Bi kịch của cô gái đi tù oan vì mâu thuẫn ái tình Những ngày trong trại giam là quãng thời gian kinh khủng nhất đối với một cô gái trẻ như Trương Thị Kim Hoàn. Mất hết hy vọng, niềm tin vào công lý, cô đã buông xuôi, phó mặc cuộc đời cho số phận. Lượt xem: 800 Bình luận: 0 Gửi ngày: 11/01/2010 Nhưng giờ đây, trong căn nhà tồi tàn tối như bưng, nồng nặc mùi ẩm mốc, bà Nở đang móm mém cười với đứa con gái út vừa được TAND quận 1 (TP HCM) xin lỗi công khai vì bị xử oan 10 năm tù. Ánh mắt họ rạng ngời hạnh phúc. Khoảng không gian chưa đến 6 m2 chính là nơi trú ngụ của 8 người trong gia đình bà Nở. Nếu không tận mắt chứng kiến, khó ai có thể ngờ đó là một căn nhà ngay tại trung tâm thành phố lớn nhất nước này. Tại tầng trệt, một bậu xi măng nham nhở chiếm gần hết diện tích là “giường” cho cô con gái lớn của bà, người phụ nữ đã nằm co quắp ở đó gần 40 năm trời kể từ ngày căn bệnh bại não. Sau một lúc ngồi quạt cho đứa con tật nguyền ngủ trưa, bà Nở dò từng bước cầu thang ọp ẹp dẫn lên tầng trên qua cái lỗ bé xíu chỉ vừa vai một người. Không gian ở đây cũng chẳng khá hơn bởi hàng trăm vật dụng cũ kỹ nằm chất đống lên nhau đã chiếm trọn diện tích của căn phòng. Loay hoay mãi, bà Nở mới tìm được chỗ ngồi cho khách và mẹ con mình. Mẹ con bà Nở đã tìm thấy nụ cười sau nhiều năm nước mắt. Ảnh: Vũ Mai. Đôi bàn tay nhằng nhịt gân xanh của bà cứ vuốt mãi xấp giấy đã nhuộm màu thời gian. Đó chính là những lá đơn kêu oan mà bà từng gửi đến các cơ quan tố tụng trong suốt 4 năm trời ròng rã Trương Thị Kim Hoàn bị bắt giam. “Có được ngày hôm nay, gia đình tôi vô cùng biết ơn các cơ quan pháp luật, báo đài đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là ông Bùi Hoàng Danh, Chánh án TAND TP HCM và luật sư Trịnh Thanh đã san sẻ với tôi từ vật chất đến tinh thần trong những ngày lặn lội kêu oan cho con gái”. Vẫn nụ cười rạng rỡ, bà Nở chia sẻ. Ngồi cạnh bên, Hoàn nhìn mẹ bằng ánh mắt tràn đầy yêu thương, rơm rớm nước. Kể về cái ngày định mệnh ấy, giọng cô trĩu nặng. Sáng ngày 25/8/2004, khi vừa đi chùa về đến đầu hẻm, Hoàn bị bắt đưa về nhà khám xét. Lúc này, cô rất sợ vì chẳng hiểu mô tê gì, chỉ thấy các chú công an nói cô là “trùm” của điểm nóng về ma túy tại đường Cô Giang (quận 1) và những người trong đường dây này đã khai ra cô. Mặc cho Hoàn và gia đình thanh minh, khóc lóc, mặc cho buổi khám xét không thu giữ được bất kỳ thứ gì liên quan đến “cái chết trắng”, cô vẫn bị bắt giam. Chỉ đến lúc này, Hoàn mới biết chị em nhà Nguyễn Ngọc Lý, người từng thề “không đội trời chung” vì nghi ngờ cô quan hệ bất chính với chồng mình, đã đổ hết tội cho cô. Họ khai rằng cô chính là người cung cấp “hàng” cho cả 7 người trong gia đình họ bán ma túy. Suốt từ đầu đến cuối, cô đều kêu oan nhưng không mộtngười nào tin Hoàn, từ những cán bộ điều tra cho đến những người ngồi xét xử. Những ngày trong khám là quãng thời gian kinh khủng nhất đối với một cô gái đôi mươi như Hoàn. Mất hết hy vọng, niềm tin vào công lý, Hoàn đã buông xuôi, phó mặc cuộc đời cho số phận. “Mẹ lại sinh ra tôi thêm một lần nữa. Nếu không có tình yêu và sự hy sinh lớn lao của mẹ, chắc tôi không thể có ngày được minh oan như thế này”, Hoàn nghẹn lời. Nhẹ vuốt mái tóc con gái, bà Nở cho biết gia đình mình thuộc diện nghèo nhất thành phố nhưng không đứa con nào dính vào heroin. Mặc dù tại con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo này, người ta có thể trông thấy ma túy và các tệ nạn khác nhan nhản mỗi khi ra vào. Khi Hoàn bị bắt, bà biết chắc con mình đã bị oan, nhất là khi công an khám nhà đã không tìm ra được bất kỳ một chứng cứ nào. Niềm tin này càng mãnh liệt hơn khi chính bà là nhân chứng sống biết về “mối thù” của chị em Lý với con gái mình. Chị Hoàn tại buổi công khai xin lỗi của tòa án. Ảnh: Vũ Mai. Thế là bà đến công an để kêu oan cho Hoàn nhưng không được ai chấp nhận. Lần đầu tiên được gặp mặt con, bà thật sự khủng hoảng khi thấy con khóc ngất và cho biết đã nhận được cáo trạng, truy tố là “đầu vụ” với mức án rất cao. Ngày ấy, lòng người mẹ rối bời, đau đớn nhưng bất lực chờ đến ngày xét xử, may ra có cơ hội kêu oan cho con. Giữa năm 2005, TAND quận 1 mở phiên tòa sơ thẩm đầu tiên, tuyên phạt Hoàn 10 năm tù. Sau đó, Ủy ban Thẩm phán TAND TP HCM đã hủy bản án trên vì vi phạm tố tụng. Tháng 9/2007, phiên tòa sơ thẩm lần 2 được tiến hành, Hoàn lại nhận kết quả như trên nhưng bản án này tiếp tục bị hủy. Đến đầu năm 2009, lần xử sơ thẩm cuối cùng đã không thể trọn vẹn vì công tố bỏ về, phản đối HĐXX. Cuối cùng, ngày 26/2/2009, VKSND quận 1 đã rút toàn bộ quyết định truy tố vì cho rằng “không đủ căn cứ xác định Hoàn thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy”. Hoàn được tại ngoại. Hơn 4 năm trời ròng rã đeo bám việc kêu oan cho con, đến bây giờ, người mẹ không thể nhớ mình đã viết bao nhiêu lá đơn kêu cứu gửi đến khắp nơi. Để làm được việc đó, ngoài lúc phải chăm sóc cho đứa con tật nguyền, bà lên UBND phường mượn quyển Bộ luật Hình sự về nghiền ngẫm từng điều khoản liên quan đến tội mà người ta quy kết cho con bà. Rồi đôi bàn tay không quen cầm bút của bà lại mày mò viết những tờ đơn thấm đẫm nước mắt người mẹ, dù câu văn không tròn vành tròn chữ. Có người khuyên bà đem đơn ra ngoài dịch vụ đánh máy nhưng bà nhất định không nghe: “Vì sợ người ta viết không đúng ý mình”. Cuộc sống kinh tế vốn khó khăn, ngày càng đi vào con đường bế tắc khi bà không còn tâm trí để thu vén chuyện gia đình. Nhưng nghĩ đến đứa con gái bé bỏng, không một cơ quan pháp luật trong thành phố không in dấu chân người mẹ này. Có bất kỳ tin tức nào thuận lợi, bà đều kể cho con gái nghe trong những lần gặp mặt hiếm hoi bởi bà muốn thắp sáng trong Hoàn một niềm tin vào công lý mà cô đã bị dập tắt từ lâu. “Tuy gia đình phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi nhưng cuối cùng con tôi đã được giải oan. Một kết thúc có hậu nhưng cũng có quá nhiều nay đắng. Mong rằng sẽ không có người nào phải rơi vào hoàn cảnh đáng tiếc như chúng tôi…”, người mẹ kết thúc câu chuyện bằng một giọng đầy xót xa. . con, đến bây giờ, người mẹ không thể nhớ mình đã viết bao nhiêu lá đơn kêu cứu gửi đến khắp nơi. Để làm được việc đó, ngoài lúc phải chăm sóc cho đứa con. 7 người trong gia đình họ bán ma túy. Suốt từ đầu đến cuối, cô đều kêu oan nhưng không một người nào tin Hoàn, từ những cán bộ đi u tra cho đến những người