LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY DỰNG

32 183 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY DỰNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY DỰNG. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIÊP KINH DOANH XÂY DỰNG. Sau những năm thực hiện chuyển đổi cơ chế quản kinh tế, cũng như tất cả các ngành trong cả nước, ngành xây dựng cơ bản ngày một thích nghi và phát triển. Với mục tiêu hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, ngành xây dựng cơ bản lại càng khẳng định được vị trí của mình, được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn. Do tính chât của ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, cải tạo, đổi mới cơ sở hạ tầng và mang tính chất của ngành công nghiệp nhưng sản phẩm lại mạng lại những đặc điểm so với sản phẩm của các ngành sản xuất khác. Do vậy, quản và tổ chức hạch toáncácnghiệp kinh doanh xây lắp có những nét đặc trưng. Sản phẩm xây lắpcác công trình, hạng mục công trình (HMCT), vật kiến trúc . có quy mô lớn, kết cấu phức tạo, mang tính chất đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài và phân tán Vì vậy trước khi tiến hành xây lắp, sản phẩm dự định đều phải qua các khâu từ dự án rồi đến dự toán công trình (dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư công trình có liên quản đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, mua sắm thiết bị và các chi phí khác bao gồm cả chi phí dự phòng, có cả yếu tố trượt giá). Dự toàn chi phí bao gồm: dự toán thiết kế, dự toán thi công phải lập cho từng phần của công việc. Trong suốt quá trình xây lắp phải lấy giá dự toán làm thước đo kể cả về mặt giá trị và kỹ thuật. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn tất cả các điều kiện sản xuất khác như: xe máy, lao động, vật tư đều phải dy chuyển theo địa điểm của công trình xây lắp. Mặt khác, hoạt động xây dựng cơ bản lại tiến hành ngoài trời thường chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên và môi trường mưa gí, bão, nắng ẩm dễ dẫn đến tình trạng mất mát, hư hỏng vì vậy công tác quản lý, sử dụng và hạch toán vật tư, tài sản gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Sản phảm xây lắp hoàn thành không nhập kho mà lại tiêu thụ ngay theo giá dự toán (giá thành toán với chủ đầu tư bên A) hoặc giá thoả thuận (cũng được xác định trên dự toán công trình). Do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài, đòi hỏi việc quản và tổ chức sao cho chất lượng công trình phải đảm bảo và phản ánh đúng theo từng thời điểm phát sinh. Thông thường công tác xây lắp do các đơn vị kinh doanh xây lắp nhận thầu tiến hành. Xong thực tế hiện nay, do có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trên mọi lĩnh vực làm xuất hiện những đơn vị, những tổ đội xây lắp nhỏ . những đơn vị này đi nhận thầu lại hoặc được khoán lại các công trình, hạng mục công trình, phần công việc có điểm dừng kỹ thuật hợp do chủ thầu lớn thuê. Tuy khác nhau về quy mô sản xuất, hạch toán quản lý, xong các đơn vị này đều là các tổ chức xây lắp. Từ những đặc điểm của sản phẩm xây lắp trong các đơn vị kinh doanh xây lắp mà công tác kế toáncác đơn vị kinh doanh xây lắp nói trên vừa phải đảm bảo yêu cầu phản ánh chung của một đơn vị sản xuất: ghi chép tính toán đầy đủ chi phígiá thành sản phẩm, vừa phải thực hiện phù hợp với ngành nghề, đúng chức năng kế toán của mình. Nhằm cung cấp số liệu chính xác kịp thời, đánh giá đúng tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, cố vấn cho lãnh đạo trong việc tổ chức quản để đạt được mục đích kinh doanh của công ty. II. BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤTGIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP. 1. Chi phí sản xuất: Muốn tiến hành sản xuất, doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và tài sản cố định khác, đối tượng lao động như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu được gọi là lao động vật hoá và yếu tố cơ bản, quan trọng là lao động của con người, được gọi là lao động sống. Vậy chi phí sản xuất của đơn vị xây lắptoàn bộ về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp để đo lường hao phídoanh nghiệp đã bỏ ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp và xác định kết quả đầu ra phục vụ cho nhu cầu quản lý. Mọi hao phí cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Cũng có thể định nghĩa chi phí trên cơ sở sử dụng vốn: chi phí là biểu hiện bằng tiền của hao phí vốn. Chi phí snả xuất bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau. Xong lại bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hoá. Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn .chi phí về lao động vật hoá như nhiên liệu, vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định. Giá trị của một sản phẩm biểu hiện dưới công thức: G = C + V + M Trong đó G: Giá trị sản phẩm C: Giá trị của tư liệu sản xuất V: Giá trị lao động cần thiết tạo nên M: Giá trị lao động thặng dư Vì M không tiêu hao trong quá trình sản xuất, nên chi phí bao gồm: C + V Trong xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất hao phí biểu hiện bằng tiền của laoi động sống và lao động vật hoá, trong quá trình thi côgn và bàn giao sản phẩm xây lắp trong một thời kỳ nhất định. Vì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào, sản xuất các công trình, hạng mục công trình, lao vụ nhất định. Trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, không phải toàn bộ lao động đều trở thành chi phí, mà chỉ có một phần chính là phần tạo ra sản phẩm cần thiết và được thể hiện thông qua tiền lương. Phần còn lại tại ra sản phẩn thặng dư, nó không phải là chi phí mà là phần lãi của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán, tập hợp theo từng thời kỳ: Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo và cuối cùng là cho một hạng mcụ công trình. Trong đó, chỉ những chi phí sản xuấtdoanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Ngoài ra trong nhiều trường hợp, các khoản chi phí trong qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được coi là chi phí sản xuất kinh doanh như: chi phí trả cho các khoản tiền phạt về phạm hợp đồng, hao hụt nguyên vật liệu ngoài định mức, lãi phải trả vay quá hạn thanh toán. Hơn nữa, một số chi phí từ trước tới nay chưa được xem là một khoản chi phí trong qúa trình sản xuất kinh doanh, nhưng cho đến nay để đánh giá chính xác các khoản chi phí dự phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình . đã được xem xét chặt chẽ và khẳng định rằng đó cũng là những khoản chi phí cần được bù đắp trong qúa trình sản xuất kinh doanh. 1.1. Phân loại chi phí: Với mỗi doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh có nội dung kinh tế khác nhau, công dụng khác nhau và yêu cầu quản đối với từng loại cũng khác nhau. Để lâp kế hoạch vàtính chính xác giá thành, để khống chế và thống nhất các loại chi phí, nhằm nghiên cứu các yếu tố phát sinh trong qúa trình hình thành từng nhóm riêng theo những tiêu thức nhất định. Trên cơ sở đó, phân tích tình hình biến động của từng loại chi phí, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng để đề xuất biện pháp quản chi phí có hiệu quả. Đối với nước ta hiện nay, việc phân loại chi phí được áp dụng theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản của doanh nghiệp. Hiện nay chi phí sản phẩm xây lắp được phân loại theo các tiêu thức sau: 1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế: Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế và việc sắp xếp các chi phí có nguồn gốc kinh tế ban đầu đồng nhất, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào, ở đâu, và mục đích, tác dụng của chi phí như thế nào, có quan hệ như thế nào với quá trình sản xuất. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp với quá trình các yếu tố sau: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính như xi măng, sắt thép, cát sỏi . + Chi phí nhiên liệu, động lực mua ngoài như xăng, dầu, mỡ, khí nén . + Chi phí tiền lương của công nhân viên chức. + Chi phí công cụ sản xuất như dàn giáo, cuốc xẻng, bảo hộ lao động. + Các khoản tiền trích theo lương như: Bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. + Chi phí khấu hao tài sản cố định là khoản hao mòn của các loại tài sản doanh nghiệp có như các nhà xưởng, nhà làm việc, máy móc, dụng cụ vận chuyển, máy móc thi công(máy lu, máy đầm, máy trộn bê tông .) và khấu hao các tài sản cố định dùng trong quản khác. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại . + Chi phí khác bằng tiền. Cách phân loại này giữ được tính nguyên vẹn của từng yếu tố cũng như từng khoản chi trong yếu tố đó. Việc hạch toán các chi phí này cho biết kết cấu và tỷ trọng từng loại chi phídoanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho nhu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp. Với kế toán, nó là cơ sở tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, Giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. Cách phân loại này còn cho phép xem xét mối quan hệ tỷ lệ giữa lao động sống và lao động vật hoá, từ đó tính thu nhập quốc dân, đánh giá khái quát trình độ tăng năng suất lao động. 1.3. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí: Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy cách phân biệt này còn được gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong xây dựng cơ bản được chia thành các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là tất cả những chi phí về nguyên vật liệu chi ra để cấu tạo nên thực thể công trình như vật liêụ chính (sắt, thép, gạch, ) các cấu kiện bê tông và các phụ gia khác. Giá trị vật liệu kể trên được tính theo giá thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán (bao gồm giá của nguyên liệu, vật liệu và thuế giá trị gia tăng), và các chi phí thu mua thực tế phát sinh như vận chuyển. Trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu không bao gồm các loại vật liệu phụ, nhiên liệu dùng cho máy móc thi công, các loại vật liệu làm công trình tạm như lán trại, các chi phí vận chuyển vật liệu trên công trường ngoài cự ly của định mức lao động và định mức sử dụng máy móc thi công. + Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp và các khoản trích theo tiềnlương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận chuyển vật liệu trong thi công, công nhân làm nhiệm vụ bảo dưỡng, dọn dẹp vật liệu trên công trường . Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, trả làm thêm giờ, trả tiền lương thường xuyên về tăng năng xuất lao động. Nhưng khoản mục này lại không bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất lương của công nhân điều khiển máy móc thi công, tiền lương nhân viên vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công. + Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy để sản xuất sản phẩm xây lắp, bao gồm tiền khấu hao máy móc, tiền thuê máy, tiền lương chính của công nhân điều khiển máy, chi phí về nhiên liệu động lực dùng cho máy móc thi công. + Chi phí chung: Bao gồm chi phí sản xuất chungchi phí quản doanh nghiệp. - Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất của đội, công trình xây dựng, nhưng không được tính trực tiếp cho từng đố tượng cụ thể. Nội dung của chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền lương của bộ phận quản đội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định của toàn đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho quản chi phí bằng tiền khác. - Chi phí quản doanh nghiệp: là khoản chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động của xí nghiệp xâylắp, mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Đây là những chi phí mang tính gián tiếp phục vụ cho quản hành chính, bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên quản doanh nghiệp, các khoản trích các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định, văn phòng phẩm, nhiên liệu .dùng cho quản khấu hao nhà cửa, máy móc . các khoản thuế phải nộp, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Như vậy, phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí (theo khoản mục) có tác dụng phục vụ cho quản sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuấtlập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp và phương pháp lập dự toán trong xây dựng cơ bản là dự toán được lập cho từng đối tượng xây dựng theo các khoản mục giá thành, nên phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. 1.4.Phân loại chi phí sản xuất theo mỗi quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ. Chi phí sản xuất được phân làm 2 loại: Chi phí khả biến: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thuộc loại chi phí này là chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp không thay đổi cho một đơn vị sản phẩm khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất hàng hoá sản phẩm trên dây truyền công nghiệp. - Chi phí cố định: Là chi phí không thay đổi về tổng dù có sự thay đổi trong mức độ của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ. Chi phí cố định trong một sản phẩm chỉ thayđổi khi trong kỳ có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm. - Theo cách phân loại này trong xâylắp chỉ được áp dụng một khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất nhiều sản phẩm giống nhau cùng thiết kếcác điều kiện giống hệt nhau (như công nghệ lắp ghép tấm lớn có tính chất hàng loạt) Phân loịa chi phí sản xuất theo chi phí khả biến và chi phí cố định có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh nhất là trong sản xuất công nghiệp giúp nhà quản trị xác định được đỉem hoà vốn để có quyết định cần thiết và chính xác nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng được hiệu quả kinh doanh. 1.5. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ đối tượng chịu chi phí trong quá trình sản xuất: Chi phí sản xuất được phân làm 2 loại: - Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp tới quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm. Những chi phí này có thể tập hợp cho từng mục công trình, hạng mục công trình độc lập như nguyên vật liệu xây dựng, tiền lương trực tiếp trả cho công nhân xây dựng, khấu hao máy móc, thiết bị sử dụng trong qúa trình thi công. - Chi phí gián tiếp (chi phí chung): Đây là những khoản chi phí phục vụ chung cho việc tổ chức thi công và có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm vì vậy không được tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể. Chi phí chung xâylắp bao gồm: Chi phí quản hành chính, chi phí nhân công, chi phí phục vụ thi công, các chi phí chung khác. Trong chi phí chung thực tế còn bao gồm các khoản thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng lại sản xuất. Chi phí sản xuất có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí cho các đối tượngg một cách đúng đắn, hợp lý. Ngoài ra, trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp còn phát sinh các khoản chi phí thuộc sản xuất kinh doanh phụ, các chi phí thuộc quỹ xí nghiệp và nguồn kinh phí khác .Các chi phí không liên quan đến sản xuất xâylắp, không bao gồm trong giá thành xây lắp. 2. Giá thành sản phẩm: Quá trình sản xuất là quá trình mà doanh nghiệp bỏ ra phải những chi phí sản xuất và để cuối cùng thu được những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành được gọi là thành phẩm cần phải tính được những chi phí bỏ ra để sản xuất chúng thì được gọi là giá thành. Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra tính cho một đơn vị khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắptoàn bộ chi phí chi ra như chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí máy móc thi công và những chi phí khác tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng sản phẩm xâylắp hoàn thành. Sản phẩm xâylắp có thể là kết cấu công việc hoặc giai đoạn công việc, có thiết kế và dự toán riêng, có thể là kết cấu công việc hoặc giai đoạn công việc, có thiết kế và dự toán riêng, có thể là công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ. Giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ là giá sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xâylắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, phản ánh kết quả sử dụng các loại taì sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong qúa trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện. [...]... các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm trung với chi phí sản xuất (CFSX) Trong xây dựng cơ bản, muốn tính đúng giá thành sản phẩm xây lắp phải kết hợp chính xác, kịp thời các chi phí sản xuất phát sinh theo đối tượng chịu chi phí cụ thể Về mặt kế toán tập hợp chi phí sản xuất cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm Về mặt lượng, nếu chi phí sửa chữa là tổng hợp những chi. .. sinh chi phí còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất đã hoàn thành Chi phí sản xuấtgiá thành sản phẩm xây lắp thực tế phục vụ cho kế toán quản trị (kế toán thông tin cho các nhà quản bên trong doanh nghiệp) Kế toán quản trị quan tâm đến chi phí và kết quả Từ kết quả việc phân loại chi phí sản xuấtgiá thành sản phẩm theo yêu cầu quản nhất định, kế toán. .. số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính giá thành sản phẩm Trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp gồm các phương pháp sau: 2.6.Phương pháp tính giá thành giản đơn (hay phương pháp trực tiếp): Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp do sản phẩm xây lắp là đơn chi c trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đối tượng tính giá thành, ... 1 Tập hợp chi phí NVL trực tiếp 2 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 3 Tập hợp chi phí sản xuất chung 4 Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 5a Kết chuyển chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ 5b Kết chuyển chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ 5c Kết chuyển chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ 6 Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 7 Giá thành sản phẩm hoàn thành 3- Phương pháp hạch toán: ... sau nhưng nó lại bao gồm những chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang kỳ sau III ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂYLẮP 1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp có đáp ứng được nhu cầu quản của doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào... sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có đặc điểm khác so với các ngành khác 2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp hệ thống hoá các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu tố hoặc theo khoản mục trong phạm vi xây lắp bao gồm các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sau: 2.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản. .. tác tập hợp chi phí sản xuất từ khâu hạch toán ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản, tiểu khoản, sổ chi tiết theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định Đối tượng kế toán chi phí sản xuấtphạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành Đối tượng tính giá thành có nội dung khác so với đối tượng tập hợp chi. .. quản TK 152, 153 Các khoản ghi giảm chi phí quản Chi phí NVL, CCDC TK 911 TK 214 Khấu hao TSCĐ Kết chuyển chi phí quản xác định kết của TK 139 TK 421 Chi phí dự phòng Kết chuyển lãiKết chuyển lỗ TK 142, 335 Chi phí trả trước phải trả TK 111, 112 Chi phí khác bằng tiền Chi phí chờ Kết chuyển Kết chuyển Chi phí quản 3.7 Đánh giá san phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp: Sản phẩm dở dang trong. .. hạch toán chi phí sản xuấtdoanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, vào yêucầu công tác quản giá thành như vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nội dung chi phí và đối tượng tập hợp chi phí đó Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh xây lắp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, loại hình sản xuất đơn chi c, mỗi hạng mục công trình có thiết kế. .. của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xây lắp bao gồm nhiều loại có tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính giá nhập chi phí sản xuấtg vào giá thành cũng khác nhau Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới biểu hiện thành khoản mục giá thành sản phẩm Việc tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp phải được tiến hành theo một trình tự hợp . LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY DỰNG. I. ĐẶC ĐIỂM. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂYLẮP. 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Công tác kế toán chi

Ngày đăng: 07/11/2013, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan