Trường THPT Hiệp Đức Đề cươngôntập hóa học lớp 10 - hk1 Năm học 2010-2010 I. Lý thuyết Kiến thức cần nắm vững: 1. Thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm các loại hạt tạo nên nguyên tử? 2. Định nghĩa nguyên tố hoá học, kí hiệu. Vì sao số hiệu nguyên tử lại đặc trưng cho một nguyên tố hoá học? 3. Định nghĩa đồng vị - cách tính nguyên tử lượng trung bình của các nguyên tố hoá học? Cho ví dụ minh hoạ. 4. Cấu hình electron? đặc điểm lớp e ngoài cùng? 5. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? cấu tạo bảng tuần hoàn ? ý nghĩa bảng tuần hoàn? Định luật tuần hoàn 6.Ion là gì? Sự tạo thành ion? 7.Thế nào là liên kết ion,liên kết cộng hoá trị ?Quá trình hình thành LK?(so sánh LK CHT có cực và LK CHT không cực)? Lấy VD? 8. Định nghĩa chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử, phản ứng oxi hoá khử? Cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron Trắc nghiệm 1. Nguyên tử được cấu tạo bởi A. proton và nơtron. B. proton, nơtron và electron. C. proton và electron D. nơtron và electron 2. Trong hạt nhân của các nguyên tử (trừ hiđro), các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử gồm A. proton và nơtron. B. proton, nơtron và electron. C. proton. D. nơtron. 3. Nguyên tử Oxi có 8 proton trong hạt nhân nguyên tử, số electron trong lớp vỏ của nó là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 4. Chọn các câu trả lời sai: A. Proton và nơtron có cùng khối lượng, cùng điện tích. B. Proton và nơtron có cùng khối lượng, proton và electron có cùng điện tích. C. Proton và nơtron có khối lượng xấp xỉ nhau, proton và electron có cùng trị số điện tích. D. Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. 5. Chọn các câu trả lời đúng: A. Proton và nơtron có khối lượng xấp xỉ bằng 1u. B. Electron có khối lượng xấp xỉ bằng 1823 u. C. Electron có khối lượng xấp xỉ bằng 1/1823 u. 1 D.Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở lớp vỏ. 6. Nguyên tử Kali có 19e ở lớp vỏ nguyên tử, điện tích của hạt nhân nguyên tử Kali là: A. 19 B. 19- C. 19+ D. Tất cả đều sai. 7. Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng ? A.Trong nguyên tử, số khối bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron. B.Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số các hạt proton và nơtron. C.Trong nguyên tử, số khối bằng nguyên tử khối. D.Trong nguyên tử, số khối bằng tổng các hạt proton, nơtron và electron. 8. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. Số khối B. Số hạt e C. Số hạt nơtron D. Điện tích hạt nhân. 9. Số e tối đa của lớp M(n=3) là: A. 3 B. 6 C. 9 D.18 10.Có nguyên tử 35 17 Cl, kí hiệu đó cho biết hạt nhân nguyên tử Clo có: A. 17p và 17e B. 17p và 35n C. 35p và 17n D. 17p và 18n. 12. Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa 8 proton, 8 nơtron và 8 electron ? A. 16 8 O B. 17 8 O C. 18 8 O D. 17 9 F 13. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây ? A.Số nơtron. B. Số electron C. Số proton D. Cả A,B,C. 14. Trong tự nhiên, đồng và oxi có các đồng vị sau: 63 Cu ; 65 Cu ; 16 O ; 17 O ; 18 O. Số phân tử đồng(II) oxit được tạo thành là: A. 1 B. 3 C. 5 D. 6 15. Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị 63 Cu và 65 Cu, trong đó đồng vị 63 Cu chiếm 73% về số nguyên tử. Nguyên tử khối tung bình của đồng là: A. 64 B. 63,54 C. 63,45 D. 65 16. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử 19 9 F là A. 19 B. 28 C. 30 D. 32 17. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 1 nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. X là nguyên tố nào sau đây? A. 29 Cu B. 47 Ag C. 56 Fe D. 27 Al 18. Số khối nào dưới đây là số khối của nguyên tử X có tổng số hạt bằng 10? A. 6 B. 7 C. 5 D. 8 2 19. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân ? A. Lớp K B. Lớp L C. Lớp M D.Lớp N 20.Trong số các kí hiệu sau đây của obitan, kí hiệu nào sai ? A.4f B. 2d C.3d D.2p 21. Phân lớp 3d có nhiều nhất là A. 6e B. 18e C.10 e D. 14 e 22. Ghép đôi cấu hình electron nguyên tử ở cột A với tên nguyên tố hoá học ở cột B sao cho thích hợp. A B Cấu hình electron Tên nguyên tố 1. 1s 2 2s 2 2p 4 a. Nhôm (Z = 13) 2. 1s 2 2s 2 2p 5 b. Natri (Z = 11) 3. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 c. Oxi (Z = 8) 4. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 d. Clo (Z = 17) 5. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 e. Flo (Z = 9) 23. Có bao nhiêu e trong ion 24 Cr 3+ ? A. 21 B. 27 C. 24 D. 49 24. Cấu hình electron của ion 20 Ca 2+ là: A.1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 2 B.1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 C.1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 C.1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 4p 2 25. Nguyên tố X có Z = 29, vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là vị trí nào sau đây? A. Chu kỳ 4 nhóm IB. B. Chu kỳ 4 nhóm IA. C. Chu kỳ 3 nhóm IA D. Chu kỳ 3 nhóm IB. 26. Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân? A. Khối lượng nguyên tử. B. Số electron lớp ngoài cùng. C. Hoá trị cao nhất với oxi. D. Số lớp electron. E. Số electron trong nguyên tử. G. Thành phần và tính chất của các oxit, hiđroxit cao nhất. H. Số proton trong hạt nhân nguyên tử. 27. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 17. Nếu sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự tính phi kim tăng dần thì dãy sắp xếp nào sau đây là đúng: A. Z < X < Y B. X < Y < Z C. X < Z < Y D. Tất cả đều sai 28. Mệnh đề nào sau đây sai: A. Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử đó trong phân tử. B. Độ âm điện và tính phi kim của một nguyên tử biến thiên tỉ lệ thuận với điện tích hạt nhân nguyên tử. 3 C. Độ âm điện và tính phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. D. Nguyên tử của một nguyên tố có độ âm điện càng lớn, tính phi kim của nó càng lớn. 29. Nguyên tố M thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của nguyên tố M là công thức nào sau đây: A. M 2 O 3 và MH 3 B. MO 3 và MH 2 C. M 2 O 7 và MH D. Tất cả đều sai. 30.Cho các phản ứng sau: (1) Mg + H 2 SO 4 ? MgSO 4 + H 2 (2) Cu + H 2 SO 4 ? CuSO 4 + SO 2 + H 2 O (3) C + H 2 SO 4 ? CO 2 + SO 2 + H 2 O (4) FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 ? Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 O ở phản ứng nào H 2 SO 4 không đóng vai trò là chất oxi hoá? A. (1) B. (1) và (4) C. (2)và (3) D. (4) E. Kết quả khác Bài tập Bài 1: Hai nguyên tố A và B ở kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn , có tổng điện tích hạt nhân là 25 a) Viết cấu hình e của A và B b) Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn c) Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của chúng? So sánh tính axit- bazơ của chúng? Bài 2: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có dạng RH 3 . Trong oxit cao nhất với oxi , R chiếm 25,92% khối lượng. Xác định tên nguyên tố R? Bài 3: Oxit cao nhất của một nguyên tố X có dạng XO 3 , trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng . Xác định tên nguyên tố X? Bài 4:Cấu hình electron lớp ngoài cùng của A, B - , C 2+ , D 2- là 3s 2 3p 6 a) A, B, C, D là kim loại, phi kim hay khí hiếm? b) Viết sơ đồ hình thành liên kết giữa các nguyên tử của từng cặp nguyên tố trên? Bài 5: Cho 4,8g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 1M thu được 4,48 lit khí ở đktc a) Xác định tên kim loại . b) Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 đã dùng. Bài 6: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử, sự oxihoá, sự khử? a) Fe + O 2 → Fe 2 O 3 b) Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O c) I 2 + HNO 3 → HIO 3 + NO + H 2 O d) Cl 2 + KOH → KCl + KClO 3 + H 2 O 4 e) NO + O 2 → NO 2 f) FeO + HNO 3 loãng → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O Bài tập thêm dành cho HS khối A Bài 1: Trong phân tử M 2 X có tống số các loại hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. số khối của ion M + nhiều hơn của ion X 2- là 23. Tổng số hạt trong M + nhiều hơn trong X 2- là 31 hạt -Viết cấu hình e của ion M + và X 2- - Biểu diễn e lớp ngoài cùng của nguyên tử M và X vào các AO Bài 2 Cho 8,8 g hỗn hợp hai kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIIA tác dụng với HCl dư thu được 6,72 lit khí H 2 (đktc). Xác định tên 2 kim loại Bài 3 Hoà tan 10,4 gam hỗn hợp A gồm kim loại Fe và một kim loại R hoá trị II bằng 200 mldd HCl 3,5 M thu được 6,72 lit khí đo ở đktc và ddB. Mặt khác 3,6 g R không phản ứng hết với 400 ml ddH 2 SO 4 1M a) Xác định R và tính %(m) của mỗi kim loại trong hỗn hợp A b) Tính CM của các chất trong ddB ( coi thể tích thay đổi không đáng kể) Bài 4; Viết CTCT của các hợp chất sau: SO 2 ; SO 3 ; H 2 SO 4 ; HNO 3 : C 2 H 4 : C 2 H 2 Bài 5 Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron a) Fe 3 O 4 + CO → Fe + CO 2 b) Cu + HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + NxOy + H 2 O c) FeS 2 + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O d) M + HCl → MClx + H 2 @, , , 5 . Trường THPT Hiệp Đức Đề cương ôn tập hóa học lớp 10 - hk1 Năm học 2010-2010 I. Lý thuyết Kiến thức cần. chu kỳ 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của nguyên tố M là công thức nào sau đây: A. M 2 O 3 và MH