1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MƯA ĐÁ

1 206 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 30,5 KB

Nội dung

1. Hiện tượng mưa đá: Mưa đámưa dưới dạng hạt rắn, các hạt này là băng hoặc cục đá có hình dáng và kích thước khác nhau. Các hạt mưa đá thường có kích thước từ 5 mm đến hàng chục cm, dạng hình cầu. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một trận mưa đá cũng chỉ khoảng 20 - 30 phút. Trong cơn dông mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc kèm theo mưa đá, sức tàn phá hết sức khủng khiếp do gió mạnh và xoáy gây ra. Ngoài gió rất mạnh ra thì bản thân những hòn mưa đá cũng có khi gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối, thậm chí chết người. Vì vậy mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm. 2. Nguyên nhân và hình thành mưa đá: Mưa đá thường xảy ra trong thời tiết nắng, khi các luồng khí đối lưu từ mặt nước bốc lên rất mạnh, khiến cho các đám mây bị đẩy bật lên cao, ở phía trên của đám mây nhiệt độ thường âm -20 o C đến -40 o C khiến cho hơi nước trong mây biến thành các hạt băng nhỏ trong phút chốc. Trong các khối mây khi đó có dòng đối lưu rất mạnh, làm cho các hạt mưa và băng bị cuốn lên, rơi xuống nhiều lần qua vùng đông kết làm cho các lớp băng liên tiếp phủ lên nhau cho tới khi trọng lượng hạt băng đủ nặng để thắng được sức nâng của luồng đối lưu. Khi đó, mưa đá sẽ xuất hiện. 3. Dự báo mưa đá: Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở nước ta mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc nước ta, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt không khí lạnh cực mạnh tràn về nhanh. Bằng quan sát mắt thường, chúng ta vẫn có thể phòng tránh hiện tượng này. Nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần kín tầm mắt, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng rít ù ù liên tục; tiếp đó lác đác vài hạt mưa rào, nhiệt độ không khí lạnh đi thì mưa đá sẽ xảy ra ngay sau đó. Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều trận mưa đá gây tổn hại nặng nề đến trồng trọt, nhà cửa, làng mạc./. (Ths. Nguyễn Hoài Nam – biên soạn) . 1. Hiện tượng mưa đá: Mưa đá là mưa dưới dạng hạt rắn, các hạt này là băng hoặc cục đá có hình dáng và kích thước khác nhau. Các hạt mưa đá thường có kích. cầu. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một trận mưa đá cũng chỉ

Ngày đăng: 08/11/2013, 15:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w