Nguyên nhân từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung (Trang 33 - 35)

- Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế: ít, đơn lẻ, chưa có trọng tâm, chưa hiệu quả, công tác nghiên cứu thị trường chưa hệ thống, chưa cung cấp được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Do giới hạn về khả năng ngoại ngữ cũng như sự eo hẹp về kinh phí mà hoạt động của các thương vụ ở nước ngoài không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Các tham tán ở nước ngoài chưa có sự phối hợp tốt với đại diện các ngành, các địa phương, các hiệp hội, các doanh nghiệp nên luồng thông tin trao đổi còn hạn chế. Với 55 trụ sở thương vụ đặt tại nước ngoài vậy mà chỉ có một vài trụ sở thành lập Webside cập nhập thông tin. Bởi vậy mà các doanh nghiệp khó tìm kiếm thông tin về thị trường nước ngoài từ các thương vụ, các thương vụ không làm tốt việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước đối với khách hàng nước mình phụ trách.

Việc nghiên cứu thị trường chưa được xem xét đúng mực, các thông tin về thị trường rất chung chung. Những thông tin này không giúp cho các nhà xuất

khẩu trong nước định hướng được việc sản xuất để cung ứng các sản phẩm cần thiết, phù hợp với thị hiếu thay đổi của người tiêu dùng nước ngoài. Dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước do xuất khẩu những sản phẩm sẵn có mà không xuất khẩu những sản phẩm người tiêu dùng cần.

- Cung cấp tín dụng cho xuất khẩu là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của xuất khẩu, thế nhưng ở nước ta việc cung cấp các tín dụng này, đặc biệt là cung cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu còn gặp nhiều trở ngại. Những trở ngại này liên quan tới những thủ tục vay vốn phiền hà, những quy chế phức tạp về thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản hoạt động rất kém và chưa có cơ chế tái chiết khẩu của các thương phiếu… Việc cung cấp tín dụng yếu kém còn tác động xấu tới cả việc thu hút đầu tư vốn FDI vào các KCN để định hướng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu có giá trị.

- Công tác quy hoạch các KCN còn nhiều thiếu xót, chưa hợp lý. Vùng chưa thành lập được một KCN với vai trò dẫn đầu vùng, liên kết các KCN trong vùng và thúc đẩy phát triển chung của cả vùng. Các KCN trong từng tỉnh chưa biết sử dụng lợi thế của địa phương để có chính sách thu hút đầu tư vào các ngành nghề lợi thế, góp phần làm phong phú mặt hàng xuất khẩu. Trên thực tế, các KCN trong vùng không có sự liên kết, luôn cạnh tranh gay gắt, cùng kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như dệt may, giày dép, thủy sản, nhựa, bao bì, máy móc, linh kiện điện tử… có khi do thiếu vốn đầu tư, các KCN này còn chấp thuận cả những dự án sản xuất kinh doanh mặt hàng không trong danh mục lĩnh vực kêu gọi đầu tư.

- Cũng từ thiếu sự liên kết giữa các tỉnh mà dẫn đến tình trạng hoạt động không hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng. Hệ thống cảng biển và sân bay được xây dựng rộng khắp trong vùng. Các cảng biển luôn thiếu hàng làm cho chi phí vận chuyển cũng như thời gian vận chuyển hàng hóa bị đẩy cao

hơn so với hai miền Bắc – Nam. Các sân bay nhỏ, bé, manh mún không phát huy được công suất.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung (Trang 33 - 35)