1. Nêu những thành tựu chủ yếu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma • Lịch và chữ viết: - Lịch: Cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 14 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai co 28 ngày. Dù chưa thất chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay. - Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay • Khoa học: - Chủ yếu các lĩnh vực: Toán, lí, sử, địa - Khoa học đến Hi lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho nghành khoa học đó, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-clit… • Văn học: - Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát) - Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô-phốc, Ê-sin… - Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc • Nghệ thuật: - Nghệ thuật tác tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng nữ thần A-tê-na, người lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ Mi-lô 2. Những biểu hiện của mầm móng tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh ở Trung Quốc thời phong kiến - Sự xuất hiện của công trường thủ công: quy mô lớn, có lao động làm thuê; quan hệ giữa chủ với người làm thuê là “ chủ xuất vốn” “thợ xuất sức” - Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh - Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua Thời kỳ này, KT tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc vì: Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn duy trì và nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế, chế độ cai trị độc đoán của chích quyền phong kiến. Chính sách lỗi thời, lạc hậu (bế quan tòa cảng, áp bức dân tộc) 3. Sự phát triển đỉnh cao của chế độ phông kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện: • Về kinh tế: Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện: - Về nông nghiệp: Thực hiện chích sách quân điền, với nội dung: + Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cây + Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đát làm bổng lộc + Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước. Ruộng trồng dâu đước cha truyền con nối - Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. Phường hội xuất hiện - Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành. • Về chính trị - Sự hoàn thiện bộ máy từ trung ương đến địa phương + Cử người thân tín cai quản các địa phương, cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương. + Đặt các khoa thi để tuyển chon người làm quan + Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế. - Dưới thời Đường tiếp tực chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng 4. Tại sao nói thời Gúp ta là thời kì định hình và phát triển cuat VH truyền thống Ấn Độ - Đạo phật: tiếp tục phát triển truyền bá khắp Ấn Đọ và nhiều nơi. Kiến trúc phật giáo Phát triển( chùa hang, tượng phật bằng đa’) - Đạo Ấn Độ hay đạo hin du ra đời và ơhats triển, thờ ba vi thán chính: thần sáng tạo, thần Thiện, thần Ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng - Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chử viết sanskrit - Văn hóa cổ điển Ấn Độ - Văn hóa Hin- đu – mang tinh thần và triết lí Hin- đu giáo rất phát triển - Người Ấn Độ đã mang VH, đặc biệt là VH truyền thống, truyền bá bên ngoài mà Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét nhất. VN cũng ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ (Tháp Chăm, đạo Phập, đạo Hin- đu) 5. Ảnh hưởng của nền VH ấn độ đối vs các quốc gia trong khu vực ĐNÁ - Qua con đường buôn bán, VH ấn độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực ĐNÁ + Chữ viết: từ chữ Phạn của Ấn độ các dân tộc ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng (chữ khơ me cổ, chữ lào, chữ viết của Thái Lan) + Tôn giáo: các quốc gia trong khu vực tiếp thu cả đạo phật, đạo Hin đu, đaoh Hồi + Kiến trúc: các công trình kiến trúc về tôn giáo ở ĐNA đều chịu ảnh hưởng kiến trúc ÂĐ ( tháp Chăm, Ăng-co-vat, Ăng-co-thơm, thạt luổng) + Văn học: VH phật giáo ÂĐ gồm các tichs truyện gắn vs các nước trong khu vực ĐNA. Mặc dù vậy mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng 6. Nguyên nhân thúc đẩy các cuộc phát kiến địa lí và cuối TK XV-đầu TK XVI - Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng - Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm , cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và Châu Âu - Lúc này, khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ…. Những cuộc phát kiến lớn: - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi vòng cực nam của lục địa Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau đó gọi là mũi Hảo Vọng. - Tháng 8- 1492, C. Cô-lôm-bô đã dẫn đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi và hướng tây. Ông đến được một số đảo thuộc vùng Ca-ri-bê, nhưng ông tưởng là miền “Đông Ấn Độ”. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ. - Tháng 7- 1947, Va- xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha hướng về phương đông. Tháng 5-1498, ông đã đến được Ca-cut-ta Ấn Độ - Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 – 1521) Hệ quả của phát kiến địa lí - Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tọc mới. Thị trường thế giới được mở rộng - Thúc đảy nhanh sự tan ra của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản - Nảy sinh quý trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ 7. Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại châu Âu • Nguồn gốc: Từ thế kỉ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó lực lượng san xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi: - Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai khoáng được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, sản phẩm xã hội, do đó dẫn đến hai hệ quả : + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán. + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công. - Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện snar xuất, mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa; các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, dẫn đến xuất hiện thành thị • Vai trò: - Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia. - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến. Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền - Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa 8. Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở tây Âu: • Kinh tế - Trong công nghiệp: công trường thủ công mọc lên thay thế cho xưởng thủ công phường hội, hình thành quan hệ giữa chủ và nô - Trong nông nghiệp: các đồn điền, trang trại thay thế cho sx nhỏ, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp - Trong thương nghiệp: xuất hiện các công ty thương mại thay thế cho các thương hội thời kì trung đại • Xã hội: - Các giai cấp mới được hình thành + Chủ xưởng, chủ ngân hàng chủ đồn điền trở thành giai cáp tư sản + Người làm thuê, người bị bốc lột trở thành giai cấp vô sản