1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ai đã đặt tên cho dòng sông và những ngày đầu tiên

5 1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 81 KB

Nội dung

Tuần: 16 Ngày dạy: 8/12/2010 Tiết: 47,48 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ( Trích ) HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Đọc thêm: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI (Trích Những năm tháng không thể nào quên) VÕ NGUYÊN GIÁP A/. MỤC TIÊU: * Bài: Đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường 1/. Kiến thức: - Vẻ đẹp độc đáo đa dạng của sông Hương tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương đất nước. - Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị; nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình. 2/. Kĩ năng: - Đọc- hiểu thể ký văn học theo đặc trưng thể loại. - KNS: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo. 3/. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. * Đọc thêm: Những ngày đầu tiên của nước VN mới – Võ Nguyên Giáp. 1/. Kiến thức: - Những khó khăn ban đầu của nước VNDCCH, những quyết sách đúng đắn sáng suốt của Đảng, Chính phủ Chủ tịch HCM. - Mối quan hệ khăng khít giữa đất nước nhân dân, giữa lãnh tụ quần chúng - Cảm hứng tự hào, giọng văn chân thành, giản dị. 2/. Kĩ năng: - Đọc hiểu hồi kí theo đặc trưng thể loại. - KNS: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo. 3/. Thái độ: - Biết trân trọng không quên những năm tháng đầy khó khăn vinh quang của đất nước. B/. TRỌNG TÂM: * Bài 1: Vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, đa dạng, huyền ảo, đầy chất thơ của sông Hương. * Bài 2: Nước Việt Nam mới trong những ngày đầu độc lập phải vượt lên bao gian khó để tồn tại đứng vững khẳng định vị trí của mình. C/. CHUẨN BỊ: ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học, ảnh tác giả, tranh vẽ sông Hương. ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài:Ai đã đặt tên cho dòng sông, Những ngày … VN mới.; tập soạn, tập học. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng: Người lái đò sông Đà - Phân tích hình tượng con sông Đà. (II.1) (6đ) - Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo? (II.2) (4đ) 3. Bài mới: * Giới thiệu: Rất nhiều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre…, trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu… Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên được Nguyễn Tuân –nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương ông qua bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông ?”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bút kí đó của Hoàng Phủ Ngọc Tường. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS NỘI DUNG BÀI HỌC A. Bài 1: * Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu A. Bài 1: I. Tìm hiểu chung: chung 1. HS đọc phần Tiểu dẫn trình bày những nội dung cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Cho biết vị trí của đoạn trích - Hãy chia bố cục của đoạn trích * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu. Bước 1: Tìm hiểu vẻ đẹp của dòng sông Hương. Hãy phân tích những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Đặt tên cho vẻ đẹp đó? GVcho HS thảo luận để thấy được vẻ đẹp của dòng sông Hương nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. TIẾT 2 - Nếu nhìn từ góc độ văn hoá - lịch sử dòng Hương mang vẻ đẹp như thế nào? 1. Tác giả: - Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937) là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống Mĩ - Nguỵ ở Thừa thiên - Huế. - Ông quê gốc ở Quảng Trị nhưng sống học tập, hoạt động, trưởng thành gắn bó sâu sắc với Huế. - Nhà văn chuyên viết về bút kí với đề tài khá rộng lớn. Tác phẩm của ông đã thể hiện những nét riêng của cảnh sắc con người khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. Nhưng đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với độc giả vẫn là những bài viết về Huế, Thuận Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam. - Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nội, súc tích, mê đắm tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những đóng góp mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại - Tác phẩm chính (xem SGK). 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Sông Hương là dòng sông đặc trưng cho Huế, dòng sông đã đi vào thơ ca của nhiều thế hệ nhà thơ Việt nam như Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan,Tố Hữu, Thu Bồn,… - Tác giả viết ở Huế vào ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên của HPNT. b. Vị trí đoạn trích Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có 3 phần, đây là phần thứ nhất. c. Bố cục đoạn trích : 2 phần -Phần 1 : “từ đầu…quê hương xứ sở” : Sông Hương trong vẻ đẹp của thiên nhiên . -Phần 2 : từ “Hiển nhiên…đến hết” : Sông Hương trong vẻ đẹp của lịch sử, văn hoá II. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Vẻ đẹp sông Hương: a- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ thiên nhiên: - Vẻ đẹp: Phóng khoáng & man dại, rầm rộ mãnh liệt, là một bản trường ca của rừng già → khi đi qua giữa lòng Trường Sơn. - Có vẻ đẹp “dịu dàng trí tuệ” khi trở thành “ người mẹ phù sa” của vùng văn hoá đất đế đô. - Vẻ đẹp biến ảo phản quang nhiều màu sắc của nền trời Tây Nam: sáng xanh-trưa vàng-chiều tím. - Có vẻ đẹp trầm mặc khi chảy dưới chân rừng thông. - Có vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi. - Có vẻ đẹp vui tươi, mơ màng trong sương khói. b- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: - Gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển → Huế là một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. + Liên tưởng đến Nguyễn Du & truyện Kiều. + “ Dòng sông trắng lá cây xanh” trong thơ Tản Đà. + Vẻ đẹp hùng tráng như “ kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát. + Là nỗi hoài cổ trong lòng Bà Huyện Thanh Quan. + Là sức mạnh phục sinh trong hồn thơ Tố Hữu. c- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: - Sông Hương còn là dòng sông bảo về biên thuỳ TQ thời Đại Việt. - Sông Hương từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, - Thế nhưng trong trí tưởng tượng tài hoa của tác giả, sông Hương lại mang vẻ đẹp như thế nào? - Với bút pháp nghệ thuật nào cho em cảm nhận được điều đó? Bước 2: Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của người dân cố đô. Qua vẻ đẹp được thể hiện ở nhiều góc độ của dòng Hương em nhận thức được gì về lịch sử, văn hoá, vẻ đẹp tâm hồn của người cố đô? Bước 3: GV cho HS rút ra ý nghĩa biểu tượng của sông Hương nhan đề Bước 4: Tìm hiểu vẻ đẹp bài kí qua nghệ thuật so sánh. * Hoạt động 3: Chủ đề? * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết. + HS đọc phần Ghi nhớ. + GV nhấn mạnh những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật ý nghĩa của văn bản. B. Bài 2: từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa. - Nó sống hết lịch sử bi tráng của TK XIX với máu những cuộc khởi nghĩa. - Sông Hương đi vào thời đại cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong chiến dịch Mậu Thân. d- Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng tài hoa của tác giả : Nghệ thuật so sánh liên tưởng: - Sông Hương như một cô gái Huế. - Như một cô gái Digan phóng khoáng man dại. - Như một tài nữ. 2- Vẻ đẹp tâm hồn người dân cố đô: Được nhìn qua nghệ thuật nhân hoá đối với dòng Hương. - Có nét tính cách tâm hồn riêng: trầm mặc, trang nghiêm, dịu dàng, sâu sắc. - Có cái duyên riêng: tình tứ mà kín đáo, tài hoa, khéo trang sức mà không loè loẹt phô trương. 3- Ý nghĩa biểu tượng của sông Hương nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông? a.Vẻ đẹp của sông Hương chính là vẻ đẹp của Huế. Sông Hương là biểu tượng của Huế. b. Nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?" - Mang nghĩa hỏi ( chính nội dung bài kí là câu trả lời) - Mang tính chất biểu cảm: Sông Hương là sự hoá thân từ một huyền thoại. + Cái cớ để nhà văn miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của SH. + Thể hiện tình cảm của tác giả với dòng Hương thành phố Huế . Sự vương vấn, lưu luyến trước vẻ đẹp như không bao giờ khám phá hết được của sông Hương. 4- Nghệ thuật so sánh: - Nghệ thuật ví von-so sánh đặc sắc: + Chiếc cầu trắng - vành trăng non: thể hiện một niềm vui mà không ồn ào. + Như một tiếng vâng không nói nên lời của tình yêu: Biểu hiện sự thuận tình nhưng không nói ra vì e lệ. + Sử thi viết giữa màu cỏ lá: Sử thi là chiến công, là cái hùng đi với màu đỏ → sử thi mà trữ tình: nét độc đáo. - Thể hiên rõ đặc điểm thể loại: phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hoá, lịch sử. III. Chủ đề: - Tình yêu lòng tự hào tha thiết, lắng sâu dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế càng làm cho đất nước văn hiến từ nghìn xưa. - Sông Hương là biểu tượng cho vẻ đẹp của cảnh người đất kinh thành. IV.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế tài hoa; - Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; - Câu văn giàu nhạc điệu. - Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả. 2. Ý nghĩa văn bản: - Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc độc đáo về sông Hương. - Bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương. * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn - Nêu tóm tắt về tác giả Võ Nguyên Giáp - Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ( đoạn trích) * GV giới thiệu thể loại hồi kí ( lấy dẫn chứng) * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản - Bước 1. GV cho HS tìm hiểu về bố cục - Bước 2. Dựa trên bố cục, GV cho HS thảo luận theo bàn để nắm được nội dung của từng đoạn - Bước 3. GV cho HS trình bày nội dung thảo luận ( đại diện bàn hoặc có thể cho trình bày cá nhân ) - Bước 4 GV cho HS nhận xét chung - Bước 5 GV lấy ví dụ về một vài tác phẩm hồi kí của một số tác giả khác ( viết về cuộc đời) để học sinh so sánh với tác phẩm này → để tìm ra nét đặc biệt về nghệ thuật thể hiện hồi kí ở đây * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học - Chủ đề? - Nghệ thuật? B. Bài 2: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Võ Nguyên Giáp ( SGK) 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác : Tái hiện lại những chặng đường lịch sử của dân tộc. Phần trích trên (tên bài do người biên soạn đặt) thuộc chương XII của tập hồi kí Những năm tháng không thể nào quên viết năm 1970 ( do nhà văn Hữu Mai ghi lại) b. Thể loại hồi kí : Hồi kí là ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng, nhớ lại. Tác phẩm hồi kí thường mang đậm dấu ấn cá nhân. Người viết hồi kí thường là những người nổi tiếng: các lãnh tụ, các nhà hoạt động xã hội, các tác giả sáng tạo văn học nghệ thuật, Đặc điểm quan trọng nhất của hồi kí là tính xác thực cao độ. II. Hướng dẫn Đọc - hiểu 1.Các nội dung cơ bản trong đoạn trích - Đoạn 1: “Từ đầu …ập vào miền Bắc” : Từ thế đứng vững mạnh, hiên ngang của dân tộc thời chống Mỹ, tác giả hồi tưởng về “giờ phút hiểm nghèo” của đất nước VN mới. - Đoạn 2: “tt…thêm trầm trọng” : Hồi tưởng lại những khó khăn về mọi mặt của đất nước. + Chính quyền mới vừa ra đời, chưa được công nhận. + Cuộc đấu tranh giành độc lập của chúng ta chưa có sự hậu thuẫn của bạn bè năm châu, thù trong giặc ngoài luôn đe doạ nền độc lập. + Kinh tế, tài chính khó khăn. + TDP tái xâm lược rất sớm tại Nam Bộ - Đoạn 3: “tt…ba trăm bảy mươi kilôgam vàng” : Hồi tưởng lại những quyết sách ( biện pháp tích cực) của chính quyền mới quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của toàn Đảng, toàn dân ta. + Về chính trị: giải tán chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới của nhân dân. + Về kinh tế: giảm tô, xoá nợ, giảm giờ làm, giảm các thứ thuế vô lí, quyên góp để bổ sung nguồn lực tài chính,… + Về văn hoá: mở rộng dạy học quốc ngữ để nâng cao dân trí. - Đoạn 4: còn lại : Hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng, của chính quyền mới, chế độ mới. Đây là hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất. + Củng cố mối quan hệ giữa chính quyền nhân dân, khích lệ tinh thần nhân dân + Củng cố chính quyền để tạo lòng tin cho nhân dân, bồi dưỡng sức dân để chống kẻ thù.  Đoạn trích Những ngày đầu của nước VN mới nói về giai đoạn ls khó khăn, đầy thử thách với toàn Đảng, toàn dân ta khi chính quyền đang còn non trẻ 2. Nét đặc biệt về nghệ thuật thể hiện hồi kí trong đoạn trích Thông thường hồi kí thường mang đậm dấu ấn cá nhân. Còn ở đây, tác giả trần thuật lại từ điểm nhìn của người đại diện cho bộ máy lãnh đạo của Đảng chính phủ → gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc. Thể hồi kí đã có một diện mạo mới, một tầm vóc mới III. Tổng kết 1. Chủ đề: Nước Việt Nam mới trong những ngày đầu độc lập phải vượt lên bao gian khó để tồn tại đứng vững khẳng định vị trí của mình. 2. Nghệ thuật: Đoạn hồi kí giống như những trang biên niên sử ghi lại những năm tháng không thể nào quên của đất nước 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Đọc ghi nhớ? - Câu 2: - Qua đoạn trích em nhận xét gì về vai trò của Đảng Bác Hồ đối với con thuyền CM Việt Nam 5. Hướng dẫn H tự học: * Bài ở tiết học này: + Vẻ đẹp sông Hương. + Nghệ thuật thể hiện hồi kí trong phần trích. * Bài ở tiết học tiếp theo: Quá trình văn học phong cách văn học Câu hỏi: - Quá trình văn học? Cho TD? - Trào lưu Văn học? Cho TD? - Phong cách văn học? Cho TD? E/. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung:…………………………………………………………………………………………………… - Phương pháp:………………………………………………………………………………………………. - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:……………………………………………………………………… . 16 Ngày dạy: 8/12/2010 Tiết: 47,48 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ( Trích ) HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Đọc thêm: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI (Trích Những. 3- Ý nghĩa biểu tượng của sông Hương và nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông? a.Vẻ đẹp của sông Hương chính là vẻ đẹp của Huế. Sông Hương là biểu tượng của

Ngày đăng: 09/11/2013, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w