1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

15 441 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 29,95 KB

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP I. Khái niệm về chi phí sản xuất giá thành sản phẩm: 1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất : Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp phải có 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động; Lao động; Đối tượng lao động. Quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm là quá trình chuyển dịch giá trị của các yếu tố nói trên vào giá trị sản phẩm. Mặt khác, để tiến hành sản xuất các doanh nghiệp còn phải chi cho các dịch vụ chi phí bằng tiền khác. Như vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phídoanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí về lao động sống lao động vật hóa, chi phí về các laoij dịch vụ chi phí khác bằng tiền. 1.2 Phân loại chi phí sản xuất : Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có nội dung, tính chất, mục đích, công dụng khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí vào từng loại, từng khoản dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau. 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí để chia thành các yếu tố chi phí, bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu, Chi phí nhân công, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền. 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí để chia toàn bộ chi phí sản xuất theo các khoản mục, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung. 1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động * Chi phí thay đổi: là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng hoạt động trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tiền công trả theo sản phẩm… * Chi phí cố định: là những chi phí “ không có sự thay đổi” khi khối lượng hoạt động thay đổi. Chi phí cố định gồm 3 loại: Chi phí cố định tuyệt đối; Chi phí cố định tương đối ( cấp bậc); Chi phí cố định tùy ý. * Chi phí hỗn hợp: là các chi phí mang tính chất hỗn hợp, vừa là chi phí thay đổi. Cách phân loại này có tác dụng quan trọng đặc biệt trong công tác quản trị doanh nghiệp, để phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn, dài hạn trong sự phát triển kinh doanh của đơn vị. 1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm * Chi phí cơ bản: là những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy trình công nghệ, sản xuất chế tạo sp như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sx, chế tạo sản phẩm. * Chi phí chung: là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất mang tính chất chung của toàn phân xưởng, bộ phận sản xuất. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định đúng phương hướng biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng loại, nhằm hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ. 1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí * Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí ( một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ, một phân xưởng sản xuất…) * Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định pp tập hợp chi phí vào các đối tượng phục vụ cho việc tinh giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ. 1.3 Giá thành sản phẩm: 1.3.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm : Giá thành sản phẩmchi phí sản xuất tính cho một khối lượng, đơn vị sản phẩm công việc lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Tính toán, xác định giá thành sản phẩm thực chất là việc xác định sự chuyển dịch của các chi phí sản xuất cấu thành trong sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản phẩmchỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh chất lượng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, việc thực hiện các giải pháp để hạ thấp chi phí giá thành sản phẩm có liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm : 1.3.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm cơ sở số liệu tính * Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. * Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tính cho từng đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức có tác dụng giúp cho các nhà quản lý đánh giá đúng tình hình sử dụng lao động, tiền vốn, đồng thời để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí. * Giá thành thực tế: giá thành thực tế chỉ tính khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành được tính trên cơ sở số liệu về chi phí sản xuất thực tế đã tập hợp được trong kỳ kết quả hoạt động đã thực hiện. Giá thành thực tế phản ánh kết quả thực hiện các giải pháp quản lý chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí là cơ sở để xác định kết quả lãi, lỗ của doanh nghiệp. 1.3.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán nội dung chi phí cấu thành trong giá thành * Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất gồm: + Giá thành sản xuất theo biến phí: gồm Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, Biến phí nhân công trực tiếp, Biến phí chi phí sản xuất chung. + Giá thành sản xuất có phân bổ chi phí cố định: được tính trên cơ sở toàn bộ biến phí sản xuất ( trực tiếp gián tiếp) cộng thêm phần định phí phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn ( hoạt động theo công suất thiết kế). + Giá thành toàn bộ: là giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Thường tính cho sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ là cơ sở để tính kết quả lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm,lao vụ, dịch vụ. 1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm : Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sản phẩm. Cả chi phí sản xuất giá thành sản phẩm đều là những chi phídoanh nghiệp phải bỏ ra. Việc sử dụng tiết kiệm, hợpchi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm có sự khác nhau nhất định, đó là: - Chi phí sx luôn gắn liền với kỳ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ dịch vụ nhất định đã hoàn thành. - CPSX không chỉ liên quan đến sản phẩm , công viêc, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm hỏng, SPLD cuối kỳ, cả những chi phí thực tế chưa phát sinh mà đã trích trước. - Giá thành sản phẩm lại liên quan đến SPLD cuối kỳ trước chuyển sang. - Giá thành sản phẩm lại có thể được giới hạn ở phạm vi hẹp hơn so với CPSX tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. II . Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp : 1.Đối tượng , phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất : 1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất : Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là những phạm vi, giới hạn mà CPSX cần được tập hợp phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX cần dựa vào các căn cứ sau đây : - Đặc điểm tổ chức sản xuất quản lý kinh doanh. - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất - Loại hình sản xuất sản phẩm. - Yêu cầu quản lý trình độ quản lý. Dựa vào các căn cứ trên để doanh nghiệp xác định phạm vi, giới hạn cần tập hợp chi phí để đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 2. Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ CPSX : 2.1 Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiên cung cấp lao vụ dịch vụ. Đối với chi phí NVL trực tiếp, việc tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí có thể theo một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp: đối với chi phí NVL trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Tổng chi phí NL, VL trực tiếp phải phân bổ trong kì Trị giá thực tế của NL, VL đã xuất trong kìTrị giá phế liệu thu hồiTrị giá NL, VL không dùng hết nhập lại kho cuối kì = - - Chi phí NL, VL trực tiếp phân bổ cho đối tượng i = Tổng chi phí NL, VL trực tiếp cần phân bổ Tổng tiêu chuẩn phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i - Phương pháp gián tiếp: đối với trường hợp chi phí NVL trực tiếp nhưng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Trong trường hợp này, việc tập hợp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau: + Trước hết tập hợp chi phí NVL trực tiếp + Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ rồi xác định số chi phí NL, VL trực tiếp phân bổ cho từng đối tượng: Đối với chi phí về vật liệu phụ, nhiên liệu, tùy thuộc vào tác dụng của từng loại, kế toán có thể phân bổ dựa vào chi phí NL, VL chính, chi phí định mức, chi phí kế hoạch, theo khối lượng sản phẩm, theo giờ máy chạy… Để tập hợp phân bổ chi phí NL, VL trực tiếp kế toán sử dụng TK 621” Chi phí NVL trực tiếp”. TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ kế toán hạch toán NL, VL trực tiếp: Phụ lục: 01 2.2. Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số chi phí về tiền công ( tiền lương) các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Việc tập hợp phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí nhân công trực tiếp cũng được tiến hành tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp phải phân bổ cho các đối tượng thì tiêu chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí tiền lương theo định mức, Giờ công định mức, Chi phí kế hoạch, Giờ công thực tế, Khối lượng hoạt động… Việc tập hợp phân bổ chi phí NCTT cho các đối tượng được thực hiện trên TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”. Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp: Phụ lục: 02 2.3 Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chungcác chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau như: Chi phí về tiền công, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí về khấu hao TSCĐ… Chi phi sản xuất chung cần được tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó tiền hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Để kế toán tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” Sơ đố kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung: Phụ lục: 03 2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Sau khi đã tập hợp chi phí sx theo từng khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung. Kế toán cần kết chuyển tập hợp chi phí sx theo từng đối tượng chịu chi phí về cả ba khoản mục trên để phục vụ cho việc đánh giá sp làm dở cuối kỳ tính giá thành sp. Tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà chi phí sản xuất được tập hợp theo một trong hai phương pháp sau: 2.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sx theo phương pháp khai thường xuyên Theo pp này kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí SXKD dở dang” để tập hợp CPSX tính giá thành sp. Chi phí của SPLD cuối kỳ ( NL, VL) = Chi phí của SPDD đầu kì (NL,VL) Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kì x + Chi phí NL, VL trực tiếp(NL, VL chính) phát sinh trong kì Số lượng SPDD cuối kì TK 154 “ Chi phí SXKD dở dang” được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX như: Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ, từng sp, nhóm sp .; Từng ngành sx ( trồng trọt, chăn nuôi, chế biến…)… Sơ đồ phương pháp KKTX có thể khái quát qua sơ đồ: Phụ Lục: 04 2.4.2. Kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp kiểm định kỳ Theo phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng TK 631 “ Giá thành sx” để tập hợp CPSX tính giá thành sp. Tùy thuộc vào đặt điểm hoạt động SXKD mà các doanh nghiệp có thể mở TK 631” Giá thành sản xuất” chi tiết theo các đối tượng tập hợp chi phí như đối với TK 154. Phương pháp KKĐK được khái quát theo sơ đồ sau: Phụ Lục: 05 III. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm làm dở là sản phẩm mà đến kì tính giá thành vẫn đang nằm trên dây truyền sản xuất để tiếp tục được chế biến.Như vậy, trong tổng số chi phí sản xuất phát sinh trong kì, có một phần chi phí được phản ánh trong sản phẩm làm dở. Trong các DNSX hiện nay có thể áp dụng các pp sau: 1. Đánh giá SPLD theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính * Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩmchi phí NL, VL trực tiếp ( NL, VL chính) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất phát sinh để SX sản phẩm. Áp dụng công thức: * Trường hợp sản phẩm sản xuất phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục thì chi phí sản xuất cuối kì của giai đoạn sau ( phân xưởng) được đánh giá theo nửa thành phẩm của giai đoạn ( phân xưởng) trước. Chi phí SX ( NCTT, SX chung) của SPDD cuối kì = Chi phí SX (NCTT, SX chung) của SPDD Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD qui đổi x + Chi phí SX (NCTT, SX chung) phát sinh trong kì Số lượng SP qui đổi 2.Đánh giá SPLD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ các chi phí trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy khi kiểm xác định khối lượng SPLD phải xác định được mức độ hoàn thành của chúng. Căn cứ vào khối lượng mức độ hoàn thành để quy đổi số SPLD ra sản phẩm hoàn thành tương đương làm cơ sở xác định chi phí: - Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu qui trình SX: Chi phí NL, VL trực tiếp ( NL, VL chính) thì tính cho sản phẩm làm dở sản phẩm hoàn thành như nhau, công thức tính cụ thể giống công thức trình bày ở mục 1. - Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính theo mức độ hoàn thành với công thức: Trong đó: Số lượng SP quy đổi = Số lượng SPDD x Mức độ hoàn thành 3. Đánh giá SPDD theo chi phí định mức Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng ( số lượng) SPDD cuối kì, mức đọ hoàn thành ở từng giai đoạn chi phí định mức cho đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn (phân xưởng) sản xuất để xác định giá trị của SPDD, hoặc tất cả các khoản mục chi phí, hoặc chi phí tính theo định mức của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Ngoài các phương pháp đã trình bày ở trên, các doanh nghiệp còn có thể đánh giá SPDD theo chi phí kế hoạch với phương pháp tương tự pp này. IV. Kế toán giá thành sản phẩm 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thànhcác loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đã hoàn = + Chi phí sản xuất phát sinh trong kì - Chi phí sản xuất của SPDD cuối kì Chi phí sản xuất của SPDD đầu kì thành được kiểm nghiệm bàn giao hoặc nhập kho. Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo cho việc tính giá thành được chính xác. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, cần phải dựa vào các căn cứ sau: Phải dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất; Dựa vào loại hình sản xuất; Dựa vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất; Dựa vào đặc điểm sử dụng sản phẩm; Dựa vào yêu cầu của quản lý, trình độ của cán bộ kế toán tình hình trang bị kĩ thuật tính toán của doanh nghiệp. 2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Trường hợp qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản xuất ít, khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn. Ví dụ: công nghiệp khai thác, điện, nước…Đối tượng tập hợp chi phí sản xuấttoàn bộ qui trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành giá thành thực tế của sản phẩm được xác đinh như sau: Tổng giá thành thực tế của sản phẩm [...]... theo chi phí ước tính, hoặc dựa vào giá bán của sản phẩm phụ sau khi trừ đi lợi nhuận định mức Vậy, chi phí sản xuất của sản phẩm phụ theo từng khoản mục được xác định như sau: Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ theo từng khoản mục Khoản mục chi phí = x Tỷ trọng chi phí sản xuất của sản phẩm phụ CPSX của sản phẩm phụ Tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ = Tổng CPSX phát sinh trong kì 2.4 Phương pháp tính giá thành. .. Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chi c, hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng đã hoàn thànhchỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành, do vậy kế toán không xác định chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì tính giá thành có... pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại NVL, nhưng kết quả sản xuất ngoài sản phẩm chính thu được người ta còn thu được cả sản phẩm phụ Đối tượng tính giá thànhsản phẩm chính, do vậy để tính giá thành của nó phải loại trừ chi phí sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất phát sinh Để đơn giản cho việc tính toán, CPSX của sản phẩm có thể được... Lệnh sản xuấtTổ chức SX tập hợp CPSX Phiểu tính giá thành thực tế giá thành đơn vị thực tế Tổng giá thành => => => 2.5 Tính giá thành sản phẩm theo hệ số Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản phẩm sx với cùng một lọai NVL thu được nhiều loại sp khác thì áp dụng pp hệ số Trong trường hợp này toàn bộ CPSX được tập trung cho toàn quy trình công nghệ Để tính được giá thành từng loại sản phẩm, phải... trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuấttoàn bộ qui trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành lại là từng nhóm sản phẩm có qui cách, kích cỡ khác nhau đã hoàn thành Có thể khái quát trình tự của phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ như sau: Bước 1: Tập hợp xác định chi phí sản xuất thực tế cho toàn bộ qui trình công nghệ ( giống phương pháp tính giá thành theo hệ số) Bước... quy đổi -Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm: Giá thành thực tế của loại sản phẩm thứ i Hệ số phân bổ giá thành của sản phẩm thứ i Tổng giá thành thực tế = x 2.6 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỉ lệ Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng 1 loại nguyên liệu nhưng lại tạo ra các nhóm sản phẩm có quy cách, kích cỡ khác nhau Trong trường hợp này,... tính được giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng được kế toán mở cho một phiếu tính giá thành Chi phí sản xuất phát sinh đều được phản ánh trong phiếu tính giá thành; Nếu chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì được tập hợp rồi phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp Trình tự tính giá thành theo đơn đặt hàng có thể được khái quát như sau: Đơn đặt hàng => Lệnh sản. .. vào hệ số tính giá thành quy định của từng loại sp, rồi tiến hành theo các bước sau: - Quy đổi sản lượng thực tế cho từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ Tổng sản lượng quy đổi = ∑ Sản lượng thực tế Spi x Hệ số quy đổi Spi - Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm: Hệ số phân bổ chi phí ( giá thành) cho sản phẩm thứ iSản lượng quy đổi của SP thứ i = Tổng sản. .. phân bổ giá thành: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng loại qui cáchsố lượng) SP thực tế của từng loạimứccách thành đơn vị kế hoạch) của từng q Sản lượng ( sản phẩm Giá thành định qui (giá SP = Bước 3: Xác định tỉ lệ tính giá thành: x Tỉ lệ tính giá thành (%) (theo từng khoản mục) CPSX thực tế ( đã tập hợp ở bước 1) Tổng x = Tổng tiêu chuẩn phân bổ Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng loại qui cách sản phẩm: ...Tổng giá thành thực tê Giá thành đơn vị thực tế = Khối lượng ( số lượng) sản phẩm thực tế nhập kho 2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước Trong thực tế, có những sản phẩm được sản xuất phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, kết thúc mỗi giai đoạn chỉ tạo ra nửa thành phẩm chuyển cho giai đoạn kế tiếp để tiếp tục chế biến sản phẩm được hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP I. Khái niệm về chi phí sản xuất và. Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung Sơ đố kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung: Phụ

Ngày đăng: 07/11/2013, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w