1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De kiem tra HKI Sinh hoc 12

4 385 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Trung tâm GDTX&KTTH-HN Mộc Hóa KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: Sinh học Lớp 12 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) (Không kể giao đề) Đề kiểm tra gồm có trang Mã đề 142 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của giao tử n-1 với giao tử n có thể phát triển thành: A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể không. D. Thể bốn. Câu 2: Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN. Câu 3: Ở chim, bướm, cặp NST giới tính của cá thể đực là: A. YO. B. XO. C. XY. D. XX. Câu 4: Thể tam nhiễm là cơ thể có bộ NST gồm A. Một số cặp có 3 NST. B. Tất cả các cặp đều có 3 NST. C. Một cặp NST có 3 chiếc còn các cặp khác có 2 chiếc. D. Có 3 cặp đều có 3 NST. Câu 5: Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn nằm trên NST X. Một phụ nữ bình thường có bố bị bệnh máu khó đông lấy một người chồng bình thường. Cặp vợ chồng này lo sợ các con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết thì A. Tất cả con trai và gái sinh ra đều không bị bệnh. B. Con gái của họ sẽ không bệnh, còn con trai của họ có thể bị bệnh hoặc không bị bệnh. C. Xác suất họ sinh ra con (trai hoặc gái) bị bệnh là 50%. D. Con trai của họ sẽ không bệnh, còn con gái của họ có thể bị bệnh hoặc không bị bệnh. Câu 6: Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sao đây? A. Gen trên NST X. B. Gen trên NST Y. C. Gen trội trên NST thường. D. Gen lặn trên NST thường. Câu 7: Quá trình dịch mã (tổng hợp chuỗi pôlipeptit) sẽ dừng lại khi ribôxôm: A. Ribôxôm gắn axít amin Met vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit. B. Ribôxôm tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAA, UGA, UAG. C. Ribôxôm rời khỏi mARN và trở về trạng thái tự do. D. Ribôxôm tiếp xúc với côđon AUG trên mARN. Câu 8: Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng thu được F 1 100% cây quả đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn, F 2 thu được 271 cây quả đỏ, 209 cây quả vàng. Cho biết không có đột biến mới xảy ra. Tính trạng trên di truyền theo quy luật? A. Tương tác bổ sung. B. Hoán vị gen. C. Liên kết gen. D. Tương tác cộng gộp. Câu 9: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi sự tương tác giữa hai cặp gen không alen (A, a và B, b). Trong một phép lai người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Cây có hoa đỏ mang cả hai gen trội A và B. B. Hai cặp gen không alen quy định màu sắc hoa tương tác bổ sung với nhau. C. Đây là kết quả của phép lai phân tích. D. Cây hoa trắng chỉ mang một trong hai gen trội A hoặc B, hoặc không mang gen trội nào. Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, mARN được tổng hợp nhờ quá trình A. Phiên mã từ một đoạn ADN. B. Dịch mã từ một đoạn ARN. C. Nhân đôi từ một mạch ADN. D. Sao chép từ một đoạn ARN khác. Câu 11: Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là Trang 1/4 - Mã đề 142 A. 3. 10 6 . B. 6.10 6 . C. 6.10 5 . D. 1,02.10 5 . Câu 12: Hóa chất 5-brômuraxin (5BU) thường có khả năng gây ra đột biến A. Gen. B. Đa bội thể. C. Cấu trúc NST. D. Dị bội thể. Câu 13: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể A. Có cùng kiểu gen. B. Có kiểu hình giống nhau. C. Có kiểu hình khác nhau. D. Có kiểu gen khác nhau. Câu 14: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, số lượng NST dự đoán ở thể bốn là bao nhiêu? A. 2n - 1 = 7. B. 2n + 1 = 9. C. 2n + 2 = 10. D. 2n - 2 = 6. Câu 15: Cho cây đậu Hà Lan có kiểu gen AaBbDdEe tự thụ phấn, trong trường hợp phân li độc lập, tác động riêng rẽ, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời sau số cá thể có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ A. 9/32. B. 81/256. C. 4/128. D. 27/256. Câu 16: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so vói gen a quy định hạt xanh; Gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so vói gen b quy định hạt nhăn. Các gen này phân li độc lập. Cho đậu hạt vàng, trơn giao phấn với đậu hạt xanh, nhăn thu được F 1 có số cây hạt xanh, nhăn chiếm tỉ lệ 25%. Kiểu gen của các cây bố, mẹ có thể là A. AABB và aabb. B. AaBb và aabb. C. AaBB và aabb. D. AABb và aabb. Câu 17: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen ab AB giao phấn với cây có kiểu gen ab AB . Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F 1 A. 3 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 1cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ:1 cây thấp, quả đỏ. C. 1cây cao, quả trắng: 3 cây thấp, quả đỏ. D. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. Câu 18: Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu? A. 750. B. 499. C. 498. D. 500. Câu 19: Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không mang gen bệnh. Người chồng có bố bình thường, mẹ không mang gen bệnh con của họ sinh ra sẽ như thế nào? A. 50% con gái bệnh, 50% con trai bệnh. B. Tất cả con của họ đều bình thường. C. Tất cả con gái không bệnh, 50% con trai bệnh, 50% con trai không bệnh. D. Tất cả con của họ đều bị bệnh. Câu 20: Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến gen A. Đột biến đảo đoạn NST. B. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit. C. Đột biến mất một cặp nuclêôtit. D. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 21: Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một loại A. Đột biến cấu trúc NST. B. Đột biến gen lặn trên NST thường. C. Đột biến lệch bội. D. Vi khuẩn. Câu 22: Các giống hoa quả không hạt thường có bộ NST thuộc dạng A. Đa bội lẽ. B. Đa bội chẵn. C. Dị bội (2n+1). D. Dị bội (2n-1). Câu 23: mARN được tổng hợp từ mạch nào của gen: A. Khi từ mạch 1, khi từ mạch 2. B. Cả 2 mạch. C. Mạch 3’→ 5’. D. Mạch có chiều 5’ → 3’ Câu 24: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tĩ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai sau: P: Aa x Aa lần lượt là: A. 1:2:1 và 1:2:1. B. 3:1 và 1:2:1. C. 1:2:1và 3:1. D. 3:1 và 3:1. Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen? A. Đa số đột biến gen là có hại hoặc trung tính. B. Đột biến gen di truyền được nên là nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên. Trang 2/4 - Mã đề 142 C. Phần lớn đột biến gen mới xuất hiện ở trạng thái lặn nên chọn lọc tự nhiên tác động chậm. D. Đột biến gen xuất hiện đồng loạt theo một hướng nhất định, tương ứng với môi trường sống. Câu 26: Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã? A. mARN. B. Cả 3 loại. C. tARN. D. rARN. Câu 27: Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdee khi giảm phân cho số loại giao tử là A. 4. B. 16. C. 32. D. 8. Câu 28: Mã di truyền có tính đặc hiệu tức là: A. Tất cả các loài đều dùng chung 1 mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ. B. Nhiều bộ 3 cùng xác định 1 axit amin. C. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền. D. Một bộ 3 mã hoá cho 1 axit amin. Câu 29: Dạng đột biến không làm tăng hay giảm vật chất di truyền mà chỉ làm tăng 1 liên kết hiđrô là dạng đột biến: A. Cặp A-T thay thế bằng cặp G-X. B. Cặp G-X thay thế bằng cặp A-T. C. 2 cặp A-T thay thế bằng 2 cặp G-X. D. 2 cặp G-X thay thế bằng 2 cặp A-T. Câu 30: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự các nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn bổ sung là AGXTTAGXA? A. AGXTTAGXA. B. TXGAATXGT. C. UXGAAUXGU. D. AGXUUAGXA. Câu 31: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu? A. A = T = 200, G = X = 90. B. A = T = 150, G = X = 140. C. A = T = 180, G = X = 110. D. A = T = 90, G = X = 200. Câu 32: Thể đột biến là cơ thể A. Có bộ NST bị thay đổi. B. Có kiểu hình mới. C. Mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình. D. Mang gen đột biến lặn ở trạng thái dị hợp. Câu 33: Dạng đột biến nào dưới đây ở một số cây trồng có xu hướng tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt? A. Đột biến gen. B. Đột biến dị bội. C. Đột biến cấu trúc NST. D. Đột biến đa bội. Câu 34: Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen aabb ở đời con là A. 1/16. B. 9/16. C. 2/16. D. 3/16. Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tam bội (3n)? A. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn. B. Luôn có khả năng sinh giao tử bình thường. C. Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật. D. Số lượng ADN tăng lên gấp bội. Câu 36: Theo quy luật di truyền phân li độc lập, trong đó tính trội là trội hoàn toàn, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số lượng các loại kiểu hình ở F 2 là A. 3 n . B. n 2 . C. n 3 . D. 2 n . Câu 37: Trong quá trình nhân đôi AND, enzim pôlimeraza di chuyển A. Theo chiều 5’ → 3’ và cùng chiều với mạch khuôn. B. Theo chiều 3’ → 5’ và ngược chiều với mạch khuôn. C. Ngẫu nhiên. D. Theo chiều 5’ → 3’ và ngược chiều với mạch khuôn. Câu 38: Thể đa bội là cơ thể có bộ NST A. Tăng lên về số lượng ở một số cặp NST. B. Thay đổi về số lượng ở tất cả các cặp NST. C. Tăng lên một số nguyên lần bộ NST đơn bội (n), và lớn hơn 2n. D. Tăng về số lượng gen trên tất cả các cặp NST. Trang 3/4 - Mã đề 142 Câu 39: Trong các bệnh dưới đây bệnh nào do lệch bội NST thường gây nên: A. Mù màu. B. Bệnh Đao. C. Máu khó đông. D. Ung thư máu. Câu 40: Bộ NST lưỡng bội của một loài có 2n = 24. Số nhóm gen liên kết có thể có của loài này là A. 12. B. 8. C. 6. D. 4. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 142 . Hóa KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: Sinh học Lớp 12 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) (Không kể giao đề) Đề kiểm tra gồm có trang. con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết thì A. Tất cả con trai và gái sinh ra đều không bị bệnh. B. Con gái của họ sẽ không bệnh, còn con trai của

Ngày đăng: 08/11/2013, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w