CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1.Khái niệm chung về giao nhận và người giao nhận 1.1.1.Khái niệm về giao nhận Một trong những đặc trưng của việc buôn bán, giao thương quốc tế chính là việc người mua và người bán thường ở những vị trí rất xa với mỗi bên. Vì vậy việc di chuyển hàng hoá giữa các nước, giữa nơi mua và nơi bán chính là do người vận tải đảm nhận. Đây là khâu nghiệp vụ rất quan trọng thiếu nó thì coi như hợp đồng mua bán không thể thực hiện được. Để cho quá trình vận tải được diễn ra một cách suôn sẻ, tức là hàng hoá đến tay người mua, ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếpdỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến...Tất cả các công việc này được gọi là giao nhận vận tải hàng hoá (hay còn gọi tắt là giao nhận) Theo Liên đoàn quốc tế của các Hiệp hội các nhà giao nhận vận tải (FIATA), giao nhận vận tải là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa,các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên,bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Ngày 29102004 FIATA đã phối hợp với Hiệp hội châu Âu về các dịch vụ giao nhận, vận tải, logistics và hải quan (CLECAT) và đã đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải và logistics, đó là: “ Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở (được thực hiện bởi một hoặc nhiều dạng phương tiện vận tải), gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phù trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên , bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa. Dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến quá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi, và quản lý chuỗi cung ứng thực tế. Những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung cấp.” Vậy, ta có thể hiểu một cách ngắn gọn : Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng ( người gửi hàng ) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng ). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Tại Việt Nam, lần đầu tiên dịch vụ giao nhận được nhắc tới là tại luật Thương mại năm 1997, dịch vụ giao nhận đề cập một cách rõ ràng và cụ thể theo điều 163 với nội dung tương tự như khái niệm của FIATA. Tuy nhiên, bởi sự phát triển không ngừng của toàn cầu hóa cũng như thương mại quốc tế, thuật ngữ “ dịch vụ giao nhận” đã không còn được sử dụng thường xuyên trong các văn bản quy phạm pháp luật bởi vì không thể hiện được các quy trình cần có để thực hiện xuất nhập khẩu. Thay vào đó, “dịch vụ giao nhận” được thay thế bằng “dịch vụ logistics”. Pháp luật Việt Nam cũng đã có các sửa đổi để phù hợp với thực tế, điều 233 luật Thương mại 2005 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lôgistíc.” Theo đó, quy trình giao nhận hiện tại không còn là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện quá trình di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Giao nhận chỉ còn là một dịch vụ trong quá trình thực hiện dịch vụ Logistics. Tuy vậy đây vẫn là một dịch vụ lớn, bao gồm nhiều nghiệp vụ khác như tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ thông quan hải quan và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng. 1.1.2.Khái niệm về người giao nhận Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent). Theo FIATA, “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”. Như vậy, người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. 1.1.3.Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng Sau khi kí kết hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thỏa thận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. 1.2.Vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container hàng FCL (Nguồn: Giáo trình Logistics Dịch Vụ trường Đại học Hàng hải Việt Nam) Đối với người gửi hàng FCL – Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đóng hàng. – Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn – Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển. – Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng. – Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng. – Niêm chì (seal) cho container – Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng hạ tại cảng. – Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEMDET nếu có. Đối với người chở hàng FCL – Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gởi hàng. Trước khi gởi bill thì phải gởi bản draft bill để người gởi hàng kiểm tra thông tin trên bill. – Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo. – Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích. – Khi hàng đến làm DO và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY). Đối với người nhận hàng FCL – Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng. – Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột. – Hoàn tất các phí local charges, DO, phí cước container. 1.3.Các chứng từ trong giao nhận hàng FCL và các loại phí (Nguồn Giáo trình Logistics Vận tải trường Đại học Hàng hải Việt Nam) Một số chứng từ : Hợp đồng thương mại (Sales Contract) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) Vận đơn (Bill of Lading) Tờ khai Hải quan (Customs Declaration) Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) Tín dụng thư (LC) Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate) Ngoài ra còn một số chứng từ khác tùy vào điều kiện giao nhận Một số loại phí phải nộp : Phí cơ sở hạ tầng của thành phố Phí nâng vỏ container, phí hạ hàng Lệ phí hải quan Cước vận tải Các loại local charge Phí DOC Phí dịch vụ Bảo hiểm hàng hóa Ngoài ra còn một số phí khác phát sinh tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cũng như là loại hàng hóa giao nhận
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU FCL TẠI CÔNG TY CP DOLPHIN SEA AIR SERVICES
Họ tên SV : Phạm Minh Hiếu
Trang 2MỤC LỤC
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG iii
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 2
1.1.Khái niệm chung về giao nhận và người giao nhận 2
1.1.1.Khái niệm về giao nhận 2
1.1.2.Khái niệm về người giao nhận 3
1.1.3.Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận 4
1.2.Vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container hàng FCL 4
(Nguồn: Giáo trình Logistics Dịch Vụ trường Đại học Hàng hải Việt Nam) 4 1.3.Các chứng từ trong giao nhận hàng FCL và các loại phí 5
(Nguồn Giáo trình Logistics Vận tải trường Đại học Hàng hải Việt Nam) 5
1.4.Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển 6 1.4.1.Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển 6
1.4.2.Diễn giải quy trình 7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 9
2.1.Thông tin doanh nghiệp : 9
2.1.1.Thông tin chung 9
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 9
2.1.3.Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp 10
2.1.4.Giá trị cốt lõi 11
2.1.5.Cơ cấu tổ chức và quản lý 12
Trang 32.1.6.Các dịch vụ cung cấp : 14
a) Dịch vụ vận tải đường biển : 14
b) Dịch vụ vận tải đường hàng không 15
c) Dịch vụ vận tải đường bộ 15
d) Dịch vụ Hải quan 16
2.1.7.Các nhóm khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp 16
2.1.8.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây (2017-2019) 17
2.2.Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo 18
2.2.1.Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo 18
3.1.1.Tiếp nhận tờ đăng kí đặt chỗ từ người gửi hàng 19
3.1.2.Gửi Booking Note – Chọn Container – Đến kho lấy hàng 20
3.1.3.Làm thủ tục Hải quan 22
3.1.4.Phát hành vận đơn thứ HB/L cho khách hàng 24
3.1.5.Nhận vận đơn chủ MB/L do người vận tải gửi qua 24
3.1.6.Phát hành hóa đơn ghi nợ/có (Debit/Credit note) 25
3.1.7.Lưu hồ sơ 25
3.1.8.Tổng kết quy trình 25
3.2.Quy trình thực tế lô hàng FCL xuất khẩu của công ty cổ phần Dolphin Sea Air Services chi nhánh Hải Phòng 26
3.2.1.Thông tin về lô hàng 26
3.2.2.Quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
1.Kết luận 34
2.Kiến nghị : 34
Trang 4PHỤ LỤC 36
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
FCL Full Container Load
LCL Less than Container Load
NVOCC Non-vessel Operating Common Carrier
SOC Shipper owned container
FIATA The International Federation of Freight Forwarders Associations
CLECAT The European Association for Forwarding, Transport, Logistic
and Customs Services
ISO International Organization for Standardization
THC Terminal Handling Charge
FAST Freight Assistance System Technology
TTR Telegraphic Transfer Reimbursement
P/O Purchase Order
HBL House Bill of Lading
MBL Master Bill of Lading
FOB Free On Board
POL Port of Loading
POD Port of Discharge
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta ngày càng phát triển, cụ thể là sự vươn lên không ngừng về tất cảcác mặt kinh tế - chính trị - xã hội Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) vào năm 2007 đã mở ra một bối cảnh mới cho nền kinh tế của đất nước vớinhiều cơ hội rộng mở nhưng cũng không ít những thách thức đón chờ Trong bứctranh của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hoạt động ngoạithương đóng một vai trò hết sức quan trọng Hoạt động này mang lại nguồn thukhông nhỏ cho nước nhà và đồng thời cũng là chiếc cầu nối giữa Việt Nam với cácquốc gia trên trường thế giới
Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo tự hào là mộtdoanh
nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đã hoạt động được nhiềunăm và có những bước tiến đáng kể đối với loại ngành nghề mới này Báo cáo thựctập chuyên ngành này cũng xoay quanh những vấn đề đã nêu trên, nói về hoạt động
giao nhận mà cụ thể là Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển
hàng FCL tại Công ty Cổ phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo Qua đó
nắm được quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển cũng như là có thêmhiểu biết về những nghiệp vụ chuyên môn, có thêm những kinh nghiệm thực tế bêncạnh những lý thuyết được học, được làm quen với công việc liên quan đến chuyênngành học Cùng với lời mở đầu và kết luận, bài báo cáo có những chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu công ty cổ phần Dịch vụ Hàng Hải Hàng Không Con CáHeo
Chương 3: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công
ty cổ phần Dịch vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn ThS Vũ Lê Huy cũng như BanGiám đốc và các nhân viên của Công ty CP Dich Vụ Hàng Hải Hàng Không Con CáHeo đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này Trong quá trình thựctập và viết báo cáo, chắc hẳn không tránh khỏi được những thiếu sót do thời gian vàkiến thức còn hạn chế, kính mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của quý thầy
cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn
Trang 7CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1.Khái niệm chung về giao nhận và người giao nhận
1.1.1.Khái niệm về giao nhận
Một trong những đặc trưng của việc buôn bán, giao thương quốc tế chính là việcngười mua và người bán thường ở những vị trí rất xa với mỗi bên Vì vậy việc dichuyển hàng hoá giữa các nước, giữa nơi mua và nơi bán chính là do người vận tảiđảm nhận Đây là khâu nghiệp vụ rất quan trọng thiếu nó thì coi như hợp đồng muabán không thể thực hiện được Để cho quá trình vận tải được diễn ra một cách suôn sẻ,tức là hàng hoá đến tay người mua, ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khácliên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổchức xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến Tất cả các công việc này được gọi
là giao nhận vận tải hàng hoá (hay còn gọi tắt là giao nhận)
Theo Liên đoàn quốc tế của các Hiệp hội các nhà giao nhận vận tải (FIATA), giaonhận vận tải là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa,các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quanđến các dịch vụ trên,bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan, tàichính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá
Ngày 29/10/2004 FIATA đã phối hợp với Hiệp hội châu Âu về các dịch vụ giaonhận, vận tải, logistics và hải quan (CLECAT) và đã đi đến thống nhất khái niệm vềdịch vụ giao nhận vận tải và logistics, đó là:
“ Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở (được thựchiện bởi một hoặc nhiều dạng phương tiện vận tải), gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đónggói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phù trợ và tư vấn có liên quan đếncác dịch vụ kể trên , bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan haytài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hànghóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa Dịch vụ giao nhận baogồm cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đếnquá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi, và quản lý chuỗi cung ứng thực tế Những
Trang 8dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụđược cung cấp.”
Vậy, ta có thể hiểu một cách ngắn gọn : Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ,thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từnơi gửi hàng ( người gửi hàng ) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng ) Người giaonhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của ngườithứ ba khác
Tại Việt Nam, lần đầu tiên dịch vụ giao nhận được nhắc tới là tại luật Thương mạinăm 1997, dịch vụ giao nhận đề cập một cách rõ ràng và cụ thể theo điều 163 với nộidung tương tự như khái niệm của FIATA
Tuy nhiên, bởi sự phát triển không ngừng của toàn cầu hóa cũng như thương mạiquốc tế, thuật ngữ “ dịch vụ giao nhận” đã không còn được sử dụng thường xuyêntrong các văn bản quy phạm pháp luật bởi vì không thể hiện được các quy trình cần có
để thực hiện xuất nhập khẩu Thay vào đó, “dịch vụ giao nhận” được thay thế bằng
“dịch vụ logistics” Pháp luật Việt Nam cũng đã có các sửa đổi để phù hợp với thực tế,điều 233 luật Thương mại 2005 quy định:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiệnmột hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủtục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mãhiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận vớikhách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch
vụ lô-gi-stíc.”
Theo đó, quy trình giao nhận hiện tại không còn là tập hợp những nghiệp vụ, thủtục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện quá trình di chuyển hàng hóa từnơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Giao nhận chỉcòn là một dịch vụ trong quá trình thực hiện dịch vụ Logistics Tuy vậy đây vẫn là mộtdịch vụ lớn, bao gồm nhiều nghiệp vụ khác như tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,làm các thủ tục giấy tờ thông quan hải quan và các dịch vụ khác có liên quan để giaohàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng
1.1.2.Khái niệm về người giao nhận
Trang 9Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệpgiao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent).Theo FIATA, “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theohợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác Người giao nhận cũngđảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản,lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”.
Như vậy, người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhậncông việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thựchiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệphay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
1.1.3.Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích củakhách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thôngbáo ngay cho khách hàng
- Sau khi kí kết hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì
có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay chokhách hàng để xin chỉ dẫn thêm
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồngkhông thỏa thận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
1.2.Vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container hàng FCL
(Nguồn: Giáo trình Logistics Dịch Vụ trường Đại học Hàng hải Việt Nam)
Đối với người gửi hàng FCL
– Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đónghàng
– Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn
– Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầykhông bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
– Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhậnbiết loại hàng
Trang 10– Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.
– Niêm chì (seal) cho container
– Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng
hạ tại cảng
– Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có
Đối với người chở hàng FCL
– Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gởi hàng Trước khi gởi bill thìphải gởi bản draft bill để người gởi hàng kiểm tra thông tin trên bill
– Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo
– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích
– Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tạibãi container (CY)
Đối với người nhận hàng FCL
– Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộchứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lôhàng
– Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quyđịnh cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột
– Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cước container
1.3.Các chứng từ trong giao nhận hàng FCL và các loại phí
(Nguồn Giáo trình Logistics Vận tải trường Đại học Hàng hải Việt Nam)
Một số chứng từ :
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Tờ khai Hải quan (Customs Declaration)
- Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)
- Tín dụng thư (L/C)
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Trang 111 Ký hợp đồng dịch
vụ 2 Book tàu
3 Đóng hàng và chuẩn bị bộ chứng
từ
4 Thủ tục Hải quan 5 Đóng thuế, lệ phí
xuất khẩu
6 Thanh lý Hải quan bãi
7 Vào sổ tàu 8 Liên hệ hãng tàu
lấy B/L
9 Tập hợp bộ chứng từ và quyết toán với khách hàng
- Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)
- Ngoài ra còn một số chứng từ khác tùy vào điều kiện giao nhận
- Bảo hiểm hàng hóa
- Ngoài ra còn một số phí khác phát sinh tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cũng
như là loại hàng hóa giao nhận
1.4.Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển
1.4.1.Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển
1.4.2.Diễn giải quy trình
Bước 1: Ký hợp đồng Hình 1.2 : Sơ đồ quy trình giao nhận hàng FCL xuất khẩu bằng đường biển
(Nguồn : Quy trình xuất khẩu hàng hóa đường biển của công ty Vinalines)
Trang 12Sau khi chào giá, nếu khách hàng chấp nhận mức giá đã đưa ra thì hai bên sẽ kíhợp đồng dịch vụ, ủy thác cho công ty giao nhận giao hàng và làm các thủ tục có liênquan đến lô hàng xuất khẩu.
Bước 2: Book tàu
Cầm Booking Request gửi tới hang tàu để đặt chỗ, nhận lại Booking Confirmation
để xác nhận đã chừa chỗ trên con tàu
Bước 3: Đóng hàng và chuẩn bị bộ chứng từ
Dùng Booking của hang tàu để lấy vỏ container rỗng
Lấy container rỗng vận chuyển đến kho người xuất khẩu để đóng hàng
Chuẩn bị bộ chứng từ, hồ sơ hải quan hàng xuất gồm: Tờ khai hải quan; Hợp đồngngoại thương; Hóa đơn thương mại; Bảng kê chi tiết hàng hóa (packing list); Booking
Bước 4: Làm thủ tục Hải quan
Nhân viên giao nhận vào phần mềm ECUSKD của hải quan để tạo thông tin trênmẫu tờ khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì đã khai
Bước 5: Đóng thuế, lệ phí
Thuế xuất khẩu: bằng 0 Do nhà nước khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu nênkhông đánh thuế xuất khẩu Nhân viên giao nhận phải nộp các khoản lệ phí theo yêucầu khi làm thủ tục hải quan
Bước 6: Thanh lý Hải quan bãi
Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số container/seal và thanh lý hải quan bãi ô 27 của tờ khai để tiến hành thanh lý tờ khai
Nhân viên giao nhận photo tờ khai hải quan điện tử sau đó nộp tờ khai (cả photo
và gốc) để kiểm tra tại phòng thanh lý
Hải quan thanh lý kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại bản gốc
Bước 7: Vào sổ tàu
Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi, sốcontainer, số seal vào ô 28, 29 của tờ khai để tiến hành vào sổ tàu
Nhân viên giao nhận nộp tờ khai hải quan để vào sổ tàu
Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu
Bước 8: Liên hệ hãng tàu lấy B/L
Trang 13Nhân viên giao nhận chuyển bộ hồ sơ (bản sao) cho khách hàng để họ gửi thôngtin cho hãng tàu liên quan để yêu cầu cấp vận đơn.
Sau khi tàu chạy, hãng tàu sẽ gửi vận đơn cho bộ phận chứng từ của công ty Bộphận chứng từ sẽ đưa cho nhân viên giao nhận vận đơn để thực xuất Nhân viên giaonhận đến Chi cục hải quan nộp tờ khai và vận đơn để hải quan đóng dấu xác nhận thựcxuất
Bước 9: Tập hợp bộ chứng từ và quyết toán
Sau khi hoàn tất bộ chứng từ hàng xuất nhân viên chứng từ sẽ gửi thông báo mô tả
sơ lược về lô hàng vận chuyển cho đại lý liên quan để đại lý theo dõi tiếp lô hàng tạicảng đến
Nếu là cước phí trả trước, nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ (debit note) gửikhách hàng và chỉ khi nào người gửi hàng thanh toán cước phí và các khoản phí liênquan thì nhân viên chứng từ mới cấp phát vận đơn cho họ
Nếu là cước phí trả sau, nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ thu cước ngườinhận hàng gửi đại lý tại cảng đến nhờ thu hộ, người gửi hàng chỉ đóng phụ phí tại ViệtNam và nhận vận đơn Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan người giao nhận sẽ trảchứng từ lại cho khách Đồng thời, kèm theo đó là giấy báo nợ Sau đó giám đốc kí tên
và đóng dấu vào giấy báo nợ này Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng vớigiấy báo nợ quyết toán với khách hàng
Trang 14CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 2.1.Thông tin doanh nghiệp :
2.1.1.Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp : Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá
Heo
- Tên quốc tế : DOLPHIN SEAAIR SERVICES CORPORATION
- Trụ sở chính : 36B Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tiền thân của Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo(Dolphin Sea Air Services Corp) là phòng Gom Hàng của Bee Logistics Corp, đượcthành lập vào 1/10/2004 tại TP Hồ Chí Minh
Năm 2007, phòng Gom Hàng đã phát triển mạnh mẽ và Bee Logistics quyết địnhthành lập Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo chuyên về
Hình 2.1: Logo công ty
(Nguồn : https://dolphinseaair.com/)
Trang 15dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ (LCL), vận tải kết hợp đường biển – đường hàngkhông, NVOCC, SOC,…
Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển công ty :
- Ngày 10/1/2008 thành lập công ty tại TP Hồ Chí Minh
- Năm 2009 Dolphin mở chi nhánh tại Hà Nội
- Năm 2010 tiếp tục mở chi nhanh tại Hải Phòng, đồng thời chuyển trọng tâmcung cấp dịch vụ gom hàng sang dịch vụ giao nhận vận tải toàn diện như dịch vụ cướcđối với hàng xuất/nhập nguyên container (FCL) đường biển và đường hàng không,dịch vụ giao nhận hải quan và giao nhận nội địa, đường bộ biên giới,…
- Năm 2011 thành lập văn phòng đại diện tại Cambodia
- Năm 2012 thành lập văn phòng đại điện tại Lạng Sơn và Yangon, Myanmar
- Năm 2013 thành lập văn phòng đại diện tại Thái Nguyên, Nam Định, NhaTrang, Bình Dương
- Năm 2015 tiếp tục mở thêm văn phòng đại diện tại Bắc Ninh
- Năm 2016 mở thêm văn phòng đại diện tại Bắc Giang, Quảng Ngãi, Hải Dương
- Năm 2017 thành lập văn phòng đại diện tại Cát Lái
- Năm 2018 mở văn phòng đại diện tại Hà Nam
- Năm 2019 tiếp tục mở văn phòng đại diện tại Vũng Tàu
Trong suốt quá trình phát triển, Dolphin đã liên tục mở văn phòng đại diện và cácchi nhánh xuyên suốt cả nước, tập trung ở các thành phố lớn và các khu công nghiệptrọng điểm của Việt Nam Với hiệu quả và chất lượng của những dịch vụ đem lại,doanh nghiệp đã ngày càng tạo dựng được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường Uytín của thương hiệu Con Cá Heo không chỉ được khẳng định ở thị trường trong nước
mà ở ngay cả thị trường quốc tế bất chấp nhiều khó khăn hiện tại và sắp tới, đặc biệtvới sự xuất hiện của ngày càng nhiều những doanh nghiệp vận tải trên thị trường.2.1.3.Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
Trang 16b) Sứ mệnh
- “Chúng tôi là những chiến binh luôn giữ vững tinh thần và phát huy đặc tính
của loài Cá Heo”
- “Phục vụ đối tác và khách hàng chu đáo hơn cả mong đợi”
- Slogan : “SPEEDY WITH BEST CARE”
2.1.4.Giá trị cốt lõi
(Nguồn : https://dolphinseaair.com/)
Sáu giá trị cốt lõi trên đã nêu bật lên đặc điểm con người và dịch vụ của Dolphin
Từ giá trị cốt lõi, công ty đã đưa ra những phương châm phục vụ sau :
Tốc độ nhanh chóng
Thân thiện Tận tâm
Linh hoạt / Ứng biến kịp thời Tinh thần
đồng đội
Sẵn lòng giúp đỡ
Hình 2.2: Sáu giá trị cốt lõi của công ty
Trang 172.1.5.Cơ cấu tổ chức và quản lý
Hình 2.3 : Mô hình tổ chức của Dolphin Sea Air Corp tại Hải Phòng
Bộ Phận Dịch Vụ Khách Hàng
Bộ Phận Kinh Doanh Phòng Kế Toán
Trang 18(Nguồn : Phòng nhân sự - Công ty Dolphin chi nhánh HP)
- Giám Đốc : Là người quản lý, điều hành công việc chung của công ty, là người
đại diện cho công ty khi đứng ra giao dịch hay làm việc với các công ty khác và làngười chịu trách nhiệm pháp lý cao nhất trước cơ quản thẩm quyền Nhà Nước về mọiviệc liên quan đến công ty
- Phòng Nhân Sự : Chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả công tác tổ chức nhân
sự như nghiên cứu và hoạch định tài nguyên nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triểnnhân sự, quản trị tiền lương, quan hệ lao động, dịch vụ phúc lợi, y tế,… theo đúng quyđịnh của Nhà Nước và nội quy, quy chế của công ty
- Bộ phận IT : Thiết lập và duy trì hoạt động của host, sever, máy chủ hệ thống
công nghệ thông tin, đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả; quản trị website, cungcấp các dịch vụ thông tin tư liệu của công ty đến khách hàng, quản trị kĩ thuật các phầnmềm quản lí khác phục vụ công tác điều hành quản lí chung và công tác đối nội đốingoại của công ty
- Phòng Kinh Doanh : Chia ra làm các bộ phận : Bộ phận Kinh doanh (Sales), Bộ
phận Giao nhận, Bộ phận Chứng từ và Bộ phận Dịch vụ khách hàng Trong đó :
Bộ phận Kinh doanh : Nắm vững các thông tin về dịch vụ công ty cung cấp,chú ý quan sát, hướng dẫn tư vấn cho khách về dịch vụ khi cần thiết, gặp gõ hoặc gọiđiện liên hệ giới thiệu cho khách hàng về sản dịch vụ, nắm bắt nhu cầu tư vấn, tìmkiếm các khách hàng tiềm năng, báo giá và đàm phán giá cả, thương thảo hợp đồngmua bán, thảo thuận thời hạn thanh toán và giao hàng, gửi báo cáo kinh doanh cho cấptrên
Bộ phận Giao nhận : Xử lý các tình huống với các bên như Hải quan, Vận tải,Kho hàng… tại các cảng biển và sân bay linh hoạt mềm mỏng, có am hiểu các chínhsách xuất nhập khẩu, các quy trình làm thủ tục Hải Quan cho các lô hàng xuất nhậpkhẩu (Áp mã HS, áp các loại thuế, khai tờ khai Hải Quan, thông thạo các công việc tạicác cảng hàng không và cảng biển), nắm bắt và làm được các lô hàng xuất, nhập ủythác, thu xếp, điều động xe trong khi tác nghiệp với khai thác hàng hóa, hỗ trợ và tưvấn cho khách hàng để đưa đến giải pháp tối ưu, có trách nhiệm phối hợp với các bộphận có liên quan để phục vụ khách hàng
Trang 19 Bộ phận Chứng từ : Liên hệ với nhà cung cấp, khách hàng, hãng tàu để đặt lịchvận chuyển và xắp xếp theo tiến độ của công việc, làm hợp đồng, soạn thảo hóa đơn,invoice, PO, Packing list, DO…, chuẩn bị chứng từ, bộ hồ sơ liên quan đến hàng hóanhư làm C/O, lấy mẫu kiểm định từ các cơ quan chức năng với nhóm hàng hóa đăcbiệt Làm chứng từ hỗ trợ khách hàng, hãng tàu cung cấp các thông tin cần thiết, làmHouse Bill, Hoặc Texlex Relase trong những trường hợp cần thiết, ngoài ra làm cáchợp đồng khác như thuê cont, bãi, kiểm soát các loại phí phí DEM/DET, vệ sinh, vậnchuyện cont…Thanh toán quốc tế làm hợp đồng, chuẩn bị chứng từ theo hình thức: L/
C, T/T, D/A …, lưu trữ và phân loại chứng từ khoa học, xếp lịch cho những kháchhàng tiếp theo, luôn nắm được tình hình và kiểm soát được lịch chuyển hàng và giaonhận hàng, giải quyết thông tin phát sinh liên quan khi giao nhận hàng, thông quan,vấn đề thuê xe vận tải, kho bãi…., liên hệ với đại lý nước ngoài về vận chuyển hànghóa, thông tin vận tải, giá cả những vấn đề khác kết hợp với phòng kế toán và nhữngphòng ban khác để bảo đảm tiến độ công việc
Bộ phận Dịch vụ Khách hàng : Tiếp nhận và xử lý mọi feedback của kháchhàng, lên kế hoạch thăm hỏi khách hàng thân thiết, khách VIP…, phối hợp với bộphận Marketing triển khai kế hoạch quảng cáo, khuyến mãi…, chủ động tặng quà chokhách nhân dịp lễ, Tết…, xây dựng kênh truyền thông để khách có thể tiếp cận, cậpnhật thông tin sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi…, thiết lập, triển khaikhảo sát, đo lường mức độ hài lòng của khách về sản phẩm, dịch vụ, từ đó có phươngpháp điều chỉnh hợp lý
- Phòng Kế toán : Phản ánh đầy đủ những thông tin tài sản hiện có, sự vận động
tài sản trong công ty, các chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh, lãi thu lại, phản ánhtừng loại nguồn vốn và tài sản giúp cho việc kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao hơn
Kế toán là công cụ để quản lí và phân tích, đánh giá, tham mưu cho lãnh đạo đưa raquyết định quản lý phù hợp
2.1.6.Các dịch vụ cung cấp :
a) Dịch vụ vận tải đường biển :
- Dolphin duy trì mối quan hệ tốt với các hãng tàu lớn (MCC, KMTC, SITC,HMM, HANJIN, MSC, OOCL, Cosco, CSCL, YML và CMA ….), và bao gồm mộtđội ngũ giàu kinh nghiệm những người có thể cung cấp cho bạn một loạt các phương
Trang 20án giao nhận vận tải biển tối ưu và dịch vụ hợp lý nhất trên toàn thế giới Bên cạnh đó,Dolphin có thể xử lý các lô hàng xuất khẩu / nhập khẩu đến và đi từ Việt Nam Vớimạng lưới các đại lý rộng khắp cùng với kinh nghiệm chuyên môn vàmột mối quan hệtốt với khách hàng, để đảm bảo rằng mọi lô hàng được thông quan nhanh nhất.
- Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gởi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đườngbiển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại
- Chất lượng dịch vụ được bảo đảm bởi các tuyến đi thẳng thông qua mạng lướiđại lý lâu năm và có uy tín
- Giá cạnh tranh và thời gian chuyển tải nhanh nhất, luôn gắn với bảo hiểm tráchnhiệm người vận tải
- Dịch vụ hàng nguyên Container với giá cạnh tranh và có hỗ trợ phí lưu kho
- Dịch vụ giao nhận hàng tận nơi (door to door services)
- Môi giới bảo hiểm hàng hóa
b) Dịch vụ vận tải đường hàng không
- Có kinh nghiệm tốt về vận chuyển Hàng không từ Việt Nam đến các sân baychính trên toàn thế giới với các dịch vụ cạnh tranh đến Mỹ, Châu Âu, Đông Bắc Á và
Úc (nằm trong TOP đại lý giao nhận vận tải hàng không khối lượng lớn đi EU quaVietnam Airlines)
- Chuyên gia xử lý hàng may mặc, thiết bị điện, thủ công mỹ nghệ, giày dép…
- Kí hợp đồng với tất cả các hãng hàng không lớn để cung cấp mức giá cạnhtranh nhất và đảm bảo phân bổ hợp lí
- Các dịch vụ linh hoạt theo yêu cầu của Khách hàng: Dịch vụ Door to Door;Dịch vụ Airport to Airport; Dịch vụ thuê máy bay; Dịch vụ kết hợp đường biển -đường hàng không;…
- Dịch vụ 24/7, đặt và theo dõi tại bất kỳ thời điểm nào
c) Dịch vụ vận tải đường bộ
- Có đội vận tải với 60 xe tải các loại để có thể linh hoạt sắp xếp theo yêu cầu củakhách hàng
- Cam kết giao hàng đúng hẹn đến mọi nơi
- Tất cả các phương tiện đều bị theo dõi bằng GPS
Trang 21- Vận tải hàng nguyên container: cont hàng khô như: container 20’GP, kẹp container 20’GP, 40’HC, 45’DC, Container mở nóc (OT), Flat Rack … Ngoài
ra, công ty còn vận chuyển container hàng bảo ôn và đông lạnh với xe có đầu máy phát điện đảm bảo an toàn hàng hóa và nhiệt độ theo yêu cầu.
- Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời và hàng đặc biệt bằng các phương tiện vận tải đặc biệt.
- Vận tải bằng xe tải từ 0,5 tấn đến 40 tấn Đội xe thùng kín và thùng mở nóc đáp ứng mọi yêu cầu vận chuyển hàng hóa của Quý khách hàng.
d) Dịch vụ Hải quan
- Dịch vụ khai thuê Hải quan, thanh khoản hồ sơ Hải quan, xin giấy phép cácloại (Khai thuê hải quan cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu công ty đảm bảo thôngquan nhanh chóng tại các cửa khẩu và các địa điểm thông quan ngoài cửa khẩu như:Hải phòng (KV1, KV2, KV3, Đình Vũ,ĐTGC), Lạng sơn, T.p HCM, Nội Bài, KCNThăng Long, KCN Quang Minh, KCN Hưng Yên, KCN Hải Dương, KCN Nội Bài,ICD Gia Lâm, Hải quan KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Đình Trám, KCN VânTrung, KCN Phố Nối, Hải quan Đầu tư Gia công, Hải quan Bắc Hà Nội, DHL, Fedex,UPS, TNT,…)
- Tư vấn thuê các loại hàng hóa xuất nhập khẩu
- Vận tải bằng đường hàng không
- Vận tải bằng đường biển
- Vận tải nội địa
- Vận tải hàng hóa quá cảnh đi Lào, Campuchia…
- Giao nhận trọn gói hàng dự án hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL)đến tận nơi
2.1.7.Các nhóm khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp
Với việc hoạt động và phát triển hơn 10 năm, công ty Dolphin đã xây dựng được
hệ thống khách hàng vô cùng rộng lớn Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của số lượngkhách hàng thì lại càng có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giao nhậnvận tải xuất hiện trên thị trường Các doanh nghiệp thường cạnh tranh với nhau về giá
cả, chất lượng dịch vụ,… do đó yêu cầu cần phải xây dựng hệ thống các chiến lược