1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của ấn tượng nước xuất xứ đối với giá trị hàng Việt Nam tại thị trường Nhật 4

10 469 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhiều nghiên cứu trước đây đã khẳng định rằng ấn tượng của người tiêu dùng về nước xuất xứ của sản phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng,ï đặc b

Trang 1

CHƯƠNG : TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG NHẬT VÀ ⅢHÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI NHẬT ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM

3.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀ THỦY SẢN VIỆT NAM

Sự thành công trong việc xuất khẩu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam Hiện nay hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dầu thô, đồ may, thủy sản, giầy dép, gạo, cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ, Thủy sản trong năm 2001 với kim ngạch xuất khẩu 1,778 Triệu USD đã trở thành ngành kinh tế đứng thứ ba xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam sau dầu thô và ngành dệt may (Bảng 3-1), và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi nó chiếm hơn 10% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam (Bảng 3-2).

Bảng 3-1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

Triệu USD

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam No.114 (23/09/2002)

Trang 2

Bảng 3-2: Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng

Triệu USD(Cơ cấu %)

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

4,600.0(30.6%)Hàng CN nhẹ và TTCN3,427.6

Nguồn: Niêm giám thống kê 2001

Trong khi đó thị trường Nhật là một trong những thị trường rất quan trọng, và là thị trường lớn nhất đối với các hàng xuất khẩu của Việt Nam (Bảng 3-3) Theo thống kê năm 2000 và 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 14,483 và 15,027 Triệu USD và trong đó, kim ngạch cho thị trường Nhật tới 2,575 và 2,510 Triệu USD, chiếm 17.8 % và 16.7% tương đương Qui mô trị giá xuất khẩu cho thị trường Nhật gần bằng trị giá xuất khẩu hàng hoá cho tất cả các nước ASEAN Còn đối với hàng thủy sản, thị trường Nhật cũng là thị trường đang đứng thứ hai nhập khẩu mạnh nhất của hàng thủy sản Việt Nam sau thị trường Mỹ (Bảng 3-4) Như vậy, sự thành công của hàng Việt Nam tại thị trường Nhật sẽ góp phần lớn vào sự phát triển của ngành thủy sản và kể cả kinh tế Việt Nam.

Bảng 3-3: Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo khu vực kinh tế

Trang 3

Tổng cộng11514.414482.715027.0

Nguồn: Niêm giám thống kê 2001

Bảng 3-4: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch theo thị trường

Giá trị: Tirệu USD

Giá trịTỷ lệGiá trịTỷ lệGiá trịTỷ lệ

Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế Thủy sản – bộ Thủy sản

3.2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT

Trong khi quá trình kinh tế toàn cầu hoá được tiến hành, tại thị trường Nhật, tỷ lệ sản phẩm của các nhãn hiệu Nhật dần dần giảm và các nguồn gốc của hàng hoá được đa dạng hoá hơn Cho nên người tiêu dùng Nhật hiện nay thường xuyên thấy các hàng hoá từ nhiều quốc gia và lựa chọn một hàng hoá trong nhiều hàng hoá nguồn gốc khác nhau.

Đối với hàng thủy sản, thị trường Nhật chủ yếu nhập khẩu từ các nước trong bảng 3-5 Theo thống kê năm 2002, Việt Nam được xếp vào vị trí thứ 10 trong các nước mà thị trường Nhật nhập khẩu hàng thủy sản, và được xếp vào quốc gia thứ hai mà thị trường Nhật nhập khẩu tôm mạnh nhất sau Indonesia (xem hình 3-1) Còn đối với một số hàng thủy sản khác trong bảng 3-6, Việt Nam đang là quốc gia chủ yếu (đang đứng vị trí thứ ba trở lên) xuất khẩu cho thị trường Nhật Như vậy, chúng ta có thể nói là hàng thủy sản Việt Nam được người tiêu dùng Nhật thường xuyên thấy trong cuộc sống của mình và tại các điểm bán thủy sản như là siêu thị, , đặc biệt là các sản phẩm tôm xuất xứ từ Việt Nam.

Trang 4

Bảng 3-5: Trị giá nhập khẩu hàng thủy sản vào Nhật Bản phân theo các nước chủ yếu

Giá trị: Triệu YenThứ tự

Nguồn: The Ministry of Agriculture Forestry and Fisheries of Japan, 2003

Hình 3-1: Tỷ lệ nhập khẩu theo quốc gia chủ yếu cho con tôm năm 2002

Indonesia, 22.2%

Việt Nam, 13.8%Aán độ, 12.7%

Trung Quốc, 5.9%Nước khác, 37.4%

Thái Lan, 7.9%

Nguồn: The Ministry of Agriculture Forestry and Fisheries of Japan, 2003

Trang 5

Bảng 3-6: Một số hàng mục chủ yếu của thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào Nhật Bản và thứ tự nước xuất xứ mạnh nhất cho các hàng mục trong năm 2002

Giá trị: Ngàn YenQuốc giaGiá trịQuốc giaGiá trịQuốc giaGiá trịTôm (sống, tươi, lạnh, đông)297,402,697 Indonesia 66,124,781 Việât Nam 41,136,847 Aán độ37,802,492Tôm (muối, khô)1,870,288 Đài Loan740,055 Trung Quốc 615,871 Việât Nam380,376

Ghệ (sống, tươi, lạnh, đông)4,556,783 Trung Quốc 2,854,279 Việât Nam842,335 Aán độ336,327Mục (sống, tươi, lạnh, đông) 46,005,520 Thái Lan 20,902,267 Trung Quốc 7,822,179 Việât Nam 5,741,178

Mục (muối, khô) 4,467,405 Việât Nam2,175,649 Trung Quốc 2,085,226 Thái Lan203,542Nghêu4,109,112 Trung Quốc 3,592,106 Bắc Triều Tiên 479,816 Việât Nam35,653

Hàng mụcTổng giá trị NK

Nguồn: The Ministry of Agriculture Forestry and Fisheries of Japan, 2003

3.3. GIỚI THIỆU VỀ LUẬT JAS

Luật JAS, tên gọi chính thức là “Pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn hoá nông lâm sản và hợp lý hoá biểu thị chất lượng” Luật JAS bao gồm hai nội dung chính là

 Chế độ tiêu chuẩn nông lâm sản Nhật Bản để bảo đảm chất lượng

 Chế độ tiêu chuẩn biểu thị chất lượng (bắt buộc)

Trong các qui tắc về biểu thị thực phẩm ở Nhật, một luật khác là “Luật vệ sinh thực phẩm” yêu cầu biểu thị về hạn sử dụng, tên chất phụ gia sử dụng, dựa trên góc độ nhìn an toàn vệ sinh thực phẩm, còn Luật JAS nhằm mục đích cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng (mức ngon miệng) cho người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm Luật JAS này được sửa đổi vào tháng 6 năm 2000 và luật sửa đổi này mở rộng phạm vi yêu cầu biểu thị về nơi xuất xứ theo qui định cho tất cả các loại thực phẩm ở thị trường Nhật, bao gồm thủy sản

Nguyên tắc cơ bản về biểu thị thực phẩm của luật JAS là “Thực phẩm tươi sống phải biểu thị hàng mục và nơi xuất xứ, còn thực phẩm chế biến phải biểu thị hàng mục và nguyên vật liệu” Còn có một yêu cầu khác về biểu thị là “Thông tin về nước xuất xứ”, tức là phải biểu thị rõ ràng hàng quốc nội hoặc hàng nhập khẩu (biểu thị là tên nước xuất xứ) Trình bày một ví dụ cho hàng thủy sản Việt Nam.

Trang 7

Nguyên vật liệu: Con mực (Xuất xứ từ Việt Nam), Muối

Trọng lượng: 110g

Hạn sử dụng: 15.03.2003Bảo quản: Dưới 10℃

Nhà cung cấp: Công ty A Địa chỉ

3.4. XU HƯỚNG MUA THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở NHẬT

Trong thời gian gần đây, một số vụ lừa dối về biểu thị thực phẩm gây sốc với người tiêu dùng ở thị trường Nhật Sự lừa dối về biểu thị thực phẩm chủ yếu được phân biệt như 3 loại sau:

 Lừa dối về nơi xuất xứ: ví dụ, biểu thị là thực phẩm nhãn hiệu của nơi sản xuất lớn trong nước cho hàng nhập khẩu

 Lừa dối về các thông tin an toàn thực phẩm: ví dụ, biểu thị là không sử dụng thuốc trong quá trình sản xuất, nhưng thực tế thực phẩm chứa thuốc kháng sinh

 Nhấn mạnh về tươi sống của thực phẩm: ví du, sửa lại hạn sử dụng

Sau khi người tiêu dùng thấy các vụ liên quan biểâu thị thực phẩm thông qua các phương tiện như thời báo, tin tức trên TV, , xã hội ở Nhật có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến biểu thị thực phẩm và vấn đề hợp lý hoá biểu thị thực phẩm để thuận lợi cho việc lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng, bao gồm biểu thị theo luật JAS.Nói chung, chúng ta có thể nói là người tiêu dùng ở thị trường Nhật rất nhạy cảm với tính an toàn về thực phẩm Do vậy, dạo này các thông tin trên biểu thị thực phẩm ngày càng ảnh hưởng lớn đến hành vi mua thực phẩm của người tiêu dùng Nhật.

Trong đó, biểu thị về nơi xuất xứ hoặc nước xuất xứ thực phẩm là một trong những thông tin mà người tiêu dùng ở Nhật quan tâm nhiều nhất (Hình 3-3) Người tiêu dùng Nhật không chỉ chú trọng đến nước xuất xứ mà còn chú ý đến “Nơi xuất xứ thực phẩm trong nước” Còn đối với thực phẩm, họ ít quan tâm đến “Tên nhà sản xuất” và chúng ta có thể hình dung là người tiêu dùng coi “Nơi xuất xứ” như là một “Brand Name” đối với thực phẩm, giống như

Trang 8

“Brand” cụ thể của các hàng hoá khác.

Hình 3-3: Các biểu thị được chú trọng ngoài giá bán và sốlượng khi mua thực phẩm tại Nhật (n=2121)

Tên nhà sản xuấtNguyên vật liệuNơi xuất xứ trong nướcNước xuất xứHạn sử dụng

Nguồn: National Consumer Affairs Center of JAPAN, 2002

Còn xu hướng ưa thích nơi xuất xứ thực phẩm của người tiêu dùng ở Nhật thì chúng ta có thể tham khảo “Kết quả điều tra về thái độ của người tiêu dùng ở Nhật đối với thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài (rau quả và trái cây)” ở hình 3-4 Kết quả này cho thấy là người tiêu dùng ở Nhật thông thường chọn hàng quốc nội khi họ có thể lựa chọn cho cùng rau quả và trái cây.

Hình 3-4: Tỷ lệ mua hàng quốc nội / ngoại quốc

61 40%37 30%

Tùy theo điều kiện có thể mua hàng nước ngoài :

Có thể có trường hợp họï chọn hàng nước ngoài tùy theo giá cả,

n = 1006

Trang 9

Nguồn: The Ministry of Agriculture Forestry and Fisheries of Japan, 2000

Còn chúng ta xem kết quả mà điều tra trên tiếp tục hỏi “giá cả rẻ hơn bao nhiêu thì có thể chọn hàng ngoài nước (rau và trái cây)” với những người trả lời là “Mua hàng nước ngoài tùy theo điều kiện” trong câu hỏi trên, thì khoảng 60% người trả lời mới chịu mua hàng nước ngoài chỉ khi nào mà hàng nước ngoài rẻ hơn 30 % so với hàng quốc nội (Hình 3-5).

Hình 3-5: Chênh lệch giá cả người tiêu dùng có thể chọn hàngngoài nứơc

Hơn 50%9%

Không trả lời

3% Khoảng 10%9%

Khoảng 20%32%Khoảng 40%

Khoảng 30%37%

Khoảng 10%Khoảng 20%Khoảng 30%Khoảng 40%Hơn 50%Không trả lờin = 228

Nguồn: The Ministry of Agriculture Forestry and Fisheries of Japan, 2000Như vậy, chúng ta nhận thấy là người tiêu dùng Nhật rất ưa thích thực phẩm quốc nội, và biểu thị hàng ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và sự đánh giá hàng hoá của người tiêu dùng Nhưng trong điều kiện điều tra trên, người tiêu dùng Nhật không có thông tin rõ ràng để đánh giá giá trị hàng hoá từ nước xuất xứ khác nhau, mà chỉ cho người tiêu dùng biết là hàng xuất xứ từ trong nước hoặc ngoài nước Chúng ta có thể giải thích được là ấn tượng chung về ngoài nước và hàng hoá ngoài nước của người Nhật góp phần lớn vào sự hình thành chênh lệch giá trị hàng hoá giữa hàng quốc nội và ngoại quốc mà người tiêu dùng Nhật nhận thức.

Trang 10

3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hàng thủy sản là hàng hoá rất quan trọng đối với sự thành công của ngành xuất khẩu Việt Nam và sự phát triển kinh tế Việt Nam Trong đó, thị trường Nhật là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam Hàng thủy sản Việt Nam lại là hàng hoá phổ biến đối với người tiêu dùng Nhật trong các hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Còn ở thị trường Nhật, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến biểu thị thực phẩm và đặc biệt là biểu thị về nơi xuất xứ, được yêu cầu dựa trên luật JAS Đối với thực phẩm, người tiêu dùng Nhật có xu hướng ưa thích hàng xuất xứ từ quốc nội khá rõ, và biểu thị hàng nước ngoài thường gây ra sự chênh lệch về giá trị hàng hoá mà người tiêu dùng nhận thức

Do vậy, hàng thủy sản Việt Nam là đối tượng thích hợp để đo lường và đánh giá sự ảnh hưởng của ấn tượng nước xuất xứ vào giá trị hàng Việt Nam tại thị trường Nhật và nghiên cứu sự ảnh hưởng đó tại thị trường lớn nhất đối với hàng xuất khẩu Việt Nam là một việc quan trọng đối với sự thành công của ngành xuất khẩu của Việt Nam.

Ngày đăng: 06/11/2012, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w