Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2011, Nguyễn Thị Tuệ Anh và các đồng nghiệp 2006, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc 2011, Nguyễn Minh Tuấn 2010 và Nguyễn Hoàng Dương 2011,
Trang 1THÁI SƠN
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
ĐÀ NẴNG – NĂM 2017
Trang 2THÁI SƠN
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã Số: 62.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Bùi Quang Bình PGS.TS Đào Hữu Hòa
ĐÀ NẴNG – NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
Đà Nẵng, ngày 2 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Thái Sơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xi
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 5
5.1 Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận: 5
5.2 Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu 6
6 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG FDI TỚI TĂNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 7
6.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7
6.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 10
7 NỘI DUNG 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 13
1.1 Cơ sở lý luận về FDI và tăng trưởng kinh tế 13
1.1.1 Cơ sở lý luận về FDI 13
1.1.1.1 Khái niệm về FDI 13
1.1.1.2 Đặc điểm của FDI 14
Trang 51.1.1.3 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
1.1.2 Lý luận về tăng trưởng kinh tế 15
1.1.2.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 15
1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu trong tăng trưởng kinh tế 16
1.1.2.3 Các nguồn lực với tăng trưởng kinh tế 17
1.2 Cơ sở lý luận về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế 19
1.2.1 Các lý thuyết về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế 19
1.2.2 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư 21
1.2.3 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tràn từ FDI tới tăng trưởng kinh tế 30
1.2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 30
1.2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 33
1.2.4 Tổng kết các kênh tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế 37
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở VKTTĐMT 42
2.2 Giả thuyết nghiên cứu 44
2.3 Thiết kế nghiên cứu 45
2.4 Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu 45
2.4.1 Phương pháp phân tích định tính 46
2.4.2 Phương pháp phân tích định lượng 46
2.4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê 46
2.4.2.2 Mô hình kinh tế lượng 47
2.5 Phương pháp thu thập số liệu 54
2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 54
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 57
Trang 6Chương 3: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG 60
3.1 Tình hình FDI ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 60
3.1.1 Tình hình chung về FDI 60
3.1.2 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp FDI 62
3.1.3 Hoạt động thu hút FDI ở VKTTĐMT 64
3.2.1 Xu thế tăng trưởng kinh tế VKTTĐMT 66
3.2.2 Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT 69
3.2.2.1 Huy động và sử dụng vốn 69
3.2.2.2 Huy động và sử dụng lao động 71
3.2.3.3 Đóng góp của yếu tố công nghệ vào tăng trưởng kinh tế 73
Chương 4: TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 77
4.1 Tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua đầu tư ở VKTTĐMT 77
4.1.1 Phân tích định tính 77
4.1.2 Phân tích định lượng 82
4.1.3 Bàn luận kết quả tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư 92
4.2 Tác động tràn từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT 93
4.2.1 Tác động từ vốn FDI tới giảm nghèo ở VKTTĐMT 93
4.2.1.1 Tình hình nghèo ở VKTTĐMT 93
4.2.1.2 Phân tích định tính 96
4.2.1.3 Phân tích định lượng 101
4.2.1.4 Bàn luận kết quả tác động từ vốn FDI tới giảm nghèo ở VKTTĐMT 111
Trang 74.2.2 Tác động từ vốn FDI lên môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng,
thương mại và hội nhập ở VKTTĐMT 112
4.2.2.1 Tác động tới môi trường kinh doanh 112
4.2.2.2 Tác động tới cơ sở hạ tầng 117
4.2.2.3 Tác động tới thương mại và hội nhập 119
4.2.2.4 Bàn luận về tác động từ vốn FDI lên môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, thương mại và hội nhập ở VKTTĐMT 122
4.2.3 Tác động FDI tới việc làm, kỹ năng lao động và hiệu quả sản xuất ở VKTTĐMT 123
4.2.3.1.Tác động tới việc làm và kỹ năng lao động 123
4.2.3.2 Tác động lan tỏa tới hiệu quả 129
Chương 5: TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 133
5.1 Tổng kết chung 133
5.1.1 Về tình hình FDI ở VKTTĐMT 133
5.1.2 Về tác động từ vốn FDI qua kênh đầu tư 134
5.1.3 Về tác động tràn của FDI 135
5.1.3.1 Tác động tới giảm nghèo 135
5.1.3.2 Tác động tới môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, thương mại và hội nhập ở VKTTĐMT 136
5.1.3.3 Tác động tới việc làm, kỹ năng lao động và hiệu quả sản xuất ở VKTTĐMT 137
5.1.4 Về tăng trưởng kinh tế 138
5.2 Gợi ý chính sách 140
5.2.1 Tạo điều kiện thuận lợi để FDI phát huy vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 140
5.2.2 Phát huy vai trò của doanh nghiệp FDI nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế 143
Trang 85.3 Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 145
KẾT LUẬN 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 159
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 10REM Random Effects models ( Mô hình tác động ngẫu nhiên)
(Offical Development Assistance)
(Organization for Economic Co-operation and Development)
(Total Factor Productivity)
(United Nations Conference on Trade and Development)
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các biến trong mô hình thực nghiệm và kỳ vọng dấu 50
Bảng 2.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm và kỳ vọng dấu 54
Bảng 2.3 Thống kê mẫu phát ra theo địa phương 56
Bảng 2.4 Thống kê mẫu theo đơn vị công tác thuộc bộ máy quản lý nhà nước liên quan tới FDI 57
Bảng 3.1 Tổng vốn FDI thực hiện tại các tỉnh VKTTĐMT 60
Bảng 3.2 Tỷ trọng FDI vào các tỉnh VKTTĐMT 61
Bảng 3.3 Số lượng doanh nghiệp FDI tại các tỉnh VKTTĐMT 62
Bảng 3.4 Quy mô lao động của các doanh nghiệp FDI ở VKTTĐMT năm 2014 63
Bảng 3.5 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DN FDI 63
tại các tỉnh VKTTĐMT 63
Bảng 3.6 Đánh giá về mức quan tâm thu hút FDI của các địa phương VKTTĐMT 65
Bảng 3.7 Cơ cấu GDP của các tỉnh trong GDP ở VKTTĐMT 69
Bảng 3.8 Số lượng và tỷ trọng trong tổng lao động VKTTĐMT của các tỉnh 71
Bảng 3.9 Năng suất lao động của các tỉnh và VKTTĐMT 72
Bảng 3.10 Đóng góp của TFP và các yếu tố sản xuất khác vào tăng trưởng kinh tế VKTTĐMT giai đoạn 2000-2014 73
Bảng 4.1 Tỷ trọng GDP của FDI trong sản lượng nền kinh tế 77
Bảng 4.2 Tỷ trọng GDP của FDI trong sản lượng chung của các tỉnh 78
Bảng 4.3 Đánh giá về ảnh hưởng FDI tới tăng trưởng 79
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 83
Bảng 4.5 Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng dấu 86
Trang 12Bảng 4.6 Các hệ số ước lượng 90
Bảng 4.7 Tỷ lệ nghèo theo khu vực ở Việt Nam 93
Bảng 4.8 Tỷ lệ nghèo các tỉnh VKTTĐMT 95
Bảng 4.9 Phân phối thu nhập theo 5 nhóm hộ ở VKTTĐMT 95
Bảng 4.10 Đánh giá về ảnh hưởng của FDI tới giảm nghèo 97
Bảng 4.11 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 101
Bảng 4.12 Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng dấu 105
Bảng 4.13 Các hệ số ước lượng 109
Bảng 4.14 Đánh giá về ảnh hưởng của FDI tới sự cải thiện thể chế 115
Bảng 4.15 Đánh giá về ảnh hưởng FDI tới sự cải thiện cơ sở hạ tầng 118
Bảng 4.16 Đánh giá về ảnh hưởng của FDI tới thương mại và hội nhập 121
Bảng 4.17 Tình hình việc làm do các doanh nghiệp FDI và trong nước tạo ra 124
Bảng 4.18 Năng suất lao động, thu nhập và cường độ vốn 126
Bảng 4.19 Đánh giá về ảnh hưởng FDI tới kỹ năng lao động 128
Bảng 4.20 TFP và hệ số hiệu quả 129
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Các kênh tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế 37
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 45
Hình 2.2 Mô hình kinh tế về tác động từ vốn FDI tới giảm nghèo 51
Hình 3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP ở VKTTĐMT 67
Hình 3.2 Tỷ lệ tăng trưởng GDP và giá trị gia tăng các ngành ở VKTTĐMT 68
Hình 3.3 Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở VKTTĐMT và Việt Nam 68
Hình 4.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT 80
Hình 4.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng vốn trong nước và tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT 80
Hình 4.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng lao động và tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT 81
Hình 4.4 Mối quan hệ giữa thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động và tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT 81
Hình 4.5 Phân phối xác suất của gdominve 84
Hình 4.6 Phân phối xác suất của gfdi 84
Hình 4.7 Phân phối xác suất của gL 85
Hình 4.8 Phân phối xác suất của tdcmnv 85
Hình 4.9 Mối quan hệ giữa FDI và tình hình nghèo ở VKTTĐMT 99
Hình 4.10 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình hình nghèo ở VKTTĐMT 99
Hình 4.11 Mối quan hệ giữa vốn con người và tình hình nghèo ở VKTTĐMT 99
Trang 14Hình 4.12 Mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và tình hình nghèo ở
VKTTĐMT 99
Hình 4.13 Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và tình hình nghèo ở VKTTĐMT 100
Hình 4.14 Phân phối xác suất của lnfdisogdp 102
Hình 4.15 Phân phối xác suất của lnttpergdp 102
Hình 4.16 Phân phối xác suất của lncmnv 103
Hình 4.17 Phân phối xác suất của lntylettds 103
Hình 4.18 Phân phối xác suất của lndominve 103
Hình 4.19 Xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh của các tỉnh VKTTĐMT 113
Hình 4.20 Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI và tỷ lệ XK của FDI so với GDP và GTXK chung của các tỉnh VKTTĐMT 120
Trang 15
MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập, FDI đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, nhất
là sau những năm 1960
Có rất nhiều các nghiên cứu về tác động từ FDI tới tăng trưởng kinh tế
ở nước ngoài và Việt Nam Các nghiên cứu tựu trung lại có hai hướng tác động chính là tác động thông qua kênh đầu tư và tác động tràn Tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng qua kênh đầu tư, các nghiên cứu cho kết quả khẳng định điều này như Wang (1990), Balasubramanyam (1996), Zhang (2001), Soltani Hassen and Ochi Anis (2012), Hoa và Hemmer (2002), Vu, Noy và Gangnes (2006), Naveed Iqbal Chaudhry; Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood (2013), Agrawal và đồng sự (2011), Vũ Hoàng Dương (2015), Nguyễn Minh Tiến (2015) FDI còn tác động tới tăng trưởng thông qua ảnh hưởng của nó lên đầu tư trong nước Có hai hướng ảnh hưởng: (i) Không lấn át hay kích thích đầu tư trong nước và (ii) Lấn át hay hạn chế đầu
tư trong nước Đó là kết quả các nghiên cứu như: Hayami (2001), Braunstein
và Epstein (2002), Hoa và Hemmer (2002), Blomstrom và Kokko (1996),
Trang 16Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Nguyễn Thị Tuệ Anh và các đồng nghiệp (2006), Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (2011), Nguyễn Minh Tuấn (2010) và Nguyễn Hoàng Dương (2011), Nguyễn Minh Tiến (2015)
Có thể thấy phần lớn các nghiên cứu trong và ngoài nước đều tập trung giải quyết tác động của FDI tới tăng trưởng nền kinh tế quốc gia hay vùng lãnh thổ nhiều quốc gia
Tác động từ FDI tới tăng trưởng kinh tế có thể tích cực, tiêu cực Tuy nhiên nghiên cứu với chủ đề này đối với một vùng kinh tế trọng điểm gồm 5 tỉnh và tác động tích cực tới tăng trưởng thế nào thì ngay ở Việt Nam cũng chưa có Việc nghiên cứu sâu hơn ở cấp độ vùng được kỳ vọng mang lại những đóng góp bằng chứng để góp phần sáng tỏ một số lập luận lý thuyết hiện hữu về vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế
Do đó, một nghiên cứu trong phạm vi Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) sẽ cho phép kiểm chứng các kết quả đã được công bố, đồng thời chỉ ra những khác biệt có tính chất đặc thù do những đặc trưng của vùng sẽ là sự đóng góp mới cho nghiên cứu trong Kinh tế
VKTTĐMT bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, Tăng trưởng kinh tế của vùng từ 2000 đến nay đạt được mức khá cao và duy trì suốt những năm này Trong những năm qua, Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP ở VKTTĐMT Sản lượng GDP của vùng
đã tăng liên tục, theo giá 1994: năm 2001 là 15,8 ngàn tỷ đồng, năm 2005 là hơn 24 ngàn tỷ đồng, năm 2010 là 43,6 ngàn tỷ đồng và 2014 là 67,8 ngàn tỷ đồng (theo giá 2010: GDP các năm này lần lượt là hơn 46 ngàn tỷ đồng, 73 ngàn tỷ và 199 ngàn tỷ) Sau 14 năm, quy mô nền kinh tế đã tăng hơn 4 lần
Trong những năm qua, tăng trưởng knh tế vẫn dựa vào vốn, hiện nay vốn đầu tư luôn chiếm gần 50% trong tăng trưởng Trong nguồn đầu tư FDI là
Trang 17nguồn đầu tư quan trọng nhưng nguồn này thường chỉ chiếm 3.8 năm 2001, 9.8% năm 2006, 8.9% năm 2010 và 6.5% năm 2014 Việc đổi mới cách thức tăng trưởng kinh tế và tái cơ cấu kinh tế vẫn cần rất nhiều nguồn vốn đầu tư trong cả ngắn hạn và dài hạn Tuy nguồn này không lớn nhưng mức độ ảnh hưởng tích cực của nó tới tăng trưởng kinh tế thế nào vẫn là câu hỏi lớn Chính vì vậy, nghiên cứu về chủ đề này một phần trả lời câu hỏi trên, phần khác làm cơ sở để hàm ý các chính sách nhằm phát huy vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở vùng
Đó là những lý do để tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tác động từ vốn FDI
tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho luận án
nghiên cứu của mình
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ vấn đề nghiên cứu đã đặt ra cho đề tài các câu hỏi nghiên cứu:
1 Tác động tích cực của vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như thế nào?
2 Các chính sách nào nhằm phát huy vai trò tích vực của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian đến?
Đề tài thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, khái quát được cơ sở lý thuyết và phương pháp đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế;
- Thứ hai, đánh giá được thực trạng tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐMT;
- Thứ ba, đánh giá được thực trạng tăng trưởng FDI tại VKTTĐMT;
- Thứ tư, đánh giá được các tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế
ở VKTTĐMT;
Trang 18- Thứ năm, đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm phát huy vai trò của khu vực FDI tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động tích cực
từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐMT
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tác động trực tiếp và tác động tràn từ vốn FDI
+ Không gian: VKTTĐMT ở đây bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định
+ Thời gian: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2014, các hàm ý chính sách có ý nghĩa đến năm 2025
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào đối tượng nghiên cứu và không gian là 5 tỉnh, nên nghiên cứu
sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau như:
Nghiên cứu định tính được thực hiện với những đối tượng có liên quan đến hoạt động thu hút FDI của địa phương ở VKTTĐMT nhằm thu thập thông tin đánh giá về ảnh hưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) đang hoạt động ở đây tới TTKT Đối tượng phỏng vấn gồm lãnh đạo UBND; HĐND; các Sở Kế hoạch – Đầu tư; Sở Công Thương;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư; các Ban quản lý khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) và khu công nghệ cao (KCNC) của năm tỉnh, thành ở VKTTĐMT Những cán bộ này đang thực hiện công việc có liên quan đến quản lý và làm việc với các DN FDI Quy mô tổng thể ước tính khoảng 85 người
Nghiên cứu định lượng, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên REM và cố định – FEM với số liệu mảng Trong thực tế,
Trang 19có thể sử dụng phương pháp phổ biến nhất là phương pháp bình phương nhỏ nhất cho dạng dữ liệu thu thập của nghiên cứu Nghĩa là, bỏ qua yếu tố thời gian mà chỉ là các quan sát dữ liệu thuần túy Ước lượng thô là ước lượng bình phương nhỏ nhất trên tập dữ liệu thu được của các đối tượng theo không gian Do vậy, nghiên cứu sẽ xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian Đây cũng là hạn chế của phương pháp này Chính vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp ước lượng theo mô hình tác động ngẫu nhiên REM và cố định – FEM với số liệu mảng Do đặc thù của số liệu thu thập được ở VKTTĐMT vừa theo không gian, vừa theo thời gian, nên nghiên cứu sử dụng dữ liệu mảng có một số ưu điểm nhất định như : làm tăng quy mô mẫu, cho phép nghiên cứu các mô hình hành vi phức tạp
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê với nhiều phương pháp phân tích khác nhau
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Qua nghiên cứu, luận án đã có đóng góp chủ yếu sau đây:
5.1 Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận:
Thứ nhất, tác động FDI tới tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu rất
nhiều ở Việt Nam và trên thế giới Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện trên phạm vi quốc gia hay vùng lãnh thổ liên quốc gia, nên kết quả chỉ ra xu hướng tác động chung, cũng như làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế chung của quốc gia Kết quả nghiên cứu này trong phạm vi VKTTĐMT sẽ kiểm chứng được với các kết quả đã được công bố, đồng thời chỉ ra những khác biệt có tính chất đặc thù Điều này góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về ảnh hưởng của vốn đầu tư tới tăng trưởng nói chung và FDI tới tăng trưởng kinh tế nói riêng Đây là đóng góp mới của luận án;
Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định
Trang 20lượng để phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT Đây là một trong số ít nghiên cứu ở Việt Nam kết hợp hai phương pháp nghiên cứu này ở một vùng cụ thể của một nước đang phát triển như Việt Nam;
Thứ ba, nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra
tác động tích cực đến tăng trưởng từ FDI qua kênh đầu tư Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đề cập tới tác động bổ sung của FDI với các yếu tố nguồn lực
khác Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy: FDI có tác động tích cực tới tăng
trưởng kinh tế và không lấn át hay có tác động bổ sung tới các yếu tố nguồn lực khác để tạo ra tăng trưởng như đầu tư trong nước, lao động ở Vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung” Đây là một trong những đóng góp có tính thực
tiễn và lý luận của luận án;
Thứ tư, tác động tràn của FDI tới tăng trưởng kinh tế cũng được đề cập nhiều nhưng trong trường hợp cụ thể VKTTĐMT với 5 tỉnh, thành phố, đây là một vùng kinh tế có tiềm năng và lợi thế lớn Kết quả nghiên cứu đã cho thấy
ở vùng này FDI đã tác động tích cực tới (i) giảm nghèo; (ii) môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, thương mại và hội nhập (iii) việc làm, kỹ năng lao động
và hiệu quả sản xuất ở VKTTĐMT Kết quả này cũng là một đóng góp cho lý luận kinh tế phát triển;
Thứ năm, nghiên cứu này sử dụng cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đã tập trung vào phân tích cấu trúc và cách thức tạo ra tăng trưởng GDP Đây là khác biệt so với nhiều nghiên cứu tăng trưởng vùng chỉ tập trung vào biểu hiện của tăng trưởng GDP Vì thế, luận án có thể là sự đóng góp về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế
5.2 Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Đề xuất 1: Tạo điều kiện thuận lợi để FDI phát huy vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đó là:
Thứ nhất, cần phải nhận thức đúng tầm quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh VKTTĐMT;
Trang 21Thứ hai, đổi mới cách tiếp cận trong hoạch định và thực thi chính sách đầu tư nước ngoài trong những năm tới;
Thứ ba, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là DN FDI;
Thứ tư, cải thiện, mở rộng kết nối hạ tầng ở vùng theo hướng: (i) Tiếp tục duy trì và cải thiện hơn những thành công đã có; (ii) Lồng ghép quy hoạch giao thông và logistics; (iii) Cải thiện chất lượng đường bộ và logistics (iv) Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ giao thông đô thị;
Thứ năm, tiếp tục huy động có hiệu quả nguồn vốn trong nước và tận dụng sự cộng hưởng với FDI cho tăng trưởng kinh tế;
Thứ sáu, huy động được tối đa nguồn lực lao động, tập trung ưu tiên phát triển đào tạo nghề cho lao động và đầu tư nhiều hơn cho vốn con người
Đề xuất 2: Phát huy vai trò của doanh nghiệp FDI nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất, coi DN FDI như nhân tố quan trọng nhất trong đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ;
Thứ hai, nâng cao năng lực để doanh nghiệp tiếp thu công nghệ;
Thứ ba, xây dựng cơ chế liên kết phát triển VKTTĐMT để FDI phát huy vai trò với tăng trưởng kinh tế toàn vùng thay vì phát triển ở một vài địa phương
6 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG FDI TỚI TĂNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
6.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về FDI và TTKT ở các nước đang phát triển đã xuất hiện ngày càng nhiều cùng với sự gia tăng của FDI trên toàn thế giới Có rất nhiều nghiên cứu xem xét về chủ đề này ở các nền kinh tế thông qua ảnh
Trang 22hưởng của nó tới tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), thương mại, thể chế, giảm nghèo….của nước chủ nhà
Nghiên cứu của V.N Balasubramanyam và đồng sự (1996) cho thấy vai trò quan trọng của FDI đối với nền kinh tế của nước chủ nhà Tuy nhiên, nhân
tố này phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế theo hướng thay thế nhập khẩu hay khuyến khích xuất khẩu Nghĩa là, tùy theo cơ cấu kinh tế mà ảnh hưởng của FDI sẽ khác nhau Trong đó, cơ cấu kinh tế theo hướng khuyến khích xuất khẩu sẽ hấp thụ nguồn vốn FDI tốt hơn Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy mối quan hệ này phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm của mỗi nước (sự phát triển của địa phương, cơ sở hạ tầng, giáo dục) [67] William Keng Mun Lee (1997) nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và sự phát triển phụ thuộc ở Singapore Nghiên cứu đã chỉ ra những thành công của nền công nghiệp nước này thông qua chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Nhưng quá trình chuyển dịch của ngành này liên quan mật thiết với sự gia tăng dòng đầu tư FDI Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho ngành này giảm đi tính độc lập Nếu các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chuyển dịch đầu tư bằng những công nghệ thấp và thâm dụng lao động thì chỉ giúp phát triển nền công nghiệp giai đoạn đầu [75] Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Blomstrom và cộng sự (2000) chỉ ra các nhà đầu tư FDI muốn dịch chuyển vốn của mình khỏi nước chủ nhà để tận dụng lợi thế lao động, môi trường nước ngoài và tái cơ cấu nước chủ nhà Chính vì thế, buộc Singapore phải điều chỉnh thay đổi chính sách thu hút FDI theo định hướng CDCCKT hiện đại hơn [25]
Dollar và Kraay (2000) nghiên cứu về FDI và TTKT đã khẳng định tốc
độ tăng trưởng có xu hướng làm tăng thu nhập của người nghèo tương ứng với sự phát triển tổng thể Trong đó, FDI là yếu tố chủ chốt để tạo ra tăng trưởng, do đó, nó là một thành phần quan trọng để giảm nghèo [33]
Trang 23Zhang (2001) về FDI và TTKT được thực hiện dựa trên thử nghiệm quan hệ nhân quả giữa các dòng vốn FDI và TTKT với số liệu GDP thực cho
11 nước đang phát triển có thu nhập cao và thu nhập thấp tại khu vực Đông Á
và Mỹ Latinh Kết quả cho thấy, dòng vốn FDI có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng ở các nước Đông Á [71]
Braunstein và Epstein (2002) nghiên cứu về chủ đề này với dữ liệu bảng cấp tỉnh ở Trung Quốc từ năm 1986 đến 1999 Kết quả cho thấy, FDI đã tác động tích cực tới TTKT nhưng tác động này đã lấn át đầu tư trong nước ở Trung Quốc [26]
Li và Xiaming (2005) nghiên cứu về FDI và TTKT bằng sử dụng dữ liệu bảng cho 84 quốc gia thời kỳ 1970 – 1999 Kết quả của nghiên cứu, khẳng định FDI tác động dương (+) đến TTKT thông qua vốn con người và hiệu quả sử dụng công nghệ [45]
Agrawal và đồng sự (2011) nghiên cứu về FDI và TTKT ở Trung Quốc
và Ấn Độ trong thời kỳ 1993-2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng 1% trong FDI sẽ dẫn đến tăng 0,07% trong GDP của Trung Quốc và tăng 0,02% trong GDP của Ấn Độ [20]
Barua, Rashmita (2013) nghiên cứu về FDI và TTKT ở Ấn Độ Nghiên cứu cho thấy, FDI thúc đẩy xuất khẩu và kích thích thay đổi cấu trúc kinh tế qua đó, thúc đẩy TTKT [23]
Nghiên cứu của Torrisi và cộng sự (2009) về vai trò của FDI với các nền kinh tế Ba Lan trong giai đoạn chuyển đổi Trong bài báo này, các tác giả
đã xác định vai trò quyết định của FDI với quá trình chuyển đổi của nền kinh
tế tại Ba Lan trong thời kỳ 1989-2006 Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích đã được sử dụng trong nền kinh tế thị trường phát triển nhưng đưa thêm vào các biến đặc trưng của nền kinh tế Ba Lan Nghiên cứu này đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự hấp dẫn của thị trường các quốc gia chuyển đổi với mức
Trang 24hấp dẫn FDI Đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách kinh tế phù hợp là yếu tố quan trọng trong sự hấp dẫn FDI Những phát hiện của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với đồng tiền nước sở tại, góp phần vào sự hấp dẫn của FDI Nghiên cứu này cũng chỉ ra tác động của FDI tới việc mở rộng thương mại và đầu tư của Ba Lan và chính điều này đã dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc của nền kinh tế nước này Từ đó, nghiên cứu cũng khẳng định, muốn thu hút FDI và hấp thụ được tác động tích cực của nó cần thiết tiếp tục cải cách và tự do hoá nền kinh tế [62]
Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới về FDI và TTKT ở các nước đang phát triển đã khẳng định: FDI là nguồn vốn giúp giảm bớt trạng thái khát vốn của các nền kinh tế ở các nước đang phát triển FDI không chỉ tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư mà còn tác động tràn hay tác động gián tiếp tới lao động, việc làm, thương mại, hội nhập, cải thiện công nghệ…
6.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về FDI và TTKT cũng là vấn đề được quan tâm khá lớn ở Việt Nam bởi nhiều đối tượng khác nhau Vì thế, cũng có rất nhiều nghiên
cứu đã được thực hiện và có những đóng góp nhất định cho quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam
Nghiên cứu của Hoa và Hemmer (2002) đã cho thấy tác động của dòng FDI đến TTKT qua kênh đầu tư FDI vừa tác động trực tiếp đồng thời không lấn át đầu tư Qua hệ số ước lượng của FDI có ý nghĩa thống kê dương (+) khi thực hiện với phương pháp dữ liệu mảng với 61 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2000[37] Thêm nữa, FDI tác động gián tiếp thúc đẩy TTKT thông qua tác động vào vốn con người Cũng cùng kết luận với nghiên cứu của Hoa và Hemmer (2002), Tran Trong Hung (2005) sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để xem xét tác động của FDI và TTKT Nghiên cứu cho
Trang 25thấy, FDI có tác động đến TTKT, thể hiện qua việc tăng mức sống, tiến bộ kỹ thuật và tăng năng suất lao động [62]
Nguyen Phi Lan (2006) đã thực hiện nghiên cứu về FDI và TTKT ở Việt Nam Kết quả cho thấy, FDI có tác động dương (+) và có ý nghĩa thống
kê đến TTKT Hơn nữa, xuất khẩu, tăng trưởng nguồn lao động, vốn con người cũng làm thúc đẩy TTKT ở Việt Nam [8]
Vu, Noy và Gangnes (2006) nghiên cứu về FDI và tăng trưởng ở Trung Quốc và Việt Nam Kết quả cho thấy, FDI có tác động dương (+) tới TTKT Ngoài ra, các tác giả cũng lưu ý rằng, khu vực sản xuất là khu vực có lợi nhiều nhất nhờ FDI Riêng ở Việt Nam tác động này nhiều hơn thông qua tác động dương đến lĩnh vực xăng dầu, các khu vực khác được lợi ít hơn từ FDI [69]
Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014) đã xem xét vai trò của FDI với CDCCKT của Việt Nam từ năm 1988 tới năm 2013 Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, FDI tập trung vào khu vực công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu Nhưng theo thời gian, FDI dịch chuyển dần sang sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, vật liệu mới, sản phẩm điện tử… Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của khu vực FDI còn thay đổi tỷ trọng đóng góp vào TTKT Việt Nam của khu vực này Việc tập trung đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm, FDI đã làm cho cơ cấu theo vùng của kinh tế Việt Nam chuyển dịch rõ nét Các vùng kinh tế trọng điểm có tỷ trọng ngày càng cao không chỉ ở sản lượng cuối cùng mà còn ở cả các yếu tố sản xuất hay cơ cấu đầu vào Không chỉ khẳng định tác động tích cực của FDI tới CDCCKT, tác giả còn chỉ ra rằng, thu hút FDI cho CDCCKT Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng về lượng, chuyển giao công nghệ, phân bổ theo vùng và môi trường kinh doanh [11]
Trang 26Phan Thị Hoàng Anh và Lê Thị Hà (2014) nghiên cứu về FDI và TTKT Việt Nam đã cho thấy kết quả tác động từ nguồn vốn đầu tư không chỉ tăng trưởng kinh tế mà cả tích lũy vốn của nền kinh tế, kích thích xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ của nền kinh tế Đây là tác động liên kết ngành và kéo theo thay đổi cấu trúc ngành [14]
Vũ Hoàng Dương (2015) nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam giai đoạn 1986-2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI và TTKT có mối quan hệ hai chiều tích cực, trong đó, lao động là yếu tố tác động mạnh nhất tới thu hút FDI [19]
Tóm lại, nghiên cứu về FDI và TTKT Việt Nam khá nhiều và được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng trực tiếp qua kênh đầu tư và các tác động gián tiếp khác
7 NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Chương 4: Tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Chương 5: Tổng kết và gợi ý chính sách
Trang 27Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG TỪ VỐN FDI
TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chương này sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu về chủ đề này Trước khi tập trung vào các nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế, cũng cần điểm qua tổng quan về tăng trưởng và vai trò FDI tới tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển
1.1 Cơ sở lý luận về FDI và tăng trưởng kinh tế
1.1.1 Cơ sở lý luận về FDI
1.1.1.1 Khái niệm về FDI
Khái niệm về FDI có thể tiếp cận từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau: Theo quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) (1997): Đầu tư trực tiếp nước ngoài ám chỉ số đầu tư được thực hiện để thu hút hút lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý doanh nghiệp đó
Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005): Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư [15]
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp (không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Trang 28Như vậy có thể đưa ra khái niệm về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là sự di chuyển vốn thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư hình thành vốn vật chất hay vốn sản xuất, đồng thời trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhằm mục đích thu lợi nhuận.”
1.1.1.2 Đặc điểm của FDI
Thứ nhất, đối với các dự án đầu tư thì các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu tuỳ theo quy định luật đầu tư của từng quốc gia được gọi là vốn pháp định Chẳng hạn, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải góp vốn tối thiểu là 30% vốn pháp định của dự án, tỷ lệ này ở Mỹ là 10%, các nước khác là 20%
Thứ hai, sự phân chia quyền quản lý các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức đóng góp vốn Nếu chủ đầu tư góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do
họ quản lý toàn bộ
Thứ ba, lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi tức cổ phần
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc thôn tính và sát nhập doanh nghiệp với nhau
Thứ năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả bên đầu tư và nhận đầu tư
Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia
Trang 291.1.1.3 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Căn cứ vào bản chất dòng vốn đầu tư của FDI, các hình thức của FDI bao gồm:
- Hình thức FDI dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BOC)
- FDI dưới hình thức liên doanh
- FDI dưới hình thức 100% vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
- FDI dưới hình thức: Xây dựng – Hoạt động – Chuyển giao (BOT)
- FDI dưới hình thức: Xây dựng – Chuyển giao – Hoạt động (BTO)
- FDI dưới hình thức: Xây dựng – Chuyển giao (BT)
- FDI dưới hình thức hợp tác Công – Tư (PPP)
- FDI dưới hình thức mua và sáp nhập (M&A)
Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005), FDI có 5 hình thức cơ bản sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp BCC, BOT, BTO, BT
- Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
1.1.2 Lý luận về tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chủ đề rất được quan tâm trong kinh tế học và thực tiễn phát triển kinh tế
Có rất nhiều công trình bàn về chủ đề này trong kinh tế học nhưng quan niệm cụ thể chủ đề này vẫn thiếu vắng Tuy vậy, các công trình nghiên cứu đều trực tiếp hay gián tiếp đều bàn tới chủ đề này Tuy có nhiều công trình, nhưng ở đây xin đề cập tới một số công trình chủ yếu
Trang 30Có công trình tiếp cận theo về sự thay đổi về mức sản lượng của nền kinh tế theo thời gian như của J Bradford Delong (2002) Sự thay đổi về sản lượng này tùy thuộc vào năng lực của nền kinh tế Điều này sẽ bàn cụ thể ở nghiên cứu của Daron Acemoglu (2007) và Mankiw, N.G (2013), nhưng với cách tiếp cận khác Theo các tác giả, TTKT là kết quả hoạt động kinh tế được tạo ra bởi quá trình sản xuất của các tác nhân trong nền kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ và các yếu tố có người nước ngoài Đây cũng
là quá trình sử dụng các nguồn lực như tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ… kết hợp với nhau để tạo ra sản lượng Quá trình này tích lũy, mở rộng
để tăng năng lực sản xuất và tăng dần sản lượng Kết quả hoạt động của nền kinh tế ngày càng tăng lên theo thời gian hay TTKT Thông thường mức sản lượng này được thể hiện qua hai chỉ tiêu cơ bản nhất là tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Các công trình của Việt Nam cũng có nhiều, nhưng về cơ bản đều là sự
kế thừa các công trình của thế giới về chủ đề này mà đặc biệt là các lý thuyết
về TTKT
Từ đây, có thể rút ra khái niệm về tăng trưởng kinh tế Đó là kết quả
hoạt động tốt hơn của nền kinh tế theo thời gian và được thể hiện bằng sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế như GDP hay GNP Sự gia tăng này cần được duy trì cao và ổn định trong dài hạn phù hợp với tiềm năng của nền kinh tế
1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu trong tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế dù được thực hiện theo cách nào cũng luôn gắn với CDCCKT Có nhiều nghiên cứu về CDCCKT ở các nền kinh tế khác nhau
Trong các lý thuyết kinh tế của thế giới đều nhấn mạnh quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế Những thay đổi cơ cấu kinh tế có thể biểu hiện ở cấu thành sản lượng của các ngành kinh
Trang 31tế Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là từ nhu cầu trên thị trường, tiến bộ kỹ thuật và dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực trong nền kinh tế
Khu vực kinh tế truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với nguồn lao động dồi dào và khu vực công nghiệp hiện đại; lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng nông nghiệp; năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang; lao động trong khu vực nông nghiệp quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên các ông chủ công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của các ông chủ ngành công nghiệp càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càng tăng lên
Các nghiên cứu của Việt Nam cũng khẳng định để thúc đẩy sự phát triển, cần phải thực hiện CDCCKT mà cụ thể là chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp
Như vậy, muốn tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm một cấu trúc kinh tế luôn thay đổi phù hợp cũng như phải thay đổi cách thức tạo ra tăng trưởng chuyển từ tập trung huy động và sử dụng các yếu tố chiều rộng sang các yếu
tố chiều sâu gắn với hội nhập mở cửa thì mới đảm bảo TTKT cao và ổn định trong dài hạn
1.1.2.3 Các nguồn lực với tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào năng lực của nền kinh tế Năng lực này lại phụ thuộc vào các nguồn lực của nền kinh tế Các nghiên cứu bàn về chủ đề này:
Trang 32Theo các nhà kinh tế cổ điển, tăng trưởng gắn với mức sản lượng nhiều hơn theo thời gian Lý thuyết này chỉ ra cách thức tạo ra tăng trưởng bằng huy động các nguồn lực khác nhau mà chủ yếu dựa vào tài nguyên, vốn, lao động, tiến bộ công nghệ đã được nhắc tới nhưng chưa thực sự quan trọng vì đặc trưng của của nền kinh tế thế giới chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp
Lý thuyết về mô hình tăng trưởng Tân cổ điển đã khẳng định: (i) Đầu tư chỉ tạo ra và duy trì tăng trưởng trong ngắn hạn; (ii) Tăng tích lũy vốn cho phép thúc đẩy tăng đầu tư nhưng không duy trì tăng trưởng dài hạn; (iii) Tỷ lệ gia tăng dân số phải phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và nên duy trì quy
mô dân số hợp lý; (iv) Tiến bộ công nghệ mới bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn
Lý thuyết về mô hình tăng trưởng nội sinh coi nền kinh tế như một hệ thống, nên sự gia tăng sản lượng không chỉ do các nhân tố ngoại sinh như vốn, lao động,… mà còn do những yếu tố nội tại bên trong như những yếu tố liên quan tới trình độ lao động…Lý thuyết này đã chỉ ra cách tạo ra tăng trưởng dựa trên các nhân tố chiều sâu Đó là (i) Tăng tiết kiệm để đầu tư vốn sản xuất nếu đi cùng với tích lũy vốn con người sẽ cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư và do đó tăng trưởng bền vững hơn Điều này cũng hàm ý rằng, tăng tích lũy cho đầu tư vốn vật chất phải đi cùng với đầu tư vào vốn con người thích ứng mới cho phép tăng trưởng vững chắc (ii) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp, cho phép nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế trong dài hạn Với các nước đang phát triển thì tiếp nhận chuyển giao công nghệ là con đường ngắn và hiệu quả nhất; ngoài ra cần cải cách thể chế và phát triển nguồn nhân lực (NNL) là bước đi quan trọng (iii) Đầu tư vào vốn sản xuất và vốn con người đều quan trọng, nhưng với các nước đang phát triển, đầu tư vào vốn con người phù hợp hơn
và hiệu quả hơn
Trang 33Như vậy, các lý thuyết kinh tế không chỉ khẳng định tầm quan trọng của các nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế mà quan trọng hơn, đã chỉ ra cách thức sử dụng chúng Theo đó, phải thay đổi hướng sử dụng các nguồn lực từ tập trung huy động và sử dụng các yếu tố chiều rộng sang các yếu tố chiều sâu gắn với hội nhập mở cửa Mở rộng phạm vi huy động và phân bổ nguồn lực ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia, ra thị trường quốc tế
1.2 Cơ sở lý luận về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Các lý thuyết về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế
Vốn đầu tư nói chung và FDI nói riêng là yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng quyết định đến TTKT Về lý thuyết, mô hình tăng trưởng cổ điển, tân
cổ điển và sau này mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn khẳng định điều này
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển hay còn gọi là lý thuyết tăng trưởng
ngoại sinh Nền tảng của lý thuyết này dựa vào mô hình tăng trưởng Solow (1956) Theo lý thuyết này, TTKT được tạo bởi các yếu tố ngoại sinh như tích lũy vốn và lao động Thông qua hàm sản xuất tích lũy vốn làm gia tăng vốn sản xuất qua đó thúc đẩy sản lượng Barro và Sala-I-Martin (1995) khẳng định rằng, có mối quan hệ tích cực giữa TTKT và tích lũy vốn theo thời gian [22] Điều này có được là nhờ FDI như nguồn đầu tư bổ sung cho sự thiếu hụt
đã cho phép gia tăng vốn ở nước chủ nhà và sau đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng hướng tới trạng thái ổn định mới, bằng cách tích tụ vốn Theo lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh, FDI tác động đến TTKT thông qua tác động đến đầu
tư trong nước
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, từ những hạn chế của mô hình Solow
Mô hình này coi nền kinh tế như một hệ thống nên tăng trưởng sản lượng không chỉ do các nhân tố ngoại sinh như vốn, lao động,… mà còn do những yếu tố nội tại bên trong như những yếu tố liên quan tới trình độ của lao động,
…Tuy nhiên, những yếu tố được coi là nội sinh cũng “không hoàn toàn” là
Trang 34nội sinh vì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân tố đó Nghĩa là, nội sinh ở đây được hiểu theo nghĩa tương đối Mô hình tăng trưởng nội sinh này tập hợp các nhánh chính với các lý thuyết tiêu biểu: (i) “Mô hình học hỏi” của Kenneth Arrow (1962); (ii) “Mô hình nghiên cứu và triển khai” của Paul Romer (1990); (iii) “Mô hình vốn con người” của Gregory Mankiw, David Romer và David Weil (1992) Cũng giống như lý thuyết mô hình tân cổ điển, FDI có thể tác động trực tiếp đến sản lượng, bởi vì nó làm gia tăng tích lũy vốn Tuy nhiên, tác động này có thể là nhỏ vì giả định “thay thế hoàn hảo”
Mô hình tăng trưởng nội sinh còn cho rằng, tăng trưởng trong dài hạn chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế Chính sách mở cửa nền kinh tế thúc đẩy FDI sẽ dẫn đến TTKT dài hạn Các nhân tố tăng trưởng là những nhân tố nội sinh và FDI được xem như là một tập hợp gồm vốn, các bí kíp và công nghệ (Balasubramanyam (1996)), có rất nhiều kênh mà FDI có thể tác động
để đóng góp vào TTKT cho nước chủ nhà như tích lũy vốn, chuyển giao công nghệ Trong thập niên 1990, dòng chảy vốn nước ngoài tập trung vào các quốc gia phát triển Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển không thể giải thích hiện tượng này vì nó giả định rằng vốn di chuyển từ các nước giàu đến nước nghèo Lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Lucas, 1990) cho thấy không có sự chuyển giao của vốn từ nước giàu đến nước nghèo
Như vậy, trên phương diện lý thuyết, FDI có thể thúc đẩy TTKT bằng nhiều kênh khác nhau (Herzer et al., 2008) Theo một số kết quả nghiên cứu,
có thể thấy tác động của FDI tới TTKT có hai kênh chính (De Mello, 1999);
(Kim và Seo, 2003) Đó là: (i) FDI có thể ảnh hưởng đến TTKT thông qua
kênh đầu tư hay tăng tích lũy vốn Điều này xuất phát từ lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh (ii) FDI có thể tạo ra tác động tràn để thúc đẩy TTKT thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng lao động hay phát triển thương mại và hội nhập Điều này xuất phát từ lập luận của lý thuyết tăng trưởng
Trang 35nội sinh Vì vậy, về mặt lý thuyết FDI có thể đóng vai trò quan trọng trong
TTKT thông qua việc tăng tích lũy vốn, lan truyền công nghệ và sự tiến bộ (Herzer et al., 2008)) Từ đó cho thấy, FDI có thể góp phần phát triển kinh tế
và hứa hẹn lợi ích tiềm năng để phát triển ở nước chủ nhà
1.2.2 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động từ vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư
Các nghiên cứu ở nước ngoài
Braunstein và Epstein (2002) sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng
ở một số vùng của Trung Quốc từ năm 1986 đến năm 1999 Họ nhận thấy rằng, mặc dù FDI cho dù tác động tích cực tới TTKT thông qua kênh đầu tư nhưng cũng đã lấn át đầu tư trong nước [26]
Omran và Bolbol (2003) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với sự phát triển tài chính và TTKT ở các nước Ả Rập Kết quả cho thấy, tác động tích cực của FDI đến TTKT thông qua đầu tư ở các nước mà dòng vốn này có sự tương tác với các biến tài chính tại một ngưỡng nào đó của sự phát triển Thúc đẩy FDI sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các nước, tạo
ra TTKT và sự phát triển của hệ thống tài chính Các cải cách của hệ thống tài chính trong nước, chính sách thương mại tự do đã thúc đẩy FDI phát triển và tạo ra môi trường tốt hơn cho các nhà đầu tư [52]
De Gregorio (2003) đã ghi nhận rằng, đối với các nước không có sẵn nền tảng khoa học và công nghệ, FDI có thể mang lại các điều này và tăng năng suất hơn FDI cũng có thể mang lại các kỹ năng mà đất nước đó không
có Các nghiên cứu thực nghiệm trong khoảng thời gian 1950-1985 cho rằng, việc tăng tổng đầu tư khoảng 1 % làm cho TTKT của các nước Mỹ Latinh tăng thêm 0,1% đến 0,2% một năm Nhưng nếu tăng FDI cùng một khối lượng sẽ làm tăng GDP lên 0,6% một năm Điều này chỉ ra rằng, FDI có tác động hiệu quả hơn gấp 3 lần so với đầu tư trong nước [31]
Trang 36Agrawal và đồng sự (2011) khi nghiên cứu tác động từ vốn FDI đối với TTKT của Trung Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ 1993-2009 Kết quả hồi quy
mô hình OLS cho thấy, sự gia tăng 1% trong FDI sẽ dẫn đến tăng 0,07% trong GDP của Trung Quốc và tăng 0,02% trong GDP của Ấn Độ Nghiên cứu cũng chỉ ra, sự tăng trưởng của Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi FDI hơn mức tăng trưởng của Ấn Độ Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài thích đầu tư ở Trung Quốc hơn đầu tư vào Ấn Độ Bởi vì, Trung Quốc có quy mô thị trường, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu, các chính sách khuyến khích của chính phủ, cơ sở hạ tầng phát triển và môi trường kinh tế vĩ mô tốt hơn so với Ấn Độ [20]
Naveed Iqbal Chaudhry; Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood (2013) nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa FDI và TTKT ở Trung Quốc Nghiên cứu này dựa trên số liệu thứ cấp thu được từ Ngân hàng Thế giới Kết quả của nghiên cứu cho thấy, FDI thúc đẩy TTKT cho nước chủ nhà qua kênh đầu tư Bài học có ý nghĩa chính sách đối với Trung Quốc có thể rút
ra là khá lớn Đó là, cần phải thực hiện sâu hơn các cải cách tài chính và các chính sách phù hợp để làm tăng tính hiệu quả của khu vực tài chính trong nước – điều kiện tiên quyết cho tác động lan tỏa dương của đầu tư nước ngoài; chính phủ cũng cần duy trì trạng thái an ninh tốt cũng như chất lượng
cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, nghiên cứu này không xem xét đến yếu tố vốn con người – yếu tố thu hút chính của FDI Nguồn nhân lực (NNL) ở Trung Quốc
là một trong những nhân tố nổi trội của nền kinh tế Trung Quốc nên cần có các nghiên cứu thực nghiệm khác để chỉ ra mối quan hệ giữa NNL với FDI Đây chính là hạn chế của nghiên cứu này [50]
Soltani Hassen and Ochi Anis (2012) nghiên cứu tác động FDI tới TTKT dựa trên dữ liệu hàng năm ở Tunisia giai đoạn 1975-2009 Nghiên cứu này đã chỉ ra, FDI ở Tunisia đã đóng vai trò quan trọng trong TTKT Không
Trang 37chỉ tác động tới TTKT, FDI còn tác động tích cực, đáng kể vào tích lũy vốn con người và tăng quy mô thương mại Nghiên cứu cũng khẳng định, FDI là một phần không thể thiếu của một hệ thống kinh tế hội nhập, hiệu quả được tạo ra để phát triển Tuy nhiên, lợi ích của nó không xuất hiện tự động và phân bố không đều giữa các quốc gia, ngành và cộng đồng địa phương Đây
là xu thế tác động dài hạn từ vốn FDI tới TTKT Hạn chế của nghiên cứu này
là chưa đề cập đến tác động không mong muốn của FDI tới môi trường và hiệu quả khai thác tài nguyên Trong khi, đây thực sự là vấn đề của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư FDI [59]
Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển và là thành viên của OECD Khám phá tác động của FDI vào tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Hàn Quốc, nghiên cứu của Sauwaluck Koojaroenprasit (2012) tập trung vào đánh giá tác động của dòng vốn FDI vào TTKT qua kênh đầu tư của Hàn Quốc bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian kinh tế vĩ mô hàng năm trong khoảng thời gian 1980-2009 Nghiên cứu này chỉ ra rằng, FDI có một tác động mạnh mẽ và tích cực đến TTKT của Hàn Quốc thông qua kênh đầu tư Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguồn nhân lực, việc làm và xuất khẩu cũng có tác động tích cực Trong khi dó, đầu tư trong nước không có tác động đáng kể vào TTKT của Hàn Quốc [56]
Yilmaz Bayar (2014) nghiên cứu tác động FDI và đầu tư trong nước đến TTKT của Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên số liệu thời kỳ 1980-2012 Tác giả đã phân tích mối quan hệ tăng trưởng GDP, FDI với đầu tư trong nước (DI) dựa trên phân tích chuỗi thời gian Kết quả nghiên cứu này cho thấy, trong khi FDI có tác động âm (-) thì DI có tác động dương (+) đến TTKT Từ đó, tác giả cho rằng, tác động âm (-) của FDI đến TTKT phần lớn bắt nguồn từ việc dòng FDI chảy vào Thổ Nhĩ Kỳ bằng hình thức tư nhân hóa các tài sản cố định thuộc sở hữu nhà nước Do vậy, Thổ Nhĩ Kỳ cần thực hiện các chính
Trang 38sách thu hút FDI dưới hình thức đầu tư mới để chuyển đổi tác động âm này sang tác động dương (+) cho TTKT [70]
Nhìn chung, có rất nhiều các nghiên cứu về FDI được thực hiện ở nhiều
nơi trên thế giới nhưng phần lớn tập trung ở các nước đang phát triển Tác
động của FDI tới tăng trưởng thông qua kênh đầu tư thường được xem xét trong mối quan hệ với vốn trong nước, xuất khẩu, vốn con người…Điều này cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá tác động từ vốn FDI có lấn át đầu tư trong nước hay ngược lại; cũng như đánh giá khả năng của FDI với xuất khẩu hay khả năng tiếp nhận công nghệ từ FDI mang lại Phương pháp được sử dụng để phân tích phần nhiều kế thừa các lý thuyết về mô hình tăng trưởng tân cổ điển, mô hình tăng trưởng nội sinh và có sự phát triển mở rộng để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể Kết quả của các nghiên cứu cũng rất khác nhau, có những nghiên cứu có kết quả tác động dương (+) nhưng cũng có nghiên cứu cho kết quả âm (-) hay không rõ ràng
Nghiên cứu tác động từ FDI tới TTKT có tính chất không gian vùng theo lãnh thổ
Bende-Nabende và cộng sự (2001) tìm hiểu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và TTKT của 5 quốc gia châu Á (giai đoạn 1970-2006) cũng có kết quả tương đồng [24] Carkovic và Levine (2002) sử dụng hai bộ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và IMF của 72 nước (giai đoạn 1960 -1995) đã kết luận, FDI không có tác động đáng kể đến tăng trưởng thông qua kênh đầu tư Thêm nữa,
họ chỉ ra rằng, FDI tác động đến tăng trưởng không phụ thuộc vào sự thay đổi của vốn con người [27] Đối với trường hợp của Sri Lanka, Athukorala (2003) cũng khẳng định, không có mối tương quan chặt chẽ giữa FDI và TTKT Nghiên cứu còn chứng minh, tác động nhân quả không phải từ FDI đến tăng trưởng mà là tăng trưởng đến FDI [22] Sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia (giai
Trang 39đoạn 1979 -1998), Durham (2004) cũng có kết quả tương tự trong việc phủ nhận mối tương quan dương (+) giữa FDI và TTKT [34]
Mallick và Moore (2008) sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 60 nước đang phát triển (giai đoạn 1970-2003) Họ nhận thấy rằng, dòng vốn FDI có tác động tích cực và đóng góp đáng kể vào TTKT trên tất cả các nhóm thu nhập Nhưng những tác động gián tiếp từ FDI đến TTKT có thể là yếu ở các nhóm thu nhập thấp hơn các nhóm thu nhập cao [46]
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và TTKT ở không gian vùng trong quốc gia
Kui-Yin Cheung, Ping Lin (2004) đã xem xét hiệu ứng lan tỏa của FDI đối với TTKT trong cải cách kinh tế ở Trung Quốc, sử dụng số liệu cấp tỉnh giai đoạn 1995-2000 và phương pháp ước lượng FEM và REM Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động tích cực của FDI đến công nghệ trong nước ở các vùng của Trung Quốc [43]
Nghiên cứu của Wei K., (2008) về FDI và TTKT ở các vùng ở Trung Quốc Sử dụng số liệu các tỉnh của nước này từ khi bắt đầu cải cách 1979 tới
2003 và hàm Cobb- Douglas để phân tích mối quan hệ này Kết quả cho thấy
có tác động tích cực của FDI tới TTKT ở các vùng nhưng có mức độ khác nhau tùy điều kiện thể chế, hạ tầng ở mỗi địa phương [74]
Svetlana Ledyaeva và Mikael Linden (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và TTKT, đã sử dụng mô hình Solow-Swan (1956) để phân tích số liệu trong giai đoạn 1996 -2003 Kết quả cho thấy, không có mối quan hệ giữa FDI và TTKT ở cấp độ khu vực tại Nga [60]
Jiang Jianming và Masaru Ichihashi (2011) nghiên cứu tác động từ FDI đến kinh tế của 91 địa phương tỉnh Giang Tây, Trung Quốc trong giai đoạn 2002-2009 Nghiên cứu này cho thấy, FDI có tác động đến TTKT ở các địa
Trang 40phương tỉnh Giang Tây nhưng mức độ tác động có sự khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương Trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh nhân tố lao động ở các địa phương tỉnh Giang Tây [39]
Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu tác động từ vốn FDI tới TTKT ở Việt Nam thông qua kênh đầu tư là vấn đề được quan tâm khá lớn của các nhà nghiên cứu Vì thế, cũng
có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã được thực hiện và đã có những đóng góp nhất định cho quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam
Nghiên cứu của Hoa và Hemmer (2002) cho thấy tác động của dòng FDI đến TTKT qua kênh đầu tư FDI vừa tác động trực tiếp và không lấn át đầu tư Hệ số ước lượng của FDI có ý nghĩa thống kê dương (+) khi thực hiện với phương pháp dữ liệu mảng của 61 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn
1990 – 2000 Thêm nữa, FDI tác động gián tiếp thúc đẩy TTKT thông qua tác động vào vốn con người Cũng cùng kết luận với nghiên cứu của Hoa và Hemmer (2002), Tran Trong Hung (2005) sử dụng phương pháp bình phương
bé nhất để xem xét tác động của FDI với TTKT Nghiên cứu cho thấy, FDI có tác động đến TTKT, thể hiện qua việc tăng mức sống, tiến bộ kỹ thuật và tăng năng suất lao động [36]
Vu, Noy và Gangnes (2006) nghiên cứu tác động FDI đến tăng trưởng
ở Trung Quốc và Việt Nam Kết quả cho thấy, FDI có tác động dương và có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, tác động này không giống nhau ở từng quốc gia, riêng ở Việt Nam tác động này nhiều hơn thông qua tác động dương đến lĩnh vực xăng dầu [69]
Lê Xuân Bá và nhóm tác giả (2006) tiến hành nghiên cứu tác động từ FDI tới TTKT ở Việt Nam dựa trên số liệu chuỗi thời gian 1998 -2003 từ nhiều nguồn khác nhau Đầu tiên, nghiên cứu đã khái quát tình hình FDI ở Việt Nam Trong phần này, nhóm đã tập trung đánh giá vai trò của FDI đối