Văn hóaquảntrị Đông –Tây:mỗinơimộtvẻ Phạm Vũ Lửa Hạ Một góc nhìn kinh doanh Tổng giám đốc của một công ty Singapore sắp sửa ký kết một hợp đồng thì phía đối tác ở phương Tây gọi điện nói rằng đại lý của họ ở Singapore cũng muốn tham gia vào thương vụ này. Vị tổng giám đốc này nhớ lại: "Khách hàng của tôi đã trực tiếp liên hệ tôi. Qua hết các cuộc đàm phán, tôi chưa hề biết ở đây có đại lý của họ. Và bỗng nhiên tôi được yêu cầu phải dành chỗ cho đại lý này trong thương vụ này”. "Nếu tôi là một giám đốc phương Tây, có lẽ tôi chỉ việc thẳng thừng nói “Không”. Ở phương Tây, các thương vụ không có chỗ cho những tình cảm nể nang ngoài lề. Nhưng ở nền vănhóa châu Á thì phải biết ôn hòa, thỏa hiệp. Vì thế tôi đẩy giá lên một chút và để cho đại lý này tham gia vào thương vụ. Thế là trở thành một tình huống tất cả mọi bên đều có lợi”. Câu chuyện này lại cho thấy một giám đốc châu Á cố gắng tránh đối đầu và đề cao mốiquan hệ trong kinh doanh. Trái lại, một giám đốc có nguồn gốc châu Âu hay Mỹ có thể không chần chừ kiện ra tòa để phân xử bất cứ khi nào có nảy sinh vấn đề, hoặc có thể chỉ đơn giản hủy bỏ thương vụ với lý do cho rằng chẳng đáng theo đuổi nữa. Hai thái cực Ngày nay, với tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng, và việc những nhà quảntrị có khuôn mẫu học vấn giống nhau và được đào tạo vềquảntrị như nhau, ta dễ dàng nghĩ rằng các phương pháp quảntrịĐông - Tây sẽ có nhiều điểm tương đồng. Nhưng không hẳn như thế. Dù cho có toàn cầu hóa hay không, các quảntrị viên ở phương Đông và phương Tây cũng khác nhau. Một cuộc khảo sát quốc tế do công ty tư vấn Arthur Andersen và Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu Batey thực hiện khẳng định sự phân cực Đông - Tây về các phong cách quản trị, mỗi phong cách đều bắt nguồn từ những nền vănhóa tương ứng của mình. Thực vậy có rất nhiều điểm khác biệt. Quan hệ đóng vai trò trọng tâm trong triết lý quảntrị phương Đông. Hiromu Nishimura, một giám đốc tại Công ty Mishubishi ở Singapore nói: "ở châu Á, thông thường ta phải quen biết thật rõ người ta rồi mới ký kết thương vụ được. Ở Nhật và Trung Quốc chẳng hạn, điều quan trọng là phải tạo quan hệ với một khách hàng qua những dịp đi uống rượu vào buổi tối. Phải gặp gỡ nhau nhiều lần rồi mới có thể đi đến hợp tác làm ăn. Trong hầu hết các trường hợp, một khi quan hệ đã được thiết lập, nó trở thành mộtmối liên hệ suốt đời. Chữ tín và mốiquan hệ giúp ta tiến xa trên thương trường .“Ngược lại, cách quảntrị của phương Tây trọng lý hơn trọng tình, do đó nhờ trọng tài phân xử thường là một cách giải quyết vấn đề. Ramasubramanyam, phó chủ tịch Công ty Tín dụng Công nghiệp và Đầu tư của Ấn Độ, nhận định rằng phương pháp quảntrị của phương Tây rất khác biệt so với "phong cách quảntrị trọng tình và dựa vào các mốiquan hệ ở châu Á" Fabio Galardi thuộc công ty thương mại Orco International ở Singapore hiểu điều này rất rõ. Ông phát biểu: "Ở châu Âu hoặc ở Mỹ, một thương vụ bắt đầu với những điều khoản được trình bày rất rõ với sự giúp đỡ của một luật sư. Khi nảy sinh tranh chấp, người ta viện đến luật pháp. Trái lại, người châu Á chỉ nhờ đến trọng tài phân xử chỉ khi nào họ đã gắng đi hết mọi con đường nhằm dàn xếp bằng tình cảm mà không được gì”. Luật bất thành văn Khi làm ăn ở châu Á, một số luật bất thành văn gây ra nhiều trở ngại đối với những nhà quảntrị phương Tây. Ví dụ, "nể mặt" - tức là tỏ lòng nể trọng người có quyền lực - có ý nghĩa quan trọng trong các cuộc đàm phán. Vikram R. Sri Hari, tổng giám đốc của công ty Wesson Nava Private Ltd., Singapore, minh họa điều này thông qua ví dụ: "Giả sử một thương vụ đã thương thảo xong và trước khi thỏa thuận được ký kết trên giấy trắng mực đen, vị giám đốc yêu cầu bạn gặp nhân vật lãnh đạo hàng đầu. Khi gặp ông ta, bạn phải tỏ vẻ kính nể chức vụ của ông ta và chấp nhận giảm giá là một cách nể mặt. Và bạn cũng cần phải nể mặt đối với những ai có vai trò quan trọng trong thương vụ này". Khi cần phải giao phó quyền hạn, những nhà quảntrị phương Tây có tính thực dụng hơn. Gary R. Bennet, một giám đốc thuộc công ty tư vấn Jardine CMG Consulting Pte. Ltd., Singapore: "Phong cách của họ cởi mở hơn và cho phép người làm công tham gia nhiều hơn. Những nhà quảntrị cao cấp cố gắng phát triển con người thay vì quy trình sản phẩm. Ví dụ, nếu một công việc bao gồm 10 bước, nhà quảntrị phương Tây cho phép phạm sai lầm… Và họ can thiệp để sửa chữa những sai sót và giúp các nhân viên tự hoàn thiện". Một đặc điểm quan trọng khác của phong cách quảntrị châu Á là sự dựa vào trực giác. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong những dự án rủi ro mà những nhà doanh nghiệp phải cố gắng hết sức vất vả để dựng nên. Ở nhiều doanh nghiệp châu Á được hình thành theo cách này, các bản năng kinh doanh hòa quyện với những tập quánquảntrị hiện đại. Phong cách này ngược lại với phong cách của người Mỹ, những người vốn rất logic và dựa vào nghiên cứu thị trường. Nhà doanh nghiệp Mustaq Ahmad, người đứng đầu tập đoàn bán lẻ Mohammad Mustafa & Sons ở Singapore, tóm tắt về phong cách kinh doanh của người châu Á. Ông công nhận rằng hầu hết những quyết định kinh doanh quan trọng của ông đều dựa vào bản năng. "Tôi chẳng bao giờ dự tính trước bất cứ động thái nào của mình. Tôi chỉ tận dụng cơ hội khi chúng đến”. Và khi những nhà doanh nghiệp - quảntrị viên như vậy ra những quyết định dựa vào trực giác và cảm tính, đương nhiên họ hy vọng những ý muốn của mình được thực hiện đến nơi đến chốn, không sai một ly. Thái độ thông thường là lãnh đạo cao cấp biết rõ điều gì tốt nhất cho công ty. Trò chơi quyền lực Các nhà quảntrị phương Đông và phương Tây cũng khác nhau khi phải giao phó quyền lực. Ở châu Á, phương pháp là độc đoán. Mộtquảntrị viên châu Á tiêu biểu sẽ quyết định chia công việc thành nhiều phần, ra chỉ thị cho cấp dưới của mình, và đề ra hạn chót. Hậu quả của việc không tuân thủ cũng sẽ được nêu rõ ràng. Trái lại, mộtquảntrị viên người Mỹ trước tiên nêu mục tiêu và tham khảo ý kiến của cấp dưới về kế hoạch hành động. Tương tự như thế họ giao phó công việc thông qua sự tham vấn ý kiến. Điều quan trọng là kết quả cuối cùng chứ không phải phương tiện. Những nhà quảntrị phương Tây thường không ôm đồm vượt quá trách nhiệm của mình. Ví dụ, khi được phân công làm một việc họ thường tự giới hạn mình chỉ trong lĩnh vực của mình. Nếu có mộtvấn đề nảy sinh, họ sẽ không dám vượt quá lãnh địa của mình. Những nhà quảntrị châu Á làm ngược lại. Họ áp dụng một phương pháp tổng quát hơn và thường tin rằng công việc được phân công của họ có quan hệ chặt chẽ với các phòng ban phối hợp khác. Quá trình ra quyết định là một lĩnh vực khác mà Đông– Tây không gặp nhau. Ở Nhật, phương pháp từ dưới lên là điều phổ biến. Các quyết định chủ yếu được đưa ra ở cấp thấp nhất và dần dần đệ trình lên cấp cao nhất. Cũng có thể nhận xét tương tự về những nhà quảntrị Indonesia. Đặc biệt, những nhà quảntrị Indonesia theo phương pháp đồng tâm nhất trí, và tránh đối đầu. Mốiquan tâm hàng đầu là sự hòa hợp. Những nhà quảntrị Thái Lan và Philippines bị ảnh hưởng của những nhà doanh nghiệp Trung Hoa trong chừng mực nào đó bởi vì có rất nhiều người Hoa trong nền kinh tế của họ. Những ông chủ - quảntrị viên người Hoa thường rất thực tế, ra quyết định nhanh chóng, và sẵn sàng chịu rủi ro. Họ vừa chuyên quyền vừa linh hoạt. Các quảntrị viên phương Tây thường áp dụng phương pháp ngắn hạn đối với các thương vụ. Đối với những nhà quảntrị phương Đông thì ngược lại. Chẳng hạn khi phân tích những mặt lợi hại của một thương vụ, nhà quảntrị châu Á sẽ xem xét mọi việc trong một bối cảnh dài hạn, ví dụ năm năm. Nếu nhượng bộ điều đó hiện nay, anh ta có những kế hoạch lớn hơn cho tương laị. Thỏa hiệp Kinh nghiệm và tuổi tác là một lĩnh vực khác mà phong cách quảntrịĐông - Tây trái ngược nhau. Phương Tây chú trọng đến năng lực và tài năng bất luận người đó già hay trẻ. Ở châu Á, vốn coi trọng kinh nghiệm và tuổi tác, ta thường thấy những người lớn tuổi ở những chức vụ cao nhất. Xét về khía cạnh này, phong cách quảntrị của phương Tây cởi mở hơn và dân chủ hơn. Trong khi các quảntrị viên châu Á nắm rõ các khái niệm quản trị phương Tây học được từ các sách giáo khoa và những khóa đào tạo cao học quảntrị kinh doanh (MBA), ta không thể nhận xét tương tự về những nhà quảntrị phương Tây. Đối với nhiều quảntrị viên phương Tây, áp dụng những khái niệm của phương Đông vào thực tế là mộtvấn đề thử và sai. Phương pháp địa phương hóa mở ra một lối đi tắt. Pepsico nhanh chóng thích ứng với môi trường châu Á bằng cách khuyến khích tinh thần kinh doanh địa phương bên trong công ty này. Asserts Ramesh Vangal, chủ tịch Pepsico Foods Intemational ở Singapore nói: "Thay vì thúc đẩy ồ ạt ở những thị trường đang trỗi dậy, các công ty đa quốc gia nên khởi đầu với quy mô nhỏ bằng cách khơi dậy tinh thần kinh doanh và giao quyền quảntrị cho người địa phương”. Nguồn: Một góc nhìn kinh doanh . Văn hóa quản trị Đông – Tây: mỗi nơi một vẻ Phạm Vũ Lửa Hạ Một góc nhìn kinh doanh Tổng giám đốc của một công ty Singapore sắp sửa ký kết một hợp. phương pháp quản trị Đông - Tây sẽ có nhiều điểm tương đồng. Nhưng không hẳn như thế. Dù cho có toàn cầu hóa hay không, các quản trị viên ở phương Đông và