Tậpđểđừng ác cảmvớinhânviên Quan niệm sếp lúc nào cũng đúng đang được nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận không còn phù hợp và họ đang nỗ lực gạt bỏ những định kiến cá nhânđể gần gũi vớinhânviên hơn nữa. Ông Cảnh (*), tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT một công ty cổ phần ở Hà Nội, chuyên sản xuất hàng inox gia dụng có trên 15 năm hoạt động, với khoảng 600 nhân viên, đã chia sẻ với các doanh nhân tại một cuộc hội thảo diễn ra ở TP HCM: “Tôi từng khởi nghiệp rất sớm, học hành khá thành công (thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại học Tổng hợp Irvine Mỹ), trong thời gian công tác cũng thăng tiến trên nhiều cương vị. Chính vì thế tôi luôn nghĩ mình giỏi, luôn cho rằng mình bao giờ cũng hành xử đúng, duy ý chí, áp đặt từ trên xuống, còn cái sai luôn thuộc về nhân viên, hiếm khi có lời khen tặng đối với những cộng sự…”. Ông còn kể thêm rằng trong số nhânviên làm việc trực tiếp với ông trong nhiều năm liền có một cô mà “nhìn đâu cũng thấy ghét”, mặc dù cô không làm gì mắc lỗi. Anh Tuấn, làm quản lý tại một công ty dược ở TP HCM, cũng thừa nhận là người hay phàn nàn với đồng nghiệp, kể cả với cấp trên, nếu họ làm điều gì phật ý. Trong khi đó anh Hàn, làm việc tại một công ty đầu tư tài chính, cho biết rất khó kiềm chế bản thân nếu cấp dưới không thể tiếp thu những điều anh muốn chia sẻ, nhất là những kiến thức mới. Còn bà Quỳnh, lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên sản xuất thực phẩm có hàng trăm nhân viên, cũng cho biết trên cương vị của mình, mỗi khi tiếp xúc với bất kỳ ai bà cũng không dám bộc lộ cảm xúc. “Một trợ lý làm việc với tôi đã được bảy năm nhưng chưa bao giờ được tôi dành cho một lời khen tặng dù người đó làm việc rất tốt”, bà nói. Những lời trần tình trên chỉ là một phần nhỏ trong muôn vàn tình huống “khó chịu vớinhânviên một cách vô lý” mà rất nhiều người quản lý, nhà lãnh đạo mắc phải. Bản thân những “người khó chịu” cũng thừa nhận những định kiến vô lý ấy chẳng những không mang lại điều gì tốt đẹp trong công việc, mà còn có thể dẫn tới những mối “nguy hại” khác nếu không kịp tìm ra cách tháo gỡ. Tại một buổi hội thảo về việc tìm cách khắc phục sự ác cảmvớinhân viên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã chia thành nhiều nhóm để thảo luận, bộc lộ bản thân nhiều hơn, mạnh dạn nói những điều mà trước đây chưa dám nói, chia sẻ những vướng mắc trong cách hành xử vớinhânviên và cùng giải đáp những câu hỏi như: Điều gì đã cấu thành nên người lãnh đạo? Đâu là con người thật của người lãnh đạo? Chúng ta là người có khả năng lãnh đạo hay đang giả vờ làm người lãnh đạo? Tại sao chúng ta (những người lãnh đạo) luôn đeo mặt nạ, luôn che giấu những điều bất an, nỗi sợ hãi để lấy lòng những người khác hoặc không dám thừa nhận ưu điểm của nhân viên? . Anh Tuấn cho biết sau khi cùng với hàng chục doanh nhân khác tìm ra lời giải cho các câu hỏi trên, anh nhận ra rằng sự khó chịu, việc hay phàn nàn người khác một cách vô lý cũng chẳng giải quyết được điều gì. “Tôi nghiệm ra rằng mình chỉ như một hòn đá, lãnh đạo cấp trên thì lái xe cán qua, còn nhânviên là mặt đường tác động lên hòn đá. Vậy nếu tôi cứ phàn nàn hết người này đến người nọ về những chuyện không vừa lòng thì cũng chẳng đi đến đâu!”, anh nói. Theo bà Quỳnh, nếu người lãnh đạo biết lắng nghe, biết chia sẻ những suy nghĩ thật của mình vớinhânviên thì sẽ tạo nên sự gắn kết chặt chẽ trong nội bộ doanh nghiệp. “Công ty có hơn 10 năm hoạt động nhưng đến bây giờ tôi mới nhận ra rằng nếu biết lắng nghe, biết chia sẻ vớinhânviên thì đó mới chính là nguồn năng lượng giúp nhânviên làm việc hiệu quả, tạo nên văn hoá doanh nghiệp. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ mỗi cá nhân và phải bắt nguồn từ người lãnh đạo thì mới tạo nên sự lan toả sâu rộng trong đơn vị”, bà nói. Còn đối với ông Cảnh, theo ông, việc trước tiên cần làm là sẽ tự làm mới mình bằng cách từ bỏ sự “ngoan cố” vì định kiến vô lý vớinhân viên. Cũng theo ông Cảnh, việc áp đặt công việc cho nhânviên sẽ tạo nên bầu không khí nặng nề dẫn đến hiệu quả công việc thấp, khó hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. “Tôi nghĩ đã đến lúc mình cần biết cách cảm kích nhânviên vì chính họ đã góp phần tạo dựng nên những thành công cho doanh nghiệp. Có lẽ kể từ nay, mỗi khi vào phòng họp, tôi sẽ không thể hiện bộ mặt “ngầu” của người lãnh đạo, thay vào đó là vẻ mặt thanh thản của một người biết bỏ bớt sự cố chấp. Tôi sẽ cố gắng nhìn những điểm tốt, điểm tích cực của nhân viên. Nếu mình chưa hoàn hảo thì cũng không nên bắt người khác hoàn hảo theo chủ kiến của mình”, ông Cảnh nói. . những mối “nguy hại” khác nếu không kịp tìm ra cách tháo gỡ. Tại một buổi hội thảo về việc tìm cách khắc phục sự ác cảm với nhân viên, các nhà lãnh đạo doanh. Tập để đừng ác cảm với nhân viên Quan niệm sếp lúc nào cũng đúng đang được nhiều lãnh đạo