1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hải dương

100 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 743,28 KB

Nội dung

Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực quản lý an toàn giao thông đô thị đã bộc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS TS PHẠM HỒNG THÁI

Trang 2

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Phạm Hồng Thái Các số liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 9

1.1 KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 9

1.1.1 Khái niệm quản lý 9

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ 12

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 19

1.2.1 Đặc điểm về chủ thể quản lý nhà nước về TTATGTĐB 19

1.2.2 Đặc điểm về nội dung quản lý nhà nước về TTATGTĐB 20

1.2.3 Đặc điểm về khách thể của quản lý nhà nước về TTATGTĐB 23

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 24

2.1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 24

2.1.1 Sơ lược về sự phát triển các văn bản pháp luật điều chỉnh Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ 24

2.1.2 Những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật 28

Trang 5

2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN

TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HẢI DƯƠNG 31

2.2.1 Khái quát chung về thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay 31

2.2.2 Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương 35

2.2.3 Thực trạng tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dương 38

2.2.4 Hoạt động của các cơ quan nhà nước đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương 46

Chương 3:MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 61

3.1 MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 61

3.1.1 Mục tiêu về hiệu quả 61

3.1.2 Mục tiêu chất lượng 61

3.1.3 Mục tiêu về tính hợp lý 61

3.1.4 Đảm bảo chính quyền đô thị thực hiện đúng chức năng của mình 62

3.1.5 Mục tiêu cụ thể của năm 2014 62

3.2 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 65

3.2.1 Các giải pháp bảo đảm quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương 65

3.2.2 Các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương 68

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATGTĐB: An toàn giao thông đường bộ CNH: Công nghiệp hóa

CSGT: Cảnh sát giao thông GTĐB: Giao thông đường bộ TTAT: Tai nạn giao thông TTATGTĐB: Trật tự an toàn giao thông đường bộ UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

1 Bảng 2.1: Thực trạng vi phạm, tai nạn giao thông đường bộ

2 Bảng 2.2: Quỹ đất của thành phố dành cho ngành giao thông

vận tải từ năm 2010 đến năm 2014 33

3 Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Thành

4 Bảng 3.1: Biển báo hạn chế tốc độ với các loại phương tiện 77

5 Bảng 3.2: Biển báo tốc độ trên đường ngoài đô thị 77

6 Bảng 3.3: Biển báo khoảng cách an toàn giữa các xe 78

1 Sơ đồ 3.1: Mục tiêu và biện pháp quản lý giao thông đô thị 63

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia,

nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội và đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư Trong đó giao thông đường bộ luôn là mảng quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống giao thông, xét trên tất cả các phương tiện kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng Giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu của con người, cùng với

sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương tiện giao thông ngày càng đa dạng và phát triển mạnh và có những bước tiến bộ đáng kể Trong hơn hai bảy năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống xã hội đã có những bước phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của nhân dân tăng lên

Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực quản lý an toàn giao thông đô thị đã bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại các đô thị đã gây nhiều thiệt hại về con người tài sản của nhà nước và nhân dân đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ngày càng lớn, trong đó việc cần thiết trước mắt phải duy trì giữ nghiêm việc thực thi các quy định của pháp luật đặc biệt là hiện nay tình trạng

vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đang diễn ra còn nhiều phức tạp trên phạm vi cả nước nói chung và Thành phố Hải Dương nói riêng

Hiện nay hệ thống giao thông đô thị vẫn còn yếu kém về cơ sở vật chất

so với yêu cầu thực tế, trong đó lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và

Trang 9

chống tắc nghẽn giao thông còn nhiều bất cập Vai trò quản lý nhà nước ở một

số ngành và của một số cấp chính quyền địa phương chưa được coi trọng Những yếu tố đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc tăng cường đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông

Vì vậy để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại một yêu cầu bức bách đặt ra là cần phải từng bước phát triển và xây dựng hiện đại các cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và phát huy tốt vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trong đó kết hợp tăng cường các biện pháp mạnh trong giai đoạn hiện nay để phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông nhằm làm giảm và hạn chế tối đa các tai nạn giao thông mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình

Hiện nay tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta diễn biến rất phức tạp, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng và len lỏi đến hàng vạn gia đình từ thành thị đến nông thôn, gây thiệt hại đến lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân Lòng tin của quần chúng đối với công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông ít nhiều bị xói mòn, đặc biệt là an toàn giao thông đường bộ Trên cơ sở đó, từ quá trình học tập và trong thực tế, bằng phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích kết hợp phương pháp logic

tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương” làm đề tài luận

văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Từ lý luận và thực tiễn, tác giả mong muốn tìm ra giải pháp có tính khả thi cao góp phần từng bước hoàn thiện việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở Thành phố Hải Dương hiện nay theo hướng tích cực

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Giao thông đường bộ là vấn đề gần gũi với hoạt động đi lại của con người Đồng thời công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông

Trang 10

đường bộ là điều mà người muốn nghiên cứu giao thông đường bộ quan tâm hơn hết

Thành phố Hải Dương đang trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng, lưu lượng người tham gia giao thông ngày càng tăng, tất yếu an toàn giao thông đường bộ ở thành phố Hải Dương rất cần được quan tâm Trên thực

tế ở Việt Nam có nhiều công trình khoa học, sách báo, tạp chí, của nhiều tác giả đã công bố xoay quanh vấn đề về trật tự an toàn giao thông đường

bộ Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, như:

Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học:

- “Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông” Đề tài cấp bộ,

1998, Bộ công an

- “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giao thông đường bộ

trên địa bàn thị xã Cẩm Phả” Đề tài khoa học cấp cơ sở, 2003 Thạc sĩ,

Nguyễn Hữu Lý: Chủ nhiệm đề tài

Thứ hai, về các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ:

- Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật của Trần

Văn Nghĩa (2004) “Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và

trật tự an toàn giao thông đô thị của công an tỉnh Bình Thuận - thực trạng và giải pháp”

- Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật của Dương

Quốc Hoàng (2005) “Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông

đường bộ ở Việt Nam hiện nay”

- Luận án Tiến sĩ Xã hội học của Đinh Quang Hà (2006) “Sự sai lệch

xã hội của người tham gia giao thông đường bộ thành phố Hà Nội”

- Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật của Đào Văn

Minh (2008)“Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của

chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa”

Trang 11

- Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật của Vũ

Văn Giới (2009) “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường

bộ của công an thành phố Hải Phòng hiện nay”

Thứ ba, các bài nghiên cứu đăng trên Báo, Tạp chí, chủ yếu là trên Tạp

chí Giao thông vận tải (GTVT), Tạp chí Quản lý nhà nước, nghiên cứu quản

lý nhà nước lĩnh vực GTVT, giao thông đô thị dưới góc độ của ngành luật hành chính, đáng chú ý là các công trình sau:

- Nguyễn Thủy Anh (2003): "Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông

công cộng trong đô thị lớn ở nước ta", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2003

- Hoàng Đình Ban (2004) "Luật Giao thông đường bộ sau hai năm nhìn

lại", Tạp chí GTVT, số 3/2004

- Lê Ngọc Tiến (2004) "Giáo dục pháp luật - biện pháp quan trọng

trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ", Tạp chí GTVT, số 7/2004

- Nguyễn Thu Hằng (2009) “Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Tạp chí Khoa học công nghệ và Môi trường, số 4/2009

- Sách của nhóm tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn và Nguyễn Văn

Chính đồng chủ biên (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ - Thực

trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Sách đã phân tích khái niệm trật

tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), thực trạng và giải pháp bảo đảm TTATGTĐB Khái niệm TTATGTĐB mà các tác giả cuốn sách đưa ra có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện đề tài luận văn

Như vậy, tuy đã có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về trật tự an toàn giao đường bộ, nhưng đây là một vấn đề có nội hàm rộng nên các công trình trên về cơ bản đã trình bày được vai trò, tác động ưu thế, cũng như những mặt hạn chế của giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cũng đưa ra những phương

Trang 12

hướng và giải pháp trong việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay vấn đề trật tự an toàn giao thông lại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, trật tự an toàn giao thông không chỉ riêng một

cá nhân hay một tổ chức mà là của toàn xã hội Trật tự an toàn giao thông là một lĩnh vực quan trọng của trật tự an toàn xã hội, có mối quan hệ nhân quả

và không tách rời trật tự an toàn xã hội, về nhận thức, thói quen và tâm lý của người tham gia giao thông cũng chính là của con người tham gia các hoạt động kinh tế xã hội ở mỗi thời kỳ cụ thể Kỷ cương trong quản lý kinh tế xã hội cũng có ý nghĩa quyết định trật tự kỷ cương trong giao thông, vì con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trước đây và các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả cho rằng việc chọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm những luận cứ khoa học, cũng như cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ mà nhu cầu khách quan của cuộc sống đang đặt ra

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục đích nhằm làm sáng rõ nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương và đưa ra các giải pháp cho Thành phố Hải Dương thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ đó khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ tốt môi trường sống, sinh hoạt, học tập của người dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Hải Dương

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Phân tích những cơ sở lý luận về nội dung quản lý nhà nước, thực

Trang 13

hiện pháp luật, những đặc điểm và nội dung thực hiện pháp luật của Thành phố Hải Dương đối với lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, những yếu tố bảo đảm cho Thành phố Hải Dương thực hiện việc quản lý có hiệu quả lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ bằng công cụ pháp luật hiện nay

+ Phân tích thực trạng trật tự an toàn giao thông đường bộ và thực trạng thực hiện pháp luật trên lĩnh vực này của Thành phố Hải Dương, thời gian từ năm 2010 đến nay Qua phân tích thực trạng, luận văn rút ra ưu điểm, hạn chế

và chỉ ta những nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện pháp luật của Thành phố trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ

+ Đề xuất và luận chứng các giải pháp bảo đảm thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Thành phố Hải Dương hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản

lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ là vấn đề có nội dung rộng và phức tạp Vì vậy trong phạm vi luận văn không thể xem xét toàn diện tất cả các nội dung của vấn đề Tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của Thành phố Hải Dương, những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật

Luận văn cũng dựa trên cơ sở lý luận của khoa học luật chuyên ngành, trực tiếp là cơ sở lý luận của bộ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Trang 14

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp

so sánh, phương pháp điều tra số liệu thực tế và một số phương pháp khác để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề

6 Những đóng góp mới của luận văn, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Cái mới của luận văn: Từ kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được có thể nêu một số điểm mới sau:

- Xây dựng những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, các yếu tố bảo đảm cho thành phố quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ

- Đánh giá khái quát thực trạng quản lý về an toàn giao thông đường bộ của thành phố chỉ ra các nguyên nhân hạn chế trong việc quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Thành phố Hải Dương hiện nay

- Luận chứng các giải pháp bảo đảm cho việc quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện hiện nay ở Thành phố Hải Dương

- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn đóng góp vào việc hoàn thiện những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với cả nước nói chung và Thành phố Hải Dương nói riêng, từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực thi có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cho cấp chính quyền thành phố thực hiện quản lý về trật tự

an toàn giao thông đường bộ, đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của các cơ quan quản lý nhà nước

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo luật, tham khảo trong quản lý nhà nước về trật tự giao thông đường bộ ở Thành phố Hải Dương

Trang 15

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao

thông đường bộ

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông

đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương

Chương 3: Mục tiêu và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về trật tự

an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1 KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là nhu cầu khách quan của xã hội, ngay từ xã hội mông muội, đến xã hội hiện đại ngày nay Quản lý xuất hiện thì các học thuyết về quản lý cũng ra đời, phát triển và không ngừng hoàn thiện Mỗi học thuyết quản lý nghiên cứu theo những "lát cắt" khác nhau Học thuyết quản lý của Khổng Tử

là một trong các thuyết ra đời sớm nhất, cho đến ngày nay vẫn có ảnh hưởng lớn đến thực tiễn quản lý ở cả các nước phương Ðông, và cả các nước phương Tây Khổng Tử không chỉ là nhà khoa học quản lý lỗi lạc, mà còn là nhà thực tiễn quản lý tài ba, và là người đầu tiên trên thế giới mở trường tư dạy quản

lý Những môn sinh của Ông có nhiều người xuất thân từ thân phận thấp hèn, song có người làm tới chức Tể tướng, như Tử Du (Ngôn Yên); làm quan Đại trượng phu, như Tể Dư, Nhiễu Cầu, Trọng Di (Tử Lộ), hoặc trở thành những nhà giáo - học giả nổi tiếng như Tử Hạ, Tăng Sâm, Tử Trương

Học thuyết quản lý của Khổng Tử lấy đạo nhân làm triết lý, lấy nhân,

lễ, nghĩa, trí, lợi làm thành các nguyên tắc căn bản để xây dựng các chính sách cai trị, đào tạo tầng lớp quan cai trị, để dùng người (quản lý nhân sự) Thuyết chính danh, một trong những nội dung chính yếu của học thuyết quản

lý của Khổng Tử, đòi hỏi "quản lý chính danh là phải làm việc xứng với danh

hiệu chức vụ mà người đó được giao" [21, tr.65], "vua ra vua, tôi ra tôi, cha

ra cha, con ra con"

Đối ngược với học thuyết của Khổng Tử, học thuyết quản lý của Hàn

Trang 17

Phi Tử lấy chủ trương pháp trị, dùng pháp luật để cai trị Trên cơ sở của tư

tưởng triết học cơ bản là "bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản

thân" 19, tr.65, Hàn Phi Tử luận về pháp trị trong quản lý, nhấn mạnh "pháp

phải tùy thời", "thời thay mà pháp luật không đổi thì loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt" [21, tr.74]; hay "pháp luật phải soạn thảo cho dân dễ biết, dễ thi hành", "phải có tính phổ biến"

Ở phương Tây, những học thuyết quản lý cũng ra đời từ rất sớm, gắn liền với những tên tuổi lỗi lạc, như Aristot, Đề Các, Xô Crat, Sô Lông

Như trên đã nêu, tùy theo góc độ nghiên cứu, mà các học thuyết quản

lý đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về quản lý:

- Từ góc độ xem con người là động vật kinh tế, FW Taylor (1856-1915)

quan niệm: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và

sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất" [21, tr.8]

- Xem con người là một thực thể xã hội, có đời sống tâm lý, tính cảm,

có tính tổ chức và tính cộng đồng, vừa là đối tượng quản lý, đồng thời cũng là chủ thể quản lý đã là cơ sở của nhiều học thuyết quản lý sống động và đầy đủ

hơn Những học thuyết này cho rằng "hiệu quả lao động tăng lên không chỉ ở

cách quản lý khoa học mà còn khi tạo ra được trong các tổ chức đó những mối quan hệ con người tốt đẹp" [21, tr.15]; rằng "phải chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu tố tinh thần và tình cảm" [21, tr.15] Đó là các học thuyết quản lý của M.Follet (1868

-1933), của E.Mayo (1880-1949);

- P Drucker xây dựng học thuyết quản lý của mình trong xã hội thông

tin - hậu công nghệ, với triết lý "kiến thức và hiệu quả lao động trí óc trở

thành nhân tố quyết định sự phát triển của các tổ chức"

Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, học thuyết về quản lý cũng phát triển hết sức phong phú V.I Lênin là người đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười

Trang 18

năm 1917 đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề quản lý Người nhấn mạnh nhiệm

vụ trọng tâm của chính quyền Xô viết "là quản lý và quản lý" đồng thời đòi hỏi phải phân biệt quản lý với hoạt động chính trị, rằng "mục tiêu cơ bản của

hoạt động quản lý nhà nước là nhằm phát triển kinh tế" [21, tr.12], phải học

tập quản lý "ở những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản" [21, tr.12]

Nội dung cơ bản của những học thuyết về quản lý xã hội trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa là:

- Quản lý xã hội là quản lý một cách khoa học, "là sự tác động có ý

thức, có mục đích của con người lên toàn bộ hệ thống xã hội hoặc đến từng khâu của nó" (các phạm vi hoạt động xã hội, các ngành kinh tế, các liên hiệp

sản xuất, các xí nghiệp ), bảo đảm sự hoạt động tối ưu và sự phát triển của chúng trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan và những xu hướng vốn

có của chủ nghĩa xã hội [50, tr.263]

Quản lý với quan niệm trên là khách quan, vừa là kết quả, vừa là yêu cầu cần thiết của sự giao tiếp trong quá trình lao động, trao đổi sản phẩm lao động, yêu cầu về tính tổ chức, trật tự, sự phân công lao động, hay do tính chất

xã hội của lao động quyết định

- Quản lý xã hội một cách khoa học là việc sử dụng hệ thống tri thức, công cụ, phương thức và cơ chế đa dạng, phong phú tác động lên ý thức, hành

vi của con người, "làm cho sự hoạt động chủ quan của con người phù hợp

những đòi hỏi của những quy luật khách quan" [50, tr.263]

- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội một cách khoa học là

quản lý con người, "là sự tổ chức một cách tốt nhất đời sống kinh tế của họ,

giáo dục họ theo tinh thần, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa" [50, tr.263]

Tóm lại, Tùy theo từng góc độ nghiên cứu, quản lý được quan niệm

khác nhau, với những định nghĩa khác nhau, song quản lý, về thực chất là quản

lý con người, là thực hiện những tác động lên ý thức, tâm lý, tình cảm của con

Trang 19

người bằng một hệ thống công cụ, phương tiện, mô hình và cơ chế khác nhau nhằm tổ chức, điều chỉnh hành vi của con người theo những mục tiêu quản lý, phù hợp với quy luật vận động khách quan của tổ chức, của xã hội

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Quản lý nhà nước hay quản lý của nhà nước là những hoạt động quản

lý có những đặc trưng riêng, đó là:

- Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện khi nhà nước xuất hiện Nhà nước trở thành người đại diện xã hội, là chủ thể chủ yếu quản lý xã hội, quản lý một cách toàn diện cả về dân cư, lãnh thổ và quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

- Quản lý nhà nước là quản lý công, được phân biệt với quản lý tư ở mục tiêu quản lý là những lợi ích công cộng, được bảo đảm bằng quyền lực công mà xã hội trao cho nhà nước

- Quản lý nhà nước là quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật Pháp luật vừa là chuẩn mực của quản lý, vừa thể hiện và bảo đảm uy quyền trong quản

lý Có thể khẳng định: Có nhiều học thuyết quản lý khác nhau; có học thuyết xem nhẹ pháp luật, có học thuyết coi trọng pháp luật, song không có nhà nước nào không quản lý bằng pháp luật Không có pháp luật nhà nước không có công cụ, uy quyền để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý

Do pháp luật có vị trí quan trọng đặc biệt trong quản lý nhà nước nên việc định ra pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật được gắn với những chức năng quản lý, quy trình quản lý của nhà nước, gắn với việc thực hiện quyền lực nhà nước

- Vì vai trò của pháp luật như trên nên quản lý nhà nước đối với xã hội (quản lý dân cư, quản lý lãnh thổ, quản lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội) cũng đồng nghĩa với quản lý nhà nước đối với xã hội Và vì vậy, nội dung của quản lý, hay hoạt động quản lý nhà nước bao gồm:

Trang 20

Một là, hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Đây là hoạt động nhằm đặt ra các chuẩn mực pháp lý để điều chỉnh các hành

vi, hoạt động quản lý cụ thể nhằm tác động lên đối tượng quản lý, hướng đối tượng quản lý theo những mục tiêu (khách thể quản lý) cụ thể

Hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật là hoạt động đầu tiên của chu trình quản lý nhà nước, và với nội dung trên, trở thành hoạt động có tính chất quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý, chi phối các hoạt động khác của quản

lý Tất nhiên, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước còn phụ thuộc vào chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật - sản phẩm của hoạt động ấy Đó phải

là một hệ thống pháp luật có đầy đủ các thuộc tính hiện đại, như tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện, ổn định, minh bạch, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn khác nhau của xã hội, phù hợp và phản ánh được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, ý chí của số đông đối tượng quản lý,

có tính phổ thông đại chúng, được trình bày với trình độ kỹ thuật cao, và do

đó có tính khả thi Trong điều kiện của nhà nước pháp quyền, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội thì giai đoạn đầu tiên của chu trình quản lý nhà nước, cũng là nội dung đầu tiên của hoạt động quản lý nhà nước chính là hoạt động thực hiện chức năng lập pháp của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Quốc hội)

Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - xét dưới góc độ quản lý, cũng là hoạt động ra quyết định quản lý quy phạm, thể hiện ý chí, quyền uy của chủ thể quản lý (nhà nước); ý chí và quyền uy này có tính chất bắt buộc thi hành một cách phổ biến, được bảo đảm kể cả bằng các biện pháp cưỡng chế Việc ra các quyết định quản lý quy phạm dưới các hình thức của pháp luật trở thành một trong các hình thức của quản lý nhà nước

Trang 21

Hai là, Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật:

Xét theo chu trình quản lý, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp nối hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, thực chất là hoạt động nhằm hiện thực hóa các quyết định quản lý quy phạm trên những lĩnh vực quản lý cụ thể, là sự tác động quản lý lên ý thức, hành vi của đối tượng quản

lý, tổ chức, định hướng những hành vi đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định diễn ra phù hợp với khách thể của quản lý

Cũng như hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước phải theo một quy trình chặt chẽ,

và do những cơ quan quản lý nhà nước, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện Hoạt động đó cũng phải được tiến hành theo các cách thức luật định, bằng một hệ thống thủ tục (thủ tục hành chính) mang tính pháp lý Tuy nhiên, những điều đó không làm mất đi tính chất sáng tạo của quản lý Về thực chất, hoạt động thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước là hoạt động nhằm vận dụng, áp dụng sáng tạo pháp luật trong quá trình quản lý, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể xuất hiện trong quá trình quản lý

- Về chủ thể quản lý: Trong giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật, việc thực hiện nội dung quản lý chủ yếu thuộc về chức năng của các cơ quan quản

lý hành chính nhà nước, ở Trung ương là Chính phủ - cơ quan quản lý thẩm quyền chung cao nhất, thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, là những

cơ quan quản lý thẩm quyền riêng, thực hiện quản lý một, một số lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cơ quan quản lý thẩm quyền chung ở địa phương là

Ủy ban nhân dân (UBND); giúp UBND thực hiện những chức năng quản lý cụ thể có cơ quan chuyên môn (cơ quan tham mưu), với cấp tỉnh là các sở, với cấp huyện là các phòng, và ở cấp cơ sở là các công chức chuyên môn

Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật được triển khai thông qua công

Trang 22

vụ của công chức hành chính nhà nước Vì lẽ đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý ở giai đoạn này phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng đội ngũ công chức hành chính, vào chất lượng công vụ của công chức Chất lượng đó phụ thuộc phần quan trọng vào chất lượng của pháp luật về công chức, công vụ Vì lẽ đó, Luật Công chức và Luật Công vụ luôn là những thể chế quản lý có vị trí quyết định chất lượng thực hiện pháp luật trong quản lý Ở Việt Nam, theo định hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc soạn thảo ban hành Luật Công chức và Luật Công vụ đang là đòi hỏi cấp bách của công cuộc cải cách hành chính, thực thi Chiến lược xây dựng và hoàn

thiện pháp luật, với quan điểm "xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ

được làm những gì pháp luật cho phép Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức" [30, tr.19]

Mặt khác, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật, vào trình độ tri thức về quản lý và tri thức pháp luật của đội ngũ công chức, và cả của đối tượng quản

lý nhà nước Vì lẽ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, với các hình thức, phương tiện, phương pháp, nội dung phù hợp với từng chủ thể, đối tượng quản lý, từng lĩnh vực quản lý là hết sức quan trọng Cũng vì thế, ngay khi đề ra đường lối đổi mới, thực hiện quản lý đất nước bằng pháp luật Đảng ta khẳng định:

Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật; đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn

vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật [22, tr.121]

Trang 23

Ba là, Xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý:

Có pháp luật mà pháp luật lại không được thực hiện thì như V.I Lênin từng khẳng định "cùng lắm cũng chỉ làm lay động không khí" Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa việc xử lý vi phạm trong chu trình quản lý bằng pháp luật là không quan trọng Xử nghiêm, xử đúng, xử kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước sẽ bảo đảm hiệu lực quản lý, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý, có hiệu quả răn đe, phòng ngừa cao

Việc thực hiện nội dung xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước diễn ra ở tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý, ngay cả ở giai đoạn

ra quyết định quản lý quy phạm (giai đoạn soạn thảo ban hành pháp luật), nhất là ở giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật, được áp dụng cho cả đối tượng quản lý và cả với chủ thể quản lý, với nhiều hình thức, trách nhiệm pháp lý khác nhau, cả trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chính Điều quan trọng của nội dung xử lý vi phạm pháp luật trong quản

lý nhà nước là không được tuyệt đối hóa quyền lực cưỡng chế trong việc ra và thực thi quyết định quản lý, hành chính hóa, hình sự hóa các quan hệ quản lý kinh tế, dân sự hoặc cấm đoán vô lối, cốt để tạo thuận lợi có tính cục bộ của chủ thể quản lý

Tóm lại, từ sự trình bày trên có thể rút ra một số những nhận thức về

quản lý nhà nước như sau:

- Trong lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý có học thuyết đức trị,

có học thuyết pháp trị Trong thực tiễn quản lý, có nhà nước lấy học thuyết đức trị làm chủ thuyết, có nhà nước lấy học thuyết pháp trị làm chủ thuyết, song không có nhà nước nào không sử dụng pháp luật để cai trị, quản lý, để làm công cụ cai trị, quản lý Pháp luật, nhà nước, quản lý nhà nước có quan hệ hữu cơ, chế định lẫn nhau Vì thế, một nhà nước mạnh phải có một chế độ

Trang 24

pháp luật hoàn bị mạnh; một nhà nước quản lý có hiệu quả phải biết dựa vào pháp luật, biết sử dụng pháp luật để thực hiện các tác động quản lý lên quá trình phát triển của xã hội

- Pháp luật là cơ sở, là công cụ, hình thức của quản lý nhà nước, là chuẩn mực khách quan để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước Mặc dù vậy, pháp luật không phải là tuyệt đối, cũng không được tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước Quản lý nói chung, quản lý nhà nước nói riêng còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý phải biết sử dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các công cụ, phương tiện quản lý Vì lẽ đó, bên cạnh pháp luật, nhà nước phải biết sử dụng kết hợp các công cụ, chuẩn mực quản lý khác, nhất là đạo đức, truyền thống dân tộc, vừa tăng cường quản lý nhà nước, vừa coi trọng tính độc lập, tự chủ của các cộng đồng, thực hiện xã hội hóa, Qua việc vận dụng các hình thức và phương pháp đó cũng góp phần để nhà nước hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện quy trình ra và thực hiện các quyết định quản lý cụ thể Đây cũng là quan điểm đã được Đảng ta khẳng định trong nhiều Nghị quyết Đại hội Đảng thời

kỳ đổi mới Nghị quyết Đại hội VIII khẳng định: "Tăng cường pháp chế xã

hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" [23, tr.129]

- Tùy theo bản chất của chế độ nhà nước, theo mô hình và cơ chế quản

lý, quản lý nhà nước phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan quản

lý hành chính nhà nước, và do đó phải tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Các nguyên tắc có tính chính trị - xã hội, gồm: nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước; nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính nhà nước; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trang 25

+ Các nguyên tắc mang tính tổ chức - kỹ thuật, gồm nguyên tắc quản lý theo địa phương; nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với nguyên tắc quản

lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành

- Quản lý nhà nước là quản lý do nhà nước tiến hành trên cơ sở pháp luật và bằng pháp luật Do chỗ nhà nước là người đại diện xã hội thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên bộ máy nhà nước được tổ chức thành nhiều cơ quan khác nhau; mỗi cơ quan được phân công những chức năng quản lý riêng, trong đó các cơ quan hành chính nhà nước, ở trung ương là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ở địa phương là UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã và cấp tương đương) là chủ thể quản lý, thực hiện quản lý bằng pháp luật một cách trực tiếp Đó cũng là những cơ quan thực hiện pháp luật, thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước

- Đối tượng của quản lý nhà nước hết sức đa dạng, song như trên đã phân tích, về thực chất, đối tượng của quản lý là con người, gắn với những sự vật, hiện tượng xã hội Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước là quản lý dân chủ, theo nguyên tắc lôi cuốn những người lao động, những người nghèo tham gia công việc quản lý nhà nước hàng ngày Đây cũng là phương pháp quản lý đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, mà theo V.I Lênin, là phương pháp tuyệt diệu để tăng ngay một lúc sức mạnh của bộ máy nhà nước lên gấp 10 lần, phương pháp mà bất cứ nhà nước tư sản nào cũng không có được

- Khách thể của quản lý nhà nước: Theo lý luận về khách thể của quản

lý nhà nước khách thể của quản lý là "cái" mà chủ thể quản lý dự định trước,

và hướng toàn bộ quá trình quản lý vào đó Vì vậy, khách thể của quản lý là khái niệm có nội hàm khá tương đồng với khái niệm mục đích quản lý Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước việc đạt tới khách thể được xem là quá trình đi tới mục đích quản lý

Trang 26

Từ những lập luận trên, khách thể của quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó chính là trật tự quản lý nhà nước được thiết lập trên lĩnh vực đó

Và vì nhà nước quản lý bằng pháp luật, nên khách thể của quản lý nhà nước cũng chính là trật tự pháp luật trên lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh

Từ sự phân tích trên về quản lý nhà nước có thể rút ra khái niệm quản

lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) Đó là:

toàn bộ các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý về TTATGTĐB, cũng như các hoạt động tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường bộ nhằm bảo đảm thiết lập và duy trì TTATGTĐB Thông qua việc xác lập trật tự quản

lý nhà nước về giao thông đường bộ góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN

TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.2.1 Đặc điểm về chủ thể quản lý nhà nước về TTATGTĐB

Quản lý nhà nước về TTATGTĐB có thể do nhiều chủ thể tham gia, không thể chỉ do nhà nước, nhất là trong xu thế xã hội hóa Tuy nhiên, trong hệ thống chủ thể quản lý nhà nước về TTATGTĐB, nhà nước, trực tiếp là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu Những cơ quan này thực hiện quản lý với tư cách đại diện công quyền, mang quyền lực nhà nước Vì lẽ

đó, các quyết định quản lý về TTATGTĐB có giá trị pháp lý, có tính chất bắt buộc, cưỡng chế; đa số các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình quản lý là những quan hệ hành chính, các bên chủ thể không có địa vị pháp lý bình đẳng; phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy, mệnh lệnh - phục tùng

Từ đặc trưng trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGTĐB phụ thuộc vào

Trang 27

nhiều yếu tố, nhất là vào cơ chế thực thi quyền lực, trong đó quyền lực của các cơ quan quản lý chỉ là phương tiện bảo đảm cho các quyết định quản lý được thực thi Chỉ trên cơ sở nhận thức như vậy để khắc phục việc tuyệt đối hóa quyền lực, đề cao quyền lực cưỡng chế thay vì ra các quyết định quản lý, khách quan, khoa học, hợp lòng dân bằng các quyết định cấm đoán phi lý, tùy tiện, nhất là trên lĩnh vực quản lý về TTATGTĐB

1.2.2 Đặc điểm về nội dung quản lý nhà nước về TTATGTĐB

Quản lý nhà nước về TTATGTĐB dựa trên cơ sở pháp lý trực tiếp là pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) Việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ (GTĐB) là toàn

bộ nội dung quản lý Pháp luật về GTĐB được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, có nguồn là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, trình tự, thủ tục luật định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động GTĐB Từ đây có thể rút ra một số vấn đề sau:

- Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về GTĐB là các quan hệ phát sinh trong hoạt động GTĐB, trong đó đường bộ gồm đường đi trên đất liền dùng cho người đi bộ và xe cộ Theo Luật GTĐB (năm 2001) thì đường bộ được giải thích cụ thể và mở rộng hơn, bao gồm đường, cầu, đường bộ, hầm đường

bộ, bến phà đường bộ

- Hoạt động GTĐB là hoạt động của con người, đa số là hoạt động liên quan đến phương tiện và sử dụng phương tiện giao thông trên đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu công tác, học tập, sản xuất, kinh doanh, đi lại thăm thân của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TTATGTĐB là các quan hệ phát sinh trong hoạt động GTĐB liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau của con người Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ đó, nhà nước với

Trang 28

tư cách là chủ thể quản lý, thực hiện việc tổ chức, định hướng và kiểm soát hoạt động GTĐB, bảo đảm cho các hoạt động đó có trật tự

Từ phạm vi và đối tượng điều chỉnh trên cho thấy pháp luật GTĐB chỉ là một bộ phận của pháp luật về an toàn giao thông, bên cạnh đó còn có pháp luật về giao thông đường thủy (đường thủy nội địa), pháp luật về giao thông đường sắt, pháp luật về giao thông đường không, và pháp luật về giao thông đường biển

- Nội dung của pháp luật GTĐB Luật GTĐB (năm 2001) - bộ phận cốt lõi của pháp luật GTĐB thể hiện tập trung những nội dung căn bản của pháp luật GTĐB, với các nội dung sau: quy định các quy tắc GTĐB, các điều kiện bảo đảm GTĐB của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia GTĐB, các điều kiện bảo đảm hoạt động vận tải đường bộ Cụ thể là những vấn đề sau:

+ Các quy định chung, gồm quy định về nguyên tắc bảo đảm ATGTĐB;

về chính sách pháp luật trên lĩnh vực GTĐB, về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật GTĐB; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên trong bảo đảm TTATGTĐB; các hành vi nghiêm cấm, trong đó có 15 hành vi mà việc vi phạm sẽ gây hậu quả không chỉ phá vỡ TTATGTĐB, mà còn làm thiệt hại về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

+ Các quy định về quy tắc GTĐB Đây là nội dung trọng yếu của Luật Giao thông đường bộ, gồm các quy tắc trong các hoạt động giao thông cụ thể, như quy tắc đối với người điều khiển phương tiện trong các loại đường và địa bàn cụ thể, quy tắc về tổ chức và điều khiển giao thông, xử lý tai nạn giao thông

+ Các quy tắc về kết cấu hạ tầng GTĐB;

+ Các quy định về phương tiện tham gia GTĐB;

+ Các quy định về người điều khiển phương tiện GTĐB;

+ Các quy định về vận tải đường bộ

Trang 29

+ Các quy định quản lý nhà nước về GTĐB

Ngoài ra, Luật GTĐB còn có quy định việc khen thưởng và xử lý vi phạm, điều khoản thi hành

Những quy định quản lý nhà nước về GTĐB gồm các nội dung sau:

1, Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát triển GTĐB; xây dựng và chủ động thực hiện chương trình quốc gia về ATGTĐB và các biện pháp bảo đảm GTĐB thông suốt, an toàn cũng như tổ chức thực hiện;

2, Ban hành các văn bản bản quy phạm pháp luật về GTĐB;

3, Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB;

4, Tổ chức quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB;

5, Đăng ký, cấp, thu hồi biển số, phương tiện GTĐB; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật, về bảo vệ môi trường của phương tiện GTĐB;

6, Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe;

7, Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về GTĐB, đào tạo cán bộ và công nhân viên kỹ thuật GTĐB;

8, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về GTĐB;

9, Hợp tác quốc tế về GTĐB

Trong nội dung các quy định quản lý nhà nước về GTĐB có các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về GTĐB, khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý về GTĐB, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và UBND các cấp, và về thanh tra GTĐB

Những nội dung trên của quản lý nhà nước về GTĐB rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, không chỉ là các quy phạm pháp luật thuộc phần riêng của luật hành chính, mà cả các quy phạm pháp luật về tổ

Trang 30

chức nhà nước, pháp luật dân sự, các văn bản pháp luật phục vụ hội nhập quốc tế Vì thế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong các quy định liên quan đến TTATGTĐB, và chủ yếu là các quy định về hoạt động GTĐB của người và phương tiện giao thông cũng như những vấn đề liên quan nhằm bảo đảm ATGTĐB

1.2.3 Đặc điểm về khách thể của quản lý nhà nước về TTATGTĐB

Khách thể của quản lý nhà nước về TTATGTĐB là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào giao thông đường bộ Tuy nhiên, do quản

lý nhà nước thực chất là quản lý con người, gắn với những quan hệ xã hội cụ thể, nhằm tạo ra những cơ hội, khả năng phát triển con người, hướng dẫn, định hướng hoạt động của họ theo một trật tự phù hợp với quy luật phát triển xã hội

thì khách thể của quản lý nhà nước về TTATGTĐB được quan niệm là trật tự

được thiết lập nhờ đó mà bảo đảm cho GTĐB được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt, bảo đảm mỹ quan, môi trường, hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật GTĐB, ùn tắc giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT gây ra Điều cần

lưu ý là quan niệm này về khách thể của quản lý nhà nước về TTATGTĐB như trên phải xuất phát từ quan niệm đúng đắn về TTATGTĐB Theo các tác giả đề

tài khoa học cấp Bộ: "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân

và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an

(1998), và Từ điển Bách Khoa Công an nhân dân thì:

Trật tự an toàn giao thông đường bộ là hệ thống các mối quan

hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Giao thông vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo để bảo đảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về người và tài sản” [49, tr.130]

Trang 31

+ Nghị định 348/NĐLB của Bộ giao thông và Bưu điện, Bộ công

an (5/12/1955) ban hành kèm theo Quy tắc giao thông

+ Nghị định số 09/NĐLB liên bộ Bộ giao thông và Bưu điện công

an (7/3/1956) ban hành thể lệ tạm thời về vận tải

+ Thông tư số 915/C17- P5 (10/11/1968) về việc tăng cường biện pháp bảo đảm giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông thời chiến

- Cho tới khi đất nước thống nhất sau ngày 30/4/1975 Đảng và Nhà nước tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong cả nước thì có các văn bản sau:

+ Quyết định số 1329/QĐ (3/6/1975) ban hành Quy tắc đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường ôtô

Trang 32

+ Quyết định số 176/QĐLB liên bộ Bộ giao thông vận tải và Bộ nội vụ (nay Bộ công an) (9/12/1989) ban hành Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ Bao gồm 6 chương 49 điều Đây là văn bản pháp lý quan trọng để

tổ chức chỉ huy giao thông quản lý hoạt động giao thông đường bộ nhưng Điều lệ này có những quy định đã bộc lộ khiếm khuyết một số nội dung

+ Chỉ thị số 317/TTg (26/5/1995) về tăng cường công tác quản lý trật

tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn đô thị

+ Nghị định 36/NĐ- CP (29/5/1995) về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị Và Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ gồm 7 Chương; 74 Điều

+ Nghị định 75/1998/NĐ-CP (26/9/1998) về việc sữa đổi, bổ sung 21 Điều trong Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn đô thị kèm theo Nghị định 36/CP

+ Chị thị 08/2001/CT-TTg (27/04/2001) về việc tập trung thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường bộ và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông

- Bước vào thế kỷ XXI nhiều vấn đề trong nước và quốc tế đã biến đổi

to lớn với xu thế hội nhập toàn cầu Do đó đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hệ thống pháp luật, trong đó có văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, vấn

đề tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là một đòi hỏi bức xúc hiện nay Ta thấy có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhưng đều có hạn chế, khuyết điểm và chưa phải là một luật riêng, chưa điều chỉnh một cách đầy đủ tình hình thực tế Vì vậy cần phải có một đạo luật có giá trị pháp lý cao với nội dung toàn diện điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ Để đề cao trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức, cá nhân, tăng cường hiệu lực Quản lý nhà nước nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu đi lại của nhân dân

Trang 33

Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật và các hoạt động quản lý

xã hội của nhà nước, luật giao thông xuất hiện, tồn tại, phát triển như một tất yếu khách quan gắn liền với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và nhu cầu vận tải hàng hoá, đi lại của công dân Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, nhà nước ta đều có những văn bản pháp quy điều chỉnh lĩnh vực an toàn giao thông Trước khi có luật giao thông đường bộ, lĩnh vực giao thông đường bộ mới chỉ có các Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành, Ngày 29-6-2001, Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua; Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Luật số 07/2001/L/CTN ngày 12-07-2001 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2002

Luật GTĐB ra đời là một dấumốc trong lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật giao thông, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác bảo đảm trật

tự an toàn giao thông đường bộ Luật Giao thông đường bộ được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Luật Giao thông đường bộ quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đườngbộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

+ Bắt đầu 01/07/2009 Luật giao thông đường bộ sửa đổi, bổ sung có hiệu thi hành Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông đường bộ và giảm tai nạn giao thông

Trang 34

+ Nghị định số 71/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

+ Thông tư số 65/2013/TT-BGTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng

Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ

+ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

+ Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo

vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

+ Thông tư số 65/2012/TT-BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ

+ Chỉ thị số 66/2013/BATGT về việc xử lý vi phạm Luật giao thông đường bộ trên tất cả các tuyến phố thuộc Thành phố Hải Dương

+ Chỉ thị số 27/2013-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự,an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương

+ Công văn số: 49/CV-BATGT về việc xử lý tình trạng xe máy đi ngược chiều trên Quốc lộ 5 và tình trạng mất an toàn giao thông khu vực Trung tâm thương mại Thành phố Hải Dương

+ Công văn số: 38/BATGT về việc phối hợp thực hiện đợt kiểm tra, xử

lý vi phạm xe chở quá tải trên Quốc lộ 5

+ Kế hoạch số 188/KH-BATGT ngày 15/12/2013 của Ban An toàn giao thông tỉnh, về tổ chức đợt hoạt động cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngo ̣ và Lễ hội Xuân 2014

Trang 35

Các quy định nêu trên nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội về giao thông đường bộ hiện nay ở nước ta, tuy nhiên vẫn còn một

số bất cập cần được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và chỉnh sửa kịp thời để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội

2.1.2 Những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật

- Ban hành văn bản pháp luật còn chậm; thiếu đồng bộ: hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về trật tự an toàn giao thông đường bộ chưa hoàn chỉnh Những năm qua công tác Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ được Đảng và nhà nước, các ngành các cấp các địa phương

và cộng đồng xã hội quan tâm Song chưa đáp ứng được yêu cầu, còn bị buông lỏng trên nhiều lĩnh vực Một phần là do việc ban hành các văn bản pháp luật còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho tình hình phát triển của giao thông đường bộ Chẳng hạn như công tác quản lý về những quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ của Bộ giao thông vận tải còn thiếu quy định cho công tác tổ chứ giao thông như:

+ Khi nào thì đèn đặt tín hiệu

+ Khi nào đặt đèn đúp, đèn nhắc lại

+ Khi nào cắm biển báo hạn chế tốc độ

+ Khi nào cho phép rẽ phải ở nút (các nút cho rẽ phải)

+ Khi nào thì phải có chiếu nghỉ cho xe rẽ trái

+ Khi nào thì phải tổ chức ba pha cho một chu kỳ cho nút giao thông có đèn tín hiệu

Hình thức “ đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe”, “ xe chính chủ) đã bộc lộ nhiều bất cập, không theo dõi được vi phạm của người lái xe trong tình hình hiện nay một cách thường xuyên, dẫn đến việc người vi phạm vẫn có thể xin sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe khác với các lý do khác nhau; Còn rất nhiều những quy định còn thiếu làm cho người tổ chức giao

Trang 36

thông rất khó tìm được phương án tối ưu khi các trang thiết bị kỹ thuật không đầy đủ, không được tuyên truyền trong nhân dân

- Hệ thống pháp luật chưa ổn định, các hình thức thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chưa rộng rãi

+ Văn bản pháp luật được ban hành chưa ổn định: thực tế cho thấy từ khi Luật giao thông đường bộ có hiệu lực đến nay đã có nhiều văn bản có liên quan được ban hành điều chỉnh vấn đề trật tự an toàn giao thông đường bộ mặc dù có hiệu quả nhưng chỉ mang tính chất tạm thời chứ chưa phải là hiệu quả lâu dài, vẫn phải bổ sung, sữa đổi ban hành văn bản pháp luật mới để điều chỉnh Cho đến nay Quản lý nhà nước về hành lang an toàn giao thông đường bộ, giao thông

đô thị, về đội ngũ lái xe nhất là lái xe chở khách; về cấp giấy phép lái xe; kiểm định kỹ thuật an toàn phương tiện giao thông cơ giới, về công tác tuần tra kiểm soát, công tác điều tra xử lý vi phạm, tai nạn giao thông,… vẫn chưa được quản

lý chặt chẽ, việc xử lý còn chưa kiên quyết, triệt để, việc cưỡng chế thi hành pháp luật còn nhiều vướng mắc, thiếu các văn bản pháp lý

+ Công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt

là luật lệ giao thông đường bộ tuy đã được triển khai nhưng chưa được coi trọng đầy đủ, nội dung và hình thức hạn chế, chưa tạo nên sự phối hợp đồng

bộ của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội về giữ gìn trật tự an toàn giao thông chưa tạo ra bề rộng, chiều sâu đặc biệt là vùng nông thôn người dân còn thờ ơ chưa coi trọng nên hiểu biết về Luật giao thông còn rất hạn chế

Nghị định 36/CP và một số văn bản pháp luật khác giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương đưa giảng dạy pháp luật an toàn giao thông vào chương trình chính khoá ở tất cả các cấp học trong một thời gian ngắn là phiến diện và thiếu tính khả thi, vì giáo dục bao giờ cũng cần kết hợp cả nhà trường, gia đình và xã hội, nên hình thức giáo dục còn hời hợt, nặng tính phong trào, theo chiến dịch và hiệu quả đạt được chưa cao Kết quả là nhận

Trang 37

thức của người dân về pháp luật giao thông thấp (chưa cần nói đến những vấn

đề có tính lý luận mà ngay việc nắm được 180 kiểu biển báo, vài chục vạch kẻ đường đã quá “hoa mắt” rồi) Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu chưa đưa được những hình ảnh, thông tin sinh động từ thực tiễn gây hiệu ứng tình cảm cho mọi người Ví dụ đưa hình ảnh về tai nạn giao thông lên màn ảnh nhỏ thì

có lẽ sẽ gây ra đau lòng nhiều hơn, còn nếu chỉ đưa các số liệu tổng kết thì sẽ làm người dân khó hình dung được cụ thể của việc chấp hành luật lệ và hậu quả xảy ra

- Chính sách khen thưởng, bồi dưỡng cho các lực lượng thi hành cưỡng chế chưa khuyến khích được tính tích cực và hạn chế tiêu cực trong hoạt động này Do việc không ổn định áp dụng của các văn bản pháp luật mà việc Quản

lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ chưa mang tính

ổn định và hiệu lực cao Cho nên muốn thi hành quản lý tốt thì hệ thống văn bản pháp luật phải thực sự hoàn thiện, đồng bộ, ổn định và phù hợp tình hình phát triển của giao thông đường bộ trong mọi thời điểm

- Một số nội dung trong văn bản pháp luật được ban hành nhưng trên thực tế chưa thực hiện được: chẳng hạn như về việc kiểm tra thu hồi, xử lý các loại xe hết niên hạn sử dụng, kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm, kiểm tra tải trọng xe,… Hiện tại Thành phố Hải Dương đang còn lưu thông những phương tiện xe cơ giới đặc biệt xe gắn máy đã rất cũ kĩ, có nhiều xe niên hạn

sử dụng hơn 20 năm nhưng đi ra đường vẫn thấy các phương tiện này hoạt động một cách bình thường Đây là thực trạng chưa giải quyết triệt để của các

cơ quan quản lý nhà nước, những phương tiện cơ giới hết niên hạn sử dụng không đảm bảo chất lượng kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ nếu vẫn được lưu thông như thế trong hệ thống giao thông đường bộ vẫn còn hỗn hợp như Thành phố Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung hiện nay thì sẽ gia tăng khả năng tai nạn giao thông đường bộ

Trang 38

2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

2.2.1 Khái quát chung về thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo tình hình kinh tế nước ta đã từng bước tăng trưởng đời sống văn hóa xã hội có nhiều phát triển, tốc độ công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa nhu cầu và sự phát triển giao thông vận tải tăng nhanh bên cạnh đó tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế

Vi phạm ATGT diễn ra nghiêm trọng phổ biến tai nạn giao thông còn xảy

ra nhiều có lúc có nơi rất nghiêm trọng, số người chết và bị thương còn quá lớn gây bức xúc trong toàn xã hội Theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ - đường sắt - Bộ Công an,trong năm 2013 cả nước đã xảy ra 31.266 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.805 người, bị thương 32.253 người So với cùng kỳ năm 2012 giảm 5.008 vụ (giảm 13.8%), tăng 44 người chết (tăng 0.45%), giảm 6.229 người bị thương (giảm 16.18%) Đường bộ xảy ra 30.874 vụ, làm chết 9.627 người, bị thương 31.982 người So với năm 2012 giảm 4.946 vụ (giảm 13.8%), tăng 87 người chết (tăng 0.91%), giảm 6.188 người bị thương (giảm 16.21%) Trong đó tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 11.395 vụ, làm chết 9.627 người, bị thương 8.014 người Riêng tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 58 vụ, làm chết

219 người, bị thương 203 người Va chạm giao thông xảy ra 19.479 vụ, làm bị thương 23.968 người Tình hình ùn tắc giao thông diễn biến rất phức tạp, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Tình hình TTATGTĐB trong cả nước tính đến hết quý I/2014 được tổng kết như sau (bảng 2.1):

Trang 39

Bảng 2.1: Thực trạng vi phạm, tai nạn giao thông đường bộ toàn quốc

Tạm giữ phương tiện

Đánh dấu GPLX

Tước GPLX

Số vụ TNGT đường

bộ

Chết thương Bị

2010 4.057.406 467,8

531.794 (ôtô: 30.440 môtô:

501.354)

223.023 60.436 17.106 11.684 15.693

2011 4.432.551 607,1

406.208 ôtô:19.739 môtô:

Nguồn: Báo cáo của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt - Bộ Công an.[20]

Trong rất nhiều những nguyên nhân để xảy ra tai nạn giao thông thì nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ, đi lấn đường, tránh vượt sai quy định, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông… Về sâu xa do công tác quản lý nhà nước về TTATGT còn nhiều tồn tại, chậm được khắc phục, công tác quản lý vận tải, quản lý lái xe còn nhiều yếu kém, đồng thời do việc thực thi pháp luật về TTATGT của các lực lượng chưa nghiêm

Thành phố Hải Dương trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Hải Dương, nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía bắc giáp huyện Nam Sách, phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông nam giáp hai huyện Thanh

Hà và Tứ Kỳ Thành phố Hải Dương nằm cách Thủ đô Hà Nội 57km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây Diện tích thành phố là

Trang 40

71km2, với dân số: 213.893 người; có 15 phường: Bình Hàn; Cẩm Thượng;

Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ Minh; Việt Hòa và 6 xã: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thượng Đạt

UBND thành phố cũng đã có những cân nhắc và quyết định đúng đắn khi dành những phần đất thích hợp trong tổng quỹ đất của thành phố cho giao thông đường bộ (thể hiện ở bảng số liệu dưới đây):

Bảng 2.2: Quỹ đất của thành phố dành cho ngành giao thông vận tải

Nguồn: Báo cáo Sở GTCC năm 2013.[47]

Như vậy, ngành giao thông vận tải là ngànhsử dụng đất đai rất lớn cho nhu cầu phát triển, và tăng dần theo các năm Theo báo cáo thực hiên công tác năm 2013 của phòng quản lý đô thị - UBND thành phố:

- Giao thông đô thị:

Công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa vừa kiểm tra theo dõi, giám sát

Xí nghiệp giao thông thành phố thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng trên toàn

bộ 111 tuyến đường đô thị do thành phố quản lý, với tổng chiều dài là 63km, trong đó: đường nhựa là 45,148km, đường bê tông là 18,615km giá trị thực hiện

cả năm 2013 là 2.014.000.000 đồng, bằng 110,29% kế hoạch cả năm

- Giao thông xã, phường:

Ngày đăng: 17/03/2021, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w