Với mong muốn tìm hiểu một cách tương đối toàn vẹn hệ thống địa danh huyện Mộc Châu theo phương pháp liên ngành để chỉ ra những đặc điểm, mô hình cấu tạo, quy luật phát triển, biến đổi c
Trang 1§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N
-
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRÀ
ĐỊA DANH HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA
(Trên cơ sở cứ liệu địa danh của xã Đông Sang, xã Mường Sang
và thị trấn Mộc Châu)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hµ Néi - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRÀ
ĐỊA DANH HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA
(Trên cơ sở cứ liệu địa danh của xã Đông Sang, xã Mường Sang
và thị trấn Mộc Châu)
Chuyênngành: NgônNgữhọc Mãsố: 60.22.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Giảngviênhướngdẫn: PGS.TS NguyễnThịViệtThanh
HàNội – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu kết quả trong nghiên cứu, các nhận xét, kết luận trong luận văn này là do tôi thực hiện một cách nghiêm túc khách quan dựa trên những số liệu có thật được thu nhập tại 3 xã và thị trấn - xã Đông Sang, xã Mường Sang và thị trấn Mộc Châu và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học và Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2014
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của
PGS TS Nguyễn Thị Việt Thanh Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới cô, người đã hướng dẫn tôi trong Luận văn này
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ trong Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – những người đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học vừa qua
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ủy ban huyện Mộc Châu, Ủy ban thị trấn Mộc Châu, Ủy ban nhân dân xã Đông Sang và xã Mường Sang, tập thể cán bộ nhân viên và nhân dân 3 xã và thị trấn – xã Đông Sang, xã Mường Sang và thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện tối đa để học viên thu thập dữ liệu và hoàn thành tốt luận văn
Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng luận văn có lẽ khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để tôi có thể phát triển đề tài này ở cấp độ cao hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 13 tháng 12 năm 2014
Nguyễn Thị Phương Trà
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU 9
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của luận văn 6
8 Bố cục luận văn 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1.Những lí luận chung về địa danh 8
1.1.1 Địa danh 8
1.1.1.1 Khái niệm 8
1.1.1.2 Vài nét về vấn đề nhận diện địa danh 10
1.1.1.3 Phân loại địa danh 11
1.1.2 Phức thể địa danh 13
1.1.2.1 Khái niệm “Phức thể địa danh” 13
1.1.2.2 Mô hình cấu tạo phức thể địa danh 15
1.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 16
1.2.1.Đặc điểm tự nhiên 17
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội 19
1.3 Nguyên tắc khảo sát, phân loại địa danh Mộc Châu 20
1.3.1 Nguyên tắc khảo sát 20
1.3.2 Nguyên tắc phân loại địa danh Mộc Châu 21
1.4 Bức tranh khái quát về địa danh Mộc Châu 23
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC 29
2.1 Nguồn gốc ngôn ngữ các địa danh Mộc Châu 29
Trang 62.1.1 Địa danh gốc Thái 30
2.1.2 Địa danh gốc Hán Việt 31
2.1.3 Địa danh gốc Thuần Việt 31
2.1.4 Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp 31
2.1.5 Địa danh có yếu tố nước ngoài 32
2.2 Đặc điểm cấu tạo địa danh Mộc Châu 34
2.2.1 Mô hình phức thể địa danh Mộc Châu 35
2.2.2 Đặc điểm cấu tạo yếu tố chỉ loại trong địa danh huyện Mộc Châu – Sơn La 38
2.2.2.1.Đặc điểm yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh tự nhiên Mộc Châu – Sơn La 38
2.2.2.2.Nhóm yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh phi tự nhiên – địa danh hành chính Mộc Châu 41
2.2.2.3.Đặc điểm yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh phi tự nhiên – địa danh phi hành chính huyện Mộc Châu – Sơn La 43
2.2.3 Đặc điểm cấu tạo yếu tố định danh trong địa danh huyện Mộc Châu – Sơn La 46 2.2.3.1 Về số lượng âm tiết địa danh: để định lượng các âm tiết địa danh, trước hết có một điểm cần lưu ý như sau: 47
2.2.3.2 Kết cấu của yếu tố định danh 48
2.2.3.3 Các phương thức định danh của địa danh Mộc Châu 52
TIỂU KẾT 61
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA TỪ GÓC ĐỘ Ý NGHĨA 64
3.1 Phân loại địa danh về mặt ý nghĩa 65
3.1.1 Địa danh mô tả 65
3.1.2 Địa danh do yếu tố lịch sử 67
3.1.3 Địa danh ký hiệu 69
3.1.4 Địa danh đăng ký 70
3.1.5 Địa danh thể hiện ước mơ 70
3.2 Địa danh phản ánh đặc điểm tự nhiên và xã hội của huyện Mộc Châu – Sơn La 72
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Mộc Châu – Sơn La 72
3.2.1.1.Địa danh Mộc Châu phản ánh tính đa dạng các loại hình đối tượng địa lý 72
3.2.1.2.Địa danh Mộc Châu phản ánh hệ động thực vật đa đạng và phong phú 73
Trang 73.2.2 Đặc điểm xã hội huyện Mộc Châu – Sơn La 74
3.2.2.1.Địa danh Mộc Châu phản ánh chặng đường lịch sử của các dân tộc sinh sống tại vùng đất Mộc Châu 74
3.2.2.2.Địa danh Mộc Châu phán ánh lối sống và nét văn hóa của con người sinh sống ở vùng đất này 78
TIỂU KẾT 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Phụ lục 1 Thống kê địa danh huyện Mộc Châu (khảo sát trên 3 xã, thị trấn: Thị Trấn
Mộc Châu, xã Đông Sang, xã Mường Sang
Phụ lục 2 Một vài các câu truyện cổ, sử thi, các truyền thuyết hay bài cầu khấn sưu tập Phụ lục 3 Bản đồ Mộc Châu
Trang 8DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
1 Quy ước về cách viết tắt địa danh xã, thị trấn
ĐDPHC: Địa danh phi hành chính
ĐDTN: Địa danh tự nhiên
CTXD: Công trình xây dựng
HĐVC: Hoạt động vật chất
HĐTT: Hoạt động tinh thần
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên – phi tự nhiên và hành chính (ĐDHC) – phi hành chính (ĐDPHC) huyện Mộc Châu – Sơn La Bảng1.2 Bảng thống kê hệ thống địa danh tự nhiên huyện Mộc Châu – Sơn La Bảng 2.1 Kết quả phân loại địa danh Mộc Châu – Sơn La theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ
Bảng 2.2.1 Bảng phân loại mô hình cấu tạo địa danh Mộc Châu – Sơn La theo nguồn gốc ngôn ngữ
Bảng 2.2.2.1 Bảng thống kê yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh tự nhiên Mộc Châu – Sơn La được phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ Thái – Việt
Bảng 2.2.2.2 Bảng phân loại các yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh hành chính Mộc Châu – Sơn La theo yếu tố nguồn gốc Thái – Việt
Bảng 2.2.2.3.1 Bảng phân loại các yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh cư trú phi hành chính Mộc Châu – Sơn La theo yếu tố nguồn gốc Thái – Việt
Bảng 2.2.2.3.2 Bảng phân loại các yếu tố chỉ loại của nhóm các địa danh công trình xây dựng Mộc Châu – Sơn La theo yếu tố nguồn gốc Thái – Việt
Bảng 2.2.3.1: Bảng thống kê số lượng âm tiết trong yếu tố định danh các địa danh Mộc Châu – Sơn La
Bảng 2.2.3.2 Bảng thống kê số lượng địa danh Mộc Châu – Sơn La theo kết cấu địa danh
Bảng 3.1 Bảng phân loại địa danh Mộc Châu – Sơn La theo tiêu chí nghĩa
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Địa danh, theo cách hiểu thông thường, là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ, là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lí, dân tộc học, văn hoá học
Đối với địa bàn sinh sống của các dân tộc, địa danh chính là những tên đất, tên rừng, tên sông, tên suối Địa danh là những nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần xác định và làm rõ thêm nguồn gốc lịch sử, quá trình hình thành và phát triển tộc người của các dân tộc, thậm chí đến từng nhóm địa phương của tộc người
`1.2 Tìm hiểu về địa danh là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Địa danh không đơn thuần là tên gọi của một đối tượng cụ thể mà còn ẩn sau đó những trầm lích lịch sử, văn hoá, những yếu tố thuộc về nếp sống, phong tục tập quán của mỗi vùng miền Sự định hình, phát triển, trường tồn hay biến đổi và mất đi của một địa danh thường gắn với một lí do văn hoá hay sự kiện lịch sử nhất định Chính vì vậy, nghiên cứu về địa danh không chỉ có ý nghĩa về mặt ngôn ngữ học mà còn đem lại những nguồn dữ liệu dồi dào và có cơ sở cho nhiều ngành khoa học khác
1.3 Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc Việt Nam với độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nước biển, về hướng Đông nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 2.061 km2 Toàn huyện hiện này có tất cả 2 thị trấn và 13 xã Trước năm 2013, huyện Mộc Châu cũ to hơn và rộng lớn hơn nhiều, sau được tách thành hai huyện, huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ Nhìn về lịch sử thì Mộc Châu vốn là vùng đất cư trú của người Việt Cổ với các phát hiện khảo cổ học của nhiều nền văn hóa cổ đặc sắc Huyện Mộc Châu gắn liền với tiến trình phát triển lịch sử Việt Nam từ thời vùa Hùng dựng nước Dù về mặt hành chính, Mộc Châu đã có nhiều lần thay đổi, lệ vào các châu, phủ khác nhau, nhưng cái tên Mộc Châu vẫn luôn tồn tại từ hàng trăm
Trang 11năm nay Tuy nhiên, do đây là khu vực địa hình hoang sơ, núi cao hiểm trở thuộc khu vực Tây Bắc, Mộc Châu nói riêng, cũng như Tây Bắc nói chung được hình thành và phát triển dưới sự cai trị của các thổ tù Vì vậy, vùng đất này lưu giữ những giá trị về lịch sử, văn hóa, cũng như lối sống của người dân bản địa, cũng như các bộ tộc di cư đến Nói đến Tây Bắc là nói đến vùng đất đinh cư nhiều dân tộc anh em, có lịch sử lâu đời và bền vững gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất này Đây cũng là vùng đất lưu giữ những chứng tích lịch sử của các
bộ tộc Xá, Khơ Mú, Xinh Mun, Mường, Mán, Thái Những bước phát triển lịch
sử này không những chỉ được lưu lại trong các sách sử chính thống qua các triều đại phong kiến Việt Nam, mà còn được lưu lại trong các sử thi, sử ký của các bộ tộc Tiêu biểu là các sử thi ghi lại hai cuộc thiên di cư của người Thái
Lịch sử Mộc Châu gắn liền với sự phát triển văn hóa – kinh tế - chính trị của dân tộc Thái trắng, mà theo nhiều ý kiến của các nhà Thái học thì đây là ngành Thái di cư đến Việt Nam muộn hơn ngành Thái Đen, phát triển dưới quyền thế tập của 41 đời thuộc dòng họ Sa Vì vậy, địa danh nơi đây ghi lại những dấu ấn đậm nét của chế độ xã hội hình thành với các Tào, Phịa, những vị quan lại người Thái cai trị vùng đất này, dấu ấn của những lối sống cũng như văn hóa riêng biệt Nghiên cứu địa danh Mộc Châu góp phần tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phương thức sản xuất, thiết chế xã hội và cũng như đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người dân thổ địa thông qua các yếu tố địa danh Việc nghiên cứu tổng thể về địa danh ở Mộc Châu sẽ đem lại những giá trị khoa học
về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá ở địa phương nói riêng và ở Việt Nam nói chung 1.4 Với mong muốn tìm hiểu một cách tương đối toàn vẹn hệ thống địa danh huyện Mộc Châu theo phương pháp liên ngành để chỉ ra những đặc điểm,
mô hình cấu tạo, quy luật phát triển, biến đổi của ngôn ngữ địa danh cũng như các giá trị lịch sử, văn hoá kết tinh sau mỗi tên gọi, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Địa danh huyện Mộc Châu – Sơn La”(trên cơ sở dữ liệu địa danh của xã
Đông Sang, xã Mường Sang và thị trấn Mộc Châu) (The place – names of Moc
Chau - Son La, on the statistics of 3 places Dong Sang, Muong Sang districts and Moc Chau town) cho luận văn thạc sĩ của mình
Trang 122 Lịch sử nghiên cứu
Địa danh Tây Bắc nói chung và địa danh Mộc Châu nói riêng, cũng như nhiều địa danh khác, được nhắc đến như một đơn vị hành chính trong tất cả các sách sử chính thống qua các thời đại phong kiến Việt Nam Tuy nhiên, để nói về tác phẩm nghiên cứu riêng về vùng đất, con người, văn hóa cũng như thổ sản ở
Tây Bắc và Mộc Châu, thì cần nói đến hai tác phẩm tiêu biểu là “Hưng Hóa
phong thổ lục” của Hoàng Bình Chính và “Hưng Hóa ký lược” của Phạm Thận
Duật Hai cuốn này được đánh giá là hai cuốn địa chí cụ thể nhất về vùng đất này Tuy nhiên, đây là vùng đất của các thổ tộc nên các địa danh được nhắc đến
ở đây chỉ mang tính hành chính
Hiện nay, sử sách lưu lại quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này không còn nhiều và cũng không thật rõ ràng Do vùng đất này trước đây được coi là vùng đất cách biệt có tính chất địa lý núi cao hiểm trở, rừng sâu, nhiều thú dữ nên sử sách lưu lại vùng đất này không còn nhiều
- Trong các tư liệu lịch sử quan trọng như Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán Triều Nguyễn), Dư địa chí
(Nguyễn Trãi), đều có ghi lại tên địa danh Mộc Châu như một đơn vị hành
chính Trong bản đồ thời Hồng Đức và Đồng Khánh dư địa chí, có thể tìm thấy
vài bản đồ lưu lại cương mục của vùng đất này, và một vài núi, sông tiêu biểu
- Ngoài các sử liệu chính thống của các triều đại Việt Nam, thì địa danh
Mộc Châu còn được nhắc đến với cái tên “Mường Xang” trong các sử liệu của người Thái trong chuyến thiên di cư của người Thái như “Quam Tô Mường”
“Khoăn piết mường” “Pú Táy Xốc” “Ải Lậc Cậc” hay các câu chuyện cổ được
truyền miệng bởi người dân tộc Thái trắng nơi đây về tổ tiên của mình như câu
chuyện về lập bảng, lập mường của An Nha Nhọt Chòm Căm, tổ tiên của dòng
họ Xa, dòng họ nhiều đời quyền thế tập vùng đất Mộc Châu
- Nằm trong dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa – văn nghệ dân
gian các dân tộc Việt Nam, tác phẩm “Văn hóa dân gian người Thái vùng Mộc
Trang 13Châu, Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La” được xuất bản Tác phẩm này có đề cập
đến việc tìm hiểu nguồn gốc của vùng đất Mộc Châu, cũng như lịch sử hình thành vùng đất dựa trên sử thi Thái trắng Tuy nhiên, tác phẩm này dừng lại với việc giới thiệu các di sản văn hóa – văn nghệ mà không đi sâu tìm hiểu địa danh Mộc Châu và nét văn hóa, lịch sử còn lưu lại trong tên của vùng đất
- Là một đối tượng mà chương trình Thái học Việt Nam thuộc viện Việt Nam học nghiên cứu, Mộc Châu được một số nhà nghiên cứu quan tâm Năm
2009, tại hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ V giới thiệu một bài tham luận về
“41 đời họ Sa huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La” của Vi Trọng Liên Tham luận
này đã thảo luận về nguồn gốc châu Mường Sang và con đường hình thành và phát triển của vùng đất Mộc Châu, cùng 41 đời dòng họ Sa cai quản vùng đất này, trong đó rất nhiều địa danh Mộc Châu được nhắc đến
Những công trình mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên đã phản ánh tổng quan diện mạo quá trình nghiên cứu địa danh Mộc Châu theo dòng lịch sử, cũng như theo nhiều nguồn sử liệu khác nhau, chính sử và dã sử Có thể thấy rằng, không
có nhiều công trình nghiên cứu riêng về vùng đất Mộc Châu nói chung và địa danh Mộc Châu nói riêng Các công trình nghiên cứu trên đã để ngỏ việc nghiên cứu sâu sắc về địa danh vùng đất, để thể hiện được nét văn hóa, truyền thống và lịch sử qua tên và cách đặt tên vùng đất của con người nơi đây Và qua đó cũng thấy được, nguồn tư liệu về địa danh vùng đất này còn lại không nhiều Việc nghiên cứu vùng địa danh này chủ yếu dựa vào việc nghiên cứu điền dã và các
cổ truyện cổ tích trong dân gian
3 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu địa danh khu huyện Mộc Châu trên cơ sở dữ liệu địa danh của
xã Đông Sang, xã Mường Sang và thị trấn Mộc Châu nhằm rút ra được các đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi địa danh
Trang 14- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa địa danh và các lĩnh vực liên quan như: lịch sử, địa lí, dân tộc, văn hóa, truyền thuyết dân gian
- Thông qua mối quan hệ giữa địa danh và các yếu tố phi ngôn ngữ liên quan, luận văn nhằm phát hiện, khẳng định những giá trị lịch sử và văn hoá trên vùng đất Mộc Châu
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về địa danh có liên quan đến quá trình nghiên cứu
- Điền dã, khảo sát thực tế hệ thống địa danh ở huyện Mộc Châu (ở xã Đông
Sang, xã Mường Sang và thị trấn Mộc Châu)
- Thống kê, mô tả và phân tích cứ liệu để rút ra những nhận xét về mặt cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc ngôn ngữ và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh huyện Mộc Châu
- Từ nguồn ngữ liệu địa danh, giải mã các vấn đề về địa lí, lịch sử, văn hóa
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là các địa danh tự nhiên và nhân văn, hành chính và phi hành chính ở huyện Mộc Châu, kể cả những tên gọi đang được sử dụng hiện tại hay đã từng tồn tại trong quá khứ
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là địa danh trên 2 xã Đông Sang và Mường Sang và thị trấn Mộc Châu Tuy nhiên, do số lượng địa danh rất lớn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu điểm trên 513 địa danh mà luận văn thu thập được
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Sưu tầm, điền dã: Chúng tôi sử dụng để thông kê, khảo cứu, lí giải
địa danh Để tổng hợp được nguồn thông tin đa dạng và đa chiều, đề tài đã tiến
Trang 15hành khảo sát thực địa trực tiếp, kết hợp các nguồn ngữ liệu tồn tại trong dân gian như gia phả các dòng họ, các văn bản của trí thức ở địa phương, văn bản hành chính đang được lưu trữ tại UBND các xã, thị trấn, tài liệu chưa xuất bản của các nhà khoa học cũng là nguồn tư liệu quan trọng cho luận văn
6.2 Phương pháp miêu tả: Thông qua phương pháp miêu tả địa danh về
mặt nội dung và hình thức, chúng tôi rút ra được những nhận xét chân thực về
đặc điểm các mặt cấu tạo của địa danh, phương thức định danh và những biểu hiện văn hoá của địa danh ở các loại hình khác nhau
6.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - lịch sử- văn hóa:
Những kết quả đạt được của luận văn là tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học, văn học… Từ những cách thức tiếp cận ấy chúng tôi sẽ cố gắng nêu bật những giá trị ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội, địa lí của huyện Mộc Châu, nhìn từ góc độ địa danh
6.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa:
Từ những cứ liệu đã khảo sát cụ thể, chúng tôi từng bước tiến hành phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa thành những luận điểm, những đặc trưng và kết luận khoa học
Thủ pháp thống kê, nhằm rút ra những nhận xét mang tính định tính thông qua những kết quả định hướng
7 Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đạt được những kết quả
nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, với những đóng góp cơ bản là:
- Mô tả một cách hệ thống, khoa học về các lớp địa danh ở huyện Mộc Châu trong mối liên quan mật thiết hữu cơ với các yếu tố lịch sử, văn hoá, địa lý của địa phương
- Góp phần làm tăng thêm những công trình nghiên cứu về địa danh ở Việt Nam, dưới góc độ ngôn ngữ học
Trang 16- Là một mảng nghiên cứu trong đề án khoa học nghiên cứu tổng quan đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội huyện Mộc Châu, có những đóng góp những dữ liệu tích cực, tạo điều kiện cho việc phát triển sách dư địa chí của địa phương
8 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận
Chương 2 Đặc điểm địa danh huyện Mộc Châu Sơn La từ góc độ cấu trúc Chương 3 Đặc điểm địa danh huyện Mộc Châu Sơn La từ góc độ ý nghĩa
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Những lí luận chung về địa danh
Tập hợp các địa danh tạo thành một lớp từ ngữ đặc biệt nằm trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Địa danh chịu sự chi phối của những quy luật ngôn ngữ chung (như quy tắc phát âm), mang đặc trưng của một ngôn ngữ cụ thể (quy tắc ngữ pháp, đánh vần…), đồng thời, có những quy tắc riêng trong cấu trúc nội tại của nó (quy tắc cấu tạo địa danh, phương thức định danh)
Địa danh là khái niệm quen thuộc, song xoay quanh khái niệm này vẫn còn nhiều cách hiểu không hoàn toàn đồng nhất với nhau
Trong công trình nghiên cứu địa danh học nổi tiếng mang tên Địa danh là
gì?, tác giả A.V Superanxkaja xác định về địa danh: “Toàn bộ những tên gọi địa lý đôi khi còn có những tên gọi khác: danh mục (danh sách), bắt nguồn từ tiếng Latinh nomenclatura (ghi tên)” và “những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị, xác định trên bề mặt trái đất,
Trang 18từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ chất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi” Mặt khác, tác giả
cho rằng: “Con người ở tất cả các nước từ xưa ghi lại những đối tượng xung
quanh nhờ các từ địa danh, đánh dấu các tên gọi địa lý bằng những từ Do vậy, địa danh gần gũi với tên gọi đặc biệt của các khoa học khác: nhân danh học (cách gọi tên khác nhau của con người), động vật học (tên của các động vật”
[Dẫn theo 38.tr11] Với những giới thuyết như vậy, có thể hiểu khái niệm địa
danh theo quan niệm của A.V Superanxkaja là “tên gọi các đối tượng địa lý
khác nhau, địa hình trên bề mặt trái đất Địa danh đánh dấu các tên gọi địa lý bằng các từ Địa danh gần gũi với tên người, tên động vật” [38.tr11]
Các học giả Việt Nam, tiêu biểu là Đào Duy Anh, Hoàng Phê khi biên soạn
từ điển tiếng Việt cũng đưa ra cách hiểu của mình về địa danh: “Địa danh là tên gọi các miền đất”[1], là “tên đất, tên địa phương” [35] Đây là những cách định nghĩa đơn giản, tối lược, chưa bao quát được đầy đủ nội hàm của khái niệm địa danh
Xuất phát từ góc độ ngôn ngữ, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Nguyễn Văn Âu đã lần lượt trình bày quan niệm về địa danh trong những công trình nghiên cứu của mình Lê Trung Hoa, người có nhiều năm tâm huyết, mày
mò trong địa hạt địa danh học Việt Nam dẫn ra khái niệm: “Địa danh là những từ
hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ.” [21 tr.21] Nguyễn Kiên
Trường thì xác định: “Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên
và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [54, tr 16] Tác giả
Nguyễn Văn Âu cho rằng: “Địa danh là tên đất gồm: tên sông, núi, làng mạc…
hay là tên các địa phương, các dân tộc” [3, tr 5]
Trong các định nghĩa trên, định nghĩa của Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường được nhiều người chấp nhận vì nó mang tính khái quát, bao trùm nội hàm
và thể hiện ngoại diên khái niệm rõ nét Tiếp thu và tổng hợp hai khái niệm này,
chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình về địa danh như sau: : “Địa danh là những từ
Trang 19hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên của địa hình thiên nhiên, công trình xây dựng, đơn vị hành chính, vùng lãnh thổ có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”
1.1.1.2 Vài nét về vấn đề nhận diện địa danh
Nắm chắc khái niệm địa danh là công cụ cơ bản để nhận diện địa danh, phân biệt nó với các hiện tượng, sự vật hay loại hình ngôn ngữ khác Trong quá trình nhận diện và thu thập địa danh huyện Mộc Châu, chúng tôi dựa vào những luận điểm sau:
Thứ nhất, trong ngôn ngữ ứng dụng, khái niệm địa danh sẽ được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất: địa danh là một đơn vị từ vựng, chỉ tên gọi của đối tượng địa lí (VD: Động Sơn Mộc Hương )
- Nghĩa thứ hai: địa danh là đối tượng địa lí được định danh (VD: cụm
từ “địa danh Động Sơn Mộc Hương” được hiểu là một chiếc hang mang tên Sơn Mộc Hương tồn tại trong thực tế)
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là địa danh Mộc Châu hiểu theo nghĩa thứ nhất
Thứ hai, địa danh phải là những đơn vị địa lí có sự tồn tại thực thế trên một phạm vi lãnh thổ nhất định Những công trình nhân tạo chỉ tồn tại trên
giấy tờ pháp lí không được tính là địa danh
Thứ ba, địa danh phải là tên gọi được một cộng đồng quy ước, thừa nhận và sử dụng Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng địa lí không có tên Khi
cần gọi tên và phân biệt, mỗi người lại định danh theo cách riêng của mình Những sản phẩm đó mang tính cá nhân, chỉ có giá trị đối với một hoặc rất ít người và cũng không được coi là địa danh
Thứ tư, cần phân biệt địa danh với định ngữ đi kèm từ chỉ loại Địa
danh phải là những đơn vị cố định, không thể chêm xen hoặc cắt bớt Định ngữ có hình thức và chức năng gần giống với một số địa danh nhưng có kết cấu lỏng lẻo, không cố định
Trang 201.1.1.3 Phân loại địa danh
Địa danh là tên gọi của những đối tượng địa lí, chúng tồn tại ở rất nhiều dạng thức và kiểu loại khác nhau Chính vì thế, việc phân loại địa danh trở nên phức tạp, đúng như nhận xét của tác giả Nguyễn Văn Loan trong luận án tiến sĩ về địa
danh Hà Tĩnh: “Với một tập hợp vô vàn các địa danh với rất nhiều các loại hình
địa danh tồn tại trên thực tế đã trở thành một thách thức trong việc phân loại “sắp xếp” các địa danh vào từng bộ phận, từng chủng loại Sự phức tạp còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là các quan niệm, các hướng tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu về địa danh Do vậy, không thể có một cách phân loại nào “xếp” được hết tất cả các địa danh mà không “bỏ sót” hoặc “xếp trùng” [27, tr12]
Các nhà địa danh học trên thế giới đưa ra một vài khuynh hướng phân loại
như sau: Trong tác phẩm Địa danh Matxcơva, các tác giả G.P.Xmolixkaja và M.V
Gorbanhexki đã chia các loại địa danh: 1 Tên gọi các điểm dân cư (phương danh);
2 Thuỷ danh; 3 Sơn danh; 4 Phố danh (tên gọi đối tượng trong thành phố) Tác giả A.V.Superanxkaja chia địa danh thành 8 loại: 1 Phương danh; 2 Thuỷ danh; 3 Sơn danh; 4 Phố danh; 5 Lộ danh; 6 Viên danh; 7 Đạo danh; 8 Nơi cư dân ít
Ở Việt Nam, Trần Thanh Tâm là một trong những người đầu tiên đưa ra
hệ thống phân loại địa danh Ông cũng là một trong số ít những tác giả phân chia địa danh theo phương thức định danh [39], theo đó, địa danh được xếp thành các loại sau:
- Loại đặt theo đặc điểm
- Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian
- Loại đặt theo tôn giáo và tín ngưỡng
- Loại đặt theo hình thái, chất đất, khí hậu
- Loại đặt theo nghề nghiệp, đặc sản, tổ chức kinh tế
- Loại đặt theo hoạt động của con người
Nguyễn Văn Âu chia địa danh thành 2 loại: Địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội với 7 kiểu: Thuỷ danh, Lâm danh, Sơn danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và 12 dạng: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải
Trang 21đảo, rừng rú, truông - trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia [3] Cách phân loại này cụ thể, dễ thống kê tuy nhiên lại đi quá chi tiết nên mất đi tính khái quát
Trong cuốn “Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh” [20],
Lê Trung Hoa đã dựa vào cả tiêu chí đối tượng định danh và nguồn gốc ngôn ngữ để phân loại địa danh:
+ Xét theo đối tượng, địa danh được phân thành 2 loại: Tự nhiên và không
tự nhiên Địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân tạo gồm 3 kiểu loại: địa danh chỉ
các công trình xây dựng, địa danh chỉ các đơn vị hành chính; và địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng Trong mỗi kiểu loại, tác giả lại có
những chia tách nhỏ hơn Ví dụ, trong bài viết: “Địa danh - những tấm bia lịch
sử - văn hóa của đất nước” [19], ông đã chia công trình xây dựng trên đất nước
làm 4 nhóm trong các phạm vi sinh hoạt:
- Sinh hoạt cư trú: nhà, chung cư, cư xá,…
- Sinh hoạt kinh tế: ruộng, chợ, lò, phố xá, nông trường,…
- Sinh hoạt giao thông: bến (xe, đò), cầu, đường, quán, phà, bắc,…
- Sinh hoạt tâm linh: chùa, miếu đình, võ (dỏ), nhà thờ,…
Địa danh tự nhiên cũng được phân thành 3 loại: sơn danh, thủy danh và vùng đất nhỏ
+ Căn cứ vào nguồn gốc ngữ nguyên, tác giả chia địa danh thành phố Hồ Chí Minh thành 2 nhóm lớn: địa danh thuần Việt và địa danh không thuần Việt (gốc Hán - Việt, gốc Khơme, gốc Pháp…)
Đồng quan điểm với Lê Trung Hoa, nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Phan Thanh Đạm, Nguyễn Văn Loan…đã lấy hai tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên để phân chia địa danh thành 2 loại lớn Tuy nhiên, ở những tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tác giả lại chọn cho mình một cách phân chia khác nhau, tùy vào mục đích nghiên cứu và đặc trưng địa bàn
Với đặc thù nghiên cứu của phương pháp liên ngành, chúng tôi sử dụng nhiều tiêu chí để phân loại địa danh Mộc Châu Trên cơ sở tiếp thu kết quả của
Trang 22các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đề xuất cách phân loại riêng, đó là phân loại địa danh theo tiêu chí: tự nhiên và phi tự nhiên Kết quả phân loại cụ thể sẽ được chúng tôi trình bày trong mục 1.4 của luận văn này
1.1.2 Phức thể địa danh
1.1.2.1 Khái niệm “Phức thể địa danh”
Một trong những thao tác khoa học đầu tiên khi nghiên cứu địa danh học chính là việc nhận diện chính xác địa danh trên dòng ngữ lưu của nó Trong cụm
từ “dốc Bệnh Viện” (MC) thì cả hai yếu tố “dốc” và “Bệnh Viện” đều là địa danh hay chỉ có “Bệnh Viện” mới là địa danh và phải viết hoa? Đây là câu hỏi
mà cả khi nghiên cứu lẫn trong hành dụng, nhiều người vẫn đặt ra
Hầu như tất cả mọi người đều nhìn ra và thừa nhận là trong cụm từ chỉ tên gọi của địa danh luôn có sự song hành giữa một danh từ chung để xác định loại hình địa lí (gò, sông, phố, huyện…) và một danh từ riêng phản ánh điều gì đó (như đặc điểm, sự tích, vị trí…) của đối tượng được định danh Danh từ riêng mặc nhiên được hiểu là địa danh (VD: “Mộc Châu” (MC) trong “thị trấn Mộc Châu”, “ Bản Mòn” (MC) trong “tiểu khu Bản Mòn”) Cái mà chúng ta bàn đến
là vai trò của danh từ chung trong nội hàm khái niệm địa danh
Thật ra, ngay từ trong cách hiểu “địa danh là gì?”, nhiều nhà nghiên cứu đã đồng thời bộc lộ quan điểm về việc xác định chính xác địa danh trong dòng ngôn ngữ Tiêu biểu trong số đó là Lê Trung Hoa Ông đưa ra khái niệm về địa danh dưới
góc độ ngôn ngữ học như sau: “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng
làm tên của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ Trước địa danh ta có thể đặt một danh từ chung chỉ loại địa danh đó: sông Sài Gòn, đường Ba tơ, ấp Bàu Trăm, sông Bà Quẹo…” [21, tr.21]
Hiểu như vậy có nghĩa là, địa danh chỉ gói gọn trong một danh từ riêng
để xác định và khu biệt sự vật Danh từ chung đi trước như từ “bản” trong cụm từ
“bản Pa Phách”, cụm từ “nhà máy gạch” trong “nhà máy gạch Tuyn-nel Mộc Châu” chỉ mang ý nghĩa chỉ loại, sử dụng kèm theo điạ danh và không dùng hình
thức viết hoa Tác giả Từ Thu Mai cũng tán thành quan điểm trên : “Khi đã phân
Trang 23biệt thành bộ phận từ ngữ chung và bộ phận tên riêng, địa danh được hiểu chỉ là
bộ phận tên riêng, còn bộ phận từ ngữ chung được đặt trước tên riêng đó chỉ có tính chất đi kèm, chỉ loại hình đối tượng địa lý mà thôi” [31]
Hiểu như vậy, thì danh từ chung nằm ngoài khái niệm địa danh Tuy nhiên, trong thực tế, nếu thiếu đi yếu tố chung chỉ loại này, việc hiểu một danh
từ nào đó có phải địa danh không rất khó khăn VD: “Mộc Lỵ” chỉ được coi là
địa danh khi nằm trong kết hợp Đồn Mộc Lỵ, trường tiểu học cơ sở Mộc Lỵ
Tác giả Nguyễn Văn Loan trong Luận án Tiến sĩ về Địa danh Hà Tĩnh của mình đã nhận đinh vai trò của danh từ chung trong một địa danh: “Trên thực tế hành chức của các đơn vị định danh, chúng ta nhận thấy rằng, trong nhiều trường hợp, địa danh chỉ tồn tại trong bộ phận tên riêng mà những yếu tố chung
đi kèm không nhất thiết tồn tại, như Sài Gòn, Hà Nội, Huế ( ) Lại có những
trường hợp, yếu tố chung đi kèm có tác dụng khái quát hoá rất cao mà khi sử dụng địa danh, chúng ta gần như không thể bỏ qua Chẳng hạn những yếu tố
chung liên quan đến mảng địa danh về đời sống văn hóa tâm linh như đền, chùa,
nhà thờ… Chúng ta không thể chỉ sử dụng yếu tố tên riêng thay cho phức thể
địa danh này Thậm chí, trong nhiều trường hợp yếu tố chỉ loại còn có chức
năng bao quát cho cả địa danh Chúng ta có thể nói: đi chùa về, đi đền về, đi lễ
nhà thờ về… mà không nhất thiết phải nói rõ địa danh cụ thể là nhà thờ nào,
chùa nào, đền nào ( ) Như thế, trong những trường hợp này, khó có thể phủ nhận vai trò của yếu tố chỉ loại trong một phức thể địa danh” [27.tr53 ]
Từ quan điểm trên, Từ Thu Mai đã đưa ra một khái niệm để giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa yếu tố chỉ loại và yếu tố định danh, đó là khái niệm phức thể địa danh
Theo đó, phức thể địa danh là một cụm từ có chứa địa danh, một thể phức
hợp 2 yếu tố: yếu tố chung chỉ loại địa hình của đối tượng được định danh, yếu
tố riêng là tên gọi mang giá trị phản ánh, khu biệt Trong một phức thể địa danh, chỉ yếu tố thứ 2 mới được coi là địa danh và được ghi lại dưới hình thức viết hoa[31] Việc xem xét vai trò, vị trí của yếu tố chỉ loại đối với địa danh phải
Trang 24tuỳ vào mục đích nghiên cứu, hướng tiếp cận để có cách biện giải phù hợp, không nên tán đồng hay bác bỏ cực đoan
1.1.2.2 Mô hình cấu tạo phức thể địa danh
Chúng tôi tán thành với cách hiểu của các nhà nghiên cứu kể trên và sẽ sử
dụng thuật ngữ phức thể địa danh khi nghiên cứu về mặt cấu tạo địa danh Mộc
Châu Một mô hình phức thể địa danh sẽ có những đặc điểm sau:
- Về cấu tạo, mô hình phức thể địa danh gồm 2 bộ phận: bộ phận thứ nhất được gọi là tên chung, yếu tố chỉ loại, thành tố thứ nhất, thành tố A…; bộ phận thứ hai gọi là tên riêng, yếu tố định danh, thành tố B Trong luận văn này,
chúng tôi sẽ gọi hai bộ phận trên lần lượt là yếu tố chỉ loại và yếu tố định danh
- Về chức năng, yếu tố chỉ loại có tính chất tổng loại để chỉ loại hình địa lí hình thành một lớp, yếu tố định danh có tính chất riêng, tính chất biệt loại để gọi tên và khu biệt đối tượng này với đối tượng khác
- Về hình thức, yếu tố chỉ loại thường đứng trước theo quy tắc ngữ pháp
Việt Nam, tức là yếu tố chỉ loại đứng trước yếu tố định danh Một số trường hợp
cá biệt được ghi nhận ở địa danh Mộc Châu mang yếu tố định danh trước yếu tố chỉ loại nhưng rất ít gặp, chỉ gặp ở địa danh cũ gốc Hán và hiện nay đã được
chuyển hóa thành yếu tố định danh Ví dụ: trường cơ sở tiểu học Mộc Lỵ, thị trấn Mộc Châu Ở các địa danh Mộc Châu, các yếu tố định danh đứng sau yếu
tố chỉ loại, được viết hoa, kể cả trường hợp trong nội bộ địa danh đã có sự
chuyển hoá từ yếu tố chỉ loại trở thành yếu tố định danh như: Hang Bưu Điện (MC), Sân vận động Huyện Mộc Châu (MC), Nà Chung Xá (ĐS)
Mặc dù, chúng tôi xác định đối tượng chính của nghiên cứu của mình là địa danh Mộc Châu (tức là yếu tố thứ 2 trong phức thể địa danh) nhưng ở những trường hợp cụ thể, luận văn vẫn xem xét đến vấn đề yếu tố chỉ loại bởi giữa hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, ràng buộc lẫn nhau cùng trong một chỉnh thể Và việc phân biệt các địa danh cũng phải cùng dựa vào cả hai yếu tố
Mối quan hệ giữa yếu tố chỉ loại và địa danh là mối quan hệ giữa cái được hạn định và cái dùng để hạn định Yếu tố A là cái được hạn định, nghĩa là A
Trang 25biểu thị một loạt đối tượng có cùng thuộc tính Yếu tố B (địa danh) là cái dùng
để hạn định, nghĩa là B chỉ những đối tượng cụ thể nằm trong lớp đối tượng A
đã chỉ ra Ví dụ: Trong phức thể địa danh văng Định Đệnh (MC) thì văng là cái được hạn định, tức là loại vũng nước rộng ở suối, Định Đệnh là cái dùng để
hạn định
1.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Mộc Châu là một huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La, với địa giới hành chính huyện Mộc Châu 108.166 ha diện tích tự nhiên và trên 104.000 nhân khẩu; có
15 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu và 13 xã Chiềng Hắc, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn, Đông Sang, Hua Păng, Lóng Sập, Mường Sang, Nà Mường, Tân Hợp, Tân Lập, Tà Lại, Phiêng Luông, Quy Hướng Xét về lịch sử, Mộc Châu là châu tách biệt với tỉnh Sơn La, thuộc về phủ Tân Hưng, với hai tổng Mộc Thượng và Mộc Hạ, kinh tế, chính trị, văn hóa có đôi nét khác biệt với các huyện khác thuộc tỉnh Sơn La Sau những năm kháng chiến chống Pháp, Mộc Châu được nhập vào tỉnh Sơn La, trở thành cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của cả tỉnh với các địa phương khác
Mộc Châu là vùng văn hóa lâu đời gắn liền với ngành Thái Trắng, ngành Thái di cư từ Lào đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIV, được lưu lại trong truyền thuyết cổ nói về cuộc chiến tranh giành đất đai giữa người Thái và người
Xá, thổ địa cư trú trước đó Đặc biệt thung lũng Mộc Châu, điểm dừng chân cuối cùng của cuộc thiên di cư, trước là trung tâm tổng Mộc Thượng, hiện này là một vũng thung lũng rộng lớn, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt lúa nước Ngành Thái trắng ở đây vẫn còn lưu lại một số đặc trưng người Thái Lào như ngoài thờ cúng Sên giống như ngành Thái Đen theo truyền thống người Thái cổ thì người Thái ở đây còn thờ Phật Tuy sau những năm cải cách, người Thái trắng theo chủ trương của Đảng, không theo Phật nữa, nhưng vẫn còn lưu
Trang 26giữ ở đây chứng tích của một ngôi chùa cổ ở Bản Vặt, và những địa danh liên quan đến việc thờ cúng Phật tại chùa
Luận văn đi sâu nghiên cứu các địa danh xã Đông Sang, xã Mường Sang
và thị trấn huyện Mộc Châu, địa phận Mường Sang cổ, tức tổng Mộc Thượng Đây là khu vực trung tâm, nơi cư trú của dòng họ thế tập Mộc Châu, dòng họ
Sa, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của toàn châu Mộc ngày trước
1.2.1.Đặc điểm tự nhiên
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nằm về hướng Đông nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 2.061 km2 Mộc Châu tiếp giáp với các khu vực:
- Phía Đông và Đông nam giáp huyện Vân Hồ, huyện mới thành lập
từ việc tách huyện Mộc Châu cũ thành hai huyện mới
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu
- Phía Nam giáp nước CHDCND Lào
- Phía bắc giáp với huyện Phù Yên
Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề ngang nơi rộng nhất đạt tới 25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển
là 1.050 m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, Sơn La đều có độ cao trung bình thấp hơn so với Mộc Châu
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,5 0C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm
Độ ẩm không khí trung bình 85% Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố Sơn La (21,10 0C), Hòa
Trang 27Bình (23,00 0C), Điện Biên (23,00 0C) Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là
lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam
Sông Đà là sông lớn nhất và nằm giáp với huyện Mộc Châu ở phía Đông Bắc và có vai trò quan trọng đối với Mộc Châu Sông Đà vừa là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, vừa là tuyến giao thông thủy của Mộc Châu, đồng thời sông Đà cũng có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho Mộc Châu Do địa hình núi đá vôi nên nước mặt ở Mộc Châu rất hạn chế, trên địa bàn huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tưn Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ
Về giao thông, Mộc Châu là khu vực với vị trí cửa ngõ nên có những lợi thế không nhỏ, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ
6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào và
xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar… Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất
Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên quốc lộ 6 Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu
Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế
Có thể thấy, Mộc Châu là huyện có lợi thế lớn về giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với
Trang 28các tỉnh Tây Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước Đây cũng là tiền
đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội
Với địa thế thuận lợi là một vùng thung lũng rộng lớn, với thung lũng Mộc Châu, hay còn được gọi với tên tiếng Thái là thung lũng Mường Sang, lấy trung tâm là bản Nà Ngà trước đây, bản Là Ngà hiện nay, là một khu vực đất bằng phẳng, chạy dọc theo suối Sập, thuận lợi cho việc trồng lúa nước Hình thành nên các làng bản người Thái, dọc theo suối như Bản Áng, Bản Mòn, Bản
Nà Bó… Bên cạnh vùng thung lũng rộng lớn, là khu vực nói non trùng điệp với dồi dào trữ lượng gỗ, khoảng sản và sản vật của rừng, thuận lợi phát triển các loại hình thủ công nghiệp Vì vậy, đây là khu vực trọng yếu sớm được người Thái cổ đến khai phá, định cư, lập xóm làng và xây dựng bản làng và khu tự trị Mường Sang cổ
Các địa danh nơi đây mang dấu ấn sâu sắc của con người, văn hóa và lối sống của con người nơi đây Qua các thế hệ, người dân nơi đây đã phát triển vùng đất này thành một thế chế vững mạnh Với sự đoàn kết với các dân tộc anh
em khác, vùng đất Mộc Châu đã trải qua nhiều chiến tranh, tranh chấp, đã chống lại nhiều thế lực bạo tàn như đoàn quân Ngưu Hống, quân giặc Vàng từ Trung Quốc cho đến chiến tranh chống Pháp, Mỹ xâm lược Tất cả đều được lưu lại trên những địa danh của vùng đất
Ngoài ra, sự phát triển của văn hóa, đặc biệt là việc thờ Phật của dòng họ
Sa, việc thờ Sên bản và sự quý trọng các Mo Làng, những thầy cúng của làng cũng được ghi dấu trên vùng đất này với tên đất của các Mo Làng, các Tào, Phịa như Nà Mo… Nơi đây còn lưu giữ được các nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Thái trắng như lễ hội Hết Trá, lễ hội cầu mùa… Sau cách mạng thành công, ngày mùng 1 tháng 9 cũng đã trở thành ngày Tết Độc Lập vô cùng độc đáo và đặc sắc tại Mộc Châu, với sự tham gia của tất cả các dân tộc quanh vùng, mang đến những nét đặc sắc thú vị cho vùng đất Mộc Châu này
Trang 291.3 Nguyên tắc khảo sát, phân loại địa danh Mộc Châu
1.3.1 Nguyên tắc khảo sát
Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, và do địa hình khá phức tạp của vùng đất Mộc Châu, chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát đầy đủ tất cả các địa danh thuộc mọi khu vực trên địa bàn huyện Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn 3 xã, thị trấn
là thị trấn Mộc Châu, xã Mường Sang và xã Đông Sang, với 513 địa danh, với tư cách là những trường hợp tiêu biểu cho địa danh huyện Mộc Châu Để đảm bảo tính toàn diện, khái quát và tiêu biểu ấy, nguyên tắc và lịch trình làm việc của chúng tôi trong quá trình điều tra là:
+ Khảo sát chung địa danh trên một địa bàn của một huyện gồm 3 xã và thị trấn, bao gồm 39 bản và tiểu khu, để thấy được bức tranh tổng quan về địa danh Mộc Châu, xác định những điểm “có vấn đề” cần nghiên cứu
+ Không chỉ tìm hiểu hệ thống các địa danh đương dụng, chúng tôi còn rất quan tâm đến những tên gọi trong lịch sử mà đến nay hoàn toàn không được
sử dụng nữa Sự biến đổi địa danh phần nào giúp chúng tôi có những phán đoán
có cơ sở về quá trình hình thành, vận động, phát triển của các đối tượng và địa điểm được định danh trong lịch sử
+ Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đặt điểm nhìn khoa học của mình ở một trục toạ độ không gian và thời gian trung gian, quá đó, thấy được diện mạo chung của địa danh Mộc Châu trong thế đối sánh giữa khu vực trung tâm Mộc Lỵ, tổng Mộc Thượng cổ (thuộc xã Mường Sang) và khu vực trung tâm huyện Mộc Châu hiện nay (là thị trấn Mộc Châu), giữa những địa danh cổ
và địa danh hiện đại (tạm thời lấy mốc ngày Giải phóng Mộc Châu 20/11/1952
làm ranh giới phân định)
+ Trong hệ thống địa danh của huyện Mộc Châu, sẽ có những loại hình địa danh mà theo chúng tôi chứa đựng và phản ánh nhiều giá trị văn hoá như sơn danh, thuỷ danh, tên thôn, xóm, cánh đồng, làng mạc, công trình xây dựng gắn với mục đích tâm linh, di tích lịch sử, văn hoá… Bên cạnh đó, có những tiểu loại
Trang 30địa danh mang tính hiện địa, không có giá trị biểu trưng văn hóa nhiều như tên công trình xây dựng hiện đại (nhà máy, công ty, khách sạn), trụ sở hành chính… Chúng tôi tập trung khảo sát nhiều hơn cho nhóm địa danh thứ nhất
+ Một nội dung quan trọng trong quá trình khảo sát địa danh là việc lí giải
ý nghĩa địa danh Có thể coi ý nghĩa địa danh là sức sống, là phần hồn của một địa danh Chính vì vậy mà việc giải mã ý nghĩa tên gọi sẽ trả lời được rất nhiều vấn đề về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ Có những địa danh mà tên gọi của nó phản ánh yếu tố lịch sử, địa lí thì việc giải thích ý nghĩa cần nhiểu đến những minh chứng học thuật và đòi hỏi mức độ chính xác cao Bên cạnh đó, tồn tại rất nhiều địa danh mà ý nghĩa tên gọi được lấy từ truyền thuyết truyền khẩu dân gian Ở trường hợp sau, tính chính xác khoa học sẽ ít đi mà thay vào đó là nhiều dị bản phong phú Nguyên tắc của chúng tôi là khảo cứu thận trọng các tên gọi lịch sử
và ghi chép trung thành các tên gọi dân gian cùng sự tích, ý nghĩa của chúng
1.3.2 Nguyên tắc phân loại địa danh Mộc Châu
Như phần khái quát chúng tôi đã trình bày, việc nhận diện và phân loại địa danh là rất phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau Mỗi cách phân loại địa danh đều có cơ sở khoa học nhất định của nó, và tuỳ vào quan điểm khoa học, mục đích nghiên cứu, hướng tiếp cận mà người nghiên cứu chọn cho mình một tiêu chí phân loại nhất định Khi phân loại địa danh Mộc Châu, chúng tôi bắt đầu từ sự phân biệt thành hai nhóm: địa danh tự nhiên và địa danh phi tự nhiên Đối với mỗi nhóm địa danh lại có thể phân thành những tiểu loại nhỏ hơn:
- Nhóm địa danh tự nhiên: sơn danh (phần lãnh thổ lồi lên so với bề
mặt trái đất), thủy danh (phần lãnh thổ lõm xuống so với bề mặt trái đất), vùng đất nhỏ Đây là nhóm địa danh tiêu biểu của vùng đất Mộc Châu với núi non trùng điệp, đa dạng về loại hình địa lý và đa dạng sinh thái
- Trong nhóm địa danh phi tự nhiên, chúng tôi phân loại theo tiêu chí
hành chính và phi hành chính, bao gồm:
+ Địa danh hành chính: là những địa danh do chính quyền trung ương
hoặc địa phương ban hành nhằm phục vụ cho mục đích quản lí của nhà nước
Trang 31Chúng có hai tiêu chí để phân biệt với các loại địa danh khác là: do Nhà nước (hoặc cơ quan hành chính địa phương) quy định, và có thể xác định được diên cách, diện tích, dân số các cấp
+ Nhóm địa danh cư trú: bao gồm các đơn vị cư trú phi hành chính như
bản, xóm, khu dân cư, khu đô thị, chung cư…
+ Nhóm địa danh nhân tạo: bao gồm công trình giao thông, công trình
xây dựng gắn với hoạt động vật chất (sản xuất – thương mại – dịch vụ), công trình xây dựng gắn với hoạt động cộng đồng (công trình phúc lợi, công cộng ),
công trình gắn liền với hoạt động tâm linh (công trình tâm linh – di tích lịch sử,
văn hóa…)
Với cách phân loại này, chúng tôi phải xử lí một mối quan hệ Đó là mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và các yếu tố phi tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên và quá trình chinh phục tự nhiên của con người Ngoài ra, việc phân loại này còn giúp ta tìm hiểu những dấu ấn lịch sử về việc chinh phục vùng đất Mộc Châu của các tộc người thổ cư nơi đây
Với nhóm địa danh phi tự nhiên, trong một số trường hợp, người ta xếp
tiểu khu và bản vào hệ thống đơn vị phi hành chính và trên thực tế, hai đơn vị
này vẫn có thể được sử dụng trên các giấy tờ, văn bản chính thống Theo cách phân chia này thì có một vài điểm dễ gây hiểu lầm trong việc phân chia địa danh Thứ nhất, trong quá trình xây dựng bản làng của những người Thái đầu tiên ở vùng đất này thì được chia thành rất nhiều bản khác nhau Tuy nhiên sau một thời gian dài phát triển, có bản phát triển mạnh và trở thành tên địa danh hành chính cho một vùng đất, còn một số bản thì lệ vào các bản lớn nên tên của bản chỉ còn tồn tại như một địa danh phi hành chính Ví dụ: Bản Nà Khó hiện nay thuộc vào địa phận Bản Áng 3, xã Đông Sang; bản Mương Miếu trước đây là đất của người Thái, sau chiến tranh, do quá trình di cư của người Kinh lên Tây Bắc lập nghiệp, định cư và đổi tên bản theo tên làng An Thái, tỉnh Hưng Yên và hiện nay
là Bản An Thái, xã Mường Sang Như vậy, trong nhóm địa danh phi tự nhiên, việc lấy tiêu chí hành chính – phi hành chính để phân chia giúp cho ta có hình
Trang 32dung về mối tương quan giữa các yếu tố địa danh thuộc quản lí của nhà nước, do chính quyền đặt tên với các yếu tố dân gian, do người dân lưu truyền
1.4 Bức tranh khái quát về địa danh Mộc Châu
Dựa theo các nguyên tắc khảo sát và tiêu chí phân loại Địa danh Mộc Châu theo bản chất của đối tượng được định, chúng tôi đã liệt kê, phân loại và chú thích
513 địa danh thuộc 3 xã – thị trấn, huyện Mộc Châu (bao gồm cả tên gọi chính thức, tên gọi dân gian, tên cũ…), thể hiện trong Phần Phụ lục cuối luận văn
Kết quả thu thập địa danh ở Mộc Châu xét theo tiêu chí tự nhiên – phi tự nhiên Nhóm địa danh phi tự nhiên được xét theo tiêu chí hành chính – phi hành chính được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1 Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên (ĐDTN) – phi
tự nhiên (ĐDPTN) và hành chính (HC) – phi hành chính (PHC) huyện Mộc Châu – Sơn La
Công trình giao thông 25
138
4.9
26.9 Công trình xây dựng gắn
Trang 33Công trình công cộng, phúc lợi, trụ sở cơ quan 63 12.3 Công trình tâm linh 3 0.6
Di tích lịch sử văn hoá 5 1
Chú ý: Trong bảng thống kê, bản vừa là địa danh hành chính và cũng vừa là địa
danh phi hành chính Điều này xảy ra do bản là địa danh chính thống trong chế độ Tào, Phịa trước đây tại Mộc Châu Tuy nhiên, trong thời gian xây dựng và phát triển huyện Mộc Châu, một số bản lớn trở thành đơn vị hành chính; trong khi một
số bản nhỏ chỉ tồn tại và thuộc vào địa phận hành chính của các bản khác
Nhận xét: Với 513 địa danh được nghiên cứu trên địa bàn 3 xã – thị trấn, ở tất
cả các loại, tiểu loại, nhóm, tiểu nhóm khác nhau, chúng ta bước đầu có cái nhìn khái quát về địa danh huyện Mộc Châu, Sơn La
a Địa danh tự nhiên
Tổng số 513 địa danh, địa hình tự nhiên là 312 trường hợp, chiếm 60.8 % Trong hệ thống các địa danh tự nhiên, chúng tôi chia thành 3 tiểu loại, mỗi tiểu loại lại phân thành nhiều nhóm nhỏ Cụ thể như sau:
Bảng1.2 Bảng thống kê hệ thống địa danh tự nhiên huyện Mộc Châu – Sơn La
Trang 34tố tự nhiên, con người, văn hóa sinh hoạt gắn liền với từng dạng địa lý
b Địa danh phi tự nhiên
b1 Địa danh hành chính: Là những đơn vị không gian cố định, được Nhà nước
quản lí về mặt hành chính, được đặt tên, thừa nhận và ghi trên các văn bản pháp quy nên địa danh hành chính Mộc Châu có một số lượng nhất định, có thể thống
kê và không chiếm tỉ lệ lớn trong toàn thể số lượng địa danh Mộc Châu mà chúng tôi thu thập được: 43/513 địa danh, chiếm 8.4%
Các địa danh hành chính được nghiên cứu bao gồm 1 huyện, 1 thị trấn, 2
xã, được chia thành 18 tiểu khu và 21 bản Các địa danh hành chính được thừa nhận bằng một tên gọi chính thức, có ranh giới địa vực rõ ràng, thuộc các phân tầng quản lí khác nhau của Nhà nước Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, địa danh hành chính Mộc Châu không có nhiều thay đổi về tổ chức các đơn vị hành chính của chính quyền Hơn thế, hầu hết các tên hành chính, địa giới chính thức đều không được lưu lại trên văn bản giấy tờ rõ ràng nên lịch sử địa danh hành chính trước đây không được sáng rõ
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, địa danh hành chính tại khu vực này chỉ còn được lưu lại là tổng Mộc Thượng thuộc Châu Mộc, phủ Hưng Hóa Trung
Trang 35tâm của tổng Mộc thượng được đặt tại bản Nà Ngà (N’Nga) (Mường Sang), nay được biết đến với tên Là Ngà Đây là khu tự trị do dòng họ Xa thế tập phụ đạo
Từ trước đến đầu đời Gia Long đều như vậy Cho đến năm Minh Mệnh thứ 17 mới bắt đầu đặt lưu quan Vì vậy, địa danh hành chính tại thời điểm này không còn nhiều ghi chép Tuy nhiên sau năm giành độc lập hoàn toàn vào ngày 20/11/
1950, địa danh hành chính Mộc Châu được ghi lại cụ thể Nét tiêu biểu có thể nhận ra qua các địa danh hành chính như sau: Bản là những trung tâm văn hóa, kinh tế gắn liền với lối sống, phong tục, và văn hóa cũ của lớp văn hóa Thái trắng đã xây dựng và gắn bó với mảnh đất này từ lâu Tiểu khu là những trung tâm văn hóa, kinh tế mới do những người dân di cư từ đồng bằng lên miền núi lập nghiệp, chủ yếu chạy dọc theo đường Quốc Lộ 6 và Quốc Lộ 43
b2 Địa danh phi hành chính
Địa danh không tự nhiên bao gồm đơn vị cư trú phi hành chính (20 địa danh) và các công trình xây dựng (138 địa danh)
* Địa danh các đơn vị cư trú phi hành chính: Trong 20 địa danh chỉ đơn vị
cư trú phi hành chính, chúng tôi chia thành hai loại chính: 6 bản và 12 khu, ngoài ra còn có 1 xóm và 1 tên tổng trước đây được sử dụng Sau cách mạng ở quanh khu vực thị trấn nơi mà người miền xuôi lên khai hoang đất, địa danh xóm cũng được sử dụng nhiều cùng với một vài hộ gia đình hoặc một vài cá thể như xóm ngân hàng (xóm gồm những người làm việc cho ngân hàng nông nghiệp), xóm sau chợ, xóm nhà ông Quang nhưng chúng không được định tên một cách cụ thể và rõ ràng mà có thể thay đổi tùy theo người sử dụng Vì vậy, chúng tôi không đưa bộ phận có tính chất như vậy vào bài nghiên cứu
* Địa danh các công trình nhân tạo
Tổng số địa danh của các công trình xây dựng theo khảo sát là 138 trường hợp, chiếm 26.9% Trong số này, chúng tôi lại chia thành các tiểu loại sau: 1- Địa danh chỉ các công trình giao thông gồm tên đường, ngã ba, cầu, cống, bến
xe, bến đò (ví dụ: Quốc lộ 6, đường Bản Mòn, ngã ba Pa Háng, cầu Chiêng Nen ); 2- Địa danh chỉ các công trình nhân tạo liên quan đến hoạt động vật chất
Trang 36(sản xuất, thương mại, dịch vụ) (ví dụ: Công ty TNHH cây hoa cảnh Cao Nguyên, Xí nghiệp Dược Phẩm, Công ty cổ phần hoa Nhiệt Đới, Nhà máy gạch Tuynel Mộc Châu, ); 3- Địa danh chỉ các công trình tâm linh là 4 trường hợp, bao gồm chùa, hang thờ, nghĩa trang ; 4- Địa danh chỉ các công trình phúc lợi, công cộng và trụ sở nhà nước gồm 64 công trình: trường học, bệnh viện, công viên, rạp hát, trụ sở UBND (Bệnh viện huyện Mộc Châu, Sân bóng trung tâm huyện Mộc Châu, Trường tiểu học Mộc Lỵ, Trường dân tộc nội trú huyện Mộc Châu, 5- Địa danh là di tích lịch sử, văn hóa có 5 địa danh (VD: Di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến, Văn bia Trung đoàn 83 Quân tình nguyện Việt Nam, Di tích lịch sử lưu niệm Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu )
Ngoài việc phân loại cơ bản theo tự nhiên – phi tự nhiên, hành chính – phi hành chính, một trong những đặc điểm tiêu biểu khác của địa danh Mộc Châu chính là nguồn gốc định danh Do là vùng thổ cư của người Thái trắng nên địa danh tự nhiên nơi đây chủ yếu có gốc Thái, nhưng cũng tồn tại rất nhiều yếu tố đan xen với các yếu tố gốc Việt, nước ngoài, số Việc xét theo tiêu chí phân loại nguồn gốc địa danh nhằm xem xét những ảnh hưởng và giao thoa các nền văn hóa
Tổng hợp tất cả các loại nhóm kể trên tạo nên bức tranh chung về địa danh Mộc Châu với cả những đặc trưng tự nhiên và phi tự nhiên, tự nhiên và nhân tạo, hành chính và dân dã, thị trấn và bản làng, kinh tế và văn hóa, cổ xưa
và hiện đại, và quá trình phát triển của các tộc người…
Trang 37TIỂU KẾT
Với tư cách là cơ sở lí luận, qua chương 1, chúng tôi đã trình bày những vấn đề lí thuyết về địa danh và địa danh học, tổng quan địa bàn nghiên cứu và bức tranh khái quát về địa danh Mộc Châu Trên cơ sở hệ thống hóa những lí thuyết của người đi trước, thu thập tài liệu về địa bàn nghiên cứu và bước đầu nhận định về hệ thống 513 địa danh khảo sát được, chúng tôi đưa ra những kết luận sau:
- Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên của địa hình
thiên nhiên, công trình xây dựng, đơn vị hành chính, vùng lãnh thổ có vị trí xác định trên bề mặt trái đất Địa danh học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học, nghiên cứu các tên gọi địa lý, giải thích sự cấu tạo, cấu trúc, lịch sử xuất hiện của chúng và phân tích ý nghĩa các từ cấu tạo nên địa danh
- Về mặt bản chất, địa danh là một đơn vị ngôn ngữ, song nó cũng đồng thời là hiện thân của tầng lớp các giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội, tâm lí tộc người… trên vùng đất mà nó nảy sinh Chính vì vậy, khi nghiên cứu địa danh, phải vận dụng các phương pháp liên ngành: sử học, địa lí học, văn hóa học, dân tộc học, tâm lí học… trên cơ sở phương pháp ngôn ngữ học làm chủ đạo
- Về vị trí địa lý, toàn bộ khu vực được nghiên cứu là một vùng thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi cao, một khu vực có khí hậu mát về mùa
hè, ấm về mùa đông, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là lúa nước Vì vậy, đây là cái nôi phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của dân tộc Thái trắng Mộc Châu và cũng là nơi tập trung cơ quan đầu não của các
hệ thống cai trị trong vùng Vì vậy, khu vực này mang những giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội đặc sắc
Để nhận diện và phân tích đặc điểm về ngôn ngữ, địa lí, lịch sử, xã hội, dấu ấn quản lí chính quyền, diện mạo đô thị hóa… của địa phương, chúng tôi đã phân chia địa danh Mộc Châu theo các tiêu chí: tự nhiên - không tự nhiên, hành
Trang 38chính - phi hành chính và tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ Những đặc điểm khái quát ấy sẽ được làm rõ trong các chương sau của luận văn này
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA TỪ
GÓC ĐỘ CẤU TRÚC
Địa danh là một bộ phận của từ vựng, có chức năng tương đương với từ Việc nghiên cứu địa danh không những nghiên cứu những nét đặc trưng về nguồn gốc và cấu tạo ngôn ngữ mà còn có khả năng mang tính biểu hiện và phản ánh thông tin đa chiều Qua tên gọi của một địa điểm, một vị trí, chúng ta có thể thấy được một vài đặc điểm về vị trí địa lý, tính chất địa lý, sự tích hay nguồn gốc , cũng như là ước vọng, tâm lý, tính cách của chủ thể đặt tên cho nó Xem xét địa danh một khu vực cho phép ta đưa ra nhiều giả thuyết và nhận định khoa học có cơ sở về những vấn đề lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, tộc người của địa phương đó
2.1 Nguồn gốc ngôn ngữ các địa danh Mộc Châu
Nếu như khảo sát địa danh theo tiêu chí tự nhiên – không tự nhiên cho thấy những phác thảo khái quát về cảnh quan tự nhiên, trình độ kinh tế xã hội, mặt bằng phát triển kinh tế, mức độ đô thị hoá của một khu vực thì những kết quả thu được từ việc khảo sát địa danh dựa theo nguồn gốc ngữ nguyên sẽ cho ta nhiều căn cứ để dự đoán và khẳng định quá trình phát triển của dân tộc (gắn với quá trình phát triển ngôn ngữ), giao lưu tộc người và giao lưu văn hoá
Như đã giới thiệu ở phần lý thuyết, chúng tôi dựa vào việc sử dụng thuật ngữ “Phức thể địa danh” trong việc phân tích đặc điểm cấu tạo địa danh Mộc Châu Theo cách hiểu này, địa danh Mộc Châu được cấu tạo từ hai bộ phận lần
lượt là yếu tố chỉ loại (thành tố được hạn định) và yếu tố định danh (thành tố để
hạn định) Nhìn một cách tổng quan về nguồn gốc ngôn ngữ của các địa danh Mộc Châu, yếu tố chỉ loại sẽ có 3 loại:
Yếu tố chỉ loại gốc Thái: nà, bản, văng
Trang 39 Yếu tố chỉ loại gốc Hán Việt: hang, động, xã
Yếu tố chỉ loại gốc thuần Việt: dốc, chợ, hang,
Trong khi đó, yếu tố định danh có nguồn gốc đa dạng và phong phú Để làm nổi bật nguồn gốc phong phú và đa dạng của yếu tố định danh các địa danh Mộc Châu, chúng tôi phân loại như sau:
2.1.1 Địa danh gốc Thái
Trong tổng số 513 địa danh thu thập được, thì có tới 349 địa danh gốc Thái, chiếm một tỉ lệ áp đảo là 68% Nhóm địa danh này chủ yếu thuộc về sơn danh (tên pù, pọm, phạ…), thủy danh (tên nọng, huổi, nặm, tá…), tên cánh đồng (nà), nương rẫy (háy) tên gốc Thái của các bản Ví dụ:
- Sơn Danh: Phạ Đáng(MS), Phạ Cụa Thím(MC), Phạ Khị Sút (MS)…
- Thủy Danh: Tá Động (MC), Bó Cau Sung (ĐS), Nọng Buông (MS)…
- Bình địa danh: Nà Bó (MS), Nà Àn Má (MC), Háy Khó Lốp (MC), Lũng
Khoai (ĐS)…
- Tên Bản: Bản Áng(ĐS), Bản Mòn(MC), Bản Nà Bó(MS)…
Việc định đanh các yếu tố tự nhiên bằng tên gốc Thái đã thể hiện đối tượng đầu tiên khai hoang và có vai trò làm chủ vùng đất này là người Thái Các đối tượng được định danh một cách tự nhiên trong quá trình sinh hoạt của người bản địa, thể hiện lối sống, phong tục cũng như văn hóa một cách tự nhiên qua cách đặt tên Ví dụ: Văng Cọn Huốt (để chỉ một khu vực nước sâu, ở giữa có
một hòn đá nổi lên, trông giống như cái “Cọn Huốt” – một đồ vật được sử dụng
để múc gạo trong gia đình của người Thái Huổi Cau Chiêng Nen (Một con suối
đi qua chiếc Cầu có tên “Chiêng Nen”, tức “Trường Thọ”, thể hiện khát vọng
sống lâu của người bản địa)
Ngoài ra, các địa danh hành chính cũng được sử dụng từ có nguồn gốc Thái dựa trên đơn vị hành chính cổ của khu vực này Ví dụ: Bản Mòn (tên của một tiểu khu thuộc thị trấn Mộc Châu, là một phần nhỏ của địa danh bản Mòn – địa danh hành chính cổ trước ngày giải phóng Mộc Châu)
Trang 402.1.2 Địa danh gốc Hán Việt
Nhóm địa danh nguồn gốc Hán Việt chiếm tỉ lệ 1.6% trong thành phần cấu tạo địa danh huyện Mộc Châu xét theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ với 8 địa danh Các địa danh thuộc loại này chủ yếu là tên của các công trình phúc lợi
và các công trình xây dựng, các công trình công cộng, tên của các công ty, khách sạn, nghĩa trang liệt sĩ… tức là các địa danh mới được hình thành, được định danh theo phương thức này để đảm bảo tính trang trọng Ví dụ:
- Động Sơn Mộc Hương (tên chữ của hang Rơi), Khách sạn Bình Nguyên, Ngân hàng An Bình …
2.1.3 Địa danh gốc Thuần Việt
Nhóm địa danh này không phổ biến ở địa bàn được nghiên cứu Lý do đây
là một địa bàn cư trú của người dân tộc Thái trắng Chỉ sau cách mạng tháng 8, người Kinh bắt đầu di cư từ đồng bằng lên miền núi do chiến tranh Đây là cuộc
di cư ngược so với xu hướng di cư của người Việt cổ (tức từ miền núi xuống đồng bằng) Vì vậy, nhóm địa danh Thuần Việt được hình thành rất muộn
Ví dụ: Hang Dơi (MC) (hang có nhiều con Dơi sinh sống, và trở thành
một nơi linh thiêng như một ngôi đền đối với người Kinh thị trấn Mộc Châu),
Nông trường Cam (ĐS) (vùng đất rộng trồng cam), Xóm Chế Biến (MC)(xóm
có nhà máy chế biến lương thực thực phẩm), Khách sạn Sao Xanh (MC), Cầu
Vòm (MS) (Cầu được xây dựng theo hình vòm), Cầu Treo (MC) (Cầu bắc qua
suối theo phương thức treo), Thác Dải Yếm (thác đẹp như dải yếm của người thiếu nữ)…
Nhóm địa danh này chủ yếu hình thành tại khu vực tập trung người Kinh sinh sống, chủ yếu định danh các nhóm địa danh tự nhiên, các công trình xây dựng hoặc các khu vực dân cư phi hành chính
2.1.4 Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp
Nhóm địa danh có nguồn gốc hỗn hợp trong địa bàn không phổ biến tuy nhiên đây là nhóm thể hiện tính đặc trưng cho môi trường song ngữ và thể hiện