1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN (TRIẾT học MAC LÊNIN 1) mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta

14 110 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Tầm quan trọng đó không chỉ ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".. Theo em, có thể xác định thực tiễn là hoạt động c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN : NGUYÊN LÝ MÁC – LÊNIN 1

Đề tài :

Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta

Sinh viên thực hiện : Lớp : MSSV : Giáo viên hướng dẫn :

Hà Nội

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN : NGUYÊN LÝ MÁC – LÊNIN 1

Đề tài :

Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi

mới kinh tế ở nước ta

Sinh viên thực hiện : Lớp : MSSV :

Hà Nội

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học xã hội của chủ nghĩa Mác Tầm quan trọng đó không chỉ ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức" Kinh nghiệm đấu tranh, bảo vệ và xây dựng

tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho chúng ta bài học vô giá là: "Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng" Chính vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết

Trong quá trình thực hiện tiểu luận này , dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi sai sót Mong được các thầy cô chỉ dạy

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

1 MỐI LIÊN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG LÝ L UẬN VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

1.1 Thực tiễn là gì ?

Để giải quyết vấn đề nêu trên, theo em trước hết cần phải xác định rõ khái niệm thực tiễn phân biệt nó với khái niệm hoạt động, sau đó là với khái niệm hoạt động lý luận Trong các tài liệu khoa học, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thực tiễn, nhưng có thể nói, chưa có một ý kiến thống nhất về vấn đề này Tính đến các quan điểm khác nhau, em xin trình bày vắn tắt quan điểm của em về khái niệm thực tiễn như sau

Thứ nhất, thực tiễn là hình thức hoạt động đặc thù người Khái niệm thực tiễn đặc trưng cho hoạt động sống của xã hội loài người

Thứ hai, thực tiễn là hoạt động người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Đây là điểm khác biệt của thực tiễn so với hoạt động nhận thức

Thứ ba, thực tiễn là hoạt động được chủ thể tiến hành để đạt tới mục đích được đặt ra từ trước

Thứ tư, thực tiễn mang tính chất lịch sử xã hội Đó là những đặc điểm chung của thực tiễn mà nhiều tác giả đã nhất trí

Vậy thực tiễn là gì? Theo em, có thể xác định thực tiễn là hoạt động của một chủ thể lịch sử cụ thể, trong quá trình hoạt động ấy nó tiến hành cải tạo vật chất đối với hiện thực một cách phù họp với các mục đích của bản thân, với mô hình lý tưởng và với trí thức của nó về hiện thực và nhờ mối liên hệ giữa đối tượng hóa và giải đối tượng hoá trong quá trình này mà nó

tự cải tạo chính bản thân mình Định nghĩa này có thể hơi dài, song nó cho phép thâu tóm được mọi hình thức đa dạng của thực tiễn xã hội và phân biệt

nó với các hoạt động không phải là hoạt động thực tiễn Điều cơ bản trong định nghĩa này là ở chỗ khẳng định rằng bằng hoạt động của mình, chủ thể chuyển cái tinh thần, ý niệm thành cái vật chất và qua đó, thể hiện ra là lực lượng tích cực của sự cải tạo

Trang 5

1.2 Phân biệt thực tiễn và hoạt động

Vậy thực tiễn và hoạt động khác nhau ở điểm nào? Phải lưu ý rằng có nhiều tác giả đã đồng nhất hai khái niệm này với nhau Theo em, hoạt động hiểu theo nghĩa chung nhất là phương thức tồn tại và phát triển hiện thực lịch sử Một số tác giả đã dựa vào câu nói của C.Mác - "Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn" - để đồng nhất hai khái niệm "thực tiễn"

và "hoạt động" Theo em, không có cơ sở để đồng nhất hai khái niệm đó Câu nói mang tính nguyên tắc đó của C Mác cần phải được hiểu là: Thực tiễn là phương thức mà con người tác động qua lại với thế giới và cải tạo thế giới đó Mác đem quan điểm đó đối lập lại với quan điểm của chủ nghĩa duy vật trực quan của Phoiơbắc Không phải lý luận, mà chính thực tiễn là cái tạo thành bản chất của các mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên ở trong lòng

xã hội Bản thân quan hệ lý luận cần được tách biệt và lý giải dưới dạng một thành tố không thể tách rời được của thực tiễn Song, không nên đồng nhất bản chất của quá trình với bản thân quá trình Có quan điểm cho rằng, bất kỳ hình thức hoạt động nào (lý luận chẳng hạn) cũng đều có liên quan đến thực tiễn xã hội, phục tùng nó, phát triển trên cơ sở của nó Quan điểm khác lại coi bản thân hoạt động lý luận là thực tiễn Thực tiễn bao giờ cũng là sự vật chất hóa các ý niệm, là phương thức chuyển cái ý niệm thành cái vật chất, còn hoạt động lý luận là quá trình ngược lại, mặc dù nó bắt nguồn từ thực tiễn.Qua đó có thể kết luận rằng phạm trù "hoạt động", xét về ngoại diên, là rộng hơn phạm trù "thực tiễn"

1.3 Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn

Vậy thì vấn đề quan hệ giữa hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản nhất của hoạt động xã hội phải được hiểu như thế nào?

Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới Kết quả của quan hệ lý luận là tái hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô hình lý luận của đối tượng Còn kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải tạo vật chất đối với

Trang 6

đối tượng Thực tiễn chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo đối tượng trên chực tế, chứ không phải là trong suy nghĩ Do vậy theo em, hoạt động lý luận khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là thực tiễn Bản thân khoa học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về thế giới trong nhưng đặc trưng, bản chất của nó Vấn

đề cũng không thay đổi cả khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp Bởi khi đó, bản thân lực lượng sản xuất tồn tại với tư cách là hình thức được đối tượng hoá của khoa học, còn khoa học vân tiếp tục là hình chức hoạt động tinh thần của con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện thực

Vậy phải chăng thực tiễn chỉ đơn giản là sử dụng đối tượng mà không

có tính chủ quan, tính hướng đích? Theo em, đây là vấn đề quan trọng để phân biệt hoạt động /ý luận với thực tiễn Đúng là thực tiễn không thể thiếu

ý thức Song luận điểm đó không chứng tỏ sự đồng nhất của hai hình thức hoạt động khác nhau là thực tiễn và lý luận Thứ nhất cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có các kết quả đã đạt được trong quá trình nhận thức trước đó Các kết quả đó đối với hoạt động lý luận có một giá trí độc lập, còn đối với hoạt động thực tiễn thì chỉ là cơ sở lý luận, có giá trị như là một mô hình của tương lai Ý thức và sản phẩm của nó ( mục đích, mô hình,

lý tưởng), trong trường hợp này, không có một giá trị độc lập, nó không có nhiệm vụ cải biến đối tượng cảm tính của tự nhiên hay xã hội Thứ hai, đương nhiên là có một cơ chế (cho dù nó chưa được nghiên cứu đấy đủ) để đưa các kết quả hoạt động lý luận vào thực tiên Chính cơ chế này đã chế định một khuynh hướng nghiên cứu mới - nghiên cứu triển khai Đây là một lĩnh vực mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực to lớn Song một điều hiển nhiên là thực tiễn cải tạo xã hội do quần chúng tiến hành đòi hỏi phải hoạch định mục đích, chương trình, phải nhận thức các nhiệm vụ chiến lược và sách lược Chính vì vậy mà nó không thể thiếu lý luận, lý luận được

Trang 7

tiếp biến vào các mục đích và các chương trình, phục tùng nhiệm vụ cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội

Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên

hệ không thể tách rời Song cho dù thực tiễn có hàm lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng đi trước hoạt động thực tiên Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực )

Mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, theo em, còn được làm sáng tỏ hơn và cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ quan hệ chủ thề - khách thể Thực tiễn là khâu trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách thề Chủ thể ở đây không đơn giản là con người có tư duy lý luận, con người bằng xương thịt Chủ thể được thể hiện qua tồng thể các đặc trưng xã hội của nó, còn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác động đến khách thể Thực tiễn có thề nói, là hình thức liên hệ thực tại khách quan, nhờ đó mà chủ thể tự đối tượng hoá bản thân, các ý định và mục đích của mình trong khách thề, phát triển các năng lực của mình Như vậy, ngoài thực tiễn, chủ thể không có một phương thức nào để chuyển từ bức tranh lý tưởng về thế giới sang việc thực hiện nó trong thế giới

Nếu ở phần trên chúng ta đã nói rằng thực tiễn là quá trình cải tạo vật chất hiện thực, thì thông qua quan hệ chủ thể - khách thể, thực tiễn thể hiện

là phương thức chủ thể chuyển hoá cái ý mệnh mục đích, động cơ ) thành cái vật chất (khách thể được cải tạo phù hợp với mục đích) Trọng tâm ở đây được đặt vào hai mặt của một quá trình thống nhất: Từ cái ý niệm đến cái vật chất Nếu chúng ta nhấn mạnh, tuyệt đối hoá sự cải tạo vật chất, thì sự định hướng thực tiễn bởi ý thức sẽ bị biến mất, và do vậy, thực tiễn bị biến thành một hành vi máy móc, vô thức Còn nếu tuyệt đối hoá sự sự chuyển

Trang 8

biến cái ý niệm thành cái vật chất, thì chúng ta không thể quan niệm thực tiễn là một quá trình khách quan, và như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm

Từ đó suy ra rằng thực tiễn và lý luận không thể là tuyệt đối đối lập với nhau Tính tương đối của sự đối lập ấy trước hết được quy định bởi điều là: Quan hệ lý luận của con người với thế giới không bao giờ có thề là quan hệ tuyệt đối biệt lập với thực tiễn Hơn nữa, quan hệ lý luận luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ sở cải tạo thực tiễn xã hội

Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực tiễn với hiện thực Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ thể có ý thức và ý chí, thực tiễn luôn bao hàm quan hệ lý luận của chủ thể với khách thể với tư cách là vòng khâu đặt mục đích của hoạt động thực tiễn

Song, sự đối lập tuyệt đối đó không có nghĩa là không có sự đối lập tuyệt đối giữa lý luận và thực tiễn Lý luận do thực tiên chế định và phục vụ thực tiễn, song chúng có tính độc lập tương đối, mang những đặc trưng riêng của hoạt động Cả khi tạo thành một thể thống nhất trong khuôn khổ của hoạt động xã hội, chúng vẫn là những mặt khác nhau của hoạt động đó Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý niệm, tư tưởng, lý luận mới có thể "cải tạo" thế giới Nếu dừng lại trong lĩnh vực ý thức, chúng không có khả năng cải biến một cái gì ngoài khả năng ý thức Các tư tướng, tự chúng, không phải

là thực tiễn, mô hình lý tướng về xã hội tương lai thiếu sự cải tạo vật chất chỉ là mô hình lý luận Theo em, cần phái nhấn mạnh tính đặc thù, tính độc lập của lý luận để không rơi vào chủ nghĩa thực dụng thiển cận, để phát hiện

ra các quy luật phát triển của riêng lý luận, tính kế thừa lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội khác nhau

Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối của lý luận là có tính chất tương đối Thí dụ, lý luận cách mạng hoàn toàn không phải là thực tiễn cách mạng Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các nhu cầu của thực tiễn xã hội, lý luận cách mạng trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội Khi tiên đoán tương lai, bản thân lý luận bắt

Trang 9

nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại Lý luận hoàn thành một chức năng nào đó trong xã hội không phải là ở ngoài khuôn khổ của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội

Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, theo em cần được vạch rõ cả trên các bình điện bản thể luận lẫn nhận thức luận Trước hết cần phải phân biệt tính chất của mối liên hệ này với tính chất của mối liên hệ giữa ý thức

và vật chất Vật chất có thể tồn tại thiếu ý thức, song thực tiễn không thể tồn tại thiếu ý thức, đương nhiên là hình thức vả trình độ của ý thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý luận) Nếu các đặc tính "thử nhất" và "thứ hai"

áp dụng được vào quan hệ giữa vật chất và ý thức, thì chúng lại không áp dụng được vào quan hệ giữa thực tiễn và ý thức Theo em, ở đây chỉ có thể nói tới phương diện chủ đạo của một chủ thể thống nhất Nói cách khác, xét

về phương diện bản thể luận, lý luận và thực tiễn tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động xã hội tổng hợp Sự đối lập của chúng trong khuôn khổ của sự thống nhất này là tương đối Mặc dù vật chất và ý thức là các mặt đối lập tương đối về mặt bản thể luận, song vật chất là tiên đề, là nguyên nhân phát sinh của ý thức, trong khi đó thực tiễn không thể thiếu ý thức

Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối đối lập , thì thực tiễn và lý luận lại không tuyệt đối đối lập nhau Mọi ý kiến khác đều có nghĩa rằng thực tiễn, về nguyên tắc, không thể là phương tiện đối chiếu tri thức về hiện thực và bản thân hiện thực Trong lý luận nhận thức, tri thức về đối tượng tuyệt đối độc lập với bản thân lý luận Các nhà duy vật trước Mác đã nhìn thấy điều đó nhưng họ không biết đối chiếu tri thức với đối tượng và do vậy, họ đã bất lực trước các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm và bất khả lý luận Nếu tuyệt đối đối lập thực tiễn với lý luận, thì chúng ta cũng sẽ vấp phải vấn đề đó Vậy, đâu là bước chuyển từ lý luận đến thực tiễn? Trong khi đó cuộc cách mạng được C.Mác thực hiện trong nhận thức luận chính là ở chỗ: ông đã đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức ở lĩnh vực mà ý thức tuyệt đối đối lập với vật chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung

Trang 10

gian, bước chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và từ cái vật chất đến cái ý niệm Thực tiễn xã hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của nhận thức chính là do nó không đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý thức về mặt nhận thức luận và do nó luôn là hệ thống những hoạt động nhằm đạt tới mục đích xác định Do vậy, không nên tuyệt đối hoá cả tính chủ quan lẫn tính khách quan của thực tiễn

2 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA

(Toquoc)- Sau hơn hai thập kỷ đổi mới tính từ Đại hội Đảng lần thứ

VI năm 1986, Việt Nam đã có được những thành tựu căn bản trên nhiều bình diện Từ một quốc gia nghèo, Việt Nam đã ở vào nhóm các nước đang phát triển có mức tăng trưởng kinh tế cao, với thu nhập GDP đầu người trên 1.000 USD

Tuy nhiên, trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế nước ta đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức

Kinh tế nước ta không rơi vào suy thoái, chỉ bị suy giảm và đang phục hồi là kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, sự lo âu vẫn còn đó bởi lẽ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu với đầy đủ hệ lụy của nó, cho

dù nghiêm trọng đến đâu đi nữa rồi cũng sẽ qua đi, vấn đề còn lại cần quan tâm là kinh tế nước ta sẽ phục hồi với nhịp độ nào, kéo dài trong bao lâu và

sẽ tiếp tục phát triển ra sao sau khủng hoảng

2.1 Điểm yếu cơ bản

Một câu hỏi đã được đặt ra mười năm trước, khi nổ ra khủng hoảng kinh tế, tài chính châu Á (1997- 1998), đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa, đó

là giả sử không có khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh

tế nước ta có rơi vào tình trạng khó khăn không? Câu trả lời chắc chắn là có, bởi vì nguyên nhân suy giảm kinh tế không chỉ đến từ bên ngoài, mà còn do

Ngày đăng: 23/03/2021, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w