1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp

74 859 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 720,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và những tâm đắt trong quá trình giảng dạy của bản thân thì “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản đã ra đời nhằm phục vụ cho các học sinh, giáo viên, . “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản được viết theo tiến trình bài giảng của sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản, do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Song hành với sách giáo khoa sinh học 11, thì “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp, sinh học 11 cơ bản là một tài liệu rất hữu ích dành cho học sinh trong việc chuẩn bị bài học mới (thuộc môn sinh học 11) được tốt hơn trước khi đến lớp. Trên cơ sở đó giúp học sinh chủ động, phát huy tính tích cực, sáng tạo xây dựng bài học một cách có hệ thống, khoa học. Ngoài ra “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản là một tài liệu hỗ trợ đắt lực cho các giáo viên giảng dạy môn sinh học 11 khi thiết kế bài giảng cũng như trong tiến trình giảng dạy môn sinh học 11. Nội dung của “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản được viết theo từng bài, mỗi bài gồm có hai phần: Phần thứ nhất: gồm các câu hỏi, từng vấn đề liên quan đến bài học mà học sinh cần phải chú ý. Phần thứ hai: hướng dẫn trả lời các câu hỏi, các vấn đề. Qua đó, giúp học sinh biết trước được những kiến thức trọng tâm của bài học, nhờ vậy mà chủ động, tự tin hơn trong quá trình học tập. Đặc biệt trong phương pháp đổi mới dạy và học hiện nay thì “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Trong quá trình viết, Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp” sinh học 11 cơ bản luôn bám sát sách giáo khoa Sinh học 11, cố gắng khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa và bổ sung một số câu hỏi có tính ứng dụng thực tiễn. Để cho sáng kiến này ngày càng hoàn thiện hơn, người viết sáng kiến mong nhận được góp ý từ các thầy cô giáo và các em học sinh. DƯƠNG VĂN CƯ 1 Chương I : CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: 1. Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ cây trên cạn ? 2. Đặc điểm cấu tạo nào của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng ? Mục đích của việc phát triển đó ? 3. Nhiều loại thực vật không có miền lông hút thì rễ cây hấp thụ nước, ion khoáng bằng cách nào ? Cho ví dụ ? 4. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ? 5. Nước và ion khoáng sau khi đi vào lông hút của rễ, sẽ được vân chuyển đi đâu ? Và vận chuyển bằng cách nào ? 6. Đai caspari có vai trò gì ? 7. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ? 8. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ? 9. Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn ? II. Hướng dẫn trả lời: 1. Hệ rễ phân hoá thành các rễ chính, rễ bên. Trên các rễ có các miền lông hút nằm gần đỉnh sinh trưởng. 2. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt là tăng nhanh số lượng lông hút. Nhằm hướng đến nguồn nước ở trong đất, tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ hút được nhiều nước và các ion khoáng. 3. Một số thực vật ở cạn, bộ rễ không có miền lông hút (thông, sồi,…) thì hệ rễ có nấm rễ bao bọc giúp cây hấp thụ được nước ( hay các tế bào còn non, tế bào chưa bị suberin hoá). 4. Chỉ tiêu so sánh Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng Cơ chế - Thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, môi trường ưu trương (thế nước thấp). - Thụ động: đi từ đất (nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nồng độ ion thấp). - Chủ động: di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Ví dụ: ion kali. 2 Điều kiện - Có sự chênh lệch thế nước giữa đất và tế bào lông hút: + Quá trình thoát hơi nước ở lá. + Nồng độ các chất tan trong rễ cao. - Chênh lệch nồng độ các chất tan. - Tiêu tốn năng lượng (ATP). 5. Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ… − Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào đến đai caspari thì chuyển sang con đường tế bào. − Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của tế bào. 6. Điều chỉnh dòng vân chuyển các chất vào tế bào. 7. − Độ thẩm thấu (áp suất thẩm thấu). − Độ pH. − Lượng ôxi của môi trường (đô thoáng khí). 8. Đối với cây trên cạn, khi ngập úng rễ cây thiếu ôxi → tiến trình hô hấp bình thường của rễ bị phá hoại, tích luỹ các chất độc đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới → cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá huỷ và cây bị chết. 9. Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất. Ngược lại nước có thể từ trong cây đi ra ngoài môi trường do sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa hai môi trường bên ngoài cao hơn bên trong, cân bằng nước bị phá vỡ và cây chết. Bài 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 3 I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: 1. Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào ? 2. Trình bày cấu tạo của mạch gỗ ? 3. Đặc điểm cấu tạo nào của mạch gỗ phù hợp với chức năng vận chuyển nước ? 4. Các lỗ bên có chức năng gì ? 5. Các thành phần vận chuyển trong mạch gỗ ? 6. Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được các chất đi ngược với chiều trọng lực lên cao đến vài chục mét ? 7. Giải thích hiện tượng ứ giọt nước ở mép lá sau những ngày ẩm ướt ? 8. Mô tả cấu tạo của mạch rây ? 9. Điểm khác biệt giữa ống rây với tế bào kèm ? 10.Thành phần của dịch mạch rây ? Động lực vận chuyển ? 11.Vì sao mạch gỗ là các tế bào chết, dạng ống rỗng, còn mạch rây là các tế bào sống không có dạng ống ? II. Hướng dẫn trả lời: 1. − Dòng mạch gỗ (dòng đi lên, ngược chiều với trọng lực) vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan toả đến lá và những phần khác của cây. − Dòng mạch rây (dòng đi xuống, cùng chiều với trọng lực) vận chuyển những chất hữu cơ từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ. 2. Mạch gỗ (xilem): gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại nối kế tiếp nhau tạo thành những ống dài từ rễ lên lá. Cả quản bào và mạch ống đều có các lỗ bên. 3. Là các tế bào chết, không có màng, không có các bào quan tạo thành ống rỗng dẫn đến lực cản thấp, thành tế bào mạch gỗ được linhin hoá bền chắc chịu được áp suất nước, thành thức cấp không có, thành sơ cấp mỏng, các lỗ tạo thành dòng vận chuyển ngang. 4. Tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang. 5. Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ như: axit amin, amit, vitamin, hoocmôn) được tổng hợp ở rễ. 6. Nhờ có sự phối hợp của 3 lực : 4 − Lực đẩy (áp suất rễ). − Lực hút do thoát hơi nước ở lá. − Lực liên kế giữa các phân tử nước với nhau và thành tế bào mạch gỗ. 7. Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được vận chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt độ ẩm tương đối không khí quá cao, bảo hoà hơi nước → không thể hình thành hơi để thoát ra không khí → ướt giọt nước trên lá. 8. Mạch rây: gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. 9. Điểm khác biệt giữa ống rây là không có nhân còn tế bào kèm là có nhân (tế bào kèm là nơi cung cấp năng lượng cho việc vận chuyển một số chất theo cơ chế chủ động). 10. − Các sản phẩm đồng hoá ở là chủ yếu: saccarôzơ, axit amin, …một số ion khoáng được sử dụng lại như kali. − Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ). 11. − Mạch gỗ là các tế bào chết, dạng ống rỗng, giúp vận chuyển các chất đi lên (ngược hướng với trọng lực) một cách dễ dàng hơn. − Mạch rây là các tế bào sống không có dạng ống, tránh hiện tượng các chất được tổng hợp ở phần trên của cây (lá, thân,…) theo hướng trọng lực xuống rễ rồi ra ngoài đất khi không cần thiết. Do vậy mà không gây ra lãng phí các chất. Bài 3. THOÁT HƠI NƯỚC 5 I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: 1. Nhân xét gì về tỉ lệ giữa lượng hơi nước lá cây thoát ra và lượng nước được sử dụng ? 2. Thoát hơi nước có vai trò gì đối với cây ? Trong các vai trò vừa nêu thì theo em vai trò nào là quan trọng nhất đối với cây ? Vì sao ? 3. Tại sao nói thoát hơi nước là “hiểm họa” vừa “tất yếu” ? 4. Mô tả cấu tạo của lá ? Đặc điểm cấu tạo nào của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước ? 5. Sự thoát hơn nước qua khí khổng diễn ra như thế nào ? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào ? 6. Sự thoát hơn nước qua lớp cutin diễn ra như thế nào ? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào ? 7. So sánh sự thoát hơi nước qua lớp cutin đối với lá non, lá trưởng thành, lá già ? 8. Nếu cây mọc trên đồi thì lượng nước thoát ra qua lớp cutin sẽ như thế nào so với cây mọc trong vườn ? 9. Theo em tế bào khí khổng có khi nào bị mất nước hoàn toàn không ? 10.Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ? 11.Cân bằng nước là gì ? Thế nào là tưới tiêu hợp lý ? 12.Tại sao phải trồng cây xanh quanh khu đô thị, sân trường ? II. Hướng dẫn trả lời: 1. Lượng hơi nước thoát ra quá nhiều so với lượng nước cây giữ lại. 2. − Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất khác từ rễ lên mọi cơ quan của cây trên mặt đất; Tạo môi trường liên kết các bộ phân của cây; Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. − Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. − Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường. − Vai trò thứ 2 là quan trọng nhất. Vì : khí CO 2 vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp → năng lượng sống cho cây. 3. − “Hiểm hoạ” trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng mất đi. Đó là một điều kiện không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. 6 − “Tất yếu” vì có thoát hơn nước mới lấy được nước. Sự thoát hơn nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng. 4. Lớp cutin, lớp biểu bì, mô giậu (chứa lục lạp). 5. − Mặt trên và dưới của lá có nhiều tế bào khí khổng. Số lượng tế bào khí khổng trên lá có liên quan đến sự thoát hơi nước. − Ngoài tế bào khí khổng, sự thoát hơi nước của lá cây còn được thực hiện qua lớp cutin. 6. − Sự thoát hơi nước qua khí khổng: độ mở của khí khổng nó phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu). − Khi tế bào khí khổng no nước → khí khổng mở. − Khi tế bào khí khổng mất nước → khí khổng đóng. − Sự thoát hơi nước qua lớp cutin: hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm và ngược lại. 7. Lá non có thành cutin mỏng nên thoát hơi nước qua lớp cutin nhiều hơn lá trưởng thành. Còn là già do lớp cutin bị nứt nẻ nên lượng thoát hơi nước nhanh nhất. 8. Cây trong vườn nhiều hơn vì thành cutin mỏng hơn. 9. Không, vì: tế bào hát đậu không bị mất nước hoàn toàn. 10. − Nước: thông qua việc đóng mở khí khổng. − Ánh sáng: cường độ khí khổng ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng. Cường độ ánh sáng càng tăng thì độ mở khí khổng càng tăng và ngược lại. − Nhiệt độ, gió, các ion khoáng, độ ẩm đất, không khí … 11. − Cân bằng nước: khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường. − Tưới tiêu hợp lí: dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống, loài, đặc điểm của đất và thời tiết. Nhu cầu nước của cây theo các chỉ tiêu sinh lí như áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước, sức hút nước của rễ cây. 12. Tạo môi trường xanh sạch đẹp, thoáng mát,… Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG 7 I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: 1. Hãy liệt kê các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? 2. Vì sao các nguyên tố này được coi là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu ? 3. Các nguyên tố thiết yếu được ra làm mấy nhóm ? 4. Nêu tóm tắt vai trò của các ion khoáng ? 5. Tại sao cây thiếu Mg thì lá có màu sắc như vậy ? 6. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đó được cung cấp từ đâu ? 7. Để cây có thể sử dụng được các dạng khoáng không hoà tan thì phải có quá trình gì ? Quá trình đó còn phụ thuộc vào yếu tố nào ? 8. Trong nông nghiệp người nông dân thường là gì để tạo điều kiện cho quá trình chuyển hoá diễn ra thuận lời, nhanh ? 9. Bón phân như thế nào là được coi là hợp lý ? 10.Điều gì xảy ra khi ta bón phân không hợp lí ? II. Hướng dẫn trả lời: 1. Có 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. 2. − Là nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. − Không thay thế được bởi bất kì các nguyên tố nào khác. − Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. 3. Chia làm 2 nhóm: − Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. − Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. − Ngoài ra người ta còn chia ra thêm một nhóm nữa là: siêu vi lượng: I, As, Au, Hg…. 4. Bảng 4. − Các nguyên tố đại lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào. − Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được của hầu hết các enzim (xúc tác). 5. Vì Mg tham gia vào cấu trúc của lục lạp. 6. Trong đất và phân bón. 7. − Chuyển hoá dạng khoáng không tan → dễ tan. 8 − Quá trình chuyển hoá đó nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật. 8. − Làm cỏ, sục bùn, phá váng khi đất bị ngập nước, bón vôi cho đất bị chua, . − Vi sinh vật phân giải cạn bả hữu cơ. 9. − Lượng phân bón hợp lí. + Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. + Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. + Hệ số sử dụng phân bón: lương phân bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân bón. + Thời kì bón phân. − Cách bón phân. − Loại phân bón. 10. − Không đủ liều thì cây không cho năng suất cao nhất. − Thừa dẫn đến lãng phí, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến lí tính của đất, vi sinh vật, động vật. Bài 5. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT 9 I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: 1. Những dạng nitơ nào cây hấp thụ được ? Nguồn cung cấp các ion đó ? 2. Vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây ? 3. Dấu hiệu để nhận biết cây thiếu nitơ ? 4. Thế nào là quá trình khử nitrát ? Quá trình này diễn ra ở đâu ? 5. Sau khi khử NO 3 - thành NH 4 + thì quá trình tiếp tục diễn ra như thế nào ? 6. NH 3 tích luỹ lại nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, nhưng khi cây sinh trưởng mạnh lại thiếu hụt NH 3 . Vậy, cơ thể thực đã giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào ? II. Hướng dẫn trả lời: 1. − Cây hấp thụ nitơ chủ yếu ở dạng: nitơ nitrat (NO 3 - ) và nitơ amôn (NH 4 + ). − Nguồn cung cấp: + Sự phân giải xác động vật, thực vật trong đất nhờ vi sinh vật. + Sự cố định nitơ không khí nhờ vi sinh vật cố định đạm. + Bón phân vô cơ. + Vật lí - hoá học: sự phóng điện trong cơn giông. 2. − Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và quyết định đến năng xuất và chất lượng thu hoạch. − Vai trò cấu trúc: là thành phần hầu hết của các chất trong cây: prôtêin, enzym, côenzym, axít nuclêic, diệp lục, ATP,… − Vai trò điều tiết: nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin-enzym, côenzym và ATP. Nitơ tham gia vào điều tiết quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất. 3. Là có máu vàng nhạt. 4. − Đó là quá trình chuyển hoá NO 3 - thành NH 4 + theo sơ đồ NO 3 - Mo, Fe NO 2 - (nitrit) Nitratreductaza NO 2 - Mo, Fe NH 4 + Nitrareductaza 10 [...]... những vấn đề sau: 22 1 Tiêu hoá là gì ? 2 Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá thì thức ăn được tiêu hoá ở đâu và theo hình thức nào ? 3 Em có nhận xét gì cơ quan tiêu hoá ở dạng động vật chưa có cơ quan tiêu hoá ? 4 Mô tả quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá ? 5 Tại sao, thức ăn sau khi tiêu hoá ngoại bào lại tiếp tục tiêu hoá nội bào ? 6 Ưu điểm của tiêu hoá ở động... sống: khí hậu Điều kiện sống: khí ôn hoà, cường độ CO2, hậu khô hạn kéo dài O2 bình thường Bài 10 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP I Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: 17 1 Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO 2 bằng 0.01, 0.32 ? 2 Thế nào là điểm bù ánh sáng ? 3 Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng, điểm bù ánh sáng với cường... nồng độ CO2, sau đó tăng chậm đến trị số bảo hoà vượt quá trị số đó cường độ quang hợp giảm + Trong điều kiện ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 kéo theo sự gai tăng cường độ quang hợp − Nước: Thiếu nước 40 – 60% quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ Khi thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưu ẩm − Nhiệt độ: + Nhiệt độ ảnh hưởng đến enzym trong pha tối, pha... đicacbôxilic + NH3 → amit) 6 − Hình thành amit giúp khử độc cho tế bào khi amôniac tích luỹ nhiều − Amit là nguồn dự trữ NH3 cần cho quá trình tổng hợp axit amin và prôtêin khi cơ thể có nhu cầu → Đây cũng chính là ý nghĩa sinh học quan trọng của sự hình thành amit Bài 6 DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (TT) 11 I Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau: 1 Có những nguồn nitơ tự nhiên nào cung... trên thành cơ thể tiết ra enzym tiêu hoá vào lòng túi tiêu hoá ngoại bào − Sau khi tiêu hoá ngoại bào thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trở thành dạng đơn giản để cơ thể hấp thụ được 5 Nhằm tạo ra các hợp chất đơn giản (axit amin, đường đơn, glixerin, axít béo,…) cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn 6 Tiêu hoá được thức ăn có kích thức lơn hơn Đã có cơ quan tiêu hoá nhưng chưa có tính chuyên biệt 7 Bộ phận... và giữ mồi cho chặt - Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắn thịt thành mảnh nhỏ để dễ nuốt - Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng - Dạ dày đơn - Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học trong dạ dày gióng như dạ dày người (dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và thức ăn được trộn đều với dịch vị Enzym pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptít) - Răng nanh giống răng cửa khi ăn cỏ các răng này tì lên... này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ (trâu) - Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tắc dụng nghiền nát cỏ khi nhai - Dạ dày đơn: (thỏ, ngựa) - Dạ dày kép (4 túi): (trâu, bò) Dạ cỏ nơi lưu trữ và làm mềm thức ăn khô và lên men, trong dạ cỏ có rất nhiều vsv tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác; Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại; Dạ lá sách hấp thụ nước; Dạ múi... Tránh thức khuya, không hút thuốc, uống cà phê, uống rượu − Cần ăn uống đủ chất, không ăn quá no, đặc biệt hạn chế thức ăn giàu Colesteron (thịt và mỡ động vật…) 12 − Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 s − Máu chảy nhanh nhất ở động mạch, chậm nhất ở mao mạch − Vận tốc máu phụ thuộc vào: Tiết diện mạch; Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch Bài 20 CÂN BẰNG NỘI MÔI I Trong bài học này học sinh cần. .. FADH cơ thể đã sử dụng được hay chưa cần phải trải qua quá trình chuyển hoá nào tiếp theo ? 14 Hô hấp sáng là gì ? Điều kiện nào thì xảy ra hô hấp sáng ? Hô hấp sáng thường gây ra hậu quả gì ? 15 Hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại ? II Hướng dẫn trả lời: 1 Là quá trình chuyển hoá năng lượng của tế bào sống Các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2, H2O, NL (ATP) 2 Nước vôi... hiếu khí : − Đường phân: (như trên) − Chu trình Crep: xảy ra trong chất nền của ti thể Khi có O 2, Axít Pyruvic đi từ TBC vào ti thể, chuyển hoá theo chu trình Crep và bị ôxi hoá hoàn toàn → 6CO2 − Chuỗi chuyền điện tử: hiđrô tách ra từ Axít Pyruvic kết hợp với O 2 → H2O, tích luỹ được 36 ATP 13 Chưa sử dụng được mà cần được biến đổi tiếp thông qua chuỗi chuyền điện tử 14 − Khái niệm : là quá trình hấp . kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp sinh học 11 cơ bản càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Trong quá trình viết, Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi. “Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp sinh học 11 cơ bản đã ra đời nhằm phục vụ cho các học sinh, giáo viên, . “Những kiến thức cần chuẩn bị trước

Ngày đăng: 07/11/2013, 17:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Giống nhau Đều có chu trình Canvin tạo ra ALPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohiđrit, axit amin, prôtêin, lipit,… - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
i ống nhau Đều có chu trình Canvin tạo ra ALPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohiđrit, axit amin, prôtêin, lipit,… (Trang 17)
2. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá thì thức ăn được tiêu hoá ở đâu và theo hình thức nào ? - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
2. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá thì thức ăn được tiêu hoá ở đâu và theo hình thức nào ? (Trang 23)
2. Có mấy hình thức hô hấp ? - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
2. Có mấy hình thức hô hấp ? (Trang 26)
Cấu tạo của cơ quan thực hiện Hình dẹp (lá,…) Hình tròn (thân,…) - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
u tạo của cơ quan thực hiện Hình dẹp (lá,…) Hình tròn (thân,…) (Trang 38)
Hình thực vận động  Nở hoa  Hướng sáng - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
Hình th ực vận động Nở hoa Hướng sáng (Trang 38)
4. Quan sát hình 36 và cho biết khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm ? - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
4. Quan sát hình 36 và cho biết khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm ? (Trang 52)
2. Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái. Con cái giống nhau và giống cây mẹ. - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
2. Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái. Con cái giống nhau và giống cây mẹ (Trang 61)
- Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên nguyên phân để tạo ra thế hệ mới. - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
c hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên nguyên phân để tạo ra thế hệ mới (Trang 65)
− Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng: - Kiến thức cần chuẩn bị trước khi đến lớp
iai đoạn hình thành tinh trùng và trứng: (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w