Giáo trình Quản lý trường hợp với Người sử dụng ma túy (dùng cho hệ đại học)

215 147 2
Giáo trình Quản lý trường hợp với Người sử dụng ma túy (dùng cho hệ đại học)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

mạng lưới, nhân viên quản lý trường hợp cần lưu ý: Thể hiện sự quan tâm thường xuyên như mời giao lưu chia sẻ, tập huấn, thư mời dự lễ, hội nghị tổng kết của cơ quan tổ c[r]

(1)(2)(3)

Giáo trình

Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

(Dùng cho hệ đại học)

(4)(5)

Giáo trình

Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

(Dùng cho hệ đại học)

(6)

Chủ biên: TS Nguyễn Trung Hải Các thành viên: TS Bùi Thị Xuân Mai

ThS Nguyễn Huyền Linh

ThS Lê Thị Thủy

ThS Nguyễn Minh Tuấn

Nguyễn Tuấn Long

Đỗ Thị Ngọc Bích

Nguyễn Thị Liên

(7)

LỜI NÓI ĐẦU

Lạm dụng chất gây nghiện nói chung và nghiện ma t nói riêng đã trở thành vấn đề nóng bỏng cần giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nghiện ma t đã và đang làm gia tăng mối lo ngại về sức khỏe, xã hội, làm giảm chất lượng và giá trị cuộc sống của người nghiện Nghiện ma t gây ra nhiều hậu quả cho cả bản thân người nghiện, cho gia đình và cho tồn xã hội

Việt Nam hiện đã có nhiều chương trình can thiệp trong hỗ trợ điều trị nghiện như: cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục - Chữa bệnh – Lao động xã hội, cai nghiện tại cộng đồng, v.v nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn khá cao Một trong những ngun nhân đó là các mơ hình can thiệp riêng lẻ này chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của người nghiện chứ chưa đáp ứng được hết các nhu cầu đa dạng của họ như: được tin tưởng, xây dựng lại mối quan hệ với người thân, bạn bè; biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, điều trị các bệnh mắc phải; được đào tạo hướng nghiệp, tạo việc làm, v.v

Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy là mơ hình can thiệp nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người nghiện trong q trình điều trị nghiện thơng qua việc đánh giá nhu cầu, xác định, điều phối và kết nối các nguồn lực hiện có tại cộng đồng Tại Việt Nam, dịch vụ Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy mới được thí điểm tại Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức FHI 360 và bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực

Do vậy, việc phát triển và đào tạo Cơng tác xã hội với kiến thức chun sâu trong lĩnh vực Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy trở thành vấn đề cần thiết Dựa trên sự tham khảo các tài liệu của FHI, giáo trình “Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy” do nhóm tác giả trường Đại học Lao động – Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội và các chun gia của tổ chức FHI 360 biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo cán bộ cơng tác xã hội trong các trường đào tạo cơng tác xã hội

(8)

hợp với người sử dụng ma túy, sinh viên phải được học nội dung về Chất gây nghiện và xã hội

Chúng xin chân thành cảm ơn đóng góp ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp từ các tổ chức, các trường Đại học, các chuyên gia của tổ chức The Atlantic Philanthropies, tổ chức SAMHSA, tổ chức CDC, tổ chức FHI 360, Cục Bảo trợ xã hội – Bộ LĐTB&XH như TS Kevin P.Mulvey, Ths Nguyễn Văn Hồi, Ths Hồng Nam Thái và đặc biệt là các thành viên nhóm can thiệp dự phịng HIV và ma túy – FHI 360: TS Nguyễn Tố Như, Ths Trần Thị Lan Phương, Ths Nguyễn Hồi Linh, Nguyễn Ly Lai

Trong q trình biên soạn tài liệu, chúng tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thị Thái Lan (Đại học Lao động – Xã hội), Ths Nguyễn Thị Thanh Hương (Đại học Lao động – Xã hội) đã tham gia xây dựng chương trình và đóng góp ý kiến từ những ngày đầu khi xây dựng đề cương tài liệu Giáo trình được biên soạn lần đầu, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các độc giả để giáo trình được hồn thiện hơn trong lần tái bản sau

(9)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ARV Thuốc kháng vi rút

CGN Chất gây nghiện

CPCTNXH Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội

GDĐĐ Giáo dục đồng đẳng

HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội

NSDMT Người sử dụng ma túy

NVQLTH Nhân viên quản lý trường hợp

QLTH Quản lý trường hợp

TTNCNT Truyền thông nâng cao nhận thức

TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện

(10)

MỤC LỤC

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY 11

1.1 Khái niệm chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 13

1.1.1 Khái niệm quản lý trường hợp 13

1.1.2 Mục đích và các hoạt động 15

1.1.3 Cơng tác quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 16 1.2 Một số hoạt động quản lý trường hợp tại Việt Nam 16 1.3 Vai trò nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 20

1.3.1 Kết nối dịch vụ 20

1.3.2 Điều phối 22

1.3.3 Vận động 23

1.3.4 Truyền thông 24

1.3.5 Biện hộ 25

1.3.6 Giám sát 26

1.4 Các yêu cầu đối với nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 27

1.4.1 Về kiến thức 27

1.4.2 Về kỹ năng 30

1.4.3 Về thái độ 32

1.4.4 Những điều cần tránh 35

1.5 Các nguyên tắc nền tảng trong Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 36

1.5.1 Nguyên tắc Chấp nhận thân chủ 36

1.5.2 Nguyên tắc Cá thể hóa 37

1.5.3 Ngun tắc Bảo mật thơng tin cho thân chủ 37

1.5.4 Ngun tắc Dịch vụ tồn diện 38

1.5.5 Nguyên tắc Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ 39

(11)

1.5.7 Nguyên tắc liên tục của dịch vụ 41

1.5.8 Nguyên tắc dịch vụ công bằng 42

1.5.9 Nguyên tắc linh hoạt và kiên nhẫn 42

1.6 Các biện pháp can thiệp dành cho người sử dụng ma túy tại Việt Nam hiện nay 43

1.6.1 Các can thiệp dự phòng 47

1.6.2 Can thiệp giảm tác hại 50

1.6.3 Can thiệp chuyên sâu 54

1.6.4 Các hỗ trợ xã hội khác 64

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I 67

CHƯƠNG II MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP VỚI

NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY 69

2.1 Các kỹ năng cơ bản trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 71 2.1.1 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với thân chủ 71 2.1.1.1. Thiết lập mối quan hệ buổi gặp 72

2.1.1.2. Duy trì mối quan hệ trình làm việc với thân chủ 73

2.1.2 Kỹ năng lắng nghe tích cực 77

2.1.2.1 Khái niệm, mục đích của lắng nghe tích cực 77

2.1.2.2. Phân loại lắng nghe tích cực 78

2.1.2.3. Biểu lắng nghe tích cực 80

2.1.2.4 Các kỹ thuật sử dụng giúp nhân viên quản lý trường hợp

lắng nghe tích cực 82

2.1.2.5 Các rào cản lắng nghe tích cực (có phản hồi) 86

2.1.3 Kỹ năng thấu cảm 87

2.1.3.1 Khái niệm 87

2.1.3.2 Vai trò thấu cảm 90

2.1.3.3 Các nguyên tắc hướng dẫn việc sử dụng kỹ thấu cảm 91

2.2 Các kỹ năng chuyên biệt 94

2.2.1 Kỹ năng gắn kết thân chủ 94

(12)

2.2.3 Kỹ năng vận động 103

2.2.4 Kỹ năng giám sát hỗ trợ thân chủ 109

2.2.5 Kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ 111

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II 117

CHƯƠNG III: QUY TRÌNH QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY 119

3.1 Bước 1: Xây dựng mối quan hệ và đánh giá nhu cầu của thân chủ 121

3.1.1 Xây dựng mối quan hệ 121

3.1.2 Đánh giá thân chủ 124

3.1.2.1. Các yếu tố nhân thân - xã hội- luật pháp 124

3.1.2.2. Điều kiện sức khỏe vấn đề nghiêm trọng sức khỏe 125

3.1.2.3. Sử dụng điều trị nghiện ma túy 126

3.1.2.4. Hành vi tình dục 128

3.1.3 Các giai đoạn thay đổi hành vi và các chiến lược can thiệp 129

3.2 Bước 2: Xây dựng kế hoạch 143

3.2.1 Xác định các mục tiêu 144

3.2.2 Xác định mục tiêu ưu tiên 146

3.2.3 Lựa chọn dịch vụ chuyển gửi 148

3.2.4 Lập kế hoạch chi tiết tiếp cận dịch vụ 149 3.3 Bước 3: Hỗ trợ thân chủ tiếp cận dịch vụ được chuyển gửi 151

3.3.1 Liên hệ nối kết cơ sở chuyển gửi 151

3.3.2 Chuẩn bị tâm lý cho thân chủ và những khó khăn có thể nẩy sinh 151

3.3.3 Chuẩn bị điều kiện hành chính 152

(13)

3.5 Bước 5: Lượng giá và kết thúc 156 3.5.1 Lượng giá các hoạt động, mục tiêu đề ra trong kế hoạch 157 3.5.2 Lượng giá những thay đổi của thân chủ 157 3.5.3 Lượng giá các dịch vụ được triển khai 157 3.5.4 Đánh giá lại nhu cầu thân chủ và gắn kết với dịch vụ hỗ trợ khác 157 3.5.5 Hỗ trợ thân chủ xây dựng kế hoạch tiếp theo (nếu cần) 158 3.5.6 Kết thúc: Chia tay, động viên, chỉ ra những khó khăn có thể gặp phải khi khơng cịn tiếp tục kết nối với nhân viên quản lý trường hợp 158

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III 160

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 175

(14)(15)

TỔNG QUAN

VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY

CHƯƠNG I

1.1 Khái niệm chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 13 1.2 Một số hoạt động quản lý trường hợp tại Việt Nam 16 1.3 Vai trò nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 20 1.4 Các yêu cầu đối với nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 27 1.5 Các nguyên tắc nền tảng trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 36 1.6 Các biện pháp can thiệp dành cho người sử dụng ma túy

tại Việt Nam hiện nay 43

(16)(17)

Quản lý trường hợp (hay gọi Quản lý ca) hoạt động đòi hỏi chuyên môn công tác xã hội chuyên sâu Đây nội dung mẻ Việt Nam Chương I tài liệu cung cấp kiến thức quản lý trường hợp cho sinh viên ngành công tác xã hội nhân viên quản lý trường hợp làm việc lĩnh vực Những kiến thức chung quản lý trường hợp giới thiệu mang tính khái quát chương I Tuy nhiên với mục đích tăng cường kiến thức nhận thức quản lý trường hợp người sử dụng ma túy tài liệu trọng giới thiệu kiến thức quản lý trường hợp, nguyên tắc số chức nhiệm vụ nhân viên quản lý trường hợp làm việc với người sử dụng ma túy.

Chương I kết cấu phần:

• Khái niệm chung quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy • Một số hoạt động quản lý trường hợp Việt Nam

• Vai trị nhân viên cơng tác xã hội quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

• Các yêu cầu nhân viên quản lý trường hợp làm việc với người sử dụng ma túy

• Nguyên tắc quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy • Các biện pháp can thiệp cho nhóm người sử dụng ma túy

1.1 Khái niệm chung quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

1.1.1 Khái niệm quản lý trường hợp

(18)

Johnson (1995) cho rằng quản lý trường hợp là sự điều phối các dịch vụ trong việc hỗ trợ thân chủ Nhân viên quản lý trường hợp làm việc với thân chủ để xác định dịch vụ cần thiết, tổ chức và theo dõi sự chuyển giao các dịch vụ đó tới thân chủ có hiệu quả (Johnson, 1995)

Moore (1995) cho rằng: “việc hoạch định và phối hợp một gói các dịch vụ y tế và xã hội được cá nhân hóa để đáp ứng các nhu cầu đặc thù của một thân chủ” (Moore, 1995) Cịn với Intagliata (1981): “một tiến trình hay phương pháp đảm bảo rằng khách hàng được cung ứng bất cứ dịch vụ nào họ cần bằng một phương thức được phối hợp, hiệu quả và kết quả” Ballew và Mink (1996) “giúp đỡ những người mà cuộc sống của họ khơng thỏa mãn hay khơng phong phú do gặp nhiều vấn đề cần sự trợ giúp cùng lúc của nhiều nơi giúp đỡ” (Ballew và Mink, 1996, tr 3) Rapp (1992) cung cấp thêm khái niệm quản lý trường hợp: “hỗ trợ bệnh nhân tái nhận thức về các nguồn lực bên trong của thân chủ như sự thơng minh, tài năng và khả năng giải quyết vấn đề; thiết lập và thương lượng các quy tắc làm việc và giao tiếp giữa bệnh nhân và các nguồn lực bên ngồi; và biện hộ vận động các nguồn lực bên ngồi để tăng cường tính liên tục, khả năng tiếp cận, tinh thần trách nhiệm và tính hiệu quả của những nguồn lực đó” (Rapp et al., 1992, tr 83)

National Association of Social Workers (1992) cho rằng: “đánh giá nhu cầu của thân chủ và gia đình thân chủ, và sắp xếp, phối hợp, giám sát và biện hộ một gói nhiều dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu phức tạp của thân chủ cụ thể” (trang 5) Cuốn Case Management Society of America (1990) có viết: “Quản lý trường hợp là tiến trình hợp tác trong việc đánh giá, hoạch định, tạo thuận lợi và biện hộ cho những phương án và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu sức khỏe của một cá nhân thơng qua giao tiếp và các nguồn lực sẵn có để thúc đẩy những kết quả có chất lượng và hiệu quả”

Tóm lại, quản lý trường hợp tiến trình hợp tác nhà chuyên môn với hoạt động đánh giá nhu cầu thân chủ (cá nhân, gia đình), xác định, kết nối điều phối nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận nguồn lực để giải vấn đề đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả.

(19)

thể thấy rằng một cơ quan tổ chức sẽ không thể cung cấp được đầy đủ các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thân chủ Ví dụ như bệnh viện thì chỉ chăm sóc sức khỏe, cơ sở tham vấn thì tập trung hỗ trợ về mặt tâm lý cho thân chủ, v.v Rõ ràng chúng ta sẽ khơng thể hỗ trợ triệt để và bền vững được cho thân chủ nếu như chúng ta khơng đáp ứng được các nhu cầu của thân chủ một cách tồn diện Khác với nhân viên cơng tác xã hội có thể đưa ra các can thiệp trực tiếp và chun sâu, nhân viên quản lý trường hợp tập trung hơn vào việc kết nối, giám sát và điều phối các dịch vụ dành cho thân chủ

1.1.2 Mục đích và các hoạt động

Mục đích chủ yếu của quản lý trường hợp là tối đa hóa việc thực hiện chức năng của thân chủ bằng cách cung cấp những dịch vụ có chất lượng và có hiệu quả đối với các cá nhân có những nhu cầu phức tạp Tăng cường khả năng phát triển, giải quyết vấn đề của thân chủ; Tạo ra và thúc đẩy hệ thống hỗ trợ hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân bản để cung cấp tài ngun và dịch vụ cho con người; Liên kết con người với hệ thống cung cấp tài ngun, dịch vụ và cơ hội; Cải thiện phạm vi và năng lực của hệ thống cung cấp dịch vụ; Góp phần cho sự phát triển và hồn thiện của chính sách xã hội

Từ khái niệm đưa đặc điểm hoạt động quản lý trường hợp sau:

Quản lý trường hợp là tiến trình tương tác nhằm trợ giúp thân chủ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề

Tiến trình này bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của thân chủ, lên kế hoạch trợ giúp từ đó tìm kiếm, kết nối và điều phối các dịch vụ, nguồn lực để nhằm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của thân chủ một cách có hiệu quả

(20)

Thân chủ là cá nhân, người đang có vấn đề, họ đang có những nhu cầu cơ bản khơng được đáp ứng, vì vậy họ cần sự trợ giúp Tuy nhiên khi trợ giúp cho cá nhân thì nhân viên quản lý trường hợp cịn làm việc với gia đình họ do vậy trong quản lý trường hợp, thân chủ can thiệp chủ yếu là cá nhân, nhưng cũng có lúc cần làm việc với gia đình

Quản lý trường hợp cần kết nối với hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội trong cộng đồng và được sự đồng thuận và cam kết của các cơ sở cung cấp dịch vụ này Vì vậy một hệ thống cung cấp dịch vụ chun nghiệp là một bộ phận cấu thành khơng thể thiếu giúp cho cơng việc quản lý trường hợp được triển khai có hiệu quả

1.1.3 Cơng tác quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

Quản lý trường hợp xem phương thức hỗ trợ hữu hiệu để đảm bảo an sinh cho người sử dụng ma túy Những hoạt động điều phối, vận động, biện hộ, tăng năng lực, kết nối nguồn lực trong quản lý trường hợp sẽ giúp người sử dụng ma túy dễ dàng tiếp cận với những dịch vụ và nguồn lực mà người sử dụng ma túy chưa hoặc khơng tiếp cận được để giải quyết hay đáp ứng nhu cầu

Ở Việt Nam, cán bộ có chun mơn trong quản lý trường hợp cịn khá hạn chế nên việc trợ giúp cho thân chủ là người sử dụng ma túy cịn nhiều khó khăn Khơng ít trường hợp nguồn lực có nhưng lại chưa kết nối được tới thân chủ, hoặc có sự chồng chéo trong trợ giúp nên có thân chủ được hưởng nhiều dịch vụ, nhưng có thân chủ lại khơng có khả năng để tiếp cận với các nguồn lực để giải quyết vấn đề của mình

(21)

Dịch HIV tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tập trung trong các nhóm có nguy cơ cao như nhóm người nghiện chích ma túy, nhóm phụ nữ hành nghề mại dâm và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, trong đó nhóm người nghiện chích ma túy có nguy cơ cao Do đó, kể từ giai đoạn 2003 – 2010, Ủy ban Phịng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện lồng ghép các chương trình phịng chống HIV/AIDS và ma túy trong các trung tâm 06 để từ đó giảm những tác động khơng mong muốn, kiểm sốt dịch bệnh trên nhóm người sau cai tại các trung tâm

Từ năm 2005 – 2010, TP Hồ Chí Minh triển khai thực kế hoạch Quản lý và Giúp đỡ tái hịa nhập cộng đồng (THNCĐ) cho người sau cai Theo đó, từ tháng năm 2006 Ủy ban Phịng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Thành phố Hồ Chí Minh cũng tập trung hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động của “Chương trình Hỗ trợ điều trị nghiện và Tái hịa nhập cộng đồng” tại địa phương/cộng đồng Một trong những hợp phần quan trọng của Chương trình này là “Quản lý trường hợp”

(22)

khu phố Như thế, hệ thống nhà nước đã có một lượng lớn nhân sự phụ trách cơng tác tiếp cận người sau cai tái hịa nhập cộng đồng, nhưng cịn hạn chế về chun mơn Vì vậy, nhằm huy động lực lượng xã hội sẵn có, hệ thống quản lý nhà nước và vốn kinh nghiệm chun mơn từ các dự án thí điểm, năm 2007, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Ủy ban Phịng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kế hoạch liên tịch về cơng tác tiếp cận quản lý giúp đỡ người tái hịa nhập cộng đồng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc là đơn vị đảm bảo quản lý và điều phối lực lượng nhân sự trực tiếp thực thi chương trình chính là tổ cán sự xã hội tình nguyện Sở Lao động Thương binh và Xã hội là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ và báo cáo số liệu mang tính hệ thống Ủy ban Phịng chống AIDS TP.HCM phụ trách huấn luyện nghiệp vụ về tư vấn, tiếp cận giúp đỡ người tái hịa nhập cộng đồng dự phịng tái nghiện và phịng tránh lây nhiễm HIV/AIDS dành cho cán sự xã hội tình nguyện và cán bộ chun trách phịng chống tệ nạn xã hội quận/huyện, phường/xã

Dưới sự tài trợ của dự án CDC, FHI 360, và một số dự án khác như Ngân hàng thế giới… cho việc triển khai thực hiện kế hoạch liên tịch 3 bên, chương trình đã tổ chức huấn luyện nâng cao năng lực dành cho hầu hết tất cả cán sự xã hội tình nguyện, cán bộ chun trách phường/xã của 24 quận/huyện Sau khi hồn tất các khóa tập huấn theo mơ hình quản lý trường hợp thì những cán sự xã hội tình nguyện thực hiện trực tiếp cơng tác này được gọi là cán bộ quản lý trường hợp Bên cạnh đó, chương trình cũng đã xây dựng được hệ thống quản lý, báo cáo cũng như điều hành hoạt động tiếp cận theo mơ hình Quản lý trường hợp dành cho người sử dụng ma túy Từ năm 2009 - 2010, chương trình đã cung cấp 38 khóa tập huấn từ cơ bản đến nâng cao và cả tập huấn nhắc cho 1.027 lượt người làm cơng tác quản lý trường hợp thuộc phường xã 24 quận/ huyện Mạng lưới cán bộ quản lý trường hợp này đã tăng độ bao phủ nhóm đích lên gần 60%, và đã chuyển gửi thân chủ đến các dịch phù hợp đáp ứng nhu cầu cho người tái hịa nhập cộng đồng trên địa bàn

Nếu Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu của Việt Nam trong việc áp dụng mơ hình Quản lý trường hợp thực hiện cơng tác tư vấn tiếp cận, giúp đỡ người sau cai tái hịa nhập cộng đồng tại địa phương thì Hải Phịng là tiêu điểm tiếp theo trên các tỉnh miền bắc với mơ hình quản lý trường hợp cho những người sử dụng ma túy nói chung, lồng ghép vào hệ thống nhân sự của nhà nước hiện tại

(23)

đối mặt với các vấn đề liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như hạn chế về tiếp cận các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe Mặc dù nhiều can thiệp đã được triển khai nhằm giải quyết tác hại liên quan đến sử dụng ma túy Luật Phòng, Chống HIV/AIDS Việt Nam đưa ra một khung pháp lý cho các chương trình giảm hại; nhưng vẫn cịn những thiếu khuyết về cung cấp dịch vụ cho người sử dụng ma túy tại Hải Phịng Các dịch vụ nói chung được phân bố tản mát và khơng một dịch vụ nào đáp ứng được tồn diện tất cả các nhu cầu của người sử dụng ma túy Tất cả những thách thức này khiến người sử dụng ma túy dễ bị tổn thương với các tác hại khơng mong muốn cũng như hạn chế họ tiếp cận với các dịch vụ điều trị nghiện ma túy dựa trên bằng chứng và mang tính tự nguyện

Chi Cục Phịng, Chống tệ nạn xã hội (Chi cục) thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phịng đóng vai trị quan trọng trong việc phịng chống HIV và ma túy tại Hải Phịng Chi cục có nhiệm vụ tham mưu giúp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, Chi cục cịn tổ chức và phối hợp với các cấp, các ngành liên quan thực hiện các kế hoạch, chương trình dự án, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá các đơn vị thực hiện cơng tác quản lý, giáo dục, chữa trị cho người nghiện ma túy và các địa phương ở tuyến quận/huyện, xã/phường Chi cục triển khai các chương trình, kế hoạch hàng năm và dài hạn về phịng chống mại dâm, cai nghiện ma túy và các giải pháp cho các vấn đề xã hội sau khi hồn thành điều trị nghiện ma túy Chi cục cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các hoạt động liên quan tới phịng chống ma túy, điều trị nghiện ma túy và các dịch vụ điều trị cho người mại dâm và người sử dụng ma túy cũng như cho người sau cai hịa nhập với cộng đồng tại Hải Phịng Chi cục cũng đào tạo xây dựng năng lực cho các nhân viên làm việc tại trung tâm và cộng đồng dựa trên tình hình thực tế và thực thi chính sách

(24)

này là việc lồng ghép nhân sự chương trình quản lý trường hợp vào hệ thống nhân sự nhà nước chính thức Mỗi phường/xã đều có ít nhất một cán bộ và/hoặc cán sự trong biên chế nhà nước chịu trách nhiệm về phịng chống mại dâm và ma túy Các cán bộ, nhân viên này được tập huấn tồn diện về thái độ với người sử dụng ma túy, kiến thức liên quan đến HIV, ma túy, tình hình sử dụng ma túy cũng như những can thiệp hiện có cho người sử dụng ma túy trên địa bàn Thành phố Hải Phịng Đồng thời, họ cũng được tập huấn bổ sung hàng năm hoặc tập huấn nâng cao về các kỹ năng làm việc với người sử dụng ma túy, bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, kỹ năng đánh giá và chuyển gửi dịch vụ, v.v Sau các hoạt động nâng cao năng lực, 50 cán bộ phường/xã này thực sự hình thành mạng lưới nhân viên quản lý trường hợp tại Hải Phịng nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng ma túy trong cộng đồng, chuyển gửi họ tới những dịch vụ y tế và xã hội sẵn có theo nhu cầu riêng của từng cá nhân Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012, 50 nhân viên quản lý trường hợp đã hỗ trợ và chuyển gửi dịch vụ cho hơn 1.200 thân chủ là người sử dụng ma túy Mơ hình quản lý trường hợp đã cho thấy những bằng chứng về tính thiết thực, sư phát huy tối đa nguồn nhân lực và vật lực của nhà nước, điều phối và sử dụng hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ sẵn có, v.v để tư vấn hỗ trợ người sau cai tái hịa nhập cộng đồng và người sử dụng ma túy tiếp cận và sử dụng các dịch vụ có chất lượng và đáng tin cậy giúp tăng cường sự tự tin hịa nhập cộng đồng và cải thiện chất lượng cuộc sống Định hướng trong thời gian tới mơ hình này sẽ được mở rộng thực hiện tại nhiều tỉnh thành khác để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả các chương trình điều trị nghiện, sử dụng hợp phần “cầu nối” then chốt chính là đội ngũ nhân viên quản lý trường hợp Người làm cơng tác quản lý trường hợp cũng như người giám sát sẽ được tập huấn chun mơn để thực hiện cơng việc một cách hiệu quả nhất

1.3 Vai trị nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

1.3.1 Kết nối dịch vụ

Mục đích vai trị hướng tới:

Tạo mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình họ với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ cho người sử dụng ma túy

(25)

nhiều cơ quan đối tác để đối phó với những thiếu hụt về tài chính, y tế, xã hội và/hoặc các chun mơn kĩ thuật trong q trình giải quyết vấn đề của thân chủ (người sử dụng ma túy) Thơng thường người sử dụng ma túy nguồn lực về kinh tế là khơng đảm bảo do vậy để có thể giải quyết được vấn đề của thân chủ bằng cách huy động và kết nối nguồn lực tới cho họ, bên cạnh đó thân chủ cũng thường có tâm lý ngại giao tiếp với các cơ sở cung cấp dịch vụ nên việc tìm đến các nguồn lực, dịch vụ khá hạn chế Tránh sự chồng chéo, chống lãng phí: Trong q trình triển khai và duy trì mạng lưới, các thơng tin về các chương trình hỗ trợ, các hoạt động đã được thực hiện sẽ được thơng tin cho tất cả các thành viên của mạng lưới cũng như các tổ chức đơn vị khác, như vậy sẽ tránh việc lặp lại các dịch vụ hay các hoạt động hỗ trợ, tránh sự lãng phí và đơi khi cịn là bất lợi trong q trình điều trị nghiện

Tăng cơ hội lựa chọn trong lập kế hoạch: “Khi có thêm nguồn lực về con người, dịch vụ hỗ trợ và kinh phí tài chính, nhiều giải pháp sẽ được tính tới, việc quyết định giải pháp tốt nhất khơng lệ thuộc vào vấn đề tài chính mà dựa vào tính hiệu quả của nó”

Thiết lập mạng lưới liên kết: gồm cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp các dịch vụ xã hội; các cơ sở bảo trợ xã hội; các trung tâm tham vấn, tư vấn; các chương trình dự án; các tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước; các tổ chức xã hội chính thức và khơng chính thức, v.v

Để thực vai trị nhân viên quản lý trường hợp cần lưu ý số điều sau:

Tìm hiểu và tiếp cận các đối tác tiềm năng và xây dựng mối quan hệ bền vững với những đối tác này

Tạo cơ hội tiếp xúc với các đối tác để giới thiệu về tổ chức (mục tiêu, hoạt động, nhóm đối tượng quan tâm, khả năng về nguồn nhân lực, kĩ thuật, tài chính) Thành lập các nhóm người sử dụng ma túy, xây dựng các kế hoạch hoạt động huy động sự tham gia của thân chủ, đây chính là một biện pháp giúp các thân chủ có cơ hội giao lưu và tiếp xúc cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ

Giới thiệu, chia sẻ tên, điện thoại, địa chỉ liên lạc với các cá nhân, tổ chức mình quan tâm và phù hợp với nhu cầu chung của thân chủ

(26)

tìm hiểu về cá nhân và cơ quan họ đang làm, về đối tượng đích và chính sách trợ giúp của cơ quan

Chủ động chia sẻ về cơ quan, tổ chức của mình

Tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức y tế, xã hội, tài chính qua nhiều phương tiện như điện thoại, thư tín, internet

Thái độ giao tiếp cần chân thành, trung thực, tôn trọng, biết lắng nghe Lưu trữ các thông tin về cơ quan tổ chức tiềm năng, cập nhật các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sử dụng kỹ năng giao tiếp trong các cuộc họp, hội thảo từ sự tự tin, cách thức bắt tay, giới thiệu bản thân, trao đổi card visit

Thiết lập mạng lưới hỗ trợ cho thân chủ trên nhiều phương diện nhằm đáp ứng nhu cầu cho thân chủ một cách tồn diện nhất có thể

Duy trì mối quan hệ: Để duy trì mối quan hệ với các thành viên trong

mạng lưới, nhân viên quản lý trường hợp cần lưu ý: Thể quan tâm thường xun như mời giao lưu chia sẻ, tập huấn, thư mời dự lễ, hội nghị tổng kết của cơ quan tổ chức của mình; Gửi thư thăm hỏi hay tới dự những ngày lễ lớn của đối tác, v.v.; Gửi thư cảm ơn sau những hoạt động trợ giúp, đưa tên hay sự đóng góp của họ trong các tài liệu, thơng tin liên quan; Lưu trữ các thơng tin về các cá nhân tổ chức; Cần có địa chỉ, thơng tin về các cơ quan cung cấp dịch vụ như danh bạ các cơ quan tổ chức; Cập nhật các thơng tin liên quan như người đứng đầu, nội dung hoạt động chương trình dự án của các cơ quan; Chia sẻ thơng tin để tạo lập mối quan hệ chính thức hay phi chính thức với các cá nhân trong các cơ quan tổ chức; Khích lệ các cơ quan tổ chức trong mạng lưới tham gia tích cực vào các hoạt động của mạng lưới; Cung cấp các thơng tin khích lệ lịng tự hào của cá nhân và tổ chức khi tham gia vào hoạt động từ thiện hoặc mạng lưới hỗ trợ; Tạo các cơ hội để sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức tham gia vào mạng lưới và chiến dịch huy động nguồn lực được cơng chúng biết tới thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng hoặc các hình thức phù hợp; Quảng bá hình ảnh cơ quan tổ chức của mình

1.3.2 Điều phối

(27)

mục đích của điều phối nguồn lực: Tạo cơ hội cho thân chủ tiếp cận được các nguồn lực nhằm hỗ trợ việc điều trị nghiện một cách hiệu quả Tránh sự chồng chéo và lãng phí các nguồn lực này Để đạt được mục đích đề ra nhân viên quản lý trường hợp cần lưu ý một số điều sau đây:

Trước hết cần đánh giá phân tích nguồn lực của thân chủ, gia đình và nguồn lực bên ngồi: nguồn lực từ các cơ quan tổ chức trong cộng đồng liên quan đến việc hỗ trợ điều trị nghiện và phục hồi sau điều trị

Đánh giá và phát huy thế mạnh nội lực ngay trong chính thân chủ (người sử dụng ma túy), trong gia đình, họ hàng và những người thân Ví dụ, một thân chủ (người sử dụng ma túy) nếu như có được sự trợ giúp từ những người thân thì đây là một nguồn lực có tính bền vững và lâu dài, để thân chủ ở cùng người thân, họ hàng sẽ tạo nên nền tảng hồ nhập cộng đồng tốt hơn là đưa thân chủ vào trung tâm

Tìm hiểu và điều phối nguồn lực bên ngồi sao cho nguồn lực đó đến với thân chủ nhanh chóng và kịp thời Ví dụ, đánh giá xem hiện đang có cơ quan tổ chức nào trợ giúp cho thân chủ tại cộng đồng, tại các địa phương lân cận, tại các tỉnh thành khác Các cơ quan tổ chức này đang quan tâm tới điều gì, hiện đang có chương trình gì Sau đó kết nối các dịch vụ đó tới đúng những nhu cầu của thân chủ Ví dụ như đã có nhiều dịch vụ dành cho điều trị nghiện và thân chủ bây giờ có những nhu cầu muốn hịa nhập cộng đồng và có việc làm để khẳng định bản thân Nhân viên quản lý trường hợp cần tìm hiểu các cơ quan tổ chức cung cấp việc làm, tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn giữa các cơ quan tổ chức này để kết nối với nhu cầu việc làm của thân chủ

1.3.3 Vận động

Trong vai trị này, nhân viên quản lý trường hợp sẽ thực hiện các hoạt động nhằm vận động và thu hút sự tham gia của thân chủ, các thành viên trong gia đình, người thân, các cơ quan tổ chức liên quan, v.v tham gia vào tiến trình hỗ trợ thân chủ

(28)

lý trường hợp, việc thu hút gia đình, người thân của thân chủ tham gia vào tiến trình quản lý sẽ giúp cho kết quả đạt được tốt hơn Tình thương yêu của cha mẹ, của người thân là một liều thuốc tinh thần quan trọng; ngược lại sự kỳ thị, lãnh cảm của gia đình và người thân khi trong nhà có thân chủ sẽ tạo khoảng cách mà chính điều đó làm tình trạng thân chủ sẽ càng trầm trọng hơn Ngồi ra, một số thân chủ có người thân có khả năng tài chính dồi dào nếu quan tâm, giúp đỡ thân chủ sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn Một số trường hợp thay vì thân chủ ở tại các trung tâm cai nghiện, nếu được người thân đem về ni dưỡng, chăm sóc, điều trị nghiện tại gia đình sẽ tạo điều kiện thân chủ dễ phục hồi và hội nhập với mơi trường xung quanh

Vận động các cá nhân, tổ chức tham gia vào tiến trình: Khi thân chủ có vấn đề thì nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ xã hội rất lớn Vì vậy nhân viên quản lý trường hợp phải tác động để các cá nhân, các tổ chức có thẩm quyền, có liên quan tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hỗ trợ cho thân chủ được đáp ứng nhu cầu

1.3.4 Truyền thơng

Truyền thơng (communication) là q trình chia sẻ thơng tin Truyền thơng là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung Ở dạng đơn giản, thơng tin được truyền từ người gửi tới người nhận Ở dạng phức tạp hơn, các thơng tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận Phát triển truyền thơng là phát triển các q trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngơn ngữ

(29)

cũng có vai trị làm cho xã hội thơng cảm và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người sử dụng ma túy

1.3.5 Biện hộ Khái niệm:

Biện hộ là khái niệm phức tạp được sử dụng trong tất cả các ngành khoa học nhân văn và những ngành liên quan Ở hình thức đơn giản nhất, nó là ý kiến mà ai đó có thể nói nhân danh người khác và trình bày quan điểm của người ấy theo cách các luật sư đại diện cho thân chủ Thuật ngữ này bắt nguồn từ một từ Latin “vox/voce”, có nghĩa là “trao tiếng nói cho” Theo Hiệp hội cơng tác xã hội (2000), biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là đối với những người yếu thế; nhằm thúc đẩy cơng bằng xã hội cho tất cả mọi người đặc biệt là người yếu thế trong cộng đồng

Biện hộ được xác định như q trình làm việc với thân chủ (người sử dụng ma túy) hoặc đại diện cho thân chủ Mục đích để tìm kiếm dịch vụ hay nguồn lực mà thân chủ đã khơng đựơc hưởng; tác động tạo ra sự thay đổi về chính sách, thủ tục hành chính đã ảnh hưởng bất lợi cho thân chủ ; thúc đẩy chính sách, luật pháp mới tạo ra nguồn lực và dịch vụ cần thiết cho họ (Hepworth D, 1997)

Khi thực hiện biện hộ, người quản lý trường hợp phải nêu được quan điểm, tiếng nói của mình để đảm bảo quyền lợi của thân chủ được tơn trọng và thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của họ Trong trường hợp thân chủ là người sử dụng ma túy, biện hộ lại càng có ý nghĩa bởi thân chủ (người sử dụng ma túy) khơng dễ dàng có tiếng nói với cơ quan có liên quan, cơ quan cung cấp dịch vụ Ví dụ, như biện hộ cho thân chủ (người sử dụng ma túy) được tiếp cận với các dịch vụ Biện hộ, khuyến khích thân chủ (người sử dụng ma túy) tham gia phát biểu ý kiến; tạo cơ hội để họ có thể nêu lên chính kiến, mong muốn của mình Nói cách khác, Biện hộ là một q trình hành động tích cực có suy tính để giúp đỡ những người khác nhằm: Đảm bảo những quyền lợi của người sử dụng ma túy; Đại diện cho lợi ích của họ; Tìm kiếm những dịch vụ họ cần; Bày tỏ quan điểm và ước vọng của họ

(30)

hội Do vậy khi thực hiện hoạt động biện hộ, người quản lý trường hợp cần coi đây là kim chỉ nam cho hành động để hướng tới bảo vệ quyền lợi của thân chủ, những người yếu thế, giúp họ tiếp nhận được các nguồn lực mà lẽ ra họ được hưởng nhưng lại chưa được hưởng Ví dụ: một thân chủ (người sử dụng ma túy) cần đuợc trợ giúp để đuợc tiếp cận dịch vụ; Nhà nước có chính sách để hỗ trợ cho họ, nhưng vì một lý do nào đó thân chủ (người sử dụng ma túy) khơng được hưởng, người quản lý trường hợp có nhiệm vụ đại diện cho gia đình nêu ý kiến với chính quyền để quyền lợi của họ được đảm bảo Cụ thể là nhân viên quản lý trường hợp sẽ nghiên cứu kỹ những chính sách và dịch vụ của Nhà nước để chuẩn bị tiếp cận với chính quyền địa phương Tìm hiểu những khó khăn và vướng mắc của thân chủ để đề đạt những nguyện vọng chính đáng, tháo gỡ những vướng mắc từ đó đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thân chủ

Tập trung vào nhu cầu và quyền của thân chủ; quyền lợi của thân chủ phải được bảo vệ Khi thực hiện biện hộ các quyền hay dịch vụ cho thân chủ người quản lý trường hợp cần lấy lợi ích và nhu cầu của thân chủ làm yếu tố nền tảng để thương thuyết với các cơ quan cung cấp dịch vụ

Đảm bảo sự tham gia của thân chủ và gia đình Biện hộ khơng có nghĩa là làm thay thân chủ mà cần thu hút họ vào hoạt động đàm phán thương thuyết để có được chính sách, dịch vụ Thu hút sự tham gia của thân chủ ngay khi thu thập thơng tin, phân tích nhu cầu và trình cho các cơ quan dịch vụ có chức năng Như vậy cần khích lệ họ tham gia tích cực vào q trình biện hộ vì quyền lợi của chính họ Người cán bộ ln ln ý thức được rằng biện hộ của họ đóng vai trị hỗ trợ cho thân chủ tự đứng lên biện hộ cho chính mình, ở bên cạnh những nhóm người yếu thế Ngun tắc này hướng tới việc trao quyền Người quản lý trường hợp là những người đứng bên để ủng hộ, hỗ trợ để thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình

Tơn trọng các bên: Trước hết bảo vệ cho quyền lợi cho thân chủ trong khn khổ của luật pháp Biện hộ là làm việc đại diện cho thân chủ, đứng về phía thân chủ, nhưng cũng khơng chống đối lại tổ chức mà chỉ là tìm ra một giải pháp hữu hiệu cho cả hai phía

1.3.6 Giám sát

(31)

là q trình liên tục thu thập các thơng tin trên các khía cạnh của tiến trình quản lý trường hợp Nó là việc quan sát có hệ thống và có mục đích Nó bao gồm cả việc đưa ra những phản hồi về tiến độ thực hiện cùng với sử dụng các dịch vụ liên quan trong tiến trình quản lý trường hợp Thực hiện giám sát là cơng việc rất quan trọng và hữu ích đối với bản thân nhân viên quản lý trường hợp Giám sát khơng có nghĩa là nhân viên quản lý trường hợp theo dõi thân chủ để bắt lỗi hay phạt họ Giám sát ở đây là nhân viên quản lý trường hợp sẽ “sát cánh” cùng thân chủ để xem thân chủ có thực hiện tốt các hoạt động trong kế hoạch khơng? Có vấn đề gì khó khăn nẩy sinh trong q trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khơng để từ đó có thể đưa ra những hỗ trợ kịp thời và cần thiết giúp cho thân chủ sử dụng các dịch vụ hiệu quả nhất

Vai trị nhân viên quản lý trường hợp thơng qua giám sát sau:

Ln theo sát các hoạt động tiếp cận và sử dụng dịch vụ của thân chủ để đảm bảo các hoạt động đi đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra; Phân tích tình hình thân chủ tiếp cận và sử dụng dịch vụ xã hội; Xác định các vấn đề khó khăn của thân chủ trong việc sử dụng dịch vụ (Cả khách quan là từ phía cơ sở cung cấp dịch vụ, xã hội và chủ quan là từ phía thân chủ và gia đình) và tìm kiếm các giải pháp để vượt qua

1.4 Các u cầu nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

1.4.1 Về kiến thức

1.4.1.1 Kiến thức về ma túy, nghiện ma túy:

Nhân viên quản lý trường hợp cần có kiến thức cơ bản về ma túy, tác hại và ảnh hưởng, tính lệ thuộc vào ma túy đối với người nghiện ma túy, tiến trình sử dụng từ khi con người bắt đầu sử dụng cho đến khi lệ thuộc vào ma túy Do vậy nhân viên quản lý trường hợp phải có đầy đủ kiến thức cơ bản và hiểu rõ mơ hình các hình thái sử dụng ma túy: Dùng thử - Dùng có mục đích - Dùng nhiều - Nghiện (FHI360, Ma túy và Xã hội, 2010)

Nhân viên quản lý trường hợp phải nắm được các mơ hình điều trị nghiện ma túy và các biện pháp can thiệp Biết được hiện nay có những phác đồ điều trị gì, những phác đồ điều trị nào đang được sử dụng và những chương trình nào đã và đang đem lại hiệu quả đối với thân chủ

(32)

và tác hại của nó cũng như nắm được loại ma túy mà thân chủ sử dụng và những tác động của nó đối với thân chủ, tiền sử sử dụng chất gây nghiện và q trình trị liệu mà thân chủ đã được áp dụng trước đây Nghiện ma túy làm sức khỏe giảm sút, mất khả năng học tập lao động Dùng chung bơm kim tiêm khơng tiệt trùng khi sử dụng ma túy dẫn đến lây truyền các bệnh như: Viêm gan B, C đặc biệt là lây nhiễm HIV Sử dụng ma túy q liều có thể gây sốc thuốc, nếu khơng cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong Việc sử dụng ma túy trong thời gian dài khiến não bộ bị tổn thương Ví dụ: Khi sử dụng Methamphetamine (ma túy tổng hợp/hàng đá) có tác dụng gây hưng phấn rất cao, làm cho người dùng nó ln ở trạng thái phấn khích và hưng phấn trong 3 – 10 ngày liền, gây mất ngủ liên tục và rất khó chịu với não và tồn cơ thể Người dùng sẽ khơng cảm thấy mệt mỏi, thức liên tục trong thời gian phê và khơng thèm ăn vài ngày, thậm chí vài tuần (FHI 360, Ma túy Xã hội, 2010).

Nhân viên quản lý trường hợp cần được trang bị những kiến thức về các bệnh mà người sử dụng ma túy thường hay mắc phải để có thể có các hỗ trợ chuyển gửi (bao gồm cả chuyển gửi đi đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của thân chủ) Do tác động của việc sử dụng ma túy trong thời gian dài, người nghiện ma túy có thể gặp rất nhiều vấn đề về mặt sức khỏe: có thể mắc các bệnh như viêm gan B, C, lao, HIV, v.v Khi bị bệnh họ mong được chữa trị thốt khỏi bệnh và cũng có thể đã cai nhiều lần nhưng vì nhiều lí do có thể do bị bạn bè rủ rê, lơi cuốn, bế tắc trong đời sống tâm lý, kinh tế xã hội, v.v nên rất dễ quay trở lại tái nghiện

1.4.1.2 Kiến thức về đặc điểm tâm lý người sử dụng ma túy:

(33)

động làm ảnh hưởng xấu đến gia đình và người xung quanh Tuy nhiên khi tỉnh táo, người nghiện ma túy cũng như tất cả những người bình thường khác, họ nhận thức được tác hại của việc lạm dụng chất gây nghiện, đơi khi cũng có những mong muốn điều trị nghiện và thực hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội nhưng có nhiều lý do như cám dỗ của ma túy q lớn, bế tắc trong đời sống tâm lý, kinh tế, xã hội nên họ dễ quay trở lại tái nghiện Nếu hiểu những đặc điểm tâm lý đó của người nghiện ma túy sẽ giúp nhân viên quản lý trường hợp thơng cảm và tạo được niềm tin đối với thân chủ của mình (http://www.vtr.org.vn).

1.4.1.3 Kiến thức về hệ thống chính sách, chương trình dịch vụ hỗ trợ hiện có cho người sử dụng ma túy tại cộng đồng:

Nhân viên quản lý trường hợp cũng cần có kiến thức về luật pháp, chính sách khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện điều trị nghiện, nguồn hỗ trợ sẵn có tại cộng đồng như các chính sách hỗ trợ, các dịch vụ về y tế, dịch vụ hướng nghiệp, giáo dục đáp ứng nhu cầu của thân chủ để chuyển gửi thân chủ và hỗ trợ họ hưởng lợi từ các dịch vụ đó

1.4.1.4 Hiểu biết về các loại hình dịch vụ và địa điểm, cơ quan cung cấp dịch vụ để giới thiệu cho thân chủ:

Nhân viên quản lý trường hợp cần có hiểu biết có thơng tin liên lạc về các loại hình dịch vụ hiện đang có, địa điểm, nơi cung cấp các dịch vụ đó như:

• Dịch vụ Trực tiếp: Tư vấn điều trị nghiện và dự phịng tái nghiện sau cai tại gia đình; Tư vấn dự phịng tái nghiện cho những người vừa từ các trung tâm cai nghiện bắt buộc trở về hoặc các cơ sở điều trị nghiện khác; Tư vấn điều trị nghiện và dự phịng tái nghiện sau cai cho những người khơng muốn tiết lộ danh tính cá nhân; Tư vấn cho người nhiễm HIV điều trị nghiện và phục hồi sức khỏe; Có thơng tin và địa chỉ các phịng khám điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone

(34)

1.4.2 Về kỹ năng

1.4.2.1 Các kỹ năng cơ bản trong quản lý trường hợp:

Kỹ thiết lập mối quan hệ với thân chủ: Để xây dựng được mối quan

hệ và tạo được sự tin tưởng của thân chủ với nhân viên quản lý trường hợp thì nhân viên quản lý trường hợp phải thực sự thấu hiểu, chân thật, tơn trọng và chấp nhận thân chủ Mối quan hệ đó có được duy trì và bền chặt hay khơng phụ thuộc vào việc nhân viên quản lý trường hợp giao tiếp với thân chủ như thế nào chứ khơng chỉ từ những gì nhân viên quản lý trường hợp làm thay cho họ Trong quan hệ giao tiếp với thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp cần tạo khơng khí thân thiện, giúp thân chủ cảm thấy thoải mái, sẵn lịng giúp đỡ, điều đó sẽ tạo sự gắn kết giữa nhân viên quản lý trường hợp với thân chủ

Kỹ lắng nghe tích cực: Kỹ năng lắng nghe tích cực là sự tập trung chú

ý vào thân chủ, khơng bị chi phối bởi những gì xảy ra xung quanh và xảy ra bên trong chính bản thân nhân viên quản lý trường hợp nhằm đi vào nội tâm của thân chủ, hiểu họ trong hồn cảnh và quan điểm của họ Lắng nghe tích cực đóng vai trị quan trọng trong giao tiếp, nghe khơng chỉ đơn thuần là nghe bằng tai mà nghe cả bằng mắt, và quan trọng hơn là cả bằng tâm của người lắng nghe Lắng nghe tích cực có thể hiểu chính là hình thức lắng nghe cả bằng tai, bằng mắt và bằng cả trái tim của mình Trong q trình trợ giúp, nhân viên quản lý trường hợp cần giành rất nhiều thời gian tập trung vào tiếp xúc thân chủ, vì vậy, chỉ khi người nhân viên quản lý trường hợp biết lắng nghe tích cực thì tiến trình giúp đỡ và hỗ trợ cá nhân mới có hiệu quả cao Lắng nghe tích cực, chú tâm là kỹ năng mà người nhân viên quản lý trường hợp phải quan tâm và phải thường xun rèn luyện

Kỹ thấu cảm: Theo Carl Rogers (1959) thấu cảm là hiểu biết với sự

(35)

khiến nhân viên quản lý trường hợp hiểu và cảm nhân được những gì họ đã trải qua, hiểu được nỗi đau và khổ tâm của họ Điều này làm tăng khả năng tư vấn, hỗ trợ cho thân chủ một cách hiệu quả Trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy thấu cảm cịn được thể hiện qua cách nhân viên quản lý trường hợp lắng nghe, tóm tắt và phản hồi tích cực những thơng tin mà thân chủ cung cấp; giúp thân chủ nhận thức rõ vấn đề của mình và tự tìm ra giải pháp

1.4.2.2 Các kỹ năng chun biệt trong quản lý trường hợp:

Kỹ gắn kết thân chủ: Nhiệm vụ quan trọng của nhân viên quản lý

trường hợp là tạo lập được mối quan hệ và tạo được niềm tin đối với thân chủ Điều này chẳng thể đạt được nếu có khoảng cách giữa nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ Trong khoảng thời gian ban đầu đến với nhân viên quản lý trường hợp, hầu hết thân chủ đều ln thận trọng và chưa tin tưởng, cịn nghi ngờ Thân chủ thường dè dặt tự ti, họ có nhu cầu được sự quan tâm, được chia sẻ Nhân viên quản lý trường hợp hiểu họ, sẵn sàng lắng nghe họ, đủ chu đáo dành thời gian chú ý tới các vấn đề cá nhân của họ, hỗ trợ những nhu cầu, mong muốn của họ đây chính là kỹ năng tạo nên sự gắn kết và tạo niềm tin đối với thân chủ Chỉ khi nào nhân viên quản lý trường hợp tạo lập được mối quan hệ tơn trọng và tin cậy với thân chủ thì họ mới sẵn sàng và tự tin để từ bỏ ma túy, nhận ra những tiêu cực và định hướng cho sự thay đổi của mình

Kỹ liên kết, điều phối nguồn lực: Liên kết, điều phối là “làm cho dễ

dàng” hoặc “khiến cho quy trình được sn sẻ” Kỹ năng liên kết, điều phối giúp nhân viên quản lý trường hợp khuyến khích sự tham gia của nhiều người vào q trình hỗ trợ thân chủ điều trị nghiện và dự phịng tái nghiện Nhân viên quản lý trường hợp có trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn và quản lý để đảm bảo rằng các tổ chức, dịch vụ đều được tận dụng, đóng góp và giúp đỡ cho thân chủ được đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất Để trở thành một người liên kết, điều phối giỏi, nhân viên quản lý trường hợp phải thật khách quan, có cái nhìn tổng qt, khơng áp đặt quan điểm cá nhân và hồn tồn tập trung vào việc tìm cách giúp đỡ cho nhu cầu của thân chủ được đáp ứng

Kỹ vận động: Là khả năng giao tiếp, phân tích những lợi ích, xác

(36)

Kỹ giám sát hỗ trợ thân chủ: Là một tiến trình hỗ trợ thân chủ thực

hiện các hoạt động thụ hưởng dịch vụ nhằm đạt được những mục tiêu mà thân chủ mong đợi Kỹ năng giám sát khơng phải là theo dõi mà nhấn mạnh đến các yếu tố lắng nghe tích cực, thấu cảm để có thể hỗ trợ thân chủ kịp thời khi họ gặp vấn đề trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ

Kỹ xây dựng quản lý hồ sơ: Thân chủ là người sử dụng ma túy nên

u cầu về tính bảo mật là cần thiết Kỹ năng Quản lý hồ sơ bao gồm việc thu thập dữ liệu, sắp xếp, thiết kế và xem xét lại các văn bản, hồ sơ lưu trữ liên quan đến thân chủ Nó cũng liên quan đến việc phối hợp các nhiệm vụ, quản lý, bảo quản và tiêu hủy hồ sơ trong hoạt động trợ giúp thân chủ

1.4.3 Về thái độ 1.4.3.1 Sự chân thật

Đây là một phần khá quan trọng trong q trình giao tiếp Người chân thật đơn giản là chính bản thân họ, khơng phải chỉ là vẻ bề ngồi Sự chân thật là uy lực, là sức mạnh, là nguồn lực nội tại cung cấp các phương pháp giúp tâm trí, tình cảm và đời sống tinh thần của ta được lành mạnh Nhân viên quản lý trường hợp chân thật sẽ phát triển được mối quan hệ của họ với khách hàng một cách tốt đẹp Sự chân thật cũng được phản ảnh qua ngơn ngữ cơ thể như cử chỉ, thái độ của nhân viên quản lý trường hợp với thân chủ, giúp tạo niềm tin đối với thân chủ Điều đó cũng giúp thân chủ tự tin và mở lịng hơn với nhân viên quản lý trường hợp

1.4.3.2 Tơn trọng và chấp nhận thân chủ

(37)

chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong q trình giúp đỡ

1.4.3.3 Tin tưởng thân chủ

Nhân viên quản lý trường hợp phải ln tin tưởng vào khả năng thay đổi và phát triển của thân chủ Có thể thể hiện cho thân chủ hiểu rằng nhân viên quản lý trường hợp tin tưởng vào họ Đối với thân chủ là người sử dụng ma túy, họ sẽ cảm thấy an ủi khi có một ai đó hiểu được họ đang cảm thấy thế nào Điều đó sẽ tạo động lực để họ tự tin hơn và vượt qua được mọi khó khăn trở ngại để tham gia và duy trì hoạt động điều trị nghiện, từ bỏ ma túy

1.4.3.4 Sự trung thực

Khi làm việc với thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp cần ý thức rằng vai trị của mình là hỗ trợ thân chủ, phục vụ thân chủ với tinh thần trách nhiệm và mang lại lợi ích tốt nhất cho thân chủ Vì vậy cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí cơng việc để mưu lợi cá nhân Nhân viên quản lý trường hợp cần phải ý thức được khả năng trình độ chun mơn của bản thân ở mức độ nào, khả năng trình độ của bản thân có thể hỗ trợ và mang lại những lợi ích tốt nhất cho thân chủ hay khơng, v.v Do đó khi gặp trường hợp q phức tạp và vượt q giới hạn khả năng của mình thì nhân viên quản lý trường hợp cần trung thực với bản thân và thân chủ về những hạn chế này để chuyển gửi thân chủ đến những nguồn lực hỗ trợ chun mơn khác phù hợp hơn từ đó có thể đảm bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi tốt nhất cho thân chủ

1.4.3.5 Kiên nhẫn

(38)

những hành vi cũ là một trong những đặc tính của người bệnh Vì vậy nhân viên quản lý trường hợp cần kiên nhẫn trong q trình hỗ trợ

1.4.3.6 Ln kiểm sốt

Khi làm việc với thân chủ là người sử dụng ma túy, nhân viên quản lý trường hợp cần chú tâm vào cuộc giao tiếp hãy ln tập trung và khơng trao đổi lịng vịng Tránh việc đơi thân chủ đưa câu chuyện khác hẳn chủ đề cần trao đổi hoặc nhân viên quản lý trường hợp theo đuổi một nội dung nào đó, thích thú với những chi tiết hấp dẫn của câu chuyện mà qn đi theo tiến trình mà mình cần tìm hiểu và khai thác Nhân viên quản lý trường hợp cũng cần kiểm sốt cảm xúc của bản thân trước những vấn đề, sự kiện, tình cảm của thân chủ Nhân viên quản lý trường hợp phải có khả năng nắm bắt suy nghĩ của mình, cảm xúc của thân chủ, mà khơng để cho các cảm xúc này chi phối q trình suy nghĩ của mình Vì thế, nếu có thể, nhân viên quản lý trường hợp nên duy trì một mức độ khoảng cách nhất định, bên cạnh sự đồng cảm và mức độ cảm xúc nào đó để có thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề một cách khách quan và lập kế hoạch một cách thực tế

1.4.3.7 Ln khích lệ, động viên để thân chủ bộc lộ dễ dàng, thoải mái

Nhân viên quản lý trường hợp phải ln động viên, khích lệ để thân chủ chia sẻ tâm trạng, hồn cảnh của mình, để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của thân chủ Khơng nên ngăn cản việc bộc lộ cảm xúc của thân chủ, ví dụ như khóc, giận, v.v Việc ngăn lại các cảm xúc của thân chủ có thể là do áp lực cơng việc - nhân viên quản lý trường hợp có thân chủ khác đang chờ mình hoặc nhân viên quản lý trường hợp cảm thấy khơng thoải mái khi để họ bộc lộ ra cảm xúc của mình Nếu nhân viên quản lý trường hợp đang bị áp lực cơng việc, điều quan trọng cần phải nhớ là người quan trọng nhất trong bất kỳ thời điểm nào chính là người thân chủ đang ngồi trước mặt mình Nhân viên quản lý trường hợp cần phải làm việc với họ trước khi chuyển sang thân chủ tiếp theo

1.4.3.8 Khơng phán xét

(39)

đốn, kết án Và cũng phải sẵn sàng thay đổi cái nhìn của mình khi chúng khơng cịn đúng với sự thật nữa Quan trọng hơn nữa, nếu nhân viên quản lý trường hợp muốn lắng nghe thân chủ và có được sự tin tưởng của thân chủ trước hết phải thay đổi cách nhìn về họ Nhân viên quản lý trường hợp cần thể hiện sự chấp nhận và tơn trọng để lắng nghe và giúp đỡ chứ khơng phải để phán xét thân chủ Khi thân chủ đến với nhân viên quản lý trường hợp, họ mong muốn được thơng cảm, lắng nghe và thấu hiểu Đó chính là những gì mà thân chủ cần ở nhân viên quản lý trường hợp

1.4.3.9 Thấu cảm

Thấu cảm là cảm nhận điều mà thân chủ đang cảm nhận Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc, hiểu biết chính xác thế giới cảm xúc của thân chủ (Rogers, C, 1980) Truax và Carkhuff (1967) cho rằng thấu cảm nghĩa là hiểu người kia bằng tình cảm cũng như bằng tư duy Để thấu cảm được thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp phải đặt mình vào vị trí của thân chủ để hiểu thân chủ nhận thức thế nào? Cảm nhận sự việc ra sao? Việc đặt mình vào vị trí để thấu cảm với thân chủ sẽ giúp nhân viên quản lý trường hợp hiểu sâu xa những cảm nghĩ của thân chủ (Rogers,C, 1980), (Truax và Carkhuff,1967)

1.4.4 Những điều cần tránh

Khơng đề cập đến tên của thân chủ tại khu vực tiếp khách và các nơi cơng cộng khác bởi vì nếu khơng thực hiện điều này khi bất cẩn nhân viên quản lý trường hợp vơ tình làm lộ danh tính thân chủ vi phạm ngun tắc bảo mật thơng tin Điều này sẽ làm thân chủ nghi ngờ, hiểu lầm dẫn đến mất niềm tin đối với nhân viên quản lý trường hợp

Khơng chia sẻ thơng tin về thân chủ mà khơng được sự cho phép của họ Việc tiết lộ thơng tin của thân chủ nếu họ chưa đồng ý cũng là việc phạm phải ngun tắc bảo mật với thân chủ Nếu tự ý tiết lộ thơng tin của thân chủ sẽ khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, bị coi thường, thân chủ sẽ khơng cịn tin tưởng gần gũi với nhân viên quản lý trường hợp

(40)

Nếu có nghi ngờ về việc thân chủ vi phạm điều này thì phải có cơ sở để nhận biết việc này và có sự bàn bạc với cơ quan với lãnh đạo để đưa ra kết luận chính xác

Khơng ra lệnh hoặc u cầu thân chủ làm điều này hay điều kia Việc thân chủ đến với nhân viên quản lý trường hợp là sự tình nguyện và tin cậy Cần tơn trọng và thực sự giúp đỡ, khơng lạm dụng quyền hạn để áp đặt bắt thân chủ làm những việc họ khơng hoặc chưa thực sự muốn làm Nếu vi phạm điều này sẽ khiến thân chủ thấy khơng thoải mái, chán nản và cảm thấy khơng được tơn trọng, đơi khi sẽ gây cho họ sự bức xúc và tổn thương Khơng đe dọa hoặc cảnh cáo Mối quan hệ giữa nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ là mối quan hệ giúp đỡ dựa trên những ngun tắc mang tính chun nghiệp, việc đưa ra những lời đe dọa và cảnh cáo sẽ vi phạm ngun tắc đạo đức nghề nghiệp của nhân viên quản lý trường hợp Việc đe dọa cảnh cáo đối với thân chủ sẽ làm họ lo sợ, bất an Họ sẽ dè dặt và tránh tiếp xúc với nhân viên quản lý trường hợp và sẽ khơng bày tỏ chia sẻ thật sự với nhân viên quản lý trường hợp

Khơng lên mặt đạo đức, chỉ trích hoặc qui chụp thân chủ Nhân viên quản lý trường hợp cần chia sẻ thực sự với thân chủ và quan tâm đến vấn đề họ để chia sẻ, động viên giúp họ khắc phục kịp thời và vượt qua được khó khăn cản trở thay vì việc dạy bảo, chỉ trích coi thường nghi ngờ khơng tin tưởng thân chủ Việc này sẽ khiến họ cảm thấy tự ti và mặc cảm, ảnh hưởng đến tinh thần, ý chí cố gắng của thân chủ

1.5 Các ngun tắc tảng Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

1.5.1 Nguyên tắc Chấp nhận thân chủ

(41)

hành vi hay suy nghĩ của họ

Thực hiện ngun tắc này giúp cho nhân viên quản lý trường hợp tạo được lịng tin từ thân chủ, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong q trình giúp đỡ

1.5.2 Ngun tắc Cá thể hóa

Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người do hồn cảnh khác nhau, mỗi người lại có những tính cách khác nhau và những mong muốn nguyện vọng khơng giống nhau Mỗi gia đình cũng có những đặc điểm riêng với nếp sống, truyền thống gia đình Việc cá thể hóa giúp nhân viên quản lý trường hợp đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể

Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp thân chủ thể hiện ở việc tìm hiểu và phát hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khơng áp dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp Giải pháp cho mỗi trường hợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có

Thực hiện ngun tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép nhân viên quản lý trường hợp đảm bảo lợi ích thiết thực của thân chủ, đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu, cứng nhắc trong q trình trợ giúp

Ví dụ: Nhân viên quản lý trường hợp giúp đỡ hai thân chủ X, Y có cùng vấn đề là sử dụng ma túy nhưng hồn cảnh của hai thân chủ này hồn tồn khác nhau do vậy điều kiện để giải quyết vấn đề của hai người này và cách giải quyết là khác nhau Vì vậy, khơng thể lấy cách giúp đỡ đối với người X đặt lên cách giúp đỡ với người Y Đối với mỗi người sẽ tìm cách giúp đỡ khác nhau dựa trên thơng tin của chính bản thân họ

1.5.3 Ngun tắc Bảo mật thơng tin cho thân chủ

(42)

kiện để thân chủ chân thành cởi mở, bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng và những khó khăn của họ Nhân viên quản lý trường hợp chỉ chia sẻ thơng tin khi được thân chủ đồng ý Đảm bảo tính riêng tư của trường hợp cịn thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ Nhân viên quản lý trường hợp cần lưu trữ hồ sơ của thân chủ cẩn thận, có khố tủ hay có mật khẩu trong máy tính Khi tham vấn hay phỏng vấn cần đảm bảo khơng gian n tĩnh và riêng tư cho cuộc trị chuyện, cán bộ quản lý trường hợp tránh trao đổi hay hỏi chuyện về những vấn đề mang tính tế nhị của thân chủ ở những chỗ đơng người Trong hoạt động đào tạo hay trao đổi thảo luận ca cần đảm bảo sự khuyết danh khi bàn luận về trường hợp cụ thể Nhân viên quản lý trường hợp tránh quay phim chụp ảnh khi thân chủ khơng đồng ý, cũng khơng nên sử dụng băng hình hay ghi âm trong khi trị chuyện với thân chủ nếu họ khơng chấp nhận Khơng chia sẻ thơng tin của thân chủ với các cá nhân hoặc tổ chức khơng làm việc trực tiếp với các vấn đề liên quan đến ma túy

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với ngun tắc này nếu như những hành vi của thân chủ đe doạ tính mạng của bản thân họ hay của những người khác thì nhân viên quản lý trường hợp có quyền trao đổi thơng tin với những người có thẩm quyền Trong một số trường hợp khi cơ quan thẩm quyền như tồ án, người quản lý có thẩm quyền u cầu người nhân viên quản lý trường hợp có thể cung cấp thơng tin mà khơng cần có sự chấp thuận ý kiến của thân chủ

Việc bảo mật thơng tin của thân chủ sẽ giúp cho thân chủ tin tưởng vào nhân viên quản lý trường hợp, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác Bên cạnh đó việc đảm bảo bí mật của thân chủ cịn là u cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người và quan hệ nghề nghiệp

Ví dụ: Thân chủ là người sử dụng ma túy và gia đình anh ta khơng muốn ai biết vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của ơng bố Do đó, mọi thơng tin về thân chủ đều được giữ cẩn thận và khơng chia sẻ với những người khơng liên quan

1.5.4 Ngun tắc Dịch vụ tồn diện

(43)

để thân chủ được đáp ứng các nhu cầu đó một cách tối đa Dịch vụ phải ln linh hoạt, đa dạng, ln giúp đỡ thân chủ điều trị nghiện trong bất kỳ hồn cảnh nào

Ví dụ: Thân chủ là người sử dụng ma túy và mong muốn được sử dụng methadone để điều trị nghiện Sau khi hồn tất thủ tục, nhân viên quản lý trường hợp hỗ trợ thân chủ tham gia vào chương trình uống methadone miễn phí hỗ trợ điều trị nghiện Khi thân chủ dần bình phục và có nhu cầu muốn tham gia sinh hoạt nhóm đồng đẳng, muốn xin việc làm để khơng bị rảnh rỗi và dễ quay trở lại đường cũ Nhân viên quản lý trường hợp là người hỗ trợ và kết nối những dịch vụ mà thân chủ mong muốn để đáp ứng được các nhu cầu một cách tồn diện của thân chủ

1.5.5 Ngun tắc Tơn trọng quyền tự quyết của thân chủ

Mỗi cá nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những quyết định của người khác hướng dẫn họ nhưng khơng nên áp đặt trên họ Trong các tình huống, nhân viên quản lý trường hợp khơng nên quyết định, chọn lựa hay lên kế hoạch cho thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ có khả năng tự quyết định về mình

Trong một số trường hợp đặc biệt thân chủ khơng tự quyết định được như trường hợp người có rối loạn tâm thần, nhân viên quản lý trường hợp cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ Trong trường hợp quyết định của thân chủ có nguy cơ tổn hại tới tính mạng của bản thân thân chủ hay của người khác thì nhân viên quản lý trường hợp cũng khơng cần phải chấp thuận quyết định của thân chủ mà cần thơng báo cho thân chủ về quy định của luật pháp

Ngun tắc Tự quyết định, giống như sự tự do, cũng có những giới hạn của nó, nó khơng mang nghĩa tuyệt đối Quyết định của thân chủ được đặt trong một số những qui định như hậu quả của quyết định đó khơng được gây tác hại đến người khác và hại đến chính thân chủ Hơn nữa hành vi tự quyết phải nằm trong những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận Mỗi hành vi tự quyết cịn có nghĩa là thân chủ lãnh trách nhiệm thực thi quyết định đó và đón nhận hoặc gánh lấy các kết quả theo sau quyết định Thực hiện ngun tắc này cũng là cách mà nhân viên quản lý trường hợp giúp cho thân chủ trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống

(44)

sẻ với nhân viên quản lý trường hợp rằng anh ta gặp lại bạn gái cũ, cơ ta suốt ngày tìm gặp anh và anh đang lưỡng lự trong việc có quay trở lại u cơ ta nữa hay khơng vì cơ ta vẫn đang sử dụng ma túy Anh lo sợ nếu quay lại với cơ bạn gái này thì sẽ khó mà bỏ được ma túy Nhân viên quản lý trường hợp cùng thân chủ chia sẻ và phân tích sâu về việc lợi và hại của việc quay lại với cơ bạn gái này Chính thân chủ này là người hiểu rõ nhất và nhờ sự phân tích của nhân viên quản lý trường hợp thân chủ sẽ tự đưa ra quyết định có lợi nhất cho bản thân

1.5.6 Ngun tắc Chun nghiệp

Trong q trình giúp đỡ thân chủ, với tư cách là người đại diện của cơ quan xã hội nhân viên quản lý trường hợp cần ý thức rằng vai trị của mình là hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề Phục vụ thân chủ là trách nhiệm của nhân viên quản lý trường hợp, vì vậy cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí cơng việc để mưu lợi cá nhân Đồng thời nhân viên quản lý trường hợp cũng cần phải ý thức được khả năng trình độ chun mơn của bản thân có đáp ứng u cầu của cơng việc được giao hay khơng tự nhận thức về bản thân rất quan trọng, thể hiện tính chun nghiệp của nhân viên quản lý trường hợp Nó giúp nhân viên quản lý trường hợp biết giới hạn về quyền lực của mình và có ý thức hồn thiện bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó Việc nhận thức về bản thân nhân viên quản lý trường hợp cịn đảm bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi của thân chủ trong trường hợp vấn đề vượt q khả năng của nhân viên quản lý trường hợp và cần chuyển tuyến Việc ý thức được yếu tố này giúp cho nhân viên quản lý trường hợp trung thực trong cơng việc, trung thực với khả năng của bản thân Đồng thời, nhân viên quản lý trường hợp phải có khả năng nắm bắt suy nghĩ của mình, cảm xúc của thân chủ, mà khơng để cho các cảm xúc này chi phối q trình suy nghĩ của mình Vì thế, nếu có thể, nhân viên quản lý trường hợp nên duy trì một mức độ khoảng cách nhất định, bên cạnh sự đồng cảm và mức độ cảm xúc nào đó để có thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề một cách khách quan và lập kế hoạch một cách thực tế

(45)

quan hệ nam nữ trong khi thực hiện sự trợ giúp Mối quan hệ giữa nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song khách quan và đảm bảo u cầu chun mơn Ngun tắc này giúp cho nhân viên quản lý trường hợp đảm bảo tính khách quan trong q trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự cơng bằng trong giúp đỡ mọi thân chủ Để có thể giúp các thân chủ của mình theo các ngun tắc và đạo đức nghề nghiệp, nhân viên quản lý trường hợp là người cần có các yếu tố: thiện chí, quyết tâm, kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp Để đảm bảo tính chun nghiệp, nhân viên quản lý trường hợp cịn cần phải thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận hoặc đã hứa với thân chủ của mình Việc thất hứa hoặc nói mà khơng thực hiện sẽ làm mất niềm tin và làm mất đi mối quan hệ giữa thân chủ với quản lý trường hợp Khơng hunh hoang khoe mẽ thể hiện mình có uy quyền bằng việc tự cho mình có thể làm được mọi việc và hứa hẹn những việc ngồi khả năng của mình với thân chủ Do vậy trước khi đưa ra một lời hứa nhân viên quản lý trường hợp cần suy nghĩ kỹ và những gì nhân viên quản lý trường hợp nhận lời với thân chủ phải thực tế và khả thi và phù hợp với khả năng của nhân viên quản lý trường hợp

Ví dụ: Thân chủ đã từ bỏ ma túy được một thời gian và nghĩ mình có thể đi làm nên nhờ nhân viên quản lý trường hợp giúp đỡ giới thiệu việc cho anh ta Nhân viên quản lý trường hợp trong lúc q nhiệt tình và nóng vội đã hứa một cách chắc chắn và nói rằng đối với nhân viên quản lý trường hợp đây là việc dễ dàng vì có nhiều mối quan hệ Điều này làm thân chủ đã kỳ vọng nhiều ở nhân viên quản lý trường hợp trong khi sau đó nhân viên quản lý trường hợp qn đi cuộc trị chuyện hơm đó, hoặc khơng tìm được việc phù hợp cho thân chủ Đến lúc thân chủ đến và có nhắc lại lời hứa, nhân viên quản lý trường hợp lại khất lần và sau nhiều lần như vậy thân chủ thất vọng và khơng cịn tin và muốn gặp nhân viên quản lý trường hợp này nữa

1.5.7 Nguyên tắc liên tục của dịch vụ

(46)

được ngay Do vậy việc nhân viên quản lý trường hợp giúp thân chủ được cung cấp dịch vụ về chữa trị bằng uống methadone thay thế, y tế, tham vấn, v.v để đảm bảo cho thân chủ có thể duy trì chữa trị được là hết sức cần thiết và tạo uy tín đối với thân chủ Bên cạnh đó thân chủ cần được đáp ứng các dịch vụ khác nhau cho các nhu cầu khác nhau của thân chủ trong q trình phục hồi Ví dụ: Người sử dụng ma túy đã được giúp đỡ trong một thời gian dài và suốt thời gian đó khơng sử dụng ma túy Thân chủ được giới thiệu để tìm việc làm phù hợp với khả năng của họ

1.5.8 Ngun tắc Dịch vụ cơng bằng

Điều này có nghĩa là các dịch vụ lặp lại sẽ khơng được khuyến khích và chi phí của các dịch vụ sẽ bị kiểm sốt Các dịch vụ cần có sự xem xét kỹ lưỡng dựa vào nhu cầu của thân chủ, xem nó có thực sự cần thiết và hữu ích với thân chủ hay khơng Các dịch vụ cần có sự phối hợp, gắn kết Nếu khơng phối hợp với nhau có thể dẫn tới kết quả một số nhu cầu được đáp ứng trùng lặp hoặc khơng thực sự cần thiết bởi các tổ chức, trong khi đó các nhu cầu khác bị bỏ qua Thực tế thì việc sử dụng nhiều dịch vụ trùng nhau đơi khi cịn làm hạn chế và có tác động tiêu cực tới thân chủ trong q trình điều trị nghiện ma túy

Ví dụ: Thân chủ là người đang được tham gia uống methadone Hiện nay sức khỏe đã khá dần và xin được kết nối để trợ cấp vay vốn với lãi suất thấp để làm ăn nhỏ Nhân viên quản lý trường hợp với vai trị Kết nối và Biện hộ đã làm việc với cơ quan chức năng và được biết là hiện tại có đến ba, bốn chương trình sẵn sàng cung cấp vốn vay cho người sử dụng ma túy Tuy nhiên khơng vì như vậy mà nhân viên quản lý trường hợp sử dụng cả ba, bốn chương trình này để hỗ trợ thân chủ này mà chỉ nên chọn một chương trình phù hợp nhất và đáp ứng tốt nhất với điều kiện và hồn cảnh của thân chủ này Cịn những nguồn hỗ trợ khác thì nhân viên quản lý trường hợp sẽ để lại dành cho những thân chủ khác có cùng nhu cầu được vay vốn như vậy

1.5.9 Nguyên tắc Linh hoạt và kiên nhẫn

(47)

Hãy hiểu thân chủ cần có thời gian để học các kỹ năng mới, nhân viên quản lý trường hợp cần ghi nhận từng tiến bộ hoặc những bước tiến nhỏ mà họ đã đạt được Lặp đi lặp lại là một q trình quan trọng trong học tập, đặc biệt đối với những thân chủ bị suy giảm về nhận thức do hậu quả của việc sử dụng ma túy Hãy chuẩn bị sẵn sàng để lặp đi lặp lại khi dạy các kỹ năng mới cho thân chủ cũng như để thân chủ có đủ thời gian để sẵn sàng và thay đổi, v.v Ví dụ như nhân viên quản lý trường hợp đã thống nhất với thân chủ để đi tiếp cận dịch vụ điều trị nghiện, tuy nhiên khi đến gặp thân chủ thì họ lại khơng muốn đi do lại nảy sinh những vấn đề mới khiến họ cịn do dự Do đó, nhân viên quản lý trường hợp cần linh hoạt - khơng nên ép buộc - chuyển sang hoạt động tham vấn, khích lệ thân chủ để hiểu rõ những băn khoăn của họ để giúp họ từng bước trong các giai đoạn chuyển đổi hành vi cao hơn Điều đó cũng có nghĩa là sẽ giúp họ sẵn sàng hơn trong việc sử dụng các dịch vụ

Thân chủ cần phải cảm nhận được rằng nhân viên quản lý trường hợp thực sự quan tâm đến họ với tư cách của một con người thân thiện Điều này đồng nghĩa với việc trị chuyện với họ về mọi vấn đề mà họ lo lắng từ vấn đề sức khỏe, vấn đề xã hội, vấn đề bị cơng an bắt, v.v trước khi tập trung vào những vấn đề liên quan đến việc sử dụng ma túy của họ

Ví dụ: Nhân viên quản lý trường hợp hẹn gặp thân chủ và họ đã đồng ý Nhân viên quản lý trường hợp sắp xếp và lên lịch đến gặp trực tiếp Nhưng đến nơi thì thân chủ lại nói bận và khơng thể tiếp được nhân viên quản lý trường hợp Nhân viên quản lý trường hợp khơng nên tỏ ra bực bội vì bị mất thời gian vì cần phải hiểu là đơi khi thân chủ của chúng ta đang thử thách chúng ta vì họ chưa tin tưởng chúng ta, hoặc bản thân họ cũng đang có những trở ngại thật sự

1.6 Các biện pháp can thiệp dành cho người sử dụng ma túy Việt Nam nay

(48)

Trước khi giới thiệu các biện pháp can thiệp dành cho người sử dụng ma túy, chúng ta cùng quay lại mơ hình các hình thái sử dụng chất gây nghiện

NGHIỆN DÙNG NHIỀU DÙNG CĨ MỤC ĐÍCH

DÙNG THỬ

Biểu đồ 1.1: Các hình thái sử dụng chất gây nghiện

Khơng phải bất cứ ai sử dụng chất gây nghiện đều có thể bị nghiện Đa số những người sử dụng chất gây nghiện là dùng thử, một phần trong số họ sẽ tiếp tục sử dụng chất gây nghiện ở mức độ nhiều hơn Một nhóm nhỏ trong số những người này sẽ trở thành lạm dụng/nghiện

Đa số người sử dụng ma túy là những người chỉ dùng ma túy với mục đích dùng thử Họ sử dụng ma túy khơng thường xun nếu có dịp hoặc nếu có sẵn ma túy Nhiều người trong số họ chỉ dùng cho đúng mục đích đó trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ tự dừng lại khơng tiếp tục sử dụng nữa nên khơng chuyển sang hình thức dùng nhiều

(49)

Biểu đồ 1.1 cho chúng ta thấy, số người dùng thử rất nhiều nhưng số người trở thành nghiện chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ Tuy nhiên điều đáng nói số người nghiện thì ít nhưng gây ra những tác động tiêu cực, tạo ra những gánh nặng cho xã hội lại q lớn Chính vì thế khi nói đến sử dụng chất gây nghiện người ta thường chính tập trung vào tỷ lệ người nghiện và nói đến những điều tiêu cực Tương tự như vậy khi xây dựng các chiến lược can thiệp, chúng ta cũng chỉ hướng đến nhóm người nghiện mà bỏ qua những nhóm người đang ở hình thái dùng thử, dùng có mục đích hoặc dùng nhiều: khơng phải đến lúc nghiện thì người sử dụng mới gặp những nguy cơ, mới tạo những gánh nặng về y tế và xã hội mà ngay từ lúc dùng thử, dùng có mục đích, dùng nhiều họ đã có nguy cơ bị tử vong do sốc thuốc q liều, hay lây nhiễm viêm gan B, C hay HIV và có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, v.v Q trình từ dùng thử rồi trở thành nghiện là một khoảng thời gian dài, có thể tính bằng nhiều tháng hoặc năm Trong một nghiên cứu của Bennett (1986) nghiên cứu trên nhóm 135 người sử dụng thuốc phiện đã cho thấy rằng phải mất hơn một năm thì mới trở thành nghiện Một nghiên cứu khác của Coomber và Sutton (2006) trên 64 thân chủ cũng cho thấy trung bình cần tới 403 ngày để chuyển sang sử dụng heroin hàng ngày Nguy cơ trở thành nghiện rất khác nhau đối với các loại CGN khác nhau và những con người khác nhau

CGN hít

1 trong 20 1 trong 3Thuốc lá

Ước tính tỉ lệ người sử dụng trở thành

lệ thuộc

Thuốc tâm thần 1 trong 20 Thuốc gây mê

1 trong 11 Cần sa 1 trong 9-11

Chất kích thích khác ngoài cocaine

1 trong 9

Thuốc an thần, thuốc ngủ khác

1 trong 11

Rượu 1 trong 7,8 Cocaine + HCL

1 trong 6 Crack + HCL

1 trong 5 Heroin 1 trong 4, 5

(50)

Biểu đồ trên cho chúng ta thấy tỷ lệ số người trở nên lệ thuộc sau khi dùng thử CGN Thuốc lá có tỷ lệ cao nhất 1:3 (cứ 3 người đã từng hút thuốc lá thì sẽ có 1 người nghiện), trong khi đối với heroin thì tỷ lệ là 1:4 đến 1:5 Nói cách khác là chỉ khoảng 20 -25% số người đã từng sử dụng heroin sẽ nghiện heroin Như vậy, những cá nhân ở các mức độ sử dụng khác nhau sẽ cần những loại hình can thiệp/dịch vụ khác nhau vì họ có những hình thái sử dụng ma túy khác nhau Những người đã chuyển sang hình thái nghiện thì cần được điều trị chun sâu, nhưng tất cả mọi người sẽ cần có các dịch vụ can thiệp y tế cộng đồng nhằm giúp giảm thiểu những tác hại liên quan đến ma túy Như đã được học ở các nội dung trước “Nghiện ma t là một rối loạn mãn tính, tái diễn, được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy bất chấp những hậu quả bất lợi của việc sử dụng” (WHO) Nghiện được coi là bệnh não vì nó làm thay đổi cấu trúc não bộ và cơ chế hoạt động của não Sự thay đổi ở não bộ thường kéo dài làm người sử dụng khơng tự kiểm sốt được bản thân, mất khả năng cưỡng lại sự thèm muốn sử dụng ma túy và có các hành vi có hại cho sức khỏe và cộng đồng Vậy khi xây dựng các chương trình can thiệp, sẽ hiệu quả hơn nếu cân nhắc đến một hệ thống dịch vụ mang tính tồn diện, liên tục hơn, có xác định rõ mục đích cũng như các cấu phần của hệ thống Hệ thống dịch vụ này đi từ những hoạt động của y tế cơng cộng dành cho tất cả mọi người sử dụng ma túy từ dự phịng, đến điều trị chun sâu cho những người đã được đánh giá là bệnh và có nhu cầu

Mục đích của việc tạo ra hệ thống dịch vụ hiệu quả này nhằm tập trung vào việc “chăm sóc liên tục tồn diện”, đúng với bản chất của bệnh nghiện mãn tính Đối với những bệnh chữa khỏi thì chỉ cần trải qua khám chẩn đốn bệnh, điều trị và khỏi bệnh hồn tồn Tuy nhiên chúng ta biết nghiện là một bệnh mãn tính có tính tái phát, nên khi đã được chẩn đốn nghiện thì nên được chăm sóc chun sâu, đặc biệt, nhưng sau đó vẫn cần phải được chăm sóc liên tục trong suốt q trình phục hồi của người bệnh, như vậy khơng chỉ chăm sóc ban đầu, chăm sóc chun sâu rồi kết thúc mà điều quan trọng là người bệnh cần được duy trì sự chăm sóc liên tục trong cuộc sống của họ

(51)

1.6.1 Các can thiệp dự phịng

Dự phịng là một hoạt động ln đi kèm và thiết thực trong tất cả hoạt động y tế, xã hội Hoạt động dự phịng nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề ma túy, sử dụng và những tác động của nó, dự phịng lây nhiễm HIV, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực do vấn đề sử dụng ma túy gây ra Dưới đây là một số hoạt động dự phịng

1.6.1.1 Giáo dục, truyền thơng

Biện pháp giáo dục – truyền thơng cung cấp thêm thơng tin nhằm thay đổi nhận thức, thái độ hay hành vi Biện pháp này tập trung vào mục tiêu dự phịng nhằm hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau nhưng phần lớn là hướng đến cộng đồng, những nhóm người chưa sử dụng và tiếp cận với các chất gây nghiện Giáo dục – truyền thơng rộng rãi trong tất cả cộng đồng dân cư là mục đích cần hướng đến hoặc ít nhất cũng thực hiện được các chun đề trong trường học, người lao động, v.v

Mặt khác giáo dục truyền thơng cịn hướng đến những người đang sử dụng chất gây nghiện nhằm thay đổi hành vi sử dụng từ khơng an tồn sang áp dụng các biện pháp an tồn hơn, truyền thơng dự phịng lây nhiễm HIV, viêm gan B, C và một số bệnh khác Các chương trình truyền thơng nhóm nhỏ đối với người có nguy cơ như hướng dẫn tiêm chích an tồn, trao đổi bơm kim tiêm sạch, xử lý bơm kim tiêm đã qua sử dụng, hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách

Ngồi cịn có chiến dịch truyền thơng đại chúng, giáo dục trường học truyền thông giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện ma túy, giới thiệu các chương trình can thiệp hỗ trợ cho người sử dụng ma túy, v.v Mục tiêu cuối cùng mà truyền thơng hướng tới là sự thay đổi hành vi Tuy nhiên, từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi, thực hiện và duy trì, củng cố hành vi mới là một q trình lâu dài, địi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại ở cả phía người truyền thơng và ý chí, quyết tâm cao của người được thuyết phục

1.6.1.2 Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện

(52)

Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện là một q trình mà sau khi được tư vấn, thân chủ sẽ đưa ra sự lựa chọn về quyết định xét nghiệm HIV Quyết định này hồn tồn là sự lựa chọn của thân chủ và q trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện được đảm bảo giữ bí mật

Tư vấn xét nghiệm tự nguyện phải phù hợp với nhu cầu của thân chủ, có nhiều hình thức tư vấn: tư vấn cho các cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình, trẻ em, v.v Nội dung và cách tiếp cận có thể rất khác nhau và linh hoạt đối với thân chủ khác nhau

Tư vấn xét nghiệm tự nguyện bao gồm tư vấn trước xét nghiệm, tư vấn sau xét nghiệm và tư vấn hỗ trợ tiếp tục Một số nội dung khác cũng có thể được đề cập đến trước hoặc sau xét nghiệm hoặc trong thời gian người được tư vấn chờ đợi kết quả xét nghiệm Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện cho nhóm thân chủ nghiện ma túy tập trung vào các hoạt động:

• Tư vấn về khả năng lây nhiễm HIV khi sử dụng chung dụng cụ tiêm chích • Tư vấn về các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích

ma túy và qua quan hệ tình dục

• Tư vấn về cai nghiện và dự phịng tái nghiện

• Tư vấn về vai trị của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ làm thay đổi hành vi, tìm kiếm việc làm và hịa nhập với gia đình, cộng đồng • Hoạt động tư vấn, xét nghiệm tự nguyện tn thủ theo các ngun tắc: • Đảm bảo tính bí mật: khơng được tiết lộ bất kỳ thơng tin nào liên quan

đến việc tư vấn, xét nghiệm HIV và kết quả xét nghiệm HIV của thân chủ • Tự nguyện: Chỉ thực hiện xét nghiệm HIV khi thân chủ có nhu cầu đã

được tư vấn trước xét nghiệm và đồng ý Nghĩa là việc xét nghiệm HIV phải được thơng báo rõ ràng cho thân chủ và do họ tự nguyện quyết định đồng ý làm xét nghiệm

• Tn thủ quy định của pháp luật về xét nghiệm HIV: Việc xét nghiệm HIV và thơng báo kết quả xét nghiệm HIV phải tn thủ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế

• Giới thiệu chuyển tiếp: Tiến hành giới thiệu chuyển tiếp thân chủ tới các dịch vụ phù hợp về dự phịng, chăm sóc, điều trị, và hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS

(53)

Quy trình tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện

• Tư vấn trước xét nghiệm: Giới thiệu và định hướng; cung cấp thơng tin HIV và STIs (các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục); đánh giá nguy cơ; tìm các biện pháp giảm nguy cơ và thương lượng về kế hoạch giảm nguy cơ; chuẩn bị tâm lý và xác định nguồn hỗ trợ; trao phiếu hẹn; giới thiệu chuyển tiếp và tiến hành xét nghiệm

• Tư vấn sau xét nghiệm: Gồm có 2 trường hợp kết quả âm tính và dương tính  Kết quả âm tính: Thơng báo kết quả (nêu ý nghĩa của kết quả và

thời kỳ cửa sổ, đồng thời khuyến khích khách hàng xét nghiệm lại sau 3 tháng tính từ thời điểm có hành vi nguy cơ gần nhất); xem xét, trao đổi lại biện pháp giảm nguy cơ và kế hoạch giảm nguy cơ; giới thiệu, chuyển gởi các dịch vụ hỗ trợ khác, phát tài liệu/bao cao su/ bơm kim tiêm; khuyến khích bạn tình và bạn tiêm chích chung đến nhận dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV

 Kết quả dương tính: Thơng báo kết quả, hỗ trợ tâm lý, xác định nguồn hỗ trợ, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, thương lượng việc tiết lộ thơng tin và khuyến khích bạn tình, bạn tiêm chích chung tiếp nhận dịch vụ, tư vấn sống tích cực và tư vấn giảm nguy cơ

Một số lợi ích thách thức việc xét nghiệm HIV

• Lợi ích:

 Giúp thân chủ biết và hiểu được tình trạng sức khỏe của bản thân  Nếu kết quả dương tính, thân chủ sẽ được đưa vào điều trị sớm, kết

quả điều trị khả quan hơn

 Thân chủ biết cách để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần  Khi biết được tình trạng sức khỏe của mình, thân chủ sẽ biết cách

để bảo vệ những người thân u như vợ/chồng hay bạn tình của thân chủ

• Thách thức

 Khi xét nghiệm, nếu kết quả HIV dương tính, thân chủ có thể sẽ rất lo lắng, sợ hãi với tình trạng HIV của bản thân: tự kỳ thị bản thân, trầm cảm, tự tử, v.v

(54)

Hiện nay tư vấn xét nghiệm HIV là một trong những chương trình thiết yếu của hoạt động phịng tránh lây nhiễm HIV Để tiến hành các can thiệp dự phịng hay điều trị cho người nhiễm HIV đề cần phải trải qua hoạt động này

Đã có một nghiên cứu của mạng lưới các thử nghiệm dự phịng lây nhiễm HIV (Cohen, MS et al N Engl J Med 2011; 365:493-505 August 11, 2011) năm 2011 đã cho thấy có thể giảm 96% tỷ lệ lây nhiễm trong các cặp bạn tình khơng đồng nhiễm nếu kết hợp với bắt đầu điều trị ARV sớm Chính vì vậy việc xét nghiệm để xác định tình trạng HIV của thân chủ là rất cần thiết cho việc liên kết chuyển gửi thân chủ đến chương trình chăm sóc điều trị ARVs càng sớm càng tốt Như vậy cũng có thể nói, điều trị ARVs cho người nhiễm là một trong những chương trình dự phịng lây nhiễm HIV một cách hiệu quả

1.6.2 Can thiệp giảm tác hại

Giảm tác hại là việc áp dụng các biện pháp khuyến khích người sử dụng ma túy, bạn tình họ thực hành nhằm giảm tác động không mong muốn liên quan đến sức khỏe, bệnh tật, v.v Thơng thường việc giảm tác hại thường hướng đến những thân chủ chưa muốn dừng hẳn việc sử dụng ma túy, hoặc q lệ thuộc khơng thể tự dừng được nếu khơng tham gia điều trị nghiện Một số biện pháp can thiệp giảm hại như sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị duy trì nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone và các biện pháp can thiệp khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an tồn để phịng ngừa lây nhiễm HIV (Điều 15, Luật Phịng, chống HIV/AIDS 2006)

Chương trình can thiệp giảm tác hại là một trong chín chương trình hành động quốc gia phịng, chống AIDS từ 2010 - đến 2020 Chương trình này rất cần được ưu tiên thực hiện vì chương trình được áp dụng trên đối tượng nguy cơ cao như đối tượng hoạt động mại dâm, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục khơng an tồn, đối tượng di biến động và một số đối tượng nhiễm HIV Hoạt động của chương trình can thiệp giảm tác hại gồm 03 hoạt động chính: một là, cấp phát 100% bao cao su; hai là, cấp phát bơm

kim tiêm cho đối tượng tiêm chích ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm; ba là, chương trình điều trị trì nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay Methadone cho đối tượng sử dụng ma túy đối tượng di biến động.

(55)

“Chiến lược Quốc gia phịng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”; Luật phịng chống HIV/AIDS đều quy định rõ về giảm tác hại Đặc biệt, ngày 3/6/2008, Quốc hội khố XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phịng, chống ma t Tại điều 34a của Luật này bổ sung như sau: “Biện pháp can thiệp giảm tác hại

nghiện ma tuý biện pháp làm giảm hậu tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma tuý người nghiện gây cho thân, gia đình cộng đồng Biện pháp can thiệp giảm tác hại nghiện ma tuý triển khai trong nhóm người nghiện ma t thơng qua chương trình dự án phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Chính phủ quy định cụ thể biện pháp can thiệp giảm tác hại nghiện ma tuý tổ chức thực biện pháp này” Những điều bổ sung trong Luật sửa đổi đó tạo cơ sở pháp lý rất chặt

chẽ cho việc tiến hành các biện pháp giảm tác hại có liên quan đến ma t và liên quan với lây nhiễm HIV/AIDS

1.6.2.1 Chương trình Bơm kim tiêm và Bao cao su

Mục tiêu của chương trình:

1 Nâng cao nhận thức về phịng, chống HIV trong cộng đồng, đặc biệt là trong nhóm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao;

2 Tăng cường tính sẵn có và khả năng dễ tiếp cận với bơm kim tiêm, bao cao su và các vật dụng can thiệp giảm tác hại khác ở khu vực có nhiều người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm;

3 Tăng tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm sạch khi tiêm chích ma túy trong nhóm người nghiện chích ma túy và tỷ lệ thường xun sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong nhóm phụ nữ bán dâm;

(56)

Để làm tốt cơng tác này, vai trị của nhân viên tiếp cận cộng đồng là rất quan trọng Họ là những người đã qua đào tạo sẽ tiếp cận chủ yếu với thanh niên nghiện chích ma túy, thanh niên làm việc trong các cơ sở vui chơi giải trí, thanh niên hành nghề mại dâm và bạn tình của các đối tượng trên

Các nhân viên cộng đồng thực cơng việc cụ thể sau:

• Tiếp cận thanh niên đã có hoặc có tiềm năng có hành vi nguy cơ cao tại địa bàn được phân cơng; thường xun cập nhật bản đồ xác định địa điểm tiếp cận thanh niên có hành vi nguy cơ cao

• Cung cấp kiến thức về HIV, bệnh lây truyền qua đường tình dục, ma túy và tác hại của ma túy, tình dục an tồn, tiêm chích an tồn, v.v vận động thay đổi hành vi liên quan, thơng qua truyền thơng trực tiếp hoặc thảo luận nhóm nhỏ

• Cung cấp tài liệu truyền thơng giáo dục cho đối tượng tiếp cận

• Cung cấp miễn phí và hướng dẫn sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch; thu gom bơm kim tiêm bẩn

• Giới thiệu và đưa thanh niên có hành vi nguy cơ cao đến với dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện của dự án và/hoặc các dịch vụ HIV và AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

• Phản hồi cho tư vấn viên và cán bộ quản lý dự án ý kiến của khách hàng về dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện

• Riêng đối với chương trình bơm kim tiêm, các cán bộ cộng đồng sẽ tiến hành: • Hướng dẫn dùng bơm kim tiêm sạch, phân phối bơm kim tiêm dùng

một lần, hủy bơm kim tiêm an tồn

• Sử dụng nhóm cộng đồng, nhóm đồng đẳng hỗ trợ

• Tổ chức các địa điểm cung cấp (bán hoặc phân phát) bơm kim tiêm cho những người nghiện ma túy đã đăng ký và thu hồi bơm kim tiêm đã sử dụng để hủy một cách an tồn

• Tổ chức các điểm thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng, khơng vứt bừa bãi bơm kim tiêm sau khi sử dụng

(57)

lệ Ví dụ như dự án phân phát bơm kim tiêm cho các đối tượng nghiện chích ma t tại Lạng Sơn, Hà Giang do ngành y tế thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Ford, tại Thanh Hố và Bắc Giang, Hà Nội do ngành y tế thực hiện với sự giúp đỡ của viện Burnet (Australia) Những năm gần đây Chính phủ đã kiên quyết chỉ đạo và đẩy mạnh việc thực hiện giảm tác hại ở các địa phương Đến năm 2009, Chương trình trao đổi bơm kim tiêm đã triển khai tại 382 huyện trên 60 tỉnh/thành phố, đã có 103.269 đối tượng nghiện chích heroin tham gia chương trình

http://phongchongmatuy.com.vn/vie/banvevandegiamtac-nde13924e1.aspx

1.6.2.2 Tiếp cận nhóm tiềm ẩn

Đây là phương pháp sử dụng những người đồng cảnh ngộ (cũng là người sử dụng ma túy) để đi tiếp cận những người sử dụng ma túy khác ở cộng đồng Mục đích của việc tiếp cận là khuyến khích những người sử dụng ma túy mới hoặc chưa ai tiếp cận để họ sử dụng các dịch vụ chương trình can thiệp hỗ trợ cho người sử dụng ma túy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng, tài liệu truyền thơng và các dụng cụ (bơm kim tiêm và bao cao su) nhằm khuyến khích thực hành vi tiêm chích an tồn và quan hệ tình dục an tồn

Phương pháp này rất hiệu quả vì những người có hồn cảnh giống nhau thường dễ nói chuyện với nhau hơn Đặc biệt trong hồn cảnh xã hội khi người sử dụng ma túy thường bị xa lánh và kỳ thị, phân biệt đối xử thì cách tiếp cận đồng đẳng giúp dễ lấy được sự tin tưởng của người sử dụng ma túy hơn so với trường hợp họ được tiếp cận bởi những người khác

1.6.2.3 Dự phịng sốc thuốc q liều

Sốc q liều hiện là ngun nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm người tiêm chích ma túy Sử dụng heroin khi bị say/phê các loại chất ức chế thần kinh trung ương khác như rượu, thuốc ngủ nhóm benzodiazepines có thể làm tăng độc tính của heroin và gây tử vong do sốc q liều

Ngun nhân sốc q liều

• Những người mới tiêm chích nhưng tiêm chích một liều giống như những người đã tiêm chích lâu ngày

(58)

• Sử dụng nhiều chất gây nghiện khác lúc (VD: vừa chích heroin vừa uống rượu, v.v.)

Hiện nay ở Việt Nam dự phịng sốc thuốc q liều có Naloxone Thuốc này có tác dụng làm giảm ngược lại tác dụng của heroin và các chất dạng thuốc phiện khác Thuốc có thể dùng tiêm chích qua ven, chích vào bắp hoặc xịt vào mũi Hiện nay, loại thuốc này chưa được sử dụng rộng rãi ở cộng đồng mà chỉ được sử dụng ở một số cơ sở cấp cứu của bệnh viện Một điều cần lưu ý khi sử dụng Naloxone cần phải có hướng dẫn của bác sĩ

1.6.3 Can thiệp chuyên sâu

1.6.3.1 Cai nghiện tại Trung tâm (trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội)

Cai nghiện tại Trung tâm là biện pháp được áp dụng đối với người nghiện đã cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã cai tại trung tâm nhưng kết quả khơng như mong đợi, tỷ lệ tái nghiện vẫn cịn cao Việc cai nghiện ma túy bắt buộc được quy định tại Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP của Chính phủ

Biện pháp cai nghiện tự nguyện áp dụng cho người không thuộc diện cai nghiện bắt buộc và xin cai nghiện tự nguyện tại trung tâm cai nghiện bắt buộc; thời gian cai nghiện khơng được thấp hơn 6 tháng, các chế độ quản lý do giám đốc Trung tâm quy định

Hàng năm các trung tâm tiếp nhận cai nghiện cho từ 30.000 - 40.000 người nghiện, cai nghiện bắt buộc chiếm 80%, cai nghiện tự nguyện chiếm 20%

Quy trình cai nghiện theo quy định tại Thơng tư 41/2010/TTLT của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y Tế, bao gồm 5 giai đoạn sau:

• Giai đoạn 1: Tiếp nhận, phân loại

• Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội

• Giai đoạn 3: Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách • Giai đoạn 4: Giai đoạn Lao động trị liệu, học nghề

(59)

nhập cộng đồng

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mơ hình cai nghiện tập trung mà Việt Nam đang áp dụng chi phí lớn nhưng hiệu quả khơng cao Cụ thể như tổng chi phí ước tính điều trị cho 250 người 1 năm trong chương trình methadone là 45,506 USD chỉ bằng 1/3 chi phí điều trị cho 250 người 1 năm trong trung tâm cai nghiện tập trung là 152,250 USD Số liệu này chưa bao gồm chi phí của tỉnh/TP đầu tư cho trung tâm 06 và chi phí đầu tư ban đầu; và nghiên cứu về chi phí của chương trình Methadone, 2010, Bộ Y tế Kinh phí vận hành, chưa bao gồm chi phí thuốc Methadone (Cục phòng chống TNXH, Bộ LĐ-TB-XH, 2007, Nghiên cứu đáp ứng thể

chế cộng đồng với tiêm chích ma tuý HIV/AIDS Việt Nam từ khía cạnh kinh tế y tế công cộng.).

Một số tồn hạn chế cai nghiện bắt buộc Trung tâm:

• Mang nặng tính hành chính do biện pháp đưa vào cai nghiện trong trung tâm là biện pháp xử lý vi phạm hành chính nhưng được áp dụng ở mức tối đa (2 năm)

• Cai nghiện cho cả các đối tượng tình nguyện trong các Trung tâm cai nghiện bắt buộc

• Chủ yếu tập trung thực hiện cắt cơn giải độc và lao động, khơng thực hiện đầy đủ và đúng qui trình chun mơn kỹ thuật theo hướng dẫn; Ít chú ý đến các liệu pháp tâm lý và hoạt động tư vấn và chưa thực sự được trang bị các kiến thức và kỹ năng dự phịng tái nghiện

• Việc dạy nghề cịn rất đơn giản, chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp với một số nghề mà người sau cai nghiện khơng muốn làm Thời gian lao động trong Trung tâm chủ yếu là lao động sản xuất để tự túc một phần chi phí tiền ăn và sinh hoạt phí

• Các chế độ chính sách hỗ trợ hạn chế, chưa chú ý đến các chế độ miễn giảm thời gian chữa trị trong trung tâm

• Cán bộ chun mơn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chun mơn và khơng được đào tạo phù hợp

• Việc thực hiện các biện pháp chun mơn chưa hợp lý; chất lượng dịch vụ thấp

(60)

• Hầu hết các Trung tâm đóng ở vùng sâu, vùng xa nên khó khăn trong kết nối dịch vụ y tế, xã hội với các cơ sở sẵn có ngồi cộng đồng Nhận thức rõ những ưu điểm và hạn chế của mơ hình cai nghiện tại Trung tâm, trong cơng văn số 84/TB-VPCP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Văn phịng Chính phủ thơng báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc tại Hội nghị tổng kết cơng tác phịng chống HIV, ma túy, mại dâm năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng “Đề án đổi mới cơng tác cai nghiện ma túy”, tập trung vào việc chuyển đổi mơ hình cai nghiện tập trung thành những liệu pháp điều trị nghiện hiệu quả dựa vào bằng chứng trên thế giới

1.6.3.2 Cai nghiện tại cộng đồng

Quy trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010) là tổng hợp các phương pháp, biện pháp được thực hiện theo một trình tự, thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và áp dụng thống nhất nhằm cắt cơn nghiện, phục hồi sức khỏe, hành vi, nhận thức, khả năng học tập, lao động để nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng và phòng, chống tái nghiện cho người nghiện ma túy

Theo quy định Nghị định 94/2010/NĐ-CP cai nghiện cộng đồng, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ mười hai tuổi trở lên Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng

Đối với trường hợp cai nghiện tự nguyện: Là người nghiện ma túy đang cư

trú tại cộng đồng, tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng khơng có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình Trong trường hợp này, người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

(61)

Tại cộng đồng, công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi được tiến hành theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khám sức khỏe, phân loại người nghiện

Ở giai đoạn này, cơ sở y tế cấp xã, bác sĩ điều trị cắt cơn (đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình) có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe ban đầu, làm hồ sơ bệnh án (theo Mẫu do Bộ Y tế ban hành) cho người cai nghiện ma túy; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn Căn cứ vào bệnh án, các kết quả xét nghiệm, cán bộ điều trị phân loại người cai nghiện theo loại ma túy sử dụng, tình trạng sức khỏe để xây dựng kế hoạch điều trị, cai nghiện phù hợp với từng người

Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc

Tuỳ thuộc vào đối tượng cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng mà việc cắt cơn được thực hiện tại nhà hoặc tại địa điểm tập trung ở xã, phường Đây là giai đoạn khó khăn nhất về mặt sinh lý đối với người nghiện do đó cần có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, phối hợp với sự tham mưu của cơ quan y tế Quy trình điều trị cắt cơn cần đảm bảo theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế Giai đoạn này, gia đình và địa phương cần kết hợp với bệnh viện gần nhất để có sự hỗ trợ về chun mơn hoặc cấp cứu khi cần thiết

Giai đoạn 3: Tư vấn, giáo dục phục hồi chức xã hội, lao động trị liệu

Bản chất công tác điều trị nghiện trước hết công tác phát hiện, điều chỉnh hành vi, lối sống cho người nghiện Các giải pháp y tế, nghề nghiệp, việc làm là các yếu tố cần chứ chưa phải là điều kiện đủ Việc tư vấn, giáo dục phục hồi nhân cách cho người nghiện trong thời gian cai nghiện là rất quan trọng Có nhận thức được như thế chúng ta mới có thể xác định đúng hướng về giải pháp trọng tâm cho cộng đồng và cho những người chun trách làm cơng tác cai nghiện

(62)

Giai đoạn 4: Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng

Q trình điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng sau khi người nghiện hồn thành giai đoạn điều trị, phục hồi Hỗ trợ khơng phải chỉ là quản lý trật tự an ninh, mà là sẵn sàng cảm thơng, chia sẻ; sẵn sàng xóa bỏ kỳ thị với người nghiện ma túy Giai đoạn này cần có sự cam kết phối hợp giữa ba bên: gia đình, bản thân người nghiện ma túy và chính quyền địa phương Chính quyền cần có chương trình giáo dục cho cộng đồng dân cư để họ có thái độ tích cực với người đã cai nghiện ma túy Đồng thời, cần tạo cơ hội việc làm, ổn định cuộc sống cho người sau cai nghiện - thậm chí đơi lúc cịn phải ưu tiên hơn so với các đối tượng khác Có như thế chúng ta mới tạo được lịng tin và góp phần tái tạo sự tự tin trong bản thân nhóm đối tượng này

1.6.3.3 Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

Methadone được sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ II với mục đích ban đầu là làm thuốc giảm đau, có tác dụng kéo dài thời gian chuyển thương để sử dụng trên chiến trường Methadone nằm trong danh mục các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, được quản lý nghiêm ngặt theo Cơng ước năm 1961 về ma t

Năm 1964, hai bác sỹ người Mỹ là Marie Nyswander và Vincent Dole đã dùng Methadone để điều trị thí điểm cho những người nghiện heroin Từ những kết quả thu được, họ phát hiện ra rằng Methadone có thể giúp người nghiện ngừng sử dụng heroin và khơng bị tăng liều khi dùng Methadone thời gian dài Từ đó, liệu pháp điều trị trì cho người nghiện heroin bằng Methadone ra đời

http://haiphong.gov.vn/Portal/PrintItem.aspx?ContentID=32249

(63)

Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone điều trị lâu dài, có kiểm sốt, giá thành rẻ, sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phịng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hịa nhập cộng đồng

Chương trình thí điểm điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện thuốc Methadone (gọi tắt là Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone) tại Việt Nam được thí điểm vào năm 2008 tại Hải Phịng và Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội:

Việc sử dụng heroin đã giảm đáng kể về cả tần suất và liều sử dụng ở thân chủ tham gia điều trị Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng các chất dạng thuốc phiện đối với thân chủ đã giảm từ 100% xuống cịn 9% sau 12 tháng điều trị, ngay cả những thân chủ cịn sử dụng heroin, tần suất sử dụng heroin cũng đã giảm rõ rệt (từ 60 lần/tháng xuống 2-3 lần/tháng) Đa số thân chủ tham gia điều trị đã có những cải thiện tốt về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống (thang đo chất lượng cuộc sống tăng từ 69 lên 81 điểm cho sức khoẻ) Nhiều thân chủ trước đây chưa có việc làm hiện nay đã có việc làm và dành thời gian hỗ trợ gia đình

Chương trình cũng đã góp phần cải thiện về tình hình an ninh trật tự và an tồn xã hội Tỷ lệ thân chủ có các hành vi vi phạm pháp luật trong nhóm thân chủ tham gia điều trị giảm mạnh (sau 9 tháng điều trị số người bệnh có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40% xuống cịn 1,39%) Những mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm khi người bệnh được điều trị bằng Methadone (từ 20% xuống cịn 3,5% sau 9 tháng điều trị) Đồng thời, chương trình đã giúp cho người nghiện ma t sớm hồ nhập cộng đồng, mang lại hạnh phúc cho gia đình và sự bình n cho xã hội.Về hiệu quả kinh tế, giá thành điều trị Methadone thấp Chi phí vận hành một cơ sở điều trị Methadone điều trị cho 250 người bệnh khoảng 1,4 tỷ đồng/ năm Chi phí điều trị tính bình qn cho một người bệnh khoảng 15.000 đồng/ngày, tiền thuốc khoảng 7.000 VNĐ/1 người bệnh/ ngày (tính giá thuốc hiện nay là giá nhập khẩu) Baodientu.chinhphu.vn/

Dieutringhienbangmethadonegocnhinkinhtexahoi.

(64)

Thái Nguyên, Quảng Ninh, An Giang, Ninh Bình, Phú Thọ Tổng số bệnh nhân đang điều trị: 12.253 bệnh nhân (Bộ Y tế, Báo cáo Phòng, chống

HIV/AIDS năm 2012 trọng tâm kế hoạch năm 2013)

Mục đích chương trình điều trị thay thuốc Methadone:

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau:

1 Giảm tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B,C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các chất dạng thuốc phiện và hoạt động tội phạm Giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm

chích chất dạng thuốc phiện

3 Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội

Điều trị thuốc Methadone cần phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

• Người bệnh phải tự nguyện tham gia điều trị

• Liều Methadone phải phù hợp với từng người bệnh dựa trên ngun tắc bắt đầu với liều thấp, tăng từ từ và duy trì ở liều đạt hiệu quả

• Điều trị bằng thuốc Methadone là điều trị lâu dài, thời gian điều trị phụ thuộc vào từng người bệnh nhưng khơng dưới 1 năm

• Điều trị bằng thuốc Methadone cần phải kết hợp với tham vấn, hỗ trợ tâm lý xã hội, các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế khác khi có chỉ định để q trình điều trị đạt hiệu quả cao

• Người đứng đầu cơ sở điều trị chỉ cung cấp thơng tin về người bệnh cho các cơ quan có thẩm quyền khi có u cầu hoặc cho người khác khi được sự đồng ý của người bệnh

Điều kiện, quy trình xét chọn đối tượng tham gia điều trị nghiện thuốc Methadone người nghiện chất dạng thuốc phiện cư trú cộng đồng(Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012):

• Điều kiện đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện đang cư trú tại cộng đồng

(65)

thuốc phiện và có nơi cư trú rõ ràng

• Tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và cam kết tn thủ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện Đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện chưa đủ 16 tuổi, chỉ được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó

• Khơng thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật

• Thủ tục, hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện đang cư trú tại cộng đồng • Người nghiện chất đạng thuốc phiện nộp hồ sơ đăng ký điều trị nghiện

chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này cho cơ sở điều trị có trụ sở đặt trên địa bàn nơi người đó đang cư trú

• Hồ sơ đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, gồm:

 Đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

 Bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu

Tham vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội đóng vai trị quan trọng trong điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm, tn thủ điều trị, dự phịng tái nghiện, hướng tới lối sống lành mạnh và hỗ trợ tái hịa nhập cộng đồng Tham vấn và hỗ trợ tâm lý bao gồm: tham vấn cá nhân; tham vấn và giáo dục nhóm; tham vấn cho gia đình trước, trong và sau q trình điều trị Tham vấn cịn cung cấp thơng tin liên quan đến các phương pháp điều trị kết hợp khác, giới thiệu chuyển gửi các dịch vụ dự phịng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dịch vụ xã hội khác (Bộ Y tế, Hướng dẫn điều trị thay

nghiện chất dạng thuốc phiện thuốc Methadone)

(66)

1.6.3.4 Tư vấn điều trị nghiện ma túy

Tư vấn điều trị nghiện ma túy là một can thiệp tạo cho thân chủ cơ hội tìm hiểu về việc sử dụng ma túy của bản thân và các hậu quả của việc sử dụng ma túy một cách bảo mật và thảo luận về những liệu pháp điều trị phù hợp nhất với hồn cảnh và điều kiện của họ (FHI 360, 2010, Tư vấn

điều trị nghiện ma túy).

Tư vấn cho người nghiện q trình tương tác dựa ngun tắc nghề nghiệp và kỹ năng chun mơn mà tư vấn viên giúp thân chủ là người nghiện ma túy hiểu về những khó khăn, vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của người nghiện, đó là các vấn đề về sức khoẻ, tâm lý, sự kỳ thị, việc làm, thu nhập, quan hệ xã hội với người xung quanh, vấn đề tái nghiện, v.v

Mục đích cụ thể tư vấn điều trị nghiện ma túy giúp thân chủ:

• Hiểu hơn cuộc sống hiện tại của họ

• Hiểu rõ và học được các thơng tin, kiến thức và thực hành các kỹ năng, kỹ thuật để thân chủ có khả năng ra quyết định và xử lý tình huống nguy cơ một cách phù hợp và hiệu quả

• Xóa bỏ mặc cảm, tự ti và tự kỳ thị để hịa nhập với xã hội

• Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình, thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành vi khơng tích cực

• Tiếp cận với các dịch vụ can thiệp cho người sử dụng ma túy

• Giảm nguy cơ hay tác hại của ma túy, của lan truyền các bệnh do ma túy gây ra ví dụ như HIV

• Thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành vi khơng tích cực

1.6.3.5 Chăm sóc điều trị kháng HIV bằng thuốc ARV

ARV là chữ viết tắt của Antiretrovirus nghĩa là thuốc điều trị kháng vi rút sao chép ngược, là thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm HIV

(67)

nhiễm HIV qua quan hệ tình dục Các thơng tin về chăm sóc điều trị kháng HIV bằng thuốc ARV sẽ giúp nhân viên Quản lý trường hợp rất nhiều khi làm việc với thân chủ trong việc cung cấp thơng tin điều trị

Tại Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị HIV/AIDS” quy định:

Mục đích điều trị ARV:

• Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất

• Phục hồi chức miễn dịch, giảm nguy mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội

• Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh

Ngun tắc điều trị ARV:

• Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV

• Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng, và/hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều trị

• Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc Điều trị ARV là điều trị suốt đời Người bệnh phải tn thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc

• Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phịng lây nhiễm virus cho người khác

• Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phịng các bệnh nhiễm trùng cơ hội

Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV: (Dựa vào giai đoạn lâm sàng số lượng tế bào CD4)

Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi:

• Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, khơng phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4

(68)

• Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250TB/mm3 Nếu khơng làm được xét nghiệm tế bào CD4, chỉ định điều trị ARV khi người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4

Lợi ích điều trị ARV sớm

Điều trị ARV cho người nhiễm HIV sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân người bệnh và cho cộng đồng xã hội:

• Điều trị ARV sớm làm tăng cơ hội phục hồi hệ miễn dịch (tăng số lượng tế bào CD4), từ đó làm tăng khả năng phục hồi sức khỏe cho người bệnh; • Giảm nguy cơ lây truyền HIV;

• Điều trị ARV sớm khơng chỉ dự phịng mà cịn làm giảm tỷ lệ các nhiễm trùng cơ hội, giảm tử vong liên quan đến HIV và AIDS

Tại Việt Nam, cơng tác phịng chống HIV nói chung và chương trình điều trị kháng virus HIV bằng thuốc ARV được đặc biệt quan tâm Tính đến ngày 30/9/2012, chương trình điều trị thuốc ARV triển khai 63 tỉnh, thành phố, số người nhiễm HIV đang được điều trị ARV trên tồn quốc là 69.882 người, trong đó có 66.167 người lớn và 3.715 trẻ em (Cục Phịng, chống AIDS, Bộ Y tế, Báo cáo tổng kết cơng tác phịng,

chống HIV/AIDS năm 2012 kế hoạch công tác năm 2013) Trong thời

gian tới với định hướng cung cấp dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV sẽ được mở rộng và lồng ghép vào y tế cơ sở Ngồi việc chú trọng mở rộng độ bao phủ về mặt địa lý, thì tiêu chuẩn được điều trị bằng ARV cũng được thay đổi để người nhiễm HIV được tiếp cận sớm hơn với dịch vụ điều trị

1.6.4 Các hỗ trợ xã hội khác

Như đã được phân tích ở trên, nghiện được coi là bệnh não vì nó làm thay đổi chức năng của não bộ và cơ chế hoạt động của não và mang tính tái diễn Chính vì vậy, ngay cả khi thân chủ đã chấp nhận tham gia hình thức điều trị nghiện nào đó thì q trình hỗ trợ chưa phải đã kết thúc

(69)

thân chủ cần có việc làm, tiếp cận với các chương trình dạy nghề, vay vốn, tham gia vào các nhóm hỗ trợ xã hội, giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ cá nhân, v.v

Ngồi các can thiệp dự phịng, can thiệp giảm tác hại, can thiệp chun sâu như đã đề cập ở trên, nhân viên quản lý trường hợp có thể giới thiệu với thân chủ một số dịch vụ hỗ trợ xã hội khác như:

• Các nhóm hỗ trợ xã hội: Là nhóm giữa các thành viên có động cơ dừng sử dụng ma túy tự nguyện cam kết tham gia hoạt động nhóm Khi tham gia sinh hoạt nhóm, các thành viên có thể chia sẻ cảm xúc, quan điểm cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống; được cung cấp kiến thức và kỹ năng dự phịng tái nghiện (đối phó với cơn thèm nhớ, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, v.v.) được giới thiệu và hỗ trợ các dịch vụ chuyển tiếp như Tư vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị lao, tư vấn điều trị nghiện ma túy, v.v Các chủ đề sinh hoạt nhóm do nhóm quyết định và được người hướng dẫn trong nhóm hỗ trợ Chương trình phục hồi 12 bước cũng được xem như là can thiệp sau điều trị vì một số bước sau giúp thân chủ kéo dài thời gian khơng sử dụng ma túy

• Các dịch vụ vay vốn, hướng nghiệp: căn cứ vào tình trạng sức khỏe của thân chủ và các quy định cụ thể tại địa phương, nhân viên quản lý trường hợp cần tìm hiểu thơng tin về các dịch vụ sẵn có để giới thiệu, kết nối khi thân chủ có nhu cầu

Tại thơng tư liên tịch 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định về chế độ Hỗ trợ học nghề và Chế độ Hỗ trợ tìm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy có áp dụng các biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú như sau:

Hỗ trợ học nghề:

Người sau cai nghiện ma t nếu có nhu cầu học nghề được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/người/khóa học nghề

Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề của người sau cai nghiện ma t và biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo nghề, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ kinh phí học nghề cho người sau cai nghiện ma t

Hỗ trợ tìm việc làm:

(70)

thiệu việc làm miễn phí theo quy định tại Thơng tư liên tịch số 95/2007/ TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 07/8/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm

Hỗ trợ tìm việc làm 1.000.000 đồng/người đối với người sau cai nghiện ma t áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và người sau cai nghiện ma t sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm trở về địa phương đã có nhiều tiến bộ, cam kết khơng tái phạm, chưa có việc làm; bản thân, gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng

Các mức hỗ trợ quy định trên là mức tối thiểu, tùy theo khả năng, điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định mức hỗ trợ cao hơn để tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy có việc làm, thu nhập ổn định

Việc đưa ra các cấp độ can thiệp cho người sử dụng ma túy từ dự phịng, can thiệp chun sâu, các can thiệp hỗ trợ xã hội chỉ mang tính tương đối, và có một số dịch vụ cần phải được thực hiện và trải đều ở từng cấp độ như truyền thơng, điều trị methadone, v.v Điều quan trọng là người nhân viên quản lý trường hợp cần xác định thân chủ đang ở cấp độ nào để gắn kết chuyển gửi dịch vụ một cách phù hợp và hiệu quả nhất

Tiểu kết:

(71)

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I

1 Hãy phân tích khái niệm Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy? Trình bày khái qt những điểm nổi bật của Quản lý trường hợp với

người sử dụng ma túy tại Việt Nam?

3 Hãy phân tích 1 vai trị của nhân viên QLTH mà anh chị cho là quan trọng nhất? Vì sao?

4 Nêu những yêu cầu cần thiết của nhân viên Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy?

5 Hãy phân tích những điều cần tránh khi làm việc với thân chủ Đưa ra ví dụ thực tiễn?

6 Nhân viên Quản lý trường hợp cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nghề nghiệp gì trong suốt quá trình trợ giúp thân chủ?

(72)(73)

MỘT SỐ KỸ NĂNG

TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY

CHƯƠNG II

2.1 Các kỹ năng cơ bản trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 71

2.2 Các kỹ năng chuyên biệt 94

(74)(75)

Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy số hoạt động trọng trình hỗ trợ điều trị cho những người sử dụng ma túy Việt Nam Trong giáo trình này, nội dung chương I giới thiệu tổng quan quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy, vai trò, yêu cầu kiến thức, kỹ nguyên tắc nền tảng nhân viên xã hội quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy Chương II giới thiệu kỹ kỹ chuyên biệt quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy cách vận dụng kỹ trình trợ giúp thân chủ.

Chương II bao gồm nội dung chính: • Kỹ

• Kỹ chuyên biệt

2.1 Các kỹ quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

2.1.1 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với thân chủ

Thiết lập mối quan hệ thân thiện với thân chủ là một trong những mục tiêu đầu tiên mà nhân viên quản lý trường hợp cần lưu ý khi bắt đầu tiến trình trợ giúp thân chủ Mối quan hệ đến từ việc nhân viên quản lý trường hợp giao tiếp với thân chủ như thế nào chứ khơng phải từ những gì nhân viên quản lý trường hợp làm thay cho họ Mối quan hệ được thiết lập khi thân chủ và nhân viên quản lý trường hợp cảm thấy thoải mái, gắn kết và dễ dàng hiểu nhau Do vậy, khả năng giao tiếp, thấu hiểu và chấp nhận thân chủ là những thành tố quan trọng để xây dựng thành cơng mối quan hệ giữa nhân viên quản lý trường hợp với thân chủ

(76)

viên quản lý trường hợp và họ có điểm chung nào khơng? Có biết người quen thân của họ khơng?

Việc tìm hiểu như vậy chỉ mất khoảng 1 – 2 phút hoặc lâu hơn một chút nhưng nó sẽ tạo cơ hội cho thân chủ cởi mở hơn trong buổi trị chuyện với nhân viên quản lý trường hợp Đơi khi trong một số ca, việc phát triển mối quan hệ mất khá nhiều thời gian Quan trọng là nhân viên quản lý trường hợp tránh nơn nóng, vội vàng Ví dụ: nhân viên quản lý trường hợp có thể muốn chứng tỏ rằng mình có thể giúp ích, gây thiện cảm bằng cách tình nguyện làm một số việc cho thân chủ trong khi bản thân họ có thể làm được, như là điền giấy tờ hay là gọi điện cho một người nào đó Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng làm gì đó cho thân chủ khơng giúp cho mối quan hệ được tự động thiết lập mà nó chỉ tạo ra tiền lệ rằng nhân viên quản lý trường hợp sẵn sàng làm thay cho thân chủ hơn là giúp họ tự làm những việc đó Hãy ln nhớ rằng mối quan hệ đến từ việc chúng ta giao tiếp với thân chủ như thế nào chứ khơng phải từ những gì chúng ta làm thay cho họ

Việc thiết lập quan hệ với thân chủ cần được tiến hành xun suốt trong tất cả các buổi gặp gỡ và giao tiếp với thân chủ, đặc biệt là trong buổi gặp gỡ đầu tiên Sau đây là những hướng dẫn cần thiết cho việc thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên quản lý trường hợp với thân chủ

2.1.1.1 Thiết lập mối quan hệ trong buổi gặp đầu tiên:

Có thể thân chủ khơng thể hình dung được buổi gặp đầu tiên sẽ như thế Ví dụ: nhiều thân chủ nghe đến từ “nhân viên quản lý trường hợp” và nghĩ rằng chúng ta xem họ như là một “trường hợp” cần được “quản lý” Điều này làm cho họ ln đề phịng, cảnh giác, khơng cởi mở khi giao tiếp với nhân viên quản lý trường hợp Do đó, việc quan trọng cần làm là: • Nói cho họ biết chính xác về cơng việc của nhân viên quản lý trường

hợp, chúng ta thật sự mong muốn hiểu về cá nhân họ

• Nói cho thân chủ biết mục tiêu và các dịch vụ mà chương trình cung cấp • Tìm hiểu xem thân chủ mong đợi gì từ nhân viên quản lý trường hợp, chính những điều họ mong đợi ở chúng ta sẽ rất ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận mối quan hệ giữa họ và chúng ta

(77)

• Dành thời gian để luyện tập những điều mình sẽ nói với thân chủ, hãy tập cách giao tiếp với họ thật hiệu quả, gây được ấn tượng tốt để họ muốn kết nối và muốn gặp lại chúng ta

2.1.1.2 Duy trì mối quan hệ trong q trình làm việc với thân chủ.

Để các buổi gặp thân chủ thành cơng, nhân viên quản lý trường hợp cần phải chuẩn bị trả lời những câu hỏi sau: Mục đích của buổi gặp hơm nay là gì? Thân chủ đã có những tiến bộ nào? Nhân viên quản lý trường hợp cịn lo lắng điều gì về thân chủ? Những giải pháp hợp lý mà nhân viên quản lý trường hợp nghĩ đến? Kết quả mong đợi từ buổi gặp là gì? Ai là người liên quan?

Tuy nhiên, khơng phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được những điều dự định và đã được chuẩn bị, trong khi thực hiện một buổi gặp thân chủ có thể nảy sinh những vấn đề mà những vấn đề này lại xuất phát từ chính bản thân nhân viên quản lý trường hợp, từ chính thân chủ hoặc từ chính q trình tương tác giữa nhân viên quản lý trường hợp với thân chủ trong q trình giao tiếp, v.v Có nhiều lý do tạo ra rào cản trong việc thiết lập và vận hành/duy trì mối quan hệ giữa nhân viên quản lý trường hợp với thân chủ trong suốt tiến trình trợ giúp

Ví dụ: những rào cản được xuất phát từ chính nhân viên quản lý trường hợp cần tránh đó là:

• Có cảm giác vội vàng, hối hả

• Có ý nghĩ rằng thân chủ là người khơng đáng tin cậy

• Cảm thấy bồn chồn hoặc bối rối, đặc biệt là khi mọi thứ vượt ra ngồi sự kiểm sốt của nhân viên quản lý trường hợp

• Có cảm giác khó chịu về thân chủ nếu họ khơng đáp ứng đúng các giá trị cá nhân mà nhân viên quản lý trường hợp đã ngầm định Đặc biệt là khi một số giá trị ở thân chủ lại đối lập và mâu thuẫn với những giá trị của nhân viên quản lý trường hợp

Bài tập nhóm rèn luyện kỹ năng cho nhân viên quản lý trường hợp Buổi gặp đầu tiên: Thơng qua 4 tình huống sau, nhân viên quản lý

(78)

Tình huống 1: Tuấn đã tham gia một dự án can thiệp về HIV/AIDS và

được các nhân viên dự án hỗ trợ trong một thời gian khá dài Mặc dù vậy, cuộc sống của anh vẫn khơng có gì khá hơn và anh cảm thấy như mình đang lãng phí rất nhiều thời gian Đây là lần đầu tiên nhân viên quản lý trường hợp gặp Tuấn Tuy nhiên, Tuấn khơng rõ vì sao nhân viên quản lý trường hợp tìm gặp anh ấy và nhân viên quản lý trường hợp khác với các nhân viên đã hỗ trợ anh ấy trước đây như thế nào

Nhân viên quản lý trường hợp mong muốn Tuấn hiểu cơng việc sau buổi gặp này?

1 ……… …… 2 ……… ……

Nhân viên quản lý trường hợp truyền đạt thơng tin cụ thể nào để giúp Tuấn hiểu rõ công việc mình?

1 ……… …… 2 ……… ……

Tại nhân viên quản lý trường hợp lại chọn cách để truyền đạt thông tin?

1 ……… …… 2 ……… ……

Tình huống 2: Nam chưa từng được một nhân viên quản lý trường hợp

nào tiếp cận Anh ấy đã từng tự cai nghiện tại nhà 3 lần nhưng khơng thành cơng, lần này anh quyết tâm tham gia chương trình điều trị nghiện bằng methadone Thơng qua việc đăng ký chương trình methadone, Nam được nhân viên quản lý trường hợp tiếp cận Tuy nhiên, Nam rất ít khi giao tiếp với những người làm chun mơn hay bất kỳ ai bên ngồi Anh ấy sống trong một gia đình mà tất cả các vấn đề trong gia đình phải được giấu kín, khơng được nói ra bên ngồi vì họ sợ rằng nếu các vấn đề đó lộ ra thì sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của bố Nam

Nhân viên quản lý trường hợp mong muốn Nam hiểu cơng việc sau buổi gặp này?

(79)

Nhân viên quản lý trường hợp truyền đạt thông tin cụ thể nào để giúp Nam hiểu rõ cơng việc mình?

1 ……… …… 2 ……… ……

Tại nhân viên quản lý trường hợp lại chọn cách để truyền đạt thông tin?

1 ……… …… 2 ……… ……

Tình huống 3: Hà đã sử dụng ma túy được 2 năm Hiện cơ đang tham

gia chương trình điều trị nghiện ma túy tại một phịng khám gần nhà Cơ đã giữ sạch được 6 tháng nhưng thời gian gần đây mọi người trong gia đình thấy thỉnh thoảng cơ vẫn qua lại với những người bạn bè cũ Gia đình cảnh cáo cơ rất nhiều về việc gặp lại họ Ba mẹ Hà nói rằng họ sẽ tìm cơng việc nào đó cho cơ làm Mẹ Hà đã đến phịng khám để nhờ nhân viên quản lý trường hợp hỗ trợ cho Hà Nhân viên quản lý trường hợp đã đến nhà gặp Hà, mặc dù cơ sợ mình sẽ tái sử dụng ma túy nhưng cơ vẫn cảm thấy gia đình khơng tin tưởng mình vì đã đưa nhân viên quản lý trường hợp đến nhà

Nhân viên quản lý trường hợp mong muốn Hà hiểu cơng việc sau buổi gặp này?

1 ……… …… 2 ……… ……

Nhân viên quản lý trường hợp truyền đạt thơng tin cụ thể nào để giúp Hà hiểu rõ công việc mình?

1 ……… …… 2 ……… ……

Tại nhân viên quản lý trường hợp lại chọn cách để truyền đạt thơng tin?

(80)

Tình huống 4: Vinh đã sử dụng ma túy được 5 năm nay, anh đã 2 lần

cai nghiện tập trung và 3 lần cai sống tại nhà, nhưng anh vẫn khơng thể từ bỏ được ma túy Hiện anh đang muốn tham gia chương trình điều trị nghiện bằng methadone vì anh nghe nói nhiều người đã tham gia điều trị có kết quả rất tốt Nhân viên quản lý trường hợp đã gặp được Vinh khi anh đến tìm hiểu thơng tin, thủ tục đăng ký điều trị methadone

Nhân viên quản lý trường hợp mong muốn Vinh hiểu cơng việc sau buổi gặp này?

1 ……… …… 2 ……… …… - Nhân viên quản lý trường hợp có thể truyền đạt những thơng tin cụ thể nào để giúp Vinh hiểu rõ cơng việc của mình?

1 ……… …… 2 ……… ……

Tại nhân viên quản lý trường hợp lại chọn cách để truyền đạt thơng tin?

1 ……… …… 2 ……… ……

Nói tóm lại, để phát triển thành cơng mối quan hệ với thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp cần phải lưu ý các nội dung sau:

• Chuẩn bị kỹ lưỡng cho lần gặp đầu tiên với thân chủ

• Ghi nhớ kiểu ấn tượng đầu tiên mình muốn tạo ra với thân chủ • Giải thích về mục đích và vai trị của bản thân

• Đến tại nơi ở của thân chủ

• Thiết lập quan hệ bằng cách tìm hiểu về các sở thích của thân chủ • Tỏ ra niềm nở nhưng vẫn giữ lập trường trung lập

(81)

2.1.2 Kỹ năng lắng nghe tích cực

2.1.2.1 Khái niệm, mục đích của lắng nghe tích cực

• Khái niệm

Kỹ năng lắng nghe tích cực là sự tập trung chú ý vào thân chủ, khơng bị chi phối bởi những gì xảy ra xung quanh và xảy ra bên trong chính bản thân nhân viên quản lý trường hợp nhằm đi vào nội tâm của thân chủ, hiểu họ trong hồn cảnh và quan điểm của họ

Lắng nghe tích cực là một kỹ năng then chốt Kỹ năng này giúp giảm khả năng phản kháng và khuyến khích thân chủ tiếp tục chia sẻ Đồng thời, kỹ năng này giúp nhân viên quản lý trường hợp thể hiện sự tơn trọng với thân chủ, củng cố mối quan hệ thân thiện với thân chủ cũng như đốn chính xác ý thân chủ muốn nói, nhằm hỗ trợ gia tăng động lực của thân chủ

Lắng nghe đóng vai trị quan trọng trong giao tiếp, nghe khơng chỉ đơn thuần là nghe bằng tai mà nghe cả bằng mắt, và quan trọng hơn là cả bằng tâm của người lắng nghe Lắng nghe tích cực có thể hiểu chính là hình thức lắng nghe cả bằng tai, bằng mắt và bằng cả trái tim của mình Trong q trình trợ giúp, nhân viên quản lý trường hợp cần giành rất nhiều thời gian tập trung vào tiếp xúc thân chủ, vì vậy, chỉ khi người nhân viên quản lý trường hợp biết lắng nghe tích cực thì tiến trình giúp đỡ và hỗ trợ cá nhân mới có hiệu quả cao Lắng nghe tích cực, chú tâm là kỹ năng mà người nhân viên quản lý trường hợp phải quan tâm và phải thường xun rèn luyện

• Mục đích

Mục đích của lắng nghe là hiểu lời nói và cảm nghĩ và tốt hơn nữa là hiểu được động cơ của người nói càng chính xác càng tốt, cho nên nhân viên quản lý trường hợp cần rất tập trung tinh thần để lắng nghe Người nghe phải chú ý đến những gì được nói ra và thậm chí cả những gì khơng được nói ra Lắng nghe, vì vậy trở thành một hoạt động được thực thi một cách có ý thức đối với nhân viên quản lý trường hợp, hơn thế nữa nó cịn là một khía cạnh thực hành ngun tắc chấp nhận và tơn trọng thân chủ

Nghe tích cực bao hàm nghe được lời nói, tiếp nhận những thơng tin bằng lời cũng như khơng lời và đáp ứng thoả đáng cho mục đích trên:

(82)

 Hiểu được những gì thân chủ nói, hiểu được những cảm nghĩ của thân chủ càng chính xác càng tốt và thấu cảm với những điều thân chủ đã trải qua hoặc đang trình bày (cả những điều nói ra và chưa nói ra)  Thơng tin sẽ được truyền tải chính xác, nồng nhiệt

 Thân chủ thấy được nhân viên quản lý trường hợp đã lắng nghe và hiểu mình, thể hiện sự chấp nhận thân chủ

 Làm cho người khác tự hiểu mình hơn

 Sử dụng lắng nghe tích cực có phản hồi như một cơng cụ cho q trình tiếp xúc, giúp đỡ thân chủ, sẽ mang lại kết quả rất tốt cho mối quan hệ người giúp đỡ - người được giúp đỡ

Để lắng nghe một cách đầy đủ, nhân viên quản lý trường hợp khơng chỉ thụ động nhận thơng tin, mà phải là người chủ động tham gia trong q trình trao đổi, phản hồi thơng tin như “tơi hiểu ý anh/chị này,

v.v phải không ạ” gật đầu uhm, v.v., tập trung hồn tồn sự

chú ý của mình vào q trình giao tiếp, nghe bằng cả trực giác cũng như bằng cả khả năng suy nghĩ của mình để khuyến khích thân chủ bầy tỏ những suy nghĩ và cảm xúc của họ

2.1.2.2 Phân loại lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực chủ yếu là lắng nghe có phản hồi Có 3 cách để phản hồi thơng tin khi lắng nghe thân chủ: Phản hồi đơn giản; Phản hồi phóng đại; Phản hồi hai chiều

Phản hồi đơn giản

Là cách phản hồi cơ bản nhất Có nghĩa là nhắc lại câu nói của thân chủ dưới dạng đơn giản và trung hịa; ghi nhận và xác nhận lại những điều thân chủ vừa nói

• Ví dụ 1:

- Thân chủ nói rằng “Tơi chưa có dự định bỏ uống rượu sớm đâu” Để đáp ứng lại, chúng ta có thể nói như thế này “Anh nghĩ là anh chưa bỏ uống rượu ngay được” để phản hồi lại câu nói của thân chủ

• Ví dụ 2

(83)

- Thân chủ: “Khơng, em chẳng sao cả, 5 năm nay em vẫn khỏe”

- Nhân viên quản lý trường hợp nói: “Ừ, chị hiểu tại sao em lại nói như vậy vì nhiều người cũng có suy nghĩ như em” (Nhân viên quản lý trường hợp có thể chuyển sang chủ đề khác)

Phản hồi phóng đại

Là phản hồi câu nói của thân chủ dưới dạng cường điệu hóa nhưng khơng phải chế nhạo Trong trường hợp này, chúng ta có thể hướng thân chủ đến những thay đổi tích cực mà khơng tạo ra sự phản kháng

• Ví dụ 1:

- Thân chủ nói: “Tơi khơng hiểu tại sao vợ tơi lại q lo lắng về việc này Tửu lượng của tơi khơng cao hơn ai trong nhóm bạn của tơi cả”

- Nhân viên quản lý trường hợp: “Như vậy là vợ anh chẳng có lý do gì để lo lắng cả”

• Ví dụ 2:

- Nhân viên quản lý trường hợp nói: “Em có dự định đi kiểm tra CD4 xem mình đã cần điều trị ARV chưa?”

- Thân chủ: “Khơng, em chẳng sao cả, 5 năm nay em vẫn khỏe”

- Nhân viên quản lý trường hợp nói: “Em nói là em chẳng cần đi kiểm tra CD4, em vẫn khỏe mạnh, vẫn sống tốt đúng khơng?”

- Thân chủ: “Khơng, em chỉ nói là em vẫn cịn khỏe thơi chưa cần đi khám nhưng có thể em sẽ đi sau, v.v.”

(84)

với cách phản hồi phóng đại, nhân viên quản lý trường hợp đã đặt một chiếc gương phản chiếu hình ảnh phóng đại của thân chủ nhằm giúp thân chủ trở nên nghiêm túc và mạnh mẽ hơn cho “cuộc chiến” diễn ra trong chính bản thân họ Tuy nhiên, nhân viên quản lý trường hợp cần sử dụng kỹ năng này một cách linh hoạt, hợp lý vì nó có thể đưa đến một tác dụng ngược lại

Phản hồi hai chiều

Ghi nhận những điều thân chủ chia sẻ, nhưng cũng chỉ ra các điểm mâu thuẫn giữa những gì họ nói trước đây với những điều họ nói hiện tại, hay cung cấp thơng tin, cách nhìn nhận mới có thể đối lập với suy nghĩ/kiến thức hiện tại của thân chủ, hoặc chỉ rõ những gì họ suy nghĩ, cảm thấy hay đang nói lại trái ngược với hành động của họ Đây có thể được gọi là cách phản hồi hai bàn tay Tay phải thì thế này, nhưng tay trái thì thế kia • Ví dụ 1:

- Thân chủ: Có lẽ tơi nên ngừng sử dụng ma túy hồn tồn, nhưng tơi sẽ chưa làm điều đó!

- Nhân viên quản lý trường hợp: Một mặt, anh/chị nhìn thấy rằng có 1 số vấn đề thực sự xảy ra, nhưng anh/chị vẫn chưa muốn ngừng sử dụng ma túy hồn tồn Mặt khác, anh/chị rất lo lắng khi việc sử dụng ảnh hưởng đến gia đình của mình Chắc là anh/chị cảm thấy lúng túng

• Ví dụ 2:

- Thân chủ: Chị đừng nói em đi kiểm tra CD4 mà làm gì Thà rằng cứ như thế này cịn hơn, chứ khi biết nó xuống thấp rồi phải uống thuốc thì nó phá ra hết Mấy thằng uống được mấy tháng trơng béo lên, nhưng khơng phải đâu, phù đấy, cầm cự được vài hơm thì chết, sợ lắm - Nhân viên quản lý trường hợp: Chị hiểu một mặt em lo ngại vì có một

số tình huống xấu xảy ra nhưng mặt khác em cũng thấy có nhiều người được điều trị ARV đem lại kết quả rất tốt đấy thơi

2.1.2.3 Biểu hiện của lắng nghe tích cực

(85)

Tất cả những kiến thức đó tạo ra tiền đề cho việc gắn kết với thân chủ Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta sử dụng những cơng cụ nào để có thể đến gần hơn với thân chủ, để thấu hiểu họ và khiến cho họ cảm thấy được gắn kết với chúng ta

Lắng nghe tích cực khơng chỉ cần thiết cho người quản lý trường hợp, mà nó là kỹ năng quan trọng đối với tất cả mọi người trong mối quan hệ giao tiếp xã hội và cuộc sống Chúng ta sẽ đề cập chủ yếu đến kỹ năng lắng nghe dành cho nhân viên quản lý trường hợp với những đặc thù cơng việc rất riêng của chúng ta Thân chủ là người sử dụng ma túy hoặc người điều trị nghiện phục hồi thường khơng cảm thấy tin tưởng những người nói rằng muốn hỗ trợ họ, đặc biệt là những người đang cơng tác tại các cơ quan nhà nước Tuy nhiên, song song với đặc điểm này của thân chủ (có thể xem như trở ngại cho q trình tạo lập mối quan hệ của chúng ta với thân chủ) chúng ta cũng cần nhớ rằng việc phát triển mối quan hệ tin cậy trong cơng việc cần phải có thời gian và sự kiên trì, hơn nữa, nhân viên quản lý trường hợp có thể áp dụng các ngun tắc cơ bản để hỗ trợ hiệu quả nhất cho thân chủ trong suốt q trình này Biểu hiện của kỹ năng lắng nghe tích cực được nêu ra ở các điểm sau và đó cũng là u cầu mà nhân viên quản lý trường hợp cần thực hiện trong khi lắng nghe thân chủ:

• Ln bám sát các phản hồi từ phía thân chủ

• Hiểu được cách giao tiếp phù hợp với văn hóa của thân chủ • Đưa ra các phản hồi một cách chính xác và hợp lý

• Thay đổi các suy nghĩ của mình về hành vi của thân chủ cho phù hợp Trong giao tiếp, người này thường có xu hướng cho rằng mình đã hiểu đúng ý của người kia Phản hồi lại với thân chủ là cách khẳng định hơn là

giả định rằng mình đã hiểu chính xác ý của thân chủ.

Để thể hiện nhân viên quản lý trường hợp đã có lắng nghe tích cực, chúng ta cần biết cách phản hồi khi nghe tích cực thơng qua phản hồi về nội dung, cảm xúc, tình cảm Sau đây là một số ví dụ hướng dẫn cho việc thể hiện sự lắng nghe tích cực

Nhân viên quản lý trường hợp có thể bắt đầu phản hồi bằng các cách diễn đạt như:

• Có thể thấy rằng anh/chị đang cảm thấy, v.v

(86)

• Đối với tơi điều này giống như là anh/chị đang nói, v.v • Hãy sửa cho tơi nếu tơi sai nhưng tơi đang cảm thấy, v.v • Anh/chị dường như đang xúc động, v.v

• Anh/chị có vẻ cảm thấy, v.v

• Dường như là anh/chị đang muốn nói, v.v

• Tơi băn khoăn liệu có phải anh/chị đang nói, v.v • Khi tơi nghe, thì anh/chị, v.v

• Thơng điệp mà tơi nhận được từ chia sẻ của anh/chị là, v.v • Tơi cảm giác anh/chị đang xúc động, v.v

• Có phải anh/chị đã cảm thấy, v.v

• Những điều mà tơi đang nghĩ và tơi đang nghe là, v.v • Theo những gì tơi thu thập thì anh/chị đang cảm thấy, v.v • Tơi có cảm nhận là, v.v

Như vậy, kỹ năng lắng nghe tích cực giúp thân chủ xác định được vị trí của chính mình, làm cho thân chủ cảm thấy là nhân viên quản lý trường hợp khơng cố làm thay đổi họ, đồng thời động viên thân chủ tiếp tục giao tiếp, chia sẻ cảm giác của họ Có thể nói, lắng nghe tích cực hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển mối quan hệ chun nghiệp và thân thiện trong cơng việc giữa nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ

2.1.2.4 Các kỹ tḥt được sử dụng giúp nhân viên quản lý trường hợp lắng nghe tích cực.

Khi thực hiện kỹ năng lắng nghe tích cực, nhân viên quản lý trường hợp cần phải sử dụng các kỹ thuật sau: khuyến khích, đặt câu hỏi mở, khẳng định, đi từ cái chung đến cái cụ thể, diễn đạt, tóm tắt, v.v

Kỹ thuật khuyến khích

(87)

hoặc thể hiện sự đồng tình qua nét mặt, sử dụng các câu khẳng định hoặc phản hồi câu nói của thân chủ Nhân viên quản lý trường hợp có thể đề nghị thân chủ chia sẻ thêm, cho các ví dụ cụ thể hoặc cung cấp thêm các chi tiết liên quan đến vấn đề thân chủ vừa chia sẻ Ví dụ: Muốn thân chủ mở rộng thêm vấn đề mà thân chủ đã trình bày, nhân viên quản lý trường hợp có thể đặt câu hỏi “Cịn điều gì làm bạn lo lắng khi trở về nhà gặp bố bạn?” Hoặc muốn xác định mức độ cao nhất của các vấn đề mà thân chủ đang gặp phải trong q trình điều trị nghiện ma túy, có thể đặt câu hỏi “Anh/chị băn khoăn nhất về điều gì trong số các vấn đề anh/chị đã vừa trao đổi với tơi?” Bằng câu trả lời của thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp đã làm tăng thêm động lực cho thân chủ Khi muốn đề nghị thân chủ hình dung điều họ mong muốn cho tương lai nhằm giúp họ thiết lập được các mục tiêu cụ thể, có thể sử dụng câu hỏi “Anh/chị có thể hình dung cuộc sống của anh/chị khi đã phục hồi sau điều trị nghiện ma túy, để có được cuộc sống như vậy anh/chị cần phải làm gì?”

Kỹ thuật Đặt câu hỏi mở

Khi nhân viên quản lý trường hợp đặt câu hỏi mở có nghĩa là đã giúp cho thân chủ trả lời câu hỏi đó theo nhiều cách khác nhau, khuyến khích thân chủ nói về mình nhiều hơn với sự đa dạng về từ ngữ và cách mơ tả Việc trả lời các câu hỏi mở cho phép thân chủ bày tỏ những cảm xúc hay suy nghĩ của mình về vấn đề đang xảy ra Đồng thời, điều đó cũng cho phép nhân viên quản lý trường hợp khai thác vấn đề của thân chủ ở độ sâu hơn và giúp nhìn nhận một cách khách quan hơn, tránh việc nhân viên quản lý trường hợp hướng vấn đề của thân chủ theo quan điểm của mình và dẫn dắt thân chủ đi theo quan điểm đó Câu hỏi mở phù hợp với giai đoạn tìm hiểu vấn đề và lựa chọn giải pháp hành động Câu hỏi mở là câu hỏi khơng chỉ trả lời “có” hoặc “khơng” hoặc chỉ trả lời bằng một hoặc hai từ (Ví dụ: Anh/chị đến đây bằng phương tiện gì?) Sử dụng câu hỏi mở giúp nhân viên quản lý trường hợp hiểu ý kiến, quan điểm của thân chủ, khơi gợi cảm xúc của thân chủ về một chủ đề hoặc tình huống đặt ra và tạo thuận lợi cho cuộc trao đổi Câu hỏi mở thường được bắt đầu bằng các từ “Điều gì”, “Vì sao”, “Cái gì” hoặc đi kèm với từ “Như thế nào”, v.v

Ví dụ:

• Anh nghĩ thế nào về chương trình điều trị này? • Bây giờ em cảm thấy như thế nào?

(88)

• Anh/chị đã nghĩ như thế nào khi bố mẹ anh/chị khơng tin tưởng mình? • Anh/chị đã làm gì để giữ sạch trong suốt thời gian qua?

• Anh cảm thấy thế nào khi trở về nhà gặp hàng xóm láng giềng và người thân trong gia đình?

Kỹ thuật Khẳng định với thân chủ

Kỹ thuật khẳng định được sử dụng nhằm hỗ trợ và tăng cường lịng tin vào năng lực bản thân của thân chủ, nhận biết các khó khăn họ gặp phải, cơng nhận kinh nghiệm và cảm xúc của họ, gia tăng sự tự tin, khơng nản lịng của thân chủ để hành động và thay đổi hành vi Nhân viên quản lý trường hợp khẳng định những kinh nghiệm thể hiện thế mạnh, thành cơng hoặc khả năng của thân chủ, qua đó thể hiện nhân viên quản lý trường hợp nhận biết các khó khăn mà thân chủ gặp phải

Ví dụ:

- Thân chủ: Tơi đã cố thử từ bỏ ma túy nhiều lần rồi nhưng rất khó, nhất

là mỗi khi gặp bàn bè và bị bọn nó rủ rê sử dụng ma túy

- Nhân viên quản lý trường hợp: Tơi hiểu từ bỏ ma túy rất khó và tơi

cũng hiểu anh đã và đang nỗ lực đương đầu với các khó khăn ấy như thế nào

Kỹ thuật Đi từ chung đến cụ thể

Để giúp thân chủ thiết lập và thực hiện được một kế hoạch thực tế thì việc thu thập được các thơng tin chi tiết về họ trong q trình trao đổi với họ là rất quan trọng Do vậy, đi từ cái chung đến cái cụ thể là một kỹ thuật hết sức quan trọng được sử dụng khi lắng nghe thân chủ Kỹ thuật này giúp nhân viên quản lý trường hợp thu thập thêm thơng tin chi tiết từ thân chủ; giúp thân chủ nhận ra một cách cụ thể để thay đổi; xác định khả năng thay đổi và phản hồi cho thân chủ bằng các góp ý phù hợp

Ví dụ:

- Thân chủ: Tơi muốn làm việc để giữ cho mình ln bận rộn, có như vậy

thì tơi mới khơng nghĩ đến ma túy

- Nhân viên quản lý trường hợp: Rất hay Theo anh/chị thì anh/chị sẽ

(89)

hay chơi thể thao, hay sẽ làm gì? (chú ý: hỏi thân chủ từng câu một, tạo khơng khí thoải mái để thân chủ chia sẻ, v.v.)

Kỹ thuật Diễn đạt

Kỹ thuật diễn đạt giúp diễn đạt lại ý của thân chủ vừa nói bằng chính ngơn ngữ và cách nói của chính nhân viên quản lý trường hợp Qua diễn đạt lại như vậy đã thể hiện sự chú ý và thấu hiểu của nhân viên quản lý trường hợp với thân chủ Ngồi ra, diễn đạt sẽ tạo cơ hội để thân chủ biết được nhân viên quản lý trường hợp đang nghĩ gì hoặc thân chủ điều chỉnh lại nếu nhân viên quản lý trường hợp hiểu nhầm ý vừa nói

Ví dụ:

- Thân chủ: Tơi chưa bao giờ xét nghiệm HIV vì tơi sợ phát hiện ra mình

dương tính với HIV

- Nhân viên quản lý trường hợp: Vậy lý do mà anh/chị khơng xét nghiệm

HIV là anh/chị sợ mình có thể bị nhiễm HIV

Kỹ thuật Tóm tắt

Tóm tắt là một kỹ thuật khác được sử dụng trong lắng nghe tích cực Khi tóm tắt, nhân viên quản lý trường hợp cho thấy rằng mình đang lắng nghe thân chủ một cách tích cực và theo sát được những gì họ đang chia sẻ Nhân viên quản lý trường hợp nhấn mạnh các điểm chính theo đúng mục đích của buổi trao đổi Nhân viên quản lý trường hợp cũng khơi gợi để tìm hiểu thêm thơng tin và tạo cơ hội để thân chủ nghe lại những gì họ vừa trao đổi

Nhân viên quản lý trường hợp có thể nói: “Để tơi tóm lược lại những gì anh/chị vừa nói xem tơi có hiểu đúng ý của anh/chị khơng Anh/chị hãy điều chỉnh cho tơi nếu tơi nói sai nhé, v.v.” hoặc “Về cơ bản, anh/chị vừa nói rằng, v.v.”

(90)

Ví dụ: Để kết thúc buổi tư vấn với thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp có thể đưa ra tóm lược như sau:

- Nhân viên quản lý trường hợp: Vậy từ đầu buổi đến giờ anh và tơi đã cùng thảo luận về việc lựa chọn một chương trình điều trị nghiện phù hợp với hồn cảnh của anh hiện tại Chúng ta đã phân tích ưu điểm và hạn chế của từng chương trình đối với hồn cảnh của anh Cuối cùng thì anh đã chọn chương trình điều trị methadone Anh cũng đã nói ngày mai, lúc 10 giờ sáng sẽ đến phịng khám quận Lê Chân để tìm hiểu sâu hơn về methadone cũng như các thủ tục đăng ký Tơi nói như thế có đúng và đủ chưa ạ, anh có muốn bổ sung gì thêm khơng? - Thân chủ: Vâng, đúng rồi ạ Tơi khơng có ý kiến gì thêm

- Nhân viên quản lý trường hợp: Thế ngày mai sau khi đến phịng khám methadone quận Lê Chân về, tơi sẽ đến gặp anh để xem có hỗ trợ được gì thêm cho anh khơng nhé

Để thực hiện kỹ thuật tóm tắt thành cơng, nhân viên quản lý trường hợp cần phải trả lời các câu hỏi: Những vấn đề chính được đặt ra trong buổi làm việc/gặp gỡ là gì? Thân chủ dự định sẽ làm gì trong tương lai? Nhân viên quản lý trường hợp đã đồng ý làm những gì? Điều này giúp thân chủ thơi khơng chìm đắm vào suy nghĩ miên man nữa mà cần phải bắt tay vào hành động cụ thể

2.1.2.5 Các rào cản của lắng nghe tích cực (có phản hồi)

Khi lắng nghe thân chủ trao đổi và chia sẻ thơng tin, cảm xúc thì nhân viên quản lý trường hợp thường gặp phải các rào cản gây cản trở sự lắng nghe của chính mình Các rào cản này có thể là các yếu tố khách quan, nếu vậy ta dễ khắc phục (ví dụ: tiếng ồn, nắng nóng, v.v.) Nhưng với các rào cản bắt nguồn từ chính nhân viên quản lý trường hợp thì khơng dễ khắc phục nếu chúng ta khơng ý thức một cách rõ ràng (đơi khi rào cản này lại mang tính vơ thức) để kiểm sốt chúng trong q trình trao đổi với thân chủ Đó có thể là các rào cản sau:

• Mơ màng, thơ thẩn – khơng chú ý

• Chụp mũ – đặt một tiêu chí cho một người nào đó mà khơng có bằng chứng về điều đó

(91)

• Đọc suy nghĩ – đốn người khác đang nghĩ gì • Lẩm nhẩm – lẩm nhẩm gì đó trong đầu

• Chỉ chăm chú vào những thơng tin muốn nghe

• Ngắt lời thân chủ (Vì một trong những lỗi thường gặp của nhân viên quản lý trường hợp là khơng thể khơng đưa ra lời khun Để khắc phục rào cản này, nhân viên quản lý trường hợp có thể tập trung nhiều hơn vào việc ghi chép thơng tin)

• Tranh cãi tay đơi: Nhân viên quản lý trường hợp phản đối câu nói của thân chủ bằng câu nói ngược lại

• Thiếu trung lập

• Đối lại với các cảm xúc của thân chủ bằng những lời nói sáo rỗng

2.1.3 Kỹ năng thấu cảm 2.1.3.1 Khái niệm

Theo Carl Rogers (1959) thấu cảm là hiểu biết với sự rung cảm một cách chính xác thế giới bên trong của người kia, như từ bên trong nhìn ra, cảm thấy thế giới riêng của họ như là thế giới riêng của mình nhưng khơng bao giờ làm mất đi phẩm chất “như là”

Chúng ta cần phân biệt đồng cảm với thấu cảm Đồng cảm là đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu người đó đang nghĩ gì và trải qua điều gì trong một thời điểm nhất định Về cơ bản đó là sự bắt sóng cùng tần số với ai đó Trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy, đồng cảm được thể hiện là nhân viên quản lý trường hợp ln đứng về phía thân chủ, có cùng cảm xúc với thân chủ và cùng cảm nhận nỗi đau với thân chủ

(92)

nào chúng ta cũng đứng về phía thân chủ, khơng phải là cùng cảm nhận những cảm xúc của họ Nỗi đau khổ của thân chủ khơng phải là gánh nặng của chúng ta Vì vậy khi thấu cảm với thân chủ, chúng ta cần thể hiện sự khách quan và cảm thơng nhưng khơng được q xúc động Trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy thấu cảm cịn được thể hiện qua cách nhân viên quản lý trường hợp lắng nghe, tóm tắt và phản hồi tích cực những thơng tin mà thân chủ cung cấp; giúp thân chủ nhận thức rõ vấn đề của mình và tự tìm ra giải pháp

Khi chúng ta thấu cảm với thân chủ, chúng ta hiểu được những gì họ đã trải qua, hiểu được nỗi đau và khổ tâm của họ Nhưng khi trở nên đồng cảm thì chúng ta đau với nỗi đau của họ và vì thế chúng ta sẽ đánh mất khả năng tư vấn, hỗ trợ cho thân chủ một cách hiệu quả

Kỹ năng thấu cảm được thể hiện ở các khả năng sau đây:

1) Đạt đến cảm xúc thân chủ.

• Giúp thân chủ chia sẻ và làm cho họ thể hiện, nói ra được tâm trạng sâu kín nhất tận đáy lịng họ

• Vấn đề đơi khi khơng phải tâm trạng q cảm kích của thân chủ mà là họ khơng dám đối mặt với những cảm xúc đó và thậm chí họ có xu hướng chối bỏ

2) Hiểu thể hiểu biết nhân viên quản lý trường hợp tâm trạng, cảm xúc thân chủ.

• Hiểu được thân chủ đang nghĩ gì, cảm xúc gì và muốn nói gì

• Thể hiện được hiểu biết đó của mình qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, lời nói, v.v

3) Chuyển cảm xúc thân chủ thành ngơn từ.

• Mơ phỏng những cảm xúc của thân chủ mà nhân viên quản lý trường hợp nghe thấy, quan sát thấy, cảm nhận thấy thành các câu nói diễn đạt các cảm xúc đó

Khả năng thấu cảm của nhân viên quản lý trường hợp có thể đạt được ở trình độ khác nhau:

Mức độ 1: Nhân viên quản lý trường hợp chưa để ý đến cảm xúc tiềm

(93)

Thân chủ: Tơi vừa mới cãi nhau với vợ tơi Cơ ấy chẳng để ý gì đến tơi và

sự cố gắng của tơi cả

Nhân viên quản lý trường hợp: Anh có thể làm điều gì đó tốt hơn để vợ

anh quan tâm đến anh hơn

Mức độ 2: Nhân viên quản lý trường hợp đã chú ý tới cảm xúc của thân

chủ (hoặc người thân của thân chủ) nhưng chưa thực sự rung động

Nhân viên quản lý trường hợp: Anh cho là vợ anh khơng hề để ý và quan

tâm tới anh đúng khơng ạ ?

Mức độ 3: Nhân viên quản lý trường hợp đã có quan tâm nhiều hơn tới

cảm xúc của thân chủ (hoặc người thân của thân chủ) và thể hiện được cùng một cảm xúc và ý nghĩa

Nhân viên quản lý trường hợp: Anh cảm thấy rất buồn khi mà vợ anh

khơng để ý và quan tâm, chăm sóc anh đúng khơng?

Mức độ 4: Nhân viên quản lý trường hợp đã chú ý tới cảm xúc sâu xa của

thân chủ (hoặc người thân của thân chủ), và đưa ra được những cảm xúc mà thân chủ cảm nhận trong sâu thẳm mà bản thân họ lại chưa nói ra được hay thể hiện ra được

Nhân viên quản lý trường hợp: Dường như anh rất giận vợ vì vợ đã khơng

giành thời gian quan tâm chia sẻ những khó khăn với anh?

Theo TS Bùi Thị Xn Mai trong giáo trình Tham vấn và thực hành tham vấn – 2008, thấu hiểu (thấu cảm) của nhân viên quản lý trường hợp (nhà tham vấn) có những biểu hiện cụ thể sau:

• Lắng nghe, tơn trọng mọi cảm xúc, quan niệm của thân chủ

• Ghi nhận giá trị, niềm tin, suy nghĩ của họ dù cho nó khơng phù hợp với quan điểm cá nhân

• Tin tưởng ở khả năng thay đổi những hành vi, suy nghĩ khơng hợp lý ở thân chủ

• Sự chấp nhận cần thống suy nghĩ bên hành vi thể hiện bên ngồi

• Chú ý đến những cảm xúc, suy nghĩ bên trong của thân chủ

(94)

• Kiểm sốt những trải nghiệm và quyền lực cá nhân để đảm bảo tính khách quan

• Phản hồi lại những cảm nhận về cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ bằng ngơn ngữ, thái độ và hành vi phù hợp (tr.141-142, Giáo trình Tham vấn và thực hành tham vấn – 2008, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội)

Một số hành vi dễ làm hạn chế hiệu thấu cảm:

• Thói quen đưa ra lời khun ngay khi vừa mới tiếp cận với thân chủ • Chỉ chú trọng tới vấn đề thân chủ mà khơng chú ý tới cảm xúc của họ • Việc thể hiện sự thơng cảm và thỏa hiệp cũng khơng phải là thể hiện

sự thấu cảm

• Sự hạn chế về khả năng tự nhận thức cũng như những mơ hồ với những cảm xúc của nhân viên quản lý trường hợp cũng có thể ảnh hưởng tới việc xác định cảm xúc của thân chủ (Bùi Thị Xn Mai, 2008)

2.1.3.2 Vai trị của thấu cảm

Trong tâm lý trị liệu, nhà tâm lý học Traux đã tìm ra mối quan hệ giữa thấu cảm trị liệu – sự nồng ấm thân thiện, sự chân thành và sự thay đổi nhân cách Rogers với hàng ngàn nghiên cứu đã chỉ ra rằng thấu cảm là trung tâm của sự thành cơng trong trị liệu Flauder cho rằng thấu cảm là kỹ năng quan trọng với một giáo viên trong tương tác và giáo dục học sinh

Trong q trình trợ giúp của nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy, thấu cảm cũng được xem như một yếu tố vơ cùng quan trọng với việc tạo ra sự thay đổi tích cực trong điều trị nghiện ma túy cho cả thân chủ và gia đình họ

Về phía nhân viên quản lý trường hợp:

• Thấu cảm là chiếc chìa khố để tạo lập mối quan hệ tương tác giữa nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ cũng như gia đình thân chủ, từ đó có được sự hợp tác của thân chủ và gia đình họ trong giải quyết vấn đề • Giúp nhân viên quản lý trường hợp khai thác những thơng tin quan

trọng cho q trình giúp đỡ của mình

(95)

• Là yếu tố tham gia vào sự phát triển và hồn thiện nhân cách của nhân viên quản lý trường hợp

Về phía thân chủ:

• Giúp thân chủ cảm thấy được hiểu và được chia sẻ, từ đó họ giải toả được tâm lý nặng nề, mặc cảm của bản thân Trong nhiều trường hợp, thân chủ tự trừng phạt họ, qui trách nhiệm cho chính bản thân họ về vấn đề sử dụng ma túy mà họ đang mắc phải, họ trở nên mặc cảm và thấy tội lỗi trong tình huống đó

• Tăng cường tính chủ động hợp tác cùng giải quyết vấn đề giữa thân chủ, gia đình họ và nhân viên quản lý trường hợp trong chia sẻ thơng tin (cảm xúc, suy nghĩ, dự định, v.v.) và tìm hướng giải quyết

• Tăng cường sự tự tin ở thân chủ vì họ tin rằng có người đang hiểu mình và cùng mình giải quyết vấn đề Nhiều khi thân chủ có cảm giác chỉ có một mình họ hiểu họ, khơng ai hiểu họ hết và họ cảm thấy sự cơ đơn trống vắng

• Học hỏi sự tương tác mang tính cùng hiểu biết và cùng cộng tác

2.1.3.3 Các ngun tắc hướng dẫn việc sử dụng kỹ năng thấu cảm

• Sử dụng thấu cảm trong tất cả các giai đoạn và các bước trong tiến trình giúp đỡ thân chủ điều trị nghiện ma túy

• Phản hồi một cách có chọn lọc những thơng tin chính dựa theo mức độ thoải mái của thân chủ

• Phản hồi theo cả bối cảnh chứ khơng chỉ nên theo từng từ • Sử dụng kỹ năng thấu cảm để thúc đẩy tiến trình giúp đỡ • Sửa lại những ý hiểu chưa chính xác

(96)

Bài tập thực hành

Dưới trích đoạn buổi tư vấn Nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ, anh/chị hãy chỉ ra những kỹ tḥt đã được sử dụng trong tình huống này giúp nhân viên quản lý trường hợp lắng nghe tích cực.

- Nhân viên quản lý trường hợp: Chào anh, tình hình của anh dạo này thế nào rồi? Tơi nghe vợ anh nói anh khơng sử dụng được 3 tháng nay rồi, đúng khơng ạ?

- Thân chủ: Đúng vậy Hơm nay là đúng 3 tháng tơi giữ sạch rồi đó Vất vả nhưng được như vậy thấy cũng mừng!

- Nhân viên quản lý trường hợp: Chúc mừng anh! Đó là sự tiến bộ và cố gắng đáng khâm phục đấy ạ

- Thân chủ: Cũng chẳng thể nói trước được điều gì Hên xui thơi Chị cũng biết rồi đó, đâu phải lúc nào cuộc sống cũng như mình muốn đâu Có khi gặp “tai nạn” lúc nào khơng hay Cách đây 1 tuần có mấy thằng bạn gọi điện rủ rê tơi “đập đá” Tơi cố gắng lắm mới cúp máy được, nhưng sau đó người cứ bần thần, ngứa ngáy, khó chịu lắm Cái thứ ma túy này ghê lắm, tơi cai 6 lần rồi cịn gì, cai đi cai lại rồi cũng cứ “té” hồi Ngày nào nhắm mắt xi tay rồi thì tơi mới dám tun bố là mình bỏ hẳn được nó Chị có cơng nhận là vậy khơng? Khơng có điều gì là chắc chắn hết

- Nhân viên quản lý trường hợp: Tơi thừa nhận với anh rằng việc từ bỏ ma túy là khó khăn và địi hỏi nỗ lực khơng ngừng, vì nghiện là bệnh mãn tính, tái diễn Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người đã giữ sạch rất tốt và có được một cuộc sống hạnh phúc, thoải mái

- Thân chủ: Biết là như vậy, nhưng mọi thứ vẫn rất khó khăn, khơng dễ dàng chút nào

- Nhân viên quản lý trường hợp: Tơi rất hiểu những băn khoăn, lo lắng của anh Nhưng để giữ sạch trong 3 tháng như anh là cả một thành cơng lớn khơng phải ai cũng làm được! Anh có nghĩ như vậy khơng ? - Thân chủ: À, vâng, v.v đúng là rất khó

(97)

- Thân chủ: Tơi cảm thấy vui và thấy có niềm tin hơn vào cuộc sống - Nhân viên quản lý trường hợp: Vâng, đúng là một điều đáng mừng anh

ạ Vậy vợ anh và những người thân trong gia đình anh cảm thấy như thế nào trước thay đổi này của anh?

- Thân chủ: Họ đã q vất vả, cực nhọc và khổ sở vì tơi, từ khi tơi quyết định cai nghiện họ đã rất mừng, giờ tơi lại giữ sạch được 3 tháng, ba mẹ tơi lại càng vui hơn, họ trẻ ra thêm mấy tuổi ấy Thấy ba mẹ như vậy tơi cũng đỡ áy náy hơn

- Nhân viên quản lý trường hợp: Tơi rất hiểu cảm xúc của anh lúc này, chắc hẳn anh đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều Vậy cịn vợ anh thì sao, cơ ấy đã nghĩ gì?

- Thân chủ: Cơ ấy cũng rất mừng trước thành quả mà tơi đạt được trong q trình điều trị Cơ ấy đang có thai được 4 tháng Tơi khơng muốn làm cho vợ và con tơi phải buồn khổ thêm vì tơi nữa

- Nhân viên quản lý trường hợp: Vâng, như vậy là hiện tại anh đã giữ sạch được 3 tháng, bản thân anh, ba mẹ và vợ anh đã rất vui vì thành cơng này của anh Đây sẽ là động lực rất quan trọng giúp anh tiếp tục duy trì kết quả điều trị trong thời gian tới đúng khơng ạ?

- Thân chủ: Vâng, v.v

- Nhân viên quản lý trường hợp: Anh thử hình dung xem nếu anh tiếp tục duy trì kết quả điều trị tốt, khơng sử dụng ma túy nữa thì sau 3 năm nữa cuộc sống của anh và gia đình anh sẽ như thế nào?

- Thân chủ: Dạ, v.v nếu tơi duy trì được thì 3 năm nữa chắc tơi sẽ béo khỏe hơn, sẽ có việc làm, sẽ có điều kiện chăm sóc cho gia đình vợ và nhất là con tơi Chắc là bố mẹ tơi nữa, họ cũng sẽ rất vui mừng Cả nhà tơi sẽ rất hạnh phúc chị ạ!

- Nhân viên quản lý trường hợp: Bên cạnh những điểm tốt như anh vừa nói khi anh khơng sử dụng lại ma túy nữa, anh thử hình dung xem, nếu bây giờ anh dùng lại ma túy, anh và gia đình sẽ thế nào? Anh có nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra khơng?

(98)

- Nhân viên quản lý trường hợp: Cịn điều gì khiến anh lo lắng khơng? - Thân chủ: Nếu như tơi chơi lại, vợ và con tơi sẽ khơng ở bên cạnh tơi

nữa Như vậy thì cuộc sống của tơi sẽ chẳng cịn ý nghĩa gì

- Nhân viên quản lý trường hợp: Cịn lo lắng nào liên quan đến việc sử dụng lại ma túy mà anh nghĩ đến khơng?

- Thân chủ: Đó là những điều tơi trăn trở nhất rồi

- Nhân viên quản lý trường hợp: Cảm ơn anh Có thể thấy là bên cạnh những điểm tích cực khi anh khơng dùng lại ma túy nữa, anh cũng suy nghĩ và lo lắng rất nhiều, anh nghĩ đến nỗi vất vả, cực nhọc của ba mẹ, anh lo lắng đến trách nhiệm của mình như một người con, người chồng và là người cha tương lai trong gia đình, anh sợ phải xa vợ con nếu như mình quay trở lại sử dụng ma túy

- Đây là bản ghi chép mà tơi liệt kê lại những điều tích cực khi anh từ bỏ ma túy và lo lắng khi anh sử dụng lại ma túy trong q trình anh và tơi trao đổi Anh hãy xem lại 1 lần nữa và cho tơi biết đâu là điều quan trọng nhất đối với anh trong bản này nhé

- (Dừng 1 lúc để thân chủ xem bản ghi chép)

- Thân chủ: Có lẽ điều quan trọng nhất với tơi lúc này là muốn được ở bên cạnh vợ con của mình

- Nhân viên quản lý trường hợp: Tơi rất vui khi anh chọn điều quan trọng nhất là được ở cạnh vợ và con mình và tơi tin rằng họ sẽ là nguồn động lực, động viên tinh thần giúp anh vượt qua những lúc khó khăn nhất để có được cuộc sống hạnh phúc và thoải mái

- Thân chủ: Vâng, cảm ơn chị ạ 2.2 Các kỹ chun biệt

2.2.1 Kỹ năng gắn kết thân chủ

(99)

những người sử dụng ma túy vì họ dường như ln thận trọng và chưa tin tưởng, cịn nghi ngờ với những người muốn hỗ trợ họ Họ cịn đang khơng dám tin vào sự thay đổi trong tương lai của mình và thường nhìn nhận với quan điểm và thái độ tiêu cực Điều quan trọng đối với nhân viên quản lý trường hợp là cần tạo sự gắn kết với người sử dụng ma túy và các thành viên trong gia đình họ và mạng lưới xã hội của họ bằng một mối quan hệ tơn trọng và tin cậy Chỉ khi nào xây dựng được mối quan hệ gắn kết trên cơ sở của sự tơn trọng và tin cậy với thân chủ và những người có liên quan đến thân chủ thì họ mới để tâm và tự xác định được vấn đề mà mình đang gặp phải Từ đó thân chủ mới thấy được sự cần thiết phải thay đổi những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tiêu cực Họ có trách nhiệm hơn trong q trình cải thiện tình hình sử dụng ma túy Muốn gắn kết với thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp phải thường xun học hỏi và sử dụng một số kỹ năng cơ bản để hỗ trợ thân chủ lên kế hoạch cung cấp dịch vụ cũng như duy trì sự tham gia của họ Khi tạo dựng được mối quan hệ gắn kết với thân chủ và mọi người xung quanh cũng như các cơ quan, tổ chức, đồn thể và chương trình, dịch vụ liên quan đến những vấn đề mà thân chủ gặp phải sẽ giúp q trình điều trị nghiện được diễn ra thuận lợi Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo ra nguồn “vốn xã hội” xây dựng mạng lưới hỗ trợ thân chủ một cách hiệu quả

Gắn kết với thân chủ:

(100)

suy nghĩ thay đổi, cần thiết quan trọng em bây giờ Suy nghĩ động lực thúc đẩy em đạt tới thay đổi tích cực nữa, chúc mừng em, cố gắng lên em nhé” Nhân viên quản lý trường hợp

ln phải linh hoạt trong mọi tình huống và trong những cách mà thân chủ phản kháng hoặc khơng tn thủ q trình điều trị Thân chủ có thể rất nóng vội và nản chí khi phải thực hiện quy trình điều trị nghiện cũng như q trình dự phịng tái nghiện vì trong q trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vất vả và phải đối phó với cơn thèm nhớ mãnh liệt cũng như những cám dỗ trong cuộc sống đời thường Thân chủ có thể có những thay đổi bất thường, khơng tn thủ quy trình điều trị cũng như những nhiệm vụ đã được trao đổi, thảo luận và thống nhất giữa nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ cũng như với người nhà thân chủ Trong những tình huống như vậy, nhân viên quản lý trường hợp cần phải linh hoạt, khéo léo, nhẫn nại, khơng vội vàng, hấp tấp và có cách xử trí phù hợp với sự thay đổi của thân chủ trong q trình làm việc với họ Bên cạnh đó, nhân viên quản lý trường hợp phải lưu ý cần trung thực chia sẻ những gì quan trọng, cần thiết, tránh trường hợp chia sẻ cả những gì mình chưa trải nghiệm gây mất niềm tin với thân chủ, khơng gắn kết được với thân chủ Đặc biệt, nhân viên quản lý trường hợp chỉ chia sẻ những gì thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình, khơng ba hoa hay chia sẻ những gì khơng được phép Thơng tin chia sẻ cần chính xác và đảm bảo độ tin cậy cho thân chủ, tạo niềm tin với thân chủ giúp họ tin tưởng vào khả năng thay đổi và tiềm lực của bản thân mình Để gắn kết được với thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp cần ln chú ý lắng nghe thân chủ với thái độ tơn trọng và khả năng quan sát tinh tế Chỉ khi thực sự lắng nghe mới giúp thân chủ cảm nhận được sự chân thành, gần gũi, được tơn trọng và muốn được gặp gỡ và chia sẻ nhiều hơn với nhân viên quản lý trường hợp

Gắn kết với gia đình thân chủ:

(101)

là một số hướng dẫn đối với nhân viên quản lý trường hợp khi làm việc với các thành viên trong gia đình thân chủ:

• Chuẩn bị kĩ lưỡng cho lần đầu tiên gặp gia đình thân chủ

• Ghi nhớ trong đầu những ấn tượng đầu tiên mình muốn tạo ra với các thành viên trong gia đình thân chủ

• Giải thích về mục đích và vai trị của bản thân nhân viên quản lý trường hợp

• Đến tại nơi ở của thân chủ và tiếp cận với các thành viên trong gia đình thân chủ (nếu có)

• Thiết lập mối quan hệ chân thành, tin cậy bằng cách tìm hiểu về các sở thích, thói quen, truyền thống, những điều đáng tự hào về gia đình thân chủ

• Nhân viên quản lý trường hợp cần tỏ ra niềm nở nhưng vẫn giữ lập trường trung lập

• Khơng phán xét, chỉ trích bất cứ điều gì thân chủ nói và thể hiện

• Khơng làm gián đoạn, hay cắt ngang câu chuyện của các thành viên trong gia đình thân chủ

• Dành thời gian lắng nghe và giải thích những thắc mắc và lo ngại của các thành viên trong gia đình thân chủ

• Giúp cho thân chủ có được niềm tin, sự lạc quan, hi vọng và tin tưởng vào khả năng thay đổi

• Thể hiện sự quan tâm đến các điểm mạnh của thân chủ và những điều có thể giúp họ tiến xa hơn

• Tơn trọng và chấp nhận các thành viên trong gia đình thân chủ ngay cả khi một số người khơng có thiện chí với người sử dụng ma túy

• Chấp nhận các khác biệt về văn hóa có thể ảnh hưởng đến cơng việc

Gắn kết với sở cung cấp dịch vụ:

(102)

hỗ trợ thân chủ một cách hiệu quả nhất Bởi lẽ quản lý trường hợp là một quá trình hợp tác trong việc đánh giá, hoạch định, tạo thuận lợi và biện hộ cho những phương án và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu y tế và xã hội của một cá nhân thơng qua giao tiếp và các nguồn lực sẵn có để thúc đẩy những kết quả có chất lượng và hiệu quả Do vậy, gắn kết với các cơ sở cung cấp dịch vụ là khơng thể thiếu được khi điều trị nghiện ma túy Việc gắn kết với các cơ sở cung cấp dịch vụ thể hiện ở việc nhân viên quản lý trường hợp tìm hiểu và đánh giá các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng, đánh giá các gói dịch vụ trong một cơ sở và các vùng lân cận và trên khắp cả nước, tạo mối quan hệ gắn kết bằng việc thường xun liên lạc và cập nhật thơng tin với các dịch vụ Thêm vào đó, nhân viên quản lý trường hợp cần tạo lập mối quan hệ gắn bó với cơ sở cung cấp dịch vụ thơng qua các thành viên tại cơ sở nhất là những cán bộ quản lý tại cơ sở để khi cần có thể thực hiện việc kết nối, chuyển gửi thân chủ một cách nhanh chóng

2.2.2 Kỹ năng liên kết, điều phối nguồn lực 2.2.2.1 Liên kết nguồn lực

Liên kết nguồn lực nhằm mục đích tạo mối liên hệ giữa các cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ, tạo lập mối quan hệ giữa người sử dụng ma túy và các thành viên trong gia đình thân chủ với các cơ sở cung cấp dịch vụ Liên kết nguồn lực nhằm khai thác tiềm năng, điểm mạnh, phát huy nguồn lực từ nhiều cơ quan, tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về tài chính và kĩ thuật trong q trình điều trị nghiện ma túy Khi tạo lập được mạng lưới nguồn lực trợ giúp thân chủ có thể tránh chồng chéo, chống lãng phí, giúp thân chủ dễ dàng tiếp cận được với các dịch vụ một cách nhanh chóng và đầy đủ Vì thực tế có nhiều chương trình, dịch vụ hỗ trợ cho người sử dụng ma túy, nên nhiều khi thân chủ được tiếp cận một dịch vụ giống nhau trong các chương trình khác nhau Nếu huy động được nguồn lực về cả con người và tài chính sẽ tăng cơ hội lựa chọn giải pháp hỗ trợ thân chủ Giải pháp tốt khơng phải vì nhiều tiền mà về tính hiệu quả và sự đồng nhất trong q trình hỗ trợ thân chủ, khơng chồng chéo, lãng phí

(103)

thức và khơng chính thức, v.v Muốn liên kết, huy động được nguồn lực, nhân viên quản lý trường hợp cần làm theo một số hoạt động như sau: • Tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ xã hội với các đối tác tiềm năng • Liệt kê danh sách tên, địa chỉ, số điện thoại của các đối tác, các cơ

quan, tổ chức, v.v

• Giới thiệu sứ mệnh, nhiệm vụ, chức năng, tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ quan mình với đối tác: nhóm hỗ trợ, khả năng nguồn lực về con người, tài chính, v.v thích hợp với sự phát triển của xã hội

• Thường xun tham gia các hội thảo, tập huấn, và các hoạt động xã hội • Ln chủ động thiết lập mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân,

v.v bằng nhiều phương tiện khác nhau: điện thoại, thư từ, v.v

• Ln thể hiện mối quan hệ chân thành, cởi mở, tơn trọng, trung thực và lắng nghe tích cực

• Thành thạo trong kỹ năng giao tiếp bằng lời và khơng lời • Duy trì các mối quan hệ, lưu giữ thơng tin

• Thường xun trao đổi và có các hoạt động chung

• Khơng bao giờ qn lời cảm ơn hay thư cảm ơn sau khi kết thúc các hoạt động chung

2.2.2.2 Kỹ năng điều phối

Điều phối nguồn lực là một kỹ năng quan trọng trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy Điều phối nguồn lực nhằm tạo cơ hội cho thân chủ tiếp cận được các dịch vụ một cách đầy đủ, tránh chồng chéo, lãng phí, khơng hiệu quả Vì vậy, nhân viên xã hội cần phân tích và xác định được các nguồn nội lực và ngoại lực của bản thân thân chủ, gia đình thân chủ, hàng xóm, láng giềng và các cơ quan, tổ chức trong cũng như ngồi cộng đồng Một số cơng cụ giúp nhân viên quản lý trường hợp xác định, đánh giá, phân tích nguồn lực để giúp q trình điều phối nguồn lực có hiệu quả bao gồm:

Bản đồ sinh thái.

(104)

Bản đồ sinh thái giúp nhận biết các nguồn lực hỗ trợ

Nếu gia đình nhận được nhiều nguồn tài ngun nhưng vẫn có vấn đề thì nhân viên quản lý trường hợp cố gắng kết nối, phối hợp các nguồn lực với nhau

Gia đình mở rộng

Gia đình hạt nhân Y tế

Trường học

Hàng xóm

Hội thanh niên

Trung tâm cai nghiện

Bản đồ sinh thái giúp nhân viên quản lý trường hợp nắm bắt được nhiều vấn đề của gia đình

Lưu ý vẽ bản đồ sinh thái vào những thời điểm khác nhau để gia đình thấy được sự thay đổi trong quá trình hỗ trợ

Bảng phân tích điểm mạnh điểm yếu.

Điểm mạnh: có sức khoẻ, hiểu vấn đề, có trình độ học vấn, có hiếu, được bố mẹ thương u, v.v

Điểm hạn chế: tự ti, đánh giá bản thân thấp, thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, kỹ năng, v.v

(105)

Hệ thống hỗ trợ

gia đình Điểm mạnh Điểm yếu

Chị H - Yêu thương con,

sống tình cảm

- Có sức chịu đựng dẻo dai; - Chịu thương, chịu khó

- Chồng mất vì nghiện ma túy, suy sụp tinh thần, ốm đau, bệnh tật;

- Mâu thuẫn với gia đình chồng (mẹ chồng và em chồng)

Các con - Ngoan ngỗn, biết giúp mẹ

- Thương mẹ

- Đứa thứ 3 có nguy cơ bỏ học;

- Đứa út ốm yếu

Gia đình bên nội - Quan tâm, giúp đỡ - Mẹ chồng và chị chồng đổ lỗi cho chị H

Gia đình bên

ngoại - Quan tâm, u thương chị và các con - Khơng có điều kiện

Hàng xóm - Quan tâm và thường xun

thăm hỏi - Cịn hạn chế trong việc giúp đỡ

Chính quyền

địa phương - Quan tâm thăm hỏi và động viên - Thiếu kiến thức, kỹ năng và kĩ thuật hỗ trợ

Hội phụ nữ - Động viên thăm hỏi - Huy động quỹ hỗ trợ

- Chưa liên kết với tổ chức khác và chưa đồng bộ

Công cụ SWOT: Đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế, cơ hội và thách thức

đối với thân chủ, hệ thống hỗ trợ thân chủ

(106)

Điểm mạnh Điểm yếu

S W

Cơ hội Thách thức

O T

• Điểm mạnh: Là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng Chẳng hạn

như: Trình độ chun mơn nghiệp vụ; các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm cơng tác, làm việc nhóm; có nền tảng giáo dục tốt; có mối quan hệ xã hội rộng và vững chắc; có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê cơng việc; có khả năng phản ứng nhạy bén đối với cơng việc và các hoạt động khác nhau

• Điểm yếu: Là những tính cách khơng phù hợp với cơng việc, những thói

quen làm việc tiêu cực; thiếu kinh nghiệm cơng tác hoặc kinh nghiệm khơng thích hợp; thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản; hạn chế trong các mối quan hệ giao tiếp cũng như các mối quan hệ xã hội nói chung Bản thân cá nhân thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng; kỹ năng nghề nghiệp chưa cao

• Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan): Là những sự việc bên ngồi khơng

thể kiểm sốt được, chúng có thể là những địn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành cơng, bao gồm: Các xu hướng triển vọng phát triển; Nền kinh tế phát triển bùng nổ; Thị trường lao động tăng lên; Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở; Một dự án hay chương trình đầy hứa hẹn được giao phó; Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới; Sự xuất hiện của cơng nghệ mới; Những chính sách mới được áp dụng

• Thách thức: Là những khó khăn, thử thách mà thân chủ gặp phải hoặc

(107)

ma túy khó có thể vượt qua trong cuộc sống Thực tế đã có hơn 90% số người cai nghiện tái nghiện trở lại, bởi lẽ họ phải đối mặt với q nhiều thách thức trong cuộc sống, cơng việc, tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

Tóm lại, để liên kết và điều phối các nguồn lực, nhân viên quản lý trường hợp cần có sự đánh giá và theo dõi nguồn lực thường xun, đánh giá nhu cầu của thân chủ để có thể giới thiệu dịch vụ một cách đúng đắn và phù hợp với nhu cầu của thân chủ, tránh trùng lặp và gây chán nản cho thân chủ Nhân viên quản lý trường hợp thực hiện vai trị là người kết nối giữa thân chủ và các cơ sở cung cấp dịch vụ, xây dựng mạng lưới hỗ trợ và thường xun có sự trao đổi thơng tin, lượng giá q trình sử dụng dịch vụ của thân chủ xem hiệu quả ra sao

2.2.3 Kỹ năng vận động

Vận động là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất (cùng với cặp phạm trù khơng gian và thời gian), đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi q trình diễn ra trong khơng gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động khơng chỉ là sự thay đổi vị trí trong khơng gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi Thơng qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình

Trong cơng tác xã hội, vận động được hiểu là việc tổ chức, sắp xếp hoặc tập hợp các nguồn lực, nhân lực, tài lực, phương tiện, v.v nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó Kỹ năng vận động trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy là khả năng làm thay đổi theo hướng tích cực các yếu tố bên trong và bên ngồi tác động đến thân chủ cũng như q trình điều trị của họ Vận động hướng tới các mối quan hệ tương tác tích cực giữa nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ cũng như các thành viên trong gia đình của thân chủ và các cá nhân, cơ quan tổ chức tại cộng đồng nhằm giúp cho q trình điều trị của thân chủ đạt hiệu quả tốt

2.2.3.1 Mục tiêu của vận động

(108)

trình hỗ trợ người sử dụng ma túy điều trị nghiện Có thể ban đầu đối tượng vận động khơng sẵn sàng tham gia hoặc có những suy nghĩ tiêu cực về thân chủ và khơng tin vào hiệu quả của điều trị nhưng khi được vận động thì họ sẽ dần dần thay đổi

2.2.3.2 Đối tượng vận động

Đối tượng vận động là yếu tố tham gia tích cực trong q trình hợp tác khi triển khai một chương trình hành động, họ là đối tượng thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đối tượng vận động có thể là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, các tổ chức, cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội Để đối tượng vận động tham gia tích cực, thì người vận động phải hiểu về họ, họ là ai, họ có mối quan tâm, mong muốn, nguyện vọng gì, có nguyện vọng và quyền lợi gì, họ bị ảnh hưởng như thế nào trong các chương trình hành động, những khó khăn, thắc mắc của họ là gì? Người vận động cần đặt mình vào vị trí của đối tượng vận động để hiểu thấu tâm tư, tình cảm, mong muốn nguyện vọng của họ, lắng nghe và có sự phản hồi tích cực về họ hơn Người vận động phải là người có trình độ khơng những về chun mơn mà cịn hiểu biết về các lĩnh vực tun truyền, vận động, giáo dục đồng thời có thái độ chân tình, cởi mở, thân thiện, gần gũi, biết tơn trọng và chấp nhận người khác

2.2.3.3 Một số kỹ tḥt vận động

Khả năng làm thay đổi các yếu tố bên trong của thân chủ là khả năng làm thay đổi các yếu tố nội tâm, thay đổi được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tiêu cực của thân chủ; thay đổi quan điểm, lối sống, thói quen khơng có lợi Điều này địi hỏi nhân viên quản lý trường hợp phải có sự phối hợp linh hoạt, thuần thục các kỹ năng, kĩ thuật và có phản hồi phù hợp với từng tình huống, từng biểu hiện bằng lời và khơng lời của thân chủ Một số kĩ thuật nhân viên quản lý trường hợp có thể sử dụng q trình vận động của mình đạt hiệu quả hơn bao gồm:

(109)

• Xác định những rào cản: Khi đối tượng vận động tham gia vào hoạt động mà người quản lý trường hợp mong muốn, nhân viên quản lý trường hợp cần lưu ý tới những rào cản Bởi lẽ, trong q trình vận động đối tượng tham gia vào một hoạt động nào đó, chắc chắn có rất nhiều rào cản hoặc hạn chế như các yếu tố văn hóa, luật pháp, phong tục, tập qn, v.v Vì vậy, nhân viên quản lý trường hợp cần thảo luận với họ để có những biện pháp khắc phục, giúp họ vượt qua được các rào cản, những khó khăn làm cản trở q trình thực hiện nhằm đạt được mục tiêu

• Khẳng định: Nhân viên quản lý trường hợp cần khẳng định lại những cái được, cái mất khi họ tham gia vào các hoạt động nhất định Những khẳng định này của nhân viên quản lý trường hợp phải dựa trên bằng chứng xác thực thì đối tượng vận động mới có niềm tin và có quyết định thay đổi

• Khuyến khích, động viên: Nhân viên quản lý trường hợp ln khích lệ, động viên đối tượng vận động để họ thấy được hiệu quả và lợi ích thiết thực nếu họ tham gia vào các hoạt động Chẳng hạn nhân viên quản lý trường hợp có thể động viên, an ủi, khích lệ, khen ngợi thân chủ từ những thay đổi nhỏ nhất, khơng bao giờ được chê bai hay chỉ trích bất cứ biểu hiện nào của thân chủ Thay vì chỉ trích, nhân viên quản lý trường hợp cần ngồi lại thảo luận với thân chủ về những điều đã thực hiện, những điều gì đáng khen ngợi và những điều gì cần khuyến khích động viên họ để họ dần dần thay đổi được Khuyến khích, động viên là kĩ thuật then chốt giúp nhân viên quản lý trường hợp trong q trình sử dụng kỹ năng vận động

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về kĩ thuật động viên, khuyến khích thân chủ:

“Anh nói anh ngại tham gia vào lớp học nghề người hay nhìn anh mắt coi thường khinh bỉ không nào, khi tham gia vào lớp hai ngày vừa qua anh học tập số điều bổ ích cảm thấy đỡ buồn chán mong muốn học nghề để mọi người khơng phải lo cho nữa, anh cảm thấy cịn có khả làm việc khơng chơi bời lổng, v.v là có số thay đổi nhỏ tốt suy nghĩ cảm xúc anh, tôi tin anh tiếp tục đến lớp học tập làm việc người, anh sẽ có thay đổi lớn hơn, tự tin giao tiếp điều quan trọng anh có nghề mà mong muốn”.

(110)

đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi theo hướng mình mong muốn nhằm đạt mục tiêu đề Thuyết phục quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy là khả năng của nhân viên quản lý trường hợp có thể làm thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của thân chủ- bản thân người sử dụng ma túy và các thành viên trong gia đình thân chủ cũng như các cán bộ làm tại cơ sở cung cấp dịch vụ để giúp cho q trình điều trị nghiện đạt hiệu quả tốt

Các bước thuyết phục:

• Bước 1 Tạo sự tin tưởng

Trong bước này nhân viên quản lý trường hợp cần: Tạo bầu khơng khí thoải mái, tin cậy; Lập luận rõ ràng, ngơn ngữ dễ hiểu; Gây ấn tượng tốt ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên; Tự tin; Trình bày cả ưu và nhược điểm của vấn đề; Thể hiện tính chun nghiệp

• Bước 2 Tạo sự thích thú

Khen ngợi có chiến lược (Sử dụng bài tập khen ngợi) Nói về những điểm tốt trước, để làm tốt hơn nữa thì sẽ thay đổi điều gì? Tạo sự thú vị, hài hước; Độc đáo, lơi cuốn, hấp dẫn; Khơi gợi tính tư lợi Nhân viên quản lý trường hợp tìm ra những lợi ích nhất định khi thân chủ và các thành viên trong gia đình thân chủ tham gia vào q trình điều trị nghiện

• Bước 3 Tăng sức thuyết phục

Trong bước này nhân viên quản lý trường hợp sẽ cần phải tìm điểm tương đồng, phân tích và thảo luận theo ý tưởng chung; Tạo sự nhất trí; Chọn đúng thời điểm

Lưu ý chữ P nghệ thuật thuyết phục

P: Quyền lực (Power) P: Định vị (Positioning)

P: Kết quả và năng lực làm việc (Performance) P: Lịch thiệp (Politeness)

Thứ nhất là Quyền lực (Power)

(111)

thì họ sẽ cảm thấy tin tưởng và càng dễ dàng bị nhân viên xã hội thuyết phục hơn Ví dụ như nếu nhân viên xã hội là một nhà quản lý cấp cao, chắc chắn khi vận động các thành viên trong gia đình hay một ai đó tham gia vào q trình điều trị nghiện cho thân chủ của mình, mọi người sẽ mong muốn giúp và phục vụ nhân viên quản lý trường hợp nhiều hơn so với khi nhân viên quản lý trường hợp thể hiện mình là người kém cỏi hơn, thuộc đẳng cấp kém hơn, chưa có kinh nghiệm hay hiểu biết sâu rộng

Thứ hai là Định vị (Positioning)

Định vị là chỉ cách thân chủ và những người khác nhìn nhận về nhân viên quản lý trường hợp và nói về bản thân nhân viên quản lý trường hợp khi nhân viên quản lý trường hợp khơng ở bên cạnh họ Vị trí của nhân viên quản lý trường hợp trong tâm trí và trái tim người thân chủ và những người có liên quan sẽ quyết định một phần lớn cách họ đối xử với nhân viên quản lý trường hợp Họ sẽ có thái độ cởi mở, chân tình và có thể tham gia các hoạt động hỗ trợ người sử dụng ma túy bằng cả tấm lịng mình sau khi nghe nhân viên quản lý trường hợp vận động, thuyết phục Định vị cũng là cách mà nhân viên quản lý trường hợp đang hình thành và xây dựng hình ảnh bản thân Điều này có ảnh hưởng tới quan điểm của thân chủ và những người có liên quan, họ sẽ định vị nhân viên quản lý trường hợp trong tâm trí của họ Vì vậy, nhân viên quản lý trường hợp cần thay đổi suy nghĩ về cách ứng xử và thể hiện biểu hiện cử chỉ phù hợp để mọi người cởi mở với bạn hơn trước các mong muốn, nguyện vọng của mình Có như thế thân chủ và những người nhân viên quản lý trường hợp thuyết phục mới sẵn lịng hợp tác để đạt được mục tiêu đề ra

Thứ ba là Kết quả và năng lực làm việc (Performance)

(112)

cần cố gắng thực hiện tốt cơng việc một cách chun nghiệp như một nhà lãnh đạo có chun mơn, nghiệp vụ vững và ln hồn thành tốt nhiệm vụ Khi nhân viên quản lý trường hợp ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ thân chủ điều trị nghiện thì tạo được uy tín và sự tin cậy Bản thân thân chủ và những người có liên quan sẽ dễ dàng bị thuyết phục bởi lời nói và ý nghĩa việc làm của nhân viên xã hội Mọi người sẽ cởi mở và sẵn sàng tham gia và chấp nhận u cầu của nhân viên quản lý trường hợp một cách thoải mái và hiệu quả

Thứ tư là Lịch thiệp (Politeness)

Khi nhân viên quản lý trường hợp đối xử với mọi người một cách nhã nhặn và thể hiện bạn tơn trọng họ sẽ khiến thân chủ và những cơ quan, tổ chức có liên quan muốn cùng làm việc Họ có động lực để hợp tác với nhân viên quản lý trường hợp và quyết tâm đạt được mục tiêu Thái độ nhã nhặn, lịch sự với người khác sẽ làm họ thỏa mãn một trong những nhu cầu thuộc về tiềm thức của con người - nhu cầu cảm thấy mình quan trọng và được người khác tơn trọng

(113)

gia vào q trình vận động thay đổi chính sách hỗ trợ cho người sử dụng ma túy cũng như người có HIV thơng qua việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thiết thực của thân chủ và có những đề xuất với các ban ngành và tổ chức chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ, v.v

2.2.3.4 Hình thức vận động

Vận động trực tiếp: Nhân viên quản lý trường hợp gặp gỡ trực tiếp (mặt đối mặt) với đối tượng vận động để giúp họ thay đổi về nhận thức, thái độ, và thay đổi hành vi Hình thức vận động này địi hỏi nhân viên quản lý trường hợp cần sử dụng thành thạo kỹ năng giao tiếp bằng lời, khơng lời cũng như các kỹ năng, kĩ thuật linh hoạt Ngơn ngữ lập luận trong sáng, rõ ràng, khúc chiết, gắn với thực tế sinh động và có liên quan tới quyền lợi của người tham gia

Vận động gián tiếp: Hình thức này địi hỏi nhân viên quản lý trường hợp sử dụng một số các phương tiện truyền thơng đại chúng như: tờ rơi, poster, báo, đài, ti vi, internet, v.v Hoặc nhân viên quản lý trường hợp có thể tổ chức thực hiện một số hoạt động như: Hoạt động truyền thơng nâng cao nhận thức; Hội thảo, tập huấn; Hoạt động thực tế

2.2.4 Kỹ năng giám sát hỗ trợ thân chủ

Kỹ năng giám sát hỗ trợ trong quản lý trường hợp được áp dụng trong q trình nhân viên quản lý trường hợp hỗ trợ thân chủ thực hiện mục tiêu và kế hoạch một cách tốt nhất nhằm nâng cao năng lực tự lực, tự giác của thân chủ trong q trình giải quyết vấn đề Giám sát hỗ trợ khơng những giúp thân chủ thay đổi mà cịn giúp nhân viên quản lý trường hợp phát triển năng lực của bản thân, tự ý thức về bản thân mình, đồng thời trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ cho thân chủ Giám sát hỗ trợ rất hữu ích cho sự thay đổi của thân chủ cũng như sự phát triển của nhân viên tư vấn/tham vấn và nhân viên quản lý trường hợp trong q trình can thiệp hỗ trợ

(114)

những quy tắc nghề nghiệp nhất định, tơn trọng và chấp nhận, ln ln lắng nghe, thấu hiểu và phản hồi khơng phán xét hay chỉ trích bất cứ một điều gì Tuy nhiên người giám sát sẽ đưa ra những gợi ý giúp thân chủ xem xét và chỉnh sửa tốt hơn cho những hoạt động tiếp theo Thân chủ sẽ vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà người giám sát chia sẻ vào trong những hoạt động cụ thể, họ trải nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, sẽ động não và tìm ra những biện pháp tiếp cận mới có hiệu quả hơn

Kỹ năng giám sát hỗ trợ trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy là một trong những kỹ năng quan trọng trong q trình can thiệp hỗ trợ thân chủ điều trị nghiện và dự phịng tái nghiện Hoạt động giám sát được diễn ra dưới hình thức người giám sát, quan sát trực tiếp thân chủ thực hiện kế hoạch và giám sát gián tiếp qua những người khác như thành viên trong gia đình thân chủ và những người khác sống trong cộng đồng xung quanh Kỹ năng giám sát hỗ trợ trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy được thể hiện bằng việc nhân viên quản lý trường hợp thường xun tìm hiểu kĩ lưỡng, theo dõi và nhìn nhận về cơng việc, các hoạt động của thân chủ một cách có hệ thống và có kế hoạch Q trình giám sát hỗ trợ cần được thực hiện liên tục thường xun khơng rời rạc, ngắt qng trong suốt q trình điều trị nghiện Để làm được điều đó, nhân viên quản lý trường hợp cần duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ được chuyển gửi vì chúng ta cần đảm bảo rằng các thơng tin liên quan đến q trình hỗ trợ thân chủ là mới nhất Ví dụ như: Thân chủ có đến nhận dịch vụ hay khơng, các gói dịch vụ, lợi ích tiếp theo cho thân chủ là những dịch vụ nào, v.v Trong q trình giám sát hỗ trợ, nhân viên quản lý trường hợp cần tiếp nhận những thơng tin mới từ các dịch vụ, trao đổi và thảo luận với người cung cấp dịch vụ, với thân chủ và các thành viên có liên quan trong q trình hỗ trợ cho thân chủ đảm bảo rằng thân chủ tiếp cận với dịch vụ một cách đầy đủ và hiệu quả

Lợi ích giám sát quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy:

Giám sát hỗ trợ giúp thân chủ thực hiện được mục tiêu và kế hoạch; Giúp cải thiện hệ thống dịch vụ cho thân chủ; Nâng cao kết quả cho thân chủ trong q trình điều trị nghiện và dự phịng tái nghiện

Một số điều cần ý giám sát:

(115)

xử trí phù hợp, kịp thời

Quan sát: Nhân viên xã hội có thể quan sát một cách gián tiếp hay trực tiếp tồn diện các yếu tố bên ngồi của thân chủ và các bên có liên quan, giúp cho q trình đánh giá hiệu quả một cách thuận tiện

Lắng nghe tích cực: Nhân viên quản lý trường hợp ln biết lắng nghe có chủ ý để hiểu sắc ý nghĩa những nội dung mà thân chủ và các bên có liên quan chia sẻ để có sự hỗ trợ thân chủ một cách hiệu quả

Hiểu sâu sắc những cảm xúc bên trong của thân chủ như là cảm xúc trong thế giới nội tâm của bản thân mình

Đánh giá và khen ngợi: Nhân viên quản lý trường hợp cần có sự đánh giá những đặc điểm cụ thể về sự thay đổi của thân chủ trong q trình điều trị nghiện Nếu những thay đổi đó là tích cực, nhân viên quản lý trường hợp cần khuyến khích động viên thân chủ từ những thay đổi nhỏ nhất Ngay cả khi thân chủ khơng thực hiện đúng và đạt u cầu như mong muốn, nhân viên quản lý trường hợp ln bên cạnh họ, động viên, khích lệ họ để họ có động lực duy trì hiệu quả điều trị

Tóm tắt: Là việc đưa ra được những nội dung khái qt, cơ bản nhất để thân chủ có nhìn tổng quan q trình điều trị nghiện những thay đổi trong việc thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra

2.2.5 Kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ

Kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ là một trong những kỹ năng quan trọng trong quản lý trường hợp, nhất là khi làm việc với thân chủ là người sử dụng ma túy Kỹ năng này thể hiện ở việc thu thập dữ liệu, ghi chép thơng tin và có cách thức quản lý hồ sơ thân chủ một cách bảo mật, logic và khoa học

2.2.5.1 Thu thập dữ liệu/thơng tin

(116)

chúng ta sẽ có thể quyết định xem can thiệp nào hoặc dịch vụ nào sẽ phù hợp với từng thân chủ

Đánh giá mặt yếu, mặt mạnh thân chủ

Khi chúng ta ghi chép lại những gì mình đã làm với mỗi thân chủ, chúng ta có thể đo lường tiến bộ của thân chủ qua thời gian, đo lường tác động chung của chương trình Ngồi ra, dữ liệu sẽ được dùng để cải thiện chất lượng chương trình và đưa ra bằng chứng cho các nỗ lực vận động chính sách

2.2.5.2 Lưu trữ thơng tin – Quản lý hồ sơ

Lưu trữ thơng tin: Nội dung này để nhằm lưu giữ tồn bộ thơng tin về thân

chủ và vấn đề của thân chủ; Đánh giá về mặt xã hội; Lập kế hoạch hoạt động cho từng trường hợp; Giúp cho q trình lượng giá dễ dàng hơn; Giúp cho việc quản trị có hiệu qủa hơn; Xem xét định kỳ các hoạt động của cơ sở về chất lượng và số lượng các dịch vụ; Đáp ứng mục đích đào tạo và được sử dụng trong q trình giáo dục – giảng dạy và nghiên cứu; Giúp cho việc thực hành quản lý trường hợp; Sử dụng trong việc huấn luyện sinh viên và chun viên ngành cơng tác xã hội;

Quản lý hồ sơ

Hồ sơ của thân chủ bao gồm tất cả các thơng tin về thân chủ, vấn đề sử dụng ma túy của thân chủ, điều kiện hồn cảnh và tồn bộ những gì có liên quan đến thân chủ và gia đình thân chủ

Hồ sơ thân chủ bao gồm: Phiếu tiếp nhận khi thân chủ lần đầu

tiên đến điều trị hoặc giấy giới thiệu chuyển giao; Kết quả đánh giá thực trạng thân chủ, các lĩnh vực có liên quan như tâm lý, xã hội, nhân khẩu, tiền sử sử dụng, v.v Tiến trình điều trị nghiện ma túy (nếu đã có) Phiếu đánh giá sự thay đổi, đánh giá nhu cầu, nguyện vọng, sự tiến triển trong q trình trợ giúp thân chủ; Các giấy tờ khác có liên quan: giấy khám bệnh, các test trắc nghiệm, cơng cụ đo lường, đánh giá sự thay đổi, v.v

u cầu quản lý hồ sơ

• Hồ sơ được lập cho từng cá nhân thân chủ • Duy trì sự an tồn

(117)

 Chỉ nhân viên quản lý trường hợp được xem  Được cập nhật thường xuyên

• Xem lại trước và sau buổi gặp/tiếp cận • Dễ dàng kết xuất số liệu

Tiêu chuẩn hồ sơ quản lý trường hợp tốt

• Hồ sơ quản lý trường hợp phải dễ đọc, dễ nhìn và dễ hiểu

 Dễ đọc, dễ hiểu: (Văn phong mạch lạc, ý tưởng trong sáng được sắp xếp một cách lơgíc khoa học, v.v.)

 Dễ nhìn: Những sự việc có thể chọn lọc một cách dễ dàng; có chủ đề, sự kiện chính, ngày tháng chỉ là biến cố;

Chẳng hạn mẫu tiếp nhận ban đầu cần phải đầy đủ thơng tin bao gồm tên, tuổi, địa chỉ của đối tượng; các dữ liệu nhân khẩu, điều kiện hồn cảnh gia đình, thơng tin về đặc điểm tâm lý, xã hội; tiền sử sử dụng chất gây nghiện; điều kiện về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần; thơng tin về q trình điều trị, v.v

• Hồ sơ quản lý trường hợp phải rõ ràng, chính xác và khách quan  Nội dung chân thực, rõ nghĩa

 Sử dụng từ ngữ đơn giản, thể hiện chính xác nghĩa của từng biểu hiện, cảm xúc, hành vi, sự kiện, v.v

 Có thể sử dụng ký hiệu số ở những chỗ phù hợp  Ý tưởng muốn biểu đạt phải chính xác

 Hạn chế sử dụng nghệ thuật so sánh ẩn dụ, ví von, cường điệu, v.v Hồ sơ phải đảm bảo tính khách quan: Nội dung ghi chép trung thực, khơng bóp méo, xun tạc, hay viết theo cảm nghĩ, ý tưởng, khuynh hướng, thành kiến của người viết

Một số hướng dẫn để ghi chép khách quan: Mô tả riêng rẽ các biến cố

(118)

Các biểu mẫu báo cáo quản lý trường hợp

Nhân viên quản lý trường hợp sử dụng biểu mẫu CM (Case Management, quản lý trường hợp) sau đây:

• Mẫu CM 01(Case Management): báo cáo tuần của QLTH • Mẫu CM 02: báo cáo tháng của QLTH

• Mẫu CM 03: báo cáo tháng của giám sát viên

• Mẫu CM 04: Hồ sơ thân chủ (Hồ sơ xã hội, thơng tin xã hội - nhân khẩu - y tế)

• Mẫu CM 05: danh sách thân chủ tham gia

• Mẫu CM 06: Bảng theo dõi nhân sự chương trình QLTH

Cần lưu ý các mẫu CM 05 và CM 06 khơng phải là mẫu dữ liệu, đây là các mẫu dùng cho quản lý Nói cách khác, thơng tin trong 2 mẫu này khơng nằm trong cơ sở dữ liệu của chương trình mà sẽ được dùng để quản lý về nhân sự Ví dụ: danh sách thân chủ tham gia chương trình có thơng tin về tên, địa chỉ và điện thoại liên lạc của thân chủ, các thơng tin này phục vụ cho nhân viên quản lý trường hợp để các anh chị liên lạc dễ dàng với thân chủ; cịn mẫu CM 06 có thơng tin về các nhân viên quản lý trường hợp, sẽ được giám sát viên sử dụng để quản lý về mặt nhân sự tham gia chương trình

Ngồi ra nhân viên quản lý trường hợp có thể sử dụng một số biểu mẫu 07,08,09,10,11 ở phần phụ lục để giúp cho q trình quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy đạt hiệu quả tốt

(Các biểu mẫu này sẽ đính kèm ở phần phụ lục) 2.2.5.3 Sử dụng thơng tin

Khi đã có dữ liệu chương trình, chúng ta có thể sử dụng chúng bằng nhiều cách cho các mục đích khác nhau Mục đích đầu tiên là sử dụng dữ liệu để cải thiện chất lượng chương trình, giám sát và đánh giá chương trình, cũng như để phát triển can thiệp và vận động chính sách

Khi phân tích liệu, trả lời câu hỏi sau:

(119)

độ nào? (2) Có đủ nhân sự thực hiện chương trình khơng? Tỉ lệ nhân viên – thân chủ là bao nhiêu? Nhân viên quản lý trường hợp có cần được tập huấn bổ sung khơng? (3) Làm thế nào để chúng ta cải thiện được các dịch vụ hoặc cải thiện được việc điều phối các dịch vụ?

Đối với việc đánh giá chương trình:

• Thiết kế chương trình có phù hợp khơng? Đào tạo có đầy đủ khơng? Hoặc các nguồn cung cấp có tốt khơng?

• Chương trình tác động thế nào đến nhóm, cộng đồng, y tế cơng cộng? • Để chương trình đạt hiệu quả cao hơn thì cần thực hiện can thiệp nào? • Chương trình có tạo ra những bằng chứng thuyết phục để có thể vận động các nhà hoạch định chính sách đầu tư nguồn lực và hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho chương trình khơng

Quyền sử dụng thơng tin truy cập thơng tin

Nhiều băn khoăn, thắc mắc là ai sẽ là người có quyền sử dụng thơng tin và truy cập thơng tin, nhân viên quản lý trường hợp, các nhà lãnh đạo, cơ quan cơng an hay thân chủ v.v…? Chúng ta biết một trong những ngun tắc quan trọng của việc quản lý hồ sơ là tính bảo mật, hồ sơ của thân chủ cần được giữ kín, đảm bảo bí mật thơng tin về thân chủ, vấn đề của thân chủ cũng như điều kiện hồn cảnh của thân chủ Vì vậy, chỉ có nhân viên quản lý trường hợp được sử dụng và truy cập thơng tin trong hồ sơ quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy Tuy nhiên sẽ có nhiều khó khăn cho nhân viên quản lý trường hợp trong q trình quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy khi cấp trên u cầu xem hồ sơ, cơ quan cơng an hay các bên có liên quan

Một số lưu ý đảm bảo tính bảo mật

Những điều nên làm

• Giải thích rõ ràng về bảo mật và các giới hạn của nó • Giải thích khi có nhiệm vụ bắt buộc báo cáo về thân chủ • Chỉ trao đổi với thân chủ trong khơng gian kín đáo

(120)

• Đánh giá tác động của việc chia sẻ thơng tin thân chủ

• Tìm sự hỗ trợ khi nhân viên quản lý trường hợp phải tiến hành 1 báo cáo khó khăn

Những điều khơng nên làm

• Đề cập đến tên của thân chủ tại khu vực tiếp khách và các nơi cơng cộng khác

• Chia sẻ thơng tin về thân chủ mà khơng được sự cho phép của họ • Giả định hoặc tự đưa ra quyết định khi có các thắc mắc hoặc mâu

thuẫn về tính bảo mật

Tiểu kết:

(121)

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

1 Trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy kỹ năng thiết lập mối quan hệ với thân chủ có ý nghĩa như thế nào? Để thiết lập được mối quan hệ tích cực với thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp cần lưu ý những điểm gì?

2 Lắng nghe tích cực là gì? Mục đích và phân loại của lắng nghe tích cực? Những biểu hiện của lắng nghe tích cực, cho ví dụ minh họa? Thấu cảm là gì? Phân biệt thấu cảm với đồng cảm? Thấu cảm được

nhân viên quản lý trường hợp thể hiện như thế nào trong q trình trợ giúp thân chủ, cho ví dụ minh họa?

4 Thế nào là kỹ năng gắn kết thân chủ? Phân tích kỹ năng gắn kết thân chủ trong q trình hỗ trợ điều trị nghiện ma túy?

5 Anh/chị hiểu kỹ năng điều phối nguồn lực là gì? Làm thế nào để nhân viên quản lý trường hợp có thể điều phối nguồn lực một cách hiệu quả trong q trị điều trị nghiện ma túy?

6 Thế kỹ vận động, làm để nhân viên quản lý trường hợp vận động có hiệu quả?

7 Theo anh/chị kỹ năng giám sát hỗ trợ thân chủ là gì? Phân tích kỹ năng giám sát hỗ trợ thân chủ?

8 Kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ là gì, phân tích, lấy ví dụ? Làm thế nào để lưu giữ hồ sơ một cách bảo mật?

10 Quản lý hồ sơ tốt có ý nghĩa như thế nào?

(122)(123)

QUY TRÌNH

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY

CHƯƠNG III

3.1 Bước 1: Xây dựng mối quan hệ và đánh giá nhu cầu của thân chủ 121

3.2 Bước 2: Xây dựng kế hoạch 143

3.3 Bước 3: Hỗ trợ thân chủ tiếp cận dịch vụ được chuyển gửi 151 3.4 Bước 4: Theo dõi giám sát và hỗ trợ thân chủ 152

3.5 Bước 5: Lượng giá và kết thúc 156

(124)(125)

Quy trình quản lý trường hợp công cụ quan trọng làm việc với thân chủ (người sử dụng ma túy) Vận dụng quy trình giúp nhân viên quản lý trường hợp làm việc với thân chủ cách khoa học lôgic Chương III mô tả bước quy trình làm việc với thân chủ Quy trình bao gồm bước:

• Xây dựng mối quan hệ đánh giá nhu cầu thân chủ • Xây dựng kế hoạch

• Chuẩn bị cho thân chủ tiếp cận dịch vụ chuyển gửi • Theo dõi giám sát hỗ trợ thân chủ

• Lượng giá kết thúc

Nhân viên quản lý trường hợp cần tuân thủ bước quy trình Tuy nhiên trình triển khai áp dụng linh hoạt nhằm mang lại lợi ích tốt cho thân chủ

3.1 Bước 1: Xây dựng mối quan hệ đánh giá nhu cầu thân chủ

3.1.1 Xây dựng mối quan hệ

Mục đích: Xây dựng mối quan hệ với thân chủ là một bước rất quan trọng trong tiến trình làm việc với thân chủ nói chung và đặc biệt là với người sử dụng ma túy Như chúng ta đã biết thì việc tiếp cận với người sử dụng ma túy khơng hề dễ dàng do họ thường mặc cảm và “sợ” khi có người tiếp cận do tâm lý sợ bị bắt vào trung tâm cai nghiện Ngay cả khi chúng ta tiếp cận gặp được họ thì phần lớn trường hợp là họ sẽ chưa sẵn sang chia sẻ thật về các thơng tin cho chúng ta và như vậy là chúng ta sẽ khơng đạt được hiệu quả khi lên kế hoạch giúp đỡ và kết nối nguồn lực vì các thơng tin khơng chính xác Việc thiết lập một mối quan hệ bền chặt sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên quản lý trường hợp và thân chủ sử dụng ma túy Điều này là rất quan trọng đối với tiến trình để thân chủ có thể thật lịng chia sẻ với nhân viên quản lý trường hợp về những thơng tin và vấn đề của họ Đây chính là chìa khóa của sự thành cơng trong tiến trình làm việc

(126)

trường hợp phát hiện và tiếp nhận thân chủ, cũng có thể do thân chủ trực tiếp đến gặp nhân viên quản lý trường hợp tìm sự giúp đỡ hoặc có thể do sự giới thiệu hay chuyển giao từ tổ chức, cá nhân khác

Với trường hợp nhân viên quản lý trường hợp phát hiện và trực tiếp tiếp nhận thân chủ, nhân viên quản lý trường hợp thường chủ động phát hiện và trực tiếp đến với thân chủ trong q trình thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình Ví dụ như nhân viên quản lý trường hợp thấy được thân chủ ở khu vực khu dân cư mình quản lý có trường hợp sử dụng ma túy thì nhân viên quản lý trường hợp có thể trực tiếp đến gặp gỡ và tiếp nhận thân chủ

Cũng có trường hợp, thân chủ chủ động tìm đến nhân viên quản lý trường hợp để tìm kiếm sự hỗ trợ vì biết được mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động hỗ trợ của tổ chức xã hội, nơi nhân viên quản lý trường hợp làm việc Những thân chủ này có thể biết thơng tin trên thơng qua các phương tiện truyền thơng đại chúng như báo chí, vơ tuyến, mạng internet hay thơng qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân mà thân chủ biết đến và tìm đến mong có được sự giúp đỡ Trong thực tế, hiện tượng này ở Việt Nam cịn chưa phổ biến, bởi vì việc thân chủ sẽ cịn sợ vì khơng biết nhân viên quản lý trường hợp là ai? Họ sẽ làm gì với mình? Hơn nữa thì cũng cịn do những thành kiến lo sợ có những lời đàm tiếu dị nghị của những người quen biết vì trên thực tế thì sự kỳ thị đối với người sử dụng ma túy trong xã hội cịn khá nặng nề nên họ cũng ngại chủ động tiếp cận Tình huống tiếp theo là nhân viên quản lý trường hợp tiếp nhận thân chủ thơng qua chuyển giao tới do cơ quan cấp trên ví dụ như do Sở/phịng Lao động-Thương binh và xã hội xét hồ sơ và chuyển xuống sau q trình nhận được đề xuất từ các cộng đồng dân cư và xã/phường nơi có thân chủ; hay do chuyển giao từ trung tâm, cơ quan tổ chức khác đến; có thể thân chủ do thơng qua sự giới thiệu của thân chủ cũ, bạn bè của thân chủ, gia đình hoặc những người có uy tín khác tại cộng đồng biết được những vấn đề của thân chủ nên đến trình bày với nhân viên quản lý trường hợp để nhờ sự trợ giúp Trong những trường hợp này, nhân viên quản lý trường hợp sẽ chủ động tiếp cận với thân chủ, tìm hiểu và đưa ra những can thiệp kịp thời

(127)(128)

3.1.2 Đánh giá thân chủ

Đánh giá là một trong những bước đầu tiên của dịch vụ quản lý trường hợp, đồng thời nó cũng có thể kéo dài suốt q trình trợ giúp Đây là tiến trình chúng ta áp dụng trong những cuộc gặp đầu tiên với thân chủ nhằm xác định và đánh giá tình trạng chung của thân chủ, bao gồm điểm mạnh/điểm yếu, vấn đề và nhu cầu, nhằm xây dựng kế hoạch dịch vụ của thân chủ Do vậy, đánh giá được xem là nền tảng của việc lập kế hoạch dịch vụ Đánh giá là tiến trình tìm hiểu về lịch sử cá nhân của thân chủ bằng cách lắng nghe họ và gia đình họ Chúng ta khơng thể thành cơng trong việc giúp thân chủ cho đến khi chúng ta có đủ thơng tin cơ sở về thân chủ, bao gồm tiểu sử cá nhân, trình độ và cơng việc, đặt trong mối liên hệ với việc sử dụng ma túy và tình trạng sức khỏe Đánh giá giúp nhân viên quản lý trường hợp trong việc quyết định những can thiệp cụ thể, giúp cho việc đề ra mục tiêu của thân chủ và thay đổi lối sống cần thiết để đạt được mục tiêu đó

Cụ thể ở giai đoạn đánh giá, nhân viên quản lý trường hợp cần đạt được các mục tiêu sau: (1) Làm rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà thân chủ đang đối mặt; (2) Phác thảo sơ bộ kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề khó khăn của thân chủ và hỗ trợ họ thực hiện kế hoạch đó

Thách thức nhân viên quản lý trường hợp giai đoạn đánh giá này là việc tìm hiểu về cuộc sống của thân chủ và giúp họ nhận ra giá trị của dịch vụ quản lý trường hợp Có rất nhiều áp lực trong cuộc sống của thân chủ và có thể dẫn đến việc sử dụng ma túy của họ Nhân viên quản lý trường hợp cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những thơng tin cơ sở này trước khi đưa ra bất kỳ liệu pháp can thiệp, hỗ trợ nào Lại càng khơng hiệu quả nếu nhân viên quản lý trường hợp làm cho thân chủ mặc cảm, thấy mình có lỗi Các thơng tin cần tìm hiểu đánh giá bao gồm những lĩnh vực sau

3.1.2.1 Các yếu tố về nhân thân - xã hội - ḷt pháp:

(129)

đến thân chủ cũng như đến việc thân chủ sử dụng ma túy Nhân viên quản lý trường hợp cần đánh giá mức độ mà gia đình và các quan hệ khác của thân chủ có tác động tới việc sử dụng ma túy cũng như có sự ảnh hưởng đến quyết định thay đổi hành vi của thân chủ

Một số câu hỏi có thể cân nhắc sử dụng trong q trình đánh giá như: • Anh/chị có nghề nghiệp ổn định khơng? Nguồn tài chính chủ yếu là

gì? Anh/chị làm gì hàng ngày để kiếm sống?

• Anh chị có những khoản nợ gì khơng? Nếu có hãy nói về điều đó • Đã bao giờ anh chị phải bán đồ dùng có giá trị, của cá nhân anh chị

hoặc của người thân để có tiền mua ma túy chưa?

• Đã bao giờ anh chị gặp rắc rối với cảnh sát, cơng an chưa? Nếu có, hãy kể về điều đó, sự việc diễn ra như thế nào? Vì tội gì (gợi ý để tìm hiểu xem thân chủ đã bao giờ tham gia hoạt động tội phạm như bn bán ma túy hoặc mại dâm hay khơng?)

• Anh chị sống ở đâu và sống cùng với những ai?

• Khi anh chị buồn hoặc có ý muốn dừng việc sử dụng ma túy thì anh chị thường tâm sự chia sẻ với ai?

• Khi anh chị gặp khó khăn thì ai là người thường hỗ trợ, giúp đỡ? • Đã bao giờ anh chị nghĩ mình nên dừng việc sử dụng ma túy khơng?

Nếu có, hãy chia sẻ với tơi lý do nào ngăn cản anh chị chưa thực hiện được điều này?

• Anh chị nghĩ như thế nào về việc sử dụng ma túy?

Chúng ta cần phải thu thập được những thơng tin này để có thể hiểu được mức độ trầm trọng của vấn đề mà thân chủ đang gặp phải đồng thời tìm hiểu xem thân chủ có những thế mạnh hay nguồn hỗ trợ nào vì những thế mạnh và nguồn hỗ trợ đó có thể giúp cho thân chủ đạt được mục đích của kế hoạch hành động sẽ được xác định ở bước tiếp theo

3.1.2.2 Điều kiện sức khỏe và những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe:

(130)

này là giúp cho việc xác định nhu cầu chăm sóc y tế khẩn cấp của thân chủ cũng như những biện pháp can thiệp dự phịng và chăm sóc HIV khác Nhân viên quản lý trường hợp phải xác định được dịch vụ y tế và tâm lý nào thân chủ cần được giới thiệu tới để được can thiệp kịp thời, hiệu quả và tồn diện Phần đánh giá này cần thu thập được các thơng tin như: Các bệnh về HIV/AIDS, lao phổi, bệnh lây truyền qua đường tình dục; Những vấn đề sức khỏe liên quan đến sử dụng ma túy: áp-xe, sốc thuốc q liều, phê ma túy, vã thiếu ma túy, vết chích; Mang thai (nếu thân chủ mang thai mong muốn được điều trị cai nghiện thì xử trí ra sao?); Những điều kiện sức khỏe khác (tim hoặc gan?); Những vấn đề về tâm thần: trầm cảm, ý định tự tử, loạn thần

Một số câu hỏi nhân viên quản lý trường hợp cần quan tâm như:

• Thân chủ đã làm xét nghiệm HIV chưa? Nếu có thể cần tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV cho thân chủ

• Thân chủ có bao giờ bị sốc thuốc khơng? Ngồi ra có thể quan sát xem thân chủ có dấu hiệu của việc đã từng bị áp xe khơng

• Nếu thân chủ là nữ cần tìm hiểu xem liệu thân chủ có đang mang thai khơng?

• Thân chủ có các vấn đề về sức khỏe khác như tim mạch hay chức năng gan hay khơng?

• Thân chủ đã bao giờ có ý định tự tử chưa? Tuy nhiên đây cũng là vấn đề tế nhị nên chỉ hỏi khi đúng ngữ cảnh và đề cập đến một cách thận trọng Nhân viên quản lý trường hợp có thể hỏi xem có phải thân chủ cảm thấy cuộc sống q khó khăn đến nỗi khơng thể vượt qua khơng Nếu thân chủ thú nhận là đã từng có ý định tự tử, hỏi xem họ đã làm gì và bây giờ liệu thân chủ vẫn cịn ý định tự tử hay khơng Nếu câu trả lời là có thì cần cân nhắc đến việc thân chủ cần được kiểm tra sức khỏe tâm lý một cách tổng thể

3.1.2.3 Sử dụng và điều trị nghiện ma túy:

(131)

hiểu những thơng tin về q trình sử dụng ma túy trước đây và hiện tại là rất cần thiết để đánh giá tình hình thực tại của thân chủ

Những thơng tin cần thu thập liên quan tới tiền sử sử dụng và điều trị ma túy bao gồm:

• Loại ma túy chính mà thân chủ sử dụng (cần tìm hiểu kỹ về độ tuổi bắt đầu sử dụng, lượng ma túy sử dụng trung bình hàng ngày, lần sử dụng gần nhất, đường dùng, mức độ lệ thuộc, v.v.)

• Thân chủ có sử dụng các chất ma túy khác hay khơng (cả hiện tại và trước đây, mức độ lệ thuộc vào các chất ma túy khác đó như thế nào) • Lịch sử điều trị cai nghiện:

 Khi nào? Ở đâu? Bao lâu?

 Quan niệm của thân chủ về sự thành cơng của những phương pháp điều trị trước đây

 Lý do thân chủ sử dụng lại

Một số câu hỏi nhân viên quản lý trường hợp có thể sử dụng để thu thập thơng tin đánh giá cho nội dung này như:

• Anh chị bắt đầu sử dụng ma túy trong hồn cảnh nào? Lý do nào và khi đó sử dụng loại ma túy gì?

• Anh chị sử dụng loại ma túy đó trong bao lâu? • Tần suất và hình thức sử dụng lúc trước và bây giờ?

• Trong số những loại ma túy anh chị sử dụng, anh chị cho rằng loại ma túy nào ảnh hưởng nhất đến tình trạng hiện nay của anh chị? • Bây giờ anh chị dùng theo đường nào? Nuốt, hút, hít hay chích? • Nếu thân chủ sử dụng theo đường tiêm chích thì có thể hỏi thêm • Anh chị chích một mình hay với bạn bè? Có bao giờ sử dụng chung

(132)

Một số thân chủ có thể đã từng điều trị nghiện, do vậy nhân viên quản lý trường hợp có thể hỏi về các chương trình điều trị nghiện họ đã từng tham gia và quan niệm của thân chủ về sự thành cơng của những phương pháp điều trị trước đây Có thể sẽ hữu ích nếu tìm hiểu về tần suất và thời gian họ sử dụng và điều trị đối với từng loại ma túy Cần hỏi thân chủ về khoảng thời gian họ điều trị và sau bao lâu thì họ tái nghiện Nói chung, mỗi thân chủ có những điểm yếu hoặc yếu tố gây thèm nhớ mang tính cá nhân khiến họ tái nghiện Những thơng tin này rất quan trọng trong cả q trình điều trị lẫn giai đoạn dự phịng tái nghiện về sau Mục đích của việc tìm hiểu về q trình sử dụng ma túy của thân chủ là nhằm giúp xác định nguy cơ nếu thân chủ tiếp tục sử dụng ma túy và tìm những phương pháp phù hợp nếu thân chủ mong muốn điều trị

3.1.2.4 Hành vi tình dục:

Chúng ta cần hết sức lưu ý là khi làm việc với thân chủ là người sử dụng ma túy, nhân viên quản lý trường hợp khơng chỉ chú trọng đến những nguy cơ có liên quan đến việc sử dụng ma túy mà cả những nguy cơ liên quan đến hành vi tình dục của họ để có thể giúp cho họ đưa ra được quyết định một cách có cơ sở làm thế nào để giảm các tác hại liên quan đến những hành vi nguy cơ của họ Mục đích của việc đánh giá hành vi tình dục giúp xác định nguy cơ liên quan đến quan hệ tình dục hướng tới những can thiệp nhằm giảm nguy cơ Trong nội dung này, chúng ta cần tìm hiểu thơng tin về: Hành vi tình dục an tồn (có bảo vệ, sử dụng bao cao su); Hành vi tình dục khơng an tồn (khơng bảo vệ, khơng sử dụng bao cao su); Việc sử dụng ma túy của bạn tình?

Các câu hỏi có thể được sử dụng:

• Anh chị đã lập gia đình chưa? Nếu chưa thì anh chị hiện giờ đang có người u khơng?

• Trong thời gian gần đây, anh chị có quan hệ với vợ/chồng/bạn tình của mình khơng? Nếu có thì anh chị có sử dụng bao cao su khơng? • Lý do nào anh chị khơng sử dụng bao cao su khi quan hệ? Anh chị

cần hỗ trợ gì khơng để có hành vi tình dục an tồn?

• Bạn tình/vợ/chồng của anh chị có sử dụng ma túy khơng? Nếu có thì là hút hay tiêm chích?

(133)

Trên thực tế trong q trình làm việc nhiều nhân viên quản lý trường hợp thường hay nóng vội đưa ngay ra sự can thiệp và mong muốn thân chủ thay đổi ngay lập tức mà chưa quan tâm đến việc họ có muốn thay đổi khơng Điều này dẫn đến thân chủ cảm thấy gị bó và thường phản kháng lại những can thiệp này nên q trình can thiệp khơng hiệu quả Can thiệp sẽ hiệu quả nhất khi thân chủ có động lực muốn thay đổi của chính họ Do đó 1 điều rất quan trọng là nhân viên quản lý trường hợp cần phải xác định xem thân chủ của mình đang ở trong giai đoạn thay đổi hành vi nào để tạo động lực và đưa ra sự can thiệp phù hợp

3.1.3 Các giai đoạn thay đổi hành vi chiến lược can thiệp

Quá trình thay đổi hành vi

Tiền dự định

Thay đổi kiến thức

Thay đổi thái độ

Thay đổi hành vi

Tái nghiện

Dự định

Chuẩn bị

Hành động

Duy trì

Nguồn:FHI 360, Tài liệu quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

Mơ hình các giai đoạn thay đổi hành vi được James Prochaska và Carlo DiClemente của trường đại học Rhode Island (Hoa Kì) phát triển lần đầu tiên vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 trong một nghiên cứu làm thế nào những người nghiện thuốc lá từ bỏ thói quen Từ đó, mơ hình này đã được áp dụng rộng rãi với việc thay đổi các hành vi khác (Bùi Thị Xn Mai, Nguyễn Tố Như, 2013, Tham vấn điều trị nghiện)

(134)

3.1.3.1 Giai đoạn Tiền dự định Đặc điểm

Những người ở giai đoạn tiền dự định không nghĩ đến việc sẽ thay đổi hành vi sử dụng ma túy hoặc tiêm chích khơng an tồn của họ trong thời gian trước mắt Họ được xem là “những người sử dụng ma túy đang sung sướng” Ở giai đoạn này, thân chủ chỉ quan tâm đến những ích lợi mà họ có được do sử dụng ma túy như cảm giác phê, sướng, giảm được các cơn đau, tăng tính tự tin, v.v Họ khơng nghĩ tới hoặc suy nghĩ rất ít về các hậu quả do chất gây nghiện gây ra, khơng có ý thức về việc bản thân cần thay đổi hành vi hoặc cần được giúp đỡ Họ có thể được nghe các thơng điệp về hậu quả của việc sử dụng ma túy đối với chính họ, gia đình và cộng đồng nhưng khơng để ý đến những thơng tin đó

Những người trong giai đoạn này có thể chưa trải qua những kinh nghiệm tiêu cực, nặng nề hoặc chưa rơi vào tình trạng tồi tệ do ma túy; vì vậy việc cảnh báo hành vi sử dụng ma túy của họ sẽ ít khi được họ lắng nghe Tuy nhiên, ngay cả những người đã nhận thức được những vấn đề bất cập của việc sử dụng ma túy, đã cố gắng vượt qua vẫn có thể rơi trở lại tình trạng khơng muốn thay đổi, hay nói cách khác vẫn ở giai đoạn tiền dự định này

Các chiến lược can thiệp

Nhân viên quản lý trường hợp cần xây dựng mối quan hệ thân thiện, tơn trọng và tạo dựng sự tin tưởng ở thân chủ thơng qua việc sử dụng tốt các kỹ năng lắng nghe tích cực và thể hiện sự thấu cảm Điều quan trọng là Nhân viên quản lý trường hợp phải kích thích sự hồ nghi và mối quan tâm của thân chủ về việc sử dụng ma túy của họ bằng các cách như:

Tìm hiểu lý do hoặc sự kiện khiến thân chủ tìm đến với dịch vụ quản lý trường hợp hoặc quan điểm của họ với kết quả của các đợt điều trị trước đây mà họ đã áp dụng

Nhân viên quản lý trường hợp có thể cung cấp thơng tin thực tế về nguy cơ của việc sử dụng ma túy và đưa ra những phản hồi cá nhân về kết quả đánh giá tình trạng sử dụng ma túy của họ

(135)

Nói cho thân chủ hiểu rằng: nếu tại thời điểm này, thân chủ chưa muốn thay đổi, Nhân viên quản lý trường hợp tơn trọng quyết định đó, nhưng bất kỳ khi nào thân chủ sẵn sàng để tham gia điều trị, sẵn sàng để thay đổi hành vi hiện tại thì “cánh cửa của chương trình ln mở” để tiếp đón và hỗ trợ thân chủ

Lưu ý làm việc với thân chủ giai đoạn Tiền dự định: Không thúc ép

thân chủ, buộc thân chủ phải thay đổi hành vi khi thân chủ chưa sẵn sàng

Một số câu hỏi Nhân viên quản lý trường hợp áp dụng giai đoạn Tiền dự định

• Hãy tưởng tượng rằng cuộc sống của anh/chị trước khi sử dụng ma túy, hình ảnh ấy làm cho anh/chị cảm thấy như thế nào?

• Hãy hình dung cuộc sống của anh/chị sẽ như thế nào nếu tiếp tục cuộc sống như hiện nay, hình ảnh ấy làm cho anh/chị cảm thấy như thế nào? Ví dụ: Thơng qua giáo dục viên đồng đẳng, nhân viên quản lý trường hợp ở phường biết được Hùng, 22 tuổi ở quận Hải An, Thành phố Hải Phịng đang sử dụng heroin Nhân viên quản lý trường hợp đã đến nhà tiếp cận và mong muốn em cùng gia đình phối hợp đưa em đến phịng tư vấn methadone để được tư vấn Hùng đã phản đối rất mạnh vì cho rằng nhân viên quản lý trường hợp này đã xen vào chuyện riêng của em Em nói với gia đình và nhân viên quản lý trường hợp là “việc em sử dụng cho vui, việc cá

nhân, khơng nghiện, khơng ảnh hưởng đến khơng làm phạm pháp, nên khơng cần tư vấn cả” Và Hùng đã đề nghị nhân viên quản

lý trường hợp này khơng nên đến nhà em nữa Trong ví dụ này, có thể phân tích một số đặc điểm nổi bật và một số can thiệp có thể tiến hành như sau:

Đặc điểm của thân chủ Gợi ý một số can thiệp của Nhân viên quản lý trường hợp

• Phản đối, cho nhân viên quản lý trường hợp xen vào chuyện riêng của mình

• Hùng cho rằng sử dụng Heroin cho vui, khơng nghiện, khơng ảnh hưởng đến ai, khơng cần đi tư vấn gì…

• Hùng đề nghị nhân viên quản lý trường hợp khơng đến nhà em nữa

• Tơn trọng ý kiến của Hùng

• Cung cấp thơng tin sử dụng bơm kim tiêm sạch, sử dụng bao cao su quan hệ tình dục cho Hùng…

(136)

3.1.3.2 Giai đoạn Dự định Đặc điểm

Khi thân chủ bắt đầu ý thức được về điều gì đó bất ổn đang diễn ra trong cuộc sống của mình, họ sẽ dần nhận ra lý do và cân nhắc khả năng thay đổi Thơng thường, họ sẽ rơi vào trạng thái lưỡng lự, lúc muốn thay đổi hành vi nhưng cũng có những lúc từ chối hoặc tìm lý do để biện minh cho việc khơng thay đổi của mình Họ thường lưỡng lự về sự thay đổi và có thể bị kẹt trong giai đoạn này trong một thời gian dài Đồng thời một người cũng có thể trở đi trở lại giữa giai đoạn tiền dự định và giai đoạn dự định một vài lần trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo

Những người ở giai đoạn dự định có thể đấu tranh tư tưởng, cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng ma túy và những tác hại của nó Họ cũng có thể đánh giá lợi ích mà họ có được do sử dụng ma túy so với những sự nỗ lực, thời gian cần phải bỏ ra nếu thay đổi hành vi sử dụng ma túy của họ Đặc điểm nổi bật của giai đoạn dự định là việc suy nghĩ nghiêm túc

vấn đề rắc việc sử dụng ma túy thường xuyên rơi vào trạng thái mơ hồ khơng biết có nên thay đổi hay khơng.

Các chiến lược can thiệp

• Chấp nhận tình trạng lưỡng lự của thân chủ như một điều tất yếu

• Tiếp tục nâng cao nhận thức của thân chủ về nguy cơ nếu vẫn tiếp tục hành vi cũ

• So sánh điểm lợi và hại của việc sử dụng ma túy và của sự thay đổi • Chuyển động cơ thay đổi từ những yếu tố bên ngồi sang những yếu tố

bên trong của thân chủ Thơng thường, thân chủ tìm đến với dịch vụ vì sức ép từ người khác (gia đình, chính quyền, v.v.) và bản thân họ có rất ít động cơ của chính mình để thay đổi Nhân viên quản lý trường hợp có thể tìm hiểu động cơ của thân chủ bằng cách đánh giá các giá trị cá nhân, mục đích của thân chủ, v.v liên quan đến sự thay đổi

(137)

• Khuyến khích thân chủ nói ra những lời tự cam kết thay đổi

• Khơi gợi thân chủ tự nhận xét về năng lực của họ và những mong đợi từ dịch vụ điều trị

• Bằng cách tóm tắt lại những lời nói tự động viên, đánh giá sự tự tin và mong đợi về kết quả điều trị của thân chủ Nhân viên quản lý trường hợp giúp họ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quá trình thay đổi hành vi

Một số lưu ý làm việc với thân chủ giai đoạn Dự định

• Nhân viên quản lý trường hợp khơng nên áp đặt suy nghĩ của mình rằng thân chủ cần phải thay đổi và khi đến với chương trình là thân chủ đã sẵn sàng cho sự thay đổi đó Đơi khi, thân chủ chưa sẵn sàng cho sự thay đổi mà họ cần có thêm thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định • Hoan nghênh ý định thay đổi của thân chủ Khi thân chủ ở tình trạng

lưỡng lự, sử dụng kỹ thuật Phỏng vấn tạo động lực ở giai đoạn này sẽ rất hiệu quả để hỗ trợ thân chủ đưa ra những lựa chọn sáng suốt

Một số câu hỏi Nhân viên quản lý trường hợp áp dụng giai đoạn Dự định

• Điều gì khiến anh/chị nghĩ rằng cần thay đổi trong cuộc sống? • Cuộc sống anh/chị sẽ như thế nào nếu thay đổi được theo ý muốn? • Anh/chị có cần giúp đỡ gì để thực hiện được sự thay đổi đó khơng?

(nếu thân chủ đã quyết định sẽ thay đổi hành vi)

(138)

Một số đặc điểm nổi bật và một số can thiệp có thể tiến hành như sau:

Đặc điểm của thân chủ Gợi ý một số can thiệp của Nhân viên quản lý trường hợp

• Hoảng sợ vì cái chết của mẹ do bệnh AIDS

• Hoang mang khơng biết có nên làm xét nghiệm hay khơng, một mặt biết cần làm xét nghiệm, mặt lại sợ kết quả dương tính

• Tìm đến với nhân viên quản lý trường hợp để tìm hiểu thơng tin về dịch vụ quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

• Hoan nghênh việc Hồng tìm đến với mình (nhân viên quản lý trường hợp), với dịch vụ quản lý trường hợp

• Cùng với Hồng phân tích điểm lợi và bất lợi nếu đi xét nghiệm HIV và kết quả của xét nghiệm đó (nếu âm tính, nếu dương tính, v.v.) • Tác động vào ý thức của Hồng về

việc nếu vẫn hành nghề mại dâm sử dụng ma túy tại, theo Hồng điều gì sẽ xảy ra?

3.1.3.3 Giai đoạn Chuẩn bị Đặc điểm

Ở giai đoạn này, thân chủ bắt đầu nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn về hậu quả do sử dụng ma túy, đó có thể là các vấn đề liên quan đến tài chính, xã hội, sức khỏe, pháp luật, v.v và nhận thấy những hậu quả này là q nặng nề so với những ích lợi do sử dụng ma túy mang lại Họ có thể thực hiện một số thay đổi nhỏ như: trì hỗn thời gian sử dụng (ví dụ trì hỗn thời gian sử dụng liều đầu tiên vào mỗi sáng), thể hiện quyết tâm sẽ thay đổi hành vi thơng qua việc tìm đến với chương trình, v.v

Những thân chủ ở giai đoạn này cần được động viên và hỗ trợ để họ có thể đề ra những mục tiêu thực tiễn và xây dựng kế hoạch hành động Mục tiêu của họ có thể chưa phải là việc điều trị nghiện và ngưng sử dụng hồn tồn hoặc tham gia điều trị nghiện mà chỉ là giảm liều hay kiềm chế việc sử dụng ma túy Đây là thời điểm tốt để nhân viên Quản lý trường hợp thảo luận với họ về những biện pháp khả thi để giúp họ đạt được mục đích

Các chiến lược can thiệp

(139)

Cung cấp nhiều lựa chọn điều trị khác nhau (điều trị cắt cơn, điều trị thay thế, v.v.) để thân chủ tự quyết định và lựa chọn

Xem xét những biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn và giúp thân chủ lập danh sách những nguồn hỗ trợ để thay đổi Trong q trình thay đổi hành vi, thân chủ có thể gặp những khó khăn như vấn đề tài chính, chăm sóc con cái, cơng việc, đi lại, v.v Nhân viên quản lý trường hợp cần cùng thân chủ thảo luận và tìm cách vượt qua những khó khăn này Cùng bàn luận và thương thuyết với thân chủ để xây dựng được một kế hoạch thay đổi hành vi – hoặc một kế hoạch điều trị

Hỗ trợ thân chủ duy trì động lực, hỗ trợ phát triển các kỹ năng và sử dụng các chiến lược phù hợp

Giúp thân chủ nói thành lời ý định thay đổi, khi tự nói thành lời họ sẽ dễ dàng thay đổi hơn

Một số lưu ý làm việc với thân chủ giai đoạn Chuẩn bị: Trước khi

cùng thân chủ lập kế hoạch thay đổi hành vi, Nhân viên quản lý trường hợp cần động viên và hỗ trợ để họ có thể đề ra những mục tiêu thực tiễn và xây dựng kế hoạch hành động Ví dụ như mục tiêu của thân chủ có thể chưa phải là việc tham gia vào chương trình điều trị nghiện mà chỉ là giảm liều hoặc kiềm chế việc sử dụng ma túy Đây là thời điểm tốt để nhân viên quản lý trường hợp thảo luận với họ về những biện pháp khả thi để giúp họ đạt được mục đích

Một số câu hỏi Nhân viên quản lý trường hợp áp dụng giai đoạn Chuẩn bị

• Hãy chia sẻ những mong muốn của anh/chị khi tham gia vào chương trình để chúng ta cùng thảo luận những phương pháp nhằm đạt được mong muốn của anh/chị?

• Anh/chị sẽ làm những gì để đạt được mong muốn của mình?

• Theo anh/chị, trong q trình thay đổi hành vi của anh/chị liệu có khó khăn gì có thể xảy ra?

• Anh/chị nghĩ mình có thể làm gì để vượt qua khó khăn đó?

(140)

tiền học phí và tiền chợ của mẹ để mua heroin Mẹ đã địi tự tử nếu em khơng cai nghiện Thương mẹ và thấy hối hận nên em quỳ dưới chân mẹ và hứa quyết tâm từ bỏ ma túy Được cơ nhân viên quản lý trường hợp ở phường nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp thơng tin, em và mẹ đã chọn cách cắt cơn tại nhà Em cho biết, 2 tuần tới em dự định sẽ giảm từ 3 liều/ngày xuống cịn 2 liều/ngày Hai tuần kế tiếp em sẽ giảm liều lượng heroin của mỗi lần sử dụng xuống cịn ½ và đến hết tháng em sẽ ngưng sử dụng Một số đặc điểm nổi bật và một số can thiệp có thể tiến hành như sau:

Đặc điểm của thân chủ Gợi ý một số can thiệp của Nhân viên quản lý trường hợp

• Thương mẹ, hối hận hứa quyết tâm từ bỏ ma túy

• Lựa chọn hình thức sẽ cắt cơn tại nhà

• Có kế hoạch giảm từ 3 liều/ ngày xuống liều/ ngày trong 2 tuần tới

• Hai tuần kế tiếp, gim lng Heroin ca mi ln s dng xung cũn ẵ v n ht thỏng s ngng s dng

ã Cung cp cỏc thụng tin cn thit v iu tr ct cn ti nh cho thõn ch (hỡnh thc iu tr thõn ch ó la chn)

• Cùng thân chủ xác định những khó khăn có thể xảy ra: những cơn vật vã do thiếu thuốc; phải nghỉ học trong thời gian cắt cơn

• Cùng thân chủ tìm kiếm sự hỗ trợ trong q trình thay đổi: mẹ, chị gái, giáo viên chủ nhiệm, v.v

3.1.3.4 Giai đoạn Hành động Đặc điểm

Ở giai đoạn này, thân chủ tích cực thực hiện kế hoạch đã lựa chọn và tiến hành các biện pháp thay đổi hành vi của họ nhưng có thể chưa đạt được trạng thái ổn định Các biện pháp liên quan đến điều trị nghiện mà thân chủ có thể thực hiện:

• Cố gắng ngừng sử dụng hoặc ít nhất cũng giảm tần suất sử dụng ma túy (giảm liều dùng trong một ngày), sử dụng bơm kim tiêm riêng mỗi lần tiêm chích

(141)

• Đi xét nghiệm HIV để có những can thiệp y tế phù hợp • Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục

Các chiến lược can thiệp

• Hỗ trợ để thân chủ tham gia vào chương trình điều trị và củng cố tầm quan trọng của việc khơng sử dụng ma túy

• Khích lệ và giúp thân chủ hiểu, trên thực tế các thay đổi nhỏ, từng bước một đều rất có ý nghĩa đối với thân chủ, với gia đình, v.v Ví dụ: hơm qua, thân chủ sử dụng heroin 400.000đ/ngày, hơm nay chỉ sử dụng 350.000đ/ngày Tất cả các thay đổi này giúp tạo động lực, quyết tâm vào khả năng thực hiện kế hoạch thay đổi hành vi của thân chủ, cũng như từng bước lấy lại lịng tin từ người thân, gia đình

• Thừa nhận những khó khăn có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của tiến trình thay đổi và thân chủ cần lường trước những khó khăn này

• Giúp thân chủ xác định được những tình huống nguy cơ cao, đó là các tình huống chứa đựng các yếu tố cám dỗ nội tâm bên trong (cơn thèm nhớ, cảm giác phê sướng, giảm đau nhức do ma túy mang lại) yếu tố cán dỗ bên ngồi (bạn bè cũ, địa điểm trước đây thường sử dụng ma túy), hoặc cả hai và xây dựng những chiến lược đối phó bằng cách giúp thân chủ cố gắng giảm hoặc loại trừ các yếu tố đó ra khỏi cuộc sống

• Hỗ trợ thân chủ tìm kiếm thêm nhiều nguồn hỗ trợ, động viên mới để họ thêm quyết tâm thực hiện kế hoạch chuyển đổi hành vi của mình

Một số lưu ý làm việc với thân chủ giai đoạn Hành động

• Trong giai đoạn này, việc cung cấp dịch vụ Tham vấn để củng cố niềm tin và quyết tâm cho thân chủ là điều hết sức quan trọng Nhân viên quản lý trường hợp có thể chuyển gửi thân chủ đến với các dịch vụ Tham vấn tâm lý, Tham vấn điều trị nghiện tùy thuộc vào nhu cầu của thân chủ

Một số câu hỏi Nhân viên quản lý trường hợp áp dụng giai đoạn Hành động

• Chúc mừng các kết quả đã đạt được của anh/chị Q trình thực hiện kế hoạch vừa rồi, những điều gì anh/chị nghĩ là đã thành cơng?

(142)

• Chúng tơi ln ở bên cạnh anh/chị, nếu có khó khăn hay vướng mắc gì trong q trình thực hiện hành động thì hãy chia sẻ với chúng tơi Ví dụ: Hương, 30 tuổi Nhân viên quản lý trường hợp giới thiệu chị đến với phịng khám methadone Long Biên, Hà Nội hơn 1 tháng trước Chị đã tham gia đầy đủ các buổi tư vấn cá nhân và giáo dục nhóm, và đã khởi liều được 2 tuần Hiện chị vẫn đang được dị liều Trong suốt thời gian vừa qua chị rất tích cực thực hiện quy định của phịng khám, đến gặp tư vấn viên và bác sĩ theo lịch hẹn Chị đã cố gắng khơng sử dụng liều heroin nào trong tuần vừa qua Chị chia sẻ với nhân viên quản lý trường hợp mấy ngày khơng sử dụng heroin chị đã rất nỗ lực để vượt qua cảm giác khó chịu của cơ thể và sự thèm thuốc, chị ln mong sẽ được điều trị methadone ổn định để khơng nghĩ đến ma túy nữa Mỗi khi có cảm thấy thèm heroin thì chị hay làm theo hướng dẫn của các anh chị tư vấn viên, chị cũng hay nói chuyện với nhân viên quản lý trường hợp và mẹ trong những lúc rảnh rỗi

Đặc điểm của thân chủ Gợi ý một số can thiệp của Nhân viên quản lý trường hợp

• Tham gia chương trình

Methadone: tham gia đầy đủ các buổi tư vấn cá nhân và giáo dục nhóm; đã khởi liều được 2 tuần • Tích cực thực hiện các nội quy của

phịng khám: gặp bác sỹ, tư vấn viên theo lịch đã hẹn

• Khơng sử dụng liều heroin trong tuần vừa qua

• Mỗi khi thèm heroin, Hương làm theo hướng dẫn, nói chuyện với nhân viên quản lý trường hợp và mẹ trong lúc rảnh rỗi

• Khen ngợi những kết quả mà thân chủ đã đạt được

• Cùng thân chủ xác định những tình huống nguy cơ cao như: gặp lại bạn cũ đang sử dụng; hoặc do chính thân chủ khơng vượt qua được cơn thèm nhớ ma túy, v.v để cùng tìm kiếm cách đối phó phù hợp

• Động viên thân chủ tn thủ q trình điều trị: duy trì việc gặp bác sỹ, tư vấn viên theo đúng lịch như thân chủ đang thực hiện được, v.v

3.1.3.5 Giai đoạn duy trì Đặc điểm

(143)

thời gian dài (ít nhất là 6 tháng) Lúc này thân chủ cần thận trọng để tránh hồn tồn những hành vi bất lợi Thân chủ phải học cách kiểm sốt bản thân và ý thức được những tình huống nguy hiểm hoặc những yếu tố dẫn đến việc tái diễn hành vi cũ (tái nghiện, sử dụng bơm kim tiêm chung, khơng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục), củng cố các thành quả đã đạt được thơng qua việc thực hiện chiến lược dự phịng tái nghiện Những thân chủ trong giai đoạn này thường chú ý đến lối sống hiện tại của bản thân Họ cố gắng học hỏi thêm kỹ năng sống mới, đối diện với khó khăn thách thức và tránh tái diễn hành vi cũ

Để duy trì việc khơng sử dụng ma túy cần sự thay đổi hành vi trong một thời gian dài – thơng qua việc bỏ thuốc hoặc giảm đến liều cho phép – cùng sự cẩn trọng, theo dõi liên tục trong thời gian tối thiểu từ 6 tháng đến một vài năm

Các can thiệp

• Giúp thân chủ xác định nguồn giải trí khơng liên quan tới ma túy • Hỗ trợ thân chủ thay đổi lối sống (ví dụ chuyển nhà đến nơi ít có hiện

tượng sử dụng ma túy, tìm kiếm các hoạt động ít phải ra phố, tránh xa khỏi người sử dụng và người bn bán ma túy, v.v.)

• Cùng thân chủ xây dựng kế hoạch giải quyết nếu thân chủ tái sử dụng ma túy, khơng sử dụng bơm kim tiêm sạch, v.v

• Duy trì mối quan hệ hỗ trợ đối với thân chủ (ví dụ giải thích cho thân chủ biết là chúng ta sẵn sàng trị chuyện cùng họ)

• Cùng kiểm tra và rà sốt những mục tiêu dài hạn với thân chủ

Một số lưu ý làm việc với thân chủ giai đoạn trì

• Trong giai đoạn trì, thân chủ có lần sử dụng lại, Nhân viên quản lý trường hợp cần biết rằng điều đó khơng có nghĩa là thân chủ đã tái nghiện, cần phân biết rõ các khái niệm về “vấp’, “trượt”, “ngã”

• Một số câu hỏi Nhân viên quản lý trường hợp áp dụng giai đoạn Duy trì

(144)

cịn anh/chị thì sao?

• Anh/chị chia sẻ điều gì đã giúp anh/chị có được kết quả tốt như vậy? Ví dụ: Quyết, 27 tuổi ở quận Lê Chân, Hải Phịng đã dừng sử dụng heroin được 6 tháng Hiện sức khỏe của Quyết khá ổn định, nhưng anh vẫn lo sợ mình quay trở lại con đường cũ vì có q nhiều thời gian rảnh rỗi Quyết đang cố gắng tìm kiếm việc phù hợp nhưng rất khó vì anh học chưa hết lớp 9, cũng khơng có nghề nghiệp chun mơn nào Anh tìm đến nhân viên quản lý trường hợp ở phường để nhờ chú giới thiệu vào làm bảo vệ hoặc dân phịng ở khu phố nhưng khơng được vì đã đủ người Quyết định sẽ xin làm nhân viên rửa xe máy hoặc xin bố mẹ đi học nghề Trong thời gian này anh vẫn thường xun tham gia câu lạc bộ sau cai

Đặc điểm của thân chủ Gợi ý một số can thiệp của Nhân viên quản lý trường hợp

• Dừng sử dụng heroin được 6 tháng

• Đang cố gắng tìm việc làm: xin làm nhân viên rửa xe máy hoặc đi học nghề • Tham gia câu lạc bộ

sau cai

• Động viên thân chủ tham gia tích cực các hoạt động của câu lạc bộ sau cai và các hoạt động giải trí lành mạnh tại địa phương (nếu có): đá bóng, cầu lơng, v.v • Quan tâm tới việc thân chủ muốn xin

học nghề hoặc rửa xe máy (có những hỗ trợ nếu có thể như: hướng dẫn các thủ tục hành chính, đơn từ, v.v.)

• Giải thích cho thân chủ về việc nhân viên quản lý trường hợp ln sẵn sàng hỗ trợ khi thân chủ muốn chia sẻ…

3.1.3.6 Tái diễn hành vi cũ Đặc điểm

Sau khi cố gắng duy trì hành vi mới (sử dụng bơm kim tiêm sạch, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hay khơng sử dụng ma túy, v.v.), đa số thân chủ trải qua giai đoạn quay trở lại với hành vi cũ Có thể là sử dụng ma túy với liều như trước hoặc liều giảm hơn Đó khơng phải là sự thất bại;

tái diễn hành vi cũ phần trình thay đổi thơng thường Nhân

viên quản lý trường hợp cần phải chuẩn bị để thân chủ biết trước được giai đoạn này và giúp họ vượt qua

(145)

hành vi theo một đường thẳng liên tục Một thân chủ đang ở giai đoạn tiền dự định có thể đi đến quyết định thay đổi ln Một thân chủ có thể đang ở giai đoạn duy trì lại quay lại tái diễn hành vi cũ Tuy nhiên mỗi lần tái diễn hành vi cũ như vậy là họ lại có thêm thơng tin và trải nghiệm về hành vi và có thể sử dụng những thơng tin và trải nghiệm đó cho những nỗ lực thay đổi lần sau

Các can thiệp

• Chuẩn bị trước cho thân chủ đối mặt với giai đoạn này, giải thích rằng tái diễn hành vi cũ là một phần thường gặp của q trình thay đổi • Hỗ trợ thân chủ nhìn nhận lại những gì họ đã trải qua

• Giúp thân chủ giảm thiểu tác hại do khơng duy trì được hành vi mới • Tìm hiểu ý nghĩa của việc tái diễn hành vi cũ và coi đó là một cơ hội

để học hỏi

• Duy trì mối quan hệ thân chủ và sẵn sàng giúp đỡ nếu thân chủ có nhu cầu sử dụng dịch vụ

Một số lưu ý thân chủ Tái diễn hành vi cũ

• Khi thân chủ quay trở lại tái diễn hành vi cũ, nhân viên quản lý trường hợp hãy cố gắng tìm ra ngun nhân Có thể trong q trình xây dựng kế hoạch, có chiến lược thay đổi khơng phù hợp với thân chủ (ví dụ thân chủ điều trị bằng hình thức cắt cơn, nhưng sau đó đã khơng vượt được qua những cơn thèm nhớ, một phần do thiếu những tác động tâm lý của chương trình này)

Một số câu hỏi nhân viên quản lý trường hợp áp dụng giai đoạn Tái diễn hành vi cũ

• Điều gì đã xảy ra làm cho anh/chị khó duy trì được kết quả tốt trong thời gian dài như vậy?

• Anh/chị rút ra được bài học gì từ kinh nghiệm đó?

(146)

Đặc điểm của thân chủ Gợi ý một số can thiệp của Nhân viên quản lý trường hợp

• Dừng sử dụng heroin được 1 năm

• Thời gian gần đây gặp lại vài người bạn cũ và đã sử dụng lại • Một tháng trở lại đây,

Tiến sử dụng heroin 2 lần/ngày

• Giải thích cho Tiến việc quay trở lại sử dụng là một phần của q trình thay đổi Nếu Tiến đã sử dụng lại, cần duy trì việc sử dụng bơm kim tiêm sạch trong mỗi lần tiêm chích

• Hỏi xem Tiến rút ra được kinh nghiệm gì từ lần quay trở lại sử dụng này

• Giải thích cho Tiến biết nếu Tiến muốn thay đổi, Tiến có thể liên lạc lại với chương trình, với nhân viên quản lý trường hợp • Hỏi Tiến xem cần phải làm

để trở lại tình trạng khơng sử dụng như trước đây?

Mơ hình các giai đoạn thay đổi hành vi cho thấy có sự kết nối giữa các giai đoạn thay đổi hành vi và sự thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi Con người chỉ có thể thực sự thay đổi hành vi khi người đó có đủ kiến thức về lí do họ cần thay đổi hành vi đó Họ cũng sẽ khơng thay đổi một hành vi cho đến khi thái độ của họ về hành vi đó cũng như các hậu quả của nó cũng thay đổi Cuối cùng người đó cần có đủ các kỹ năng cần thiết để tiến hành thay đổi hành vi

Bài tập thực hành

(147)

nhưng lập gia đình khơng gần Hùng nói vài tuần gần Hùng cảm thấy mệt sút cân Hùng tiết lộ Hùng đã bị sốc từ trung tâm biết người bạn chết AIDS.

u cầu:

• Anh/chị hãy xác định những thơng tin về Hùng (Tâm lý xã hội, Điều kiện sức khỏe và những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, Sử dụng và điều trị nghiện ma túy, Hành vi tình dục)

• Hãy xác định Hùng đang ở trong giai đoạn thay đổi hành vi nào? Cần có những tác động/hỗ trợ gì để khích lệ Hùng chuyển sang giai đoạn tiếp theo

3.2 Bước 2: Xây dựng kế hoạch

Sau khi thực hiện bước đánh giá, chúng ta đã có được đầy đủ các thơng tin về trường hợp của thân chủ Chúng ta cũng đã xác định được thân chủ đang ở giai đoạn nào của q trình thay đổi hành vi và có những can thiệp thích hợp dựa trên các ngun tắc và kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực để giúp cho thân chủ củng cố quyết tâm mong muốn thay đổi và tham gia vào tiến trình thay đổi bản thân về hành vi sử dụng ma túy Để tiếp tục đi tới bước 2 của tiến trình quản lý trường hợp, nhân viên quản lý trường hợp phải giúp cho thân chủ đi tới được bước 3 trong mơ hình các giai đoạn thay đổi hành vi Có đạt được điều này thì mới có được sự cam kết và sẵn sàng tham gia vào xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về sau của thân chủ Các nội dung công việc cơ bản cần thực hiện trong bước lập kế hoạch này bao gồm: Xác định mục tiêu; Xác định mục tiêu ưu tiên; Lựa chọn các dịch vụ chuyển gửi; Lập kế hoạch chi tiết

(148)

3.2.1 Xác định các mục tiêu

Trong cuộc sống, với mỗi con người thường có rất nhiều nhu cầu, nhiều mong muốn hay nhiều mục tiêu cuộc sống cần đạt được Đối với những người sử dụng ma túy, điều này càng rõ nét và càng có nhiều nhu cầu, mong muốn và mục tiêu cần đạt được hơn nữa Nhu cầu, mong muốn, mục tiêu của mỗi cá nhân, mỗi con người, mỗi thân chủ đến với dịch vụ lại hồn tồn khác nhau bởi mỗi người có những đặc điểm, có những quan niệm, có những giá trị, có những phong cách, có lối sống và có niềm tin khác nhau Chúng ta khơng thể đồng nhất các nhu cầu của những người nghiện ma túy đều như nhau Do vậy việc xác định/chỉ ra được các mục tiêu của mỗi thân chủ khi đến với dịch vụ là điều hết sức quan trọng nhằm giúp cho nhân viên quản lý trường hợp có thể cung cấp được những dịch vụ sát hợp nhất với nhu cầu và hồn cảnh của mỗi thân chủ

Nhân viên quản lý trường hợp phải cùng ngồi lại với thân chủ đề xác định rõ ngồi mục tiêu từ bỏ được ma túy, thân chủ cịn mong muốn đạt được những gì đằng sau/xung quanh việc khơng sử dụng ma túy đó nữa Có những ảnh hưởng sâu xa gì từ việc sử dụng ma túy của thân chủ (bao gồm trên cả 3 phương diện tâm lý, sinh lý và xã hội) khiến cho thân chủ đang có những băn khoăn lo lắng Tất cả các nhu cầu này của thân chủ đều cần được nhân viên quản lý trường hợp lưu tâm và ghi chép lại Cần lưu ý rằng những mục tiêu ngắn hạn là phải KHƠN NGOAN - SMART:

• Specify - Cụ Thể (Cụ thể bạn đạt điều gì?)

• Measurable - Có thể đo lường được (Làm để biết bạn

đạt mục tiêu này?)

• Achievable - Có thể đạt được (Liệu việc đạt mục tiêu có thực

tế khơng có nỗ lực cam kết? Bạn có nguồn lực để giúp bạn đạt mục tiêu khơng? Nếu khơng có nguồn lực làm để có nguồn lực?)

• Realistic – Thực tế (Tại mục tiêu có ý nghĩa với bạn?) • Timeframe - Có thời gian cụ thể (Khi đạt mục tiêu?)

(149)

hội đạt được hơn là một mục tiêu chung chung Để thiết lập một mục tiêu cụ thể, các anh chị cần trả lời được 6 câu hỏi

• Ai: Ai sẽ liên quan (hỗ trợ thân chủ)? • Cái gì: Việc muốn hồn thành? • Ở đâu: Xác định địa điểm cụ thể

• Khi nào: Thời gian cụ thể thực hiện và đạt được mục tiêu

• Cái nào, việc nào: Có những u cầu gì cần đáp ứng, có khó khăn gì • Tại sao: Lý do cụ thể, mục đích, lợi ích khi hồn thành mục tiêu

Ví dụ: Liên hệ với nhân viên Y ở bệnh viện và cùng thân chủ đến để khám bệnh vào 10h sáng ngày 21/7/2012

Khi xác định các mục tiêu cần lưu ý mục tiêu phải do chính thân chủ xác định và phải gắn liền với giai đoạn thay đổi hành vi của thân chủ đó bởi nếu thân chủ đang trong giai đoạn có dự định thay đổi thì họ cũng vẫn có những hồ nghi về những thay đổi đó Vì thế điều quan trọng là thân chủ nên xác định được những mục tiêu vừa tầm và khả thi với họ Những mục tiêu ngắn hạn này cần giúp thân chủ tiến bộ trong giai đoạn thay đổi hành vi của họ Nhân viên quản lý trường hợp H cần sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm gia tăng động lực cho thân chủ để họ có thể cân nhắc và tự lựa chọn được các mục tiêu khơn ngoan cho mình, chứ khơng phải xác định mục tiêu thay cho thân chủ

(150)

Chia nhỏ mục tiêu thành các bước thực hiện cụ thể Mỗi bước đó có thể hồn thành trong thời gian ngắn – tính bằng ngày hoặc bằng tuần Nếu có thể, cố gắng tạo cách thức dễ chịu để thực hiện các bước này Thảo luận cách thức hành động khác nhau để cùng đạt được mục tiêu và lựa chọn cách thức nào dễ chịu nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả

3.2.2 Xác định mục tiêu ưu tiên

Các mục tiêu/mong muốn mà thân chủ đưa ra ở trên có thể có rất nhiều, rất đa dạng Tuy nhiên trong cùng một thời điểm, với khả năng và nguồn lực xung quanh, thân chủ khó có thể cùng một lúc thực hiện, giải quyết được nhiều mục tiêu khác nhau Do vậy cần hỗ trợ thân chủ để đưa ra thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để lần lượt thực hiện Việc lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu khơng có nghĩa rằng chúng ta bỏ qua bất cứ mục tiêu cần thiết nào đó của thân chủ Sau khi đặt ra và đạt được một mục tiêu, ta mới tiếp tục xem xét mục tiêu tiếp theo Thân chủ có thể tự đo lường và tự hào khi đạt được những mục tiêu này Họ có thể nhìn rõ tiến trình thực hiện và thấy được những hoạt động nào cần nhiều thời gian hoặc những hoạt động khơng có kết quả Từ đó họ cảm thấy tự tin hơn, đặc biệt khi nhìn thấy được khả năng, năng lực của họ khi đạt được mục đích đề ra và đạt được những mục tiêu khó khăn hơn trong tương lai Khi lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu chúng ta cần lưu ý những nhu cầu của thân chủ cần được ưu tiên theo thứ tự:

• Mức độ khẩn cấp

• Những nhu cầu tối thiểu • Những nhu cầu khác

Các nhu cầu khẩn cấp là gì? Đó là những tình huống được xem là có tính ảnh hưởng đe dọa đến sự sống của thân chủ (như ốm đau, suy nghĩ muốn tự tử), bạo hành gia đình, hoặc những tình huống mang tính tai họa khác Nhu cầu tối thiểu bao gồm cơng việc và tiền bạc, cái ăn, nơi ở, điều kiện sinh hoạt tối thiểu (như điện, nước), phương tiện đi lại Cịn những nhu cầu khác khơng được coi là khẩn thiết hoặc cơ bản như chăm sóc y tế cơ bản, chăm sóc con cái, học hành hoặc những mục đích khác trong tương lai của thân chủ

(151)

phù hợp với khả năng của thân chủ trước tiên Việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và phù hợp với khả năng của thân chủ này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi:

• Giúp cho chúng ta nhìn thấy sự thay đổi có thể thực hiện được

• Giúp thân chủ trải nghiệm được một sự thành cơng và chiến thắng được cảm giác bất lực vì đã thất bại nhiều lần trước đây

• Giúp tăng sự tự tin của thân chủ

• Khích lệ cho những nỗ lực tiếp theo của thân chủ

• Có thể dùng làm mốc đo cụ thể để định hướng và đo lường tiến độ của chặng đường đã đặt ra

Xác định những việc cần làm trước mắt giúp cho thân chủ nhìn nhận một cách tích cực trình tự những việc sẽ làm Mọi người thường sẽ chùn bước hoặc e dè nếu như thấy nhiệm vụ q lớn Họ khơng dám làm vì thấy mọi thứ dường như q to lớn và khó khăn Vì thế một cách hồn tồn tự nhiên, họ nghĩ rằng họ khơng thể thành cơng được Thân chủ sẽ cảm thấy tự tin hơn để tiếp tục thực hiện kế hoạch khi có thể đạt được thành cơng, cho dù nhỏ bé Tại giai đoạn này, nhân viên quản lý trường hợp có thể dần dần hướng dẫn thân chủ những u cầu và hoạt động phức tạp hơn Giải quyết những nhu cầu khẩn cấp rồi đến nhu cầu cơ bản của thân chủ trước Sau đó, nhân viên quản lý trường hợp sẽ giúp thân chủ lập thứ tự ưu tiên cho những việc làm khác

Các câu hỏi với thân chủ có thể là: • Anh chị muốn làm gì trước?

• Trong số những điều chúng ta vừa nói đến, vấn đề nào là quan trọng nhất đối với anh chị?

• Những việc làm nào anh chị nghĩ có thể làm trước và làm được? • Mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng nhất đến việc anh chị có thành cơng hay

khơng với kế hoạch đề ra?

(152)

Ví dụ: Các mục tiêu sẽ là

• Đi đến bệnh viện để khám sức khỏe

• Tham gia vào chương trình điều trị nghiện thuốc thay methadone và các chương trình giảm hại khác

• Có 1 cơng việc với thu nhập tốt để ổn định cuộc sống

Tùy theo tình trạng của thân chủ và mong muốn của thân chủ để xác định mục tiêu ưu tiên Ví dụ như thân chủ hiện đã tiêm chích trong thời gian dài do đó đang mắc một số bệnh làm suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe Vậy mục tiêu đến bệnh viện để khám sức khỏe sẽ được coi là mục tiêu ưu tiên cần được thực hiện ngay

Bài tập thực hành: Dựa vào tình huống của Hùng (trang 139) hãy:

• Liệt kê các mục tiêu có thể đặt ra để giải quyết vấn đề của Hùng • Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu

• Xây dựng kế hoạch dịch vụ hỗ trợ cho Hùng, trong đó nêu rõ người thực hiện/hỗ trợ, các hoạt động cụ thể hướng tới giải quyết mỗi mục tiêu

3.2.3 Lựa chọn dịch vụ chuyển gửi

Chọn lựa dịch vụ chuyển gửi là bước quan trọng Trong bước này, nhân viên quản lý trường hợp cần:

Xác định dịch vụ dịch vụ cần thiết sẵn có:

• Nhân viên quản lý trường hợp cần tìm hiểu và xây dựng danh sách các dịch vụ sẵn có tại địa phương liên quan đến các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng ma túy Cụ thể là chúng ta cần tìm hiểu xem hiện tại ở địa phương đang có những dịch vụ xã hội hay y tế gì dành cho người sử dụng ma túy? Có hỗ trợ nào về việc làm, giáo dục, hoặc chăm sóc sức khỏe như phịng và điều trị lao, dự phịng, chăm sóc và điều trị HIV, tư vấn về ma túy, giới thiệu việc làm, hỗ trợ các vấn đề pháp lý hoặc các hoạt động câu lạc bộ khơng?, v.v Cần lưu ý là danh sách này nên được cập nhật định kỳ để chúng ta có thể bổ sung và đa dạng các dịch vụ hỗ trợ thân chủ Những dịch vụ nào khơng cịn hoạt động nữa thì cũng cần bỏ ra khỏi danh sách để tránh những sự tiếp cận vơ ích • Những dịch vụ nào trong số các dịch vụ kể trên phù hợp với nhu cầu

(153)

dịch vụ nào? Nếu thân chủ cho biết họ từng sử dụng chung bơm kiêm tiêm với bạn chích khác hoặc từng quan hệ tình dục khơng an tồn, trong tình huống đó, nên chuyển gửi họ đến dịch vụ nào? Nếu thân chủ hiện tại vẫn đang tiêm chích, nên chuyển gửi họ tới dịch vụ nào?

Hỗ trợ thân chủ lựa chọn dịch vụ để chuyển gửi

Để làm được điều này, nhân viên quản lý trường hợp cần biết những thơng tin gì về dịch vụ sẽ chuyển gửi đó là như thế nào?

• Nhân viên quản lý trường hợp cần nghĩ về địa điểm – liệu địa điểm có thuận tiện với thân chủ khơng?

• Về chi phí- dịch vụ đó miễn phí hay có chế độ giảm giá khơng?

• Về nhân viên ở cơ sở cung cấp dịch vụ - nhân viên quản lý trường hợp có biết ai để liên hệ và thảo luận về trường hợp thân chủ khơng? • Phân tích và cung cấp cụ thể các thơng tin về các dịch vụ đó cho thân

chủ để họ lựa chọn những dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất cho họ • Cùng thảo luận với thân chủ về những mặt tích cực và hạn chế của từng

dịch vụ để họ lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất trong khả năng và điều kiện của bản thân

• Nếu cần thì liên hệ với các dịch vụ đó để giới thiệu thân chủ đến Trong một số trường hợp cần thiết (thân chủ đang bị bệnh và chỉ có một mình nên khơng thể tự đi được hoặc họ có vấn đề về giao tiếp nên sẽ khó tiếp cận và làm các thủ tục đăng ký, v.v.) thì có thể đi cùng thân chủ tới các dịch vụ đó để chuyển gửi 1 cách trực tiếp

3.2.4 Lập kế hoạch chi tiết tiếp cận dịch vụ

(154)

cần phải được thảo luận về các mục tiêu và hoạt động để xem họ có thực hiện được khơng? Có những khó khăn nào trong việc triển khai hoạt động để nhân viên quản lý trường hợp có thể can thiệp, tháo gỡ những khó khăn đó nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thân chủ tiếp cận các dịch vụ

Các hoạt động được đề xuất đều phải hướng tới việc tạo điều kiện tối đa để thân chủ có thể tiếp cận được các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ

Những yếu tố cần phải xem xét chuẩn bị kế hoạch

• Thời gian tiếp cận dịch vụ (Lúc nào thì làm hoạt động đó) • Hoạt động (làm gì để đạt được mục tiêu)

• Mục tiêu (để làm gì)

• Người cung cấp dịch vụ (số liên lạc nếu có) ai sẽ gặp để làm các hoạt động này

• Mong đợi/kết quả (Làm xong hoạt động đó thì sẽ đạt được điều gì) Cùng thân chủ lập bảng kế hoạch như sau:

STT Mục tiêu Hoạt động Thời gian Nhân viên

cung cấp DV Mong đợi/kết quả

2

Bài tập thực hành:

• Liệt kê tất cả các dịch vụ tại địa bàn nơi anh/chị đang làm việc

• Giả sử Hùng (trường hợp trang 139) là thân chủ ở địa phương nơi anh/ chị đang làm việc, hãy lựa chọn những dịch vụ phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu dành cho Hùng

• Phân tích khả năng tiếp cận dịch vụ của Hùng?

(155)

3.3 Bước 3: Hỗ trợ thân chủ tiếp cận dịch vụ chuyển gửi

3.3.1 Liên hệ nối kết cơ sở chuyển gửi

Dựa thông tin xác định trên, nhân viên quản lý trường hợp sẽ hướng dẫn thân chủ liên lạc tới các cơ sở chuyển gửi trên Cách phổ biến nhất là có thể gọi điện thoại tới phịng ban đúng với chức năng chun mơn Nhân viên quản lý trường hợp có thể liên hệ giúp thân chủ nếu họ gặp phải những vấn đề đặc biệt Tuy nhiên nhân viên quản lý trường hợp cần khích lệ thân chủ để họ tự liên hệ và nối kết Như vậy cũng là cách để tăng năng lực cho họ Việc liên hệ nối kết thành cơng sẽ tăng sự tự tin và khích lệ cho họ Hơn nữa đây cũng là lần giao tiếp đầu tiên nên cũng sẽ là cơ hội để thân chủ thiết lập mối quan hệ với nhân viên tại cơ sở

3.3.2 Chuẩn bị tâm lý cho thân chủ và những khó khăn có thể nẩy sinh

Thân chủ cần được chuẩn bị tốt tâm lý về dịch vụ mà họ được chuyển gửi Nhân viên quản lý trường hợp có thể cung cấp thơng tin về cơ sở để giúp thân chủ hiểu rõ về dịch vụ đó và lý do cũng như lợi ích của việc sử dụng dịch vụ

(156)

3.3.3 Chuẩn bị điều kiện hành chính

Mặc dù chúng ta đã liên hệ với các cơ sở dịch vụ, tuy nhiên vẫn ln cần đảm bảo các thủ tục hành chính để đảm bảo theo đúng các quy định tiếp nhận tại các cơ sở dịch vụ Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận thân chủ được sn sẻ Các điều kiện hành chính và cơ sở vật chất bao gồm:

• Phiếu/ thẻ chuyển gửi dịch vụ

• Các cơng văn, văn bản phối hợp của mạng lưới nếu có

• Quyết định của ủy ban hoặc giấy tờ có xác nhận của thân chủ

• Các giấy tờ tùy thân thân chủ nhân viên quản lý trường hợp nếu chúng ta đi cùng với họ

• Giấy giới thiệu (nếu cần)

Bài tập thực hành:

• Với trường hợp của Hùng (trang 139), anh/chị hãy đưa ra những vấn đề tâm lý gì mà Hùng có thể gặp phải khi tiếp cận cơ sở dịch vụ? Đưa ra hướng giải quyết về những vấn đề tâm lý này

• Theo anh chị thì những điều kiện hành chính vật chất nào mà chúng ta cần phải chuẩn bị cùng với thân chủ để tiếp cận thuận lợi với các cơ sở dịch vụ trên

3.4 Bước 4: Theo dõi giám sát hỗ trợ thân chủ

Chúng ta cần theo dõi giám sát và hỗ trợ thân chủ vì cần phải biết thân chủ có sử dụng dịch vụ mà chúng ta giới thiệu hay khơng Nếu một thân chủ khơng sử dụng dịch vụ, chúng ta cần cung cấp những phản hồi tích cực để họ nâng cao sự tự tin và đồng thời thu thập thơng tin về chất lượng dịch vụ đó Các cơng việc cụ thể trong bước này bao gồm:

3.4.1 Gặp gỡ thảo luận sự tiến triển của q trình tiếp cận dịch vụ

Cách thức theo dõi, giám sát hỗ trợ thân chủ

(157)

Cần nhớ rằng nhân viên quản lý trường hợp khơng nên chỉ thụ động chờ đợi thân chủ gọi điện kể lể về kinh nghiệm tiếp cận với dịch vụ được chuyển gửi mà thay vào đó, cần chủ động hỏi họ Điều này khơng chỉ nhấn mạnh rằng chúng ta đang rất quan tâm đến thân chủ mà cịn khơng qn những kế hoạch đã cùng với thân chủ lập ra Nhân viên quản lý trường hợp có thể thăm nhà hoặc gọi điện cho họ hoặc thăm cơ sở dịch vụ và hỏi xem liệu thân chủ của anh chị có tới khơng, có sử dụng dịch vụ khơng và có điều gì mà anh chị cần chú ý khơng

Tần suất theo dõi hỗ trợ thân chủ

• Tần suất theo dõi hỗ trợ tùy thuộc vào tải lượng cơng việc của từng nhân viên quản lý trường hợp trong chương trình Một cách lý tưởng, mỗi nhân viên quản lý trường hợp chỉ nên duy trì khoảng 20-25 thân chủ tại một thời điểm Điều này sẽ cho phép nhân viên quản lý trường hợp có đủ thời gian để theo dõi thân chủ một cách hiệu quả Trong thời gian đầu, nên gặp hỗ trợ cho thân chủ khoảng 3-7 ngày một lần trong vịng 1 tháng, phụ thuộc vào tình trạng căng thẳng và nhu cầu của thân chủ

• Mật độ theo dõi phụ thuộc vào tính cấp bách vấn đề mà thân chủ đang có, khả năng tự chủ động và mức độ cam kết của thân chủ Sau một thời gian, có thể thân chủ khơng cịn cần dịch vụ quản lý trường hợp nữa nếu các chức năng của họ đã hoạt động tốt Trung bình, một thân chủ cần được giúp đỡ trong khoảng từ 6-9 tháng trước khi họ hồn tồn có khả năng độc lập

• Sau một thời gian (có thể là 6 tháng đến 2 năm), thân chủ có thể sẽ khơng cần sự hỗ trợ nữa nếu họ có thể tự chủ động xử lý các vấn đề của họ Họ có thể rút lui khỏi chương trình để nhường chỗ cho những thân chủ khác cần được hỗ trợ

3.4.2 Trao đổi, phản hồi về chất lượng các dịch vụ

(158)

thân chủ và khiến cho việc sử dụng dịch vụ không mang lại hiệu quả hoặc là chấm dứt việc sử dụng

Một số câu hỏi gợi ý nhân viên quản lý trường hợp trao đổi với thân chủ:

• Tơi nhớ là chúng ta có trao đổi về việc anh chị đến cơ sở A (tên dịch vụ) và tơi muốn hỗ trợ thêm Việc này đã tiến hành đến đâu rồi nhỉ? • Kể cho tơi nghe về kinh nghiệm của anh chị khi sử dụng dịch vụ đó • Anh chị đã gặp ai? Có phải chờ lâu khơng?

• Sau đó thì sao? Anh chị nghĩ thế nào? • Tiếp theo họ làm gì?

• Anh chị có băn khoăn thắc mắc với dịch vụ hoặc nhân viên khơng? • Nhìn chung, anh chị có hài lịng với dịch vụ ở đó khơng? Anh chị có

cần thêm bất cứ thơng tin chuyển gửi nào nữa khơng? v.v

Ngun tắc theo dõi, giám sát hỗ trợ thân chủ

Khi thân chủ khơng sử dụng dịch vụ thì cần thảo luận với thân chủ một cách tế nhị để tìm hiểu ngun nhân

Khơng phán xét về quyết định khơng sử dụng dịch vụ của thân chủ

Thảo luận cởi mở với thân chủ để đánh giá lại các rào cản và các giải pháp thay thế Đó cũng là cơ hội để xem lại mục tiêu của thân chủ để xác định xem liệu thân chủ có cịn cần duy trì mục tiêu đã xác định trong các buổi gặp trước hay khơng

Khơng áp đặt khi phân tích trường hợp Ln lưu ý rằng mỗi cá nhân là

một trường hợp riêng biệt và cần phải tơn trọng sự riêng biệt đó để đưa ra các giải pháp phù hợp

3.4.3 Duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ

(159)

khơng được cải thiện trong vịng vài tháng, nhân viên quản lý trường hợp cần cân nhắc việc ngừng chuyển gửi thân chủ tới dịch vụ này và đồng thời tìm kiếm cơ sở dịch vụ khác để đưa vào cơ sở dữ liệu

Nhân viên quản lý trường hợp cũng cần xây dựng mối quan hệ chun nghiệp với những nhân viên làm việc liên quan ở các cơ sở dịch vụ nhằm giúp cho việc giới thiệu và nhận dịch vụ được thuận lợi cũng như tạo điều kiện cho việc cập nhật thơng tin

Một số lưu ý xây dựng mối quan hệ:

• Chân thành và tận tâm với cơng việc

• Tạo cơ chế làm việc và cùng giám sát một cách rõ ràng

• Ln cần lắng nghe và chia sẻ những khó khăn và các vấn đề của cơ sở trong việc cung cấp dịch vụ

• Ln phối hợp trong cơng việc và gắn trách nhiệm của nhân viên quản lý trường hợp với cơ sở trong việc cung cấp dịch vụ cho thân chủ

• Ln trao đổi và giữ liên lạc định kỳ

• Có thể ưu tiên với các cơ sở nếu có những hoạt động chun mơn

3.4.4 Hỗ trợ thân chủ tiến trình thực điều chỉnh nếu cần

Thường xun rà sốt tiến trình thực hiện và đánh giá tiến bộ của thân chủ Xác định, ghi chép cẩn thận những chi tiết liên quan đến bất kỳ vấn đề, khó khăn nào mà thân chủ gặp phải trong q trình thực hiện

Tập trung vào giải quyết vấn đề là để nhằm xác định xem liệu có cách nào để giúp thân chủ tiếp tục thực hiện mục tiêu đề ra hay khơng Trong một số trường hợp, có thể khơng có giải pháp rõ ràng để giải quyết vấn đề nào đó Thay vào đó, nhân viên quản lý trường hợp sẽ phải cùng thân chủ điều chỉnh các bước thực hiện mục tiêu hoặc điều chỉnh chính mục tiêu đã đặt ra

(160)

một cách phù hợp Việc xác định mục tiêu và các hoạt động tương ứng khơng có sự thất bại mà chỉ có sự điều chỉnh tiến trình thực hiện hoặc mức độ thực hiện mục tiêu đã đề ra

Cần nhớ rằng mục tiêu cũng có thể thay đổi theo thời gian Một mục tiêu của 6 tháng trước đây, hiện nay có thể khơng cịn là mục tiêu phù hợp Nếu một mục tiêu khơng cịn được chú ý nữa, đơn giản là cần phải thay đổi hoặc cho qua

Khi thân chủ đạt được mục tiêu hoặc thực hiện thành cơng những hoạt động nhỏ, nên chúc mừng thân chủ vì điều đó - họ đã rất vất vả để đạt được mục tiêu và giờ xứng đáng tự hào vì thành cơng của mình

Thành cơng của họ khơng thể có được nếu khơng có nỗ lực trong từng bước đơn lẻ để thực hiện mục tiêu Bất cứ khi nào thân chủ đạt được thành cơng trong từng bước hoặc có bước tiến đáng kể trong tiến trình hướng đến mục tiêu, nhân viên quản lý trường hợp cần dành thời gian để cùng họ vui mừng với những thành cơng đạt được

Bài tập thực hành:

Giả định sau khi nhân viên quản lý trường hợp đã mất nhiều thời gian và cơng sức để kết nối dịch vụ giúp Hùng (trường hợp trang 139) Cuối cùng thì thân chủ đã được tham gia vào chương trình giảm hại, sử dụng methadone thay thế Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng dịch vụ thì cán bộ tại cơ quan cung cấp dịch vụ có liên lạc và nói rằng dạo này Hùng thường xun khơng sử dụng dịch vụ nữa

• Áp dụng các ngun tắc trong giai đoạn này, anh/chị sẽ tiếp cận để trao đổi với thân chủ theo hướng nào?

• Anh chị sẽ dùng những câu hỏi cụ thể như thế nào để thu thập thơng tin và tìm hiểu ngun nhân này của thân chủ?

3.5 Bước 5: Lượng giá kết thúc

(161)

3.5.1 Lượng giá các hoạt động, mục tiêu đề ra trong kế hoạch

Dựa trên những mục tiêu mà chúng ta đã xây dựng ở trên, nhân viên quản lý trường hợp sẽ dựa vào các tiêu chí cụ thể đã được xây dựng trong các mục tiêu để chúng ta đánh giá xem các cơng việc của chúng ta với thân chủ đã thực hiện được ở mức độ nào? Các mục tiêu với những tiêu chí đó đã đạt được hết chưa? Những gì cịn tồn tại hay khó khăn cản trở việc đạt được các mục tiêu đó? Nếu có thể thì đưa ra các giải pháp để giải quyết những khó khăn và trở ngại này Dựa trên kết quả lượng giá chúng ta cũng có thể thay đổi các mục tiêu để cho phù hợp với điều kiện thực tế

3.5.2 Lượng giá những thay đổi của thân chủ

Những thay đổi thân chủ cần thiết phải lượng giá Nhiều trường hợp có thể vì năng lực cịn hạn chế hoặc do nóng vội nên nhiều nhân viên quản lý trường hợp sẽ làm hộ và làm thay cho thân chủ Như vậy thì mặc dù kết quả của mục tiêu có thể đạt được nhưng sự bền vững lâu dài sẽ khơng được đảm bảo do thân chủ sẽ ln lệ thuộc vào sự làm hộ của nhân viên quản lý trường hợp Việc lượng giá thay đổi của thân chủ sẽ giúp cho nhân viên quản lý trường hợp nhận ra được điều này và có những thay đổi cần thiết trong cách hỗ trợ thân chủ

Lượng giá sự thay đổi thân chủ cũng sẽ giúp thân chủ nhận ra được những hạn chế của bản thân để thay đổi Hơn nữa nếu thân chủ thấy được những thay đổi tích cực của bản thân thì cũng sẽ giúp họ tự tin hơn, vững tâm hơn trong q trình làm việc tiếp theo

3.5.3 Lượng giá các dịch vụ được triển khai

Các dịch vụ tốt hay khơng tốt, thái độ, trình độ, kiến thức và kỹ năng của nhân viên cung cấp dịch vụ cũng như các yếu tố khác liên quan đến chất lượng dịch vụ cũng cần được lượng giá để rút kinh nghiệm Điều này là rất cần thiết vì nó khơng chỉ mang lại lợi ích cho thân chủ mà cịn giúp chính các cơ sở cung cấp dịch vụ hiểu được những hạn chế và vướng mắc trong q trình cung cấp dịch vụ là ở đâu để có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng dịch vụ

3.5.4 Đánh giá lại nhu cầu thân chủ và gắn kết với dịch vụ hỗ trợ khác

(162)

đúng nhu cầu của thân chủ chưa? Nếu xác định nhu cầu khơng đúng thì những kết quả của chúng ta đạt được cũng khơng hiệu quả Trong trường hợp này thì cần xác định chi tiết và cẩn thận nhu cầu xác thực của thân chủ và áp dụng tương tự những bước như trên để gắn kết thân chủ với dịch vụ

3.5.5 Hỗ trợ thân chủ xây dựng kế hoạch tiếp theo (nếu cần)

Như chúng ta đã biết, nhu cầu của thân chủ là đa dạng và rất nhiều Do đó ngay cả khi các mục tiêu đã đạt được nhưng nếu thân chủ lại nẩy sinh thêm những nhu cầu thiết yếu khác thì chúng ta cũng cần tiếp tục hỗ trợ thân chủ xây dựng những kế hoạch tiếp theo Nội dung và tiến trình xây dụng kế hoạch sẽ giống như những bước trên Tuy nhiên trong q trình làm viên thì nhân viên quản lý trường hợp cần lưu ý trao quyền cho thân chủ nhiều hơn Điều đó có nghĩa là chúng ta giảm sự hỗ trợ mà để thân chủ tự làm là chính để nâng cao tính chủ động và năng lực cho thân chủ Lưu ý: Các hoạt động lượng giá này khơng phải để đến bước cuối này mới thực hiện mà cần được thực hiện thường xun để nếu có những vấn đề nảy sinh thì có thể xử lý được ngay

3.5.6 Kết thúc: Chia tay, động viên, chỉ ra những khó khăn có thể gặp phải khi khơng cịn tiếp tục kết nối với nhân viên quản lý trường hợp.

Khi việc đánh giá cho thấy kết quả của các hoạt động đã đạt được mục tiêu đề ra, hoặc thân chủ đã tạm đủ năng lực giải quyết vấn đề và tiếp cận các dịch vụ phù hợp thì nhân viên quản lý trường hợp có thể đi tiếp đến bước kết thúc quy trình làm việc và hỗ trợ thân chủ Đây là bước cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng vì sẽ giúp cho thân chủ tiếp tục các cơng việc của họ Các cơng việc của nhân viên quản lý trường hợp cần phải làm trong bước này sẽ là:

• Chỉ ra các khó khăn cũng giúp thân chủ lường trước được các vấn đề và làm sao để vượt qua được những khó khăn đó

• Khích lệ và động viên thân chủ để họ tiếp tục các hoạt động

(163)

• Một lưu ý rất quan trọng nữa là mặc dù mối quan hệ nghề nghiệp là đã chấm dứt nhưng lúc nào nhân viên quản lý trường hợp cũng để một “cánh cửa mở” để lúc nào thân chủ cũng có thể tiếp cận với chúng ta nếu họ cần những dịch vụ hỗ trợ họ trong việc điều trị nghiện

Trong một số trường hợp, thân chủ có thể do có tình cảm lưu luyến khơng muốn chia tay với nhân viên quản lý trường hợp vì chúng ta đã giúp họ tiếp cận với nhiều dịch vụ Hơn nữa trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp người sử dụng ma túy muốn điều trị nghiện nhưng họ lại khơng biết liệu pháp nào, khơng biết làm thế nào tiếp cận dịch vụ hoặc khơng có sự chuẩn bị tâm lý tốt Khi nhân viên quản lý trường hợp cùng họ xử lý các vấn đề trên thì theo lẽ thơng thường họ sẽ rất biết ơn và có mối quan hệ sâu sắc với chúng ta nên khơng muốn rời xa chúng ta Nhiều trường hợp họ cịn tự tạo ra thêm các vấn đề mới để “giữ chân” nhân viên quản lý trường hợp mà điều này là sẽ khơng tốt Do đó chúng ta cũng cần nhạy cảm để biết trước điều này để có những biện pháp nới lỏng dần mối quan hệ Có thể khéo léo thơng báo trước cho thân chủ về việc chia tay này để họ chuẩn bị tâm lý Tránh để thân chủ sốc khi chia tay đột ngột từ đó tạo tâm lý rằng chúng ta muốn rời bỏ họ

Tiểu kết:

(164)

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG III Hãy liệt kê các bước trong quy trình quản lý trường hợp

2 Nhân viên quản lý trường hợp cần phải có những lưu ý gì khi tạo lập mối quan hệ với thân chủ? Nêu các khía cạnh cần đánh giá với thân chủ và vận dụng vào một trường hợp cụ thể

3 Hãy trình bày những nội dung trong bước Lập kế hoạch Vận dụng các nội dung của bước lập kế hoạch vào trong một trường hợp cụ thể Trong bước Hỗ trợ thân chủ tiếp cận dịch vụ được chuyển gửi thì nhân

viên quản lý trường hợp cần phải có những hoạt động gì? Vận dụng những nội dung này vào trong một trường hợp cụ thể

5 Trình bày các Ngun tắc trong bước Theo dõi giám sát và hỗ trợ thân chủ Vận dụng nội dung trong bước này trong một trường hợp cụ thể Nêu các hoạt động trong bước Lượng giá và kết thúc Vận dụng những

(165)

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU

V cô gái 24 tuổi sống với bố mẹ Quận Long Biên – Hà Nội V có trung cấp kế tốn làm cơng nhân xí nghiệp may với mức thu nhập trung bình, tạm đủ để trang trải cuộc sống V cịn em gái tốt nghiệp đại học chưa có việc làm anh trai làm kế tốn trưởng xí nghiệp Anh V có kinh tế ổn định lập gia đình nên tập trung vào gia đình riêng của mà không quan tâm hỗ trợ nhiều cho em gái hai anh em làm nơi anh kế tốn trưởng, giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho em công việc sống Em gái V tính cách khác biệt nên khơng hợp với chị thường hay có cãi vã hục hặc với Hai chị em nói chuyện với Bố mẹ của V nghĩ hưu không bảo ban nhiều Mẹ V thương yêu quý V nhà ngược lại V thương yêu quý mẹ cô hay mải chơi thích tụ tập bạn bè Thời gian gần đây V có bạn trai anh thường rủ V chơi thâu đêm Điều đáng nói bạn trai V thường tiêm chích ma túy

(166)

Trong lần sử dụng ma túy, em gái V phát nói với bố mẹ V Điều khiến cho khơng khí gia đình trở nên căng thẳng, xung đột V, anh trai em gái phát sinh Mẹ V khóc nhiều muốn V từ bỏ ma túy V thương mẹ nên muốn từ bỏ nhưng lúc không dễ dàng gần sử dụng nhiều (2, liều/ ngày) nên cô lúc mệt mỏi, uể oải, người bồn chồn, bứt rứt, đau nhức hay ngủ Những lúc thèm thuốc, cô cảm thấy da gà, đổ mồ hơi, tay chân run rẩy, buồn nơn, có cảm giác có “dịi bị xương” Trong bạn trai lại khuyến khích V tiêm chích để có độ phê cao nhanh hơn.

Bố mẹ V không khuyên can nên muốn đưa cô vào trung tâm để cai nghiện V khơng muốn vào trại cai nghiện mất việc làm Mặc dù nhận thức hậu việc sử dụng ma túy lại khơng thể từ bỏ Cơ thương mẹ có ý định từ bỏ ma túy phải làm nào?

Mẹ V tâm với người bạn có sử dụng heroin nên biết ở quận Long Biên có chị thường hay giúp đỡ cho người sử dụng ma túy, gọi nhân viên quản lý trường hợp Mẹ gọi điện thoại trao đổi với nhân viên quản lý trường hợp trước vấn đề V Sau đó mẹ thuyết phục V đến gặp chị quản lý trường hợp V đồng ý Sau liên hệ để xếp thời gian cho buổi hẹn, mẹ V đến gặp chị nhân viên quản lý trường hợp trung tâm công tác xã hội quận Long Biên.

Bước 1: Xây dựng mối quan hệ đánh giá nhu cầu thân chủ

1 Xây dựng mối quan hệ

(167)

dựng mối quan hệ này thì nhân viên quản lý trường hợp cần phải xem xét đến một số lưu ý rằng do V cịn chưa muốn vào trung tâm nên sẽ có thái độ khơng hợp tác hoặc tránh né nếu như nhân viên quản lý trường hợp đề cập đến việc này Do đó nhân viên quản lý trường hợp cần phải tránh nhắc đến việc vào trung tâm trong bước Xây dựng mối quan hệ Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng V do thương mẹ nên cũng muốn cai nghiện nên đây cũng là điểm tích cực mà nhân viên quản lý trường hợp có thể khai thác trong việc tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với V Do đó trong bước này thì nhân viên quản lý trường hợp muốn xây dựng mối quan hệ thì cần tiếp cận V với một thái độ hịa nhã, cởi mở và khơng phán xét về những hành vi V đi chơi hay sử dụng ma túy với bạn trai Nói chuyện, tâm sự với V về những mối quan hệ trong gia đình, cần đề cập đến tình cảm giữa V và mẹ V để thể hiện sự thấu hiểu với những cảm xúc của V Cũng cần lắng nghe những chia sẻ của V về các lo lắng và quan điểm của V để V hiểu rằng V đang được lắng nghe và tin tưởng Tuy nhiên, nhân viên quản lý trường hợp cũng cần nhấn mạnh ngun tắc bảo mật với V, nghĩa là mặc dù thơng qua cầu nối là mẹ V nhưng những điều V chia sẻ sẽ được giữ bí mật và chỉ kể lại với mẹ V khi được V cho phép Như vậy nhân viên quản lý trường hợp sẽ dần tạo lập được mối quan hệ vững chắc với V

2 Đánh giá thân chủ

Các yếu tố nhân thân - xã hội

(168)

Một điểm cần lưu ý là hiện V đang có bạn trai và chính bạn trai là người lơi kéo V vào con đường nghiện hút Do vậy trong q trính trợ giúp cho V cần lưu ý điểm này để có kế hoạch can thiệp một cách hợp lý

Sau khi thiết lập được mối quan hệ và thống nhất được phương pháp can thiệp với V thì nhân viên quản lý trường hợp lúc này sẽ hướng tới can thiệp sâu hơn để hịa giải mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình để từ đó tạo ra một mơi trường bền vững giúp V khơng tái nghiện (cần lưu ý mối quan hệ khơng tốt giữa các thành viên cũng chính là một trong những ngun nhân gián tiếp khiến V sử dụng lại ma túy)

Điều kiện sức khỏe thể chất và tinh thần

Đánh giá khía cạnh sức khỏe của V vẫn bình thường chứ chưa có vấn

đề gì nghiêm trọng Những biểu hiện của cơ như “mệt mỏi, uể oải, người bồn chồn, bứt rứt, đau nhức cơ và rất hay mất ngủ” hay “nổi da gà, đổ mồ hơi, tay chân run rẩy, buồn nơn, và có cảm giác như có “dịi bị trong xương” chỉ là những triệu chứng của hội chứng cai Do đó cũng chưa cần có những can thiệp khẩn cấp về khía cạnh sức khỏe Tuy nhiên sau khi tiếp cận và xây dựng được mối quan hệ với V thì nhân viên quản lý trường hợp cũng cần phải tìm hiểu kỹ hơn về các thơng tin liên quan đến sức khỏe của V để có những đánh giá tồn diện và đưa đến cơ sở y tế nếu cần thiết

Đánh giá khía cạnh tinh thần: Đối với khía cạnh tinh thần thì V dường

như đang gặp phải nhiều vấn đề hơn là đối với khía cạnh sức khỏe thể chất Theo như mơ tả trong ca này thì hiện tại V đang bế tắc, mệt mỏi và căng thẳng với những mối quan hệ trong gia đình Cụ thể là do có mối quan hệ xung đột với anh trai và em gái nên khơng khí trong nhà khiến V thường cảm thấy ngột ngạt Bố mẹ của V thì khơng có được nhiều tác động đối với việc xung đột này nên khiến cho tình trạng này ln tồn tại và làm V thấy mệt mỏi và chán nản về cuộc sống gia đình Cần lưu ý rằng đây chính là một trong những ngun nhân dẫn điền việc V sử dụng heroin

Tiền sử q trình sử dụng, điều trị nghiện ma túy

(169)

tố này để đưa ra những can thiệp kịp thời, tránh để V chuyển sang con đường tiêm chích

Hành vi tình dục

V cũng chia sẻ rằng có quan hệ tình dục với bạn trai Thơng thường thì 2 người vẫn sử dụng bao cao su khi quan hệ tuy nhiên trong những lần phê say thì V cũng khơng dám chắc là có sử dụng hay khơng Như vậy là V cũng ln có ý thức về những hành vi an tồn trong tình dục Tuy nhiên vấn đề vẫn là do ảnh hưởng bởi ma túy nên nhiều lúc khơng kiểm sốt được bản thân Do đó nhân viên quản lý trường hợp cần phải can thiệp và trang bị thêm cho V nhiều hơn về những kỹ năng đối phó với các tình huống khơng an tồn, bao cao su ln sẵn có, và nhắc lại thơng tin điệp cần và nhớ sử dụng bao cao su trong tất cả các lần quan hệ Hơn nữa do cũng khơng dám chắc về mức độ an tồn trong những lần phê say nên nhân viên quản lý trường hợp cũng cần khuyến khích V đi xét nghiệm Sau này nếu thích hợp thì cũng cần khuyến khích bạn trai của V đi xét nghiệm do anh này đã tiêm chích trước đó nên mức độ nguy cơ là có

Vấn đề thân chủ

• V đang sử dụng ma túy và có nguy cơ sẽ chuyển sang tiêm chích • V lo lắng và có thể có những nguy cơ đối với việc quan hệ tình dục

khơng an tồn

• V có mối quan hệ bất hịa với anh trai và em gái

• Băn khoăn và ngại ngần trong việc tiếp cận trung tâm chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

3 Đánh giá xem thân chủ trong giai đoạn thay đổi hành vi nào và đưa ra các chiến lược can thiệp

(170)

Trong giai đoạn này cần nhận thấy rằng V muốn thay đổi là do thương mẹ Vậy để tập nâng cao ý chí và quyết tâm hơn nữa thì nhân viên quản lý trường hợp cần phải phân tích về những mặt có lợi và có hại của chất gây nghiện sẽ tác động như thế nào tới V và các hậu quả này sẽ ảnh hưởng xấu như thế nào tới mẹ V – người mà V ln u q (khi gắn những tác động này với mẹ của V thì sẽ khiến cho V quyết tâm hơn) cũng như cung cấp thêm những thơng tin về việc điều trị nghiện, những mặt tốt và khơng tốt của việc sử dụng ma túy để củng cố mong muốn từ bỏ ma túy của V Một điều cần lưu ý trong giai đoạn này nữa là trước hết nhân viên quản lý trường hợp rất cần thiết phải lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của V Sử dụng linh hoạt các biện pháp khơi gợi để V có thể chia sẻ hết những mối quan tâm để có thể hiểu xem những suy nghĩ của V về các mối quan hệ trong gia đình, suy nghĩ của V về bạn trai, về việc sử dụng ma túy như thế Nhấn mạnh và chia sẻ với V về những mối quan tâm và lo lắng của V để hiểu và từ đó thể hiện sự thấu cảm với V

Nhấn mạnh với V rằng việc V chuyển từ việc dự định dừng sử dụng ma túy đến việc đưa ra các hoạt động cụ thể để chuẩn bị cho việc dừng sử dụng này sẽ có tác động tích cực như thế nào với mẹ của V cũng như chính cuộc sống của cơ, giúp V hình thành những quyết tâm, động cơ từ chính bên trong bản thân, suy nghĩ của V

Kết luận: Kết thúc bước 1, với sự thấu cảm dựa trên ngun tắc tơn trọng,

lắng nghe và bảo mật, nhân viên quản lý trường hợp đã có thể tiếp cận và tạo lập được mối quan hệ tin tưởng với V Thơng qua đó, nhân viên quản lý trường hợp đã đánh giá được tiền sử sử dụng ma túy, những vấn đề về tâm lý – xã hội và đặc biệt là đã xác định được những vấn đề đang quan tâm, lo lắng của V Nhân viên quản lý trường hợp cũng đã nhận diện được V đang trong giai đoạn Dự định và có mong muốn từ bỏ ma túy

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thân chủ

Kết thúc bước 1, nhân viên quản lý trường hợp đã xác định được những vấn đề quan tâm của V hiện tại Dựa trên những vấn đề đã xác định được, nhân viên quản lý trường hợp với V phân tích cung cấp thêm những thơng tin cho V để V có thể lựa chọn vấn đề ưu tiên và cùng xây dựng kế hoạch thực hiện giải quyết các vấn đề khó khăn của mình

(171)

Xác định các mục tiêu của thân chủ:

• V sẽ giảm liều dùng ma túy trong vịng 3 tháng tới

• Loại bỏ những nguy cơ khiến V chuyển sang tiêm chích trong thời gian ngắn nhất

• Loại bỏ những lo lắng và nguy cơ về vấn đề quan hệ tình dục khơng an tồn trong một tháng tới

• V sẽ cải thiện mối quan hệ với anh trai và em gái trong 2 tháng tới

Xác định mục tiêu ưu tiên của thân chủ:

Trên cơ sở các mục tiêu đã nhận diện được, V đã lựa chọn một mục tiêu ưu tiên giải quyết trước nhất đó là:

• “Giảm liều sử dụng heroin từ 3 liều/ngày xuống cịn khơng sử dụng trong vịng 3 tháng”

Để hỗ trợ cho thân chủ thực hiện được thành cơng mục tiêu ưu tiên, các mục tiêu tiếp theo cũng sẽ được triển khai song song gồm:

• Loại bỏ những nguy cơ khiến V chuyển sang tiêm chích trong thời gian ngắn nhất

• Trấn an tâm lý giúp V loại bỏ những nguy cơ về vấn đề quan hệ tình dục khơng an tồn trong một tháng tới

• V sẽ cải thiện mối quan hệ với anh trai và em gái trong 2 tháng tới

Lựa chọn dịch vụ chuyển gửi

Xác định dịch vụ dịch vụ cần thiết sẵn có:

Trong bước này nhân viên quản lý trường hợp đã liệt kê các cơ sở dịch vụ mà V có thể tiếp cận để có thể chuyển gửi, đặc biệt là nhưng dịch vụ đáp ứng được mục tiêu ưu tiên Các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của V được kể đến ở đây có thể là:

• Trung tâm tham vấn gia đình T

• Trung tâm chăm sóc và hỗ trợ người sử dụng ma túy B • Trạm y tế phường X, quận Long Biên

(172)

• Trung tâm y tế dự phịng quận Long Biên • Cơ sở cắt cơn tự nguyện C

• Cơ sở điều trị methadone quận Long Biên

• Cơ sở cai nghiện tại cộng đồng của quận Long Biên • Cơ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện N

Hỗ trợ thân chủ lựa chọn dịch vụ để chuyển gửi

Trên cơ sở danh sách các dịch vụ được liệt kê ở trên và các thơng tin chi tiết về các dịch vụ này được nhân viên quản lý trường hợp cung cấp, V đã lựa chọn được những dịch vụ phù hợp với bản thân gồm:

• Cơ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện N tại quận Long Biên nhằm trợ giúp cắt cơn và giảm liều sử dụng ma túy

• Dịch vụ tham vấn gia đình của trung tâm T nhằm giúp V giải tỏa những căng thẳng trong quan hệ gia đình

• Dịch vụ xét nghiệm tự nguyện và miễn phí tại bệnh viện Đống Đa nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như những lo lắng liên quan tới hành vi quan hệ tình dục khơng an tồn với bạn trai

Với danh sách các dịch vụ được V lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề của V, nhân viên quản lý trường hợp sẽ cùng với V lần lượt tiếp cận với các dịch vụ theo một kế hoạch dài hạn sẽ được xây dựng nhằm đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách tốt nhất, đồng thời sẽ phát huy tối ưu vai trò hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên quản lý trường hợp

Lập kế hoạch chi tiết

(173)

STT Mục tiêu Hoạt động Thời gian Người tham gia, hỗ trợ Mong đợi/kết quả Giảm liều sử dụng ma túy tiến tới không sử dụng vòng tháng - Thực thủ tục tham gia chương trình điều trị nghiện Cơ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện -Tham gia hoạt động tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, cắt cơn, giảm liều sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện Tuần (từ 19/8/2013) Bắt đầu từ tuần (từ 26/8/2013) kéo dài thời gian tháng Nhân viên quản lý trường hợp ; Nhân viên sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện; Nhân viên sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện; Gia đình V V tiếp cận tham gia thụ hưởng dịch vụ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện Cắt cơn, giảm dần liều sử dụng tiến tới ngừng sử dụng heroin Loại bỏ nguy khiến V chuyển sang tiêm chích heroin - Tham vấn ban đầu, cung cấp thêm thông tin tác hại ma túy - Tư vấn, cung cấp thêm thông tin nguy việc tiêm chích kỹ đối phó với tình nguy Tuần 1,2

(19/8- 01/9/2013) Tuần

(174)(175)

Kết luận: Kết thúc bước 2, nhân viên quản lý trường hợp đã cùng với V xác định được mục tiêu cũng như xây dựng được một kế hoạch thực hiện để giúp V có thể giảm liều và tiến đến dừng sử dụng heroin trong vịng 3 tháng Dịch vụ phù hợp để thân chủ có thể giảm liều và dừng sử dụng heroin là “Cơ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện N” tại quận Long Biên Để thực hiện được mục tiêu này, nhân viên QLTH cũng đã quan tâm giải quyết những ngun nhân trực tiếp và gián tiếp như giải quyết những căng thẳng tâm lý trong việc mâu thuẫn gia đình (với anh trai và em gái, sự dụ dỗ lơi kéo của bạn trai) cũng như giải tỏa những băn khoăn về tình trạng sức khỏe cho V thơng qua việc tham gia xét nghiệm tự nguyện tại bệnh viện Thời gian mong muốn để V thực hiện được mục tiêu là trong vịng 3 tháng Những dịch vụ mà V lựa chọn và bảng kế hoạch thực hiện sẽ được triển khai lần lượt theo tiến trình và theo khung thời gian

Bước 3: Chuẩn bị cho thân chủ tiếp cận dịch vụ chuyển gửi

Trong q trình trợ giúp thân chủ V, nhân viên quản lý trường hợp sẽ lần lượt chuyển gửi V tới từng dịch vụ để V có thể giải quyết những vấn đề cũng như những mối quan tâm, lo lắng của bản thân Các dịch vụ mà V đã lựa chọn và cùng với nhân viên quản lý trường hợp xây dựng kế hoạch thực hiện ở trên gồm:

• Cơ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện N tại quận Long Biên • Dịch vụ tham vấn gia đình của trung tâm T

• Dịch vụ xét nghiệm tự nguyện và miễn phí tại bệnh viện Đống Đa Để giúp V có thể sẵn sàng và thuận lợi trong việc triển khai thực hiện kế hoạch cũng như tiếp cận các dịch vụ, nhân viên quản lý trường hợp cũng đã trực tiếp liên hệ với mạng lưới các cán bộ hỗ trợ tại ba cơ sở trên để giới thiệu và tiếp nhận V Đồng thời trước khi chuyển gửi tới mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ, nhân viên quản lý trường hợp đều cung cấp thêm các thông tin chi tiết về các dịch vụ này cho V (như lĩnh vực hoạt động, thời gian làm việc, địa chỉ, số điện thoại, cán bộ liên hệ, v.v.) Đồng thời, nhân viên quản lý trường hợp cũng cung cấp cho V phiếu chuyển gửi để V mang tới cơ sở cung cấp dịch vụ mà V đã lựa chọn

(176)

đình Trung tâm cung cấp các dịch vụ trực tiếp và cả tham vấn gián tiếp qua điện thoại hoặc email

 Thời gian làm việc (Các ngày trong tuần từ 8h – 17h)  Người phụ trách tham vấn: Chị NTT

 Số điện thoại: 0989xxxxxx ĐT cơ quan: 043……

• Dịch vụ xét nghiệm tự nguyện thuộc bệnh viện X: Địa chỉ 28 Phố B – Phường X – Quận Đống Đa – Hà Nội Các dịch vụ cung cấp là xét nghiệm HIV/AIDS và các dịch vụ xét nghiệm tự nguyện khác

 Thời gian làm việc (Thứ 2 đến thứ 7 từ 8h – 16h)  Người phụ trách: BS HVN

 Số điện thoại CQ: 045…………

Bên cạnh đó nhân viên quản lý trường hợp cũng đã có những tham vấn ban đầu để lắng nghe thêm về những mối quan tâm và lo lắng của V Qua đó được biết thêm rằng điều băn khoăn lo lắng của V là khơng biết liệu V có được chào đón và tiếp nhận vào cơ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện N hay khơng và liệu khi tham gia chương trình có ảnh hưởng gì tới cơng việc hay khơng Chính tâm lý này đã ngăn cản V nhiều lần khơng thể tới tiếp cận với trung tâm N Nhân viên quản lý trường hợp cũng đã cung cấp thêm những thơng tin chi tiết về hoạt động của cơ sở N, về vai trị và trách nhiệm của trung tâm N cũng như sự nhiệt tình trợ giúp của cán bộ nhân viên tại trung tâm N ra sao và các điều kiện tham gia chương trình Qua đó, V cũng hiểu rõ hơn và nhận thấy mình cũng đáp ứng đủ các tiêu chí lựa chọn và củng cố hơn quyết tâm tiếp cận với chương trình

(177)

Kết luận: Kết thúc bước này, bằng việc trực tiếp trao đổi với V trước mỗi

lần chuyển gửi tới các cơ sở cung cấp dịch vụ, nhân viên quản lý trường hợp đã cung cấp được cho V những thơng tin về các dịch vụ chuyển gửi để V hiểu rõ hơn về thơng tin và lợi ích của các dịch vụ mà mình sẽ tiếp cận Đồng thời nhân viên quản lý trường hợp cũng giúp kết nối V tới các dịch vụ này thông qua việc liên hệ và giới thiệu trước về V với các dịch vụ chuyển gửi

Bước 4: Theo dõi, giám sát hỗ trợ thân chủ

Thực hiện theo kế hoạch đã được lập, sau mỗi lần giới thiệu các dịch vụ cho V, nhân viên quản lý trường hợp đều có những buổi gặp gỡ với V để theo dõi và đánh giá việc tiếp cận dịch vụ chuyển gửi của V cũng như lượng giá bản kế hoạch đã được xây dựng để có những điều chỉnh hợp lý Qua mỗi lần lượng giá sau khi tiếp cận từng dịch vụ, nhân viên quản lý trường hợp được biết rằng, sau khi đã lựa chọn được các dịch vụ chuyển gửi, V đã tiếp cận được với trung tâm tham vấn gia đình để giúp cơ giải tỏa tâm lý và củng cố quyết tâm khơng sử dụng ma túy cũng như giải tỏa những căng thẳng trong gia đình Cơ cũng đã tự mình tới bệnh viên Đống Đa để kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân và V cho biết tin vui là tình trạng sức khỏe của cơ vẫn tốt Và đặc biệt, sau nhiều thời gian lưỡng lự, cơ cũng đã tới cơ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện N tại quận Long Biên và đã được tiếp nhận vào chương trình hỗ trợ

Thực hiện việc theo dõi, hỗ trợ V, nhân viên quản lý trường hợp vẫn tiếp tục theo cùng với V trong q trình V sử dụng các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trong chương trình của cơ sở tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện N để đưa ra những hỗ trợ nếu cần thiết cho V Nhân viên quản lý trường hợp cũng đã phối hợp chặt chẽ với mẹ của V để giám sát việc cắt cơn và giảm liều cũng như duy trì việc khơng sử dụng ma túy của V Cần hiểu rằng giám sát khơng phải là để theo dõi, để phê phán mà là để đưa ra được những hỗ trợ cần thiết giúp V duy trì các dịch vụ hiệu quả Giám sát nên kết hợp với việc liên lạc qua điện thoại và gặp trực tiếp V để trao đổi những thơng tin liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của V

Kết luận: V đã nhận được các dịch vụ về tham vấn gia đình, thăm khám

(178)

Bước 5: Lượng giá kết thúc

Dựa trên bản kế hoạch, nhân viên quản lý trường hợp đã lượng giá những mục tiêu đã đề ra trong bản kế hoạch của V Qua đó nhận thấy rằng, sau 3 tháng, qua việc tiếp cận các dịch vụ được chuyển gửi, V đã dừng việc sử dụng ma túy, khơng cịn liên hệ với bạn trai cũng như nhóm bạn cùng sử dụng ma túy nữa Khơng khí trong gia đình V đã trở nên vui vẻ hơn, anh trai và em gái của V cảm thơng và hiểu V hơn, đồng thời thường xun hỗ trợ, động viên và an ủi V để V có thêm động lực, quyết tâm từ bỏ ma túy Như vậy, nhận viên quản lý trường hợp nhận thấy các mục tiêu ban đầu đã được thực hiện thành công, tới thời điểm hiện tại hầu hết các vấn đề của thân chủ đã được giải quyết/ đáp ứng, nên trường hợp này đã được khép lại

(179)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 ARHP, (2007) Tài liệu Tập huấn “Xây dựng chương trình đào tạo

Giảm tác hại HIV cho Trường Đại học Lao động – Xã hội”.

2 Ballew, J R., & Mink, G (1996) Case management in social work: Developing the professional skills needed for work with multiproblem clients (2nd ed.) Springfield, IL: Charles C Thomas Publisher

3 Baodientu.chinhphu.vn/Dieutringhienbangmethadonetugocnhinkinhtexahoi Bartle J (2002) Why Labour Won – Again In A King (ed) Britain at the 5 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (2013) Dự thảo Đề án Đổi

công tác cai nghiện ma túy Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020.

6 Bộ Y tế, (2012) Hướng dẫn điều trị thay nghiện chất dạng

thuốc phiện thuốc Methadone.

7 Bộ Y tế, (2012) Quyết định số 4140/QĐ-BYT “Hướng dẫn điều trị

thay nghiện chất dạng thuốc phiện thuốc Methadone.

8 Bộ Y tế, (2012) Tập huấn tư vấn viên Điều trị thay nghiện chất

dạng thuốc phiện thuốc Methadone.

9 Bộ Y tế, (2013) Báo cáo Phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 trọng

tâm kế hoạch năm 2013.

10 Bộ Y tế, Quyết định số 3003/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán điều

trị HIV/AIDS”.

11 Bộ Y tế, Quyết định 647/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện

12 Bộ Y tế, (2013) Báo cáo phòng chống HIV/AIDS năm 2012 trọng

tâm kế hoạch năm 2013.

13 Bùi Thị Xn Mai, (2008) Giáo trình Tham vấn và thực hành tham vấn Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2008

14 Bùi Thị Xn Mai, (2010) Nhập mơn Cơng tác xã hội Trường Đại học Lao động – Xã hội Nhà xuất Lao động – Xã hội.

(180)

16 Case Management Society of America (1990)

17 Cohen, MS et al., (2011) N Engl J Med 2011; 365:493-505 August 11, 2011

18 Cục phòng chống TNXH, Bộ LĐ-TB-XH, (2007) Nghiên cứu đáp

ứng thể chế cộng đồng với tiêm chích ma tuý HIV/AIDS Việt Nam từ khía cạnh kinh tế y tế công cộng

19 Cục Phịng,chống AIDS, Bộ Y tế (2013) Báo cáo tổng kết cơng tác

phịng, chống HIV/AIDS năm 2012 kế hoạch công tác năm 2013

20 Dorothy Scott (2010) Practice Standards for Social Workers: Supervision, Australian Association of Social Workers, ABN 93 008 576 010

21 FHI360, (2010) Ma túy Xã hội, Tài liệu dành cho giảng viên. 22 FHI360, (2010) Quản lý trường hợp cho người sử dụng ma túy

Việt Nam.

23 FHI360, (2010) Tư vấn điều trị nghiện ma túy, Tài liệu dành cho giảng viên 24 FHI360 Ma túy Xã hội, Tài liệu dành cho giảng viên.

25 FHI360 Quản lý trường hợp cho người sử dụng ma túy Việt Nam 26 FHI360 Tư vấn điều trị nghiện ma túy, Tài liệu dành cho giảng viên. 27 Gina A., và Joel D, Cam (2012) Training Manual, Social Work Profession

Knowledge and Philosophical Foundation, Asian Social Institute

28 Hepworth, D (1997) Direct social work practice : Publication: Australia ; | Pacific Grove, CA : Brooks/Cole-Thomson Learning

29 Hiệp hội công tác xã hội (2000) Báo cáo thường niên

30 http://haiphong.gov.vn/Portal/PrintItem.aspx?ContentID=32249

31 http://phongchongmatuy.com.vn/vie/banvevandegiamtac-nde13924e1.aspx 32 http://www.chp.org.vn 33 http://www.vaac.gov.vn

(181)

35 Luật Phòng, Chống HIV/AIDS 2006 Điều 15.

36 Luật Phòng, chống Ma túy sửa đổi, bổ sung Số 16/2008/QH12. 37 Luật Phòng, chống Ma túy Số 23/2000/QH10.

38 Moore, V L (1995) Case management Encyclopedia of social work

Washington, DC: NASW Press.

39 National Association of Social Workers (1992) NASW, standard for Social work case management

40 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 41 Nghị định số 96/2012/NĐ-CPngày 15/11/2012

42 Nguyễn Quốc Nhật (2003) Ma Túy và Phòng chống Ma Túy trong cộng đồng, Nhà xuất Lao động Xã hội.

43 Nguyễn Thị Thái Lan & Bùi Thị Xn Mai (2011) Giáo trình Cơng tác xã hội cá nhân và Gia đình Nhà xuất Lao động Xã hội.

44 Polls, 200, pp 164-206, London: Chatham House Publishers

45 Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 13/3/2004 phê duyệt “Chiến

lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn 2020”.

46 Rapp et al., (1992) Case Management: Systems and Practice Social Casework

47 Rockville, M D (2012) Substance Abuse and Mental Health Services Administration Comprehensive Case Management for Substance Abuse Treatment Treatment Improvement Protocol (TIP) Series, No

27 HHS Publication No (SMA) 12-4215 (page 21-28).

48 Rogers, C R (1959) A theory of therapy, personality, and interpersonal

relationships as developed in the client-centered framework In S Koch

(Series Ed.) & S Koch (Vol Ed.), Psychology: A study of a science (Vol 3, pp 184-256) New York: McGraw Hill

49 Rogers, C R (1980) The foundations of the person-centered approach In A way of being (pp 113–136) Boston: Houghton Mifflin

50 Tài liệu tập huấn về Giảm tác hại (2010) Dự án Phòng, chống HIV/

(182)

51 Thông tư liên tịch 41/2010/TTLT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Y Tế

52 Trần Hữu Trung, Nguyễn Văn Hồi (2011) Tài liệu hướng dẫn xây dựng mơ hình trung tâm Cơng tác xã hội và nghiệp vụ quản lý trường hợp, Hà Nội, Nhà Xuất Bản Thống Kê.

53 Trần Thị Minh Đức (2011) Tham vấn Tâm Lý Nhà xuất Đại Học

Quốc Gia – Hà Nội.

54 Trịnh Thị Chinh (2012) Quản trị Công tác xã hội Trường Đại học Lao động – Xã hội Nhà xuất Lao động – Xã hội.

55 Truax, C, B., và Carkhuff, R.R (1967) Toward effective counseling and

(183)

PHỤ LỤC Mẫu 1

BÁO CÁO TUẦN

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY

Tên nhân viên QLTH:……… ………… Tháng: Quận/huyện:……… ……… Từ ngày đến ngày Các chỉ số liên quan đến nhân thân chủ Số lượng trong tuần Số lượng tích lũy Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng 1 Số thân chủ được tiếp cận trong tuần, trong đó : Số thân chủ hoàn toàn Số thân chủ quản lý 2 Số lượt thân chủ được tiếp cận trong tuần, trong

đó: Số lượt

(184)(185)

CÁCH TỔNG HỢP BÁO CÁO THÁNG TỪ NHẬT KÝ TIẾP CẬN CỦA NHÂN VIÊN QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

1 Số thân chủ được tiếp cận trong tuần

Ghi rõ số thân chủ mới hoàn toàn được tiếp cận trong tháng và số thân chủ hiện đang quản lý theo từng cột Nam, Nữ và Tổng cộng

2 Số lượt tiếp cận thân chủ tuần

Được tổng hợp theo các mã số (1) hoặc (2) trong cột 5 của Nhật ký tiếp cận

3 Chỉ số thân chủ được giới thiệu chuyển tiếp và sử dụng dịch vụ Hỗ trợ theo nhu cầu

• Lưu ý: Số liệu ghi vào cột “Sử dụng dịch vụ” sẽ được tính bằng số phiếu chuyển gửi có xác nhận của cơ sở cung cấp dịch vụ - trong trường hợp thân chủ làm mất phiếu chuyển gửi hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ qn khơng xác nhân vào phiếu chuyển gửi, nhân viên QLTH cần ghi chú cụ thể trong (v.v.) VD: Trong tuần có 10 thân chủ được phát phiếu chuyển gửi tới các dịch vụ và có 6 thân chủ có sử dụng dịch vụ chuyển gửi nhưng trong đó chỉ có 4 thân chủ nộp lại tờ phiếu có xác nhận của cơ sở cung cấp dịch vụ và 2 thân chủ cịn lại báo là mất phiếu chuyển gửi hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khơng xác nhận vào phiếu thì con số thể

hiện trong cột này sẽ là 6 (2)

4 Công cụ hỗ trợ giảm nguy cấp phát cho thân chủ miễn phí

(186)(187)(188)

CÁCH TỔNG HỢP BÁO CÁO THÁNG TỪ NHẬT KÝ TIẾP CẬN CỦA NHÂN VIÊN QLTH

1 Số thân chủ được tiếp cận trong tháng

Ghi rõ số thân chủ mới hoàn toàn được tiếp cận trong tháng và số thân chủ hiện đang quản lý theo từng cột Nam, Nữ và Tổng cộng

2 Số lượt tiếp cận thân chủ trong tháng

Được tổng hợp theo các mã số (1) hoặc (2) trong cột 5 của Nhật ký tiếp cận

3 Chỉ số thân chủ được giới thiệu chuyển tiếp và sử dụng dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu

• Lưu ý: Số liệu ghi vào cột “Sử dụng dịch vụ” sẽ được tính bằng số phiếu chuyển gửi có xác nhận của cơ sở cung cấp dịch vụ - trong trường hợp thân chủ làm mất phiếu chuyển gửi hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ qn khơng xác nhân vào phiếu chuyển gửi, nhân viên QLTH cần ghi chú cụ thể trong ( ) VD: Trong tháng có 20 thân chủ được phát phiếu chuyển gửi tới các dịch vụ và có 16 thân chủ có sử dụng dịch vụ chuyển gửi nhưng trong đó chỉ có 14 thân chủ nộp lại tờ phiếu có xác nhận của cơ sở cung cấp dịch và 2 thân chủ cịn lại báo là mất phiếu chuyển gửi hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khơng xác nhận vào phiếu thì con số thể

hiện trong cột này sẽ là 16 (2)

4 Cơng cụ hỗ trợ giảm nguy cơ cấp phát cho thân chủ miễn phí

(189)(190)(191)(192)(193)(194)(195)(196)

VIII. TIỀN SỬ SỬ SỤNG MA TÚY: 35. Loại ma túy Loại ma túy Tuổi bắt đầu sử dụng Tần xuất sử dụng trung bình (lần/ngày) Số tiền sử dụng trung bình/ngày Đường dùng Lần sử dụng gần nhât (ngày/ tháng/năm) Sắp xếp mức độ sử dụng thường xuyên ** Thuốc phiện/

heroin Cocaine ATS

(197)(198)

Mẫu 5 DANH SÁCH THÂN CHỦ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN TRƯỜNG HỢP TÊN NHÂN VIÊN QU N L Ý TRƯ NG H P: _ QUẬN: STT H tên Thân chủ số Thân chủ Giới tính Địa chỉ Đi ện tho ại liên lạ c TC người hồi gia từ TT 06 Tình trạng SDMT a Thời gian tham gia chương trình Nam Nữ Khơng Ngày vào Ngày ra

1 10 a Tình

(199)

Mẫu 6

BẢNG

THEO

DÕI

NHÂN

SỰ

CHƯƠNG

TR

ÌNH

QU

N

L

Ý

TRƯ

NG

H

P

(Cập

nhật

Ngày….//tháng……//năm………….)

STT

Tên

qu

ản

trư

ờng

h

ợp

Phư

ờng/xã

Thời

gian

tham

gia

chương

trình

Tập

huấn

bản

Tập

huấn

nâng

cao

Ngày

vào

Ngày

(200)

Ngày đăng: 11/03/2021, 03:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan