1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề THỰC tập tốt NGHIỆP HOÀN CHỈNH (KT đầu tư) đầu tư phát triển nông nghiệp hà tây

91 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 491,5 KB

Nội dung

TÀI LIỆU TRẮC NGHIỆM, BÀI GIẢNG PPT CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH Y DƯỢC HAY NHẤT CÓ TẠI “TÀI LIỆU NGÀNH Y DƯỢC HAY NHẤT” ;https://123doc.net/users/home/user_home.php?use_id=7046916. TÀI LIỆU LUẬN VĂN – BÁO CÁO – TIỂU LUẬN (NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ). DÀNH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC NGÀNH KHÁC, GIÚP SINH VIÊN HỆ THỐNG, ÔN TẬP VÀ HỌC TỐT KHI HỌC TÀI LIỆU LUẬN VĂN – BÁO CÁO – TIỂU LUẬN (NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ)

Trang 1

Lời nói đầu

Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước là đòi hỏi tất yếu của các quốcgia đang phát triển trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiệnnay nhưng phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh và ổn định là không thểthiếu được Nước Việt Nam chúng ta có truyền thống về nông nghiệp thì đểtiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá chỉ thu được thành công khi chúng ta

đã đảm bảo an toàn về lương thực thực phẩm- tức có ngành nông nghiệp pháttriển

Như vậy đối với một tỉnh nông nghiệp như Hà Tây, bên cạnh việc chú ýphát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ , phát triển nông nghiệp vẫn là ưutiên số một trong quá trình phát kinh tế xã hội của mình Do vậy đầu tư sẽ lànhân tố cực kì quan trọng tạo nên sự phát triển mạnh ngành nông nghiệp Vìthế ,có thể nói trong thời gian vừa qua ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tây nhờ có

sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước ,của toàn tỉnh nên có sự phát triển vượt bậc.Bởi vì đầu tư không những tạo ra cơ sở hạ tầng hiện đại cho nông nghiệp màcòn giúp nông nghiệp có những giống mới ,những phương tiện sản xuất mớitiên tiến và các phương thức sản xuât mới

Nghiên cứu về đầu tư và tìm ra những giải pháp để thu hút vốn đầu tư ,nângcao hiệu quả đầu tư là một trong những vấn đề trọng tâm của tỉnh Hà Tây vàluôn được quan tâm chú ý Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình đầu tư nôngnghiệp Hà Tây trong giai đoạn 1996 -2000,về những phương hướng và giảipháp cho đầu tư trong thời gian tới, cũng như muốn đóng góp một phần vàocông cuộc đầu tư ngành nông nghiệp ; tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:

"Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây”

Nội dung chính gồm các phần chủ yếu sau :

Chương I Những vấn đề lí luận chung

Chương II Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây

ChươngIII Phương hướng và giải pháp cho đầu tư phát triển nông

nghiệp Hà Tây

Trang 2

Do trình độ còn hạn chế cũng như tài liệu thu thập còn chưa đầy đủ nêntrong quá trình viết bài sẽ không tránh khỏi những thiếu xót hạn chế Tôimong nhận được sự góp ý của thầy cô cũng như bạn đọc để giúp tôi hoàn thiệnhơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo : Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình

giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện đề tài

Cháu cũng xin chân thành cảm ơn các bác ,các cô chú và các anh chị phòngThẩm định- Xây dựng cơ bản và phòng Tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Hà Tây đã cung cấp tài liệu và tận tình hướng dẫn

Trang 3

Chương I Những vấn đề về lí luận chung

I Bản chất và vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế

1 Các khái niệm.

*Khái niệm chung về đầu tư

+Xét trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại

để thu được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai

+Xét trên góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để

chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời

Khái niệm trình bày ở trên về đầu tư được xem xét ở hai khía cạnh khácnhau, do vậy rất khó cho việc nghiên cứu và hiểu chính xác về nó Chính vìvậy, các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm trung nhất về đầu tư

Đầu tư : là sự bỏ vốn ra cùng với các nguồn lực khác( như tiền của, sức lao

động, trí tuệ ) trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó hoặc tạo rahay khai thác sử dụng một tài sản nào đó ngằm thu về các kết quả có lợi trongtương lai

*Khái niệm đầu tư phát triển:

Trong đầu tư thì người ta lại chia thành các loại đầu tư cụ thể như sau:

+ Đầu tư thương mại

+Đầu tư tài chính

+Đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ vốn ra để tiến

hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lựcsản xuấ kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạoviệc làm và nâng cao đời sống của người dân trong xã hội

*Khái niệm vốn đầu tư.

Trang 4

Trong đầu tư người ta cũng hay đề cập đến một thuật ngữ là vốn đầu tư, đâychính là yếu tố quyết định tính chất qui mô của dự án

+ Dưới hình thái tiền tệ : Vốn đầu tư là khoản tiền tích luỹ của xã hội ,của

các cơ sở sản xuất kinh doanh , dịch vụ; là tiền tiết kiệm của dân và huy động

từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hộinhằm duy trì các tiềm lực sẵn có vào tạo ra những tiềm lực mới cho nền kinhtế

+ Dưới hình thái vật chất : Vốn đầu tư bao gồm các loại máy móc thiết bị,

nhà xưởng ,các công trình hạ tầng cơ sở, các loại nguyên liệu ,vật liệu,các sảnphẩm trung gian khác

Vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu được của các công cuộc đầu tư.Trongnền kinh tế phát triển , vai trò của vốn đầu tư là tối quan trọng, nó góp phần tạo

sự phát triển mạnh cho nền kinh tế

*Khái niệm hoạt động đầu tư :là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực

sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó là quá trình chuyển hoá vốn thànhcác tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất

2.Phân loại hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau, phụthuộc vào mục đích của người nghiên cứu và các nhà quản lí đầu tư Sau đây làmột số cách phân loại chính:

 Theo đối tượng đầu tư :

+ Đầu tư vật chất ( đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhàxưởng ,máy móc thiết bị )

+ Đầu tư tài chính :

 Theo cơ cấu sản xuất :

+ Đầu tư chiều rộng: nhằm mở rộng sản xuất ,đòi hỏi lượng vốn lớn cótính chất kĩ thuât phức tạp trong thời gian dài

+ Đầu tư chiều sâu : nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, lượngvốn không lớn và tính chất kĩ thuật không phức tạp, và thời gian khôngdài

Trang 5

 Theo phân cấp quản lí

+ Dự án nhómA do thủ tướng quản lí

+Dự án nhóm B,C do bộ ,cơ quan ngang bộ hoặc UBND các tỉnh, thànhphố quản lí

 Theo nguồn vốn huy động

+ Vốn huy động trong nước

+Vốn huy động từ nước ngoài

 Theo thời gian :

+ Đầu tư ngắn hạn

+ Đầu tư trung hạn

+ Đầu tư dài hạn

 Theo vùng lãnh thổ: phản ánh tình hình đầu tư của từng vùng kinh tế, từngtỉnh

Ngoài các hình thức phân loại trên , còn có các hình thức phân loại khác màkhông được nêu trong bài này Do vậy tuỳ theo mục đích mà người ta có thểlựa chọn sử dụng từng cách phân loại cho phù hợp

3.Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế

Từ trước tới nay khi nói về đầu tư, không một nhà kinh tế học nào vàkhông một lí thuyết kinh tế nào lại không nói đến vai trò to lớn của đầu tư đốivới nền kinh tế Có thể nói rằng đầu tư là cốt lõi là động lực cho sự tăngtruởng và phát triển nền kinh tế

3.1 Tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

Đầu tư tác động mạnh tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Mức độtác động cũng như thời gian ảnh hưởng là khác nhau

Đối với tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố cực kì quan trọng cấu thành tổng

cầu Bởi vì , đầu tư một mặt tạo ra các sản phẩm mới cho nền kinh tế mặtkhác nó lại tiêu thụ và sử dụng một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ trongquá trình thực hiện đầu tư Do vậy, xét về mặt ngắn hạn đầu tư tác động trực

Trang 6

tiếp tới tổng cầu theo một tỉ lệ thuận- Mỗi sự thay đổi của đầu tư đều ảnhhưởng tới ổn định của tổng cầu nền kinh tế

Đối với tổng cung: Ta biết rằng,tiến hành một công cuộc đầu tư đòi hỏi

một nguồn lực, một khối lượng vốn lớn , thành quả (hay các sản phẩm và dịch

vụ mới của nền kinh tế) của các công cuộc đầu tư đòi hỏi một thời gian khádài mới có thể phát huy tác dụng Do vậy, khi các thành quả này phát huy tácdụng làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên Như vậy , đầu tư có tínhchất lâu dài và nó sẽ làm cho đường tổng cung dài hạn của nền kinh tế tănglên

Qua sự phân tích trên ta thầy rằng , đầu tư ảnh hưởng mạnh tới cả tổngcung và tổng cầu Bởi vì, xét về mặt cầu thì đầu tư tiêu thụ một khối lượng lớnhàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế nhưng đứng về mặt cung thì nó làm chosản xuất gia tăng, giả cả giảm, tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập từ đókích thích tiêu dùng Mà sản xuất phát triển chính là nguồn gốc của phát triểnkinh tế xã hội, là điều kiện để cải thiện đời sống con người.Như vậy đầu tư lànhân tố cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế

3.2 Ảnh hưởng hai mặt tới sự ổn định nền kinh tế.

Khi nghiên cứu về đầu tư ai cũng hiểu rằng đầu tư luôn có một độ trễ nhấtđịnh, tức là "đầu tư hôm nay , thành quả mai sau” Ngoài ra do đầu tư có ảnhhưởng tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế không ăn khớp về thời gian dovậy nó có thể phá vỡ sự ổn định của một nền kinh tế.Nếu đầu tư tốt nó có thểgiúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Ví dụ như các nước NICs, do

có đầu tư hiệu quả nên từ những nước còn nghèo đã trở thành những nướccông nghiệp với nền kinh tế công nghiệp tương đối phát triển

Giả sử bây giờ ta tăng đầu tư trong nước, khi đó làm cho nhu cầu tiêu thụhàng hoá và dịch vụ liên quan đến công cuộc đầu tư như máy móc , thiết bị sứclao động, nguyên vật liệu tăng theo Điều đó làm cho tổng cầu của nền kinh

tế của những loại hàng hoá này tăng lên, theo qui luật cung cầu của kinh tế dẫnđến giả cả của những hàng hoá này cũng tăng lên một cách mạnh mẽ, và đếnmột mức độ nào đó có thì dẫn tới lạm phát ,với tỷ lệ có thể là rất cao Khi lạmphát xảy ra, giá cả tăng vọt, dẫn đến các chi phí đầu vào cho sản xuất tăng lên

Trang 7

dấn đến sản xuất bị đình trệ, và người lao động thất nghiệp , nền kinh tế bịgiảm thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư bị gảm sút Tất cả nhữngđiều đó làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trì trệ và làm giảm tốc độphát triển Tuy nhiên nếu các quốc gia điều tiết đầu tư thì không những khắcphục được những ảnh hưởng tiêu cực mà còn làm cho nó trở thành động lựccho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

3.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế

Ta thấy rõ rằng đầu tư có ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu và tácđộng đến sự ổn định của nền kinh tế Như vậy, sự tăng trưởng và phát triểncủa nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của đầu tư

Để xem xét cụ thể ta có thể sử dụng hàm Harrod- Domar để minh hoạ mốiquan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và vốn đầu tư

i

k = -

g Trong đó: + k: hệ số gia tăng vốn trên sản lượng hay hệ số ICOR

Đối với mỗi quốc gia khác nhau ICOR cũng khác nhau ,nó tuỳ thuộcvào trình độ phát triển kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của nhà nước Đốivới các nước đang phát triển có ICOR thấp còn các nước phát triển ngược lại Đồng thời chỉ số ICOR của nhiều ngành kinh tế là khác nhau , trong đó ICORtrong nông nghiệp thường là rất thấp tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp cũngkhông cao

Trang 8

Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động,chất lượng sảnphẩm ,năng lực sản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế Vì vậy đốivới mỗi quốc gia cần có một chính sách thích hợp để huy động vốn và đầu tư

có hiệu quả nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nước mình

3.4 Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một quốc gia được coi là phát triển khi cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp -dịch vụ -nông nghiệp trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ lệcao trong GDP của nước đó Bởi vì nông nghiệp do nhiều hạn chế về điều kiện

tự nhiên và khả năng sinh học của cây trồng vật nuôi nên chỉ có tốc độ tăngtrưởng tối đa từ 5-6% Do vậy khi công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao , nó

có khả năng đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước đó lên cao 9-10% năm Muốn vậy chúng ta phải chính sách đầu tư thoả đáng Mỗi nước cần tăngcường tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ và có nhiều chính sách phát huyhiệu quả của đầu tư có vậy thì mới có công nghiệp và dịch vụ phát triển

Trong nông nghiệp ta cũng nên đầu tư nhiều hơn cho chăn nuôi bởi chănnuôi thường có tỷ lệ tăng trưởng mạnh hơn trồng trọt

Còn đối với cơ cấu vùng lãnh thổ một quốc gia phát triển thường có cơ cấukinh tế lãnh thổ cân đối và đồng đều giữa các vùng trong cả nước Do vậy bêncạnh việc đầu tư trọng điểm để phát triển thành thị và các vùng đồng bằngchúng ta cũng cần có chính sách để đầu tư phát triển kinh tế các vùng núi vànông thôn để vừa phát triển kinh tế xã hội vừa tạo sự cân bằng ổn định trongnước

3.5 Đầu tư góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ :

Ta biết rằng khoa học công nghệ là trung tâm của đời sống kinh tế xã hộihiện đại Một đất nước, một quốc gia chỉ phát triển được khi có khoa học côngnghệ tiên tiến và hiện đại Ở các nước phát triển, họ có mức đầu tư lớn, có quátrình phát triển lâu dài nên trình độ khoa học công nghệ của họ hơn hẳn cácnước khác trên thế giới Khi họ áp dụng các thành tựu này làm cho nền kinh tế

có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ, đời sống nhân dân nâng cao Còn đối với cácnước đang phát triển, do công nghệ nghèo làn, lạc hậu lại không có điều kiện

để nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật nền kinh tế phát triển rất thấp, sản

Trang 9

xuất kém phát triển và bị phụ thuộc vào các nước công nghiệp Muốn thoátkhỏi tình trạng này thì các nước phải tăng cường đầu tư và tìm cách thu hút đầu

tư từ bên ngoài vào trong nền kinh tế Đầu tư ở đây được hiểu là các nước nàythu hút công nghệ hiện đại bên ngoài phù hợp đồng thời tổ chức nghiên cứu đểphát minh ra các công nghệ mới hiện đại hơn Quá trình công nghiệp hoá hiệnđại của các nước này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việcđầu tư phát triển khoa học công nghệ.Có thể khẳng định rằng đầu tư khoa họccông nghệ là một chính sách cực kì quan trọng trong quá trình phát triển kinh

tế xã hội

 Ngoài các vai trò chính yếu trên,đầu tư còn có một vài vai trò khác nhưlàm tăng ngân sách cho chính phủ, góp phần làm ổn định đất nước, mởrộng ảnh hưởng của quốc gia

Qua việc phân tích trên ta có thể khẳng định rằng đầu tư là chìa khoá cho sự phát triển của mỗi quốc gia và cho toàn thế giới.

4.Quản lí đầu tư

Đây là hoạt động có ảnh hưởng rất mạnh tới kết quả và hiệu quả đầu tư củamột đất nước nói chung, của một ngành kinh tế nói riêng

4.1 Khái niệm

Quản lí đầu tư chính là sự tác động liên tục , có tổ chức, có định hướngquá trình đầu tư ( bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vậnhành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lí tài sản do đầu tư tạo ra ) bằng một hệthống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội và tổ chức kĩ thuật cùng các biệnpháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiên cụthể và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những qui luật kinh tế

4.2 Mục tiêu của quản lí đầu tư : được xem xét dưới hai góc độ

Trang 10

+ Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình theo đúngqui hoạch, kiến trúc định ra

Vi mô

Đó là việc đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất với chi phí bỏ ra thấpnhất trong một giai đoạn nhất định Mục tiêu này được cụ thể trong từng giaiđoạn của quá trình đầu tư Mục tiêu này ở các cơ sở, nếu thực hiện tốt sẽ làmcho các công cuộc đầu tư của nó đạt kết quả cao và thúc đẩy cơ sở đó đi lên

4.3 Các nguyên tắc

 Thống nhất giữa lãnh đạo chính trị, kinh tế; kết hợp hài hoà giữa hai mặtkinh tế và xã hội Nguyên tắc này đòi hỏi ngành kinh tế vừa phải phát triểnnhưng mặt khác nó phải theo định hướng chung của Đảng và nhà nước vàtạo công ăn việc làm , tăng thu nhập cho người lao động

 Tập trung dân chủ:Đòi hỏi mỗi ngành kinh tế phải được đạt dưới một sựlãnh đạo thống nhất của nhà nước nhưng những ddịnh hướng , chiến lượcchúng phải nhận được sự đóng góp của cấp dưới Bên cạnh hướng pháttriển chung thì mỗi ngành kinh tế ở mỗi địa phương có thể tuỳ theo đặcđiểm của mình mà có những chính sách phát triển phù hợp

 Quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo địa phương , vùng lãnh thổ Đòi hỏi tại mỗi địa phương , từng ngành phải phát triển trong tổng thể chungcủa địa phương đó, dảm bảo sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế ở địaphương

 Kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích : nó đòi hỏi mỗi công cuộc đầu tưkhông chỉ đáp ứng đơn thuần là lợi ích tài chính mà còn phải đáp ứng cảlợi ích xã hôi, lợi ích cộng đồng

 Tiết kiệm và hiệu quả: đòi hỏi một ngành với vốn đầu tư nhất định, ít cácchi phí mà thu được hiệu quả cac nhất

 Phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng

Quản lí hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đối với sự thanh công củacác công cuộc đầu tư ở mỗi ngành, mỗi địa phương và trên cả đất nước

Trang 11

5 Kế hoạch hoá đầu tư :

Nó vừa là nội dung, vừa là một công cụ để quản lí hoạt động đầu tư Công tác

kế hoạch hoá đầu tư có tính chất hướng dẫn ,địn hướng cho việc thực hiện đầu

tư sau đó

5.1 Các nguyên tắc

+ Kế hoạch đầu tư của ngành phải xuất phát từ yêu cầu chung của đường lốiphát triển ngành đó, của cả nền kinh tế và nhu cầu của thị trường trong vàngoài nước

+ Phải đảm bảo qui luật khách quan, khoa học và tính hiện thực của cácphương án

+ Kết hợp tốt về các mặt trong ngành kinh tế đó: tạo điều kiện khai thác hếtcác tiềm năng của ngành, để nó phát triển toàn diện hơn

+Kế hoạch hoá ở cấp cao sẽ mang tính định hướng, kế hoạch ở các địa phương

sẽ cụ thể hoá , thực hiện đường lối đó: Điều này sẽ bảo đảm kế hoạch đượcthực hiện thống nhất từ trên xuống và không bị chồng chéo

+ Phải có độ tin cậy cao va tối ưu

5.2 Trình tự lập kế hoạch đầu tư:

Kế hoạch đầu tư ở đây được lập chủ yếu cho ngân sách nhà nước đầu tư vàongành kinh tế; theo trình tự sau

-Xác định nhu cầu về chủng loại và khối lượng sản phẩm dịch vụ cho sảnxuất và tiêu dùng của kỳ kế hoạch mà ngành kinh tế phải đảm nhiệm

- Xác định khả năng đáp ứng nhu cầu của với các điều kiện hiện có ở đầu kì

kế

hoạch để xem khả năng của ngành đó ra sao

- Xác định các năng lực và dịch vụ mới cần tăng thêm trong kì

- Tiến hành lập kế họch đầu tư để đáp ứng năng lực mới tăng thêm cho kì kếhoạch thông qua các dự án đầu tư Việc lập kế hoạch đầu tư theo dự án lại đượctiến hành theo các bước sau đây:

+ Kế hoạch cho điều tra, khảo sát

+ Kế hoạch chuẩn bị đầu tư

Trang 12

+ Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư

+ Kế hoạch thực hiện dự án

5.3 Các điều kiện được ghi dự án vào kế hoạch đầu tư:

+ Phải nằm trong qui hoạch ngành

+ phải có quyết định đầu tư ( mới được ghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện

dự án)

+ Phải có thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán hay thiết kế kĩ thuât và dự toán chocác giai đoạn đầu tư đối với các công trình lớn

II Đầu tư- nhân tố quyết định đối với sự phát triển nông nghiệp

1 Giới thiệu về nông nghiệp

1.1 Khái niệm.

Con người sinh ra trên đời không thể không ăn mà vẫn có thể tồn tại vàphát triển được,cho nên nhu cầu về lương thực thực phẩm là nhu cầu cấp thiếtcủa loài người Muốn có lương thực và thực phẩm phải hình thành và phát triểnngành nông nghiệp.Do vậy mà nông nghiệp xuất hiện từ rất sớm trong đời sốngloài người Trong suốt một thời gian dài lịch sử nhân loại, ở phương Đôngcũng như phươngTây,nông nghiệp là một ngành cực kì quan trọng, không mộtngành nào có thể sánh được Ngày nay, nông nghiệp không còn có được vị trínhư trước nữa và cũng là ngành có trình độ phát triển thấp kém hơn so với cácngành khác trong nền kinh tế vì vậy phát triển nền nông nghiệp mạnh vẫn làđòi hỏi thiết yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm nông - lâm- ngư nghiệp,phát triển nông nghiệp cũng có nghĩa là phát triển nông - lâm - ngư nghiệp.Ngoài ra phát triển nông nghiệp còn gắn liền với phát triển nông thôn và nâng

Trang 13

cao các điều kiện sinh hoạt ở nông thôn Nông nghiệp được hiểu theo nghĩahẹp chỉ bao gồm hai nghành trồng trọt và chăn nuôi.

Việt Nam chúng ta là một nông nghiệp lâu đời với truyền thống hàngnghìn năm trồng lúa nước Có thể nói nước ta có nhiều điều kiện về tự nhiên vàcon người rất thuân lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh Tuy rằng, nông nghiệp chiếm một vị trí ngày càng thấp kém trong nền kinh tếnhưng trong giai đoạn này nó vẫn là một ngành kinh tế quan trọng , góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu và thu ngoại tệ cho đất nước, cải thiệnđời sống nhân dân Phát triển nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết của đất nướctrong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

1.2 Đặc điểm của nông nghiệp nói chung

Từ việc nghiên cứu tình hình thực tế và những kinh nghiệm của người đitrước, người ta thấy rằng ngành nông nghiệp có một vài đặc điểm sau:

a.Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu.

Đây là một đặc điểm cực kì quan trọng và khác biệt của nông nghiệp.Trong nông nghiệp, đặt biệt trong trồng trọt thì đất là một yếu tố sản xuấtkhông thể thiếu được, đất vừa là nơi sản xuất cũng chính là yếu tố quyết địnhcho sự sinh tồn của cây trồng , như vậy đất là không thể thiếu cho nông nghiệp.Cùng với các yếu tố khác như sự chăm sóc của con người, tưới tiêu và thờitiết, chất lượng đất đai có ảnh hưởng mạnh tới năng suất chất lượng sản phẩmnông nghiệp và thành quả lao động của người nông dân, Vì thế , muốn nôngnhgiệp đạt kết quả cao thì phải có những biện pháp tác động và đất đai.Tuynhiên đất là do tự nhiên tạo ra cho nên ta không thể thay đổi hoàn toàn nhữngđiều kiện của đất Do đặc điểm này mà mức độ tác động của con người trongsản xuất nông nghiệp là rất hạn chế, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học cũngkhông thật nhiều nên nông nghiệp là ngành có tốc độ phát triển không cao vànhanh như các ngành kinh tế khác.Tuy vậy, đối với một số lĩnh vực chăn nuôiđất đai cũng chỉ là mặt bằng để tiến hành sản xuất như các ngành kinh tế khác

và nó không chịu nhiều ảnh hưởng của đất

Trang 14

b.Đối tượng sản suất là những cơ thể sống

Một đặc điểm khác nữa của nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác làđối với các ngành này thì đối tượng sản xuất là những sản phẩm hàng hoá cònđối tượng sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống , đó là nhưng cây trồngvật nuôi có sẵn trong tự nhiên được con người đem về thuần dưỡng Những đốitượng này thường có những qui luật tăng trưởng và phát triển nhất định, mặc

dù đã được con người thay đổi ít nhiều, chúng cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh

mẽ của các điều kiện tự nhiên và cũng không thể tăng trưởng quá mức chophép của qui luật tự nhiên Vì những đặc trưng trên mà ngành nông nghiệp cótốc độ tăng trưởng thấp hơn so với các ngành kinh tế khác Tuy nhiên ,tốc độtăng trưởng nông nghiệp có thể đạt cao hơn nếu con người tác động vào các cơthể sống này thông qua việc phát triển công nghiệp sinh học để tạo ra nhữnggiống cât trồng mới với năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn Chúng tacũng cần tìm hiểu các qui luật phát triển của các đối tượng sống này để tìm racác biện pháp chăm sóc kịp thời và có các loại phân bón tốt nhất vào các thờiđiểm cụ thể

c.Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng mạnh của các điều kiện tự nhiên

Do vậy mỗi sự thay đổi nhỏ của tự nhiên đều ảnh hưởng tới nông nghiệp;đối với các ngành kinh tế khác, thì mức độ phụ thuộc này là không lớn; nhưcông nghiệp,thì dù trời có đổ mưa hay có gió lớn thì người ta vẫn tiến hành sảnxuất bình thường và sự thay dổi trong kế hoạch sản xuất là không đáng kể.Nhưng đối với ngành nông nghiệp thì khác hẳn, mọi sự thay đổi đều có ảnhhưởng, như đất tốt hay xấu đều ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm.Nếu thời tiết tốt, phù hợp với yêu cầu , chúng ta đạt được một vụ mùa bội thucòn nếu thời tiết xấu thì ngược lại Vì vậy trong nông nghiệp chúng ta cần hạnchế các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên hoặc phải có những biện pháp khaithác tự nhiên tốt nhất thì chúng ta với thu được các kết quả cao và giúp cho sảnxuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định

d.Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao.

Trang 15

Bởi lẽ đối với những loại cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp ,chúngkhông thể phát triển quanh năm mà chúng cần có một thời gian phù hợp nhấtđịnh trong năm để sinh trưởng và phát triển tốt Mặt khác,do trong nông nghiệpthời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất Những đặcđiểm này làm cho sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ Để khắc phục đượctình trạng này thì chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng thuậntiện, hiện đại và phù hợp để có thể phục vụ tốt nhất cho công cuộc sản xuất

e.Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp

Đây là một thiệt thòi của ngành nông nghiệp có so với các ngành côngnghiệp và dịch vụ Người ta thấy rằng dù nông nghiệp có điều kiện sản xuấtthuận lợi đến mấy đi nữa thì nông nghiệp cũng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng tối đa

từ 5 - 6 % năm trong khi ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng truởng 10 % trởlên là bình thường Kết quả thấp kém của sản xuất nông nghiệp chính là hệquả tất yếu của những đặc điểm trên của ngành nông nghiệp

Dựa trên việc nghiên cứu các đặc điểm trên của ngành nông nghiệp , chúng

ta sẽ có những ý tưởng , những sáng kiến trong việc lập kế hoạch sản xuất, tiếnhành đầu tư và có những biện pháp cần thiết cho phát triển sản xuất nôngnghiệp

1.3 Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam

Dù đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhưngViệt Nam vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển của ngành nôngnghiệp vẫn ở mức rất thấp Vì thế nghiên cứu rõ đặc điểm của nền nông nghiệpnày sẽ giúp cho chúng ta có những chính sách đầu tư phát triển phù hợp nhằmthúc đẩy nền nông nghiệp nước ta từng bước đi lên, theo kịp tiến trình pháttriển của cả nước Có thể nói nền nông nghiệp nước ta ngoài những đặc điểmchung như nêu ở trên thì có những đặc điểm riêng sau:

Nền nông nghiệp Việt Nam vẫn mang tính truyền thông sâu sắc, chưa cónhững thay đổi lớn so với những năm trước đây.Trong suốt thời kì vừa qua ,nông nghiệp được Đảng và nhà nước quan tâm và đầu tư thoả đáng nên đã cónhững bước phát triển mạnh cả về năng suất , chất lượng Nhưng nhìn chungthì sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính cá thể và đơn lẻ; mức độ áp dụng khoa

Trang 16

học kĩ thuật công nghệ vào nông nghiệp là rất ít, đồng thời mức độ cơ giới hoátrong nông nghiệp là không cao Thậm chí ở nhiều vùng quê ,sản xuất nôngnghiệp vẫn ở trong tình trạng " con trâu đi trước, cái cày theo sau” Còn về vấn

đề cây trồng thì trong trồng trọt vẫn ở dạng độc canh cây lúa, trong khi nhiềunơi thích hợp cho phát triển nhiều loại cây khác lại chưa có chính sách khuyếnkhích thoả đáng Ngoài ra chăn nuôi là ngành sẽ giúp cho nông nghiệp có tốc

độ tăng trưởng cao hơn thì chúng ta vẫn chưa có những chính sách đầu tư pháttriển thích hợp cho nên tỷ lệ chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp vẫn ởmức thấp.Trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp, một số vùng nếu có thì đã quá lạc hậu hoặc thiếu đồng bộ còn lại làrất thiếu Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất nôngnghiệp

Đất nước ta được chia ra làm 3 miền Bắc - trung - nam với khí hậu vàđịa hình rất phức tạp và khác biệt Nước ta còn có tỉ lệ đồi núi chiếm tới hơn 70

% lãnh thổ, do vậy mà sản xuất nông nghiệp chỉ ở trong những khoảng khônggian nhỏ và khó cho việc áp dụng máy móc Các vùng đồng bằng có điều kiệncũng không giống nhau, như đồng bằng sông Cửu Long có độ phù sa lớn, cóthể canh tác 3 - 4 vụ trong năm lại phải chịu lũ lụt hàng năm ; đồng bằng sôngHồng chỉ có thể sản xuất hai vụ do có mùa đông giá rét Khí hậu, thời tiết khátphức tạp; trong khi miền bắc có mùa đông rét và lạnh, thích hợp cho việc sảnxuất một số nông sản mùa đông, ở Miền nam , gần miền xích đạo nên thời tiếtnóng quanh năm nên chỉ cho phép phát triển những cây mùa hè Chính sự phứctạp , đa dạng này đã tạo cho sản xuất nông nghiệp nước ta không không thốngnhất và đồng bộ giữa các miền, và khó cho việc áp dụng những giống cây trồngvật nuôi đại trà trong cả nước Nhưng lại tạo ra cho nước ta thuận lợi trong việcphát triển đa dạng những sản phẩm nông nghiệp

Nông nghiệp nước ta hiện nay được phát triển trong điều kiện đất nướcđang tiến hành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá Chính vì vậy mà nónhận đước sự quan tâm lớn của toàn xã hội, mức độ công nghiệp hoá nôngnghiệp và nông thôn sẽ được tiến hành nhanh hơn và rộng hơn trên cả nước,đồng thời sự áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuất cũng nhiều hơn và tốt

Trang 17

hơn Tuy vậy thì nông nghiệp lại chịu một sự thiệt thòi lớn là tỷ lệ đầu tư củanhà nước và xã hội cho nông nghiệp sẽ ngày càng giảm sút

Hiện nay nền nông nghiệp chúng ta đã có một khối lượng rất lớn hàngnông lâm thuỷ sản xuất khẩu, chiếm một tỉ lệ cao trong giá trị xuất khẩu của cảnước Nhưng có một thực tế ngược lại là tuy sản lượng tăng mạnh, năng suấtlao động lại chưa cao , hơn nhiều so với các nước khác Như ở Thái Lan, năngsuât lúa của họ thường đạt trên 8 tấn / ha tại Việt Nam năng suất chỉ khoảng 6tấn / ha, như vậy là rất thấp và không có nhiều tiến bộ so với trước.Chất lượnghàng nông sản của chúng ta cũng không cao do vậy mà giá trị của chúng trênthị trường cũng thấp.Vì thế ,trong thời gian tới chúng ta cần có những biệnpháp đầu tư để tạo ra những giống mới và có những cách thức sản xuất mớinhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

Tóm lại , ngành nông nghiệp nước ta tuy có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây vẫn còn yếu kém và lạc hậu ;do vậy cần nhận được sự đầu tư toàn diện và sâu rộng, của Đảng, của nhà nướcvà của toàn xã hội để nó có thể phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

1.4Vai trò của nông nghiệp.

Chưa khi nào trong lịch sử loài người mà nông nghiệp lại không được coitrọng Thế giới dù có hiện đại , dù có phát triển đến mấy thì nông nghiệp vẫngiữ những vị trí hết sức then chốt và cực kì quan trọng.Sở dĩ nông nghiệp cóđược vị trí như vậy vì ngành này có những vai trò sau:

Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực thực phẩm duy nhất

cho cả xã hội loài người Đây là vai trò nổi bật của nông nghiệp.Với vai trò nàynông nghiệp quyết định sự ổn định và phát triển của xã hội loài người Khi mỗicon gnười được sinh ra trên đời thì họ không thể không ăn mà có thể lao động,học tập và cống hiến tài năng của mình cho xã hội Bởi vì có ăn , chúng ta mới

có thể có đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động Xã hội phát triển càngcao , càng văn minh thì đòi hỏi của con người về lương thực và thực phẩmngày cao về lượng và đặc biệt là về chất Muốn vậy ,đòi hỏi ngành nông nghiệp

Trang 18

phải không ngừng đầu tư phát triển để nâng cao năng xuất lao động trong sảnxuất nông nghiệp và chất lượng của nông sản.

Thứ hai, đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát

triển thì nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế tạo ra một khối lượng lớn công

ăn việc làm và tạo thu nhập cho người dân Như ở Việt Nam, hiện nay vẫn cótới khoảng 70% dân số sống ở nông thôn và cũng một tỉ lệ tương tự làm việctrong ngành nông nghiệp Tuy nhiên ,lực lượng lao động trong nông nghiệpnày có trình độ còn thấp kém và mức thu nhập của họ cũng rất thấp.Nhưngtrong tương lai đây là lượng lao động chủ yếu cho nền kinh tế Vì vậy ,để thúcđẩy nền kinh tế phát triển nói chung ,cũng như giúp cho nông nghiệp nói riêngthì chúng ta cần có những chính sách về giáo dục và đào tạo nhằm đào tạonghề và nâng cao trình độ cho người nông dân.Với một lượng lớn dân số sống

ở các vùng nông thôn và làm việc trong ngành nông nghiệp nên những đốitượng này sẽ là lực lượng tiêu dùng rất lớn cho nền kinh tế Đây là một thịtrường tiêu thụ tiềm năng cho các nhà sản xuất trong nước.Khai thác và sửdụng hiệu quả thị trường này sẽ giúp cho các nhà sản xuất thu lợi nhuận tăngcường thị trường của mình và đồng thời góp phần tăng trưởng và phát triển nềnkinh tế đất nước

Thứ ba , nông nghiệp còn có vai trò khá quan trọng đối với một số ngành

kinh tế khác như công nghiệp chế biến Có thể nói ngành công nghiệp chế biếnnông sản phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp Bởi nông nghiệp là ngành kinh

tế cung cấp đầu vào cho sản xuất công nghiệp chế biến.Trong các nước đangphát triển thì ngành công nghiệp chế biến chiếm một vai trò khá quan trọng, nó

là lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình côngnghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Để ngành này muốn hoạt động tốt thì đòihỏi ngành nông nghiệp phải phát triển ổn định và thường xuyên cung cấp cácđầu vào rẻ và có chất lượng cao Như vậy nông nghiệp qui định sự phát triểnngành công nghiệp chế biến Ngoài ra một số nông sản còn là những đặc sảntrong hoạt động du lịch và dịch vụ ăn uống nhằm thu hút khách hàng, nên nôngnghiệp cũng là nhân tố thúc đẩy du lịch

Trang 19

Thứ tư, đối với các nước đang phát triển , nông nghiệp đóng vai trò cực kì

quan trọng, góp một tỷ lệ lớn vào giá trị hàng hoá xuất khẩu và thu ngoại tệcho đất nước đồng thời cũng chiếm một vị trí khá cao trong GDP của đất nước.Như ở Việt Nam, xuất khẩu hàng nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sảnthu được hàng tỷ Đôlla, chiếm một tỉ lệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu; cácmặt hàng như gạo , cà phê có giá trị xuất khẩu lớn.Do vậy mà chúng ta cầntăng cường hơn nữa xuất khẩu loại hàng hoá này để thúc đẩy phát triển nôngnghiệp và đất nước Tuy nhiên , các sản phẩm xuất khẩu lại chủ yếu dưới dạngthô, do vậy giá trị hàng hoá rất thấp ,rất bất lợi cho người nông dân Thêm vàonữa là nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng hơn 30% GDP của các nước đang pháttriển, đây là một tỷ lệ khá cao và cho thấy nông nghiệp có ảnh hưởng mạnh tới

sự tăng trưởng kinh tế của các nước này Tuy nhiên đây là một dấu hiệu khôngđáng mừng , bởi lẽ một đất nướcđược coi có nền kinh tế phát triển và hiện đạikhi có tỷ lệ nông nghiệp trong GDP là thấp ( khoảng dưới 15 % ) Vì thế cácnước này cần có những biện pháp đầu tư ,một mặt vẫn giúp cho nông nghiệp

có tốc độ tăng trưởng cao nhưng mặt khác phải nâng cao tỷ trọng trong GDPcủa các ngành công nghiệp và dịch vụ

Thứ năm , nông nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò như một nhân tố tạo

vốn, lao động và thị trường cho thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở các nước đang phát triển Một nước chỉ có thể tiến hành thànhcông công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước khi có đủ vốn và cácnguồn lực Trong giai đoạn đầu này, công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa pháttriển, thì nông nghiệp với ưu thế là ngành truyền thống sẽ tạo được một khốilượng lớn nông sản có giá trị cao và có thể xuất khẩu ;từ đó tạo ra một nguồnvốn khá lớn cho ngành công nghiệp Nông nghiệp cũng là ngành cung cấp đầuvào cho công nghiệp chế biến Với lực lượng lao động đông đảo trong ngànhnông nghiệp sẽ là những công nhân với trình độ tay nghề khá cao ( nếu đượcchú ý đào tạo và bồi dưỡng hợp lí ) có sự cần cù chăm chỉ ,giá nhân công lại rẻ, điều này sẽ tạo thuận lợi lớn cho ngành công nghiệp phát triển Như vậy nôngnghiệp là ngành kinh tế tạo những tiền đề , cơ sở ban đầu cho sự công nghiệphoá và hiện đại hoá đất nước

Trang 20

Tóm lại, nông nghiệp đối với những nước đang phát triển nói chung vàViệt Nam nói riêng vẫn là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong đời sốngkinh tế xã hội Đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là đòi hỏi tất yếu của nềnkinh tế đất nước hiện nay.

2 Đầu tư - nhân tố quyết định tới sự phát triển nông nghiệp

Có thể khẳng định rằng , tất cả các ngành các lĩnh vực muốn có sự tăngtrưởng và phát triển thì cần phải có đầu tư , không có đầu tư thì không có sựphát triển Ngành nông nghiệp cũng không nằm ngoài qui luật này Chính đầu

tư là nhân tố quyết định những sự biến đổi vượt bậc của ngành nông nghiệp.Đầu tư chính là đòn bẩy, là động lực cho sự phát triển

Thứ nhất ,đầu tư tạo cho nông nghiệp một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện

đại và có qui hoạch, tập trung Ta biết rằng nông nghiệp chỉ có thể tiến hànhsản xuất có kết quả tốt khi được cung cấp các yếu tố đầu vào đầy đủ như :điện ,nước, phân bón, hệ thống nhà kho Muốn có được những yếu tố quantrọng này thì chúng ta phải xây dựng và củng cố các hệ thống trạm bơm, cáckênh mương, các mạng lưới điện, phát triển và nâng cấp hệ thống đường giaothông Khi những hệ thống này hoạt động tốt sẽ rất thuận lợi cho sản xuất.Tuynhiên những cơ sở hạ tầng này không tự nhiên có mà cần phải có sự đầu tư tiền

và các nguồn lực khác Việc đầu tư này cần phải được qui hoạch tổng thể ,tránh hiện tượng đâu tư dàn trải, không trọng điểm Khi đã có đầu tư và đầu tưhiệu quả thì chúng ta sẽ có một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, sẽ giúp chonông nghiệp có thể tiến hành những phương thức sản xuất mới, có thể tiễnhành thâm canh tăng vụ, người nông dân cũng có thể chủ động trong quá trìnhsản xuất những thuận lợi này sẽ làm cho sản lượng ngành nông nghiệp tăngcao và chất lượng nông sản cũng tốt hơn

Thứ hai,trong thế giới hiện nay, một nền nông nghiệp hiện đại , có năng

suất , hiệu quả cao khi nó được cơ giới hoá , công nghiệp hoá một cách cao độ.Hay nói rõ hơn là sản xuât nông nghiệp được áp dụng máy móc một cách phổbiến và đại trà trong mọi khâu và mọi lĩnh vực và góp phần giải phóng sức laođộng của con người Nhờ có những chính sách hỗ trợ mà đặc biệt là do có các

Trang 21

nguồn đầu tư hữu ích của xã hội mà ngành nông nghiệp có được những loạimáy móc hiện đại ,tiên tiến như máy cày máy kéo, máy gặt đập, máy xay xát,các loại xe chuyên chở thay thế cho sức người và súc vật trong quá trình sảnxuất Do có những loại máy móc này mà sản xuất nông nghiệp có thể tiến hànhtrên diện rộng và hàng loạt, đồng thời làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi lênrất nhiều lần so với trước đây Như vậy đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp lànhân tố thúc đẩy sản suất nông nghiệp ; vì thế chúng ta nên quan tâm và coitrọng đầu tư cho nông nghiệp một cách thoả đáng Ở Việt Nam , ngành nôngnghiệp còn sử dụng sức người và súc vật trong khi làm việc là chủ yếu, ápdụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế và ở qui mô nhỏ.Đầu tư mua sắm những phương tiện này là đỏi hỏi cấp thiết của nền nôngnghiệp Tuy nhiên chúng ta phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địaphương ,từng lĩnh vực mà mua những máy móc cho thích hợp nhất

Thứ ba , đầu tư vào lĩnh vức khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra cho

nông nghiệp những giống cây trồng vật nuôi mới hiệu quả hơn Mà ta biếtgiống là một yếu tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển ngành nôngnghiệp Mỗi người đều hiểu rằng khoa học công nghệ là động lực cho sự pháttriển các ngành kinh tế và no vẫn là nhân tố quan trọng cho sự phát triển mạnhsản xuất nông nghiệp Ngày nay, công nghệ sinh học đang phát triển mạnh mẽ

và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong đời đời sống kinh tế thế giới.Công nghệ sinh học ngày càng có những thành công to lớn hơn và là lĩnh vựcliên quan khá chặt chẽ với ngành nông nghiệp.Một phần công nghệ này sẽđược áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Ở mức độ quốc gia chúng ta cần đầu

tư mạnh để phát triển công nghệ này , đồng thời cần có những chính sách khác

để khuyến khích động viên những nhà khoa học giỏi nghiên cứu và từ đó ápdụng triệt để những thành quả của nó.Mặt khác, chúng ta nên xây dựng nhữngtrung tâm giống cây trồng vật nuôi với những cán bộ khoa học giỏi về chuyênmôn nghiệp vụ để nghiên cứu ra những giống mới từ kết quả của công nghệsinh học Vì vậy,chúng ta nên có những chính sách để thu hút các nguồn lựctrong và ngoài nước đầu tư vào công nghệ này và thành lập những trung tâmnghiên cứu áp dụng những kĩ thuật tiên tiến của thế giới và trong nước Tóm lại

Trang 22

, đầu tư góp phần vào việc tạo ra cho nông nghiệp một sức phát triển mới thôngqua đầu tư cho công nghệ phục vụ sản xuất.

Thứ tư , đầu tư là đã góp phần tạo ra cho nông nghiệp một lực lượng lao

động hùng hậu có tay nghề chuyên môn và trình độ kĩ thuất cao Dù máy móc

có hiện đại và phù hợp đến đâu, hay một phương thức sản xuât mới có tiên tiếnđến mấy nhưng nếu lao động trong nông nghiệp không có trình độ để nắm bắt

và sử dụng thì những thứ trên đều là vô dụng, bỏ đi Nhờ có một khối lượnglớn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo thông qua việc xây dựng các trungtâm dạy nghề , các chương trình phổ biến kiến thức nông nghiệp mới chongười nông dân mà họ ngày càng nắm bắt được những kiến thức mới , thiếtthực cho việc trồng trọt và chăn nuôi : biết cách thâm canh, biết điều khiểnmáy móc , biết làm kinh tế Vac Điều này cũng sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về cácđặc tính và quá trình sinh trưởng của từng loại cây trồng vật nuôi để họ cónhững biện pháp chăm sóc tốt hơn Khi người nông dân có trình độ càng cao sẽcàng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trong việc sử dụng những kĩthuật mới và giúp cho ngành này có sự tăng trưởng cao

Thứ năm , đầu tư góp phần tạo cho nông nghiệp một cơ cấu trồng trọt và

chăn nuôi hợp lí hơn với tỷ trong chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổnggiá trị ngành nông nghiêp Bởi vì, trong nông nghiệp , chăn nuôi là lĩnh vực cótốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với trồng trọt, muốn phát triển ngành nôngnghiệp thì phải đầu tư phát triển lĩnh vực chăn nuôi Như trước đây, trồng trọtchiếm vai trò chủ yếu nên ngành nông nghiệp có tốc độ phát triẻn không cao,

kể từ khi đầu tư mạnh hơn vào chăn nuôi thì nông nghiệp đã có những sự pháttriển vượt bậc Đây là hướng đi đúng của nhiều nước đi trước mà những nước

đi sau như Việt Nam cần học tập và phát huy

Nói chung, đầu tư còn góp phần cải thiện đời sống người nông dân, cải cáchphương thức tổ chức quản lí nông thôn Tóm lại, đầu tư có vai trò quyết định

sự tiến bộ đi lên không ngừng của nông nghiệp Khi nền kinh tế càng hiện đại,nông nghiệp càng không thể không có đầu tư

3 Đặc trưng của đầu tư trong nông nghiệp

Trang 23

Nông nghiệp là một ngành kinh tế dặc thù với những đặc điểm riêng biệt,

vì vậy mà đầu tư trong nông nghiệp cũng có những nét đặc trưng riêng, khônggiống bất cứ một ngành kinh tế nào trong nền kinh tế

Đặc trưng thứ nhất là đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình thựchiện một công cuộc đầu tư cũng như việc thu hoạch những kết quả của nó chịuảnh huởng nhiều của các điều kiện tự nhiên Điều đặc trưng này là do đặc điểmngành nông nghiệp chi phối Đầu tiên, khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, dođất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên chúng ta phải nghiên cứu rất kĩ về cácđiều kiện của đất , chất lượng và đặc điểm của đất và đặc điểm về địa hình Bởi

vì đất tốt hay xấu ảnh hưởng rất mạnh tới quá trình thực hiện đầu tư và thànhquả thu được Nếu đất tốt thì cây trồng phát triển thuận lợi, có xây dựng hạtầng cơ sở thì cũng giảm chi phí và ngược lại Nghiên cứu về đất còn chochúng ta biết nên trồng loại cây nào, nên nuôi loại động vật gì, để từ đó có kếhoạch sản xuất.Địa hình cũng có ảnh hưởng tới đầu tư, nếu địa hình bằngphẳng thì có thể đầu tư nhiều loại cây trồng, vật nuôi thích hợp cho vùng đồngbằng, đỡ tốn công san lấp và thuận lợi về giao thông do vậy vận chuyển cácnông sản mang ra thị trường nhanh và đảm bảo tươi sống Khi đầu tư dựa vàođiều kiện của địa hình để có những chính sách đầu tư phù hợp nhất

Khí hậu cũng ảnh hưởng tới quá trình đầu tư,khi đầu tư người ta thườngphải nghiên cứu rõ điều kiện khí hậu, bởi nó có ảnh hưởng mạnh tới kết quảcủa sản xuất nông nghiệp hay kết quả đầu tư Ví dụ như khi tiến hành đầu tưxây dựng hệ thông thuỷ lợi thì thường tiến hành vào mùa nước cạn, bởi khinước lên thì việc xây dựng rất khó và cực kì tốn kém Hoặc khi ta đầu tư mộtloại cây lương thực náo đó, chẳng hạn như cây lúa, ta không thể trồng lúa vàomùa đông lạnh ,bởi lúa là cây không thích hợp với điều kiện giá rét , do vậy màđầu tư không thu được lợi ích tốt Do vậy mà khi đầu tư vào nông nghiệp cácnhà đầu tư phải nghiên cứu rất kĩ đặc điểm tự nhiên của từng vùng để có thể cónhững công cuộc đầu tư mang hiệu quả cao hoặc có những biện pháp phòngtránh ảnh hưởng xấu của tự nhiên hữu hiệu

Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên đầu tư trong nông nghiệpcũng mang tính thời vụ khá rõ rệt Rất nhiều hoạt động đầu tư trong nông

Trang 24

nghiệp phải nghiên cứu thời điểm đầu tư và chọn khu vực điểm điểm đầu tư.Bởi vì, trồng trọt và chăn nuôi không thể tiến hành quanh năm cho nên chọnthời điểm để sản xuất là rất cần thiết.Do vậy khi đầu tư vào một loại đối tượngnào đó thì ta chỉ có thể bắt đầu đầu tư tại một thời gian rõ ràng và cố định trongnăm, như trồng cây thì thường phải vào mùa xuân Tuy nhiên , với trình độkhoa học phát triển chúng ta có thể đầu tư đa dạng và với khoảng thời gianrộng hơn.

Một đặc trưng nổi rõ của đầu tư trong nông nghiệp đó là nó đỏi hỏi mộtlượng vốn đầu tư khá lớn, có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơnnhiều so với các ngành , lĩnh vực khác.Cụ thể, khi ta tiến hành đầu tư vào hệthống cơ sở hạ tầng( như hệ thống thuỷ lợi ) hay khoa học công nghệ thì lượngvốn đầu tư thất không nhỏ chút nào Ví dụ như để phát hiện ra một loại giốngmới cho sản xuất nông nghiệp thì lượng vốn bỏ ra và số nhà khoa học cần chonghiên cứu không thua kém để cho một sản phẩm công nghiệp mới ra đời.Hoặc chi phí để xây một hệ thống thuỷ lợi cũng không kém việc xây dựng mộtnhà máy hay một khách sạn du lịch Vì vậy mà khi đầu tư , đỏi hỏi các nhà đầu

tư phải có những chính sách biện pháp huy động đủ vốn và kịp tiến độ

Đầu tư trong nông nghiệp có độ rủi ro cao, đây là vấn đề thiệt thòi cho nôngnghiệp Sở dĩ rủi ro cao vì đầu tư trong ngành nông nghiệp một mặt chịu nhữngrủi ro chung của các công cuộc đầu tư mặt khác nó còn chịu ảnh hưởng cựcmạnh của những biến đổi tự nhiên xấu Ngoài ra việc kiểm soát và hạn chếnhững loại rủi ro này là rất khó, đôi khi không thể ngăn chặn nổi Một thiệt thòilớn của đầu tư là tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư trong nông nghiệp rấtthấp thường chỉ vài phần trăm một năm trong khi các ngành khác đạt hơn 10 %, do nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao.Khi đầu tư thời gian thu hồivốn cũng rất lâu Còn một số công trình đầu tư trong nông là hoà vốn, thậm chínhiều công trình không thu đủ số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra

Tóm lại , hoạt động đầu tư trong nông nghiệp có những nét riêng, chính vìnhững nét này mà các nhà đầu tư thường không muốn bỏ vốn của mình đầu tưvào ngành nồng nghiệp, hoặc có thì cũng rất ít Do vậy để thúc đẩy nền nôngnghiệp phát triển thì đòi hỏi chính phủ mỗi nước phải có những chính sách

Trang 25

khuyến khích , hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư và bản thân nhà nướcphải bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở.

4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp

Để xem xét thành quả hay mức độ thành công của các công cuộc đầu

tư , của một ngành của một tỉnh hay của cả nước ; ngoài chỉ tiêu kết quả đầu tưngười ta còn phải sử dụng chỉ tiêu hiệu quả đầu tư để tính Ngành nông nghiệp,

do có những đặc điểm cũng như do đầu tư trong nông nghiệp có các đặc trưngriêng nên trong nông nghiệp người ta có thể sử dụng những chỉ tiêu hiệu quảsau:

a.Chỉ tiêu :GO tăng thêm/ Vốn đầu tư và GDP tăng thêm/ Vốn đầu tư

Trong đó :+ GO: giá trị sản xuất

+ GDP : tổng sản phẩm

+ Vốn đầu tư : là số vốn đầu tư của một dự án, của nhiều dự ánđầu tư hay của cả một tỉnh, một nước trong một năm hoặc một thời kì nhất định Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu giá trịhàng hoá và dịnh vụ Chỉ tiêu này, càng cao thì chứng tỏ công cuộc đầu tư càngthành công Trong các chỉ tiêu tính hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp thì đây

là chỉ tiêu dễ tính nhất cũng như đơn giản nhất bởi lẽ các số liệu thu thập về

GO ,GDP cũng như về vốn đầu tư là tương đối dễ

b Thời hạn thu hồi vốn đầu tư: là thời gian mà các kết quả của quá trình đầu tư

cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra từ lợi nhuận thu được

Công thức tính: Ivo

T =

Wpv Trong đó : Wpv là lợi nhuận thu được bình quân một năm hoặc

T  Wipv  Ivo

i=0

Trang 26

T và T : là thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tháng ,quí ,năm

Thời hạn T thường được tính cho một dự án Nó phản ánh phần nào mức độhiệu quả của dự án Đối với những dự án tương tự nhau thì dự án có thời gianthu hồi vốn đầu tư càng nhỏ càng tốt Tuy nhiên đối với nhiều dự án của mộttỉnh, một giai đoạn thì T rất khó tính, thậm chí là không tính được Trong nôngnghiệp có nhiều dự án khó tính được thời gian T bởi vì đầu tư trong nôngnghiệp mang tính xã hội cao, nhiều khi không có lợi nhuận, nên nó không được

sử dụng nhiều

c Hệ số hoàn vốn nội bộ: là tỷ suất lợi nhuận mà nếu được sử dụng để tính

chuyển các khoản thu chi của toàn bộ công cuộc đầu tư về mặt bằng thời gian ởhiện tại sẽ làm cho tổng thu cân bằng với tổng chi Công cuộc đầu tư được coi

là có hiệu quả khi :

IRR  IRR định mức

Trong đó IRR định mức có thể là lãi suất đi vay nếu ta phải vay vốn để đầu tư,

có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước qui định nếu vốn đầu tư dongân sách cấp , có thể là tỷ suât lợi nhuận bình quân hoặc là chi phí cơ hội củavốn tự có

Để tính IRR của một dự án người ta có thể tình bằng nhiều cách khácnhau: như bằng máy tính, bằng phương pháp nội suy, ngoại suy Chỉ tiêu IRRrất quan trọng trong việc tính hiệu quả dự án đầu tư Nói chung dự án có IRRcàng lớn càng tốt Trong ngành nông nghiệp, do dặc trưng của đầu tư trongngành nên các công cuộc đầu tư thường có IRR là tương đối thấp Đây là côngthức có thể tính được nếu công tác thống kê thu thập làm tốt

d Chỉ tiêu số lao động tăng thêm từng năm của dự án.

Số việc làm = Số lao động  Số lao động tăng thêm thu hút thêm mất việc làm

Số lao động tăng thêm nói lên sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế xãhội Số lao động tăng thêm nói chung là tương đối dễ tính tuy nhiên trongngành nông nghiệp, người nông dân dù có thêm hay giảm đầu tư thì họ vẫnphải làm nông nghiệp, nên trong nông nghiệp tính không phải là dễ Còn số lao

Trang 27

động tăng thêm càng nhiều ,dự án đó càng hiệu quả ( nhưng ta còn phải xemxét thêm thu nhập của người lao động tư dự án như thế nào)

e Giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm( NVA):

Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô củađầu tư NVA là mức chênh lệnh giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào

Công thức tính: NVA = O - (MI + Iv)

Trong đó : - NVA là giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm do đầu tư đem lại

- O : là giá trị đầu ra của công cuộc đầu tư ( doanh thu)

- MI: là giá trị đầu vào của vật chất thường xuyên và các dịch vụmua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây( nănglượng, nhiên liệu, giao thông )

- Iv: vốn đầu tư hoặc khấu hao Trong ngành nông nghiệp ,chỉ tiêu này rất phù hợp bởi nhiều dự án nôngnghiệp mang tính lợi ích xã hội hơn là lợi nhuận Nếu tính theo chỉ tiêu này thìmức lợi ích của đầu tư trong nông nghiệp là tương đối cao Tuy nhiên, đây lại

là chỉ tiêu rất khó tính được chính xác NVA còn có thể tính cho từng nămhoặc tính cho nhiều dự án trong một thời kì nhất định

f.Chỉ tiêu GO/GDP

Trong đó: GO giá trị sản xuất của

: GDP = GO - chi phí trung gian

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của vốn đầu tư, nói trung nó có giá trị càng gần

1 càng tốt Nếu gần 1, tức sẽ giảm tối thiểu các chi phi trung gian không cầnthiêt, những kết quả thu được từ đầu tư chính là sự gia tăng giá trị cho xã hội

g Chỉ tiêu công bằng xã hội :chỉ tiêu này xem xét mức độ bình đẳng của người

dân trong xã hội, mức độ phân phối thu nhập từ công cuộc đầu tư

Trên đây là một vài chỉ tiêu tiêu biểu phản ánh hiệu quả đầu tư trong nôngnghiệp Muốn tính hiệu quả đầu tư chính xác ta nên kết hợp chúng với nhau

Trang 28

Chương II Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây

I.Các nguồn lực cho đầu tư phát triển

1 Giới thiệu các nguồn lực Hà Tây

1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí:

Hà Tây là một tỉnh vừa mới tái lập gồm hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tâyhợp thành Hà Tây có diện tích chung là 2147 km2, nằm trong vùng đồng BằngBắc Bộ; phía đông nằm ngay tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp với VĩnhPhúc, Phía Tây và Nam tiếp với hai tỉnh Hải Dương và Hoà Bình Như vậy, HàTây là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc và đặc biệt là các tỉnhphía Nam và Hà Tây nằm trên nhiều đường giao thông quan trọng huyết mạchcủa đất nước như đường quốc lộ 1, 6 và 32 , đường thuỷ sông Hồng chạy quanên rất có điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Hơn nữa , Hà Tây còn nằm gần khu tam giác kinh tế trọng điểm khôngnhững của phía bắc và cả nước: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Như vậytỉnh sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển của các tỉnh này

Khí hậu

Có thể nói, Hà Tây nằm ở vùng Đông Bắc nên có khí hậu nhiệt đới giómùa ẩm với mùa đông nhiệt độ thấp lạnh, có gió mùa đông bắc rét, hanh khôcòn mùa hè nóng và mưa nhiều Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng

1800 - 2000 mm.Do diện tích không lớn, nên khí hậu Hà Tây không có sự khácbiệt lớn giữa các huyện thị trong tỉnh Với loại khí hậu này , Hà Tây có thể pháttriển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi Tuy nhiên , Hà Tây cũng có bất lợi vềmùa mưa chịu ảnh hưởng của lượng mưa lớn còn mùa khô thiếu nước nên đòihỏi đầu tư lớn cho hệ thống thuỷ lợi để điều hoà tưới tiêu Ngoài ra một sốvùng Hà Tây còn chịu ảnh hưởng kế hoạch phân lũ Sông Hồng, nên có thể ảnhhưởng tới sản xuất nông nghiệp

Địa hình

Hà Tây là một tỉnh với nhiều loại địa hình đa dạng và cũng tương đối phứctạp

Trang 29

+ Với phía Tây là vùng đồi núi chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ toàn tỉnh với diệntích vùng núi là 70.400 ha.

+ Vùng đồi với độ cao khoảng dưới 100 m, chủ yếu là đồi thấp với diện tích53.400 ha

+Phía đông là vùng đồng bằng với diện tích khoảng 144.450 ha, chiếm 2/3diện tích toàn tỉnh Vùng đồng bằng với bề mặt tương đối bằng phẳng lại venmột số con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy Trong vùng đồng bằng có hainơi trũng nhất là Mỹ Đức và vùng Ứng Hoà ,Thường Tín Với kiểu địa hìnhnày, Hà Tây có thể trồng đa dạng các loại cây, đồng thời có thể tiến hành thâmcanh tăng vụ hoặc cũng có thể ứng dụng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệpnhư VAC hay phát triển kinh tế trang trại

Tài nguyên đất

Đây là tỉnh có vùng đồng bằng có diện tích khá lớn, nằm ở một trongnhững đồng bằng phì nhiêu và tốt nhất nước Nên đất ở đây cũng tương đốimàu mỡ và phì nhiêu ,giàu chất phù sa Các vùng đất này có thể nằm trong đêhoặc ngoài đê thường xuyên được phù sa các con sông bồi đắp.Vì vậy mà đấtngày càng trở nên tốt và hiệu quả đối với trồng trọt

Vùng đồng bằng này có các loại đất chủ yếu như sau:

+ Đất phù sa bồi: diện tích 17.038 ha ( chiếm 8 %)

+ Đất phù sa không bồi : diện tích 51.392 ha ( chiếm 24 % ) + Đất phù sa Gley : diện tích 51.551 ha ( chiếm 24 % )

Như vậy diện tích đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của Hà Tây làrất lớn và khá đa dạng Tuy vậy việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nàycũng chưa thật cao Thể hiện ,Hà Tây chủ yếu là độc canh cây lúa trong trồngtrọt nhưng năng suất cũng chưa cao và hiệu suất sử dụng đất trong nămkhoảng hơn hai lần là tương đối thấp

Hà Tây còn có một vùng đồi núi với các loại đất khá phong phú:

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 20 603 ha ( chiếm 10 % ) + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét : 10.783 ha ( chiếm 5 % )

+ Còn lại là các loại đất khác

Trang 30

Các loại đất này chủ yếu dùng để phát triển cây lương thực ngắn ngày hoặcthích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, không thật phù hợp cho cây lươngthực Tuy nhiên trong vùng đất này ta có thể tiến hành chăn nuôi gia súc nhưtrâu bò, dê hoặc phát triển kinh tế trang trại với các cây ăn quả là rất thích hợp.

Tài nguyên nước

Là một tỉnh có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Hồng bao bọc ở phíaĐông, sông Đà ở phía Bắc, Sông Đáy ở phía Nam và còn cả một hệ thống sôngnội địa như sông Nhuệ Như vậy mật độ nước ở tỉnh Hà Tây là khá dàyvàchiếm một diện tích không nhỏ Các con sông này có lưu lượng nước hàng năm

là rất lớn, với lượng nước hàng năm vào khoảng 180 - 200 tỷ m3 Cùng vớinước là hàng ngàn tấn phù sa các loại luôn bồi đắp cho các vùng đồng bằng Ở

Hà Tây còn có một trữ lượng nước ngầm khá lớn chưa được khai thác hiệuquả Với lượng nước đồi dào nay thì vấn đề tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

là cực kì thuận lợi; để khai thác tốt lợi thế này , cần phải xây dựng hoàn thiện

hệ thống thuỷ lợi

1.2 Dân số và lao động

Vào năm 1996, dân số Hà Tây là 2328 triệu người; nhưng đến năm 2000dân số của tỉnh là 2423 triệu người với tốc độ tăng dân số bình quân hàng nămtrong giai đoạn 1996- 2000 là 1.1 % năm, là một tỷ lệ tăng khá thấp so vớitrung bình toàn quốc.Với diện tích là 2147 km2 , năm 2000 mật độ dân số là

1084 người / km2, trong đó vùng đồng bằng có mất độ khá cao là 1305 người /km2 Có thể nói mật độ dân số Hà Tây là rất cao, như vậy đây là một tỉnh đôngdân Trong số dân này, có đến 90% dân số sồng ở các cùng đồng bằng, trongkhi các vùng núi có tiềm năng số dân lại ít ỏi.Và cũng một tỉ lệ đó dân sô sống

ở các vùng nông thôn Mặc dù là một tỉnh giáp với thủ đô, một trung tâm lớncủa cả nước nhưng số dân thành thị của Hà Tây lại thấp Nhìn chung đây vẫn làmột tỉnh đông dân, sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp với dân số lạitương đối trẻ và sung sức

Với lực lượng lao động là 1276 3 triệu người ( chiếm 52.6% dân số ), thì HàTây có đội ngũ lao động hùng hậu với tốc độ tăng bình quân là 2% năm Trong

Trang 31

số này thì hơn 70% laođộng tập trung trong sản xuất nông nghiệp.Người laođộng trong nông nghiệp rất khoẻ, cần cù chịu khó lại có trình độ văn hoátương đối khá, họ còn là những người có kinh nghiệm trong trồng trọt và chănnuôi Tuy nhiên lực lượng lao động trong nông nghiệp chủ yếu là thuần nông

và thiếu ngành nghề phụ để sinh sống Dọ vậy cần phải mở các lớp dạy nghề

và nâng cao kiến thức cho người nông dân

Trong những năm gần đây , lực lượng lao động trí thức của Hà Tây đã cóbước phát triển đáng kể cả về chất lượng và số lượng, nhưng tập trung chủ yếu

ở thành thị, tuy vậy việc làm của họ chưa thật ổn định

2 Những lợi thế và thách thức.

2.1 Lợi thế.

Nhìn vào các nguồn lực cho phát triển trên ta thấy , Hà Tây có rất nhiềuthuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nóiriêng

- Gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, lên có diệntích đồng bằng khá lớn, có chất lượng đất tốt nên thuận lợi cho trồng trọt Ngoài ra , Hà Tây còn có thể tiếp nhận những giống cây trồng vật nuôi mớiđược phát triển từ các trung tâm nghiên cứu ở thủ đô Sản phẩm nông sản củatỉnh còn có một thị trường tiêu thụ rộng lớn.Nằm ở vị trí này cũng dễ nhậnđược sự quan tâm và đầu tư của Đảng và nhà nước cũng như của nhiều thànhphần kinh tế xã hội

- Với lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, nếu sử dụng tốt ngành nôngnghiệp sẽ được đảm bảo thuận lợi về tưới tiêu

- Hà Tây có lực lượng lao động đông đảo, có nhiều đặc tính nổi bật lại tậptrung hơn 70 % cho sản xuất nông nghiệp

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và đang được đầu tư

- Khí hậu đa dạng phong phú và thay đổi giữa các mùa và địa hình thìkhông đồng nhất

- Đất nước đang trong qua trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên toàndân hăng hái sản xuất xây dựng đất nước

Trang 32

+ Mùa mưa với lượng nước lớn thường gây úng ngập ở nhiều vùng trong tỉnh.Một số huyện nằm trong vùng phân lũ của sông Hồng cho nên gây khó khăncho sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa

+ Dân số tăng nhanh trong khi đất nông nghiệp có hạn dẫn đến bình quân m2đất trên đầu người giảm, đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp để phục vụ cho mụcđích khác

+ Lực lượng lao động tuy đông nhưng trình độ còn thấp , chủ yếu là lao độngthuần nông nên chưa đủ kiến thức để tiếp thu những tiến bộ mới trong nôngnghiệp

+ Cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp đã quá cũ và hỏng nhiều, tuy có đầu tưnhững vẫn chưa khắc phục được

+

Tóm lại , Quá trình phát triển nông nghiệp của toàn tỉnh Hà Tây có nhiều cơhội cũng như gặp nhiều thách thức.Do vậy để có được một nền nông nghiệpmạnh thì toàn tỉnh phải cố gắng nỗ lực phấn đẫu hơn nữa để phát huy hếtnhững lợi thế đồng thời phải vượt qua những khó khăn thử thách

II.Tổng quan về tình hình đầu tư Hà Tây trong giai đoan 1996- 2000

Hà Tây là tỉnh nằm ở một vị trí hết sức thuận lợi cho phát triểnkinh tế xã hội lại nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng , nhà nước và cáctầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh nên kinh tế Hà

Trang 33

Tây đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua Cùng với bước pháttriển đó, các nguồn vốn đầu tư vào Hà Tây cũng tăng lớn rất mạnh với nhiều

dự án có vốn đầu tư khá lớn và hoạt động mang lại hiệu quả cao Nó đã gópphần quan trọng vào việc phát triển kinh tế tỉnh

1.Phân theo nguồn vồn đầu tư

Căn cứ vào cách chia của địa phương , đầu tư vào tỉnh Hà Tây theo cácnguồn cụ thể sau:

Bảng1 Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn

Như trên đã trình bày , tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Hà Tây không ngừng

tăng lên; theo cơ cấu này các nguồn vốn đầu tư có sự biến đổi khác nhau Theobảng trên , cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hà Tây có nhiều điểm nổi bật nhưng lại cónhiều điểm chưa hợp lí.Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong giai đoạn này

Trang 34

chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng vốn đầu tư trong khi vốn đầu tư của tư nhân

và các tầng lớp dân cư lại chiếm tỷ lệ cao

Trong từng năm của giai đoạn 1996- 2000, vốn đầu tư doanh nghiệp chỉchiếm tỉ lệ khá nhỏ trong khi vốn đầu tư tư nhân -dân cư chiếm một tỉ lệ rấtcao Điều này chứng tỏ Hà Tây có nhiều chính sách hợp lí để thu hút vốn nhànrỗi trong dân, nhưng mặt khác cho thấy đầu tư ở Hà Tây chủ yếu vào các dự án

có qui mô vốn nhỏ, mang tính cá thể Trong khi đó vốn đầu tư doanh nghiệpthấp cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn là yếu hay thiếunăng động trong việc tìm cơ hội đầu tư Không những thế vốn đầu tư của cácdoanh nghiệp lại giảm như 30.1 tỉ đồng năm 1996 xuống còn 24 tỉ năm 1999

và 25.4 tỉ năm 2000 Có thể giải thích là do xu hướng chung của nền kinh tếnhưng với một tỉnh giàu tiềm năng như Hà Tây mà tỉ trọng vốn đầu tư của cácdoanh nghiệp chiếm tỉ lệ không cao là chưa thật thuyết phục Vì vậy tỉnh nên

có những biiện pháp cải tổ và khuyến khích đầu tư từ khu vực này Bởi vì vốnđầu tư của doanh nghiệp là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh

Trong bảng cho thấy là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng lớn vàtăng dần theo các năm Năm 1996 la 96.4 tỉ ; đến năm 1997 là 152.9 tỉ đồng,tăng 58.61%; Năm 2000 là 500,4 tỉ đồng, thấp hơn năm cao nhất là 536.2 tỉđồng ( năm 1999 ), nhưng so với các năm trước là cao hơn nhiều, như so vớinăm 1996 , nó gấp 5.2 lần.Không những thế, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sáchcòn chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong tổng vốn đầu tư; năm 1999 nguồnvốn này có giá trị cao nhất trong tổng vốn đầu tư Điều này chứng tỏ Đảng, nhànước và các cấp chính quyền của tỉnh chú ý tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng chonền kinh tế nhằm khuyến khích và thu hút các nguồn vốn khác phục vụ pháttriển kinh tế

Về nguồn vốn tín dụng cũng có tỷ trọng thấp nhưng điều đáng mừng làkhối lượng vốn nay ngày càng tăng , và năm sau cao hơn năm trước Năm 1999

là 28 tỉ đồng tăng 96.97 % so với năm 1996, năm 2000 là 30 tỉ đồng tăng sovới năm 1999 là7.14 % Trong số vốn này đã có một khối lượng vốn cho vay

Trang 35

ưu đãi đối với hộ nông dân để họ xoá đói giảm nghèo và phát triển sản xuấtnông nghiệp

Tóm lại , nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Hà Tây là rất phong phú và

đa dạng, đã góp phần khai thác được các thế mạnh của tỉnh Tuy vậy, để cómột nền kinh tế mạnh đỏi hỏi tỉnh phải có những biện pháp huy động nhiềuhơn nữa mọi nguồn và cân đối một cách hợp lí

2.Theo cơ cấu ngành kinh tế

Để phân tích đánh giá vốn đầu tư Hà Tây theo cơ cấu kinh tế, do không cóđiều kiện xem xét tổng các nguồn vốn ,ta có thể lấy vốn đầu tư từ ngân sáchcủa tỉnh và từ nguồn thuế nông nghiệp để xem xét đánh giá Do Hà Tây là mộttỉnh nông nghiệp và ngành nông nghiệp đóng góp một tỉ trọng cao trong ngânsách tỉnh cho nên vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh cũng chiểm tỉ trọng cao

Bảng 2.Bảng cơ cấu đầu tư từ ngân sách theo ngành kinh tế

Trang 36

Hà Nội, đây là một thị trường có sức tiêu thụ lớn, ngày càng phát triển, các sảnphẩm công nghiệp của Hà tây dễ tiêu thụ Tỉnh chỉ đầu tư rất khiêm tốn chocông nghiệp, năm cao nhất là năm 1996 với 17.68 tỉ đồng( chiếm tỷ trọng 28.2

%) nhưng về các năm sau sau lại có xu hướng giảm hơn so với đầu thời kì,năm 1999 là 16 tỉ đồng(chiếm 15%)và năm 2000 là 18 tỉ đồng(chiếm 20.28

%) , nếu chỉ đầu tư nhỏ cho công nghiệp thì khó phát triển được công nghiệp

và khai thác thị trường trên

Trong vùng Đồng Bằng Bắc Bộ , Hà Tây là một vùng có nhiều danh thắngcảnh nổi tiếng và đẹp, lại có một thị trường rộng lớn cho du lịch như Hà Nội,Hải Dương trong khi các công ty ngoài quốc doanh chưa phát triển trongngành này thì đầu tư của ngân sách sẽ đóng vai trò quan trọng Nhưng thực tếthì nguồn vốn này lại rất thấp, chiếm tỷ trọng chưa đầy 10 % , do đó cần phảikhắc phục và điều chỉnh kịp thời

Trong giai đoạn này, tín hiệu đáng mừng nhất là đối với ngành nông nghiệp;Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp có tỷ trọng tương đối cao và về số lượngngày càng tăng lên So với năm 1996(vốn đầu tư :13.406 tỉ đồng) năm1997(với 20.42 tỉ đồng )tăng 52.3 %, năm 1999 tăng hơn năm 1998 là(84.65% ), năm 2000 là cao nhất với số vốn đầu tư 29.03 tỉ đồng Tuy vậy năm

1998 lại thấp hơn năm 1997 với vốn đầu tư 17.55 tỉ đồng.Vốn đầu tư cho nôngnghiệp trong giai đoạn này tăng vì tỉnh Hà Tây tập trung mạnh đầu tư để nângcấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi: các trạm bơm, cống như dự án tưới tiêuĐồng Mô( Sơn Tây), trạm bơm Ngọ Xá ( Ứng Hoà) với số vốn hàng tỷ đồng;hoặc cùng với trung ương đầu tư cho hệ thống đê điều và phân lũ sông Hồng

3.Phân theo cấp quản lí.

Xét theo cấp quản lí , vốn đầu tư của Hà Tây được chia theo haicấp :Cấp trung ương và cấp địa phương Cấp trung ương quản lí các dự án cóqui mô lớn hoặc đầu tư hợp tác với nước ngoài; cấp địa phương quản lí các dự

án nhỏ hơn

Trang 37

Bảng 3 Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo cấp quản lí

lí Đi vào phân tích kĩ ta thấy vốn đầu tư của nguồn này là tương đối ổn định,với mức độ tăng giảm không đáng kể Năm có giá trị cao nhất là năm 1997với số vốn đầu tư là 799.3 tỉ đồng chênh lệch không nhiều so với năm 1996 là653.1 tỉ đồng ; các năm còn lại tương đối đồng đều Nguồn vốn này luônchiếm tỉ lệ cao cũng chứng tỏ Hà Tây chú trọng tới việc thu hút các nguồn vốnnhỏ trong tỉnh cho phát triển kinh tế

Trong khi đó , nguồn vốn do trung ương quản lí có những sự tăng đột ngột

và mạnh mẽ trong hai năm gần đây cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỉ trọng Cụ thểnăm 1997, vốn đầu tư là 58.3 tỉ đồng( chiếm 6.8% ), năm 1998 là 55.6 tỉ đồng( chiếm 6.95% ), đến năm 1999 là 426.9 tỉ đồng( chiếm 36.68%) tăng vọt sovới năm 1998 là 668%, năm 2000 nguồn vốn này cũng cao Vốn trung ương

Trang 38

quản lí các dự án đầu tư vào tỉnh có qui mô lớn, lượng vốn này tăng cao chothấy có nhiều dự án lớn : như dự án đầu tư cải tạo hệ thống đê điều, nước sạchnông thôn , nhà máy xi măng Tiên Sơn, sân gold Đồng Mô đầu tư vào HàTây Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Tóm lại, dù có phân chia vốn đầu tư theo cách nào, dựa trên các sốliệu ,ta có thể khẳng định rằng tình hình đầu tư của Hà Tây trong thời gian vừaqua là rất tích cực và có chiều hướng tăng lên theo thời gian Từ đó ta thấykinh tế xã hội của tỉnh đang trong xu hướng tăng trưởng và phát triển

III.Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp HàTây.giai đoạn 1996- 2000

Hà Tây, như đã nói ở trên là một tỉnh nông nghiêp, ngành nông nghiệpvẫn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Vìvậy phát triển một ngành nông nghiệp vững mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủlương thực , thực phẩm cho người dân và có thể xuất khẩu là một đòi hỏi thiếtyếu của tỉnh Hà Tây.Vì vậy mà trong thời gian qua, ngành nông nghiệp HàTây luôn được toàn tỉnh quan tâm và đầu tư thích đáng và trong các ngànhkinh tế thì nông nghiệp có một tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu tư

1.Theo cơ cấu vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Hà tây là phong phú và đadạng,như vốn đầu tư do trung ương cấp, vốn của dân , vốn tín dụng Cụ thểcác nguồn vốn trong bảng dưới đây

Trang 39

B ng 4 B ng c c u v n ơ cầu vốn đầu tư cho nông nghiệp Hà Tây phân theo ầu vốn đầu tư cho nông nghiệp Hà Tây phân theo ốn đầu tư cho nông nghiệp Hà Tây phân theo đoạn1996- 2000ầu vốn đầu tư cho nông nghiệp Hà Tây phân theo ư cho nông nghiệp Hà Tây phân theou t cho nông nghi p H Tây phân theoệp Hà Tây phân theo à Tây phân theo

ngu n v n ồn vốn đầu tư Giai đoạn 1996 -2000 ốn đầu tư cho nông nghiệp Hà Tây phân theo đoạn1996- 2000ầu vốn đầu tư cho nông nghiệp Hà Tây phân theo ư cho nông nghiệp Hà Tây phân theou t Giai o n 1996 -2000đoạn1996- 2000 ạn1996- 2000

Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000

I Vốn NSTƯ cấp

Tỷ trọng

Tỉđồn g

Trang 40

Nhìn vào tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp Hà Tây, thấy rằng nguồn vốnđầu tư cho ngành này là khá đa dạng và biến động khá phức tạp Những nguồnvốn này đầu tư cho cả nông nghiệp và phát triển nông thôn Ta có thể thấyrằng vốn đầu tư cho nông nghiệp của Hà Tây là tương đối cao và luôn ở mộtmức độ tương đối ổn định So với năm 1996 ,đầu thời kì những năm tiếp theocao hơn rất nhiều, thậm chí có năm cao gấp đôi Trong dòng vốn đầu tư này ,

ta nhận thấy năm có giá trị vốn đầu tư cao nhất là năm 1998 với vốn đầu tư112.48 tỉ đồng, so với năm 1996 với vốn đầu tư 58.839 tỉ đồng tăng 91.16

% Các năm còn lại đều có vốn đầu tư là khá cao với giá trị khoảng 100 tỉđồng Nhìn vào đây ta cũng thấy là mức độ gia tăng vốn đầu tư là không đồngđều Trong khi năm 1998 tăng 1.65% so với năm 1997, năm 1999 lại giảm4.5% so với năm 1998, còn năm 2000 cũng giảm đáng kể Từ tình hình đầu tưtrên ta thấy, nông nghiệp Hà Tây trong giai đoạn vừa qua đã có những tiến bộtrong việc thu hút vốn đầu tư, để có thể phát triển hơn và thu hút được nhiềulượng vốn đầu tư ,ngành nông nghiệp cũng như tỉnh Hà Tây phải có những cốgắng nhiều hơn nữa trong chính sách cũng như chiến lược thu hút vốn đâù tư

từ nhiều nguồn khác nhau

Trên đây là một vài phân tích về tổng vốn đầu tư , nhưng để có thể đánhgiá chính xác và chi tiết về thực trạng đầu tư nông nghiệp Hà Tây , ta còn phải

đi sâu hơn nữa vào các nội dung sau

1.1 Vốn ngân sách trung ương

Đây là nguồn vốn do nhà nước đầu tư cho tỉnh Hà Tây hoặc bổ sung vàongân sách tỉnh để đầu tư nông nghiệp của tỉnh Giá trị nguồn vốn này phản ánhphần nào sự quan tâm của Đảng và nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nóichung và ngành nông nghiệp nói riêng

Xem xét cả về tỷ trọng và khối lượng vốn ,ta thấy rằng nguồn vốn này tăngkhá đều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư Nguồnvốn này biến đổi thay đổi khá ổn định Ta thấy rằng năm 1996, năm đầu củathời kì phát triển kinh tế 1996 -2000, là năm có giá trị thấp nhất là 20.264 tỉ

Ngày đăng: 23/03/2021, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w