1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập học kỳ môn Tâm lý học tội phạm (10 điểm) Đề bài: “Động cơ phạm tội; lý luận và thực tiễn”

15 525 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 188,96 KB

Nội dung

Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Để làm rõ được động cơ phạm tội của tội phạm, chúng ta cần phải xem xét đến nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Nghiên cứu động cơ phạm tội là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong cả công tác phòng chống cũng như việc bắt, xét xử tội phạm

Trang 1

MỤC LỤC

Trang:

MỞ ĐẦU 0

NỘI DUNG 2

I Khái quát về động cơ phạm tội 2

1 Khái niệm động cơ phạm tội 2

2 Đặc điểm động cơ phạm tội 2

II Lý luận và thực tiễn động cơ phạm tội qua vụ án Lê Văn Luyện 3

1 Khái quát vụ án giết người cướp tiệm vàng của Lê Văn Luyện 3

2 Đặc điểm động cơ phạm tội của Lê Văn Luyện 5

III Nguyên nhân và giải pháp 7

1 Nguyên nhân 7

2 Kiến nghị và giải pháp 8

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 11

Trang 2

MỞ ĐẦU

Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc

đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội Để làm rõ được động cơ phạm tội của tội phạm, chúng ta cần phải xem xét đến nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Nghiên cứu động

cơ phạm tội là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, nó

có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong cả công tác phòng chống cũng như việc bắt, xét xử tội phạm Vì vậy, em xin chọn đề

bài “Động cơ phạm tội; lý luận và thực tiễn” để làm đề tài cho

bài tập học kỳ môn Tâm lý học tội phạm của mình

Trang 3

NỘI DUNG

I Khái quát về động cơ phạm tội

1 Khái niệm động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội (động cơ của hành vi phạm tội) là các

yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội Đó có thể là những xúc cảm, tình cảm,

mong muốn, những hình ảnh tâm lý Ví dụ: Tình cảm hằn thù

cá nhân có thể đưa đến hành vi giết người, cố ý gây thương tích

2 Đặc điểm động cơ phạm tội

2.1 Cơ sở của động cơ là hệ thống nhu cầu.

Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi Khi nhu cầu không được thoả mãn và gặp sự tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ Quá trình này tâm lý

học gọi là “động cơ hoá” Chẳng hạn, nhu cầu "ăn" khi đang

được thoả mãn thì bạn chưa để ý đến nó, nó chưa trở thành động cơ không được thoả mãn nó sẽ thúc đẩy bạn hành động Lúc này, nhu cầu mới trở thành động cơ của hành động

2.2 Động cơ phạm tội là nguyên nhân bên trong trực tiếp đưa con người đến quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Động cơ phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của nhân cách người phạm tội Trong những trường hợp phạm tội với lỗi cố ý luôn tồn tại động cơ phạm tội, còn trong trường hợp phạm tội với lỗi vô ý thì chỉ tồn tại

Trang 4

động cơ ứng xử, nó không đóng vai trò là động lực thúc đẩy việc thực hiện tội phạm

2.3 Động cơ và hành vi do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất với nhau.

Một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến việc phạm tội Ví dụ:

Một phụ nữ do thương yêu, lo lắng cho con mình nên đã hãm hại con riêng của chồng để con mình được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế Chính vì vậy trong Bộ luật hình sự nước ta, động

cơ phạm tội có thể là dấu hiệu định khung trong các cấu thành tội phạm, hoặc có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt

Ví dụ: Động cơ phòng vệ được xem là tình tiết giảm nhẹ (điều

46 khoản 1 điểm c - Bộ luật hình sự), động cơ đê hèn - là tình tiết tăng nặng (Điều 48 khoản 1 điểm đ).

II Lý luận và thực tiễn động cơ phạm tội qua vụ án

Lê Văn Luyện

1 Khái quát vụ án giết người cướp tiệm vàng của

Lê Văn Luyện

Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy

ra tại tiệm vàng Ngọc Bích thuộc địa bàn xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vào ngày 24 tháng

8 năm 2011 Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng đứa con 18 tháng tuổi, con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý kiến về cần

Trang 5

sửa đổi luật phòng chống tội phạm.1 Lê Văn Luyện khét tiếng

vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi Do vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó

Lê Văn Luyện sinh năm 1993 tại Bắc Giang, là con trai của

Lê Văn Miên và Trương Thị Thơm, tại Sơn Đình 2 (xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) Theo hàng xóm, thuở nhỏ, Luyện không phải là đứa con hư, thậm chí có người còn nói Luyện "rất hiền lành, ngoan ngoãn" Gia đình Luyện bán thịt lợn trong thôn Nhà Luyện không giàu nhưng cũng thuộc loại khá giả trong vùng vì cha mẹ Luyện chăm chỉ làm ăn Sau khi học hết lớp 9, Luyện không thi đậu tốt nghiệp nên bỏ học Năm lớp 9, học lực và hạnh kiểm của Luyện đều đạt mức trung bình.2

Vì lỡ cầm mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện không còn tiền để chuộc xe nên Luyện đã quyết định tiến hành vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích vào ngày 24 tháng 8 năm 2011

Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp cách tiệm vàng một quãng, mắt đảo nhìn quanh Khi không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà Công cụ của Luyện là một con dao nhọn và một con dao phớ Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2 Suy tính

1 Đã xác định hung thủ vụ thảm sát tại tiệm vàng Hà Anh - Văn Giang, VnExpress cập nhật 30/8/2011 00:15 GMT+7

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/da-xac-dinh-hung-thu-vu-tham-sat-tai-tiem-vang-2204075.html

2 Chân dung Lê Văn Luyện qua những mảnh ghép 17 năm tuổi thơ báo Giáo dục Việt Nam cập nhật 13/10/2011 06:00 Theo Pháp luật và Thời đại Ghi lại theo lời của thầy Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường THCS Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Chan-dung-Le-Van-Luyen-qua-nhung-manh-ghep-17-nam-tuoi-tho-post17205.gd

Trang 6

vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và camera Lúc 5 giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tầng

3, Lê Văn Luyện vung dao đâm anh ta Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu Vợ của anh ta chạy lên liền hứng thêm nhiều nhát Chủ tiệm sau đó cướp được con dao nhọn, nhưng bị Luyện rút dao phớ đâm tiếp Chủ tiệm lăn xuống tầng 2 Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh kia

im hẳn

Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu bật dậy Vì thông minh nên tìm điện thoại liên lạc bên ngoài Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên vung đao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm nhiều nhát Tưởng cô bé này đã chết nên Luyện bỏ đi

Với cô con gái thứ khóc to quá nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống luôn

Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1 Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài Lúc này, trời đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ đến đón rồi bỏ trốn.3

Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ có một bộ quần áo, mấy bao thuốc lá với 200 nghìn Việt Nam đồng Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Lê Văn Luyện rơi vào tay lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn Luyện định chạy trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, Luyện bị bắt đưa về Bắc Giang - nơi y đã sinh ra, lớn lên và gây án

3 Lê Văn Luyện kể lại quá trình gây tội ác” (Thông cáo báo chí) Hoàng Sang, VietNamNet 1 tháng 9 năm 2011.

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/le-van-luyen-ke-lai-qua-trinh-gay-toi-ac-37811.html

Trang 7

2 Đặc điểm động cơ phạm tội của Lê Văn Luyện

2.1 Cơ sở của động cơ là hệ thống nhu cầu.

Trong vụ án này, động cơ của Luyện là “mong muốn có tiền” để thỏa mãn nhu cầu của mình là “chuộc xe máy và tiêu xài”, đặc biệt là nhu cầu “chuộc chiếc xe máy”, vì vậy, nhu cầu của Luyện là nhu cầu về “vật chất” Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi Khi nhu cầu không được thoả mãn và gặp

sự tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ Ở đây, nhu cầu về “vật chất” thì không chỉ Luyện mà bất cứ ai cũng cần Tuy nhiên, nhu cầu chưa đủ để trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi Nhưng đối với Lê Văn Luyện, nhu cầu về “vật chất” của hắn vừa không được thỏa mãn, hắn không có tiền, lại vừa cắm chiếc xe máy

đi mượn rồi tiêu hết tiền dẫn đến không có tiền chuộc xe Chính vì vậy, dẫn đến việc hắn sẽ lo sợ bị chủ xe đòi chiếc xe, thậm chí còn bị chủ xe xiết nợ, đánh hoặc báo công an vì hành vi của mình, nên hắn rất cần tiền để chuộc xe, và đó cũng chính là điều kiện thúc đẩy nhu cầu “vật chất” của hắn trở thành động cơ, hay còn gọi là “động cơ hóa”

2.2 Động cơ phạm tội là nguyên nhân bên trong trực tiếp đưa con người đến quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Động cơ phạm tội là nguyên nhân bên trong trực tiếp đưa con người đến quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Trong vụ án này, động cơ “mong muốn có tiền” của

Trang 8

Luyện đã trực tiếp khiến hắn thực hiện hành vi cướp của giết người

Động cơ phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của nhân cách người phạm tội Động cơ phạm tội cho thấy tội phạm phạm tội với lỗi cố ý hay vô ý Trường hợp phạm tội với lỗi cố ý thì luôn tồn tại động cơ phạm tội, còn trường hợp phạm tội với lỗi vô ý thì chỉ tồn tại động cơ ứng xử Ở trong vụ án này, Lê Văn Luyện phạm tội với động

cơ và mục đích rõ ràng, vì vậy có thể thấy trường hợp này, Luyện phạm lỗi tội với lỗi cố ý

2.3 Động cơ và hành vi do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất với nhau.

Thực tế tâm lý học tội phạm cho thấy, động cơ và hành vi

do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất với nhau Một

động cơ tốt cũng có thể dẫn đến việc phạm tội Ví dụ, một

ông lão ăn mày, vì yêu thương con mình, không muốn con mình bị đói nên đã ăn chộm thức ăn của một quán ăn nọ.

Chính vì vậy, trong bộ luật hình sự nước ta, động cơ phạm tội

có thể là dấu hiệu định khung trong các cấu thành tội phạm, hoặc có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt Ví dụ, động cơ

phòng vệ được xem là tình tiết giảm nhẹ (điểm c, khoản 1, điều 46 của Bộ luật hình sự), và động cơ đê hèn là tình tiết tăng nặng (điểm đ, khoản 1, điều 48, Bộ luật hình sự) Trong

vụ án này, Lê Văn Luyện giết người vì động cơ cướp của pháp

Trang 9

luật hình sự coi đây là động cơ đê hèn, vì vậy sẽ là tình tiết tăng nặng

III Nguyên nhân và giải pháp

1 Nguyên nhân

Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong nhưng

nó lại được hình thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của cá nhân, chịu sự ảnh hưởng và tác động trực tiếp từ môi trường, mà môi trường này là môi trường không thuận lợi

Cá nhân nào cũng tồn tại và phát triển trong nhiều môi trường, cá nhân kẻ phạm tội lớn lên trong mối trường thường

có những đặc điểm sau:

- Môi trường gia đình:

+ Là nguyên nhân quan trọng tác động, biến đổi, dẫn đến nhân cách lệch lạc của con người ngay từ tuổi ấu thơ hay thời niên thiếu, ở đây các yếu tố tiêu cực như là, cha mẹ không quan tâm con cái, không biết cách giáo dục con cái hoặc lẩn tránh trách nhiệm, gia đình không hạnh phúc, thường xuyên xảy ra xung đột trong, người lớn không có thái độ cương quyết đối với hành vi trái đạo đức, trái pháp luật, thậm chí là

vi phạm pháp luật, tạo gương xấu cho con cái và các thành viên trong gia đình…

- Môi trường giáo dục:

+Thiếu sót trong giáo dục, giáo dục không thích hợp, tổ chức lỏng lẻo, quản lý thiếu chặt chẽ… làm việc hình thành đạo đức, năng lức trí tuệ không phù hợp với chuẩn mực

Trang 10

+ Những kiến thức và hiểu biết về pháp luật cũng chưa được tuyên truyền, giáo dục rộng rãi

- Môi trường xã hội:

+ Từ những người xung quanh gần gũi,… tác động tiêu cực, để lại gương xấu, tình trạng xuống cấp của đạo đức xã hội Pháp luật và những quy định về pháp luật tội phạm thiếu tính hệ thống, lỏng lẻo, chồng chéo…

+ Tập thể lao động, các quá trình vui chơi giải trí và sinh hoạt mang tính tiêu cực, kém hiệu quả, kỷ luật không nghiêm cũng giúp hình thành nhân cách lệch chuẩn

+ Tệ nạn xã hội, cờ bạc, rượu chè, ma túy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của những người sống trong môi trường đó

+ Sự phổ biến của công nghệ thông tin cũng đem lại nhiều mặt tiêu cực, như các trang web có nội dung không lành mạnh, các hình thức văn hóa phẩm đồi trụy, các trò chơi điện tử, phim ảnh mang tính bạo lực,…

-Môi trường chính trị:

+ Bị các đối tượng xấu kích động dẫn đến bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng thù địch với chế độ Xã hội chủ nghĩa, đây là dạng động cơ nguy hiểm nhất đối với nền an ninh quốc gia

- Môi trường kinh tế:

+ Mặt trái của nền kinh tế thị trường, xu hướng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, xem “tiền là giá trị và điều kiện cao nhất”, hình thành tư tưởng hám lợi,

Trang 11

tham ô tham nhũng, làm băng hoại các giá trị chân - thiện - mỹ

+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm dẫn tới tình trạng đói nghèo nảy sinh nhiều tệ nạn như trộm cắp, cướp giật, móc túi,…

2 Kiến nghị và giải pháp

- Gia đình:

+ Cần thay đổi cách thức quan tâm giáo dục đối với con trẻ

+ Xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình bền vững Tạo môi trường gia đình lành mạnh + Dạy cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách sống tốt đẹp và chuẩn mực

+ Cha mẹ cần phải quan tâm theo sát Dạy con cái những điều hay lẽ phải, xây dựng cho chúng những tình cảm đạo đức trong sáng

- Giáo dục:

+ Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức

+ Đặc biệt có giải pháp đổi mới làm sao thu hút học sinh sinh viên thích học các môn xã hội học góp phần hình thành nhân cách đúng đắn cho các em

+ Tạo ra các buổi hội thảo có chủ đề về pháp luật để học sinh có thể tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến

- Pháp luật:

Trang 12

+ Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng

+ Phổ biến pháp luật thông qua các buổi họp xóm (thôn,

ấp, tổ dân phố) nhằm truyền đạt kiến thức pháp luật đến mỗi người dân một cách kịp thời và thường xuyên

- Kinh tế:

+ Giải quyến vấn đề việc làm cho người lao động cũng như vấn nạn thất nghiệp

+ Tập trung tới việc đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động

+ Hình thành trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm phù hợp với mọi đối tượng trong xã hội

+ Đối với các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy… trước hết cần sử dụng các biện pháp trấn áp, giáo dục tích cực, tuyền truyền phổ biến để mọi cá nhân, gia đình, xã hội thấy được trách nghiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn này

+ Xây dựng các cớ sở cai nghiện, các trung tâm giáo dục nhân cách

- Kiểm soát công nghệ:

+ Kiểm soát chặt chẽ, phát hiện kịp thời, có các biện pháp xử lý đúng đắn đối với các hành vi nhân bản và phát tán các tài liệu, văn hóa phẩm đồi trụy

+ Xóa bỏ các nguồn game, phim ảnh mang nặng tính bạo lực, có nội dung không lành mạnh

Trang 13

- Quản lý trật tự xã hội:

+ Tăng cường hiệu lực quản lý về nhân khẩu, hộ khẩu và thường trú: biện pháp quản lý con người, nắm được thông tin

và hoạt động của những người tại địa bàn

+ Có thể phân tích và chú ý tới các đối tượng thường xuyên có hành vi gây mất trật tự để có thể ngăn chặn và xử lý kịp thời khi họ vi phạm

KẾT LUẬN

Nghiên cứu động cơ phạm tội là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong cả công tác phòng chống cũng như việc bắt, xét xử tội phạm Cụ thể hơn khi làm rõ đựơc động cơ phạm tội thì giúp ta hiểu rõ mức

độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, dự báo được khả năng tái phạm tội của tội phạm và xác định được khung hình phạt hoặc tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội Trong quá trình truy bắt, giúp cơ quan chức năng điều tra, truy bắt định hướng được hành động, vạch kế hoạch và tránh được phần nào rủi ro, nguy hiểm

Ngày đăng: 24/03/2021, 15:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA - Bài tập học kỳ môn Tâm lý học tội phạm (10 điểm)  Đề bài: “Động cơ phạm tội; lý luận và thực tiễn”
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA (Trang 15)
thời niên thiếu, hình thành mầm mống cho những - Bài tập học kỳ môn Tâm lý học tội phạm (10 điểm)  Đề bài: “Động cơ phạm tội; lý luận và thực tiễn”
th ời niên thiếu, hình thành mầm mống cho những (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w