1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học quốc gia hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

212 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận giáo dục đạo đức cho sinh viên Trong phần này chúng tôi khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức và đạo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

==================

NGUYỄN THỊ HOÀI

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

==================

NGUYỄN THỊ HOÀI

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS

Mã số: 62 22 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS HOÀNG CHÍ BẢO

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các trích dẫn và tài liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố qua bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào

Hà Nội, Ngày… tháng …năm 2018

NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN THỊ HOÀI

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy (cô) giáo Khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án

Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Chí Bảo – người thầy đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời tri ân tới gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè, học trò đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án

Xin trân trọng cảm ơn !

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN THỊ HOÀI

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận giáo dục đạo đức cho sinh viên 8

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên 17

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên 22

1.2 Khái quát những kết quả và vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu 28

1.2.1 Khái quát những kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 28

1.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32

CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 33

2.1 Giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay – Một số khái niệm 33

2.1.1 Khái niệm đạo đức 33

2.1.2 Sinh viên và đặc điểm sinh viên Việt Nam 37

2.1.3 Khái niệm giáo dục đạo đức sinh viên 42

2.2 Bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu của nó đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay 47

2.2.1 Hội nhập quốc tế: thời cơ và thách thức đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 47

2.2.2 Yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 51

Trang 7

2.3 Nội dung, phương thức và điều kiện giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 54

2.3.1 Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 54 2.3.2 Một số phương pháp, hình thức chủ yếu và điều kiện đảm bảo cho giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76 CHƯƠNG 3 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY -

3.2 Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 104

3.2.1 Nguyên nhân của thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 104 3.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 109

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 120 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 121

4.1 Phương hướng n ng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong ối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 121

Trang 8

4.1.1 ảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực ti n, truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong ối cảnh hội nhập quốc tế 122 4.1.2 Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong ối cảnh hội nhập quốc tế gắn liền với chiến lược xây dựng người sinh viên hiện đại và người trí thức tương lai 127 4.1.3 Phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể, các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 131

4.2 Một số giải pháp chủ yếu nh m n ng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong ối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 134

4.2.1 Nâng cao nhận thức của các chủ thể về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong ối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 135 4.2.2 Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức nhằm xây dựng người sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đại vừa có đức vừa có tài 139 4.2.3 Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 149 4.2.4 Nâng cao tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 153 4.2.5 Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách

Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Khóa XII 156 4.2.6 Xây dựng môi trường đại học thực sự lành mạnh, đồng thời tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay 159

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 164 KẾT LUẬN 165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 PHỤ LỤC 183

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua hơn 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, nước

ta cũng phải trả giá trước tình trạng suy đồi, xuống cấp về đạo đức, cả đạo đức xã hội

và đạo đức cá nhân Những tệ nạn tiêu cực, cái ác, cái xấu đang có xu hướng lan rộng

và biểu hiện ở cả sinh viên, những trí thức tương lai đang trong quá trình trưởng thành Thực tiễn đạo đức xã hội và đạo đức trong nhà trường đại học như vậy cho thấy GDĐĐ cho sinh viên hiện nay là vấn đề mang tính chiến lược l u dài cũng là vấn đề cấp thiết trước mắt Thực tế phát triển của đất nước cho thấy tăng trưởng kinh tế, phát triển về đời sống vật chất mà không có sự đảm bảo tương xứng những giá trị văn hóa tinh thần và không giữ được đạo đức truyền thống dân tộc, phẩm chất đạo đức của từng

cá nhân sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc trong lối sống, hành vi, ứng xử Do đó, nếu không chú trọng GDĐĐ thì không thể có sự bảo đảm về mặt tinh thần, về mặt văn hóa cho sự phát triển lành mạnh của cá nhân lẫn cộng đồng Nếu sinh viên không tự tu dưỡng

về mặt đạo đức thông qua giáo dục khi còn ngồi trên giảng đường họ có thể trở thành những nhà chuyên môn nắm vững công nghệ tiên tiến nhưng lại dửng dưng trước những yêu cầu về một lối sống đạo đức có văn hóa giữa người với người

Đặt vấn đề GDĐĐ cho sinh viên không chỉ xuất phát từ tình hình suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận sinh viên hiện nay, mà còn xuất phát từ chính yêu cầu phát triển nội tại của họ trong suốt quá trình đào tạo để trở thành người trí thức Người sinh viên khi đã trưởng thành, nhất là khi đã trở thành trí thức, ước vào cuộc đời lập thân, lập nghiệp thì đạo đức lại càng trở nên quan trọng Nếu không có sự chuẩn bị sớm về những phẩm chất, những yêu cầu về đạo đức trong nghề nghiệp, trong ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội thì họ có thể vào đời chỉ với một định hướng nghề nghiệp thuần túy chuyên môn mà xa lạ với trọng trách, ý thức, bổn phận của công dân với xã hội Đạo đức còn gắn liền với lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, mà trong sinh viên phải là một sự thống nhất hài hòa Việc GDĐĐ sẽ góp phần tạo nên sự hài hòa

ấy trong nhân cách sinh viên

ĐHQGHN là trung t m đào tạo khoa học, kỹ thuật, công nghệ để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao Trên thực tế, ĐHQGHN trong thời gian qua đã đạt

Trang 10

được những thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học và đào tạo GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN đã được chú trọng đến một mức độ nhất định, đã nhận được sự quan tâm của các chủ thể giáo dục trong nhà trường và đạt được những kết quả đáng tr n trọng Tuy nhiên, việc GDĐĐ cho sinh viên vẫn chưa có đủ sự thay đổi cần thiết về nội dung, phương pháp, hình thức và những điều kiện đảm bảo Hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN còn thấp, chưa đạt được yêu cầu như mong muốn Chất lượng đạo đức của người sinh viên trong quá trình học tập và đào tạo cũng như khi họ đã ra trường cũng chưa đảm bảo để họ trở thành một con người có

sự phát triển đầy đủ về nhân cách của một trí thức mà xã hội yêu cầu

GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN hiện nay xuất phát từ chính yêu cầu của HNQT

mà nước ta đã và đang triển khai ngày càng sâu rộng Hiện nay, HNQT trong bối cảnh toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược, đặt ra vấn đề thời sự đối với người sinh viên đang trong quá trình trưởng thành Họ không chỉ là người công dân của quốc gia dân tộc mình, mà còn phải chuẩn bị tâm thế để trở thành công dân toàn cầu Họ cần chuẩn bị tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện năng lực tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo để chủ động hội nhập, đặc biệt là phải thể hiện được những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức do chính đời sống thế giới đương đại trong bối cảnh HNQT đặt ra Sinh viên ĐHQGHN tham gia vào HNQT với tư cách người công dân toàn cầu cần phải được giáo dục một cách công phu về đạo đức, từ ý thức đạo đức truyền thống dân tộc, những phẩm chất cao quý của người Việt Nam và đáp ứng cả những đòi hỏi của con người trong thế giới hiện đại Bởi trong HNQT, nếu chỉ giỏi chuyên môn, chỉ nắm vững được những tri thức, kỹ năng thực hành, nhất là về công nghệ nhưng lại thiếu hiểu biết về chính trị và thiếu sự rèn luyện về bản lĩnh cũng như những chuẩn mực đạo đức thì người sinh viên rất dễ bị mất phương hướng và có thể làm phương hại đến lợi ích quốc gia Điều này cho thấy GDĐĐ cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học cần phải được quan t m và đầu tư đúng mức

Từ yêu cầu của thực tiễn nêu trên và mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN nh m đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong bối cảnh

HNQT, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình

Trang 11

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận GDĐĐ cho

sinh viên ĐHQGHN, đánh giá thực trạng GDĐĐ sinh viên ĐHQGHN, luận án xác định phương hướng và đề xuất giải pháp nh m nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu:

* Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

* Làm rõ một số vấn đề lý luận GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay: nội hàm khái niệm GDĐĐ cho sinh viên, nội dung giáo dục, phương thức và điều kiện đảm bảo cho GDĐĐ

* Khảo sát thực trạng GDĐĐ và làm rõ những vấn đề đặt ra trong GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay

* Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nh m nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, thanh niên, sinh viên, GDĐĐ cho sinh viên

Phương pháp nghiên cứu: Luận án được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương

pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: CNDVBC & CNDVLS, trong một số nội dung có kết hợp sử dụng phương pháp tiếp cận và nghiên cứu liên ngành Luận án kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đ y: thống nhất lịch sử - lôgíc, hệ thống, cấu trúc, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học (điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu )

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh

HNQT hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: khảo sát sinh viên người Việt Nam của các trường

thành viên và khoa trực thuộc ĐHQGHN từ 2007-2018 (số liệu khảo sát từ năm

2013 đến năm 2018)

5 Đóng góp mới của luận án

- Góp phần làm rõ nội hàm của khái niệm GDĐĐ cho sinh viên, nội dung GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay

Trang 12

- Góp phần làm rõ đặc thù của sinh viên ĐHQGHN và thực trạng GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay

- Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Những kết quả nghiên cứu, khảo sát đạt được góp phần vào việc làm rõ một

số vấn đề lý luận của GDĐĐ cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu đạo đức học và GDĐĐ cho sinh viên

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: phần mở đầu, 4 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công ố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Xung quanh chủ đề GDĐĐ cho sinh viên có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu quan t m tìm hiểu theo các mức độ, phạm vi khác nhau Các công trình được tiếp cận, trình ày ở hình thức khác nhau như giáo trình, sách, bài báo Vì

vậy, theo chúng tôi, để tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay từ góc độ triết học, việc

khái quát thành các nhóm vấn đề nghiên cứu là cần thiết và có thể khái quát kết quả nghiên cứu của các tác giả theo một số nội dung cơ ản sau:

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận giáo dục đạo đức cho sinh viên

Trong phần này chúng tôi khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức và đạo đức học, bao gồm khái niệm, bản chất, cấu trúc của đạo đức, quan niệm của các nhà kinh điển mác-xít về đạo đức; các công trình nghiên cứu liên quan đến GDĐĐ cho sinh viên như khái niệm, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, tầm quan trọng của GDĐĐ cho sinh viên; quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên, giáo dục thanh niên; các công trình nghiên cứu liên quan đến HNQT, tác động của HNQT đến giáo dục đại học nói chung và GDĐĐ nói riêng

“Đạo đức là gì?” câu hỏi đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu đi tìm lời giải đáp, và vấn đề này đã được trình bày trong nhiều giáo trình đạo đức học

như: Giáo trình đạo đức học [70] do Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1996); Giáo trình đạo đức học [32] của tác giả Vũ Trọng Dung (chủ biên) (2005); Giáo trình đạo đức học Mác – Lênin [64] của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Triết học (2006); Giáo trình đạo đức học [115] của Trần Đăng Sinh,

Nguyễn Thị Thọ (đồng chủ biên) (2008); Phạm Khắc Chương (2010), (chủ biên),

Đạo đức học [26]; Giáo trình đạo đức học đại cương [38] của Dương Văn

Duyên (chủ biên) (2013); Trong các công trình này, hầu hết các tác giả đã đưa

ra khái niệm đạo đức và phân biệt giữa đạo đức và đạo đức học, phân tích cấu trúc, nguồn gốc, bản chất, chức năng và vai trò của đạo đức

Trang 14

Khi nước ta tiến hành HNQT ngày càng sâu rộng, trước những ảnh hưởng tiêu cực của HNQT mang lại và trước tác động từ những mặt trái của KTTT, đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có nhiều biểu hiện suy đồi, lệch lạc, xa rời những giá trị văn hóa

và đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bởi vậy, vấn đề đạo đức nói chung, GDĐĐ nói riêng được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu, lý giải nguyên nh n và đi tìm giải pháp góp phần thay đổi tình trạng đạo đức xã hội Do đó, hàng trăm công trình liên quan đến đạo đức và GDĐĐ được thai nghén và ra đời trong giai đoạn này

Hai tác giả Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (2003) trong cuốn Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [58] đã nghiên cứu công phu, tỉ mỉ để chỉ ra đường lối giáo dục và mô hình nhân

cách con người Việt Nam trong chiến lược phát triển toàn diện con người Cuốn sách bao gồm 9 chương của các tác giả còn ph n tích định hướng chiến lược xây dựng đạo đức, định hướng chiến lược phát triển trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ con người Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam Những suy tư đó của các ông đã giúp tác giả luận án nhận thức r ng: khi nghiên cứu về đạo đức thì phải đặt nó trong mối quan hệ với nhân cách để có cái nhìn toàn diện hơn; và chúng tôi cũng đã tiếp nhận quan điểm này trong việc đưa ra những nội dung GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay nh m mục đích không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn dạy người

Cũng ở công trình này, các tác giả còn phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội đến xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Điều này đã gợi mở cho tác giả luận án cái nhìn toàn diện hơn khi đánh giá những ảnh hưởng của bối cảnh HNQT tới GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN hiện nay

“Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay” [22] là một vấn đề cấp thiết được tác giả Nguyễn

Trọng Chuẩn nghiên cứu và trình bày trong một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Triết học, tháng 8 năm 2004 Nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo, bên cạnh những cơ hội thì HNQT và toàn cầu hóa đang đặt một số giá trị truyền thống của dân tộc trước những thách thức Khi các giá trị truyền thống không còn bị giới hạn trong

Trang 15

phạm vi quốc gia dân tộc sẽ khó tránh khỏi sự thương mại hóa, khó giữ nguyên giá trị an đầu của chúng Điều đó đặt ra nhiệm vụ giáo dục các giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng, làm sao để họ hiểu r ng, giờ đ y, giá trị tinh thần yêu nước sẽ được đo ng sự đóng góp thực tế cho công cuộc phát triển đất nước;

r ng tinh thần hiếu học là nh m góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội chứ không phải chỉ cốt sao cho cá nhân có cuộc sống vật chất cao hơn; để lớp người trẻ tuổi biết tôn trọng yêu quý gia đình, huyết thống, biết xây dựng tình yêu cao đẹp và lòng thủy chung sắt son; Tuy tác giả không nói trực tiếp đến đối tượng sinh viên nhưng rõ ràng khi giáo dục các giá trị truyền thống đó của Việt Nam cho thế hệ trẻ đang học tập trong các trường Đại học, Cao đẳng dưới tác động của HNQT trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cần nhìn thấy những biến đổi nhất định và nhiều thách thức

Di n đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” [65] của Hội đồng quốc gia giáo dục Việt Nam tổ chức năm 2005 đã khẳng định

nét nổi bật của bối cảnh HNQT hiện nay là quá trình toàn cầu hóa với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông mà gắn chặt với nó là kinh tế tri thức Bối cảnh đó đặt mọi quốc gia trước những thách thức gay gắt, đồng thời cũng tạo nên nhiều cơ hội chưa từng có Do đó, giáo dục đại học Việt Nam cần phải tích cực đổi mới, cải tiến phương pháp dạy và học, tăng tính chủ động của sinh viên, nâng cao khả năng tiếp thu tri thức, rèn luyện đức và tài, hồng và chuyên để nâng lợi thế cạnh trạnh cho người học sau khi ra trường

Bên cạnh đó, tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức, về giáo dục thanh niên cũng là những chỉ dẫn rất quan trọng trong công tác GDĐĐ cho sinh viên

ĐHQGHN hiện nay Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức [35] do Ban Tư

tưởng – Văn hóa Trung ương chỉ đạo biên soạn, Đinh Xu n Dũng (chủ biên) (2005) là tập hợp những bài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và một số mẩu chuyện chân thật, sinh động, ngắn gọn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có những phân

tích sâu sắc về chủ đề này Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên [117] tác giả Nguyễn Thái Sơn (2007) đã ph n tích một số nội dung cơ ản trong tư

tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, về vai trò của thanh niên, vai trò của

Trang 16

giáo dục thanh niên, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, vai trò của nhà trường và tổ chức Đoàn đối với việc giáo dục thanh niên Trên cơ sở khẳng định ý nghĩa và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, tác giả cho r ng, trong điều kiện hiện nay, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt những lời dạy của Người; r ng, để phát huy vai trò của người chủ tương lai của đất nước, thanh niên cần phải “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Nguyễn Văn Lê (2006) trong cuốn Học sinh, sinh viên với văn hóa đạo đức trong ứng xử xã hội [77] đã nhấn mạnh đến các quy tắc ứng xử sư phạm của nhà

giáo đối với học sinh, sinh viên: luôn tôn trọng, thấu hiểu, đặt mình vào vị trí của học trò, luôn khẳng định để tạo niềm tin cho người học giữ vai trò quan trọng để công tác GDĐĐ cho sinh viên đạt được hiệu quả cao nhất B ng cách đưa ra các tình huống cụ thể xảy ra trong môi trường giáo dục, tác giả gợi ý cho các nhà sư phạm lựa chọn cách giải quyết hợp lý, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ được ình tĩnh, ngôn ngữ và ứng xử có tính sư phạm, luôn có thái độ khoan dung, hiểu hoàn cảnh của học trò và mở con đường cho học trò chinh phục “l u đài kiến thức”, đó chính là nghệ thuật của nhà sư phạm Rõ ràng, phương pháp giáo dục

b ng lời nói chưa ao giờ lạc hậu nếu các nhà giáo dục biết sử dụng đúng cách

Cao Thu H ng (2008) trong bài viết Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về giáo dục và ý nghĩa của nó đối với vấn đề đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay [60] đã chỉ ra trong quan niệm về giáo dục của các nhà sáng lập chủ nghĩa

Mác: giáo dục không chỉ được coi là phương thức làm giàu tri thức cho con người, phục vụ cho xã hội, mà quan trọng hơn, giáo dục là cách thức làm cho con người được phát triển toàn diện các năng lực của mình Giáo dục giúp con người có được những kinh nghiệm cần thiết để sống, thích ứng và phát triển Mặt khác, giáo dục còn đưa lại cho con người tri thức và văn hóa Điều này giúp họ có nhiều cống hiến hơn cho xã hội Tác giả đánh giá: thời gian qua, chúng ta đã chú ý đến việc giáo dục toàn diện cho người học, ao gồm trí dục, đức dục và thể dục, hướng tới ch n - thiện - mỹ Tuy nhiên, ên cạnh những thành tựu, giáo dục Việt Nam vẫn còn một

số ất cập Việc giáo dục hiện nay đã tạo nên những con người không cá tính, không

Trang 17

dám ộc lộ ản th n, thiếu sự sáng tạo, tự chủ, Đ y là những vấn đề mà Việt Nam, nếu muốn mục tiêu phát triển con người của mình thành công, cần phải tính đến

Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2008) trong ài áo Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay [110] đã trình ày và ph n tích quan niệm của C.Mác về ản chất của đạo

đức: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh và ị quy định ởi tồn tại xã hội; quan hệ giữa lợi ích và đạo đức, tiến ộ đạo đức Sự thừa nhận mối liên hệ giữa lợi ích và đạo đức là một ước tiến trong nhận thức về đạo đức, và đối với C.Mác,

“vấn đề không phải ở chỗ đối lập một cách tách rời giữa lợi ích và đạo đức, mà là giải quyết như thế nào quan hệ giữa lợi ích cá nh n và lợi ích xã hội để hành vi thực

hiện lợi ích của con người trở thành hành vi đạo đức” [110, tr.12]

Cũng trong công trình này, tác giả đã khẳng định “lần đầu tiên trong lịch sử,

C.Mác đã đem lại cho khái niệm GDĐĐ một phạm vi khái quát rộng lớn với tư cách

quá trình hình thành và phát triển những năng lực, những phẩm chất đạo đức của con người GDĐĐ, theo nghĩa rộng là sự hình thành đạo đức, không quy giản chỉ

về việc truyền đạt, dạy dỗ những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội, những cách ứng xử giữa người và người theo những yêu cầu nhất định” [110, tr.14] Việc lý giải một cách khoa học những vấn đề căn ản nhất của đạo đức của C.Mác tạo nên ước ngoặt cách mạng trong đạo đức học Chúng tôi lấy đó làm cơ sở lý luận để triển khai nội dung nghiên cứu của mình

Trong bài viết Giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay

[121] (2009) tác giả Nguyễn Thị Thọ nhấn mạnh cần giáo dục cho sinh viên lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; lí tưởng, hoài ão, ước mơ; giáo dục tình bạn, tình yêu

ch n chính; GDĐĐ mới trong học tập; giáo dục chủ nghĩa nh n đạo cộng sản và giáo dục sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Từ cách tiếp cận về giá trị, tác giả Ngô Thị Thu Ngà (2011) trong Giáo dục đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay [103], cho r ng, cần giáo dục cho thanh niên nước ta những giá trị đạo đức

truyền thống cơ ản sau: Tinh thần yêu nước; Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết;

Trang 18

Truyền thống nh n nghĩa, ao dung; Cần cù, sáng tạo trong lao động; Lòng dũng cảm, ất khuất; Tinh thần hiếu học, lạc quan, thủy chung, khát vọng hòa ình, yêu chuộng hòa ình

Tác giả Nguyễn Thế Kiệt (2012) trong cuốn Mấy vấn đề đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [73] đã ph n

tích những vấn đề về đạo đức học mác xít, vai trò và nguyên tắc của đạo đức XHCN Tác giả àn đến các khái niệm đạo đức, đạo đức học, đạo đức mới, trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, ông khẳng định “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người” [73, tr.13], đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người, đạo đức là một hệ thống các giá trị; đạo đức mang tính giai cấp, dân tộc và nhân loại Còn đạo đức học, theo tác giả, là môn khoa học nghiên cứu về đạo đức, về những quy luật phát sinh, phát triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã hội Nó xác lập nên hệ thống những chuẩn mực đạo đức cơ ản, làm

cơ sở cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của con người Những quan điểm đó của tác giả được người viết luận án kế thừa, vận dụng trong việc xác định và làm rõ các khái niệm công cụ trong nghiên cứu của mình

Năm 2013, Lương Gia Ban và Nguyễn Thế Kiệt đã viết cuốn sách Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [9] Trong

công trình này, ngoài phân tích các khái niệm đạo đức, quan niệm Mác – Lênin về đạo đức, các tác giả đã đưa ra khái niệm sinh viên, đặc điểm sinh viên Việt Nam, từ đó ph n tích tầm quan trọng và nội dung GDĐĐ mới cho sinh viên

Nội dung GDĐĐ cho sinh viên Việt Nam được các tác giả xác định như sau: Một

là, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và lòng trung thành với Tổ quốc và nhân dân; Hai là, giáo dục cho sinh viên sống có lý tưởng cao đẹp, ước mơ và hoài ão lớn lao; Ba là, giáo dục cho sinh viên có tinh thần nhân ái, vị tha; Bốn là, giáo dục cho sinh viên tình bạn, tình đồng chí ch n chính, tình yêu trong sáng, đúng mực; Năm là, giáo dục cho sinh viên tinh thần tự giác, phấn đấu vươn lên, có ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động; Sáu là, giáo dục tinh thần tập thể, chủ nghĩa tập thể và tinh thần phục vụ nhân dân cho sinh viên Các nội dung GDĐĐ cho sinh viên được tác giả phân tích kỹ, tuy nhiên, vấn đề mối quan hệ giữa các nội dung giáo dục này lại chưa được đề

Trang 19

cập đến Điều đó được chúng tôi bắt đầu àn đến trong phần các vấn đề lý luận chung

của GDĐĐ cho sinh viên

Chủ đề GDĐĐ cho sinh viên trong những năm gần đ y thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các nhà khoa học muốn góp phần định hướng tư tưởng, đạo đức, lối sống đúng đắn và đẹp đẽ cho sinh viên, khi nhìn thấy trước tác động mạnh mẽ của HNQT có một bộ phận thế hệ trẻ Việt Nam, do những đặc điểm về tâm sinh lý, hạn chế về thế giới quan, nhân sinh quan, kinh nghiệm sống đã nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong đời sống đạo đức

Mai Thị Dung (2014) trong công trình khoa học Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay [30] đã ph n tích

một số nhân tố tác động đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nh m xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay: quá trình toàn cầu hóa, KTTT, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tình hình chính trị thế giới và trong nước Tuy nhiên, tác giả phân tích các nhân tố này một cách riêng rẽ, chưa nhìn thấy sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của các nhân tố đến quá trình giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên

Cũng àn đến các vấn đề liên quan đến sinh viên, năm 2016, nhóm tác giả do Lưu Minh Văn và Trần Văn Kham chủ trì đã tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội và

xuất bản cuốn sách chuyên khảo Giá trị trong lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay – Thực trạng và xu hướng [140] Trong công trình này các tác giả đã nghiên

cứu sinh viên từ những cách tiếp cận khác nhau Các tác giả đã ph n tích một số đặc điểm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó dù không nói trực tiếp đến sinh viên ĐHQGHN nhưng chúng tôi đã chắt lọc được nhiều điều để khắc họa nên bức chân dung sinh viên ở môi trường này Bên cạnh đó, các tác giả cũng ph n tích khá kỹ những điểm mạnh và hạn chế của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh HNQT và khu vực, dù chưa chỉ ra tác động của bối cảnh HNQT hiện nay đối với nhận thức về giá trị trong lối sống của sinh viên

Tác giả Trần Sỹ Phán (2016) trong cuốn Giáo dục đạo đức với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay [108] đã tập trung đi s u nghiên cứu làm

sáng tỏ những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách, từ đó làm nổi bật vai trò của GDĐĐ; đặc điểm của sự hình thành và phát triển nhân cách, tầm quan trọng của việc GDĐĐ trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên,

Trang 20

đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Trong công trình này, tác giả đã khẳng định: “đạo đức là một hiện tượng xã hội, bao gồm một hệ thống các quy tắc, các chuẩn mực nh m điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống, tập quán dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội” [108, tr.46] Đ y là khái niệm có tính ao quát và đầy đủ, tác giả luận án đã kế thừa trong phần nghiên cứu lý luận của mình

Bàn về GDĐĐ cho sinh viên, tác giả Trần Sỹ Phán nhấn mạnh các nội dung sau: lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc; sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão lớn lao; tình bạn và tình yêu trong sáng; GDĐĐ mới trong học tập và giáo dục chủ nghĩa nh n đạo cộng sản cho sinh viên Sau khi trình bày các nội dung giáo dục, ông khẳng định: các nhà giáo dục không thể tham vọng, cùng một lúc giáo dục tất

cả những phẩm chất đạo đức đó cho sinh viên được, mà phải cân nhắc, tính toán tùy vào điều kiện và hoàn cảnh để lựa chọn một số giá trị phù hợp giáo dục cho sinh viên, để sinh viên có nền tảng nâng cao nhận thức của mình, chuyển từ giáo dục sang tự giáo dục Bởi “Giáo dục đạo đức góp phần to lớn trong việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng

n ng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người từ trình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận thức khoa học” [108, tr.58]

Phạm Hùng Dũng (2017) trong công trình Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay [34], đã xem xét

sơ lược khái niệm đạo đức trong lịch sử tư tưởng từ phương Đông sang phương Tây, phân tích vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội, nêu lên khái niệm GDĐĐ dựa trên Từ điển và các quan điểm khác nhau trong lịch sử; chỉ ra được vai trò, vị trí của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh và sáu nội dung GDĐĐ cho họ Trong phần này, tác giả cũng khẳng định toàn cầu hóa và HNQT có những ảnh hưởng nhất định đến đạo đức và GDĐĐ cho sinh viên Tuy nhiên, khi luận giải cơ sở lý luận về GDĐĐ cho sinh viên, tác giả luận án chưa àn thấu đáo phương thức GDĐĐ và những yếu tố ảnh hưởng đến GDĐĐ cho sinh viên, phần mà theo chúng tôi là không thể thiếu trong khung lý thuyết nghiên cứu

Trang 21

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thương (2017) trong công trình Giáo dục nghĩa

vụ đạo đức cho sinh viên các trường đại học công lập hiện nay [123] đã nêu khái

lược đặc điểm sinh viên về tâm sinh lý, xã hội; chỉ ra các mục tiêu, các chủ thể giáo dục trong giáo dục nghĩa vụ đạo đức cho sinh viên; phân tích tầm quan trọng, nội dung và các hình thức giáo dục này Tác giả nhấn mạnh, kết quả cuối cùng mà giáo dục nghĩa vụ đạo đức cho sinh viên các trường công lập là hướng nhận thức và hành

vi của họ đến các giá trị cao cả Chân – Thiện – Mỹ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực đối với đời sống mỗi cá nh n, cũng như sự phát triển chung của xã hội

Riêng khái niệm GDĐĐ được một số tác giả đề cập đến như: Hà Thế Ngữ trong cuốn Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục [105] cho r ng GDĐĐ cho học sinh là làm cho

nhân cách của thế hệ trẻ phát triển về đạo đức; giúp cho mọi người ứng xử đúng trong các mối quan hệ của cá nh n đối với xã hội, đối với người khác, đối với bản thân; là làm cho mỗi người nắm được (nhận thức và hành động) các mối quan hệ đạo đức XHCN, tức là các mối quan hệ xã hội trong đó giải quyết được các mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, theo hướng lợi ích cá nhân hòa hợp và phục tùng lợi ích xã hội [105, tr.28-29]

Tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn Giáo dục học đại cương [144] đã nêu rõ: “Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới học sinh để hình thành cho họ ý thức, tình cảm, và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức” [144, tr.157]

Tác giả Vũ Trọng Mỹ (2007) cũng đưa ra quan niệm về GDĐĐ trong ài viết

Dạy đạo đức khó như chống tham nhũng [101] là quá trình biến giá trị đạo đức của

xã hội thành ra đạo đức, giá trị của cá nhân Ở trường có thể mới làm được vấn đề giáo dục nhận thức Bất cứ phẩm chất đạo đức nào thì cũng phải được nhận thức, có tri thức về nó Thứ hai phải biểu hiện thành thái độ đúng đắn Và thứ ba quan trọng hơn là phải thể hiện thành hành vi Khi nào có đủ những yếu tố đó thì mới nói được người đó có được một phẩm chất đạo đức

Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh (2011) trình bày trong Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm trong giai đoạn hiện nay [2]: GDĐĐ là quá trình tổ chức giáo dục của nhà trường (xã hội) nh m giúp

người học (sinh viên, học sinh) có nhận thức đúng đắn, hiểu biết những chuẩn mực, hệ

Trang 22

thống giá trị Hình thành xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, rèn luyện, có những thói quen, hành vi phù hợp với các giá trị khách quan của xã hội đòi hỏi , tự giác hoàn thiện các phẩm chất [2, tr.17]

Ngoài ra trong nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay còn có thể kể đến các

công trình khoa học sau: Trần Hậu Kiêm và Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức học và vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên [71]; Nguyễn Thị H ng, Phạm Xuân Hậu (2012), Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng đại học – Sự nhìn nhận toàn diện về đối tượng, nội dung và cách thức thực hiện [62] đăng trong Hội

thảo GDĐĐ cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam; Bùi Kim

Đỉnh (2015), Giáo dục hệ giá trị trong bối cảnh hội nhập [52]; Nguyễn Thế Kiệt (2015), Vai trò của giáo dục đạo đức trong xây dựng nhân cách sinh viên hiện nay [74]; Trần Thị Ngọc Yến, Phạm Xu n Đức (2016), Các yếu tố tác động đến lối sống văn hóa của thanh niên – sinh viên trong bối cảnh hội nhập [147] Các công trình đều khẳng định

GDĐĐ giữ vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện nhân cách sinh viên

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên

Trong phần này chúng tôi khảo cứu những công trình nghiên cứu bàn về thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam nói chung, trong đó có thế hệ trẻ và sinh viên nói riêng; chúng tôi đặc biệt quan t m đến những tác giả có nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thực trạng GDĐĐ cho sinh viên và chỉ ra nguyên nhân, những vấn đề cấp bách cần giải quyết trong công tác này

Tác giả Võ Minh Tuấn (2004) bày tỏ sự lo lắng trước tình trạng “trượt dốc”

về đạo đức của sinh viên nước ta hiện nay qua bài viết Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay [134] Trước tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và công

nghệ số đến một bộ phận không nhỏ sinh viên, họ coi sự dối lừa trong thi cử, làm khóa luận, đồ án là chuyện ình thường Và tất nhiên, sự dối lừa trong môi trường học đường khi đã trở thành thói quen của sinh viên thì nó có xu hướng

mở rộng ra các lĩnh vực và phạm vi khác ên ngoài nhà trường, báo hiệu sự xuống cấp của đạo đức và nh n cách con người tuổi trẻ Sự lạnh lùng trong các

Trang 23

mối quan hệ tình cảm đang ngày càng lan rộng trong sinh viên, bên cạnh đó, xuất hiện thái độ đòi hỏi hơn là sự cống hiến, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn sự chú

ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm công dân

Trong một công trình khác Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay [133]

Võ Minh Tuấn (2004) đã ph n tích kỹ lưỡng, đầy đủ hơn cả mặt tích cực và tiêu cực trong thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam Tác giả cho r ng, hầu hết sinh viên hôm nay đều có lòng yêu nước, có lý tưởng cao đẹp, có ý chí vươn lên mạnh mẽ; sinh viên ngày càng nhận thức rõ vai trò của học vấn, kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức; có tinh thần cộng đồng, nhiệt tình với các hoạt động từ thiện, tương th n tương ái; đa số vẫn giữ được phong cách truyền thống dân tộc và lối sống lành mạnh, bên cạnh ý thức về hòa nhập môi trường quốc tế Trong khi đó, một bộ phận sinh viên có lối sống cá nhân thực dụng, có khuynh hướng vật chất hóa các hành vi ứng xử, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống bên ngoài, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế - xã hội mở cửa Tác giả chỉ ra các nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân chủ quan của thực trạng ý thức đạo đức sinh viên và khẳng định công tác GDĐĐ và quản lý sinh viên đóng vai trò quan trọng đối với việc hoàn thiện nhân cách sinh viên

Các bài viết Thực trạng và giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Xuân Hồng, Vấn

đề giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên của tác giả Đinh Thị Mai, Thực trạng về đạo đức, lối sống, nếp sống và sự rèn luyện của thanh niên Việt Nam hiện nay – những vấn đề đặt ra của tác giả Nguyễn Thị Bích Yến, Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn mới của tác giả Nguyễn Đăng Tiến, Giáo dục lý tưởng cho thanh niên tham gia xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà ản sắc dân tộc của tác giả Bùi Văn Cường trong cuốn Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay [48] của Đảng ủy khối cơ quan

trung ương về công tác tư tưởng (2005) đã chỉ ra thực trạng đạo đức và thực trạng giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Việt Nam Các nghiên cứu khẳng định: nội dung giáo dục ngày càng phong phú, đa dạng, phù hợp hơn với yêu cầu của tình

Trang 24

hình mới, hình thức giáo dục đã được đổi mới, nhiều sáng tạo, cơ sở vật chất phục

vụ cho hoạt động giáo dục được tăng cường, lực lượng làm công tác giáo dục ngày càng đông và công tác giáo dục với các hoạt động phong trào ngày càng thu hút đông đảo thanh niên tham gia Tuy nhiên, các hoạt động thường chú trọng tập trung vào các ngày lễ lớn, chưa được diễn ra thường xuyên, và đ u đó vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc GDĐĐ cho thanh niên [48, tr.211-214]

Cuốn sách gồm chín chương do Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp [114] là kết quả nghiên cứu của

tập thể tác giả giàu uy tín và kinh nghiệm đã giành một phần dung lượng để phân tích đạo đức của thanh niên ở nước ta hiện nay Nghiên cứu khẳng định đa số đoàn viên, thanh niên vẫn có ý thức chính trị - xã hội tốt, có ý thức cộng đồng, tinh thần xung phong tình nguyện, lòng nhân ái sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, xả th n vì nghĩa lớn Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ thanh niên đang ộc lộ những hạn chế, yếu kém đáng lo ngại Phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với chính trị, chạy theo lối sống thực dụng tầm thường, tỷ lệ thanh, thiếu niên trong những người mắc tệ nạn xã hội tăng nhanh Từ đó các tác giả chỉ ra nguyên nhân thanh niên phạm tội và vi phạm đạo đức: nguyên nhân về tâm lý lứa tuổi, nguyên nhân về phía gia đình, nguyên nh n do ảnh hưởng của sách, báo, phim ảnh thiếu lành mạnh, nguyên nhân do nhận thức pháp luật của thanh niên còn yếu, nguyên nhân từ phía môi trường xã hội, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân do những hạn chế trong công tác Đoàn, Hội, Đội Trên cơ sở những nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, các tác giả đã nêu lên một số khuyến nghị rất đáng suy ngẫm

Tháng 7 năm 2008, Hội Khoa học T m lý – Giáo dục Việt Nam tổ chức

Hội thảo “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên nước ta: Thực trạng và giải pháp” [66] ở Đồng Nai Một số bài viết trong hội thảo đã chỉ ra những hạn

chế trong công tác GDĐĐ cho học sinh, sinh viên nước ta trong thời gian qua: việc GDĐĐ từ ậc phổ thông đến Đại học còn nhiều ất ổn, giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh, sinh viên, chúng ta vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ

về dạy người”; chương trình GDĐĐ còn ôm đồm nặng nề; chưa quan t m đầy

Trang 25

đủ đến đổi mới phương thức, hình thức giáo dục phù hợp Hội thảo cũng nhấn mạnh, trong GDĐĐ học sinh, sinh viên phải được tôn trọng, phải từ ỏ cách giáo dục áp đặt, nhồi nhét, khô cứng

Cuốn Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [09] do Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt (đồng

chủ biên) xuất bản năm 2013, trong đó, các tác giả đã trực tiếp đề cập và phân tích tầm quan trọng và nội dung GDĐĐ cho sinh viên, đưa ra năm căn cứ để đánh giá thực trạng, nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc GDĐĐ cho sinh viên trong điều kiện KTTT ở Việt Nam Các tác giả đánh giá thực trạng giáo dục ý thức đạo đức mới cho sinh viên thông qua việc giảng dạy và học tập các môn học, nhất là các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Sự tác động của phong trào chính trị - xã hội thực tiễn trong GDĐĐ mới cho sinh viên; Kết quả tác động của phương tiện thông tin đại chúng và nghệ thuật đến GDĐĐ mới cho sinh viên; Sự chủ động của gia đình trong GDĐĐ mới cho sinh viên; Thực trạng tự giác học tập, tiếp thu các giá trị đạo đức mới của sinh viên trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách

Nguyễn Thị Diễm H ng (2014), trong bài viết Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay [63] đã xác định nh n cách chính là đức và tài, năng lực thể chất và năng lực tinh

thần, sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội ở trong mỗi cá nh n con người cụ thể, là thái độ ứng xử của mỗi con người trong mối quan hệ nhiều chiều với xã hội hiện thực khách quan, đã ph n tích thực trạng nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tác giả khẳng định, dù bị ảnh hưởng của KTTT nhưng trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của sinh viên thì tinh thần tập thể, tinh thần tương

th n, tương ái vẫn được giữ gìn, bảo vệ và phát triển Trung thực, thẳng thắn, tôn trọng lẽ phải vẫn được sinh viên khẳng định là những phẩm chất cần thiết trong

nh n cách, đồng thời phần đông sinh viên có ý thức đề cao vai trò trách nhiệm cá

nh n và có thái độ học tập và nghiên cứu khoa học tích cực Tác giả đã chỉ ra xu hướng mới trong sự phát triển nhân cách của sinh viên hiện nay: xu hướng chấp nhận ganh đua, cạnh tranh, tinh thần vượt khó, vươn lên Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên đã không

Trang 26

đứng vững trước tác động mặt trái của KTTT, HNQT và toàn cầu hóa nên có những biểu hiện tồi tệ, xuống cấp rõ rệt trong nh n cách, đạo đức

Ngày 11/4/2014, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo toàn quốc về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên [21] Các tham

luận và phát iểu tại Hội thảo đều khẳng định công tác GDĐĐ, lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay đã có nhiều tiến ộ; sự quan t m chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong toàn ộ hệ thống chính trị được tăng cường; việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để chung tay giáo dục học sinh, sinh viên có lối sống lành mạnh, tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và sống có trách nhiệm đã được quan

t m đúng mức Học sinh, sinh viên hiện nay có tinh thần yêu quê hương đất nước, tin tưởng, chấp hành đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng và pháp luật của nhà nước; có lý tưởng phấn đấu rõ ràng với động cơ học tập nghiêm túc; tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào “xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng…”; iết chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn

Tuy nhiên, cùng với sự iến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội và những tác động mặt trái của KTTT, công tác này còn ộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém

nhất định, thể hiện ở những điểm sau: Một là, chất lượng giáo dục toàn diện trong

nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay, phương pháp giáo dục ở nhiều nơi chậm đổi mới do tư duy giáo dục chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất

nước và HNQT; Hai là, các điều kiện đảm ảo cho công tác GDĐĐ, lối sống còn nhiều ất cập; Ba là, các yếu tố tiêu cực, khách quan của xã hội th m nhập vào nhà

trường, ảnh hưởng xấu tới đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên Một ộ phận giáo viên, cán ộ quản lý giáo dục và người lớn, cha mẹ học sinh chưa làm gương

cho học sinh, sinh viên noi theo; ốn là, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia

đình và xã hội còn lỏng lẻo, cơ chế trao đổi còn yếu và xử lý thông tin còn chậm

Bài viết Giáo dục lí tưởng, đạo đức và pháp luật cho học sinh, sinh viên vấn đề trọng yếu trong đổi mới căn ản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam [76]

của Vi Thái Lang (2014) đăng trên tạp chí Giáo dục đã àn đến thực trạng GDĐĐ cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay Nghiên cứu này đã cho r ng gia đình, nhà trường và xã hội chưa nhận thấy vai trò đặc biệt của môn học Đạo đức Có một thực tế là, “gia đình nào

Trang 27

cũng lo con mình hư hỏng, nhà trường nào cũng ức xúc khi học trò mình có những hành vi thiếu đạo đức và xã hội thì lo tuổi vị thành niên phạm pháp, nhưng không ai đầu

tư cho con em đi học thêm giáo dục đạo đức, giáo dục công d n để nên người” [76, tr.5] Nội dung và hình thức GDĐĐ trong các trường Đại học, Cao đẳng còn nặng về lý thuyết, chưa đưa ra được tính hữu dụng, chưa nêu ật được giá trị cụ thể trong đời sống, nên chưa thu hút được sự chú ý của người học

Ngoài ra trong nhóm những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay có thể kể đến một số

công trình khác như: Lưu Văn Lim (2004), Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục học sinh, sinh viên [83]; Trần Thị Ngọc Lan, Nguyễn San Hà (2012), Giáo dục đạo đức thông qua học tập của sinh viên tại Bảo tàng: Thực trạng và giải pháp [75]

Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra những căn cứ để đánh giá thực trạng GDĐĐ cho sinh viên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Mặc dù các tác giả chưa àn cụ thể đến sinh viên ĐHQGHN song đó vẫn là những tài liệu hết sức bổ ích, giúp tác giả luận án kế thừa trong nghiên cứu của mình

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên

Dưới sự chủ trì của Mạc Văn Trang, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã triển

khai đề tài: Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên [142] Công trình đã tập trung làm sáng tỏ đặc điểm lối

sống của sinh viên, xu hướng biến động tích cực và tiêu cực, qua đó đề xuất những biện pháp cụ thể nh m giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh cho sinh viên

Năm 2004, Viện nghiên cứu Thanh niên thực hiện Báo cáo khoa học chuyên

đề: “Một số vấn đề giáo dục đạo đức và lối sống cho thanh niên” [143] đã cung cấp

thêm những phương hướng và giải pháp nh m n ng cao hiệu quả GDĐĐ cho thanh niên, sinh viên Giải pháp n ng cao GDĐĐ cho sinh viên cũng được Nguyễn

Trường Phước giải quyết trong đề tài nghiên cứu khoa học Đạo đức sinh viên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – Thực trạng, vấn đề và giải pháp [112] thực hiện năm 2003 Một trong những

Trang 28

giải pháp nh m n ng cao hiệu quả GDĐĐ mới cho sinh viên được các tác giả nhắc đến đó là cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trong bài viết Một vài hiện tượng tiêu cực trong thanh niên hiện nay và công tác giáo dục, vận động thanh niên [29], từ cách tiếp cận tâm lý học, hai tác giả

Lê Thị Ngọc Dung, Hồ Bá Thâm sau khi phân tích thực trạng đạo đức của giới trẻ

có nhiều hiện tượng tiêu cực đáng áo động đã đưa ra những chỉ dẫn cho các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các chủ thể giáo dục khác trong công tác GDĐĐ cho sinh viên Nghiên cứu nhấn mạnh: muốn giáo dục và lôi cuốn thanh niên tham gia vào các hoạt động của mình, các tổ chức Đoàn cần phải gần gũi thanh niên hơn nữa, phát động nhiều phong trào hấp dẫn và sôi động; các bậc phụ huynh cần khắc phục tình trạng “cha mải lo việc cha, mẹ lo việc mẹ, cha mẹ và con cái ở tuổi trưởng thành có một khoảng cách khó vượt qua” để có thể đồng cảm, thấu hiểu và định hướng cho suy nghĩ và hành động của con em mình Gia đình là cái gốc, một gia đình có đời sống văn hóa thật sự, cha mẹ cư xử ôn hòa và gần gũi với con, phân tích cho con hiểu những giá trị đích thực của cuộc sống thì chắc chắn sinh viên sẽ trở nên bản lĩnh và tự tin, biết sống có trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh và với Tổ quốc mình Trong nhà trường, việc GDĐĐ không nên chỉ mang nặng tính răn đe, tránh lý luận, giáo điều và xa rời thực tiễn

Việc nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên trong các nhà trường hiện nay

là rất cần thiết và cấp ách cũng là khẳng định của tác giả Lưu Văn Lim trong ài

viết Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục học sinh, sinh viên đăng trên tạp chí Giáo

dục, số 84,4/2004 [83]

Trong công trình Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp [114],

Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2006) các tác giả đã đưa

ra các khuyến nghị đối với công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ: nhấn mạnh việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thống và GDĐĐ cho thanh niên tại cộng đồng và gia đình; Lồng ghép việc GDĐĐ, lối sống, nhân cách vào các hoạt động trong đời sống thường ngày của thanh niên; Tạo môi trường sống trong sáng, lành mạnh trong gia đình và cộng đồng là phương thức GDĐĐ tự nhiên cần thiết đối với thế hệ trẻ

Trang 29

Bài viết Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập và phát triển [5] của tác giả Huỳnh Công Ba đã đưa ra ảy giải pháp nâng cao hiệu quả

GDĐĐ cách mạng cho sinh viên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng CNXH vừa “hồng”, vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã dạy Một là, đẩy mạnh phong trào học tập, rèn luyện chuyên môn trong sinh viên thông qua nhiều loại hình phong phú, đa dạng góp phần hỗ trợ chuyên môn như: c u lạc bộ học thuật, chuyên đề, hội thi nghiệp vụ, hội thi Olympic các chuyên ngành, hội thi Anh văn - Tin học, hội thảo, thực hành, ứng dụng chuyên môn Hai là, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cần được duy trì và nhân rộng trong các khoa Ba là, các chương trình ảo trợ học đường cần được phát triển mạnh, được Nhà trường và các khoa quan tâm, như: x y dựng các quỹ tài năng, học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học, học bổng khuyến học, học bổng vượt khó, học bổng giành cho cán bộ Đoàn – Hội Bên cạnh các loại học bổng từ ng n sách nhà nước, tổ chức Đoàn – Hội tích cực vận động nguồn học bổng của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt hơn Bốn là, chăm sóc các điều kiện hỗ trợ học tập: nơi ở, cơ sở, trang thiết bị phục vụ học tập, các hoạt động ngoại khóa Năm là, tăng cường việc tìm hiểu lịch sử - văn hóa truyền thống Sáu là, đẩy mạnh chiến dịch tình nguyện

“Mùa hè xanh” và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong sinh viên Bảy là, mỗi sinh viên phải biết tự nhìn lại mình để nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động phong trào trong Nhà trường

Từ cách tiếp cận hệ thống xã hội, tiếp cận mô hình, chức năng quản lý giáo

dục, tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh trong Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường Đại học Sư phạm trong giai đoạn hiện nay [2] (2011) đã ph n tích thực trạng đạo đức sinh viên, thực trạng công tác

GDĐĐ cho sinh viên trong các trường Đại học Sư phạm ao gồm: thực trạng về nội dung GDĐĐ, về hình thức GDĐĐ, thực trạng các iện pháp GDĐĐ Căn cứ vào các mô hình quản lý tổ chức GDĐĐ cho sinh viên đang được thực hiện trong các trường Đại học Sư phạm, tác giả đã đưa ra đề xuất mô hình quản lý mới đòi hỏi sự

Trang 30

tương tác chặt chẽ giữa các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, lực lượng, đối tượng, điều kiện, môi trường, ộ máy, văn ản, quy chế quản lý tổ chức GDĐĐ và một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ộ phận trong và ngoài trường Cuối cùng tác giả đưa ra những iện pháp triển khai mô hình quản lý công tác giáo dục sinh viên: tổ chức tuyên truyền n ng cao nhận thức, trách nhiệm cho thầy trò, cán ộ quản lý và các tổ chức xã hội về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho sinh viên; quản lý sử dụng hợp lý cơ sở vật chất và sự đóng góp của các lực lượng xã hội vào công tác GDĐĐ cho sinh viên; tạo dựng các phong trào thi đua học tập, rèn luyện đối với thầy và trò trong nhà trường và cụ thể hóa các tiêu chí thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá, xếp loại sinh viên

Nhiều ài viết trong Hội thảo giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam vào năm 2012 của Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường

Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện sự quan t m của các tác giả về phương hướng, giải pháp n ng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên trong ối cảnh hiện

nay như: Những giải pháp cơ ản góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay [139] của tác giả Trần Mai Ước; Vai trò người giảng viên trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng [106] của Ngô Minh Oanh

Tác giả Mai Thị Dung (2014) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay [30] đã ph n tích thực

trạng có tính hai mặt của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống d n tộc trong x y dụng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam, đã chỉ ra m u thuẫn giữa việc n ng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống d n tộc với hiện thực cuộc sống đang diễn iến phức tạp, xã hội tồn tại nhiều ất công nghịch lý đã g y khó khăn cho công tác giáo dục đó; m u thuẫn giữa yêu cầu không ngừng n ng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với những hạn chế của lực lượng giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục hiện nay; m u thuẫn giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống d n tộc trong x y dựng lối sống cho thế

hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Trang 31

Tác giả đưa ra phương hướng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên: ảo đảm thống nhất giữa kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống d n tộc trong x y dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam; giáo dục giá trị đạo đức truyền thống d n tộc trong x y dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay gắn liền với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, x y dựng nền văn hóa mới, con người mới Sau đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nh m n ng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống d n tộc trong x y dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay: n ng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của các chủ thể giáo dục giá trị đạo đức truyền thống d n tộc nh m x y dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống d n tộc trong x y dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay; hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật nh m đẩy mạnh việc cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu; đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống d n tộc trong x y dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay; kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội, đẩy mạnh xu hướng xã hội hóa công tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, nh n cách; n ng cao tính tự giác học tập, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống d n tộc trong x y dựng lối sống cho thế hệ trẻ

Tác giả Hoàng Chí Bảo (2016) khi ph n tích Vấn đề cốt yếu của triết lý giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế và các khuyến nghị [19] đã khẳng

định: để x y dựng và thực hiện triết lý giáo dục Việt Nam cần phải đặc iệt nhấn mạnh tới sự quan t m chú ý và thống nhất nhận thức về những luận đề tư tưởng quan trọng sau:

Ưu tiên hàng đầu, giải pháp hàng đầu là n ng cao mặt ng học vấn, học thức, chuyên môn của đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán ộ quản lý giáo dục; Phải xác định được đầy đủ, tường minh sứ mệnh của giáo dục – đào tạo, trong đó mục đích cao nhất, mục tiêu hàng đầu là rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nh n cách Giáo dục Việt Nam muốn đáp ứng được yêu cầu x y dựng và ảo vệ Tổ quốc thì phải đặc iệt coi trọng GDĐĐ, giáo dục lý tưởng và lẽ sống, giáo dục truyền thống và lòng tự hào d n tộc, giáo dục lòng yêu nước,

ý thức trách nhiệm, ổn phận, nghĩa vụ của công d n với Tổ quốc và đồng ào mình

Trang 32

Muốn vậy phải đặt đúng vị trí, ảnh hưởng của các môn khoa học xã hội – nh n văn trong nền giáo dục quốc d n Phải đảm ảo coi trọng việc dạy học về chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là những môn khoa học, đòi hỏi đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực này phải chuyên môn hóa s u và có tính chuyên nghiệp cao [19, tr 6-7]

Trong bài viết Giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên đại học ở nước ta hiện nay – quan niệm, vấn đề và giải pháp [17] tác giả Hoàng Chí Bảo đã nhấn mạnh: “Giáo

dục đại học và trường đại học, thầy giáo đại học phải coi GDĐĐ, nh n cách cho sinh viên là nền tảng và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ hoạt động giáo dục – đào tạo” [17, tr 34] Muốn vận dụng quan điểm đó vào thực tiễn thì mọi phương diện của quá trình giáo dục đều phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người, đều phải hướng vào chủ đích rèn luyện đạo đức, nhân cách sinh viên Mọi tổ chức, lực lượng giáo dục trong nhà trường đều phải cộng đồng trách nhiệm, phối hợp tác động tích cực, cùng chiều vào sự chuyển biến đạo đức, lối sống, nhân cách sinh viên Bên cạnh đó, mọi hình thức và biện pháp giáo dục đều phải được dẫn dắt và nhất quán với yêu cầu GDĐĐ – nhân cách sinh viên, xây dựng nhà trường thành môi trường văn hóa đạo đức và văn hóa nh n cách để thúc đẩy, cảm hóa sinh viên rèn luyện đạo đức, nh n cách Và điều kiện không thể thiếu để tiến hành GDĐĐ sinh viên là cần xây dựng các tập thể, tổ chức sinh viên, tạo ra các thiết chế văn hóa và các hình thức hoạt động văn hóa phù hợp đặc điểm, nhu cầu của tuổi trẻ

Tác giả Trần Sỹ Phán (2016) trong cuốn Giáo dục đạo đức với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay [108] đã đề xuất một số phương hướng, giải

pháp nh m n ng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDĐĐ cho sinh viên, trong các trường đại học và cao đẳng, để tạo ra những nh n cách sinh viên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Một số công trình đáng chú ý khác như ài viết của Trần Thị Tuyết

(2015), Một số giải pháp cho giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay [137]; Phạm Thành Trung (2016), Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay [130] đã gợi mở cho tác giả Luận

án nhiều định hướng và cách thức quý áu để n ng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay

Trang 33

1.2 Khái quát những kết quả và vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Khái quát những kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến

đề tài luận án

Qua nghiên cứu tổng quan các công trình trên, có thể khái quát một số nội dung cơ ản đã được nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận của GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối

cảnh HNQT hiện nay Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu – quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, thanh niên, vai trò của thanh niên, vai trò của giáo dục thanh niên, giáo dục toàn diện và đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, vai trò của nhà trường và tổ chức Đoàn Hội đối với việc giáo dục thanh niên đã được một số công trình đề cập và làm rõ

Khái niệm đạo đức và GDĐĐ: đa số trong các công trình được nhắc đến ở trên các tác giả có cách hiểu khá tương đồng: đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là moris có nghĩa là lề thói, còn lu n lý được xem như đồng nghĩa với đạo đức có gốc

từ tiếng Hy Lạp là ethicos – lề thói, tập tục Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm moral là đạo đức, ethicos là đạo đức học Đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội, phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người

GDĐĐ là quá trình tác động của chủ thể giáo dục tới đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, tình cảm, và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức, làm cho nhân cách của họ phát triển về đạo đức; giúp cho mọi người ứng xử đúng trong các mối quan hệ của cá nhân đối với xã hội, đối với người khác, đối với bản thân; là làm cho mỗi người nắm được (nhận thức và hành động) các mối quan hệ đạo đức

Khái niệm sinh viên, đặc điểm sinh viên và những nội dung GDĐĐ được các tác giả nhấn mạnh khi àn đến GDĐĐ cho sinh viên ao gồm: Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; sống có lý tưởng cao đẹp, ước mơ và hoài ão lớn lao; ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết; truyền thống nh n nghĩa, ao dung; cần cù, sáng tạo trong lao động; lòng dũng cảm, bất khuất; tinh thần hiếu học, lạc quan, thủy chung, khát vọng hòa bình, yêu chuộng hòa bình; giáo dục tình bạn, tình yêu ch n chính…

Trang 34

Trong một số nghiên cứu các tác giả đã đề cập và phân tích các hình thức và phương pháp GDĐĐ cho sinh viên, một số nhân tố tác động tới GDĐĐ cho sinh viên

Thứ hai, thực trạng đạo đức và GDĐĐ cho sinh viên đã được một số tác giả

phân tích trong các công trình của mình, trong đó vấn đề thực trạng đạo đức sinh viên được nghiên cứu nhiều hơn so với nội dung thực trạng GDĐĐ cho sinh viên Hầu hết các tác giả khẳng định: đa số sinh viên có ý thức chính trị - xã hội tốt, có ý thức cộng đồng, tinh thần xung phong tình nguyện, lòng nhân ái sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, xả th n vì nghĩa lớn Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ thanh niên đang ộc lộ những hạn chế, yếu kém đáng lo ngại: phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với chính trị, chạy theo lối sống thực dụng tầm thường, vi phạm pháp luật Công tác GDĐĐ cho thế hệ cũng đạt được những thành tựu nhất định, một số tồn tại hạn chế cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới

Thứ a, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên

Hầu hết các tác giả khẳng định r ng đẩy mạnh sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội là giải pháp quan trọng trong GDĐĐ cho sinh viên Một số tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, cần phải gần gũi sinh viên hơn nữa, phát động nhiều phong trào hấp dẫn và sôi động để thu hút sự tham gia của họ

1.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trên đ y là một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề có liên quan đến

luận án chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ Kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, về một số vấn đề lý luận, trong luận án chúng tôi cố gắng làm rõ nội

hàm khái niệm GDĐĐ cho sinh viên; đồng thời chỉ ra sự tác động của bối cảnh HNQT với nhiều thời cơ nhưng không ít thách thức đến GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN Việc lựa chọn những nội dung GDĐĐ phù hợp với sinh viên ĐHQGHN và với tình hình trong nước và quốc tế hiện nay cũng như đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được cân nhắc và phân tích kỹ càng Sau khi trình bày các nội dung

Trang 35

này, chúng tôi nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa những nội dung đó, muốn vậy phải nhận diện được vị trí và vai trò của từng nội dung và đặt chúng trong một hệ thống chỉnh thể, có mối quan hệ tác động lẫn nhau, ví như điểm xuất phát đầu tiên là giáo dục lòng yêu nước và chỗ trở về cũng là lòng yêu nước, yêu dân Vấn đề này thực sự hầu như chưa được các tác giả nhắc đến

Thứ hai, về thực trạng GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN hiện nay Dựa trên

việc phân tích thông tin dữ liệu của sinh viên ĐHQGHN, chúng tôi cần lấy mẫu điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu cả sinh viên, giảng viên, các cán bộ quản lý, đồng thời tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước để có thể đạt được kết quả nghiên cứu một cách khách quan nhất Đó là kênh thông tin để chúng tôi phân tích thực trạng GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN hiện nay như thế nào Sau đó chỉ

rõ các vấn đề đặt ra trong quá trình GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay để có thể đưa ra phương hướng và giải pháp phù hợp Sự bất cập về trình độ và ý thức trách nhiệm của các chủ thể, bất cập về sự phối hợp giữa các chủ thể

so với yêu cầu GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN Sự bất cập giữa nội dung đạo đức tốt đẹp được học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống đạo đức xã hội nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng suy đồi đạo đức chưa ị đẩy lùi Sự bất cập giữa yêu cầu phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho sinh viên với những biến động của KTTT và sự thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng ở một bộ phận sinh viên Môi trường và các điều kiện GDĐĐ cho sinh viên của ĐHQGHN còn tồn tại những hạn chế, yếu kém

Thứ ba, về một số giải pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ, căn cứ vào đặc điểm

sinh viên ĐHQGHN và ối cảnh HNQT hiện nay, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ là đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên một cách cụ thể, phù hợp với đối tượng, có tính khả thi và đạt hiệu quả cao Hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh sự kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội đóng vai trò quan trọng trong GDĐĐ, nh n cách cho sinh viên Không phủ nhận điều đó nhưng theo chúng tôi

điều đó là chưa đủ, muốn công tác này đạt hiệu quả cần phải có sự kết hợp đồng bộ

của tất cả các chủ thể, các lực lượng giáo dục Do đó, giải pháp đầu tiên theo chúng

Trang 36

tôi là phải n ng cao nhận thức của các chủ thể đó về vai trò và tầm quan trọng của GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong bối cảnh HNQT hiện nay Bên cạnh đó cần đổi mới nội dung và phương pháp GDĐĐ nh m xây dựng phong cách sinh viên hiện đại vừa có đức vừa có tài, trong đó hết sức khai thác và tận dụng có hiệu quả các hình thức văn học nghệ thuật, nói rộng hơn là văn hóa tinh thần để làm tăng tính thẩm mỹ, tác dụng giáo dục thẩm mỹ, từ đó tạo hiệu ứng và hiệu quả GDĐĐ Mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nh n loại trong GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN N ng cao tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức cho sinh viên ĐHQGHN trong ối cảnh HNQT hiện nay cũng là những giải pháp thiết thực cần được phân tích kỹ lưỡng trong luận án

Trong tình hình, bối cảnh hiện nay, nhất là khi Đảng ta tại Đại hội XII (1-2016) đã nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức và sau Đại hội, Bộ Chính trị Khóa XII đã ra chỉ thị 05-CT/TW (15-05-2016) về “tiếp tục đẩy mạnh học tập

và làm theo Tư tưởng – đạo đức – phong cách Hồ Chí Minh”, theo chúng tôi, phải đặc biệt chú trọng GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Đ y là một trong những giải pháp quan trọng cũng sẽ được trình bày trong luận án

Trang 37

Tuỳ vào cách tiếp cận và kết quả đạt được, các công trình nghiên cứu đã làm rõ nội hàm khái niệm đạo đức, ước đầu phân tích khái niệm GDĐĐ, khái lược và phân tích nội dung GDĐĐ cho sinh viên, thực trạng GDĐĐ cho sinh viên, phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho sinh viên trong tình hình hiện nay Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: trong phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu thực trạng đạo đức của giới trẻ, sinh viên; thực trạng GDĐĐ của các chủ thể giáo dục được thực hiện như thế nào, kết quả ra sao còn ít được đề cập Mặt khác, nhiều công trình đã đưa ra những giải pháp góp phần cải thiện nền đạo đức xã hội nói chung và đạo đức cá nh n nói riêng được tốt đẹp hơn Dù vậy, vấn đề đạo đức và GDĐĐ cho đông đảo sinh viên của ĐHQGHN - trung t m đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng lại chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống từ cách tiếp cận triết học Chính vì vậy, luận án chú trọng tiếp cận triết học, vận dụng quan điểm hệ thống, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu GDĐĐ cho sinh viên ĐHQGHN đáp ứng yếu cầu HNQT

Trang 38

CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY-

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1 Giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay – Một số khái niệm

2.1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là moris có nghĩa là lề thói Còn lu n lý được xem như đồng nghĩa với đạo đức có gốc

từ tiếng Hy Lạp là ethicos – lề thói, tập tục Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm moral là đạo đức, ethicos là đạo đức học

Khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan

hệ nhất định giữa người với người trong sự giao tiếp với nhau h ng ngày Lề thói và tập tục biểu hiện thành khuôn phép và quy tắc hành vi, yêu cầu mỗi cá nhân phải có

ý thức tuân thủ để duy trì ổn định trật tự của xã hội

Đạo đức chỉ xuất hiện khi con người đã ý thức được về mình với tư cách là một cá thể, ý thức được những nét, những giá trị riêng biệt của cá nhân và về tính đơn nhất của mình Ý thức đạo đức nảy sinh do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời sống xã hội, mà trước hết là do nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất, trong việc phân phối sản phẩm xã hội và trong đấu tranh xã hội Cùng với sự phát triển của sản xuất, của tiến bộ xã hội, những quy tắc, chuẩn mực, phạm trù đạo đức… tăng lên, phản ánh đời sống xã hội ngày càng phong phú,

đa dạng hơn, trở thành một trong những phương thức để điều chỉnh các mối quan hệ

xã hội, điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực xã hội

Theo G Bandzeladze: “đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những con người trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với

xã hội nói chung” [11, tr.121] Chúng tôi cho r ng đ y là một định nghĩa đúng đắn khi tác giả đã nhấn mạnh đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực (các đức tính và giá trị) và dựa trên sự tự nguyện, tự giác, bởi người có đạo đức là người không chịu sự ép buộc nào khi thực hiện các hành vi ứng xử đạo đức trong quan hệ với nhau và với xã hội

Trang 39

Trần Sỹ Phán cho r ng: “đạo đức là một hiện tượng xã hội, bao gồm một hệ thống các quy tắc, các chuẩn mực nh m điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống, tập quán dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội” [108, tr.46] Định nghĩa này đã đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, nhìn nhận đạo đức với tư cách là một sản phẩm của lịch sử xã hội, đáng lưu ý là tác giả đã nhấn mạnh đến đạo đức hướng tới bảo vệ lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng và cá nhân với xã hội

Nhà triết học và nhân học người Pháp, Edgar Morin đã trình ày quan niệm mới về đạo đức học mà ông gọi là đạo đức học phức hợp: “đạo đức học phức hợp

như là một siêu quan điểm, bao hàm sự suy tư về những cơ sở và nguyên tắc của luân lý”, “Đạo đức có mối liên hệ hữu cơ với luân lý” [99, tr.5] “Đạo đức sẽ khô

c n và trống rỗng nếu không có luân lý cá nhân Cho nên hai từ đạo đức và luân lí không thể tách rời nhau, nhiều lúc chồng lấn nhau, trong những trường hợp như vậy

có thể sử dụng cả hai từ này” [99, tr.13] Các thuật ngữ “đạo đức” và “luân lý” cũng

được hai tác giả Hamid Reza Yousefi và Harald Seubert bàn luận trong cuốn “Đạo đức trong bối cảnh toàn cầu”: Luân lý là một hệ thống các quy tắc xử sự, cái mà diễn ra trong bối cảnh khác nhau trong nội bộ hoặc liên văn hóa khác nhau và là thước đo để xác định xem hành động của một người là tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp Đạo đức là sự biện minh cho các tiêu chuẩn luân lý

Xây dựng nên quan niệm duy vật lịch sử, gắn liền CNDVBC với CNDVLS, C.Mác không chỉ tạo ra ước ngoặt cách mạng trong quan niệm về sự phát triển xã hội nói chung mà còn đặt cơ sở khoa học cho tất cả các lĩnh vực khoa học xã hội, trong đó có

đạo đức Trong “Lời tựa Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị”, C.Mác viết:

“Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ;

trái lại, sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [88, tr.135]

Như thế, đạo đức cũng như pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật… xét đến cùng đều bắt nguồn từ cơ sở vật chất và bị quy định bởi cơ sở vật chất của xã hội Và đạo đức không còn là biểu hiện của một sức mạnh nào đó ở bên ngoài xã hội, bên ngoài

Trang 40

các quan hệ người, cũng không phải là sự biểu hiện của những năng lực tiên thiên hay năng lực bất biến của con người… “Đối với chúng ta đạo đức ở ngoài xã hội loài người thì không thể có được, đó là lừa bịp” [81, tr.368]

Kế thừa, phát triển và cụ thể hóa hơn tư tưởng của C.Mác về tính quy định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội nói chung và với đạo đức nói riêng, Ph.Ăngghen

đã chỉ ra r ng, thực chất và xét đến cùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan điểm đạo đức chẳng qua chỉ là sản phẩm của chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế và đạo đức có tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp Khi phê phán quan niệm của Ơ Đuyrinh trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăngghen đã viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác

đã iến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau” [86, tr.135] Chống lại quan điểm giáo điều về một nền đạo đức vĩnh cửu, đặt lên trên mọi lịch sử và trên những sự khác biệt về dân tộc, thứ đạo đức bất chấp cả thời gian và mọi biến thiên của lịch sử, ông nhấn mạnh: Chung quy lại thì mọi thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế, của xã hội lúc bấy giờ Ngoài tính dân tộc và tính thời đại, Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý đến tính giai cấp của đạo đức Ông cho r ng, trong

xã hội có phân chia giai cấp, mỗi hệ thống đạo đức đều biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định Không có đạo đức chung chung đứng trên mọi sự phân biệt giai cấp, “con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi” [89, tr.136]

Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp phát triển trong sự đối lập giai cấp, đạo đức luôn luôn là đạo đức của giai cấp Từ xã hội cổ đại cho đến xã hội hiện đại,

từ giai cấp chủ nô đến giai cấp địa chủ phong kiến; từ giai cấp tư sản đến giai cấp vô sản mỗi giai cấp đều có nền đạo đức riêng của mình, và thái độ của chúng ta là “không tin vào đạo đức vĩnh viễn và chúng ta bóc trần tất cả những sự dối trá của các câu

chuyện hoang đường về đạo đức” [81, tr.371]

Không chỉ vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn đi s u lý giải tính nghề nghiệp của đạo đức, khẳng định mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức của riêng mình Thừa nhận tính biến đổi của lịch sử, tính giai cấp và tính nghề

Ngày đăng: 12/03/2021, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w