MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

9 2K 22
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 3.1.1. Về chế độ kế toán Hiện nay chế độ kế toán thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp đã được ban hành. Hệ thống các luật định, các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được ban hành khá đầy đủ, theo sát với yêu cầu phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới Tại các doanh nghiệp, đổi mới công tác kế toán cho phù hợp với yêu cầu khách quan là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho cả hệ thống kế toán và quản lý. Thực tế ở các doanh nghiệp sản xuất trong thời gian qua đã có những thay đổi khá tích cực trong công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng, đó là: - Tổ chức lại hệ thống chứng từ sổ sách kế toán cập nhật theo đúng quy định chế độ kế toán, nâng cao trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp cho những người làm công tác kế toán và cả các nhà quản lý. - Sử dụng mạng máy vi tính và phần mềm kế toán chuyên dụng để xử lý và lưu trữ dữ liệu đã giảm bớt đáng kể khối lượng công việc kế toán trùng lắp, tạo thuận lợi để kiểm tra số liệu, rút ngắn thời gian lập báo cáo kế toán. - Đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ cao các chế độ chính sách mà Nhà Nước ban hành, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tổng thể nền kinh tế. 3.1.2.Tồn tại 3.1.2.1 .Hệ thống kế toán doanh nghiệp chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp và phân tích kịp thời, chính xác thông tin cho điều hành ra quyết định quản lý. - Việc cải tiến hệ thống kế toán NVL theo sát sự thay đổi về chế độ biểu mẫu, báo cáo kế toán . còn chậm. - Việc gia tăng mức độ cung cấp thông tin ngày càng chi tiết phức tạp cho công tác quản lý NVL cón gặp nhiều khó khăn. 1 1 - Thường thí chỉ có ngay thông tin về số lượng mà không kèm theo giá trị của vật liệu. - Chậm có sự phân tích thông tin báo cáo kế toán một cách kịp thời và chính xác cho việc điều hành và gia quyết định quản lý. 3.1.2.2. Khó khăn trong công tác thuế tại doanh nghiệp Do không có hóa đơn, hay chỉ có hóa đơn trực tiếp không được khẩu trừ thuế GTGT cho NVL đầu vào. Như chúng ta đã biết, các hóa đơn chứng từ này là cơ sở pháp lý để chứng minh nghiệp vụ kế toán phát sinh là cơ sở để toán hạch toán quá trình mua sắm NVL. Nhưng từ khi áp dụng thuế mới việc thực hiện những quy định về hóa đơn chưa đòng bộ đã gây trở ngại cho các doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Các doanh nghiệp này phải chọn doanh nghiệp cung ứng vật tư cho mình cũng là nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để có được hóa đơn đầu vào được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Như vậy phạm vi lựa chọn người cung ứng NVL bị hạn chế làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, việc xuất hện các hóa đơn khống, giả cũng gặp khó khăn cho các kế toán mua NVL. 3.1.2.3. Sự khác nhau trong công việc xác định giá vốn hàng bán và trị gía hàng tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp tính giá khác nhau liên quan tới việc thay đổi giá phí mua vào của các mặt hàng. 3.1.2.4. Hạn chế trong lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Thụ động và e dè trong trích lập chi phí dự phòng giảm giá hàng ỳôn kho do lý do chủ quan( doanh nghiệp không muốn tăng thêm chi phí) và khách quan( không được chấp nhận là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế). 3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3.2.1 . Củng cố quản lý nguyên vật liệu về số lượng tai doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất thường có xu hướng tính toán giá trị NVL xuất kho dựa trên định mức kế hoạch, hay theo chỉ tiêu khoán sản phẩm. Tuy nhiên đoi khi có chênh lệch lớn giữa số sổ sách và số tồn kho thực tế thì tại đơn vị lại chậm xử lý hay xuất phân bổ ngay giá trị chênh lệch vào giá vốn hàng bán hay chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Điều này làm sai lệch đơn giá vốn và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. 2 2 Đơn vị cần tuân thủ nguyên tắc về ghi nhận chi phí phù hợp, mà biện pháp cụ thể là tiến hành lấy số liệu kiểm tồn kho NVL thường xuyên nếu là NVL chính có giá trị lớn cho quá trình sản xuất kết hợp với đối chiếu sổ sách thường xuyên. Xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm và giải quyết dứt điểm chênh lệch. 3.2.2 – Về xác định giá trị thực tế NVL nhập kho Trong công tác kế toán NVL ở các doanh nghiệp, vật liệu được tính theo giá thực tế - là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khỏan chi hợp pháp của doanh nghiệp. Việc xác định giá thực tế của NVL nhập kho được dựa trên hóa đơn chứng từ và chi phí khi mua. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập xuất ít có thể áp dụng phương pháp LIFO hoặc FIFO, những doanh nghiệp có điều kiện kho tàng để bảo quản riêng từng lô vật tư tồn kho , vật tư có yêu cầu khắt khe về thời hạn bảo quản thường áp dụng phương pháp tính trực tiếp. Còn đối với nhiều doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật tư, số lần nhập xuất nhiều thì lại áp dụng phương pháp hệ số giá để tính giá thực tế NVL xuất kho. Việc lựa chọn phương pháp nào để tính giá NVL xuất hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xu thế giá cả trong từng thời kỳ. 3.2.3 . Lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho thích hợp và lập bảng phân bổ NVL Chúng ta đã biết, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể:  Phương pháp trực tiếp: kết quả của nó sẽ làm tương xứng giữa chi phí và thu nhập. Tuy nhiên chỉ được sử dụng khi NVL có giá trị cao, được xác định theo đơn chiếc hoặc từng lô.  Phương pháp giá đơn vị bình quân; Phản ánh không chính xác và đồng thời có sự biến động giá.  Phương pháp FIFO: Giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối tài sản sát với giá thực tế nhất.  Phương pháp LIFO: chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định tri giá NVL xuất, do đó có sự tương xứng tốt nhất giữa chi phí hiện hành và thu nhập trên báo cáo kết quả kinh doanh. 3 3  Từ việc phân tích trên cho ta thấy: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất băng cách thu hết vốn đầu tư từ bên ngoài như ngân hàng, các chủ đầu tư thì doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tìm mọi cách để lành mạnh hóa nền tài chính. Trong trường hợp này, sử dụng phương pháp LIFO là thích hợp nhất. Nói tóm lại tùy thuộc vào từng thời kỳ, tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp cho thích hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Theo chuẩn mực kế toán thì kế toán cần lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp với đơn vị của mình và phương pháp đó phải thể hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Cả năm phương pháp trên đều được thừa nhận, song mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng nhất định trên báo cáo tài chính, vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải sử dụng nhất quản trong niên độ kế toán, không thay đổi tùy tiện để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho đã lựa chọn Chế độ kế toán hiện hành có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho, đó là: khai thường xuyên và kiểm định kỳ. Sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương pháp này chính là tính chất của việc theo dõi và phản ánh tình hình biến động của NVL trên sổ kế toán.  Phương pháp khai thường xuyên: Phương pháp khai thường xuyên độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho kịp thời, cập nhật tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng .  Phương pháp kiểm định kỳ: Căn cứ vào kết quả kiểm thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của NVL trên sổ kế toán tổng hợp, từ đó tính ra giá trị NVL xuất dùng trong kỳ. Như vậy phương pháp kiểm định kỳ: mọi biến động của NVL không được theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho- các tài khoản tồn kho này chỉ dùng để phản ánh giá trị NVL tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. 3.2.5. Về việc trích lập và hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4 4 Theo quyết định của chế độ kế toán hiện hành cũng như chuẩn mực kế toán quốc tế thì việc trích lập và hạch toán dự phòng giảm giá NVL tồn kho trong các doanh nghiệp là cần thiết. Nó giúp cho các doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp các khoản thiệt hại có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bẩo toàn vốn kinh doanh. Tuy nhiên chỉ nên lập dự phòng cho những NVL mà sản phẩm sản xuất ra từ các loại NVL này bị giảm giá trên thị trường. Để khắc phục đúng hình thức về dự phòng như hiện nay, nhất thiết các khoản tổn thất thực tế do giảm giá hay các khoản dự phòng không dùng đến phát sinh trong năm kế hoạch phải được ghi nhận vào các tài khoản phản ánh dự phòng. Thực tế các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh vẫn còn thụ động trong việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đó là do e ngại chi phí này không được cơ quan thuế chấp nhận là hợp lý hợp lệ khi doanh nghiệp tiến hành quyết toán thuế hàng năm. Và các doanh nghiệp đã phản ánh sang kỳ kế toán sau khi thực tế việc giảm giá hàng tồn kho gây lỗ cho doanh nghiệp khi xuất hóa đơn bán hàng mà doanh thu bán hàng lại thấpb hơn giá vốn hàng bán, một thực tế khách quan của doanh nghiệp nhưng không hợp lý nếu căn cứ trên nguyên tắc của kinh doanh là phải có lãi mới bán. 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 3.3.1 – Về phía các cơ quan quản lý Nhà Nước - Tăng cường kiểm tra quản lý doanh nghiệp, vấn đề thực hiện chuẩn mực kế toán nguyên vật liệu. - Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán của các doanh nghiệp. 3.3.2 – Về phía các doanh nghiệp Cần tăng cường nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ kế toán tại doanh nghiệp, thường xuyên tham gia các khóa cập nhật văn bản chế độ, chuẩn mực, hướng dẫn và nâng cao về toán, tài chính thuế. Có tính tích cực và chủ động trong nắm bắt những yêu cầu mới về công tác kế toán tài chính, tham gia góp ý kiến cho các cơ quan quản lý chức năng trong các vấn đề phát sinh, vướng mắc tại doanh nghiệp. 5 5 Từ đó có sự thông suốt về cách thực hiện công tác vừa đảm bảo yêu cầu quản lý tại nội bộ doanh nghiệp vừa phù hợp chế độ chính sách và các yêu cầu mới đặt ra 6 6 KẾT LUẬN Kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuât nói riêng và công tác kế toán NVL nói chung là một trong các nhân tố cơ bản quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của các doanh nghiệp sản xuất. NVL là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất. Hạch toán NVL không chỉ phục vụ cho công tác quản lý NVL mà còn là tiền đề để hạch toán các phần hành kế toán khác trong doanh nghiệp. Để có thể nâng cao tính cạnhn tranh trên th ương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải kiểm soát tốt các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất sao cho giá thành sản xuất giảm. Để đáp ứng tốt đòi hỏi này thì côngtác kế toán NVL nói riêng và công tác kế toán doanh nghiệp nóichung phải kiểm soát chặt chẽ NVL từ khâu thu mua đến khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sản xuất được. Phải thường xuyên cập nhật số lượng NVL tồn kho để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thực hiện một cách liên tục tránh tình trạng thiếu hụt NVL, cung cấp NVL kịp thời, đúng chủng loại cho sản xuất. Do đó công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất cần phải tiến hành một cách khoa học để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Mặc dù em đã rất cố gắng song đề án của em cũng không thể không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạnđể đề tài của em đuợc hoàn thiện hơn. 7 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật kế toán 2. Kế toán theo chuẩn mực 3. Luật 03 - 2003 - QH11 4. Chuẩn mực 02 - Hàng tồn kho 5. Hướng dẫn thực hiện 4 CMKT - NXB Tài chính tháng 10 năm 2003 6. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính NVL năm 2006 7. Hệ thống kế toán Bộ Tài chính 8. Kế toán Mỹ 8 8 MỤC LỤC 9 9 . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH. quyết toán thuế). 3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3.2.1 . Củng cố quản lý nguyên vật liệu

Ngày đăng: 07/11/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan