1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Baocaodanhgia ChuanKTKN va Doi moi PPDH T12/2010

4 168 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

Phòng GD&ĐT Than Uyên Trường Tiểu học số 2 xã Phúc Than Số: ./BC-CM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phúc Than, ngày 09 tháng 12 năm 2010 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC - Căn cứ vào công văn số 1146/SGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Sở GD&ĐT Lai Châu về việc báo cáo đánh giá thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học đổi mới PPDH ở Tiểu học. - Thực hiện yêu cầu của Phòng GD&ĐT về việc báo cáo nội dung trên. Trường Tiểu học số 2 xã Phúc Than báo cáo kết quả thực hiện chuẩn KTKN các môn học đổi mới PPDH ở nhà trường như sau: 1/ Việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học. a) Tổ chức dạy học theo Chuẩn KTKN (CV số 89/SGD&ĐT-GDTH ngày 12/2/2009). + Những thuận lợi: - CBQL, GV nắm vững các yêu cầu dạy học theo chuẩn KTKN; dạy học bám sát theo chuẩn KTKN. - Công tác chỉ đạo thống nhất từ BGH đến tổ khối CM giáo viên. - Nhận được sự hỗ trợ từ Tổ chuyên môn Tiểu học của PGD&ĐT. + Những Khó khăn: - GV phải tự tìm mua các tài liệu dạy học theo chuẩn KTKN của Bộ GD&ĐT nên gây khó khăn tốn kém cho GV dạy các môn chuyên, dạy nhiều khối lớp. - Chuẩn KTKN không đi kèm với tài liệu hướng dẫn giảng dạy nên đôi khi GV hay “bỏ quên” tài liệu Chuẩn KTKN. - Chuẩn KTKN chưa xác định cụ thể theo đối tượng vùng miền gây khó khăn cho GV có trình độ CM hạn chế khi xác định mục tiêu cụ thể cho bài dạy. + Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn KTKN: - Có chuẩn KTKN là cần thiết hữu ích cho giáo viên xác định mục tiêu dạy học cho HS. - Chuẩn KTKN phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức điều kiện học tập của học sinh. - Một số nội dung tiếng Việt (phần đọc thành tiếng, viết chính tả, .) chuẩn KTKN cao hơn so với thực tế chất lượng của HS vùng cao, gây khó khăn cho GV giảng dạy. - Đại đa số GV dạy HS phù hợp với chuẩn KTKN. Riêng phần đọc thành tiếng (trong K.tra chất lượng) Chính tả (nghe viết) giáo viên yêu cầu HS thực hiện dưới chuẩn ở một số bài khối (3, 4, 5) (nguyên nhân: do kĩ năng nghe viết tiếng Việt của HS dân tộc còn nhiều hạn chế) . Các nội dung khác thực hiện ngang bằng chuẩn KTKN. b) Triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, kĩ thuật ở Tiểu học (theo CV 951/SGD&ĐT-GDTH ngày 7/10/2009) * Nội dung điều chỉnh: + Khối 1: Điều chỉnh phần gấp, cắt dán hình lên các tuần từ 1 đến 20; chuyển phần xé, dán hình xuống tuần 21-34 - Lí do điều chỉnh: Học sinh mới vào lớp 1 chưa có các kĩ năng xé dán hình (đây là nội dung đòi hỏi tính sáng tạo, không có khuôn mẫu) nên được chuyển xuống phần cuối năm học khi HS đã có nhiều kĩ năng cơ bản. Phần gấp, cắt hình có những khuôn mẫu nhất định để HS làm theo nên được chuyển lên các tuần đầu năm. + Khối 2: - Nội dung điều chỉnh: tăng số tiết cho nội dung “Gấp thuyền phẳng đáy không mui gấp cắt phong bì, thiệp chúc mừng’ giảm (bỏ) nội dung cắt dán biển báo giao thông - Lí do điều chỉnh: Các nội dung tăng thời lượng đòi hỏi nhiều kĩ năng thực hành đối với HS; nội dung bỏ(cắt dán biển báo giao thông) vì không phù hợp với HS vùng sâu,vùng cao như Phúc Than (không có các loại đường trên để HS phải nhận biết biển báo) + Khối 3: - Nội dung điều chỉnh: Bỏ phần gấp “tàu thủy 2 ống khói” “làm lọ hoa gắn tường” vì khó thực hành đối với HS lớp 3 vùng cao. Tăng thời lượng cho bài cắt dán chữ đan nong mốt, nong đôi. + Khối 4: Bỏ nội dung “Thêu móc xích trưng bày sản phẩm thêu móc xích” vì đây là nộ dung khó đối với đa số HS nam, tăng thời lượng cho tiết lắp ghép “cái đu”, lắp ghép “ô tô tải” lắp ghép tự chọn. Chuyển các tiết dạy về trồng trọt từ tuần 21 đến 25 lên tuần 15-19 cho phù hợp với thực tế canh tác của địa phương. + Khối 5: - Nội dung điều chỉnh: Bỏ nội dung “Thêu dấu X’ tăng thời lượng cho tiết “lắp xe cần cẩu lắp xe ben” * Đánh giá: Sau gần 2 năm thực hiện việc điều chỉnh môn thủ công, kĩ thuật được thực hiện ở trường chúng tôi thấy: - Giáo viên HS không gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nội dung dạy học. - Chất lượng dạy học môn thủ công- kĩ thuật có nhiều chuyển biến so với các năm học trước. - Nhiều kĩ năng dạy học ở trường được thực hành vận dụng vào thực tế đời sống của các em có tác dụng thiết thực. - Phần thực hành lắp ghép của HS gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân nhà trường không có đủ thiết bị cho HS thực hành lắp ghép (bộ thiết bị dạy học thiếu). c) Thực hiện đánh giá theo thông tư 32/ 2009/BGD&ĐT ngày 27/10/2010. - Nhà trường nghiêm túc thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 32. - Trong quá trình thực hiện không thấy có khó khăn, vướng mắc gì. d) Triển khai cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo công văn sô 7312/BGD&ĐT- GDTH ngày 21/8/2009 Công văn sô 4919/BGD&ĐT-GDTH ngày 17/8/2010 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010, 2010-2011. - Trường đã triển khai đầy đủ các công văn trên đến toàn thể CBGVNV của trường. - Thực hiện nghiêm túc việc cam kết chất lượng giáo dục đánh giá học sinh của GV với Hiệu trưởng, Hiệu trưởng với Phòng GD&ĐT. - Bàn giao đầy đủ chất lượng giáo dục giữa giáo viên với giáo viên (các lớp 1-4), nhà trường TH với nhà trường THCS (lớp 5). - Công khai toàn bộ chất lượng giáo dục của các lớp, của nhà trường với nhân dân chính quyền địa phương. 2/ Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học từ năm học 2007-2008 + Công tác thực hiện: - Nhà trường thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp về đổi mới PPDH. - Tổ chức thanh, kểm tra, hướng dẫn giáo viên thực hiện có chất lượng việc đổi mới PPHD từ lớp 1-5 ở tất cả các môn học phân môn. - Hàng năm có tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH của giáo viên; có tổ chức cho GV tham khảo các điển hình thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả của đơn vị. + Công tác tập huấn, BD đổi mới PPDH: - Hằng năm tổ chức cho CBQL&GV tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, BD về đổi mới PPDH BDCM do PGD&ĐT tổ chức. - Nhà trường tiến hành rà soát đội ngũ GV tổ chức BD, tập huấn về PPDH cho tất cả các GV có hạn chế về PPDH. + Việc sử dụng tài liệu bồ dưỡng thiết bị dạy học về đổi mới PPDH: - Nhà trường chỉ đạo GV lấy các tài liệu BD thay sách, BDCM hằng năm làm tài liệu tự học, tự nghiên cứu để áp dụng vào thực tế giảng dạy tại lớp mình. - Tổ chức cho GV sử dụng hiệu quả triệt để các thiết bị dạy học sẵn có được trang cấp tự làm các ĐDDH theo đặc trưng từng môn dạy. + Đánh giá hiệu quả đổi mới PPDH ở Tiểu học: - Thuận lợi: Nhà trường nhận được sự chỉ đạo hiệu quả từ CM PGD&ĐT. Tất cả các CBQL-GV đều BD về đổi mới PPDH ở tất cả các khối lớp từ 1-5. Nhiều GV có sáng tạo trong việc vận dụng PPDH đổi mới trong dạy học; PPDH mới dễ thực hiện đối với các giờ dạy, HS dẽ dàng tiếp cận với bài học. - Khó khăn: Một số PPDH khó áp dụng có chất lượng đối với HS vùng cao như Phúc Than; Trình độ năng lực vận dụng PPDH mới của một bộ phận giáo viên chưa tốt, kém hiệu quả; Đồ dùng thiết bị phục vụ dạy học theo PPDH đổi mới thiếu hỏng hóc nhiều ảnh hưởng đến việc sử dụng trong tiết dạy của GV. - Kết quả áp dụng PPDH mới: Chất lượng dạy học có chuyển biến tích cực (tỉ lệ HS yếu đọc, viết, tính toán giảm hẳn, chất lượng GD chuyển biến rõ rệt); Tạo ra nhiều giờ học húng thú với HS. Kích thích được sự sáng tạo của các giáo viên. 3/ Kiến nghị, đề xuất: - Chuẩn KTKN: Đề nghị lồng ghép tài liệu Chuẩn KTKN, tích hợp môi trường vào với Tài liệu hướng dẫn soạn giảng của GV(Sách GV). Chuẩn KTKN cần cụ thể đầy đủ thông tin về KT, KN giáo dục HS để GV dễ thực hiện, tránh hiện tượng phải sử dụng nhiều tài liệu để lấy thông tin (mục tiêu) cho từng tiết dạy gây khó khăn cho GV. - Thủ công-KT: Cần biên soạn lại tài liệu (cả sách giáo khoa sách HD giảng dạy) thống nhất theo chương trình đã được cải tiến cho phù hợp với điều kiện giảng dạy dễ sử dụng với cả GV HS. - Đánh giá HS theo thông tư 32: Cần có sự đánh giá cả quá trình học tập hàng ngày vào kết quả cuối cùng của HS. - Trang thiết bị phục vụ dạy học: Đề nghị cấp đủ Bộ thiết bị tối thiểu cho học sinh, giáo viên nhà trường thực hiện nhiệm vụ của mình. Cụ thể: Bộ thiết bị dùng chung: 10 bộ; bộ thiết bị của HS: 100 bộ/ khối. Trên đây là báo cáo đánh giá thực hiện Chuẩn KTKN các môn học đổi mới PPDH ở Tiểu học của trường Tiểu học số 2 xã Phúc Than. Nơi nhận: - Tổ CM Tiểu học PGD&ĐT(b/c) - Lưu nt T/M trường P.Hiệu trưởng ĐẶNG HỮU ĐOAN . đổi mới PPDH của giáo viên; có tổ chức cho GV tham khảo các điển hình thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả của đơn vị. + Công tác tập huấn, BD đổi mới PPDH: . mới PPDH và BDCM do PGD&ĐT tổ chức. - Nhà trường tiến hành rà soát đội ngũ GV và tổ chức BD, tập huấn về PPDH cho tất cả các GV có hạn chế về PPDH.

Ngày đăng: 07/11/2013, 17:11

w