VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN KHÁNH HÒA HỆ THỐNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, CÁC CHUẨN KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT
Trang 1VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGUYỄN KHÁNH HÒA
HỆ THỐNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP,
CÁC CHUẨN KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Hà Nội - 2015
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tại Diễn đàn cấp cao về CNTT-TT Việt Nam năm 2013 và ASOCIO 2014, vai trò của CNTT đã được nâng tầm thành “Phương thức phát triển” Với vai trò này, phát triển nguồn nhân lực CNTT sẽ
là con đường tất yếu để hình thành xã hội thông tin, góp phần tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế thế giới, trong đó phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao là khâu đột phá Thực trạng hệ thống ĐT nguồn nhân lực CNTT trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì, ổn định về quy mô và hình thức ĐT, chất lượng
ĐT ngày càng được nâng cao, đặc biệt việc ĐT nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đã được chú trọng Muốn có một chiến lược
ĐT đúng đắn, phù hợp phải biết nhu cầu của thị trường, xác định rõ
hệ thống chức danh nghề nghiệp, các trình độ cho từng chức danh, chương trình ĐT cho từng trình độ của từng chức danh tương ứng với chuẩn kỹ năng CNTT đã xây dựng Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về hệ thống chức danh nghề nghiệp, chuẩn kỹ năng CNTT và vấn đề ĐT nguồn nhân lực CNTT là rất cần thiết, có tính cấp bách về
ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn Đó là lý do tôi chọn đề tài “Hệ thống chức danh nghề nghiệp, các chuẩn kỹ năng CNTT và giải pháp đổi mới đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam” làm luận văn
cao học chuyên ngành Quản lý Hệ thống thông tin
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống ĐT nguồn nhân lực CNTT,
hệ thống chức danh nghề nghiệp và chuẩn kỹ năng CNTT Phân tích thực trạng ĐT nguồn nhân lực CNTT, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới ĐT nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam hiện nay
Trang 33 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống ĐT nguồn nhân lực CNTT, hệ thống chức danh nghề nghiệp và chuẩn kỹ năng CNTT
- Phân tích thực trạng về ĐT nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013, đánh giá chung về thuận lợi và kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế
- Đề xuất và phân tích một số giải pháp đổi mớiĐT nguồn nhân lực CNTT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề về hệ thống chức danh nghề nghiệp, chuẩn kỹ năng CNTT và ĐT nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hệ thống chức danh nghề nghiệp, chuẩn kỹ năng CNTT và những vấn đề chung về ĐT nguồn nhân lực CNTT trình độ đại học, cao đẳng và đào tạo nghề chuyên ngành CNTT ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2013
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn
- Thu thập và xử lý thông tin, các số liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu được thu thập qua các sách, bài báo, các báo cáo đánh giá, tổng kết của Bộ TT&TT, Bộ GD và ĐT, Tổng cục Dạy nghề trực thuộc
Bộ LĐ-TB và XH và văn bản của Nhà nước
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỆ THỐNG
Trang 4CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ CHUẨN KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1 Cơ sở lý luận về hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực CNTT
Từ những cách hiểu khác nhau về khái niệm “Nguồn nhân lực”, khái niệm nguồn nhân lực CNTT có thể định nghĩa:
Nguồn nhân lực CNTT là nguồn lực con người có trình độ, năng
lực hoặc tiềm năng (trí lực, tâm lực và thể lực) tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNTT để duy trì và phát triển lĩnh vực này
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Nhân lực CNTT Việt Nam là nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp điện tử,
viễn thông, doanh nghiệp công nghiệp CNTT; nhân lực cho ứng dụng CNTT; nhân lực cho đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và người dân sử dụng các ứng dụng CNTT”
Theo “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến 2020”, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
ngày 01/06/2009: “Nhân lực CNTT là nhân lực làm công tác đào tạo
về CNTT, điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cán
bộ, viên chức và mọi người dân sử dụng, ứng dụng CNTT.”
Theo “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành TT&TT giai đoạn 2011-2020” Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt ngày 28/05/2012 đã xác định về nhân lực CNTT cụ thể hơn theo hình 1.1 sau:
NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Nhân lực đào tạo về CNTT
Nhân lực
CNTT
chuyên
Nhân lực ứng dụng CNTT
Trang 5Hình 1.1: Các loại nhân lực CNTT 1.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực CNTT dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống
• Khái niệm hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
- Là tập hợp các thành tố (phần tử) có quan hệ chặt chẽ với nhau Các thành tố bao gồm các cơ sở GDĐH, GD nghề nghiệp và GDTX có
ĐT nguồn nhân lực CNTT
- Các thành tố này có tính độc lập tương đối, có vai trò, vị trí, chức năng chuyên biệt, tạo thành một chỉnh thể có mục tiêu, chức năng chung là ĐT nguồn nhân lực CNTT
- Có cơ cấu tổ chức, vận hành, điều khiển và điều chỉnh trong môi trường nhất định, luôn có mối quan hệ tương tác với môi trường, duy trì cân bằng động với môi trường XH
Trang 6• Mục tiêu và chức năng của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực
CNTT
Mục tiêu được xác định từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể
từng phân hệ GD, trình độ ĐT, chương trình ĐT, Chức năng là khả
năng “biến đổi” trạng thái của hệ thống thông qua việc thực hiện quá trình ĐT để biến đầu vào thành đầu ra
“Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020” ngày 01/06/2009 và Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT”ngày 22/09/2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định mục tiêu của hệ thống
ĐT nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020 bao gồm:
Đầu vào bao gồm các thành tố cơ bản là: người học, người dạy,
CBQL, chương trình ĐT, giáo trình, CSVC, phương tiện dạy và học, đầu tư tài chính, chính sách của Nhà nước, CTQL của Nhà nước và nhà trường, sự tham gia của XH, điều kiện môi trường KT-XH trong
và ngoài nước Đầu ra là chất lượng, hiệu quả ĐT Chất lượng ĐT
nguồn nhân lực CNTT là kết quả ĐT của toàn bộ quá trình ĐT (nội dung, phương pháp ĐT, HTTC dạy và học, NCKH và phát triển CN)
và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất giá trị nhân cách, năng lực nghề nghiệp (tri thức, kỹ năng, thái độ) của người tốt nghiệp
Trạng thái được biểu hiện ở khả năng kết hợp giữa đầu vào và
đầu ra của hệ thống, ở chất và lượng của các thành tố đầu vào và đầu
Trang 7ra thông qua việc thực hiện quá trình ĐT xét ở một thời điểm hoặc
khoảng thời gian nhất định Môi trường là điều kiện cho sự tồn tại và
hoạt động của hệ thống Giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống luôn có mối liên hệ ngược
Hình 1.2 : Mối liên hệ ngược giữa đầu vào và đầu ra của hệ
thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
1.2 Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT
1.2.1 Khái niệm chức danh nghề nghiệp
Theo quy định tại Điều 8, Luật Viên chức: “Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.”
Quá trình ĐT (ND, PPĐT, HTTC dạy
và học, NCKH và PTCN)
Mối liên hệ ngược
Môi trường kinh tế - xã hội
kỹ năng, thái độ)
- SP NCKH, dịch
vụ xã hội
Trang 81.2.2 Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT trên thế giới
Mỹ: có hơn 50 chức danh CNTT và được phân vào 11 nhóm công
việc nghề [Phụ lục 1, 2] Nhật Bản: có 35 lĩnh vực chuyên môn khác
nhau với chức danh tương ứng, phân vào 11 nhóm công việc nghề
[Phụ lục 3, 4] Canada: các chức danh công việc của nhóm Máy tính
và Hệ thống thông tin quản lý gồm có 34 chức danh [Phụ lục 5] 1.2.3 Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT ở Việt Nam
Tháng 12 năm 2003, Hội thảo quốc gia "Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn công chức chuyên môn, nghiệp vụ ngành CNTT" đã được
tổ chức Thời gian đó, trong cơ quan nhà nước mới xây dựng được chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho 186 ngạch thuộc
19 ngành, nhưng chưa có chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp
vụ của ngạch công chức, viên chức chuyên ngành CNTT Đến nay, trong khối cơ quan nhà nước, chúng ta vẫn chưa ban hành được quy định hệ thống, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức chuyên ngành CNTT
Ngày 24/11/2011 “Danh mục nghề ngành Phần mềm và Dịch vụ CNTT” đã được VINASA công bố Danh mục nghề VINASA được xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn Kỹ năng CNTT Nhật Bản và Danh mục Chứng chỉ Châu Âu về nghề nghiệp tin học có 9 ngạch, 33 phân ngạch
và 7 bậc Từ nửa cuối năm 2012, Bộ TT&TT đã đặt hàng với đơn vị tư vấn hỗ trợ nghiên cứu Hệ thống chức danh CNTT trong cơ quan nhà nước với 4 nhóm gồm 26 chức danh Một nghiên cứu khác đã đề xuất xây dựng 10 chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên môn CNTT trong cơ quan nhà nước
1.2.4 Chức danh CIO (Chief of Information Officer)
• Chức danh CIO trên thế giới: không chỉ ở các nước có nền
CNTT phát triển như Mỹ, Canađa, Hàn Quốc, Ấn Độ mà các nước
Trang 9trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines cũng đều đã thiết lập hệ thống chức danh CIO trong cơ quan nhà nước từ những năm 2000
• Chức danh CIO ở Việt Nam: vấn đề chức danh CIO ở Việt Nam
đã được đề cập khoảng 10 năm nay Theo xu thế chung của quốc tế, việc nghiên cứu, ban hành hệ thống, tiêu chuẩn chức danh giám đốc CNTT trong cơ quan nhà nước sẽ tạo điều kiện cho cơ sở ĐT có hướng ĐT nhân lực cho quá trình thực hiện Chính phủ điện tử
1.3 Chuẩn kỹ năng CNTT
1.3.1 Khái niệm chuẩn kỹ năng CNTT
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm kỹ năng, có thể định nghĩa: Chuẩn
kỹ năng CNTT (hay chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT) là hệ thống mô tả các kiến thức lý thuyết và kỹ năng thao tác, thực hành cần đạt được của nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT
Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 05/05/2015 của Bộ trưởng
Bộ TT&TT ban hành “Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp”, Điều 4, khoản 1 đã đưa ra khái niệm cụ thể hơn về Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp như sau: “Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp là hệ thống các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng CNTT mà người làm việc trong lĩnh vực CNTT cần đạt để có thể thực hiện một hoặc một nhóm công việc cụ thể ”
1.3.2 Chuẩn kỹ năng CNTT trên thế giới
Tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Chính phủ Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức ĐT, sát hạch và đối chiếu kết quả giữa các quốc gia thông qua các chuẩn kiến thức, kỹ năng về CNTT [Phụ lục 6, 7, 8]
1.3.3 Quan niệm về chuẩn kỹ năng CNTT ở Việt Nam
Trang 10Các chủ thể tham gia thị trường nhân lực CNTT có thể chia ra
làm 4 loại: Người sử dụng lao động thiết lập và sử dụng chuẩn thực
tế phù hợp nhất với mô hình hoạt động của họ Cơ sở đào tạo sử
dụng các chuẩn hàn lâm để ĐT nhân lực, có vai trò giúp người lao
động nâng cấp trình độ để đáp ứng các chuẩn thực tế Người lao động phải tự nâng cấp năng lực cá nhân của mình để đáp ứng yêu cầu của chuẩn thực tế và chuẩn hàn lâm Nhà nước thiết lập các
chuẩn chính thức, làm khuôn mẫu áp đặt lên các chuẩn thực tế và các chuẩn hàn lâm
Hình 1.3: Quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động,
người lao động và cơ sở đào tạo thông qua các chuẩn
Trang 11Hình 1.3: Quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động,
người lao động và cơ sở đào tạo thông qua các chuẩn
1.3.4 Việc xây dựng, áp dụng một số chuẩn kỹ năng CNTT ở Việt Nam
• VITEC: đến tháng 6/2013, dựa trên mô hình chuẩn kỹ năng
CNTT của Nhật Bản, VITEC đã phát triển được ba chuẩn mức từ 1-
3 (trong tổng số 7 mức) được công nhận tương đương với chuẩn của Nhật Bản Chuẩn Hộ chiếu CNTT, mức 1, có kiến thức tối thiểu Chuẩn Kỹ sư CNTT cơ bản, mức 2, trình độ mới tốt nghiệp ĐH chuyên ngành CNTT Chuẩn Kỹ sư Ứng dụng CNTT, mức 3, trình
độ thực hiện công việc độc lập, cấp chuyên gia CNTT
• VINASA: đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phục vụ đánh giá
nhân lực trong ngành Công nghiệp phần mềm và nội dung số Hệ thống VRS (VINASA Ranking System) vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa được triển khai trong thực tế.VRS dự kiến bao gồm 3 hệ thống con: Hệ thống Xếp bậc; Hệ thống Đăng ký năng lực; Hệ thống Kiến thức nền tảng
• Hoạt động xây dựng chuẩn kỹ năng CNTT quốc gia của Việt
Nam
Tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực CNTT - chuẩn hoá kỹ năng nhân lực CNTT” diễn ra ngày 06/06/2014, đại diện Vụ CNTT
Bộ TT&TT đã giới thiệu về hai chuẩn kỹ năng gồm: Chuẩn kỹ năng
sử dụng CNTT và Chuẩn kỹ năng CNTT chuyên nghiệp
Ngày 11/03/2014, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ra Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ban hành “Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT” và ngày 05/05/2015, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ra Thông tư
số 11/2015/TT-BTTTT ban hành “Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp”
Trang 12Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
2.1 Quy mô đào tạo nguồn nhân lực CNTT
2.1.1 Đào tạo bậc đại học, cao đẳng
Bảng 2.1: Quy mô ĐT nhân lực CNTT-TT bậc ĐH, CĐ (Sách
trắng CNTT&TT VN 2014 - số liệu thống kê của Bộ GD và ĐT)
Trang 13Bảng 2.1 cho thấy: từ năm 2011-2013, số lượng trường ĐH, CĐ
có ĐT về CNTT, điện tử, viễn thông được duy trì ổn định là 290 trường Năm 2013, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ tăng gần 3.000 chỉ tiêu (tăng nhẹ 3%) so với năm 2012, tỷ lệ tuyển sinh chiếm gần 8% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, có 55.000 SV ĐH, CĐ CNTT, điện tử, viễn thông thực tế được tuyển, đạt 82%. Từ năm 2011-2013, hàng năm
có hơn 40.000 SV ĐH, CĐ CNTT, điện tử, viễn thông tốt nghiệp
2.1.2 Đào tạo nghề
Bảng 2.2: Quy mô ĐT nhân lực CNTT-TT bậc CĐ, trung cấp
nghề (Sách trắng CNTT&TT VN 2014 - số liệu thống kê của Tổng cục Dạy nghề)
Trang 14thông giảm, số lượng học viên nhập học thực tế giảm, năm 2013 tỷ lệ nhập học cũng chỉ đạt 81%
2.1.3 Đào tạo ngắn hạn
Thực tế số lượng các cơ sở ĐT, số lượng và chủng loại các chứng chỉ quốc tế về CNTT hiện nay tại Việt Nam khá phong phú Một số chứng chỉ quốc tế về CNTT chuyên nghiệp phổ biến và được đánh giá cao trong những năm gần đây như các chứng chỉ của Microsoft, Cisco, [Phụ lục 9] Hiện có nhiều cơ sở ĐT phi chính quy liên kết với nước ngoài Bên cạnh đó là các cơ sở ĐT trong nước chuyên sâu
về lĩnh vực CNTT Ngoài ra, còn một số lượng lớn các trung tâm tin học ĐT các khoá ngắn hạn, ĐT từ xa và ĐT trong doanh nghiệp lớn, Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, số lượng trung tâm ĐT hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ĐT ngắn hạn trong lĩnh vực CNTT
2.1.4 Về cơ cấu ngành nghề đào tạo
Cơ cấu ngành nghề ĐT chưa cân đối, nhiều chuyên ngành rất thiếu nhân lực như trong lĩnh vực phần mềm, dịch vụ CNTT, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao về lập trình di động, điện toán đám mây, thiếu các chuyên gia đầu ngành, giảng viên có trình độ cao, có đẳng cấp quốc
tế về lĩnh vực CNTT Đặc biệt rất thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo CNTT, quản lý các dự án CNTT và các kỹ sư trưởng về CNTT
2.2 Dự báo nhu cầu nhân lực CNTT-TT
“Quy hoạch phát triển nhân lực ngành TT&TT giai đoạn 2020” Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt ngày 28/5/2012 đã đưa ra dự báo về nhu cầu nhân lực CNTT đến năm 2015 và 2020
2011-Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu nhân lực CNTT chuyên nghiệp đến
năm 2015 và 2020