1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đổi mới và hội nhập

10 327 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới của đất nước ta - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế khu vực đối với công cuộc đổi mới những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới của nước ta 2. Về kĩ năng - Biết liên kệ các kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới. - Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiến cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc đổi mới. - Nhận xét biểu đồ. 3. Về thái độ Xác định tinh thần trách nhiệmcủa mỗi người với sự nhiệp phát triển của đất nước II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Một số hình ảnh tư liệu , vi deo… về các thành tựu của công cuộc đổi mới - Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế khu vực. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giới thiệu bài: GV cho HS xem một số hình ảnh về đổi mới hội nhập, sau đó yêu cầu HS cho biết nội dung các hình ảnh này. GV đặt vấn đề: Sau 20 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng. Đó là do ta thực hiện đổi mới. Đổi mới, nhưng vẫn giữ vững con đường XHCN, trong khi nhiều nước XHCN Đông Âu Liên Xô cải cách không thành công. Tại sao như thế? Cả lớp cùng tìm hiểu qua bài học sau: Hoạt đông của Thầy trò Nội dung chính GV nêu ý nghĩa của công cuộc đổi mới: Đổi mới là để phát triển, nên quá trình phát triển kinh tế cũng là quá trình đổi mới, công cuộc đổi mới làm nước ta có sự chuyển biến về chất, diễn ra vào những năm cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX. GV giới thiệu sơ đồ phần 1 Công cuộc đổi mới Bối cảnh Quốc tế Trong nước Diễn biến Thành tựu Hoạt động 1: Tìm hiểu bối cảnh của công cuộc đổi mới. Thời gian: ….phút Phương pháp: Đàm thoại, kể chuyện, thuyết giảng. Hình thức: Cả lớp. GV đặt các câu hỏi, mỗi câu gọi 1HS trả lời, HS khác bổ sung, góp ý, đồng thời GV chuẩn kiến thức giảng rõ thêm . - Những năm cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80, bối cảnh quốc tế diễn 1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế -xã hội. Nội dung sơ đồ, xem phần phụ lục BÀI 1 Việt Nam trên đường đổi mới hội nhập ra như thế nào cụ thể là ở các nước TBCN XHCN? Thực trạng nền kinh tế - xã hội trong nước ra sao? - Về lạm phát: VD 1986 tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng là 487,2% tức là giá cả hàng hóa trong năm đó tăng lên khoảng bao nhiêu lần? GV kể chuyện nhằm khắc họa sinh động bối cảnh lịch sử, để thấy rõ những khó khăn lúc bấy giờ (lạm phát rất cao có thời kì ở mức 3 con số, giá cả leo thang, nhập lương thực mỗi năm…). Chuyển ý: Bối cảnh quốc tế trong nước diễn ra như thế buộc ta phải tiến hành đổi mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu 3 xu thế đổi mới. Thời gian: ….phút Phương pháp: Động não. Hình thức: cặp. Bước 1: GV giảng về nền NN trước sau khoán 100 (khoán sản phẩm, giao định mức khoán cho hợp tác xã) khoán 10 (đổi mới công tác quản lí nông nghiệp, ruộng đất từ hợp tác xã chia cho nông dân tính theo số người trong gia đình, giao khoán thuế.) Bước 2: Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để hoàn thành phiếu học tập số 1 (kết quả xem phụ lục) Đổi mới từ 1986 đến nay Các xu hướng Biểu hiện - - - - - - Bước 3: GV gọi lần lượt nhiều HS nêu các ý kiến của minh, GV đánh giá khái quát về tính khả thi (phần biểu hiện) bổ sung, làm rõ thêm kiến thức. Chuyển ý: Đổi mới kinh tế-xã hội đã đem lại những thành tựu to lớn. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thành tựu của công cuộc đổi mới. Thời gian: Phương pháp: Thảo luận. Hình thức: Nhóm Bước 1: GV giao nhiệm vụ các nhóm, yêu cầu nhận xét biểu đồ kết luận về thành tựu đạt được. Nhóm 1,2 : Biểu đồ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng 1986-2005. Nhóm 3,4 : Biểu đồ tăng trưởng kinh tế 1975-1980 đến 2005. Nhóm 5,6 : Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế 1990-2005. Nhóm 7,8 : Biểu đồ tỉ lệ nghèo của cả nước. GV cho HS biết các khái niệm: Nghèo lương thực-thực phẩm: Thu nhập ở mức thấp ứng với thu nhập chi tiêu để đảm bảo 2100 calo mỗi ngày cho 1 người. Nghèo chung: Thu nhập chi tiêu đủ để đáp ứng nhu cầu lương thực thực-thực phẩm phi lương thực. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS kết luận các ý đúng của mỗi nhóm, đồng thời hỏi thêm làm rõ mối liên hệ giữa các kiến thức (đối với lớp khá, giỏi) qua sơ đồ sau: - Dựa vào biểu đồ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, hãy cho biết từ năm nào trở đi nền kinh tế-xã hội nước ta thoát khỏi khủng hoảng? - Với cơn bão giá 2007-2008 diễn ra trên thế giới (giá dầu, giá lương thực…tăng), ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế-xã hội VN. Bằng những hiểu biết của mình, GV yêu cầu HS nêu ra những biện pháp mà Đảng nhà nước đã thực hiện để kiềm chế lạm phát kết quả là khá hữu hiệu (tiết kiệm, trợ giá xăng dầu, thay đổi công nghệ giảm chi phí đầu vào, chống đầu cơ, thông tin kịp thời (giá gạo tăng đột ngột cuối 4/2008 do thông tin chưa kịp thời ), bảo vệ tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai….). GV lưu ý, kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ của từng người trong xã hội. - GV chỉ trên bản đồ kinh tế Việt nam các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm… - Nhà nước nhân dân ta đã thực hiện những biện pháp gì trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thành tựu này có ý nghĩa thế nào trong phát triển kinh tế ? Chuyển ý: Thành tựu trong công cuộc đổi mới có sự đóng góp quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Hoạt động 4: Nước ta trong hội nhập quốc tế khu vực. Thời gian: … phút. Phương pháp: Đàm thoại phát vấn, thuyết giảng. Hình thức: Cặp Bước 1: GV giới thiệu sơ đồ phần 2 Công cuộc hội nhập quốc tế khu vực Bối cảnh Quốc tế Trong nước Diễn biến Thành tựu Khó khăn Bước 2: GV đề ra các yêu cầu cho từng phần (trong sơ đồ), gọi HS thực hiện, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Phần bối cảnh: Yêu cầu HS dựa vào SGK trình bày phần này . GV gợi ý, về bối cảnh trong nước, ta gặp phải khó khăn gì trong 2.Nước ta trong hội nhập quốc tế khu vực. Nội dung sơ đồ, xem phần phụ lục Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Tăng trưởng kinh tế khá cao Đẩy lùi lạm phát Cơ cấu lãnh thổ chuyển biến rõ nét Thành tựu lớn trong xóa dói, giảm nghèo quá trình hội nhập (nguyên nhân khách quan chủ quan)? - Phần diễn biến: Yêu cầu HS dùng các mũi tên nối các ý ở 2 cột theo cặp sao cho đúng (phiếu học tập số 2; kết quả xem phụ lục), sau đó nhận xét về diễn biến của quá trình hội nhập.(Ta tích cực chủ động hội nhập nên trong hơn 10 năm tiến trình hội nhập diễn ra nhanh, xóa bỏ những rào cản giữa ta với các nước, nhất là với các nước phát triển kinh tế theo con đường TBCN) GV cho HS xem một số hình ảnh về hội nhập. - Phần thành tựu: + GV yêu cầu HS xem SGK nội dung phần này, sau đó yêu cầu HS nhận xét biểu đồ H1.2 GDP theo giá so sánh 1994, phân theo thành phần kinh tế kết luận về thành tựu đạt được.(GV hướng dẫn HS phân tích để thấy rõ hơn ý nghĩa của việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, góp phần huy động tốt nhất các nguồn lực trong ngoài nước để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng nhanh GDP, chú ý khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất, có tác động không nhỏ đến việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng). + GV giảng : Ngoài hợp tác về đầu tư, ta còn đẩy mạnh hợp tác về nhiều mặt khác….chứng tỏ ta tranh thủ các nguồn lực có thể từ bên ngoài (vốn, kinh nghiệm…) nhằm góp phần thực hiện tốt hơn, nhanh chóng hơn các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra. Ngoại thương phát triển nhanh, đặc biệt là xuất khẩu đã có tác động tích cực đến việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. GDP theo giá so sánh 1994, phân theo thành phần kinh tế 1989 1991 1995 1997 2000 2003 2005 năm Nghìn tỉ đồng Diễn biến của quá trình hội nhập Đầu 19957- 19951-2007 VN gia nhập WTOVN Hoa Kì bình thường hóa quan hệ VN gia nhập ASEAN 1986 GV hỏi: -Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có tác động thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? (Đổi mới là tất yếu, học tập kinh nghiệm các nước để chọn hướng đổi mới đúng đắn, đưa công cuộc đổi mới đến thành công). - Nêu những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế khu vực.(bị cạnh tranh, nguy cơ khủng hoảng, tụt hậu về kinh tế…). Chuyển ý: Để khắc phục những khó khăn trong hội nhập trong phát triển kinh tế ta cần phải có những định hướng phát triển về lâu dài. Hoạt động 5: Tìm hiểu về một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta. Thời gian: … phút. Phương pháp: Thuyết giảng. Hình thức: Nhóm/Cặp Bước 1: GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ khung sau: Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức. Kết luận: Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng tính tích cực, chủ động sáng tạo của toàn dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trên đà thắng lợi đó ta tiếp tục thực hiện có hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển 2010 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào 2020. 3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta. Nội dung sơ đồ, xem phụ lục IV. ĐÁNH GIÁ. 1. Dùng các mũi tên nối các ý ở hai cột sau cho phù hợp: Chiến lược tăng trưởng xóa đói giảm nghèo Kinh tế Xã hội Môi trường Đối ngoại 1975 1986 1995 1997 2007 Khủng hoảng tài chính Châu Á Đất nước thống nhất Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì gia nhập ASEAN Gia nhập tổ chức thương mại thế giới Đề ra đường lối đổi mới kinh tế - xã hội 2. Đoán ô chữ hàng dọc. Câu 1. Biểu hiện tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề. Câu 2. Một trong ba xu thế Đổi mới 1986. Câu 3. Cơ sở phát triển nền kinh tế bền vững. Câu 4. 1995, sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực. Câu 5. Mặt hàng nong nghiệp xuất khẩu lớn của VN. Câu 6. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài giúp cải thiện cơ sở hạ tầng. Câu 7. Tổ chức kinh tế gồm nhiều nước Châu Á-Thái Bình Duơng. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP. - Làm câu hỏi 1 2 SGK. - Sưu tầm bài báo về thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam VI. PHỤ LỤC. Nội dung sơ đồ phần 1 Công cuộc đổi mới Bối cảnh Quốc tế - Cuộc CMKHKT hiện đại. - Đông Âu XHCN Liên Xô: kinh tế suy thoái. Trong nước Khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề (lạm phát cao, kéo dài). Diễn biến -1979: Manh nha (Khoán 100, 10 trong NN) -1986: Khẳng định theo 3 xu thế: +Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội +Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN +Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. Thành tựu - Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT- XH, đẩy lùi lạm phát - Tốc độ tăng trưởng KTcao. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH - Cơ cấu lãnh thổ chuyển biến rõ - Đạt được thành tựu lớn trong xóa đói giảm nghèo Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 Đổi mới từ 1986 đến nay Các xu hướng Biểu hiện -Dân chủ hóa đời sống kinh tế-xã hội -Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. -Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới - Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. - Có thêm thành phần kinh tế tư nhân (tư bản trong ngoài nước, cá thể ) - Tăng cường hợp tác với các nước không phân biệt thể chế chính trị, gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn… T G I A O L U U R I T H U C ESA A N C A P H E O D A A E CP A P H A TL M Nội dung sơ đồ phần 2. Công cuộc hội nhập quốc tế khu vực Bối cảnh Quốc tế Toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra ngày càng rõ nét. Trong nước Quan hệ hợp tác với các nước gặp nhiều khó khăn do tiềm lực kinh tế yếu, Mỹ cấm vận kinh tế, kinh tế Đông Âu Liên Xô suy thoái. Diễn biến - 1995: VN bình thường hóa quan hệ với Mỹ. - 7/1995: VN gia nhập ASEAN. - Tham gia diễn đàn APEC. - 1/2007: VN gia nhậpWTO. Thành tựu -Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài -Hợp tác kinh tế- KHKT, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực… được đẩy mạnh - Ngoại thương phát triển tầm cao mới: 17,9%/năm (1986-2005), là nước xuất khẩu lớn về một số mặt hàng : dệt may, điện tử, tàu biển, gạo,cà phê,điều, tiêu, thủy sản… Khó khăn Cạnh tranh gay gắt, nguy cơ khủng hoảng, tụt hậu về kinh tế… Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2 Nội dung sơ đồ phần 3. Diễn biến của quá trình hội nhập Đầu 19957- 19951-2007 VN gia nhập WTOVN Hoa Kì bình thường hóa quan hệ VN gia nhập ASEAN Chiến lược tăng trưởng xóa đói giảm nghèo Kinh tế -Hoàn thiện thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường. -Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Xã hội. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hóa mới chống tệ nạn xã hội, mặt trái cơ chế thị trường Môi trường. Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đối ngoại. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực quốc gia Phát triển bền vững VII. THÔNG TIN BỔ SUNG. Thời cơ thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) Trải qua 11 năm đàm phán thương lượng, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Sự hội nhập của nền kinh tế nước ta với Thế giới khi gia nhập WTO nagỳ càng sâu rộng chặt chẽ. Sự hội nhập này cũng đã mang đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội nhưng cũng không thiếu những trở ngại thách thức. 1. Thời cơ. Tham gia vào Tổ chức thương mại Thế giới, nước ta đứng trước những thời cơ lớn như sau: - Được tiếp cận thị trường hàng hóa dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu trong tương lai – với sự lớn mạnh của doanh nghiệp nền kinh tế nước ta – mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố đảm bảo tăng trưởng. - Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lí theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất công nghệ quản lí, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tốc độ tăng trưởng rút ngắn khoảng cách phát triển. - Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng hơn, hợp lí hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghịêp. - Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế trong nước để phát huy nội lực hội nhập với bên ngoài, nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, đảm bảo cho tiến trình cải cách của chúng ta đồng bộ hơn, hiệu quả hơn. - Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình, hợp tác phát triển. 2. Thách thức. Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối mặt: - Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới ngay trên thị trường nước ta. - Ở mỗi quốc gia sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được huởng lợi ích hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hóa; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. - Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. - Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền… Như vậy, gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm kết quả của nhiều nước gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới trước ta, cho chúng ta tin tưởng rằng: Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển nhanh ổn định trong thời gian tới cũng như trong lâu dài. (Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu: Gia nhập WTO cơ hội, thách thức hành động của chúng ta – Nguyễn Tấn Dũng, TTg, chính phủ Việt Nam, 2006; Gia nhập WTO(hướng cam kết những điều lưu ý) – Phạm Hà, Thời bào kinh tế Việt Nam 2006-2007) -------- ĐỊA LÍ 12 CB . cuộc đổi mới - Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giới thiệu bài: GV cho HS xem một số hình ảnh về đổi mới và hội nhập, . ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài, nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:28

w