1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên năm 2009

107 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Để thực hiện công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng hơn, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương

Trang 1

Theo Tổ chức Y tế Thế giới “ Sức khoẻ là một tình trạng thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật ” [34],[39] Để có sức khoẻ, thì ngoài sự chăm lo bảo vệ sức khoẻ của

mỗi người dân, cần có sự tham gia tích cực của cả cộng đồng Tuyên ngôn Alma

- Ata ra đời năm 1978 về chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã đóng góp to lớn trong

sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân thế giới nói chung và sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam nói riêng Chăm sóc sức khoẻ ban đầu được Đảng, Nhà nước và trực tiếp Bộ Y tế triển khai rất nhanh trong cả nước từ năm 1981 đã trở thành một động lực chính góp phần cải thiện sức khoẻ nhân dân trong ba thập niên qua Đến những năm đầu của thế kỷ 21, chăm sóc sức khỏe ban đầu đã phát triển ở tất cả các nước trên thế giới, tuy nhiên ở từng nước có thể vận dụng khác nhau sao cho phù hợp với đặc thù của mỗi nước [23],[35]

Ở Việt Nam, cùng với sự nghiệp đổi mới trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã thực sự mang lại nhiều thành quả phát triển sức khỏe cộng đồng Chăm sóc sức khoẻ ban đầu thành công ở nhiều khu vực khó khăn như miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có nhiều người nghèo

Trong thời kỳ đổi mới, xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Nền kinh tế thay đổi đã và đang tác động sâu sắc đến các hoạt động y tế Để thực hiện công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng hơn, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở thông qua các hoạt động như nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trạm y tế Song hoạt động chăm sóc sức khoẻ chưa được cải thiện nhiều Khi ốm đau dù bệnh nhẹ, bệnh thông thường chỉ cần chữa tại nhà và cộng đồng, nhưng người dân vẫn phải đến các bệnh viện tuyến trên để khám chữa bệnh Điều này làm lãng phí thời gian và tốn kém tiền của cho cả cơ sở y tế và người bệnh nhất là người nghèo [1], [7]

Trang 2

Huyện Phú Lương là một huyện miến núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3688 km2, dân số 106.698 người với 12 dân tộc thiếu số cùng sinh sống, 14

xã, 2 thị trấn Đây là huyện khó khăn của tỉnh Thái Nguyên, nhưng trong 5 năm qua đang có nhiều khởi sắc về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Chính vì thế công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đã được Đảng và Chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo với mục tiêu thúc đẩy mạnh sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, tạo động lực để có nguồn nhân lực khoẻ mạnh, có trí tuệ nhằm phát triển nền kinh tế của huyện

Vậy, thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân huyện Phú Lương như thế nào? Nó đang chịu tác động bởi yếu tố nào và làm thế nào

để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn? Để làm được điều đó cần nghiên cứu thực trạng các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khỏe ban đầu tại huyện Phú Lương Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân trên địa bàn huyện

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sức

khoẻ ban đầu tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên năm 2009”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên năm 2009

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi hy vọng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tình hình thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu

1.1.1 Vài nét về chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Năm 1978, hội nghị Quốc tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ)

họp tại Alma - Ata đã đề ra chiến lược toàn cầu “Sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000’’ và xác định CSSKBĐ là chìa khoá để mang lại sức khoẻ cho mọi người CSSKBĐ được định nghĩa như sau:“ CSSKBĐ là những chăm sóc thiết yếu dựa trên cơ sở thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, có thể phổ biến rộng rãi tới các cá nhân, gia đình và cộng đồng thông qua

sự tham gia đầy đủ của họ với chi phí mà cộng động và nước đó có thể chấp nhận được để duy trì hoạt động chăm sóc sức khoẻ ở mọi giai đoạn phát triển trên tinh thần tự nguyện, tự giác’’ [34]

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã trở thành một chính sách then chốt của tổ

chức Y tế thế giới từ năm 1978 với chương trình “Sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000’’ nhằm cải thiện sức khoẻ toàn cầu, đặc biệt đối với nhân dân các

nước nghèo Năm 1998, tổ chức Y tế thế giới đã đổi thành chính sách và chương

trình “Sức khoẻ của mọi người trong thế kỷ 21” trong đó đã khẳng định tiếp tục

phát triển CSSKBĐ [56]

CSSKBĐ là một hệ thống quan điểm với 7 nguyên tắc:

 Mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, chú ý những người khó khăn, người nghèo

 Chăm sóc sức khoẻ nhân dân phản ánh và phát triển theo điều kiện kinh tế

và đặc điểm văn hoá, xã hội, chính trị đất nước

 Có sự tham gia của cộng đồng và từng cá nhân, phát huy sức lực tối đa

 Sử dụng công nghệ thích hợp, dựa trên các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thu được

 Có sự kết hợp liên ngành các hệ thống hỗ trợ để chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho mọi người

Trang 4

 Chăm sóc khoẻ nhằm vào những vấn đề sức khoẻ chính trong cộng đồng

để nâng cao sức khoẻ, phòng chữa bệnh và phục hồi chức năng

 Dựa vào cán bộ y tế và các Bộ, các ngành có liên quan cùng làm việc với nhau

Tám nội dung cốt yếu của CSSKBĐ được nêu ra năm 1978 là:

1 Giáo dục sức khoẻ (GDSK)

2 Cải thiện điều kiện dinh dưỡng - ăn uống

3 Cung cấp nước sạch - thanh khiết môi trường

4 Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hoá gia đình

5 Tiêm chủng mở rộng

6 Phòng và chống bệnh dịch lưu hành

7 Khám, chữa bệnh và thương tích thông thường

8 Cung cấp thuốc thiết yếu

Để CSSKBĐ thực hiện có hiệu quả, Hội nghị Alma - Ata còn rút ra được những nguyên tắc của chăm sóc sức khoẻ ban đầu có những đặc điểm sau đây: Toàn diện, lồng ghép và liên tục, thiếu một trong các yếu tố này CSSKBĐ sẽ kém hiệu quả

Việt Nam chấp nhận 8 điểm trên và bổ sung thêm 2 nội dung có tính đặc thù đó là:

 Củng cố mạng lưới y tế cơ sở

 Quản lý sức khoẻ [4], [5]

Các nội dung CSSKBĐ đều được triển khai thực hiện tại cộng đồng Tuỳ theo từng nước, từng mô hình sức khoẻ và bệnh tật để chọn thứ tự ưu tiên cho thích hợp Ở Thái Lan người ta đã gắn 8 nội dung CSSKBĐ của Alma - Ata vào nhu cầu cơ bản, tối thiểu về chăm sóc sức khoẻ của mỗi người dân và cộng đồng Đối với Việt Nam, ngành Y tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ ngay từ những năm đầu của thập kỷ 50, quan điểm y tế đã thể hiện một cách khá toàn diện về những vấn đề cơ bản trong quan niệm CSSKBĐ Năm 1993, tại kỳ họp thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã có Quyết định về những vấn

đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong đó nhấn

Trang 5

mạnh vai trò quan trọng của công tác CSSKBĐ và củng cố y tế cơ sở [7],[56] Ngày 20/6/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/NĐ-CP về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn năm

1996 đến năm 2000 và 2020, có viết: “CSSKBĐ là một công tác trọng yếu để đạt các mục tiêu quản lý tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ và năng lực, tăng tuổi thọ, tạo điều kiện để mọi người dân đều được hưởng một cách công bằng những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ” [3],[9]

Như vậy, củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng trong hệ thống y tế nhà nước, góp phần quyết định sự thành công của CSSKBĐ Đây là tuyến gần dân nhất, sát với đối tượng đông đảo nhất mà ngành

Y tế được phục vụ Cán bộ y tế cơ sở phát hiện những vấn đề sức khoẻ sớm nhất, giải quyết được 80% khối lượng phục vụ y tế tại chỗ, là nơi thể hiện công bằng trong CSSKBĐ rõ nhất, nơi trực tiếp thực hiện kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế, là bộ phận quan trọng nhất của ngành Y tế tham gia phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở [14], [15]

Theo ước tính của ngân hàng thế giới, Việt Nam có đến 28 triệu người nghèo (trong tổng số hơn 80 triệu dân trên cả nước), không có đủ khả năng chi trả các khoản viện phí, nhưng lại chưa nghèo đến mức được giảm, miễn phí, trong đó 90% người nghèo sống ở nông thôn, miền núi Vùng sâu, vùng xa là những vùng kinh tế chậm phát triển Phần lớn người nghèo chỉ có khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở gần nhất, chất lượng thấp và giá cả phù hợp [61], [62]

Do vậy đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ của y tế cơ

sở và thực hiện CSSKBĐ là thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, yếu tố quan trọng để ổn định chính trị- xã hội [18], [22]

Trang 6

1.1.2 Một số nét về CSSKBĐ trên thế giới

Theo các nhà nghiên cứu cộng đồng trên thế giới, muốn thực hiện được CSSKBĐ cần phải có chính sách y tế đúng đắn phải có tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá phù hợp Hầu hết các nước trên thế giới trong chiến lược sức khoẻ của

họ, CSSKBĐ được đặt ra hàng đầu, giải quyết mọi khó khăn để đạt được mục đích Về mặt tổ chức hoạt động CSSKBĐ trên thế giới hầu hết các nước rất chú

ý quan tâm, phát triển tổ chức y tế tuyến huyện, ở nhiều nước đây là tuyến thực hiện CSSKBĐ Trong CSSKBĐ công tác y học dự phòng không chỉ có nước ta

mà có nhiều nước trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là các nước đang phát triển Công tác y học dự phòng, vệ sinh môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vấn đề này được tuyên truyền cho nhân dân một cách sâu rộng như tuyên truyền vệ sinh cá nhân người mẹ trong việc góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy, giáo dục cho trẻ em tuổi học đường về hành vi thái độ đối với vệ sinh

cá nhân Trong vệ sinh môi trường, việc cung cấp đủ nước sạch trong sinh hoạt

là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều quốc gia Thanh toán nguồn nước không vệ sinh là mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia Châu Phi, Châu Á để làm giảm tỷ

lệ chết trẻ em do bị tiêu chảy Nguồn nước còn là một tiêu chuẩn đánh giá tình hình y tế quốc gia Ngoài ra, muốn đánh giá tình trạng vệ sinh của một cộng đồng, cần phải có những tiêu chuẩn phù hợp với nó Trong CSSKBĐ thì công tác chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ đặc biệt các bà mẹ có thai là hết sức quan trọng Người phụ nữ cần được khám thai, tiêm phòng uốn ván thường xuyên và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ Việc phòng chống các dịch bệnh lưu hành như các bệnh nhiễm trùng, sốt rét cũng là những vấn đề cần quan tâm [5],[23],[56]

* Về mặt thành công: Lời kêu gọi sức khoẻ cho mọi người và khái niệm về CSSKBĐ đạt được sự chấp nhận rộng rãi trong cả chính quyền, lẫn các tổ chức phi chính quyền và quốc tế

- Tình trạng sức khoẻ của người dân đã được cải thiện biểu hiện qua tỷ lệ tử vong thấp

Trang 7

- Những thành công đáng kể đạt được, đặc biệt là khi người ta nhận thức rằng cần nhiều thời gian để những khái niệm mới được đồng hoá và để cho những thay đổi được lồng ghép vào hệ thống y tế Nhà nước

- Về mặt dịch tễ các bệnh của trẻ em như bại liệt, sởi, uốn ván và ho gà đã giảm do việc mở rộng nhanh chóng phạm vi của chương trình tiêm chủng mở rộng Điều này đã góp phần làm giảm được mục tiêu toàn cầu thanh toán và kiểm soát các bệnh chọn lọc

- Ở các nước phát triển các bệnh tim mạch ở nam giới giảm bớt một phần nhờ vào việc hạn chế hút thuốc lá

- Nhiều nước phát triển kinh tế nhanh, từ tình trạng đang phát triển đến các nước công nghiệp mới, sự phát triển kinh tế đi kèm với cải thiện chung về điều kiện xã hội

- Kinh nghiệm đạt được trong khi thực hiện CSSKBĐ sẽ có ích cho từng quốc gia và cộng đồng trong việc thiết kế các chiến lược trong tương lai để đối phó với vấn đề y tế Các yếu tố đã dần đến việc cải thiện nhanh chóng tình trạng

y tế ở một số quốc gia đã chỉ ra các chiến lược nên được tiếp tục tập trung vào việc phổ biến các kinh nghiệm thực hành Để khắc phục các vấn đề gặp phải trong khi thực hiện CSSKBĐ có lẽ động lực mạnh mẽ nhất mà cộng đồng thế giới kỳ vọng đó là sự tiến bộ

* Những thất bại: Về mặt tiêu cực, các đối tác khác có liên quan đến việc

thực hiện chăm sóc y tế ban đầu như chính quyền, các nhân viên y tế, các cơ quan tài trợ cho thấy sự yếu kém triền miên trong việc phối hợp các hoạt động

Trang 8

Ở các nước đang phát triển tỷ suất bệnh tim mạch và một số bệnh dịch không nhiễm trùng khác cũng tăng dần lên, thay thế các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm

Các bệnh nhiệt đới và AIDS đã lây truyền rộng rãi, lần đầu tiên trong thế

kỷ này dịch tả xuất hiện ở châu Mỹ Tình hình sốt rét tiếp tục trầm trọng, sốt vàng, sốt xuất huyết, sán máng hiện ảnh hưởng đến nhiều người và nhiều vùng địa dư Tỷ suất mắc bệnh mới của AIDS đang tăng nhanh, trong khi đó bệnh Lao cũng tăng một phần do nhiễm trùng kết hợp với HIV

Bệnh tiểu đường đang tăng ở khắp nơi, ung thư phổi ở nữ cũng tăng nhanh Các bệnh liên quan đến rượu, bệnh tâm thần và nghiện ma tuý tạo nên mối lo lắng cho nhân loại Các tỷ suất chết bà mẹ cao ở các nước đang phát triển

Một số quốc gia có những thành công ngoạn mục trong việc giảm số người

tử vong thì mức độ bệnh hoặc là duy trì ở mức độ cao thậm chí còn tăng lên Nhiều lý do được đề xuất để giải thích hiện tượng này kể cả hoạt động của dân

số già đi

1.1.3 Tình hình thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam

Trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, kết hợp những nỗ lực phấn đấu của cán bộ y tế cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước, ngành Y tế đã mang lại những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân

Ngày nay, công tác CSSKBĐ đã được thực hiện trong toàn quốc Trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn vì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức, đời sống xã hội của đất nước chưa ổn định Tuy nhiên nó đã có những đóng góp to lớn trong việc CSSK cho nhân dân [25]

Trong một vài năm gần đây, các công trình nghiên cứu về CSSKBĐ ở nước

ta đều có chung một số nhận xét như sau:

* Tình hình kinh tế – văn hoá : Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong lĩnh vực

kinh tế, ở những thành phố lớn, các đô thị đời sống kinh tế đã có nhiều cải thiện, nhưng ngược lại ở nông thôn tình hình kinh tế vẫn còn rất khó khăn, do vậy Việt

Trang 9

Nam vẫn là một trong những nước nghèo của khu vực cũng như trên thế giới [11], [29], [41]

* Vệ sinh môi trường: Là một nội dung rất quan trọng của CSSKBĐ, tuy

nhiên vẫn là một vấn đề tồn tại hiện nay Số hộ gia đình có hố xí xem là tạm hợp vệ sinh gồm hố xí dội nước và 2 ngăn chiếm một tỷ lệ rất thấp (5,3 % và 9,6 %) Nơi có

tỷ lệ loại hố xí này cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long (7,0 % và 2,4 %) Loại hố

xí thùng, một ngăn rất phổ biến ở các vùng với tỷ lệ chung (40,6 %), cao nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (68,3%) và thấp nhất ở vùng Duyên Hải miền Trung (13,0%) , ở vùng đồng bằng sông Cửu Long loại hố xí thường gặp là cầu ao cá chiếm tỷ lệ (46,4%) Có tới 1/5 tổng số hộ gia đình (19,2%) không có hố xí, tỷ lệ này cao nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (42,9%), thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ (2,8%) [2], [12]

Tình hình vệ sinh môi trường, thực trạng sử dụng hố xí và tỷ lệ hộ gia đình

có các nguồn nước sạch cho phép chúng ta nhận định về mô hình bệnh tật và nhu cầu CSSK của cộng đồng

*Tình hình bệnh tật: Mô hình bệnh tật ở nước ta vẫn là mô hình của những

nước nghèo chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng Nổi bật là sốt rét, nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) và tiêu chảy Vùng núi tỷ lệ mắc và chết cao

do 3 bệnh là sốt rét, nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy thêm vào là bệnh bướu cổ với hậu quả là tỷ lệ đần độn cao [ 12], [13], [16], [24]

*Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế: Kể từ khi các chương trình CSSKBĐ

được triển khai đến nay, việc sử dụng các dịch vụ y tế rất phong phú Có rất nhiều loại hình để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ Người dân có thể tự do lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của mình và có hiệu quả nhất

Theo đơn vị Chính sách - Bộ Y tế, nghiên cứu ở 7 vùng sinh thái (1999) thấy tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng dịch vụ y tế ở xã trung bình/tháng là 23,5% Chỉ số sử dụng còn ở mức thấp và trung bình theo từng vùng (dao động từ 9,0 đến 41 %) Mua thuốc về tự chữa là cách sử trí đứng hàng đầu của các hộ gia đình khi có người ốm đau (45,2% - 46,6%), khám chữa bệnh ở y tế tư nhân là

Trang 10

cách lựa chọn đứng hàng tiếp theo (17,6% - 18,9%) và khám chữa bệnh tại trạm

*Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em: Trong những năm gần đây công tác

chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ trẻ em đã thực hiện tương đối tốt Đặc biệt chương trình tiêm chủng mở rộng đã thu được kết quả rất tốt trong việc phòng 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em Làm giảm tỷ lệ tử vong do 6 bệnh hay gặp và hạn chế được những di chứng tàn phế do bệnh Hầu hết trẻ em dưới 1 tuổi đã được tiêm chủng (94,7%) Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đủ 6 loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 79,4% [41], [42]

Do làm tốt công tác quản lý thai nghén nên đã giảm đáng kể tỷ lệ tai biến sản khoa và tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, 80,6% số phụ nữ có thai đã được khám thai Số phụ nữ được khám thai từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ 40,3%; 75% bà mẹ có thai được tiêm phòng uốn ván, tỷ lệ tiêm phòng uốn ván mũi 2 là 58% Tỷ lệ trẻ có cân nặng khi sinh < 2500g là 8,8% [48], [52], [57]

*Giáo dục sức khoẻ: Đây là một nội dung quan trọng trong CSSKBĐ, là

những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên Thay đổi hành vi không có lợi cho sức khoẻ Nhưng nhìn chung thực trạng hoạt động công tác này chưa tốt Kết quả mới chỉ dừng ở mức tuyên truyền sức khoẻ, chưa

có sự thay đổi hành vi Do vậy việc giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình và bệnh tật vẫn là vấn đề nan giải và khó khăn ở nước ta nhất là đối với người nghèo [17], [50]

*Công tác khám, chữa bệnh ban đầu: Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2006

hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam mạng lưới y tế cơ sở hoạt động rất tích cực về cả y tế dự phòng và điều trị, trong tổng số lượt người dân tiếp cận ngoại trú tại trạm y tế, gần 40% lượt người liên quan đến tiêm chủng

Trang 11

hoặc y tế dự phòng, trên 40% liên quan đến điều trị bệnh của người 6 tuổi trở lên, gần 15% liên quan đến chăm sóc thai sản và điều trị trẻ em dưới 6 tuổi bao gồm phục hồi chức năng, kiểm tra sức khỏe và những dịch vụ khác (Hình 1.1 trang sau) Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhà nước thì y tế huyện, xã

là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau Trong nhiều năm qua công tác khám, chữa bệnh ở tuyến huyện, xã được thực hiện khá tốt, giải quyết một phần gánh nặng cho tuyến trên và đã đem lại hiệu quả cao trong việc đẩy lùi bệnh tật, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, đồng thời mạng lưới y tế tuyến huyện, xã cũng tạo điều kiện giảm chi phí khi ốm đau, đặc biệt là đối với người nghèo Các trạm y tế xã cũng đã chuyển hướng hoạt động, ngoài công tác khám chữa bệnh tại trạm còn chăm sóc sức khỏe tại gia đình Song mạng lưới này còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng cán bộ, cơ sở vật chất, và giá cả dịch vụ Mặt khác, điều kiện kinh tế-xã hội ngày một phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên, một bộ phận có thu nhập cao hơn sẵn sàng đến những cơ sở có kỹ thuật cao ở tuyến trên để khám và chữa bệnh, gây nên tình trạng quá tải ở tuyến trên và làm giảm hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở [26], [27], [28]

Hình 1.1 Cơ cấu dịch vụ y tế ngoại trú được cung cấp theo loại cơ sở 2002

Nguồn: VNHS 2001–2002 [16]

Hàng năm, theo kết quả VNHS, ước tính có 20,5 triệu lượt người khám chữa bệnh ngoại trú tại các loại cơ sở y tế, người dân càng ngày càng có cơ hội lựa chọn nơi điều trị ngoại trú Theo thông tin trong hình 1.2, ở thành thị dưới 10% tổng số lượt khám chữa bệnh ngoại trú ở trạm y tế và phòng khám đa khoa

Trang 12

khu vực, trong khi đó ở nông thôn đồng bằng là 20% và ở nông thôn miền núi là 35% Phòng khám tây y tư nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất các lượt điều trị ngoại trú ở

ba vùng, khoảng 53% ở thành thị và nông thôn đồng bằng và 37% ở nông thôn miền núi Ở thành thị, bệnh viện có khoảng 25% tổng số lượt điều trị ngoại trú

so với 13% đến 14% ở nông thôn Tỷ lệ lượt điều trị tại cơ sở khác, chủ yếu là phòng mạch y học cổ truyền, chiếm từ 12 đến 15% tổng số lượt điều trị ngoại trú

ở cả 3 vùng [16] Điều này cho thấy tầm quan trọng của trạm y tế đối với khám chữa bệnh ngoại trú ở nông thôn miền núi, tại tất cả các vùng, kể cả miền núi

Hình 1.2 Cơ cấu nơi khám chữa bệnh ngoại trú, 2002

Nguồn: VNHS 2001–2002 [16]

Để hiểu rõ hơn về người được hưởng dịch vụ ở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt của trạm y tế, bảng 1.1 và 1.2 mô tả một số nét cơ bản về bệnh nhân đến trạm y

tế và các cơ sở y tế khác tham gia khám chữa bệnh ban đầu Bệnh nhân đến các

cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu không khác nhau nhiều về cơ cấu giới với khoảng 60% lượt điều trị ngoại trú là nữ giới Tỷ lệ lượt điều trị của người 6 –14 tuổi và từ 60 tuổi trở lên cũng tương đối giống nhau, nhưng trạm y tế và y tế tư nhân gặp nhiều bệnh nhân nhi khoa hơn PKĐKKV và bệnh viện huyện Bệnh nhân đến cơ sở đông y tư nhân lớn tuổi hơn các loại cơ sở khác, chỉ có 13% bệnh nhân dưới 15 tuổi và 22% từ 60 tuổi trở lên so với 33% dân số dưới 15 tuổi

và 8% dân số từ 60 tuổi trở lên

Chung

%

Kh¸ c

BV nhµ n- í c Phßng kh¸ m t- nh©n PK§ KKV

TYT

Trang 13

Bảng 1.1 Cơ cấu giới và tuổi của bệnh nhân điều trị ngoại trú theo loại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu so với dân số cả nước

Bệnh viện huyện

30%, ở bệnh viện huyện là 32% (Bảng 1.2) Khả năng "xã hội hóa" tài chính của

trạm y tế thấp hơn nhiều so với các loại cơ sở y tế khác Trong khi ở thành thị số người sinh sống chiếm 23% dân số cả nước, chỉ có 7% tổng số lượt điều trị tại trạm y tế Nông thôn đồng bằng chiếm 53% tổng số dân cư nhưng lại chiếm đến 64% tổng lượt điều trị ngoại trú tại TYT và tại y tế tư nhân Nông thôn miền núi chiếm 25% tổng dân cư nhưng chỉ 12% tổng số lượt điều trị ngoại trú tại y tế tư nhân do cơ sở y tế tư nhân ít hoạt động ở vùng này

Trang 14

Bảng 1.2 Cơ cấu mức sống và nơi cư trú của bệnh nhân điều trị ngoại trú theo loại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu so với dân số cả nước, 2002

Đông y

tƣ nhân

Bệnh viện huyện

Dân

số Mức sống

Trang 15

Hỡnh 1.3 Cơ cấu mức sống của bệnh nhõn điều trị ngoại trỳ tại TYT xó Nguồn:

Thành thị Nông thôn

đồng bằng

Nông thôn miền núi

Chung

%

Giàu Khá

Trung bình Cận nghè o Nghè o

Trang 16

Bệnh nhân điều trị tại TYT thì ở thành thị già hơn ở nông thôn, ở cả ba khu vực phụ nữ chiếm khoảng 60% lƣợt điều trị tại TYT (Bảng 1.3)

hơn (Hình 1.4)

Chú thích: Nếu kết hợp tiêm, truyền dịch với xét nghiệm, chiếu chụp, phẫu

thuật thì đƣợc tính vào nhóm xét nghiệm

Tỷ lệ trạm y tế sử dụng các biện pháp y học dân tộc cổ truyền nhƣ châm cứu hoặc thuốc Bắc, thuốc Nam trong điều trị bệnh rất thấp Theo VNHS 2001–

2002, chỉ 1,9% tổng số lƣợt điều trị ngoại trú tại trạm y tế đƣợc sử dụng chấm cứu, xoa bóp hoặc thuốc Bắc, thuốc Nam Tại cơ sở đông y tƣ nhân, 87,7% lƣợt điều trị ngoại trú sử dụng thuốc đông y và 26,2% sử dụng chấm cứu, xoa bóp

Trang 17

Bảng 1.4 Tỷ lệ các trạm y tế xã, phường thực hiện một số chương trình y tế dự

phòng chủ yếu, 2001–2002

Tên chương trình Tỷ lệ phường, thị

trấn thực hiện

Tỷ lệ xã thực hiện

*Công tác y tế dự phòng: Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm cả chữa và

phòng bệnh Trong các loại cơ sở y tế tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu, trạm

y tế đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác y tế dự phòng Bên cạnh đó là hoạt động y tế trường học và nha học đường, chương trình kết hợp Quân Dân y cũng có vai trò rất quan trọng trong công tác y tế dự phòng, phát hiện sớm các bệnh tật trong học đường và công tác dự phòng ở vùng sâu, vùng xa Hàng năm, trạm y tế ngoài khám chữa bệnh, khám thai, đỡ đẻ, có dành tỷ lệ lớn thời gian

cho việc thực hiện nhiều chương trình y tế có tính chất y tế dự phòng (Bảng 1.4)

Nhân viên y tế thôn bản có vai trò chủ yếu liên quan đến công tác y tế dự phòng Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế rất cao, trong nhân viên y tế thôn, bản

có cả những người có chuyên môn khá về y tế và có những người mới được đào tạo Hoạt động của họ tập trung vào những công việc tuyên truyền, theo dõi sức

Trang 18

khỏe trẻ em suy dinh dưỡng, vận động TCMR và theo dõi tình hình bệnh tật của dân Nhân viên y tế thôn, bản cũng có tham gia sơ cứu, khám chữa bệnh và khám thai, đỡ đẻ

Bảng 1.5 Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản làm các công việc khác nhau, 2001 – 2002

Khu vực Khám

chữa bệnh

Khám thai, đỡ

đẻ

Tuyên truyền

Theo dõi sức khỏe trẻ em suy dinh dưỡng

Vận động TCMR

Sơ cứu

Theo dõi tình hình bệnh tật của dân

Thành thị 27,0 7,8 98,2 94,0 98,3 69,0 93,9 Nông thôn 41,5 13,7 98,1 94,8 99,3 79,0 96,3

Nguồn: VNHS 2001–2002 [16]

1.1.4 Một số nét về chăm sóc sức khoẻ cho người dân ở miền núi phía Bắc

Miền núi phía Bắc một khu vực quan trọng với 14 tỉnh với trên 40 dân tộc Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết danh sách xã nghèo theo quy định của Trung ương đều rơi vào khu vực này [16] Thực trạng này được phản ánh qua nghiên cứu của đơn vị Chính sách - Bộ Y tế (6/ 1999) Ở 7 vùng sinh thái thì miền núi phía bắc là nơi có tỷ lệ hộ nghèo đói cao nhất chiếm 32% Theo kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động của các trạm y tế cơ sở miền núi phía Bắc (2000) cho thấy: Tỷ lệ hộ gia đình nghèo đói (27,76 %); tỷ lệ hộ có nhà ở tạm (31,13 %) Đến năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo khu vực đồng bằng là 4,2-9,8% [41]; nhưng ở khu vực miền núi Tây Bắc tỷ lệ hộ nghèo cao từ 32-36,8% Tỷ lệ phụ nữ độ tuổi sinh đẻ mù chữ cao (21,99 %) [42] Những tồn tại trên sẽ ảnh hưởng đến tình hình CSSK nhân dân ở tại khu vực này

Tình hình hoạt động của các trạm y tế xã ở miền núi: Đây là nơi triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng Về cơ sở nhà trạm: Theo thống kê năm 1996, chỉ tính riêng ở vùng miền

Trang 19

núi phía Bắc trong tổng số 2.986 xã mới có 2.140 trạm y tế xã, thậm chí một số

xã hoàn toàn trắng Nguồn nhân lực: ở miền núi, chất lượng cán bộ ở trạm y tế

xã còn thấp Qua điều tra ngẫu nhiên tại 8 xã trong 2 tỉnh Cao Bằng và Sơn La cho thấy bình quân mỗi trạm y tế xã có xấp xỉ 3,4 cán bộ Trong 8 xã miền núi không xã nào có Bác sỹ, trong khi đó ở 8 xã đồng bằng và trung du tỷ lệ Bác sỹ trong tổng số là 12% Ở khu vực miền núi, lực lượng y tế tư nhân rất ít và tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, trong khi đó ở khu vực đồng bằng lực lượng y tế

tư nhân xấp xỉ bằng hoặc hơn số cán bộ yế xã [21] Năm 1998 số xã chưa có trạm y tÕ là 9,4%, riêng miền núi phía Bắc là 13,4% thì đến năm 2007 chưa có trạm y tế chỉ còn 1,16%, về nhân lực thì số xã chưa có Nữ hộ sinh cả nước là 52,3% và miền núi phía Bắc là 75,2% số xã có Bác sỹ lại giảm từ 95,5% (2000) xuống còn 67,38% (2007) [20], [21]

Tỷ lệ xã chưa có trạm y tế, chưa có Nữ hộ sinh, chưa có Y, Bác sỹ ở miền núi cao hơn so với số liệu chung cả nước [41]

Nghiên cứu về sử dụng dịch vụ y tế điều tra sử dụng dịch vụ y tế ở 2 tỉnh Sơn La và Cao Bằng của đơn vị CSSKBĐ cho kết quả như sau:

- Người dân miền núi ốm mà không được chữa bệnh nhiều gấp 4 lần người dân miền xuôi

- Người dân miền núi tự mua thuốc về chữa ở nhà không cần đến khám bệnh nhiều gấp 2 lần dân miền xuôi

- Người dân miền núi sử dụng trạm y tế chỉ bằng 1/4 so với dân miền xuôi

- Người dân miền núi ít đến y tế tư nhân hơn (bằng gần một nửa) so với dân miền xuôi

- Tỷ lệ người dân miền núi đến phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện nhiều gấp 3 lần so với người dân miền xuôi [38]

Khi nghiên cứu về tình trạng sử dụng dịch vụ y tế tại các bản vùng cao của các tỉnh miền núi, Tây Nguyên năm 2003 Trần Thị Trung Chiến, Nguyễn Thành Trung và cộng sự cho thấy kết quả tương tự [36]

Tình hình sức khoẻ và bệnh tật của người dân ở miền núi cho thấy: Người dân ở đây có tình trạng sức khoẻ thấp, tỷ lệ tử vong trẻ em <1 tuổi (62,2 ‰), trẻ

Trang 20

em dưới 5 tuổi (84,1 ‰) và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao Tiêm chủng phòng 6 bệnh cho trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đạt chưa cao 51,7% (1996) và khá tốt năm 2006 (96,5%) [29], [30], [31] Tình hình sức khoẻ và mô hình bệnh tật của trẻ em là tấm gương phản chiếu trung thực về tình hình kinh tế- văn hoá- xã hội

và môi trường sống Những vấn đề sức khoẻ quan trọng nhất của khu vực miền núi phía Bắc là các bệnh lây truyền (sốt rét, thương hàn, lỵ, viêm màng não, lao), những bệnh do do phong tục tập quán và nguồn nước (nghiện hút, bướu cổ, suy dinh dưỡng) và các bệnh liên quan đến đẻ nhiều, đẻ dày (nạo thai, xảy thai, tai biến sản khoa), dại và uốn ván sơ sinh là những nguyên nhân tử vong riêng biệt của miền núi phía Bắc

Trong quá trình phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội ở miền núi, một cản trở rất lớn đó là trình độ học vấn nói chung của người dân còn thấp Kèm theo đó là các tập tục lạc hậu trong nếp sống cũng như trong chữa bệnh Nhiều trường hợp mắc bệnh nặng không được đưa tới bệnh viện mà chữa bằng cúng bái Những trường hợp tử vong không được chôn cất ngay, mà để ở trong nhà nhiều ngày cũng là một tập tục có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [50], [51], [53]

Do đặc điểm về địa hình, việc cung cấp nước sạch cho dân còn rất sơ khai Nguồn nước chủ yếu là sông, suối, hầu hết đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh do

có tập quán thả rông gia súc, chưa có ý thức bảo quản và sử lý chất thải của người và động vật, môi trường sống ở các thôn bản bị ô nhiễm nặng nề Những điều đó đã làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cho cộng đồng các dân tộc miền núi [50]

Về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với miền núi, người nghèo tháng 2/1997 Bộ Y tế đã xây dựng chiến lược công tác chăm sóc và bảo

vệ sức khoẻ nhân dân (BVSKND) vùng núi phía Bắc trong thời gian 2000 đến

2010 và 2020, nêu rõ “ Nhà nước đảm bảo những điều kiện tối thiểu để tất cả các xã có trạm y tế hoạt động thường xuyên, chính quyền địa phương đảm bảo

để tất cả các thôn bản có cán bộ y tế” [3]

Trang 21

1.2 Một số điều kiện và yếu tố liên quan đến việc thực hiện CSSKBĐ

1.2.1 Vai trò của các trạm y tế cơ sở

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết năm 1998 cả nước có 10.511 xã, phường, thị trấn, nhưng hiện mới có 10.153 trạm y tế (TYT) (gọi chung là trạm

y tế cơ sở) chiếm 96,59 %.Nhưng đến năm 2007 tỷ lệ 98,84% số xã có trạm y tế

và tỷ lệ đạt chuẩn là 50,47% Bộ Y tế đã xác định TYT cơ sở là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật CSSKBĐ tại tuyến cộng đồng [55] Về cơ sở pháp lý, TYT cơ sở có 4 lĩnh vực hoạt động chính và 10 nhiệm vụ CSSKBĐ Hoạt động của TYT được tiến hành theo 10 nội dung Bốn lĩnh vực hoạt động

của TYT cơ sở là:

1 Hoạt động tại trạm y tế:

- Khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân

- Quản lý sức khoẻ

- Đông y, châm cứu, thuốc nam

- Giáo dục sức khoẻ, truyền thông Dân số- Kế hoạch hoá gia đình

- Tiêm chủng mở rộng

- Cung ứng thuốc thiết yếu

2 Hoạt động tại cộng đồng để thực hiện các chương trình y tế

3 Hoạt động tại gia đình

- Thu thập thông tin y tế

- Thăm khám sức khoẻ gia đình, chữa bệnh tại nhà, lập sổ sức khoẻ

- Hướng dẫn kiểm tra công tác vệ sinh phòng dịch

- Hướng dẫn kiểm tra vườn thuốc, tủ thuốc gia đình

4 Tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã về:

- Các biện pháp lồng ghép hoạt động y tế

- Biện pháp lồng ghép hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội

- Đưa hoạt động y tế vào kế hoạch của Uỷ ban nhân dân xã

- Chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật về y tế

- Đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về y tế

Trang 22

- Xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Qua nhiệm vụ, chức năng có thể thấy vị trí của trạm y tế cơ sở là y tế tuyến đầu, nơi nhân dân tiếp xúc đầu tiên với hệ thống y tế nhà nước, cũng là nơi cuối cùng để thể hiện tất cả các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân Trạm y tế cơ sở nằm trong cộng đồng, phục vụ toàn diện và thường xuyên cho cộng đồng [19]

1.2.2 Yếu tố liên quan đến CSSKBĐ

*Kinh tế: Kinh tế khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động chăm sóc

sức khoẻ Thông thường càng nghèo càng hạn chế đến với cơ sở y tế, người nghèo có xu hướng tự chữa hoặc giảm chi phí bằng cách đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ gần nhà, không đến cơ sở y tế chất lượng cao nhưng thu phí cao Ngược lại người giàu dễ dàng quyết định khám chữa bệnh kể cả ở nơi xa nhất, nhưng có chất lượng nhất

*Trình độ học vấn: Trình độ học vấn có nhiều ảnh hưởng đến hành vi

chăm sóc sức khoẻ của họ Tỷ lệ mù chữ, biết đọc, biết viết nói chung khá cao chiếm 31,6% Nơi có tỷ lệ này cao nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (49,9%), trong đó có 13,9% mù chữ, 30,0% biết đọc biết viết Cộng đồng có học vấn cao hơn là khu vực đồng bằng sông Hồng (68,4%), chủ yếu có trình độ trung học cơ sở trở lên Các cộng đồng dân cư vùng Đông Nam Bộ, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có tỷ lệ học vấn thấp khá cao, tỷ lệ mù chữ, không biết đọc biết viết tương ứng là: 32,8%; 29,8%; 29,2% [8].Trình độ học vấn của người

mẹ liên quan chặt chẽ đến tỷ suất chết của trẻ em < 5 tuổi Một nghiên cứu ở Đồng bằng sông Hồng đã đưa ra kết quả và nhận xét như sau: Nếu người mẹ mù chữ, tỷ suất chết trẻ em là 71,6‰ Nếu người mẹ biết đọc biết viết, tỷ suất chết trẻ em là 52,84‰ Nếu người mẹ có trình độ học vấn tiểu học thì tỷ suất chết trẻ

em là 44,93‰ Người mẹ càng có trình độ học vấn càng cao thì tỷ suất chết trẻ

em càng thấp, điều này có liên quan chặt chẽ đến CSSKBĐ [16]

* Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ: Là khả năng người sử dụng khi

cần có thể sử dụng tại nơi cung cấp dịch vụ Tiếp cận bao hàm cả sự đánh giá, cách nhìn nhận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong tầm suy nghĩ của người dân về

Trang 23

loại dịch vụ này qua các yếu tố không gian, thời gian, chi phí và chất lượng dịch

vụ Tiếp cận của cộng đồng với cơ sở cung cấp chăm sóc sức khoẻ phụ thuộc nhiều yếu tố:

- Khoảng cách: Là quãng đường đi được tính bằng km hoặc thời gian đi mất từ nhà đến cơ sở y tế, tiếp cận dễ hay khó còn phụ thuộc vào đường xá tốt hay xấu, phương tiện đi lại [43] Khoảng cách không phải là yếu tố quyết định trong trường hợp bệnh hiểm nghèo Nếu trên địa bàn có những cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng như nhau thì khoảng cách là yếu tố được

ưu tiên lựa chọn Nguyễn Thu Hiền năm 2000 nghiên cứu ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lao Cai cho thấy khoảng cách của người dân đến trạm y tế trung bình là

±3,45km Tỷ lệ trung bình 1 CBYT đảm nhận đi cơ sở đến với người dân là 10,45 km2 [40]

- Yếu tố dịch vụ y tế: Không kể thu phí đắt, rẻ mà đề cập đến thuận tiện giờ giấc, thời gian mở cửa, thường trực, thái độ cư sử của CBYT đối với bệnh nhân, tính sẵn sàng của các dịch vụ mà người dân cần và chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của bệnh nhân

- Niềm tin sức khoẻ: Là thái độ, giá trị, kiến thức của người dân có được

về sức khoẻ, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ mà chúng có thể ảnh hưởng đến việc nhận ra thực trạng sức khoẻ và nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

*Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức sức khoẻ: Là sự thể hiện đến hay không

đến cơ sở y tế với mục đích nhất định, có thể chia sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo loại dịch vụ, vị trí, mục đích và thời gian sử dụng

- Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ được sử dụng: Trạm y tế, bệnh viện, hiệu thuốc, Thầy thuốc tư

- Vị trí: Địa điểm sử dụng dịch vụ (trong và ngoài bệnh viện, nhà thuốc, nhà bệnh nhân…)

Trang 24

- Tự điều trị: Người dân sử dụng các cây thuốc thông thường trong vườn nhà hoặc mua thuốc ở các hiệu thuốc về tự điều trị, đây là loại hình được sử dụng cho bệnh nhẹ và thông thường hay gặp tại cộng đồng

- Thầy thuốc tư nhân: Người dân sử dụng loại dịch vụ này bởi họ tin vào trình độ chuyên môn của Thầy thuốc tư mà đa số là Bác sỹ, thuốc đủ về cả chất lượng và chủng loại, thái độ phục vụ tận tình chu đáo, người dân nghèo có thể chịu tiền trong một thời gian dài, Thầy thuốc tư sẵn sàng phục vụ tại nhà bất cứ lúc nào

- Bệnh viện: Thường khi bệnh nặng, điều trị tư không khỏi hoặc có nhu cầu

sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại

- Trạm y tế: Hầu hết người dân đến đây để đẻ và nhận dịch vụ phòng bệnh như tiêm chủng, uống vitamin A

Như vậy, tình trạng sức khoẻ hay bệnh tật là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất dẫn đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Người bệnh hoặc gia đình họ nhìn nhận tình trạng sức khoẻ thực tế của bản thân họ, đánh giá dựa trên kinh nghiệm có được về các biểu hiện bệnh, sự lo lắng về tình trạng sức khoẻ, cân nhắc đi đến quyết định có cần can thiệp y tế hay không Mặt khác, do kết luận về chuyên môn CBYT có thể dẫn đến thúc đẩy người dân sử dụng dịch

vụ chăm sóc sức khoẻ

*Sự hài lòng của người sử dụng: Là biểu thị thái độ của người đã tiếp xúc

và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đối với hệ thống y tế đó Sự hài lòng có thể đánh giá bởi chính bệnh nhân ở tại một cơ sở y tế cụ thể hoặc là ý kiến chung của người dân đối với việc thực thi của hệ thống y tế Phạm vi biểu lộ sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ có thể là về thái độ của nhân viên y tế, chất lượng chăm sóc, tính thuận tiện, mức chi phí, môi trường nơi cung cấp dịch vụ, hiệu quả của việc điều trị

* Khó khăn của người dân khi đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ:

- Trạm y tế: Hầu như thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, trình độ chuyên môn của CBYT cũng hạn chế

Trang 25

- Bệnh viện: Rất khó khăn khi chuyển viện, giá viện phí cao, nhất là người dân nông thôn hoặc người nghèo, mặt khác tiền viện phí phải trả ngay nên đó là một gánh nặng đối với họ

- Y tế tư nhân: Giá dịch vụ cao và không ổn định, các quy định về an toàn, hợp lý về thuốc không được đảm bảo và tình trạng lạm dụng thuốc tăng nhanh

do chạy theo lợi nhuận [54]

Việc quyết định lựa chọn loại hình dịch vụ nào để CSSK cho mình là tuỳ thuộc vào khả năng chi trả, khả năng này bị ảnh hưởng bởi mức thu nhập của

người sử dụng và giá dịch vụ từ phía người cung cấp dịch vụ

1.2.3 Những giải pháp nhăm tăng cường thực hiện CSSKBĐ:

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, thu nhập người dân tăng lên nhanh chóng, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn

và thành thị, vùng sâu vùng xa ngày càng thể hiện rõ rệt

Chỉ thị 06/CT- TW ngày 22/ 01/ 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

về “Củng cố và hoàn thiện màng lưới y tế cơ sở” [15], chiến lược năm 2002 của

Bộ Y tế “Hướng về cơ sở, nâng cao y đức và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân” và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010” [9] đã và đang nói lên sự quan tâm to lớn

của Đảng, Nhà nước và đặc biệt ngành Y tế dành cho y tế cơ sở

Việt Nam hiện nay đang tăng cường đầu tư, củng cố và sắp xếp y tế cơ sở Tuy nhiên, mức độ hoạt động và hiệu quả của nó chưa tương xứng với mức độ đầu tư Để giải quyết những khó khăn trên, ngành Y tế đã có nhiều giải pháp nhằm củng cố và tăng cường cho y tế cơ sở Một trong những giải pháp đó là đưa Bác sỹ về về tuyến cơ sở để tăng cường đội ngũ cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến cơ sở Vấn đề đặt ra là cùng với chủ trương đưa Bác sỹ về

xã, phường cũng cần quan tâm đến việc nâng cao mức sử dụng mạng lưới này, hoặc phát triển mạng lưới phù hợp với mức sử dụng, nếu không việc nâng cao đầu tư và tình trạng sử dụng thấp sẽ dẫn tới lãng phí ngân sách dành cho tuyến y

tế cơ sở

Trang 26

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Người dân trong các hộ gia đình ở huyện Phú Lương

- Cán bộ y tế huyện, xã

- Lãnh đạo cộng đồng ở xã

- Hồ sơ báo cáo lưu trữ tại Trung tâm y tế và trạm y tế

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

*Thời gian: 1-12/2010

* Địa điểm:

- Huyện Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên gồm 14 xã và 02 thị trấn, trong đó có 01 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn Dân số năm 2010 là khoảng 110.000 người; có 08 dân tộc cùng chung sống Thu nhập chủ yếu bằng nghề nông Đường xá đi lại còn nhiều khó khăn chủ yếu là đường đất, đá, đường mòn Vì vậy việc triển khai các chương trình y

tế gặp nhiều khó khăn vất vả, đặc biệt là vào mùa mưa lũ Trong những năm qua, công tác CSSKBĐ đã được triển khai và thực hiện khá tốt, ngành Y tế huyện Phú Lương đã có nhiều cố gắng nên nhiều năm qua không có dịch xảy ra trên địa bàn Các chỉ tiêu được Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên giao đều hoàn thành, tuy nhiên kết quả thực hiện một số chương trình y tế còn thấp

* 10 xã, thị trấn nghiên cứu của huyện Phú Lương, danh sách như sau:

Trang 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp với định tính, định lượng 2.3.1 Phương pháp chọn mẫu:

*Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:

2

1

Z  : hệ số giới hạn tin cậy với = 0,05 = 1,96;

P = 0,2 là chỉ số hộ có người ốm trong 2 tuần qua trong nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và CS [45]; q = 1- p = 0,8

d: Sai số mong muốn (d = 2%), tính được n = 1.600

* Kỹ thuật chọn mẫu:

- Chọn huyện Phú Lương là chọn chủ đích - Đây là fileds lab của Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên

- Chọn xã: Chọn 10 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái của huyện

- Chọn hộ gia đình (Đơn vị mẫu): Mỗi xã chọn ngẫu nhiên khoảng 160 hộ gia đình

2.3.2 Chỉ số nghiên cứu:

*Nhóm chỉ số về công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân:

- Thông tin về hộ gia đình

- Điều kiện kinh tế văn xã hội hộ gia đình

- Thói quen ăn uống

Trang 28

- Hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Chương trình nuôi con bằng sữa

mẹ, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình dinh dưỡng

- Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi

* Các chỉ số liên quan: như kinh tế, văn hóa, xã hội môi trường…

2.4 Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu:

* Các chỉ tiêu kinh tế – văn hoá - xã hội:

- Về kinh tế: Theo qui định của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết định số 1143/2000/ QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 về chuẩn

hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 Chuẩn nghèo được tính theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng cụ thể như sau:

+ Vùng nông thôn miềm núi, hải đảo 80.000đ/tháng, 960.000đ/năm

+ Vùng nông thôn đồng bằng 100.000đ/tháng, 1.200.000đ/năm

+ Vùng thành thị 150.000đ/tháng, 1.800.000đ/năm

Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên được coi là hộ nghèo

- Nhà ở: + Nhà ở kiên cố là nhà mái xây mái bằng

+ Nhà ở bán kiên cố là nhà xây cấp 4 hoặc nhà gỗ lợp ngói + Nhà ở tạm: là nhà lợp tranh, nhà làm bằng tre, nứa, lá

- Hộ có phương tiện truyền thống (PTTT) là hộ có đài, ti vi, báo chí

- Về văn hoá: + Mù chữ là người không biết đọc, không biết viết

+ Chưa hết cấp 1 là những người chưa học hết lớp 4/10 và 5/12

Trang 29

- Giếng nước hợp vệ sinh: Xây cách chuồng nuôi xúc vật, hố xí lớn hơn hoặc bằng 10 mét , đường kính 0,8 đến 2 mét, chiều sâu 3 – 20 mét, bờ xung quanh giếng cao hơn mặt đất lớn hơn hoặc bằng 0.8 mét, sân giếng rộng lớn hơn hoặc bằng 1 mét, có rãnh thoát nước, có giá để gầu

- Hố xí hợp vệ sinh: Là những hố xí đảm bảo diệt trừ mầm bệnh không cho mầm bệnh phát tán ra ngoài môi trường để không làm ô nhiễm đất, nước bề mặt, nước ngầm, không có mùi hôi thối, không có ruồi nhặng, không thu hút côn trùng và gia súc Nếu là hố xí 2 ngăn: Sạch, không hôi, không có ruồi, ủ kín đủ 2 tháng, có mái che, có cửa, có rãnh nước tiểu Nếu là hố xí thấm hay tự hoại : Sạch, không hôi, đủ nước dội, không có ruồi

* Chỉ số về trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu của trạm y tế cơ sở

- Trang thiết bị chuyên môn ở trạm y tế đầy đủ là có 69 danh mục trang thiêt bị y tế theo quy định của Bộ Y tế năm 1995

- Thuốc thiết yếu đầy đủ là có đủ 28 danh mục theo danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ III, 1995 (Ban hành theo quyết định số 1904/ BYT - QĐ ngày 28/11/1995)

* Chỉ số về nguồn lực:

Theo Quyết định số 58/ TTg và QĐ số 131/ TTg của Thủ tướng Chính phủ

về y tế cơ sở, trạm y tế có từ 3 đến 6 cán bộ

2.5 Kỹ thuật thu thập thông tin

- Điều tra theo hộ gia đình theo phiếu filelds lab

- Thu thập số liệu lưu trữ tại trạm y tế

- Thu thông tin từ 2 cuộc thảo luận nhóm: 1 nhóm với lãnh đạo y tế huyện, xã; 1 với đại diện người dân trong cộng đồng (mỗi nhóm 15 người)

2.6 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê y sinh học trên phần mềm EPI INFO 6.04

Trang 30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng CSSKBĐ ở các xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Thông tin chung:

Điều tra 1.858 hộ gia định với 7.408 người chúng tôi thu được các kết quả sau:

%

Nhà tạm Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố

Biểu đồ 3.2 Tình trạng nhà ở của các hộ điều tra

Trang 31

Nhận xét: Tỷ lệ hộ nghèo đói còn cao17,98%; tỉ lệ hộ gia đình sống trong những căn nhà tạm còn cao 10,44% Tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình có xe máy

tương đối cao 76%

Bảng 3.2 Đặc điểm vệ sinh của các hộ gia đình

12.06

1.13

2.74 0

2 4 6 8 10 12 14

%

Bếp trong nhà Gia súc dưới sàn Nhà ẩm thấp

Biểu đồ 3.3 Tình trạng vệ sinh của các hộ gia đình

Trang 32

Bảng 3.3 Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi, giới

Nhận xét: Tỷ lệ nam, nữ tương đương nhau; về độ tuổi cũng tương đối

đồng đều ở các lứa tuổi

Bảng 3.4 Trình độ học vấn của người lớn (≥15 tuổi)

Số người mù chữ, chưa học hết tiểu học 612 9,6

Học hết trung học phổ thông trở lên 2.104 33,06

Trang 33

9.6 22.8

34.5 33.06

0 5 10

Hết tiểu học Hết trung học cơ sở

Hết trung học phổ thông trở lên

Biểu đồ 3.4 Trình độ học vấn của người lớn ở các xã điều tra

Nhận xét: Tỷ lệ người lớn trình độ học vấn thấp (mù chữ, chưa học hết tiểu học) vẫn còn đáng kể 9,6% Tuy nhiên tỷ lệ người có trình độ từ trung học phổ thông trở lên tương đối cao 33,06%

Trang 34

85.74 70.29

18.89 0

10 20 30 40 50 60 70 80 90

%

Đậu, đỗ, lạc vừng Thịt, cá

Trứng Rượu

Biểu đồ 3.5 Thói quen ăn uống hàng ngày

Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng thịt cá trong bữa ăn cao 85,74%; tiếp đến là trứng 70,29%; sau đó là đậu, đỗ lạc vừng 67,76%; rượu được sử dụng tương đối

Trong gia đình có người hút thuốc lá, lào 894 48,1 Trong gia đình có người nghiện chích ma túy 2 0,01

Trang 35

12 49

0 10 20 30 40 50

0 10 20 30 40 50 60

Có người uống rượu thường xuyên

Có người uống thỉnh thoảng

Có người hút thuốc

lá, lào

Biểu đồ 3.8 Thực trạng lối sống của các gia đình điều tra

Trang 36

Nhận xét: Người quyết định các công việc lớn trong trong các gia đình hàng đầu là Vợ chồng cùng bàn bạc 49%; tiếp là do người chồng 38%; người vợ tham gia quyết định chỉ chiếm 12% Sau khi lập gia đình tỷ lệ cặp vợ chồng mới ở riêng ngay (<3 tháng) cao 52,4%; tiếp theo là tỷ lệ ở chung với bố mẹ 1 thời gian ( >3 tháng) là 30,4%; tỷ lệ cặp vợ chồng ở chung với bố mẹ suốt đời thấp 23,04% 100% các hộ gia đình có người uống rượu, tỷ lệ hộ gia đình có người uống rượu thường xuyên cao 59,4% Tỷ lệ trong gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào cao 48,1% Đặc biệt có tỷ lệ đáng kể người nghiện chích ma túy 0,01%

Bảng 3.7 Tình hình tử vong trong 3 năm qua(tỷ lệ chết/tổng số dân)

Số chết do các bệnh không lây nhiễm 88 91,7

Trang 37

52.1

0 10 20 30 40 50 60

0 20

Chết do bệnh không lây nhiễm

Chết tại bệnh viện Chết tại nhà

Biểu đồ 3.10 Nguyên nhân và địa điểm tử vong của các đối tượng điều tra

Nhận xét: Tình hình tử vong trong 3 năm qua của các hộ gia đình điều tra ở huyện Phú Lương như sau (tỷ lệ chết/số dân): Tỷ lệ chết trẻ em <5 tuổi thấp 1%; tỷ lệ người trên 60 tuổi chết cao 52,1%; tỷ lệ phụ nữ 15- 49 tuổi chết trên 36% Hầu hết là chết do các bệnh không lây nhiễm 91,7%; nơi chết chủ yếu tại nhà 86,5%

Trang 38

Bảng 3.8 Tình hình bệnh tật trong hai tuần qua và sử dụng dịch vụ y tế

Số hộ có người ốm trong hai tuần qua 620 33,4

Số hài lòng về dịch vụ của TYT xã 384 91,9

Mất nhiều thời gian chờ đợi 3 8,82

Nhận xét: Tỷ lệ hộ có người ốm trong hai tuần qua khá cao 33,4% Trong

đó tỷ lệ hộ gia đình đưa người ốm đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã cao 66,3% Có 91,9% trong số này là hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm

Lý do không hài lòng khi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã hàng đầu là khám và chữa sơ sài 23,53%; tiếp đến là mất nhiều thời gian chờ đợi và thái độ làm việc không tốt 8,82% Về lý do không đưa người ốm đến khám chữa bệnh tại trạm y

tế xã hàng đầu là bệnh nhẹ 23,92%; quá xa 5,26%

Trang 39

33.4 37.5

66.3

0 10

Khám chữa sơ sài

Biểu đồ 3.12 Lý do người ốm không đến KCB tại TYT xã

Số mua thuốc không có đơn thuốc 556 71

Trang 40

Lý do không mua thuốc tại TYT xã:

10 20 30 40 50 60 70 80

%

Trạm YT xã Mua thuốc không có đơn

Không mua thuốc tại trạm do quá xa Không mua thuốc tại tạm do thiếu thuốc Gần nhà có y tế thôn bản

Biểu đồ 3.13 Tình hình bệnh tật và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Nhận xét: Người dân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã cao 23%; tiếp theo là y tế thôn bản 7% Tỷ lệ người ốm mua thuốc không có đơn thuốc cao 71,3%; lý do không mua thuốc tại trạm y tế xã hàng đầu là do gần nhà có y tế thôn bản 29%, tiếp theo là quá xa 27% và thiếu thuốc 20%

Ngày đăng: 19/03/2021, 22:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w