ĐỀ CƯƠNGÔNTẬP HKI – NĂM 2008 – 2009 MÔN HOÁ HỌC 12 CHƯƠNG I: ESTE – LIPIT 1. Este: Công thức tổng quát của etse: đơn chức, no đơn chức, danh pháp 1 số este điển hình, viết đồng phân cấu tạo este (C 3 H 6 O 2 , C 4 H 8 O 2 ). Tính chất hoá học este: phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit, bazơ (đặc điểm của các phản ứng đó). Bài tập tìm CTPT của este dựa vào phản ứng đốt cháy. 2. Lipit: Khái niệm, công thức tổng quát của chất béo, tên gọi của một số chất béo điển hình? Tính chất hoá học của chất béo (phản ứng thuỷ phân, phản ứng xà phòng hoá, phản ứng hiđro hoá) đặc điểm và tên gọi các sản phẩm của phản ứng. Khái niệm chỉ số axit, chỉ số xà phòng hoá. CHƯƠNG II: CACBONHIĐRAT 1, Khái niệm, phân loại cacbonhiđrat: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit kể tên từng loại cacbonhiđrat? 2, Glucozơ: công thức phân tử, cấu tạo, tính chất hoá học (phản ứng chứng minh glucozơ có nhiều nhóm – OH, phản ứng tráng gương), bài tập tính khối lượng Ag thu được từ phản ứng tráng gương của glucozơ. 3, Saccarozơ – tinh bột – xenlulozơ: Công thức phân tử, đặc điểm phản ứng thuỷ phân của các hợp chất trên. Cách nhận biết tinh bột và xenlulozơ. CHƯƠNG III: AMIN – AMINO AXIT - PROTEIN 1, Amin: khái niệm, viết đồng phân amin (C 3 H 9 N, C 4 H 11 N), phân loại amin theo bậc, tên một số amin điển hình, so sánh tính bazơ của amin, tính khối lượng sản phẩm thu được khi cho amin tác dụng với axit. 2, Amino axit: khái niệm, công thức một số α-amino axit, tính chất hoá học, cách nhận biết amino axit. Tính khối lượng sản phẩm thu được khi cho amino axit tác dụng với axit. 3, Protein: nhóm pepit, liên kết peptit, đặc điểm phản ứng thuỷ phân của peptit và protein. CHƯƠNG IV: POLIME VẬT LIỆU POLIME 1, Đại cương polime: khái niệm, khái niệm và điều kiện của các phản ứng tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng). 2, Vật liệu polime: Công thức, tên gọi và cách tổng hợp một số loại; - Chất dẻo: PE, PVC, thủy tinh hữu cơ (poli (metyl metacrylat)). - Tơ: nilon-6,6, tơ nilon-6. - Cao su: thiên nhiên, buna, buna-S, buna-N. (đặc điểm cấu tạo và tính chất) 3, Bài tập tính số mắt xích dựa vào khối lượng phân tử và ngược lại. Bài tập tính khối lượng polime thu được sau phản ứng trùng hợp. CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 1, Cấu tạo tinh thể kim loại, liên kết kim loại. 2, Tính chất vật lý, tính chất hoá học chung của kim loại. 3, Dãy điện hoá của kim loại, bài tập liên quan đến dãy điện hoá của kim loại. 1 ĐỀCƯƠNG TN ÔNTẬP HKI - KHỐI 12 001: Đốt hoàn toàn 7,4 gam este đơn chất X thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H 2 O. CTPT của X là A. C 3 H 4 O 2 B. C 3 H 6 O 2 C. C 4 H 8 O 2 D. C 3 H 4 O 2 002: Đặc điểm của phản ứng thủy phân trong dung dịch axit (1) và trong dung dịch kiềm (2) thường là A. Đều thuận nghịch B. Đều một chiều C. (1) thuận nghịch (2) một chiều D. (2) thuận nghịch (1) một chiều 003: C 4 H 8 O 2 có số đồng phân este là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 004: CH 3 COOCH=CH 2 có tên gọi là A. Metyl acrylat B. Vinyl axetat C. Metyl propionat D. Vinyl fomat 005: Este no đơn chức mạch hở có CTPT tổng quát là A. C n H 2n+2 O 2 B. C n H 2n O 2 C. C n H 2n-2 O 2 D. RCOOR ’ 006: Glucozơ và fructozơ A. Đều tạo dung dịch màu xanh thẫm với Cu(OH) 2 B. Đều có nhóm chức -CHO trong phân tử C. Là 2 dạng thù hình của cùng 1 chất D. Đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở 007: Chất nào dưới đây không phải là este? A. HCOOCH 3 B. CH 3 COOH C. CH 3 COOCH 3 D. HCOOC 6 H 5 008: Thuỷ phân este CH 3 COOC 2 H 5 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm gì? A. CH 3 COOH, CH 3 OH B. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH C. C 2 H 5 COOH, CH 3 OH D. C 2 H 5 COOH, CH 3 CH 2 OH 009: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol? A. Dầu vừng (mè). B. Dầu lạc (đậu phộng). C. Dầu dừa. D. Dầu luyn. 010: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng A. Tách nước B. Hidro hóa C. Đề hiđro hóa D. Xà phòng hóa 011: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng A. Este hóa B. Xà phòng hóa C. Tráng gương D. Hiđrat hóa 012: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. dung dịch Br 2 B. quỳ tím C. iot D. Na 014: Khi đun nóng chất béo với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được sản phẩm là A. glixerol và axit béo. B. glixerol và muối natri của axit béo. C. glixerol và axit cacboxylic. D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic. 015: Chỉ số axit là A. số mg OH - dùng để trung hoà axit tự do có trong 1 gam chất béo. B. số gam KOH dùng để trung hoà axit tự do có trong 100 gam chất béo. C. số mg KOH dùng để trung hoà axit tự do có trong 1 gam chất béo. D. số mg NaOH dùng để trung hoà axit tự do có trong 1 gam chất béo. 016: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozo với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108) A. 21,6g B. 10,8g C. 32,4g D. 16,2g 017: Tinh bột và xenlulozơ là A. monosaccarit B. Đisaccarit C. Đồng đẳng D. Polisaccarit 018: Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ trong axit vô cơ loãng ta thu được A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ D. Glixerol 019: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. dung dịch Br 2 . B. dung dịch AgNO 3 /NH 3 . C. Cu(OH) 2 , t 0 thường. D. Cu(OH) 2 trong NaOH đun nóng. 020: Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng? A. Xenlulozơ. B. Caosu BuNa. C. Poli vinylclorua. D. Polietilen. 2 021: Để tổng hợp polime, người ta có thể sử dụng A. Phản ứng trùng ngưng. B. Phản ứng trùng hợp. C. Phản ứng đồng trùng hợp hay phản ứng đồng trùng ngưng. D. Tất cả đều đúng. 022: Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome sau A. CH 3 CH 2 Cl; B. CH 2 =CHCl; C. CH 2 CHCH 2 Cl; D. CH 3 CH=CH 2 ; 023: Có thể điều chế PE bằng phản ứng trùng hợp monome sau A. CH 2 =CH 2 B. CH 2 =CHOCOCH 3 C. CH 2 −CHCl D. CH 2 =CH−CH 3 024: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. toluen (C 6 H 5 -CH 3 ). B. stiren (C 6 H 5 -CH=CH 2 ). C. propen (CH 2 =CH-CH 3 ). D. isopren (CH 2 =C(CH 3 )-CH=CH 2 ). 025: Đặc điểm cấu tạo của các monome tham gia phản ứng trùng hợp là A. Phân tử phải có cấu tạo mạch nhánh B. Phân tử phải có từ hai nhóm chức trở lên C. Phân tử phải có liên kết kép hoặc vòng không bền. D. Phân tử phải có cấu tạo mạch không nhánh 026: Polime có công thức [-CO-(CH 2 ) 4 -CO-NH-(CH 2 ) 6 -NH-] n thuộc loại nào? A. Tơ nilon-6,6 B. Cao su C. Chất dẻo D. Tơ capron 027: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng A. trao đổi. B. nhiệt phân. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. 028: Tơ nilon 6,6 là A. Poliamit của axit ε aminocaproic; B. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin; C. Polieste của axit ađipic và etylen glycol; D. Hexacloxyclohexan; 029: Một đoạn mạch PVC có khoảng 1000 mắt xích. Hãy xác định khối lượng của đoạn mạch đó. A. 625000 đvC B. 250000đvC. C. 62500 đvC D. 125000 đvC 030: Trùng hợp 2 mol etilen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu gam polietilen (PE)? A. 28 gam B. 14 gam C. 56 gam D. 42 gam 031: Trong các polime sau, polime có thể dùng làm chất dẻo A. Nhựa PVC B. Nhựa PE C. Thuỷ tinh hữu cơ D. Tất cả đều đúng 032: Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC và của polisaccarit (C 6 H 10 O 5 ) n có khối lượng phân tử 162000 đvC lần lượt là A. 278 và 1000 B. 178 và 2000 C. 187 và 100 D. 178 và 1000 033: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính người ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. dung dịch HCl và dung dịch Na 2 SO 4 . C. dung dịch NaOH và dung dịch NH 3 . D. dung dịch KOH và CuO. 034: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin có công thức phân tử C 3 H 9 N A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. 035: Cho các chất sau: C 6 H 5 NH 2 (1); CH 3 NH 2 (2); NH 3 (3). Trật tự tăng dần tính bazơ (từ trái qua phải) là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (1), (3), (2). D. (3), (2), (1). 036: Anilin (C 6 H 5 NH 2 ) và phenol (C 6 H 5 OH) đều có phản ứng với A. dd NaCl. B. dd NaOH. C. dd HCl. D. dd Br 2 . 037: Cho 9 gam etylamin (C 2 H 5 NH 2 ) tác dụng vừa đủ với axit HCl khối lượng muối thu được là (Cho C = 12, H = 1, N = 14, Cl = 35,5) A. 0,85 gam. B. 7,65 gam. C. 16,3 gam. D. 8,1 gam. 038: Nhóm CO-NH là A. nhóm hiđroxyl. B. nhóm cacboxyl. C. nhóm peptit. D. nhóm cacbonyl. 039: Cho các chất sau: 1- CH 3 OH, 2- HCl, 3- NaOH, 4- Na 2 SO 4 , 5- NaCl. Glyxin (H 2 NCH 2 COOH) phản ứng được với A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 4, 5. 040: Để phân H 2 N-CH 2 -COOH, CH 3 COOH, H 2 N-(CH 2 ) 4 CH(NH 2 )COOH người ta dùng 3 A. Na. B. NaOH. C. quì tím. D. HCl. 041: Khi thủy phân đến cùng peptit và protein đều thu được A. amino axit. B. a -amino axit. C. b -amino axit. D. glucozơ. 042: Khối lượng muối thu được khi cho 11,25 gam axit amino axetic (H 2 NCH 2 COOH) tác dụng hết với dung dịch axit HCl là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Cl = 35,5) là A. 10,15 gam. B. 15,15 gam. C. 11,15 gam. D. 16,725 gam. 043: Trong các phản ứng hoá học nguyên tử kim loại thể hiện A. tính oxi hoá. B. tính khử. C. không thể hiện tính oxi hoá và không thể hiện tính khử. D. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử. 044: Kim loại có các tính chất vật lý chung là A. tính dẻo, tính dẫn điện, tính cứng, khối lượng riêng. B. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. C. tính cứng, tính dẻo, tính đẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. D. tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy. 045: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe cần dùng 200ml dung dịch CuSO 4 1M, tính giá trị m (Cho biết Cu = 64, Fe = 56) A. 5,6 gam. B. 11,2 gam. C. 16,8 gam. D. 22,4 gam. 046: Mạng tinh thể kim loại gồm có A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân. B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do. C. nguyên tử kim loại và các electron độc thân. D. nguyên tử kim loại và các electron tự do. 047: Cho Fe vào các dung dịch muối sau: MgCl 2 , NaCl, KCl, CuSO 4 , AgNO 3 , NiSO 4 , Sn(NO 3 ) 2 , HCl. Số phản ứng hoá học xảy ra là A. 8. B. 6. C. 5. D. 7. 4 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – NĂM 2008 – 2009 MÔN HOÁ HỌC 12 CHƯƠNG I: ESTE – LIPIT 1. Este: Công thức tổng quát của etse: đơn. kim loại. 3, Dãy điện hoá của kim loại, bài tập liên quan đến dãy điện hoá của kim loại. 1 ĐỀ CƯƠNG TN ÔN TẬP HKI - KHỐI 12 001: Đốt hoàn toàn 7,4 gam este