1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung

37 346 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 292,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài là một hướng đi của hầu hết các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuât, mở rộng thị trường tiêu thụ. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu cũng là một mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp trong KCN miền Trung. Với rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý, về tài nguyên thiên nhiên, về chính sách quản lý nhưng doanh nghiệp trong các KCN miền Trung vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng này để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 2.1.1. Đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế xã hội của Miền Trung Nằm ở giữa cả nước, là cầu nối hai miền Nam – Bắc, miền Trung có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.  Vị trí địa lý Miền Trung Việt Nam bao gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chiến 29,1% diện tích và 23,6% dân số cả nước. Miền Trung là lãnh thổ ven biển, kéo dài từ vĩ tuyến 10 o B đến 20 o 20’B; phía bắc giáp với tỉnh Ninh Bình; phía nam giáp với tỉnh Đồng Nai; phía tây giáp với 2 nước Lào và Campuchia; phía đông giáp biển. Miền Trung nằm ở điểm giữa của nước Việt Nam, trên hệ thống giao thông huyết mạch của quốc gia với Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt đi ngang qua. Miền Trung không chỉ nằm ở giữa nước Việt Nam mà còn ở vị trí trung tâm của các trục giao lưu quốc tế các nước ASEAN. Miền Trung là phần đất vươn ra biển Đông xa nhất của nước Việt Nam; do đó các hải cảng của miền Trung rất gần với đường hàng hải quốc tế nối khu vực Đông Bắc Á với Đông Nam Á và các châu lục khác. Ngoài ra, 3 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng còn nằm trong hành lang kinh tế đông tây với tổng chiều dài 1450km, đi qua bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Do nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, miền Trung Việt Nam đã trở thành mặt tiền của đất nước, nối liền các nước tiểu vùng sông MêKông, Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới bên ngoài bằng hệ thống cảng biển đồng thời cũng giúp miền Trung thành một vùng trọng điểm của đất nước trong thời kỳ đổi mới với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Tài nguyên thiên nhiên Tuy hiện nay miền Trung vẫn là khu vực nghèo và chậm phát triển nhất của đất nước nhưng miền đất này lại ẩn chứa một nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn lao mà nếu được khai thác tốt sẽ là đòn bẩy tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và xã hội. Biển và tài nguyên biển được đánh giá là một nguyền tài nguyên quan trọng nhất của miền Trung. Một đặc điểm nổi bật là các tỉnh miền Trung đều giáp biển, tạo lên một bờ biển trải dài 1.172km, ngoài khơi còn có hàng trăm hải đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn là đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trữ lượng hải sản trong vùng thềm lục địa miền Trung ước đoán khoảng nửa triệu tấn, trong đó cá nổi chiếm 67%. Trữ lượng hải sản này tuy không lớn nhưng đa dạng về chủng loại và có nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao. Sự tiếp giáp giữa núi và biển khiến cho thềm lục địa miền Trung thường dốc và hẹp, nhiều rạn đá và bão san hô, đây là môi trường phát triển của các loài giáp các như tôm, mực và các loại cá cảnh nước mặn. Theo số liệu thống kê của ngành hải sản miền Trung thì có khoảng 4.55. tấn tôm biển và hơn 7.000 tấn mực. Ngoài ra, ven biển miền Trung còn có yến sào, một loài đặc sản quý hiếm được phân bổ rải rác trên các đảo đá gần bờ thuộc các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa. Vùng ven biển miền Trung có nhiều đầm phá nước mặn nước lợ và nước ngọt, tập trungcác tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định và Phú Yên. Hiện Nay có khoảng 40.000 ha đầm phá được sử dụng để nuôi trồng các loại hải sản như tôm, cua, cá, rong câu…cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản. Những nhánh núi vươn ra biển cùng với nhiều cửa sông lớn đã tạo cho miền Trung nhiều cửa biển, vịnh biển sâu và kín gió thuận lợi để phát triển cảng biển. Hiện Nay ở miền Trung có 4 hải cảng tầm quốc gia là Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang. Các hải cảng này đang phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại và du lịch của các tỉnh miền Trung và nước CHDCND Lào với mức độ hoạt động ngày càng tăng mạnh. So với các hải cảng lớn ở hai miền Nam – Bắc thì hải cảng miền Trung không có ưu thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhưng lại có ưu thế do thiên nhiên tạo ra như mực nước sâu, độ kín gió và đặc biệt là rất gần đường hàng hải quốc tế. Do cấu tạo địa chất, khoáng sản miền Trung không nhiều và đa dạng như miền Bắc nhưng phân phối tương đối tập trung và điều kiện khai thác không mấy phức tạp. Đá vôi và đất sét có nhiều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong các rặng núi thuộc hệ Trường Sơn Bắc. Các mỏ đá vôi ở đây có trữ lượng hàng tỷ tấn, phân phối nhiều nhất ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Nam. Đá granít và các loại đá cứng có màu dùng để chế tác đá ốp lát có hầu hết ở các tỉnh. Nguồn đá này được khai thác để cung ứng cho thị trường vật liệu trong nước và xuất khẩu. Ở đây còn có nhiều mỏ cát trắng có thể làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh. Một phần các mỏ cát trắng ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa…đã được khai thác để xuất khẩu hoặc cung cấp cho cácnghiệp địa phương. Đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, tuyển rửa cát trắng để xuất khẩu hoặc xây dựng các nhà máy thủy tinh, kính phẳng có công nghệ tiên tiến là hướng đầu tư ưu tiên trong miền. Về khoáng sản kim loại, dải phía tây của miền Trungkhu vực miền núi, chiếm tới 4/5 diện tích lãnh thổ, đây là khu vực có nhiều tiềm năng khoáng sản. Tuy quy mô khoáng sản không lớn song đa dạng, phong phú. Một số tài nguyên có giá trị kinh tế lớn như: 61,3% trữ lượng quặng sắt, 100% cromit, 40% đá vôi so với toàn quốc, vật liệu xây dựng bentonit, graphit, titan… Nguồn tài nguyên nước khoáng có ở khắp các tỉnh miền duyên hải. Về qui mô và chất lượng, đáng chú ý nhất có các nguồn khoáng Bang ở Quảng Bình, Thạch Bích ở Quảng Ngãi.  Kinh tế - xã hội Thời gian qua, kinh tế miền Trung đã có sự tăng trưởng và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 đạt 10,1% cao hơn mức bình quân cả nước. Thế nhưng cho đến nay, các tỉnh miền Trung vẫn là các địa phương có mức thu nhập thấp, có nền kinh tế thuần nông với tỷ lệ gần 90% số dân chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Với bản chất cần cù, chịu khó, tích cách mạnh mẽ, sáng tạo những người dân miền Trung đang dần cải thiện dần hình ảnh một miền Trung nghèo khó. Trong công nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ đời sống và sinh hoạt của nhân dân đã có bước tăng khá. Đây là kết quả của quá trình đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ. Một số công trình quan trọng như đường hầm đèo Hải Vân, đầu tư nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) và sân bay Chu Lai (Quảng Nam) đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là nhà máy lọc dầu Dung Quất đang được tích cực triển khai có tác dụng tạo động lực cho phát triển kinh tế toàn cầu. Trong nông nghiệp, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đã tạo ra vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến. Nông thôn đang phát triển theo hướng CNH – HĐH cùng với tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 20% trong khi của cả nước là 25%. Công tác quản lý và bảo vệ rừng đã được coi trọng, hạn chế được cháy rừng, phá rừng; giao đất và khoán rừng cho dân đang được đẩy mạnh. Ngành thủy sản đã có nhiều đội tàu có công suất lớn đưa vào khai thác đánh bắt hải sản xa bờ, đạt hiều quả kinh tế cao; nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, góp phần tăng kim ngạch xuát khẩu và cải thiện đời sống nhân dân vùng biển đảo. Trong thương mại – dịch vụ, vùng đã giữ được nhịp độ phát triển khá, kim ngạch xuất khẩu tăng theo từng năm (tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 1.846 triệu USD, đạt bình quân 95 USD/người). Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và các di sản văn hóa thế giới, các tỉnh trong vùng đã tập trung phát triển du lịch, bước đầu đạt kết quả khả quan, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Bảng 2.1. Các khu kinh tế tại Việt Nam STT Khu kinh tế Địa phương Diện tích (ha) 1 Chu Lai Quảng Nam 27.040 2 Dung Quất Quảng Ngãi 10.300 3 Nhơn Hội Bình Định 12.000 4 Chân Mây – Lăng Cô Thừa Thiên Huế 27.108 5 Vũng Áng Hà Tĩnh 22.781 6 Nghi Sơn Thanh Hóa 18.611 7 Vân Phong Khánh Hòa 150.000 8 Đảo Phú Quốc Kiên Giang 56.100 9 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 18.826 10 Vân Đồn Quảng Ninh 217.133 11 Đình Vũ – Cát Hải Hải Phòng 21.600 Tổng Diện Tích 581.499 (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX ) Trong việc xây dựng các KCN, KKT thì hiện nay, trên toàn bộ khu vực miền Trung đã có 22 KCN được xây dựng, và đặc biệt là nơi đây đã hình thành 8 KTT trên tổng số 11 KKT của cả nước. Việc hình thành các KKT, KCN là một biện pháp tích cực và có hiệu quả để tập trung nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển các ngành kinh tế trong vùng, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Việc hình thành và phát triển các KCN, KKT đã và đang là một thuận lợi lớn cho vùng trong việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. 2.1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN miền Trung Là một mô hình quản lý kinh tế hiện đại, mang ý nghĩa chiến lược như một phương kế chủ lực để đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, KCN ở Việt Nam ra đời cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. KCN hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới được Đảng khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). Có thể nói đại hội VI đã có những đổi mới căn bản về nhận thức và tư duy về kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Theo đó, việc xây dựng và phát triển các KCN như hiện nay đã thay thế cho mô hình KCN kiểu cũ, từ chỗ KCN chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh thành nơi thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự sụp đổ của Liên Xô đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống xã hội của nước ta. Do đòi hỏi của thực tiến khách quan, Đại hội VII đã đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên cơ sở điều kiện của đất nước và yêu cầu của thời đại, được cụ thể hóa bằng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000. Hàng loạt các chương trình các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được triển khai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN với sự ra đời của KCN Tân Thuận (năm 1991) tại Thành phố Hồ Chí Minh và việc ban hành quy chế KCX (Nghị định 332/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991) và quy chế KCN (Nghị định 192/CP của Chính phủ ngày 28/12/1994). Miền Trung có những dải đất ven biển, gần đường sắt, đường bộ và đường điện quốc gia; hội tụ nhiều điều kiện tự nhiêu thuận lợi để xây dựng các KCN theo chủ trương đổi mới của Đảng. Năm 1994, KCN Đà Nẵng, KCN đầu tiên của miền Trung được thành lập với tổng diện tích ban đâu là 62,99 ha được đặt tại quận Sơn Trà, nằm cách cảng biển Tiên Sa 6 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5 km về phía Đông và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 2 km. Việc hình thành KCN Đà Nẵng đã mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển của kinh tế miền Trung theo đường lối chủ trương của Nhà nước. Những năm tiếp theo, hàng loạt các KCN được thành lập ở các tỉnh trong miền như KCN Điện Nam – Điện Ngọc ở Quảng Nam được thành lập sau đó 2 năm (năm 1996). Hình 2.1: Số các KCN ở miền Trung từ năm 1994 – 2007 (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX) Như vậy cho đến nay, miền Trung có tất cả 22 KCN trong đó có 17 KCN chiếm 77% đã đi vào hoạt động và 5 KCN chiếm 23% đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. (xem phụ lục 2). Nhìn trên biểu đồ ta thấy, việc xây dựng các KCN đã được các tỉnh trong miền chú trọng đó từ năm 1994 đến nay, đặc biệt năm 1998 với 8 KCN mới được thành lập đã trở thành một năm có nhiều KCN được thành lập nhất. Các tỉnh miền Trung không chỉ tập trung xây dựng các KCN mới mà còn chú ý đến việc mở rộng các KCN sẵn có như KCN Hòa Khánh ở Đà Nẵng (năm 2004), KCN Phú Tài ở Bình Định (năm 2003), KCN Điện Nam – Điện Ngọc ở Quảng Nam (năm 2005) để đáp ứng nhu cầu thu hút vốn đầu tư của KCN và yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp. Bảng 2.2. Phân bổ các KCN miền Trung theo tỉnh thành STT Tỉnh, Thành phố Số KCN Tên KCN 1 Đà Nẵng 4 KCN Đà Nẵng, Hòa Cầm, Liên Chiểu, Khánh Hòa 2 Bình Định 2 KCN Long Mỹ, Phú Tài 3 Bình Thuận 3 KCN Phan Thiết, Hàn Kiệm I, Hàn Kiệm II 4 Khánh Hòa 1 KCN Suối Dầu 5 Nghệ An 1 KCN Bắc Vinh 6 Phú yên 1 KCN Hòa Hiệp 7 Quảng Bình 2 KCN Tây Bắc Đồng Hới, Hòn La 8 Quảng Nam 1 Điên Nam – Điện Ngọc 9 Quảng Ngãi 2 KCN Tịnh Phong, Tịnh Phú 10 Quảng Trị 1 KCN Nam Đông Hà 11 Thanh Hóa 1 KCN Lễ Môn 12 Thừa Thiên Huế 2 KCN Phú Bài, Phong Thu 13 Hà Tĩnh 0 14 Ninh Thuận 1 KCN Phước Nam (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX ) Hiện nay, miền Trung có 22 KCN được phân bổ tại 13 tỉnh, thành phố trong miền. Tuy nhiên sự phân bổ này không đồng đều giữa các tỉnh. Các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung tập trung đến 11 KCN chiếm 50% số KCN trong vùng. Trong khi đó, có rất nhiều tỉnh trong vùng chỉ mới thành lập một KCN như Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Thuận. Với Ninh Thuận thì đến tận năm 2007 tỉnh mới bắt tay vào xây dựng KCN đầu tiên trong tỉnh. Bên cạnh đó Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất trong vùng chưa xây dựng KCN nào mà mới chỉ thành lập KKT Vũng Áng vào năm 2002. Tuy nhiên số lượng KCN được thành lập ở miền Trung còn khá khiêm tốn. Miền Trung được phân thành hai vùng là Bắc Trung Bộ (từ Thừa Thiên Huế trở ra) và vùng duyên hải Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng trở vào). Số lượng KCN được thành lập ở miền Trung hiện nay mới chỉ chiếm 12,3% của cả nước. Miền Nam là nơi tập trung nhiều KCN nhất cả nước với 56,9%, tiếp theo là miền Bắc với 29,6% số KCN cả nước. Bảng 2.3. Phân bố KCN theo vùng đến tháng 12 năm 2007 STT Vùng Số lượng KCN Diện tích KCN (ha) 1 Đồng bằng Sông Hồng 39 9.201 2 Trung du miền núi Bắc Bộ 14 2.801 3 Bắc Trung Bộ 7 779 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 15 3.583 5 Tây Nguyên 4 463 6 Đông Nam Bộ 74 21.396 7 Đồng bằng Sông Cửu Long 26 4.763 Cả nước 179 42.986 (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX ) Hình 2.2. Tỷ trọng các KCN được phân bổ ở các vùng trên cả nước (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX) Mặc dầu vậy, trong hơn 10 năm qua các KCN miền Trung đã phát huy tác dụng rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng. Làm tốt vai trò thu hút vốn đầu tư, các KCN đã trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa. 2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 2.2.1. Vài nét về tình hình đầu tư vào các KCN miền Trung Với nhiều lợi thế về tự nhiên như nằm trên trục giao thông Bắc – Nam; có các tuyến quốc lộ nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và Lào, Đông bắc Campuchia, Đông bắc Thái Lan, Myanmar theo tuyến hành lang đông – tây; đồng thời có nhiều cửa ngõ ra biển đến các quốc gia vùng phía Bắc, miền Trung Việt Nam đang nổi lên là một điểm sáng về đầu tư. [...]... ngạch xuất khẩu của các KCN trong vùng 2.4.1 Mặt được của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN - Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung tăng đều theo các năm, và ngày càng giữ một vị thế quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của miền Trung, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước - Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các. .. cơ cấu thị trường của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đang thay đổi theo chiều hướng chung của đất nước, đó là tăng thị phần xuất khẩucác khu vực được khuyến khích Hình 2.7 Kim ngạch xuất khẩu so với GTSXCN của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX) Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN miền Trung không chỉ giúp các doanh nghiệp thu ngoại... của các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng sản phẩm có giá trị cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, giảm xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc mới sơ chế 2.4.2 Mặt hạn chế của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN - Giữ một vị thế trong kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng, nhưng các KCN miền Trung lại xếp ở vị trí thấp trong kim ngạch xuất khẩu của các KCN cả nước Các KCN miền Trung chỉ xếp trên các. .. ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung liên tục tăng với tốc độ tăng trung bình 32% một năm cao hơn mức tăng trung bình của giá trị sản xuất công nghiệp (tăng trung bình 14,5%/năm) Năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đạt 517.8 triệu USD gấp gần 3 lần so với năm 2003 Trong đó các KCN tại tỉnh Khánh Hòa luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong. .. hết các KCN ở miền Trung đã xây dựng xong và đi vào hoạt động Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc thu hút đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của miền Trung trong thời gian tới 2.2.2 Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung Với ưu thế của thiên nhiên, miền Trung trở thành một vùng đặc biệt, tất cả các tỉnh trong vùng đều tiếp giáp biển tạo cho miền Trung. .. miền Trung cao trung bình 32%/năm, cao hơn tốc độ tăng trung bình xuất khẩu của cả nước Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp - Vùng KTTĐ miền Trung đang phát huy vai trò dẫn đầu trong vùng Cùng với Khánh Hòa, vùng KTTĐ miền Trung luôn là vùng có kim ngạch xuất khẩu cao, chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của vùng - Mặt hàng xuất khẩu. .. thế của vị trí, miền Trung trở thành cầu nối quan trọng của các vùng trong nước, của các nước Đông Nam Á với thế giới Với ưu thế của hệ thống sân bay rộng khắp ở các tỉnh, hệ thống giao thông đường bộ… Tất cả các ưu thế này tạo thành một thuận lợi lớn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp miền Trung nói chung, doanh nghiệp trong các KCN miền Trung nói riêng Tận dụng các ưu thế của riêng mình, miền. .. tệ rẻ tương đối nên các doanh nghiệp xuất khẩu không chú ý nhiều đến khâu cải tiến sản xuất, thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Tóm lại, chương II đã phân tích về thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung Chương II giới thiệu qua về miền Trung và sự hình thành phát triển của các KCN miền Trung, đi sâu vào phân tích tình hình đầu tư, tình hình xuất khẩu cũng như các nhân tố ảnh hưởng... động kinh doanh của các doanh nghiệp này Hội nhập đã hạn chế rào cản thương mại giữa các quốc gia, các vùng Do vậy mà tạo ra một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất Các KCN được xây dựng với mục đích thu hút đầu tư trong và ngoài nước, gia tăng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu Với các ưu đãi về thuế xuất khẩu, doanh nghiệp trong các KCN miền Trung ngày càng coi tăng trưởng xuất khẩu là một... GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG Xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đã đạt được một số thành quả khả quan Song, để tương xứng với tiền năng của vùng, nâng cao hoạt động xuất khẩu, cần phải đánh giá được những mặt được cũng như mặt hạn chế của hoạt động này một cách tổng thể Bởi vì đây cũng là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các giải pháp . sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của miền Trung trong thời gian tới. 2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền. II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài là một hướng đi của hầu hết các

Ngày đăng: 08/11/2013, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Các khu kinh tế tại Việt Nam - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.1. Các khu kinh tế tại Việt Nam (Trang 5)
Bảng 2.1. Các khu kinh tế tại Việt Nam - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.1. Các khu kinh tế tại Việt Nam (Trang 5)
Bảng 2.2. Phân bổ các KCN miềnTrung theo tỉnh thành - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.2. Phân bổ các KCN miềnTrung theo tỉnh thành (Trang 8)
Bảng 2.2. Phân bổ các KCN miền Trung theo tỉnh thành - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.2. Phân bổ các KCN miền Trung theo tỉnh thành (Trang 8)
Bảng 2.3. Phân bố KCN theo vùng đến tháng 12 năm 2007 - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.3. Phân bố KCN theo vùng đến tháng 12 năm 2007 (Trang 9)
Bảng 2.4. Thu hút đầu tư tính lũy kế theo các năm vào phát triển CSHT và SXKD trong các KCN miền Trung - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.4. Thu hút đầu tư tính lũy kế theo các năm vào phát triển CSHT và SXKD trong các KCN miền Trung (Trang 13)
Bảng 2.4. Thu hút đầu tư tính lũy kế theo các năm vào phát triển CSHT và  SXKD trong các KCN miền Trung - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.4. Thu hút đầu tư tính lũy kế theo các năm vào phát triển CSHT và SXKD trong các KCN miền Trung (Trang 13)
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN miềnTrung ( 2003 – 2007) - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN miềnTrung ( 2003 – 2007) (Trang 14)
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN miền Trung ( 2003 – 2007) - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN miền Trung ( 2003 – 2007) (Trang 14)
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo tỉnh - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo tỉnh (Trang 15)
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền  Trung phân theo tỉnh - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo tỉnh (Trang 15)
Bảng 2.7. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miềnTrung phân theo mặt hàng - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.7. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miềnTrung phân theo mặt hàng (Trang 17)
Bảng 2.7. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung  phân theo mặt hàng - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.7. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo mặt hàng (Trang 17)
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của KCN cả nước phân theo vùng - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của KCN cả nước phân theo vùng (Trang 19)
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của KCN cả nước phân theo vùng - Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của KCN cả nước phân theo vùng (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w