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông và đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn

- Thách thức (Theats) (T) :

Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông là lĩnh vực có sự hấp dẫn cao nên sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia và có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh để đầu tư hạ tầng cũng như tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ để tham gia kinh doanh Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty Điện lực Bắc Kạn cũng có đủ tiềm lực để mở rộng thị trường Đây là một thách thức lớn nhất đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn

ƒ Dự báo về tăng trưởng dài hạn của tỉnh, của nhà nước và đời sống, thu nhập của nhân dân ngày càng cao và nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông ngày càng lớn

ƒ Sự cạnh tranh gay gắt từ các DN chuẩn bị ra đời

ƒ Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn đòi hỏi ngày càng cao

ƒ Thị trường khu vực còn rất tiềm năng

ƒ Cần tập trung nhiều vốn cho đầu tư mở rộng

ƒ Hợp tác với các doanh nghiệp khác để mở rộng thị trường

ƒ Sự cạnh tranh ngày càng cao từ các đơn vị trong cùng lĩnh vực kinh doanh trong địa bàn

Trang 31

Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 30* Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn

Công ty điện lực Bắc Kạn có hệ thống lưới điện rất lớn được xây dựng rộng khắp trên toàn tỉnh, tài sản lưới điện này có thể sử dụng chung cho việc kinh doanh viễn thông Đối với một doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh viễn thông thì bước đầu phải đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật tương đối lớn Mặt khác, muốn tạo ra một sản phẩm khác biệt và lôi kéo được khách hàng từ các doanh nghiệp đi trước là điều vô cùng khó khăn; Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của người mua là rất lớn; Triển khai và tiếp cận được kênh phân phối rộng khắp trên toàn tỉnh cũng là điều không dễ dàng; Chính sách của chính phủ quy định về lĩnh vực kinh doanh viễn thông cũng cvô cùng khắt khe, vì nó liên quan đến An ninh Quốc Gia V ậy, với các tiêu chí này, rào cản gia nhập ngành không phải là thấp vì vậy trong tương lai không có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng

* Đe dọa của đối thủ trong ngành

Đó là các doanh nghiệp có năng lực mạnh trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ viễn thông Hiện tại khu vực tỉnh Bắc Kạn có 02 đối thủ cạnh tranh lớn đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn đó là viễn thông Bắc Kạn trực thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và chi nhánh Viettel Bắc Kạn thuộc tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Hai doanh nghiệp này có lĩnh vực kinh doanh giống như Công ty Điện lực Bắc Kạn trong lĩnh vực viễn thông, nhưng họ có bề dầy kinh nghiệm hàng mấy chục năm, có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề được đào tạo cơ bản, có cơ sở hạ tầng rất tốt và rộng lớn và tiền lực về tài chính cũng rất mạnh Trong khi đó, Công ty Điện lực Bắc Kạn mới tham gia kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong vòng 03 năm nay, hạ tầng kỹ thuật thì thấp kém vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng, đội ngũ CBCNV phần lớn là chuyển từ lĩnh vực quản lý kinh doanh điện năng sang nên rất lúng túng khi tiếp cận với lĩnh vực kinh doanh mới Đây là 02 đối thủ cạnh tranh lớn và là thế lực mạnh nhất trong 5 hế lực cạnh tranh

Ngày đăng: 06/11/2012, 17:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. (PGS.TS Lê Thế Giới – TS. Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Trần Hữu Hải), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê 2007
7. Jonh C. Naver: The Effect of Market Orientation on Performance, School of Business Administration, University of Washington, Seatle, Washington 98195, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Effect of Market Orientation on Performance
8. Andre Beauhanot Q and Larry Lockshin: The importance of market orientation in developing byer-seller relationships in the export market:the link toward relationship marketing, School of Marketing University of South Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: The importance of market orientation in developing byer-seller relationships in the export market: "the link toward relationship marketing
1. Hướng dẫn học tập môn Quản trị chiến lược, Đại học Help – Malaysia (MGT510) Khác
3. Philip Kotler, Quản trị Marketing. Người dịch sang tiếng việt: TS Vũ Trọng Hùng, năm 2003 Khác
4. Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Bắc Kạn năm 2007, 2008, 2009, 2010 Khác
5. Báo cáo tổng kết công tác SXKD của viễn thông Bắc Kạn và chi nhánh Việttel Bắc Kạn năm 2008, 2009, 2010 Khác
6. School of Business Administration, University of Washington, Seatle, Washington, USA Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.Mô hình quy trình của Quản trị chiến lược - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Hình 1. Mô hình quy trình của Quản trị chiến lược (Trang 14)
2.5 Giới thiệu mô hình căn bản của Quản trị chiến lược: - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
2.5 Giới thiệu mô hình căn bản của Quản trị chiến lược: (Trang 14)
Hình 2. Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Hình 2. Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược (Trang 14)
Hình thành   chiến lược - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Hình th ành chiến lược (Trang 14)
hình và xây dựng chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như việc thực thi chiến lược đó một cách hiệu quả nhất, đồng thời có sựđ ánh giá,  kiểm soát việc thực thi chiến lược đó có hiệu quả không, từđó có sự phản hồi  xem xét một cách toàn di - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
hình v à xây dựng chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như việc thực thi chiến lược đó một cách hiệu quả nhất, đồng thời có sựđ ánh giá, kiểm soát việc thực thi chiến lược đó có hiệu quả không, từđó có sự phản hồi xem xét một cách toàn di (Trang 15)
Hình và xây dựng chiến lược trong hoạt  động sản xuất kinh doanh, cũng như  việc thực thi chiến lược đó một cách hiệu quả nhất,  đồng thời có sự  đánh giá,  kiểm soát việc thực thi chiến lược đó có hiệu quả không, từ đó có sự phản hồi  xem xét một cách to - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Hình v à xây dựng chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như việc thực thi chiến lược đó một cách hiệu quả nhất, đồng thời có sự đánh giá, kiểm soát việc thực thi chiến lược đó có hiệu quả không, từ đó có sự phản hồi xem xét một cách to (Trang 15)
Mô hình Delta - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
h ình Delta (Trang 17)
Sơ đồ chiến lược - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Sơ đồ chi ến lược (Trang 17)
Hình 5: Bản đồ chiến lược - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Hình 5 Bản đồ chiến lược (Trang 18)
Hình 5: Bản đồ chiến lược - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Hình 5 Bản đồ chiến lược (Trang 18)
Hình 6: Mô hình phân tích môi trường vĩ mô - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Hình 6 Mô hình phân tích môi trường vĩ mô (Trang 20)
Hình 6: Mô hình phân tích môi trường vĩ mô - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Hình 6 Mô hình phân tích môi trường vĩ mô (Trang 20)
Mô hình 5 thế lực cạnh tranh - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
h ình 5 thế lực cạnh tranh (Trang 21)
Sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Sơ đồ m ô hình tổ chức của Công ty (Trang 25)
Sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Sơ đồ m ô hình tổ chức của Công ty (Trang 25)
Truyền hình cáp - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
ruy ền hình cáp (Trang 26)
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 33)
Từ bảng so sánh, chúng ta có thể thấy được, trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, Công ty Điện lực Bắc Kạn mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ  (tính  theo số lượng khách hàng)  - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
b ảng so sánh, chúng ta có thể thấy được, trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, Công ty Điện lực Bắc Kạn mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ (tính theo số lượng khách hàng) (Trang 33)
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 33)
Sơ đồ 5 thế lực cạnh tranh - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Sơ đồ 5 thế lực cạnh tranh (Trang 34)
Bảng so sánh các nhân tố giữa công ty điện lực Bắc Kạn với VNPT Bắc Kạn và Việttel Bắc Kạn:  - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Bảng so sánh các nhân tố giữa công ty điện lực Bắc Kạn với VNPT Bắc Kạn và Việttel Bắc Kạn: (Trang 35)
Bảng so sánh các nhân tố giữa công ty điện lực Bắc Kạn với VNPT Bắc  Kạn và Việttel Bắc Kạn: - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Bảng so sánh các nhân tố giữa công ty điện lực Bắc Kạn với VNPT Bắc Kạn và Việttel Bắc Kạn: (Trang 35)
Dùng mô hình phân tích SWOT để đánh giá công ty điện lực Bắc Kạn: - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
ng mô hình phân tích SWOT để đánh giá công ty điện lực Bắc Kạn: (Trang 37)
Truyền hình cáp - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
ruy ền hình cáp (Trang 38)
4.2.7 Mô hình Delta Project hiện tại của công ty điện lực Bắc Kạn - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
4.2.7 Mô hình Delta Project hiện tại của công ty điện lực Bắc Kạn (Trang 41)
Truyền hình cáp - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
ruy ền hình cáp (Trang 52)
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH GIỮA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TỪ NĂ M 2008 - LỰC BẮC KẠN VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TỪ NĂM 2008 -  - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
2008 LỰC BẮC KẠN VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TỪ NĂM 2008 - (Trang 53)
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH GIỮA CÔNG TY ĐIỆN  LỰC BẮC KẠN VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TỪ NĂM 2008 - - Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
2008 (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w