1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tuần 16. Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

3 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 19,12 KB

Nội dung

=> Tâm trạng vừa hoài cổ vừa thế sự, chan chứa tình đời, tình người sâu sắc.. III..[r]

Trang 1

Tuần

Ngày soạn

CẢM XÚC MÙA THU (Thu hứng – Đỗ Phủ)

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Kiến thức:

- Cảm nhận được cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.

- Củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật

2 Kỹ năng:

- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ

3 Thái độ:Cảm thông với tấm lòng Đỗ Phủ.

4 Năng lực hướng tới:

- Năng lực phân tích, cảm thụ

- Năng lực đọc sáng tạo

- Năng lực viết, trình bày

II CHUẨN BỊ

- Giáo viên: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn bài

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp nêu vấn đề

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình, diễn giảng

IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra: kiểm tra bài soạn của HS

3 Bài mới:

Hoạt dộng của GV và HS Nội dung cần đạt

HĐ1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

- GV giao nhiệm vụ:

HS đọc phần Tiểu dẫn SGK, tìm những

nét chính về tác giả, tác phẩm:

+ cuộc đời, sự nghiệp, con người ĐP?

+ thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục Thu

hứng?

- Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc sách, tóm tắt ý chính

- Báo cáo kết quả:

1-2 HS báo cáo, các HS khác lắng nghe,

nhận xét bổ sung

- Đánh giá:

GV nhận xét hoạt động, chốt kiến thức

HĐ2: Đọc hiểu VB

- GV giao nhiệm vụ:

+ GV hướng dẫn cách đọc cho HS: giọng

I Tìm hiểu chung

1 Tác giả: Đỗ Phủ ( 712 – 770)

- Là nhà thơ hiện thực lớn nhất của Trung Quốc Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật

- Thơ ông chủ yếu là thơ hiện thực theo luật thi Nội dung thường bày tỏ lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo, niềm đồng cảm với nỗi khổ nạn của nhân dân

- Được suy tôn là “ thi thánh” và “ thi tiên”

2 Tác phẩm

- Thể loại: Đường luật thất ngôn bát cú.

- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ là bài số một

trong chùm “Thu hứng” (gồm 8 bài) – sáng tác 766 khi Đỗ Phủ đang ngụ cư tại Quỳ Châu trong cảnh già, sức yếu, bệnh tật

- Bố cục: 2p

II Đọc hiểu VB

1 Cảnh thu.

- Rừng phong: lác đác, hạt móc sa -> xơ xác,

Trang 2

điệu chậm buồn, tha thiết.

+ Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả

bức tranh thu?

+ Phân tích những nét nghệ thuật đặc sắc?

+ Theo em, bức tranh thu trong bài thơ có

gì độc đáo, khác biệt so với những hình

ảnh mùa thu mà em biết? (gợi ý cho HS

liên hệ: mùa thu của Nguyễn Khuyến)

+ Em có cảm nhận gì về cảnh thu trong

bốn câu thơ đầu?

- Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc VB, tìm các chi tiết, hình ảnh và

NT trong 4c đầu

- Báo cáo kết quả: 1 số HS báo cáo, các

HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

- Đánh giá:

GV nhận xét, chốt lại vấn đề

- Trong bốn câu thơ cuối, nỗi lòng của nhà

thơ được thể hiện qua những hình ảnh đặc

sắc nào? Suy nghĩ của em về những hình

ảnh đó?

- Vì sao tác giả lại rơi lệ? (thảo luận: theo

bàn – 3 phút)

- Gv giảng: “lệ” -> lệ người (tác giả)

+ Đau thương cho cảnh loạn li

+ Cảnh đất nước hưng thịnh ->xơ xác

+ Thân phận nghèo đói, phiêu bạc

- Theo em đây có phải chỉ là tâm sự riêng

của tác giả không?

- Gv phân tích, giảng thêm về văn hóa

trung quốc qua hai câu thơ cuối

- Gv liên hệ và giáo dục HS: Nguyễn

Khuyến

Sông thu lạnh vắng hơi tăm cá

Cố quốc thanh bình mãi ước mong

(Thu hứng 4 – Đỗ Phủ)

- Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?

- Rút ra ý nghĩa của bài thơ?

HĐ3: Tổng kết kiến thức

- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi HS đọc

ghi nhớ SGK

tiêu điều

- Núi Vu, kẽm Vu: khí thu lòa

 bức tranh thu mang màu sắc bi thương, tàn

tạ, trầm uất

- Giữa lòng sông > < trên cửa ải sóng vọt tận trời mây sa sầm mặt đất

 đối lập; cảnh sắc hùng vĩ, dữ dội

=>Bức tranh thu vừa bi thương, tiêu điều, vừa hùng vĩ, hoành tráng, dữ dội rất đặc trưng của đất trời Quỳ Châu mùa thu

2 Tình thu.

- Tầm nhìn của tác giả: từ xa lại gần  thu hẹp dần

- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: Hoa cúc:

+ Nở hoa hai lần + Hai lần rơi lệ

 Hình ảnh khóm cúc là biểu tượng cho nỗi buồn đau dằng dặc, thường trực của tác giả

- Con thuyền:

+ thân phận lẻ loi, trôi nổi của tác giả

+ Phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”

- Âm thanh quen thuộc, rộn ràng của cuộc sống: tiếng chày đập áo, tiếng dao cắt vải, tiếng thước đo áo

-> khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não

Cảnh thu ở bốn câu sau thấm đượm tình thu, khắc sâu ấn tượng về sự cô đơn, lẻ loi, u uất của kẻ tha hương nặng lòng với quê hương

và lo âu cho tình hình đất nước chưa yên ổn

 Không miêu tả trực tiếp xã hội hưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời

=> Tâm trạng vừa hoài cổ vừa thế sự, chan chứa tình đời, tình người sâu sắc

III Tổng kết:

- Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu

và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn

- Ý nghĩa: bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng

Trang 3

HĐ4: Luyện tập

- Gv hướng dẫn HS tự học

Viết bài văn cảm nhận về tâm trạng của

ĐP trong bài thơ Thu hứng

thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả

 Ghi nhớ: SGK147

IV Luyện tập:

HS làm bài tập vào vở

4.Củng cố:

Nắm được:

+ Bức tranh thu

+ Nỗi lòng của tác giả qua bài thơ

5 Hướng dẫn học và chuẩn bị bài:

- Ôn bài

- Chuẩn bị bài mới

Ngày đăng: 29/03/2021, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w