BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI LÊ HUY KHÔI GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU Chuy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
LÊ HUY KHÔI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
LÊ HUY KHÔI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU
Chuyên ngành : Thương mại
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong Luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Tác giả Luận án
Lê Huy Khôi
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 12
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 12
1.1.1 Giá trị gia tăng (VA - Value Added) của hàng hoá 12
1.1.2 Nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá 15
1.1.3 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê 17
1.1.4 Các đối tượng tham gia và giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê 25
1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 27
1.2.1 Đặc điểm của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 27
1.2.2 Một số chỉ số đánh giá khả năng xuất khẩu mặt hàng cà phê 29
1.2.3 Các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê 31
1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 39
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước 39
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 55
Chương 2: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 59
Trang 52.1 THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀO
CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 59
2.1.1 Tham gia vào khâu sản xuất 59
2.1.2 Tham gia vào khâu thu gom và chế biến 66
2.1.3 Tham gia vào khâu tiêu thụ 71
2.1.4 Tham gia vào khâu xuất khẩu 76
2.1.5 Đánh giá chung 90
2.2 THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 91
2.2.1 Giá trị gia tăng trong các khâu của mặt hàng cà phê Việt Nam 92
2.2.2 Thực trạng các chính sách nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê của Việt Nam 104
2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam 112
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU TỚI NĂM 2020 126
3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ MẶT HÀNG CÀ PHÊ TOÀN CẦU 126 3.1.1 Xu hướng kết hợp mạnh mẽ hơn giữa các tập đoàn kinh doanh cà phê nhân với các tập đoàn rang xay cà phê để xây dựng hệ thống sản xuất - phân phối trọn gói nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong khâu chế biến 126
3.1.2 Xu hướng duy trì, phát triển chuỗi giá trị cà phê toàn cầu được điều phối bởi các tập đoàn thương mại thông qua hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bàn lẻ phân bố rộng khắp toàn cầu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong khâu phân phối và marketing 127
3.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỚI ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 129
3.2.1 Những cơ hội 129
3.2.2 Những thách thức 132
Trang 63.3 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ
TOÀN CẦU 134
3.3.1 Quan điểm 134
3.3.2 Phương hướng nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong thời gian tới 137
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU 145
3.4.1 Một số giải pháp 145
3.4.2 Một số kiến nghị 171
KẾT LUẬN 178
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 181
PHỤ LỤC 187
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A Viết tắt tiếng Việt
VICOFA Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam
R&D Nghiên cứu triển khai
Trang 8B Viết tắt tiếng Anh
ABIC Asociation Brazil Industrial
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BSCA Specialty coffee
association Brazil
Hiệp hội cà phê đặc sản B-ra-xin
Latin America
Hiệp định Cà phê Mỹ La Tinh
Coffee Agreement
Hiệp định cà phê quốc tế
Oganization
Tổ chức Cà phê quốc tế
IHCAFE National Institutes of
coffee Hondurat
Viện cà phê Quốc gia Hôn-đu-rát
ISO International Standard
Organization
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế
ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại thế giới MARD Ministry of Agriculture and
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1 Giá trị xuất khẩu cà phê của B-ra-xin theo mặt hàng 41
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu cà phê thế giới theo chủng loại 79
Bảng 2.2 Giá cà phê Arabica bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 80
Bảng 2.3 Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo chủng loại sản phẩm 87
Bảng 2.4 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của hộ nông dân sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắc Lắk năm 2011 94
Bảng 2.5 Thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong sản xuất cà phê của hộ gia đình tại Tây Nguyên 95
Bảng 2.6 Giá trị gia tăng của các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị cà phê xuất khẩu 98
Bảng 2.7 Giá cà phê nội địa và giá xuất khẩu theo tháng, năm 2011 101
Bảng 2.8 Bảng định lượng và giá bán cà phê tại các quán cà phê 103
Bảng 2.9 Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu Việt Nam với 10 quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới 116
Bảng 2.10 RCA trong ngành cà phê của Việt Nam so với một số nước trên thế giới giai đoạn 2005 - 2009 124
Bảng 2.11 Cạnh tranh XK cà phê VN trên các thị trường chính 125
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn cung cà phê thế giới năm 2011 60
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sản lượng cà phê thế giới theo chủng loại 61
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu sản lượng cà phê thế giới phân theo khu vực địa lý 62
Biểu đồ 2.4 Sản lượng cà phê theo chủng loại cà phê phân theo khu vực địa lý giai đoạn 2007 - 2010 63
Biểu đồ 2.5 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 2007-2011 64
Biểu đồ 2.6 Sự tham gia sản xuất cà phê Việt Nam trong chuỗi các nhà sản xuất cà phê chính trên thế giới 65
Biểu đồ 2.7 Lượng tiêu thụ cà phê thế giới giai đoạn 2000-2010 72
Trang 10Biểu đồ 2.8 Tiêu thụ cà phê của các nước xuất khẩu chính 73
Biểu đồ 2.9 Tiêu thụ cà phê của các nước nhập khẩu chính 74
Biểu đồ 2.10 Sự tham gia tiêu dùng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê của các nước sản xuất chính (%) 76
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu khối lượng cà phê xuất khẩu của các nước sản xuất cà phê chính giai đoạn 2001 - 2009 (%) 78
Biểu đồ 2.12 Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu thế giới năm 2009 - 2010 79
Biểu đồ 2.13 Giá cà phê Cô-lôm-bi-a dịu của ICO 81
Biểu đồ 2.14 Giá cà phê B-ra-xin tự nhiên khác 82
Biểu đồ 2.15 Giá trị nhập khẩu của các nước nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam 83
Biểu đồ 1.16 So sánh kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân và cà phê hoà tan của Việt Nam qua các năm 85
Biểu đồ 2.17 Giá XK cà phê của VN và một số nước SX cà phê chính 88
Biểu đồ 2.18 Sự tham gia của cà phê Việt Nam trong chuỗi tổng giá trị xuất khẩu của các nước xuất khẩu cà phê chính (%) 89
Biểu đồ 2.19 Năng lực tham gia của VN vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 90
Biểu đồ 2.20 Tương quan xuất khẩu cà phê Việt Nam và cầu thế giới theo chủng loại 117 ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1 Diễn biến giá cà phê thế giới theo chủng loại 82
Đồ thị 2.2 Diến biến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam 86
Đồ thị 2.3 Tương quan giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam 99
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mô hình chuỗi giá trị gia tăng của hàng hoá 19
Sơ đồ 1.2 Mô hình chuỗi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản 19
Sơ đồ 1.3 Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 22
Sơ đồ 1.4 Mô hình ngành cà phê B-ra-xin 42
Sơ đồ 1.5 Sự tham gia vào chuỗi giá trị cà phê của Cô-lôm-bi-a 51
Sơ đồ 1.6 Các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị cà phê Hôn-đu-rát 53
Sơ đồ 2.1 Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 59
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu chuỗi giá trị mặt hàng cà phê Việt Nam 91
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu của Luận án
Mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên Trong điều kiện hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm có thể vượt ra ngoài biên giới một quốc gia - lãnh thổ Quá trình này tạo nên chuỗi các khâu được chuyên môn hoá mang tính hai mặt, vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau trong sản xuất và tiêu dùng một sản phẩm hàng hoá, bao gồm: khâu nghiên cứu, triển khai, thiết kế; khâu sản xuất chế tạo, gia công, lắp ráp và khâu phân phối và marketing, hình thành lên chuỗi giá trị của sản phẩm Chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC-GVC) của sản phẩm
được định nghĩa là một dây chuyền (chuỗi) sản xuất - kinh doanh sản phẩm đó
theo phương thức toàn cầu hoá, trong đó nhiều nước, mà chủ yếu là doanh nghiệp các nước, tham gia vào các công đoạn khác nhau, từ nghiên cứu, hình thành, triển khai ý tưởng; thiết kế; chế tạo; marketing; phân phối; hỗ trợ người tiêu dùng sản phẩm
Dưới giác độ công ty, chuỗi giá trị là cách tiếp cận hệ thống nhằm nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của lợi thế cạnh tranh của công ty Chuỗi giá trị được phát triển bởi M.E Porter trong cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh” của tác giả này vào năm 1980 Theo đó, chuỗi giá trị là hàng loạt các hoạt động tạo ra
và hình thành lên giá trị của sản phẩm/dịch vụ Các giá trị này được tích luỹ trong tổng giá trị sản phẩm/dịch vụ của một công ty nhất định Hoạt động của một công ty được chia ra thành “các hoạt động cơ bản” và các “hoạt động hỗ trợ” Các hoạt động này diễn ra trên thị trường và trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp, người mua và các đối thủ cạnh tranh Các hoạt động cơ bản gồm: (i) Logistics đầu vào, (ii) sản xuất/chế tạo, (iii) logistics sau sản xuất, (iv) marketing, bán hàng và (v) dịch vụ khách hàng Trong khi đó, các hoạt động hỗ trợ gồm: (i) Quản lý nguồn nhân lực, tài chính (ii) phát triển công nghệ bao gồm cả công
Trang 12nghệ sản xuất, công nghệ marketing, công nghệ sạch, quản lý quan hệ với khách hàng (CRM) và các công nghệ khác và (iii) mua sắm, cung ứng dịch vụ và vật tư phục vụ cho sản xuất
Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu có thể mô tả là chuỗi gồm hàng loạt các hoạt động tạo ra và hình thành lên giá trị của cà phê từ khâu trồng, chăm sóc thu hoạch cà phê nhân, chế biến thô, chế biến sâu và phân phối, tiêu thụ cà phê trên thị trường toàn cầu với sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ người nông dân trồng cà phê tới các công ty chế biến, công ty thương mại và phân phối sản phẩm cà phê tới người tiêu dùng
Giá trị gia tăng của cà phê được hiểu là những giá trị mới/giá trị cận biên (margin) hay tăng thêm được tạo ra ở từng khâu/từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ cà phê
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng của một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam Trên 3/4 sản lượng cà phê của các nước sản xuất được dùng cho xuất khẩu Sản xuất cà phê trên thế giới sử dụng khoảng trên 25 triệu người và có tới hơn 5 triệu trang trại trồng cà phê Tại 17 nước xuất khẩu cà phê chủ yếu, thu nhập từ xuất khẩu cà phê đóng góp khoảng trên 25% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Hiện nay, có khoảng 25 -
100 loại giống cà phê nhưng hầu hết cà phê dùng trong thương mại là cà phê Arabica và Robusta Cà phê Arabica được trồng ở độ cao 1.000m so với mặt biển sẽ tạo ra hạt cà phê chất lượng có đặc điểm mùi và vị tốt nhất và chiếm khoảng 80% lượng cà phê toàn cầu
Thương mại cà phê ngày nay đã được tự do hoá, hệ thống quản trị chuỗi giá trị mặt hàng cà phê lại chủ yếu là việc nâng cao thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp Theo Kaplinsky (2006), chuỗi giá trị mặt hàng cà phê có thể được cải thiện thông qua phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Các nhà sản xuất đã tập trung chủ yếu vào cải thiện năng suất, trong khi các nhà rang xay và các nhà bán lẻ đã nhấn mạnh tới việc đổi mới sản phẩm cung ứng trên thị trường
Trang 13Thị trường cà phê thế giới có nhiều đặc điểm riêng biệt so với các mặt hàng nông sản khác do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan về phía cung và phía cầu Các nguyên nhân này tạo nên nhiều khu vực thị trường Trong khu vực thị trường ổn định và giá trị cao, các giao dịch chủ yếu được tiến hành giữa các tập đoàn cà phê đa quốc gia và người tiêu dùng ở các nước phát triển Trong khu vực thị trường bất ổn định, giá trị thấp, các giao dịch chủ yếu được tiến hành giữa các nhà xuất khẩu cà phê ở các nước đang phát triển với các tập đoàn cà phê đa quốc gia Chính vì những đặc điểm của thị trường cà phê thế giới đã tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia có lợi thế độc quyền trong thu mua, chế biến và tiêu thụ
cà phê
Việt Nam nằm trong khu vực thị trường giá trị thấp và bất ổn định nên bất
kỳ biến động xấu nào của thị trường cà phê thế giới sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới tất cả các tác nhân trong ngành cà phê
Cà phê không chỉ là mặt hàng có đóng góp nguồn ngoại tệ khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà nó còn góp phần rất quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống cho khu vực nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa của Việt Nam
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có quy mô kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,9 tỷ USD, năm 2010 đạt 1,85 tỷ USD Cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Tuy nhiên, giá trị gia tăng của mặt hàng
cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu hiện nay còn thấp
Các hoạt động chủ yếu tạo ra giá trị của cà phê Việt Nam là: Sản xuất (trồng trọt, thu hoạch) - Chế biến (chế biến ướt, chế biến khô) - Phân phối, tiêu thụ (xuất khẩu, thị trường nội địa) Giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu là ở khâu sản xuất cà phê nguyên liệu - là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất Vì vậy, mặc dù Việt Nam chiếm tới
Trang 1420% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu nhưng chỉ chiếm khoảng trên 2% giá trị của ngành sản phẩm cà phê toàn cầu
Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu và tìm giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Việc nâng cao giá trị gia tăng không chỉ giúp cho cà phê Việt Nam cải thiện được
tỷ trọng trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu mà còn đem lại lợi ích và hiệu quả tác động tích cực nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam, giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cà phê của Việt Nam, cải thiện thu nhập cho người trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê, hình thành một ngành cà phê sản xuất lớn, bền vững của Việt Nam mà ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về bất ổn thị trường, giới hạn nguồn cung khi mà quỹ đất cho canh tác cà phê ngày càng hạn hẹp…
Mặt khác, thực tế này cũng cho thấy tiềm năng to lớn mà Việt Nam có thể khai thác để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Bên cạnh việc tiếp tục phát huy lợi thế so sánh để nâng cao giá trị gia tăng ở khâu sản xuất cà phê nguyên liệu, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tham gia sâu hơn trong các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao của sản phẩm này ở quy mô toàn cầu như tham gia vào khâu chế biến, vào mạng lưới phân phối cà phê thành phẩm toàn cầu, xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê Việt nam trên trường quốc tế
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu” làm luận án tiến sĩ
không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết thực tiễn đang đặt ra đối với phát triển hàng cà phê của Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Luận án là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chủ
Trang 15yếu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu trong thời gian tới
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất
giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho hàng cà phê của Việt Nam trong chuỗi
giá trị cà phê toàn cầu
- Về không gian: Nghiên cứu mặt hàng cà phê trên quy mô quốc gia của
Việt Nam và các nước được lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm
- Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng giá trị gia tăng của mặt
hàng cà phê Việt Nam ở các khâu trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2001 - 2011; đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu đến
năm 2020
Trang 164 Phương pháp nghiên cứu của Luận án
- Để có cái nhìn khái quát về chuỗi giá trị gia tăng mặt hàng cà phê,
Nghiên cứu sinh sử dụng “Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử” trong nghiên cứu về giá trị, chuỗi giá trị của hàng hoá, giá trị gia tăng
của hàng hoá Trên cơ sở đó, đưa ra khái niệm và xác định chuỗi giá trị gia tăng mặt hàng cà phê;
- Để có cơ sở tư liệu, thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng thị trường cà phê thế giới và trong nước cũng như phân tích thực trạng giá trị gia
tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam, sử dụng phương pháp “Nghiên cứu tài liệu
về các công trình nghiên cứu, các văn bản, văn kiện có liên quan”;
- “Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp”, đây là phương
pháp mà Nghiên cứu sinh sử dụng để phân tích, so sánh nhằm khái quát hoá được bức tranh tổng hợp về thực trạng giá trị gia tăng trong từng khâu của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu bằng việc sử dụng các chuỗi số liệu về thực trạng;
- Nhằm củng cố, cập nhật thêm những thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích thực trạng giá trị gia tăng trong Luận án, Nghiên cứu sinh sử
dụng “Phương pháp điều tra, thu thập thông tin trực tiếp” thông qua việc gửi,
phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu và các quán bán lẻ cà phê;
- Trong toàn bộ quá trình từ khi viết 3 chuyên đề, viết báo cáo tổng hợp
Luận án, Nghiên cứu sinh sử dụng “Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia” bằng
cách gửi nội dung của các báo cáo tới các chuyên gia có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến ngành cà phê để xin ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung của Luận án một cách tốt nhất;
- Một số phương pháp khác Một số phương pháp mà Nghiên cứu sinh có
sử dụng thêm trong toàn bộ quá trình nghiên cứu như: Nghiên cứu sinh còn sử
Trang 17dụng “Phương pháp nghiên cứu tại bàn”, “Phương pháp kế thừa”… Ngoài ra,
Luận án còn sử dụng một số chỉ số đánh giá như RCA hay chỉ số ES và TI để phân tích, nhận định bức tranh rõ rệt hơn về diễn biến thương mại ngành hàng của nước xuất khẩu
5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị gia tăng của hàng hoá, liên quan đến mặt hàng cà phê và giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Cụ thể:
5.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
[1] ThS Hoàng Thị Vân Anh - Viện Nghiên cứu thương mại (Đề tài khoa
học cấp Bộ, năm 2009), “Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam” Đề tài đã khái quát hoá được chuỗi giá trị mặt hàng cà
phê thế giới; đánh giá được thực trạng tham gia của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu; đồng thời đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tham gia của mặt hàng cà phê Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu thời gian tới;
[2] PGS.TS Đinh Văn Thành - Viện Nghiên cứu thương mại (Đề tài cấp
Nhà nước, năm 2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam Đề tài đã khái quát hoá được chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu;
nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong việc tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu đối với từng mặt hàng cụ thể, trong đó có mặt hàng cà phê; đồng thời đánh giá thực trạng tham gia của hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu; trên cơ sở đó, kiến nghị các giải pháp tăng cường hơn nữa khả năng tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu, trong đó có mặt hàng cà phê;
[3] Trần Thị Quỳnh Chi - IPSARD, Tổng quan dự báo và cơ cấu tổ chức ngành hàng cà phê Việt Nam Nội dung của Đề tài đã khái quát hoá một cách
Trang 18khá đầy đủ về ngành cà phê Việt Nam; đồng thời đã đưa ra được một số khuyến nghị về cơ cấu tổ chức phát triển ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới;
[4] Dự án, Kết quả thực hiện thử nghiệm chuỗi giá trị cà phê cho đồng bào thiểu số, của Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) năm 2008 Nội dung của
nghiên cứu này nhằm mục đích cải thiện thu nhập cho người nông dân DTTS sản xuất cà phê, thông qua việc tiếp cận thị trường và tham gia tích cực hơn vào chuỗi giá trị, Dự án Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trạm Khuyến nông Ea H’leo và Công ty Liên doanh Chế biến Cà phê xuất khẩu DAKMAN - Buôn Mê Thuột thúc đẩy chuỗi giá trị cà phê cho nhóm nông dân thuộc dân tộc thiểu số ở xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị ngành cà phê và các nghiên cứu có liên quan đến mặt hàng cà phê như:
[1] Bart Slob, A value chain analysis of the coffee sector,
Amsterdam, 2006
[2] Dubois, Improving market conditions for coffee producers: The experience of the ICO, ICO, Paper for the World Trade Organization committee
on trade and development in Geneva, 2006
[3] Emmylou Tuvhag, Value Chain Analysis of Fairtrade Coffee, 2008, 2011; [4] Humphrey,J., Upgrading in Global Value Chains, World Commission
on the Social Dimension of Globalization, Working Paper No 28, ILO, Geneva, 2004
[5] Ingrid Fromm and Juan A Dubun, Upgrading and the Value Chain
Analysis: The Case of Small-scale Coffee Farmers in Honduras, Conference on
International Agricultural Research for Development, 2006
[6] R Kaplinsky, Competitions policy and the global coffee and cocoa value chains (Sussex/Brighton: Institute of Development Studies, University of
Trang 19Sussex & Centre for Research in Innovation Management, University of Brighton, 2004
[7] Nghiên cứu của Christopher L.Gilbert (2006), Phân tích chuỗi giá trị và sức mạnh thị trường trong khâu chế biến đối với ngành cà phê và ca cao, trên cơ
sở phân tích sự hình thành chi phí và lợi nhuận trong các mắt xích của chuỗi giá
trị cà phê và ca cao quốc tế để đưa ra các đề xuất cho các nước trồng cà phê và ca cao - những nước cung cấp phần lớn lượng cà phê và ca cao ra thị trường thế giới nhưng lại thu được ít lợi nhuận nhất trong chuỗi giá trị
Theo tìm hiểu của Nghiên cứu sinh, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu như đã nêu trên, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá thực trạng khả năng tham gia và thực trạng giá trị gia tăng trong từng khâu của chuỗi giá trị của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu; đưa ra quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê toàn cầu trong thời gian tới Do vậy, có thể khẳng định rằng, Đề tài của Nghiên cứu sinh là không trùng lắp và có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc tăng cường khả năng tham gia và nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
6 Những đóng góp mới của Luận án
Luận án của Nghiên cứu sinh đã có một số đóng góp mới như sau:
- Hệ thống hoá và phân tích, luận giải rõ cơ sở lý luận về chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, về giá trị gia tăng và nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Đặc biệt, trên cơ sở lý luận, Luận án đã xác định được khung lý luận và mô hình chuỗi giá trị cà phê của Việt Nam, đây sẽ là
cơ sở quan trọng cho việc phân tích thực trạng và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê
- Với hệ thống số liệu, tài liệu điều tra thực tế, Luận án đã chỉ rõ Việt Nam
Trang 20mới chủ yếu tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng rất thấp: sản xuất, thu gom,
sơ chế và xuất khẩu cà phê nhân; các khâu như: rang xay, phân phối và marketing hiện nay vẫn còn rất hạn chế
- Bằng việc sử dụng công cụ phân tích Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu (ES), Luận án đã chỉ ra được các nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới đều là những khách hàng tiềm năng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam Điều này chứng tỏ rằng, mặt hàng cà phê Việt Nam vẫn rất có nhiều khả năng tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Bên cạnh đó, Chỉ số cường độ thương mại (TI),… cũng đã chỉ ra được, xu hướng chuyển dịch luồng thương mại cà phê của Việt Nam đang hướng dần tới thị trường châu Á, đây là cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển thị trường cà phê Việt Nam nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong thời gian tới Đồng thời, với chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của cà phê Việt Nam ở mức khá cao (>1) cho thấy Việt Nam có khả năng cạnh tranh khá tốt Mặt khác, Luận án cũng đã chỉ ra được những hạn chế về thực trạng tham gia và giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Đồng thời, luận giải rõ về những nguyên nhân dẫn đến giá trị gia tăng thấp của cà phê Việt Nam trọng chuỗi giá trị cà phê toàn cầutrong thời gian qua; chỉ ra được 9 cơ hội và 11 thách thức mới mà ngành cà phê Việt Nam
sẽ phải đối mặt; xác lập cơ sở thực tiến cho việc đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu trong thời gian tới
- Luận án đưa ra được các quan điểm, định hướng nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong thời gian tới và đề xuất các nhóm giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong từng khâu của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, đặc biệt là các khâu chế biến và phân phối, marketing sản phẩm để xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường toàn cầu
Trang 216 Nội dung nghiên cứu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của Luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chủ yếu về nâng cao giá trị gia tăng
của mặt hàng cà phê trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Chương 2: Thực trạng tham gia và giá trị gia tăng của mặt hàng cà
phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Chương 3: Một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm nâng
cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu tới năm 2020
Trang 22Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRONG CHUỖI
GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Giá trị gia tăng (VA - Value Added) của hàng hoá [2]
Giá trị gia tăng được quan niệm là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất, là giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hoá được tạo ra và thực hiện trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
Giá trị gia tăng của hàng hoá được tạo ra thông qua quá trình sản xuất, chế biến và phân phối trên thị trường Đây là quá trình sáng tạo ra giá trị gia tăng nội sinh và tiềm ẩn những yếu tố của giá trị gia tăng ngoại sinh Quá trình phân phối hàng hoá là quá trình kép, nó bao gồm cả việc tạo ra giá trị gia tăng nội sinh và giá trị gia tăng ngoại sinh
1.1.1.1 Giá trị gia tăng nội sinh
Giá trị gia tăng nội sinh (Endogennous Added) là cơ sở của giá trị gia tăng
của sản phẩm hàng hoá, đây chính là lượng gia tăng trong giá trị sản phẩm hàng hoá do kết quả của quá trình sản xuất tạo nên Khái niệm về giá trị gia tăng nội sinh được phổ cập với mô hình "Dây chuyền giá trị" (Value Chain) của Michael Porter:
Đầu vào (IC) Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn 3 Đầu ra
Theo mô hình này, từ nguyên vật liệu đầu vào đến mặt hàng đầu ra, sản phẩm hàng hoá trải qua nhiều công đoạn Mỗi công đoạn cần phải sử dụng các yếu tố sản xuất, bao gồm: lao động, đất đai, vốn Giá trị của sản phẩm được gia tăng ở mỗi công đoạn của quá trình sản xuất và chế biến [2]
Trang 23Giá trị gia tăng nội sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Thứ nhất, số lượng các công đoạn sản xuất sản phẩm hàng hoá và tính chất các yếu tố sản xuất sử dụng Mỗi công đoạn của quá trình sản xuất hoặc chế
biến đòi hỏi những khoản chi phí nhất định phải thêm vào Nếu sản phẩm hàng hoá sản xuất ra càng trải qua nhiều công đoạn khác nhau, các chi phí phải thêm vào càng nhiều và điều đó có nghĩa là giá trị gia tăng của nó càng cao Tính chất của các công đoạn trong quy trình sản xuất và chế biến có liên quan đến cơ cấu các yếu tố sản xuất phải thêm vào, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng các yếu tố sản xuất và tác động đến giá trị gia tăng hàng hoá
Thứ hai, hàng hoá trung gian và khả năng sử dụng nó vào chế biến Giá trị
gia tăng sản phẩm chính là giá trị của nó sau khi loại trừ chi phí trung gian Như vậy, tỷ trọng giá trị trung gian trong giá trị sản phẩm hàng hoá và giá của hàng hoá trung gian cũng như những vấn đề liên quan trực tiếp đến khả năng sử dụng triệt để và tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng là những yếu tố tạo nên sự biến động về giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá Nếu giá trị hàng hoá không đổi thì yếu tố chi phí trung gian có tác động nghịch biến so với giá trị gia tăng
Thứ ba, năng lực sản xuất sản phẩm của các đơn vị thể hiện ở khối lượng hàng hoá sản xuất ra Yếu tố thứ nhất và thứ hai tác động đến giá trị gia tăng
của một đơn vị hàng hoá, còn yếu tố thứ ba liên quan đến tổng giá trị gia tăng nội sinh mà doanh nghiệp hay sản phẩm có khả năng tạo nên Nếu các yếu tố khác không đổi, yếu tố thứ ba có tác động cùng chiều với việc tổng giá trị gia tăng sản phẩm hàng hoá
1.1.1.2 Giá trị gia tăng ngoại sinh
Trên thực tế, giá trị gia tăng nội sinh có thể không đạt được nếu mặt hàng của doanh nghiệp hay ngành không đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường
và không được lựa chọn bởi khách hàng Do đó điều quan trọng không phải chỉ là
Trang 24tính toán kỹ lưỡng chi phí đầu vào của từng công đoạn trong “dây chuyền giá trị”
mà chính là phải tính toán hiệu quả của các giá trị gia tăng mang đến ở đầu ra Nếu chỉ chú trọng tính chất nội sinh của giá trị gia tăng, nghĩa là chỉ quan tâm về chi phí
mà quên đi tính chất ngoại sinh của giá trị gia tăng đối với mặt hàng chào mời thì chiến lược nâng cao giá trị gia tăng sẽ gặp nhiều trở ngại
Giá trị gia tăng nội sinh của hàng hoá và dịch vụ được hình thành trên cơ
sở quá trình sản xuất và chế biến, còn giá trị gia tăng ngoại sinh là kết quả của sự chấp nhận của khách hàng trên thị trường Tính chất của giá trị gia tăng ngoại sinh
là hướng chủ yếu vào khách hàng Chỉ khi nào hàng hoá của doanh nghiệp hay của ngành được thiết kế từ những nhu cầu của khách hàng và được khách hàng lựa chọn mua và sử dụng thì lúc đó hàng hoá mới thực sự có giá trị gia tăng đối với khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Như vậy, giá trị gia tăng
ngoại sinh là những gì mà khách hàng thu về được trong các lĩnh vực mà khách
hàng mong đợi sau khi đã tốn kém tiền của và công sức để mua và sử dụng hàng hoá của doanh nghiệp
Giá trị gia tăng ngoại sinh chính là giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá được tạo nên trong lĩnh vực thương mại và nó được tính như sau:
VA ngoại sinh = GO (Doanh thu) - IC (Chi phí trung gian)
(Toàn bộ hàng hoá tiêu thụ) (của ngành thương mại) (của ngành thương mại)
Trong đó, GO của ngành thương mại đối với hàng hoá tiêu thụ được xác định theo công thức:
- GO (của ngành thương mại) = (Doanh thu bán hàng - trị giá vốn hàng bán - hao hụt trong quá trình tiêu thụ hàng hoá)
- IC (của ngành thương mại) được tổng hợp từ các yếu tố của chi phí trung gian trong ngành thương mại, đó là chi phí lưu thông trong quá trình trao đổi hàng hoá như: phí vận tải thuê ngoài, bốc xếp, hoa hồng cho đại lý
Thực chất của việc tách giá trị gia tăng thành 2 phần nội sinh và ngoại sinh
Trang 25là để xác định nguồn gốc việc hình thành giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá theo 2 công đoạn sản xuất và tiêu thụ, đồng thời là cơ sở để tìm ra các giải pháp đúng nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm Trên thực tế, giá trị gia tăng có thể được tạo nên và thực hiện ở 2 công đoạn độc lập nếu cơ sở sản xuất và thương mại tách rời nhau, nhưng giá trị gia tăng cũng có thể được tạo nên và thực hiện theo một quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ nếu các cơ sở sản xuất thực hiện luôn cả khâu tiêu thụ hàng hoá
1.1.2 Nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá [2]
Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hoá là mục tiêu không chỉ của doanh nghiệp, của ngành mà còn là của toàn nền kinh tế Nó không những giải được bài toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành mà còn tạo điều kiện để khai thác triệt để các yếu tố nguồn lực trên phạm vi toàn xã hội Xét trên khía cạnh tổng quát nhất, nâng cao giá trị gia tăng là việc làm tăng giá trị mới của sản phẩm hàng hoá trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ Làm tăng giá trị mới của sản phẩm hàng hoá có thể được được thực hiện theo các nội dung như:
1.1.2.1 Làm tăng giá trị mới của sản phẩm hàng hoá trong sản xuất và chế biến từ một khối lượng đầu vào trung gian nhất định
1.1.2.1.1 Nâng cao thu nhập từ các yếu tố sản xuất trên một khối lượng đầu vào trung gian nhất định
- Mở rộng các công đoạn sản xuất, chế biến (tăng thêm quy mô chi phí các nhân tố trong chuỗi giá trị sản phẩm);
- Sử dụng công nghệ hiện đại, có dung lượng vốn cao trong sản xuất, chế biến sản phẩm (tăng thêm chất lượng và trình độ các nhân tố sản xuất sử dụng trong quá trình sản xuất và chế biến) Kết quả của hướng này là làm cho giá trị kinh tế của sản phẩm hàng hoá từ một khối lượng đầu vào trung gian nhất định
sẽ tăng lên
Trang 261.1.2.1.2 Giảm chi phí trung gian (IC) trên 1 đơn vị sản phẩm hàng hoá
Điều này có liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng các đầu vào trung gian
có giá thấp hơn hoặc tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả đầu vào trung gian trong quá trình sản xuất
1.1.2.2 Tăng năng lực sử dụng đầu vào trung gian nhằm giảm chi phí
và nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá
Để tạo ra được một khối lượng sản phẩm nhiều hơn sẽ liên quan đến nhiều vấn đề như: lựa chọn các yếu tố đầu vào trung gian phù hợp, lựa chọn yếu tố nguồn lực phù hợp với đầu vào trung gian đã lựa chọn, mở rộng năng lực sản xuất của các đơn vị, tăng năng suất sử dụng các yếu tố đầu vào trung gian, mở rộng quy mô và nâng cao trình độ trình độ quản lý, trình độ tay nghề cho người lao động, trình độ công nghệ sản xuất, tăng cường khả năng về vốn và các khả năng khác
1.1.2.3 Nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm nâng cao giá trị gia tăng
Để tiêu thụ được khối lượng sản phẩm nhiều hơn và với giá bán cao hơn, điều này có liên quan đến khả năng của ngành thương mại cũng như các yếu tố thuộc về năng lực cạnh tranh sản phẩm của các đơn vị sản xuất Hướng thứ ba
này có ý nghĩa nâng cao giá trị gia tăng ngoại sinh
1.1.2.4 Giá quốc tế của sản phẩm hàng hoá xuất khẩu thay đổi
Trong nhiều trường hợp, giá trị kinh tế của sản phẩm hàng hoá rất cao nhưng do mối quan hệ cung - cầu trên thị trường quốc tế đối với loại hàng hoá này, thị hiếu tiêu dùng hoặc sự biến động không dự kiến trước được của thị trường, sự biến động của tỷ giá hối đoái, của đồng đô la hoặc các ngoại tệ mạnh khác sẽ làm cho các tiềm năng của giá trị gia tăng nội sinh và ngoại sinh có thể rất cao ví dụ như: giá trị kinh tế của sản phẩm hàng hoá cao, năng lực tổ chức tiêu thụ lớn nhưng do giá cả thị trường quốc tế thay đổi cũng có thể dẫn đến
Trang 27không thực hiện được việc nâng cao giá trị gia tăng Vì vậy yếu tố khá quan trọng là tổ chức dự báo thị trường, dự báo quan hệ cung cầu, khả năng cung ứng sản phẩm và dung lượng thị trường, sự biến động giá trở thành những nhân tố khá quan trọng nhằm nâng cao giá trị gia tăng ngoại sinh
1.1.3 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê
1.1.3.1 Khái niệm về chuỗi giá trị [1;9;10;12]
Thuật ngữ chuỗi được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX Khởi đầu của việc sử dụng khái niệm chuỗi và phương pháp phân tích chuỗi để phân tích hệ thống nông nghiệp của
các nước đang phát triển Khái niệm chuỗi chỉ đơn giản bao hàm các mối quan
hệ vật chất, kỹ thuật và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hoá, xác định những tác nhân tham gia và hoạt động của nó
- Theo “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” của Michael Porter, năm 1985: Thuật ngữ chuỗi giá trị được sử
dụng ban đầu chỉ nhằm vào các hoạt động của một doanh nghiệp/công ty, vì vậy
chuỗi giá trị (Value Chain - VC) được định nghĩa đầy đủ là: Toàn bộ các hoạt động có liên quan đến nhau, các hoạt động này được thực hiện bởi các doanh nghiệp (công ty) tại các thời điểm, vị trí địa lý khác nhau để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ và phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng Sản
phẩm đi qua tất cả các công đoạn theo trình tự của chuỗi và tại mỗi công đoạn giá trị gia tăng được cộng thêm vào sản phẩm
- Định nghĩa chuỗi giá trị theo chức năng: Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng Vậy, trong chuỗi giá trị có “chức năng” của chuỗi và cũng được gọi là các
“khâu” trong chuỗi Các chức năng chuỗi giá trị có thể mô tả cụ thể bằng các
“hoạt động” để thể hiện rõ các công việc của khâu Bên cạnh các chức năng
Trang 28chuỗi giá trị, có “tác nhân” (cũng có thể gọi là “người vận hành chuỗi giá trị”) của chuỗi giá trị Tác nhân là những người thực hiện các chức năng trong chuỗi,
ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất, thương lái vận chuyển hàng hoá, Bên cạnh các tác nhân chuỗi giá trị còn có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị” Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị
- Có nhiều cách để diễn tả chuỗi giá trị và tuỳ từng loại sản phẩm, dịch vụ, chuỗi giá trị có thể có cấu tạo và quy mô khác nhau Tuy nhiên, ở dạng khái quát và đơn giản nhất, chuỗi giá trị gồm các khâu liên tiếp sau: Nghiên cứu và phát triển; Thiết kế sản phẩm, dịch vụ; Sản xuất; Marketing và bán hàng; Phân phối; Dịch vụ khách hàng
- Tóm lại, chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động, trong đó sản phẩm đi qua
tất cả các hoạt động đó theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một
số giá trị nào đó Hiện nay, chuỗi giá trị hình thành theo sản phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất đến thương mại, không bị giới hạn bởi ranh giới quốc gia
1.1.3.2 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị [1;9;10;12]
- Chuỗi giá trị hàng hoá
Morris (2001) đã lập sơ đồ một loạt các hoạt động trong chuỗi giá trị để phân tích và chỉ ra giá trị gia tăng được tạo ra trong các hoạt động như thế nào Trong mô hình, giá trị gia tăng được tạo ra nhiều nhất ở khâu R&D và Marketing, khâu thiết kế và phân phối có giá trị gia tăng thấp hơn, khâu thấp nhất là sản xuất Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn góp phần tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm đó Sự phân công lao động xã hội càng phức tạp, phạm vi phân công lao động xã hội càng lớn, quá trình tạo ra sản phẩm càng chi tiết và càng trải rộng ra trên không gian nhiều nền kinh tế Sự gia tăng thêm giá trị vào sản phẩm cũng vì thế mà càng nhiều công đoạn hơn
Trang 29Sơ đồ 1.1 Mô hình chuỗi giá trị gia tăng của hàng hoá
Nguồn: Kaplinsky and Morris (2001), A handbook for Value Chain Research
- Chuỗi giá trị hàng nông sản [12]
Về cơ bản sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu cũng giống như sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hoá khác Tuy nhiên, do những đặc thù riêng của sản xuất hàng hoá nông sản từ khâu canh tác trên trồng trọt tới chế biến và tiêu thụ mà chuỗi giá trị hàng nông sản có những đặc thù và tính chất riêng
Sơ đồ 1.2 Mô hình chuỗi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản
Nguồn: [12, tr 31]
Trang 30Trong sơ đồ, giá trị gia tăng lớn nhất có được ở khâu phân phối và marketing, tiếp theo đó là khâu R&D và chế biến, khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất là khâu trồng trọt Mô hình này đã phần nào giải thích được vì sao các tập đoàn kinh doanh hoạt động trên phạm vi toàn cầu thường tập trung nhiều vào các hoạt động phân phối và marketing, nghiên cứu giống và quy trình sản xuất rồi chuyển giao cho các nước chậm phát triển và đang phát triển để trồng trọt Ngay cả các doanh nghiệp FDI khi đầu tư ra nước ngoài cũng không phải
là họ làm tất cả các khâu trong chuỗi mà họ chỉ làm các khâu có lợi nhất, có giá trị gia tăng cao nhất chứ không làm toàn bộ chuỗi Theo đó, công ty mẹ chỉ làm các khâu nghiên cứu, triển khai, phân phối và phát triển thương hiệu - là khâu
có giá trị gia tăng cao, khâu trồng trọt thì họ để cho các Công ty thành viên của
họ ở nước ngoài đảm nhiệm Ví dụ: Hãng Nestle tập trung vào nghiên cứu giống, phân bón và quy trình trồng trọt cà phê, quy trình chế biến, đóng gói và phân phối cà phê, sau đó chuyển giao cho các công ty thành viên đầu tư sang nước ngoài để trồng trọt và chế biến Khi đầu tư ra nước ngoài, họ cũng chỉ tập trung cho khâu chế biến, khâu trồng trọt thường chuyển giao cho các chủ trang trại hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.3.3 Chuỗi giá trị của mặt hàng cà phê [1;12]
Chuỗi giá trị mặt hàng cà phê không chỉ đơn thuần là chuỗi giá trị hàng hoá, nói chung và chuỗi giá trị hàng nông sản nói riêng, mà nó còn mang những đặc trưng riêng của mặt hàng này (tính truyền thống lâu đời, là một thị trường trường thường xuyên biến động, bao gồm: biến động về cung cầu, giá cả, đáng chú
ý là sự biến động về điều chỉnh trong phân phối thu nhập giữa các khâu khác nhau tham gia trong chuỗi)
(1) Chuỗi giá trị cà phê của Kaplinsky, 2001
Theo Fitter và Kaplinsky (2001), một chuỗi giá trị ngành công nghiệp cà
Trang 31phê có thể được mô tả như sau:
- Nông dân trồng cà phê và sơ chế cà phê sau khi thu hái bằng các phương pháp xử lý khô hoặc ướt Trong khâu này, người nông dân sẽ nhận được một mức thu nhập thông qua việc bán cà phê hạt;
- Hạt cà phê lại được các nhà thu gom, chế biến thu mua và tiếp tục được chế biến bằng phương pháp chế biến khô hoặc ướt Trong khâu này, các nhà thu gom và sơ chế sẽ nhận được một phần lợi nhuận từ hoạt động thu gom và sơ chế hạt cà phê;
- Cà phê hạt tiếp tục được cà nhà xuất khẩu thu mua và bán cho các nhà nhập khẩu Trong khâu này, các nhà xuất khẩu sẽ nhận được phần lợi nhuận từ việc bán cà phê cho các nhà nhập khẩu với giá cao hơn;
- Cà phê sau khi được các nhà nhập khẩu mua về và tiếp tục chế biến, rang xay sau đó bán cho các nhà phân phối bán buôn Trong khâu này, các nhà rang xay cà phê sẽ thu được phần lợi nhuận từ việc bán cà phê với giá cao hơn cho các nhà bán buôn;
- Cuối cùng, các nhà rang xay, các nhà bán buôn sẽ bán cà phê cho các nhà bán với mức giá bán lẻ cho công chúng tiêu dùng trong nước, hoặc cho cho các nhà hàng, quán bar hay quán cà phê,…
Trang 32(2) Chuỗi giá trị cà phê của Keane (2008)
Sơ đồ 1.3 Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Nguồn: Keane, năm 2008
Theo Keane, chuỗi giá trị mặt hàng cà phê được vận hành theo một quá trình gồm nhiều công đoạn được thực hiện trong các khâu cụ thể của chuỗi Việc điều hành thực hiện các khâu của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu chính là
Thị trường tiêu thụ
Nước sản xuất
Người tiêu dùng Quán cà phê
Xuất khẩu
Các nhà rang xay trong nước
Các nhà thu gom, đại lý Quán cà phê
Nông dân Tiêu dùng
trong nước
Nhà bán lẻ
trong nước
Trang 33những người vận hành trong chuỗi (nông dân trồng cà phê, người mua gom, người chế biến cà phê hạt, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty rang xay cà phê, nhà bán lẻ, người tiêu dùng) Nói cách khác, để sản xuất ra cà phê hạt, từ
cà phê hạt đến cà phê thành phẩm bán cho người tiêu dùng cuối cùng phải có sự tham gia của nhiều đối tượng
Theo Kaplinsky (2006), chuỗi giá trị mặt hàng cà phê có thể được cải thiện thông qua phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Các nhà sản xuất đã tập trung chủ yếu vào cải thiện năng suất, trong khi các nhà rang xay và các nhà bán lẻ đã nhấn mạnh đổi mới sản phẩm cung ứng trên thị trường
1.1.3.4 Khái niệm giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của mặt hàng cà phê
- Khái niệm: Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi giá trị của hàng hoá,
chuỗi giá trị hàng nông sản, giá trị gia tăng của hàng hoá và dựa trên những đặc điểm của mặt hàng cà phê Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm mang tính khái
quát về giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê như sau: Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê là sự tăng thêm về mặt giá trị của mặt hàng cà phê trong toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (các công đoạn, các khâu của chuỗi giá trị mặt hàng cà phê)
- Giá trị tăng thêm và cách tính giá trị tăng thêm trong các công đoạn của từng khâu trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê
(1) Cà phê quả tươi: được các hộ nông dân sản xuất ra thông qua các hoạt động ươm giống, làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái Qua mỗi công đoạn này người nông dân lại được cộng thêm một giá trị nào đó vào sản phẩm cuối cùng của họ Cà phê quả tươi là sản phẩm cuối cùng được bán ra, và cả chuỗi hoạt động của nó đều được cộng giá trị vào sản phẩm cuối cùng này Việc ươm được giống tốt thì cây sẽ cho nhiều quả và quả đều hơn Làm đất tốt thì cây sẽ tốt, cho nhiều quả, và quả đều hơn Chăm sóc tốt thì cây tốt, sẽ cho nhiều quả và quả cũng sẽ đều hơn Chỉ duy nhất công đoạn thu hái có thể tạo giá trị riêng cho
Trang 34sản phẩm Thu hái quả chín bán được giá cao hơn, và những quả xanh có thể có
cơ hội chín tiếp để nâng cao sản lượng Theo lý thuyết của Michael Porter thì có thể thấy rằng, chuỗi các hoạt động tạo ra quả cà phê tươi có giá trị tổng cộng thấp là điều hợp lý
(2) Cà phê thóc khô: được tạo ra bằng một chuỗi các hoạt động từ thu gom, xát vỏ, ngâm ủ, đánh nhớt và sấy khô Cũng tương tự như cà phê quả tươi, chuỗi hoạt động tạo giá trị cà phê thóc khô đều được cộng vào giá trị của cà phê thóc Các đơn vị thu gom, xát vỏ, đánh nhớt, sấy, nếu được doanh nghiệp tổ chức tốt cũng chỉ có thể giảm giá thành sản xuất chứ chưa cộng được giá trị vào từng công đoạn của sản phẩm cà phê Nếu tổ chức thu gom tốt, theo đúng kế hoạch thì có thể làm giảm chi phí nhân công xát vỏ đánh nhớt, giảm chi phí lãng phí trong quá trình sấy khô Nếu tổ chức phân loại thu gom cho các sản phẩm chất lượng cao hơn cũng vậy, giá trị cộng thêm được tạo ra bằng tổng giá trị cộng thêm trong cả chuỗi hoạt động
(3) Cà phê nhân: được tạo ra bằng việc phân loại đầu vào, xát vỏ, phân loại trên sàng, nhặt thủ công, đóng bao và phân loại theo chất lượng Giá trị cộng thêm ở công đoạn này đã rõ hơn vì nó tạo ra các dòng sản phẩm khác nhau Với từng loại sản phẩm đó, tiếp tục được nhặt thủ công và đóng bao theo từng loại, giá trị cộng thêm lại được cộng vào các công đoạn này bởi lúc này giá trị của sản phẩm được đánh giá theo yêu cầu của khách hàng và khả năng sẵn sàng thanh toán Như vậy giá trị cộng thêm của công đoạn này cao hơn một chút vì
nó đã được cộng ở từng hoạt động chứ không phải cộng dồn vào sản phẩm cuối cùng của chuỗi
(4) Cà phê nhân xuất khẩu: là nhóm sản phẩm nhưng được xếp vào ngay sau sản phẩm cà phê nhân, bởi ở đây nó được tách ra theo các nhánh khác nhau Với cà phê nhân xuất khẩu, giá trị tăng thêm được tính 1 phần ở giai đoạn trước, phần còn lại được tạo ra trong hoạt động thương thảo hợp đồng, hình
Trang 35thức vận chuyển, giao hàng, thanh toán, tất cả những hoạt động này cũng đều đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm nhưng không làm tăng nhiều giá trị của chuỗi Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân thường là doanh nghiệp chế biến cà phê nhân, họ đưa các giá trị vào từ khâu phân loại, xát vỏ, sàng, nhặt thủ công
(5) Cà phê nhân bán nội địa: là sản phẩm sau của cà phê nhân Cũng giống như cà phê nhân xuất khẩu ở đặc tính đơn giản chuỗi các công đoạn ở đây chủ yếu là: phân loại, tìm kiếm khách hàng và giao hàng Cũng chính vì vậy mà không hình thành lên những doanh nghiệp mua đi bán lại cà phê nhân trên thị trường nội địa mà hoạt động này thường chỉ là một công đoạn trong chuỗi của một doanh nghiệp hay một nhà sản cà phê xuất tư nhân nào đó
(6) Cà phê rang xay: được xếp ngay sau cà phê nhân bán nội địa Những doanh nghiệp rang xay cà phê sử dụng một loạt các công đoạn, bao gồm: phân loại cà phê nhân, rang xay, trộn, đóng gói, giao hàng, trong hàng loạt các công đoạn này giá trị gia tăng được cộng thêm vào nhiều nhất ở khâu rang, xay
và sau đó là công đoạn bán hàng hoặc giao hàng Qua đó làm tăng giá trị của sản phẩm Qua khâu rang, xay, cà phê nhân được biến thành những sản phẩm khác nhau từ loại có chất lượng thấp tới chất lượng cao, từ hạt tới bột Để cộng thêm giá trị, một số doanh nghiệp đưa thêm hoạt động pha trộn hương liệu hoặc các loại bột khác Qua khâu pha trộn cà phê cũng được biến thành những sản phẩm khác, như: cà phê gourment 1, 2, 3, cà phê bổ não, Như vậy làm tăng giá trị gia tăng được cộng thêm qua mỗi công đoạn của chuỗi, giá trị này lớn hơn tổng giá trị tăng thêm của tất cả các hoạt động
1.1.4 Các đối tƣợng tham gia và giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê [1;12]
- Nông dân trồng cà phê: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp trong
chuỗi giá trị mặt hàng cà phê Người trồng cà phê có thể là các hộ trồng cà phê
Trang 36theo qui mô hộ gia đình, các trang trại cà phê với quy mô lớn hơn hoặc là với tư cách là công nhân làm việc cho nông trường cà phê Đây là đối tượng thu được giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị
- Các nhà mua gom: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng trung bình trong
chuỗi giá trị mặt hàng cà phê Cà phê chủ yếu được bán dưới dạng nhân xô cho đại lý thu mua Các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu cà phê có nhiều hình thức khác nhau để thu mua cà phê nguyên liệu
- Doanh nghiệp xuất/nhập khẩu: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng trung
bình trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê Các doanh nghiệp tiến hành phân loại
cà phê chế biến thô thành nhiều cấp chất lượng khác nhau để xuất khẩu cà phê Các sản phẩm nhập khẩu này được chế biến lại thành các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng như cà phê hoà tan, cà phê bột
- Các công ty rang xay cà phê: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng cao
trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê Các công ty rang xay cà phê có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hoá các loại cà phê cũng như hương vị của nó Thị trường các loại cà phê hoà tan phát triển nhanh chóng với nhiều loại cà phê riêng biệt, thích hợp với thị hiếu của từng địa phương, từng nhóm đối tượng tiêu dùng riêng biệt
- Các nhà bán lẻ trực tiếp: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng trung bình
trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê Cà phê nhân được các thương gia nhập khẩu và phân phối cho các nhà chế biến, nhà kinh doanh và các nhà sản xuất thực phẩm công nghệ Cà phê thành phẩm dùng cho hộ gia đình thường được phân phối qua hệ thống bán buôn, từ các nhà rang xay tới các nhà bán buôn hàng thực phẩm chế biến và sau đó đưa vào hệ thống bán lẻ - cửa hàng, cửa hiệu, quán cà phê, các nhà hàng, khách sạn… Các nhà kinh doanh cà phê hoà tan chủ yếu là nhập khẩu cà phê bột với khối lượng lớn và đóng gói tại nước nhập khẩu hoặc nhập khẩu cà phê hoà tan đã đóng gói sẵn Cà phê hoà tan dùng
Trang 37cho hộ gia đình thường được kinh doanh qua các đại lý tới các nhà bán buôn cấp 2, sau đó đưa vào mạng lưới bán lẻ
1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU
1.2.1 Đặc điểm của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu [1;4]
Một là, chuỗi giá trị cà phê toàn cầu có mức độ tập trung hoá cao
Đặc trưng cơ bản của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu là mức độ tập trung cao Trong khâu sản xuất, sản lượng cà phê của 5 nước sản xuất chính bao gồm: B-ra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a, In-đô-nê-si-a, Ê-ti-ô-pi-a chiếm khoảng 40% tổng sản lượng thế giới Trong khâu xuất khẩu, 12 nước là B-ra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a, In-đô-nê-si-a, Gua-tê-ma-la, U-gan-đa, Mê-hi-cô, Bờ Biển Ngà, Cốt-sta-ri-ca, El-sal-va-đo, Ê-thi-ô-pi-a và Kê-ny-a, chiếm 80% lượng cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới Trong kinh doanh cà phê nhân, các tập đoàn lớn (Neumann Kaffee-Gruppe; Volcaphe; Ecom Trading; Olam Internetional) chi phối tới 45% tổng lượng giao dịch cà phê nhân của toàn thế giới Còn trong chế biến cà phê, 4 tập đoàn cà phê lớn (Proctor & Gamble, Kraft Foods, Nestle và Sara Lee) chi phối 60% lượngcà phê rang xay và cà phê hoà tan
Xu hướng tập trung hoá ngày càng tăng đã cho phép một số ít các công ty
đa quốc gia có ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường do khả năng chi phối của họ đến giá thị trường thế giới trong khi những người trồng cà phê ngày càng khó khăn hơn trong những thoả thuận về giá, chưa kể đến việc phải chia sẻ lợi nhuận với những người trung gian
Các thoả thuận về khống chế sản lượng cà phê và hạn ngạch xuất khẩu để đẩy giá lên, bảo vệ quyền lợi cho người trồng cà phê, tỏ ra không có hiệu lực
Nguyên nhân chính dẫn đến việc các nước xuất khẩu cà phê khó hợp tác trong việc bình ổn giá cà phê thế giới là do đặc tính của sản phẩm cà phê và sự khác biệt trong độ co giãn của cầu theo giá đối với cà phê thành phẩm và cà phê
Trang 38nguyên liệu Về phía cầu, nhu cầu của người tiêu dùng đối với cà phê thành phẩm rất ít co giãn theo giá và giá tăng hay giảm ít có ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ cà phê Ngược lại về phía cung, giá cà phê có biên độ dao động rất lớn phụ thuộc vào nguồn cung cà phê nguyên liệu trên thị trường trong khi cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, sản xuất cà phê rất nhạy cảm với các thay đổi
về khí hậu và thời tiết Vì vậy, nguồn cung cà phê có thể biến động rất mạnh trong khi nhu cầu tương đối ổn định
Hai là, để có thể tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu thì sản phẩm
cà phê phải đáp ứng được các quy định chung của nhà nhập khẩu
Để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê thì sản phẩm phải
có khả năng tiêu thụ trên mạng lưới toàn cầu, phải đáp ứng được các quy định chung của nhà nhập khẩu Sản phẩm cà phê tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
có thể từ các nhà xuất khẩu cà phê nguyên liệu, cà phê rang xay, qua hệ thống bán lẻ của các tập đoàn phân phối, các nhà bán lẻ nhỏ độc lập và có thể được phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống nhà hàng, khách sạn Vì vậy, để tiêu thụ trên mạng lưới toàn cầu, sản phẩm cà phê phải đáp ứng được các quy định tiêu chuẩn khác nhau của nước nhập khẩu như quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch động thực vật, quy định về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng, quy định về bảo vệ môi trường, quy định về truy xuất, quy định về quy trình kiểm tra và công nhận đồng thời, phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm và quy trình sản xuất như HACCP, ISO Nếu không đáp ứng được các quy định trên, sản phẩm cà phê không thể thâm nhập được vào thị trường thế giới hoặc nếu có cũng chỉ thâm nhập được đến khâu có giá trị gia tăng thấp
Thứ ba, những nhãn hiệu cà phê nổi tiếng như Nestle, Kraft Foods đang tiếp tục định vị tại khâu có giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi
Lãnh đạo chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê là các tập đoàn sở hữu một số nhãn hiệu nổi tiếng như Nestle, Kraft Foods - những nhãn hiệu này đã
Trang 39tạo ra sức hút mãnh liệt đối với khách hàng trên phạm vi toàn cầu và họ đang tiếp tục định vị tại khâu có giá trị gia tăng cao nhất Tuy nhiên, đối với mặt hàng cà phê, các yếu tố về điều kiện tự nhiên có thể tạo ra những giá trị khác biệt cho sản phẩm cà phê mà những nơi khác không thể có được Đây chính là lợi thế mà nếu doanh nghiệp biết khai thác thì có thể tạo lập và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cà phê một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn
1.2.2 Một số chỉ số đánh giá khả năng xuất khẩu mặt hàng cà phê
(1) Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA - Rate of Comparative Advantage)
Chỉ số RCA của một ngành được tính toán bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng này trong
cơ cấu xuất khẩu của thế giới theo Balassa Chỉ số RCA phản ánh một cách tương đối mức độ chuyên môn hoá trong xuất khẩu một ngành hàng (hoặc của một nền kinh tế) trong mối quan hệ với mức độ chuyên môn hoá tương ứng của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm Công thức tính như sau:
RCAi = (Xci/Xc)/( Xwi/Xw), i = 1÷ n Trong đó:
Xci: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của quốc gia
Xc: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia
Xwi: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thứ i của thế giới
Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
+ Nếu RCAi >1 tức là Xci/Xc > Xwi/Xw : quốc gia đó được xem là có lợi thế so sánh đối với sản phẩm i
+ Nếu RCAi <1 tức là Xci/Xc < Xwi/Xw: quốc gia đó được xem là không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm i
Qua tính toán, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng chỉ số RCA của ngành
Trang 40càng lớn, mức độ chuyên môn hoá của ngành đó trong nền kinh tế so với mức độ chuyên môn hoá của ngành nào đó càng cao, từ đó thể hiện lợi thế so sánh của ngành đó mạnh hơn Mặt khác, chỉ số RCA cũng cho thấy tầm quan trọng tương đối của xuất khẩu ngành hàng trong cơ cấu xuất khẩu của một nước so với tầm quan trọng tương đối của mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới
(2) Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu (ES-Export specialization index)
Chỉ số ES của một ngành được đo bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng nhập khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu nhập khẩu của một nước khác Chỉ số này cho biết thị trường đang xem xét liệu có phải là thị trường tiềm năng hay không Công thức tính:
ESj = (Xcej/Xce)/(Mcij/Mci), j= 1÷ n Trong đó:
Xcej: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia xuất khẩu
Xce: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu
Mcij: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thứ j của quốc gia nhập khẩu
Mci: Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu
+ Nếu ESj >1 tức Xcej/Xcj > Mcij/Mci: cho biết thị trường đang xem xét có tiềm năng
+ Nếu ESj <1 tức Xcej/Xce < Mcij/Mci: cho biết thị trường đang xem xét không có tiềm năng
(3) Chỉ số cường độ thương mại (TI - Trade intensity index)
Chỉ số TI của một ngành được đo bằng cách so sánh thị phần xuất khẩu của nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu và thị phần xuất khẩu của thế giới tới nước nhập khẩu của ngành hàng đó Chỉ số này cho biết liệu luồng thương mại ngành hàng đó giữa hai nước đã tương xứng với tiềm năng thương mại của hai nước hay chưa Công thức tính: