Ôn tập Địa 9 HK1

7 1.4K 13
Ôn tập Địa 9 HK1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Địa9 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC I. Cơ cấu ngành công nghiệp - Đa dạng, khá đầy đủ. - Một số ngành Cn trọng điểm đã được hình thành. II. Các ngành công nghiệp trọng điểm 1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu + Than. + Dầu khí. 2. Công nghiệp điện + Nhiệt điện. + Thuỷ điện. 3. Công nghiệp nặng + Cơ khí - điện tử. + Hoá chất. + Sản xuất VLXD. 4. Công nghiệp chế biến LTTP - Là ngành có cơ cấu đa dạng. - Chiếm tỉ trọng cao nhất. - Gồm 3 phân ngành: + Chế biến sản phẩm trồng trọt. + Chế biến sản phẩm chăn nuôi. + Chế biến thuỷ hải sản. 5. Công nghiệp dệt may - Phát triển dựa trên lợi thế về LĐ và thị trường. - Trung tâm: Tp. HCM, Hà Nội , Hải Phòng, ĐN . III. Các trung tâm công nghiệp lớn - Vùng công nghiệp: Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng. - Trung tâm công nghiệp: Tp. HCM, Hà Nội. B. BÀI TẬP Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng. Câu 2: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Địa9 - Một số câu hỏi về vùng BTB và DHNTB 1. Nêu những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. * Thuận lợi: - Vị trí cầu nối giữa 2 miền bắc - nam. - Các tình thuộc vùng này đều giáp biển. - Có cả địa hình đồi núi, đồng bằng và ven biển, phát triển cả lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản. - Có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng: + Đất feralit ở miền núi, đất phù sa ở đồng bằng. + Rừng có diện tích lớn, nhiều gỗ quý và lâm đặc sản. + Vùng biển rộng lớn có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Khoáng sản khá đa dạng: thiếc, sắt, titan, cát thuỷ tinh, đá vôi . - Có dân số đông, có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai và ngoại xâm. - Có tài nguyên du lịch độc đáo, nhiều bãi tắm, vườn quốc gia, di tích văn hoá ( .). * Khó khăn: - Lũ lụt, gió bão về mùa hè. - Gió phơn Tây Nam khô nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng và thiếu nước sinh hoạt. - Đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn và cát lấn ở các vùng ven biển. - Phía nam của vùng có ít khoáng sản, đất đai xấu, rừng ngày càng nghèo đi. - Giao thông không thuận tiện. - Vùng có nhiều dân tộc ít người, đời sống còn nhiều khó khăn. - Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nên cơ sở vật chất - kĩ thuật nghèo nàn. 2. Tại sao nói vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh để phát triển du lịch? - Bắc Trung Bộ có vị trí địa lí rất quan trọng ( .). - Tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng. - Có những bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An .). - Có các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã. - Quê Bác và cố đô Huế là những địa chỉ du lịch văn hoá quan trọng. . 3. Nêu tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển của vùng DHNTB - Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển: + Bờ biển dài, khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản, xây dựng các cảng biển . + Biển có nhiều đặc sản ( .) + Ngoài khơi là ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa và Ninh Thuận - Bình Thuận - BR Vũng Tàu thuận lợi cho đánh bắt, khai thác. + Trên các bãi cát có titan (Bình Định), có nhiều cát trắng (Khánh Hoà). - Kinh tế biển của duyên hải Nam Trung Bộ khá phát triển: + Nghề làm muối phát triển ở Sa Huỳnh, Cà Ná. + Ở Bình Định, Khánh Hoà khai thác titan, cát trắng để xuất khẩu. + Sản xuất nước mắm ở Nha Trang, Phan Thiết. + Các nghề nuôi tôm ở Phú Yên, Khánh Hoà. + Có nhiều cảng biển quan trọng: Đà nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn. Các càng nước sâu nổi tiếng như Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh. + Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm lí tưởng: Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né, Vân Phong . + Hoạt động du lịch khá nhộn nhịp, nhất là ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết. 4.a. Hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế Nam Trung Bộ b. Nguyên nhân nào làm cho cả 2 vùng chưa phát huy được hết các thế mạnh của từng vùng? a. So sánh thế mạnh về kinh tế giữa 2 vùng * Giống nhau: - Cả 2 vùng đều phát triển các ngành: + Trồng cây công nghiệp. + Chăn nuôi gia súc lớn. + Khai thác, chế biến lâm sản. + Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản. - Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ. + Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn . + Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang . * Khác nhau: - Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi b. Nguyên nhân làm hạn chế việc phát huy thế mạnh của từng vùng * Về tự nhiên: - Vùng Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió Lào, bão lụt nhiều . - Vùng DHNTB chịu ảnh hưởng của bão, lụt và có mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất. ==>> Các nguyên nhân trên gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt, chăn nuôi và nghề cá của 2 vùng. * Về xã hội: - Cả 2 vùng đều có sự phân bố dân cư rất chênh lệch giữa ĐB duyên hải và miền núi, trung du nên thiếu nhân lực để khai thác tiềm năng ở những vùng này. - Cả 2 vùng đều chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh trước đây. . 5. Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ? - Vì đây là vùng khô hạn nhất nước ta. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng. Việc trồng rừng phòng hộ ven biển sẽ giảm nguy cơ sa mạc hoá mở rộng. - Việc trồng rừng đầu nguồn giữ nguồn nước cho các sông, đặc biệt là nguồn nước cho các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, bảo đảm nước tưới trong mùa khô. 6. Tại sao vùng BTB có sản lượng nuôi trồng nhiều hơn vùng DHNTB nhưng vùng DHNTB lại có sản lượng khai thác nhiều hơn? a. Tai sao sản lượng nuôi trồng ở khu vực Bắc trung Bộ nhiểu hơn DH Nam Trung Bộ - Do diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở BTB lớn gấp 1,5 lần so với DHNTB - Do vùng biển ở BTB nông, có các bãi cá tôm có trữ lượng không lớn -> tiềm năng cho nuôi trồng. - Người dân ở BTB có kinh nghiệm về nuôi trồng thuỷ hải sản. Trích: b. Tại sao sản lượng khai thác ở DHNTB lại nhiểu hơn BTB - Do ở DHNTB có 2 ngư trường trọng điểm : Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, và Hoàng Sa - Trường Sa - Vùng biển ở DHNTB sâu nên có nhiều cá to và vùng nước trồi trên biển vùng cực Nam Trung Bộ có năng xuất sinh học cao -> nhiều cá,tôm - Người dân ở đây có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ nhiều ngày. 7. Nêu đặc điểm nổi bật của địa hình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? - Các tỉnh đều giáp biển. - Phía Tây là núi, gò đồi ăn ra sát biển. - Phía Đông là đồng bằng nhỏ, hẹp bị chia cắt. - Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, đáy biển sâu, thềm lục địa hẹp . Địa9 - Một số câu hỏi về vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL? - Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn và tăng giá trị sản phẩm. - Xuất khẩu được nhiều nông sản, ổn định sản xuất. - Chiếm được ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước. - Tăng giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ - Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kĩ thuật ở các vùng nông thôn để có thể phục vụ tốt hơn cho sản xuất. 2. Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. - Là nội dung cơ bản trong việc cải tạo và sử dụng tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. - Hai loại đất này chiếm S lớn (2,5 / 4 tr.ha) nếu cải tạo tốt là một xu hướng đúng và tích cực để mở rộng diện tích đất trồng trọt, tăng sản lượng . - Đất đai được cải tạo tốt thì thảm thực vật phát triển tốt => có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái . 3. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của nước ta. - Diện tích lúa là 3834,8 nghìn ha, chiếm 51,1% diện tích trồng lúa của cả nước. - Năng suất lúa khá cao, cao hơn năng suất bình quân cả nước, đạt 50,4 tạ/ha (cả nước chỉ đạt 48,9 tạ/ha). - Sản lượng lúa của vùng đạt 17,7 triệu tấn trong số 34,4 triệu tấn của cả nước, chiếm 51,5% sản lượng lúa cả nước. - Bình quân lương thực của vùng đạt 1066,3 kg/người, cao gấp 2,3 lần mức bình quân cả nước. - Hằng năm, ĐBSCL cung cấp hàng triệu tấn lương thực cho các vùng khác và đóng góp 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, giúp nước ta trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúa gạo. 4. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. * Về điều kiện tự nhiên: - Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta: 39734 km2. - Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ (1,2 triệu ha), diện tích trồng lúa lớn: 3834,8 nghìn ha (>51% của cả nước). - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng. - Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. - Có vị trí địa lí thuận lợi: 3 mặt giáp biển * Về kinh tế - xã hội: - Dân đông, nguồn lao động dồi dào. - Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Nhà nước đầu tư áp dụng đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => hàng hoá chiếm lĩnh thị trường. ===>> Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực, thực phẩm. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo của nước ta. 5. Cho biết thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp của đồng bằng sông cửu long? + Địa hình đồng bằng, thấp tương đối bằng phẳng , rộng gần 40 nghìn km² + Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm + Nguồn nước dồi dào,phong phú. + Sinh vật đa dạng nguồn cá tôm và hải sản quý, chim thú, dãi rừng tràm, rừng ngập mặn diện tích lớn. + Đất đai có giá trị kinh tế lớn : - Đất phù sa ngọt màu mỡ thích hợp trộng lúa nước, cây công nghiệp. - Đất phèn, đất mặn được cải tạo để nuôi tròng thuỷ sản, phát triển rừng ngập mặn. 6. Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội đối với phát triển kinh tế ở Đông Bắc Bộ và ĐB Sông Cửu Long. Về điều kiện tự nhiên: * Thuận lợi: - Địa hình tương đối bằng phẳng và có diện tích lớn (39734km2) Thuận lợi cho việc xây dựng các khu chuyên canh lớn. - Có 3 loại đất chính: + Đất phù sa ngọt (1,2 tr.ha) => Trồng lúa nước, cây công nghiệp. + Đất mặn, đất phèn (2,5 tr.ha) => Nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển rừng ngập mặn. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước dồi dào phong phú giúp cho việc sản xuất quanh năm luôn thuận lợi. - Đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu . - Nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giữa một khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. - Bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo, giàu tài nguyên bậc nhất nước ta. - Biển ấm quanh năm, ngư trường lớn. - Sinh vật trên cạn, dưới nước phong phú, đa dạng. - Nguồn nước dồi dào, phong phú, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. * Khó khăn: - Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (2,5tr.ha) - Mùa khô kéo dài. - Mùa lũ thù gây ngập úng trên diện tích rộng. - Thiên tai, lũ lụt, hạn hán. - Nước mặn của biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đồng bằng. Về dân cư - xã hội: - Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. - Lao động cần cù, năng động, có kinh nghiệm trong thâm canh lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Vùng có tỉ lệ tăng dân còn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp, chất lượng giáo dục chưa cao. Địa 9 - Câu hỏi về vùng Đông Nam Bộ 1.Vì sao ĐNB có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? - Đây là vùng công nghiệp phát triển,các chỉ số về thu nhập bình quân đầu người,học vấn, tuổi thọ cao hơn cả nước, đặc biệt là mức đô thị hoá của vùng. - Và hiện nay do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về đây tìm kiếm cơ hội việc làm, đặc biệt với lao động có tay nghề cao. 2. Công nghiệp ĐNB có những ngành chính nào? + Ngành khai thác dầu, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng. 3. Nông nghiệp ĐNB có cây công nghiệp nào, cây ăn quả nào? Cây công nghiệp: cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía, đậu tương, thuốc lá, 4.Vì sao ĐNB có sức hút mạnh về vốn đầu tư nước ngoài? Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư nước ngoài: -ĐNB có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác. -Vùng phát triển rất năng động có trình độ cao về phát triển kinh tế vượt trội. -Số lao động có kĩ thuật, nhạy bén với các tiến bộ khoa học, tính năng động với nền sản xuất hàng hoá. 5. Phân tích vai trò Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp cả nước? + Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP của vùng so với cả nước lớn. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 17,84 triệu đồng gấp 2,6 lần mức thu nhập bình quân cả nước năm 2002 + Công nghiệp là thế mạnh của vùng. Sản xuất công nghiệp chiếm 56,6% so giá trị sản lượng cong nghiệp của cả nước + Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có 3 trung tâm kinh tế lớn : TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu tạo nên 3 cực tam giác phát triển công nghiệp đã đạt trình độ cao về phát triển kinh tế, vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác trên cả nước. 6.Tình hình sản xuất của công nghiệp Đông Nam Bộ thay đổi thế nào sau khi đất nước thống nhất? Kể tên các dòng sông chính ở Đông Nam Bộ? Công nghiệp là thế mạnh của vùng. Có cơ cấu công nghiệp cân đối, có nhiều ngành quan trọng như khai thác chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. -Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỉ trọng lớn(59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước Công nghiệp tập trung chủ yếu ở: Thành phố Hồ Chí Minh(50%), Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu. Địa 9 - Dãy Trường Sơn Bắc và KH Bắc Trung Bộ Hãy cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ ? Dãy Trường Sơn ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu Bắc Trung Bộ. Bán đảo Đông Dương là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đó là gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông và gió mùa Tây Nam vào mùa hè. Vào mùa Đông, gió mùa Đông Bắc, đem nhiều hơi nước là lạnh tràn vào Bắc Trung Bộ, lại bị dãy Trường Sơn chắn, nên gây mưa nhiều, nên độ ẩm rất cao. Như ta đã biết, cùng một nhiệt độ, ở đâu có độ ẩm cao hơn sẽ cảm thấy lạnh hơn, bởi vì hệ số truyền nhiệt của nước cao hơn không khí. Vào mùa Hè, gió mùa Tây Nam, đem hơi nước từ Ấn Độ Dương vào, vì bị dãy Trường Sơn chắn, nên mưa hết bên phía Tây Trường Sơn (tức bên Lào). Do đó, gió vượt qua dãy Trường Sơn vào Việt Nam chỉ là gió khô (không có độ ẩm) khi đổ dốc dãy Trường Sơn, nó ma sát với sườn của dãy Trường Sơn nên bị gia nhiệt. Do đó, loại gió này rất khô và nóng, người dân thường gọi nó là gió Lào. Địa9 - Bài 38+39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo Bài 38 + Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC I. Biển và đảo Việt Nam 1. Vùng biển nước ta - S: > 1 triệu km 2 . - Đường bờ biển dà 3260 km. - Là một bộ phận của biển Đông. - Gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. - 29 tỉnh thành giáp biển 2. Các đảo và quần đảo - Hơn 3000 đảo lớn nhỏ. - 2 đảo lớn: Phú Quốc (567 km 2 ), Cát Bà (100 km 2 ). - 2 quần đảo lớn: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà). II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển 1. Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản - Tài nguyên sinh vật biển phong phú ( .). - Tổng trữ lượng 4 triệu tấn. - Đánh bắt: xa bờ + ven bờ. - Hiện nay đang đẩy mạnh khai thác xa bờ, tăng cường nuôi trồng thuỷ hải sản. 2. Du lịch biển - đảo - Có hàng trăm bãi tắm, nhiều đảo ven bờ có cảnh quan đẹp. - Một số trung tâm du lịch biển: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu . 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển - Là một trong những ngành CN hàng đầu (dầu khí). - Nghề làm muối phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam/ 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển - Nằm gần đường GTVT quốc tế. - Nhiều đầm, phá, vũng, vịnh => xây dựng các cảng biển. - S > 1 triệu km 2 , đường bờ biển dài 3260 km. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo - S rừng ngập mặn giảm => nguồn lợi thuỷ sản giảm. - Chất lượng môi trường giảm => du lịch giảm. 2. Phương hướng bảo vệ - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật biển. - Bảo vệ rừng ngập mặn. - Bảo vệ san hô và cấm khai thác san hô. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ. Địa9 - Bài 35+36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long Bài 35 + Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Gồm 13 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. - S: 39 734 km 2 - 2002 - Dân số: 16,7 triệu người - 2002 - Phía B giáp Campuchia, phía ĐB giáp ĐNB, phía T giáp vịnh Thái Lan, phía N và ĐN giáp biển Đông. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - ĐB rộng lớn nhất nước ta: 39 734 km2 - Địa hình bằng phẳng, có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất mặn, đất phèn. - Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm. - Nguồn nước dồi dào. - Sinh vật trên cạn, dưới nước phong phú, đa dạng. III. Dân cư và xã hội - Dân đông. - Có nhiều dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa . - Lao động cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với nền SX hàng hoá. - Mặt bằng dân trí chưa cao. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - Diện tích: 51,1% - Sản lượng: 51,4% => Giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo ở nước ta. - Vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất cả nước. - Tổng sản lượng thuỷ sản chiếm hơn 50% so với cả nước (Kiên Giang, An Giang, Cà Mau). 2. Công nghiệp - Chiếm tỉ trọng thấp (20% tổng GDP toàn vùng - 2002). - Ngành chế biến LTTP phát triển mạnh. 3. Dịch vụ - Xuất khẩu. - GTVT. - Du lịch (sông nước, miệt vườn, biển đảo). V. Các trung tâm kinh tế - Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng. B. BÀI TẬP Câu 1: ĐBSCL có những đk thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước. Câu 2: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến LTTP có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL? Địa9 - Bài 31+32+33: Vùng Đông Nam Bộ Bài 31 + Bài 32 + Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Gồm 6 tỉnh, thành phố:Tp. HCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. - S: 23 550 km 2 - 2002 - Dân số: 10, 9 triệu người - 2002 - Phía Bắc + Tây giáp Campuchia, phía N giáp ĐBSCL, phía Đ giáp biển Đông và DHNTB, phía ĐB giáp Tây Nguyên. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình: bán bình nguyên, bằng phẳng. - Khí hậu cận xích đạo. - Đất badan, đất xám. - Khoáng sản: Dầu khí. - Biển ấm, nhiều ngư trường. => Là vùng trọng điểm số 1 về cây CN và cây ăn quả trong cả nước. III. Dân cư và xã hội - Dân đông, nguồn lao động dồi dào. - Tài nguyên du lịch khá phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hoá. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp - Chiếm vai trò quan trọng, hơn 1/2 cơ cấu kinh tế của vùng. - Cơ cấu CN đa dạng: Khai thác dầu khí, cơ khí hoá chất, điện tử, chế biến LTTP . - Tp. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu là 3 trung tâm CN lớn. 2. Nông nghiệp - ĐNB là vùng trọng điểm số 1 về trồng cây CN lâu năm (cao su). - Chăn nuôi theo hướng chăn nuôi CN. - Đắnh bắt nuôi trồng thuỷ sản. - Trồng cây ăn quả phát triển mạnh. 3. Dịch vụ - Các khu vực dịch vụ rất đa dạng. - Dẫn đầu cả nước về phát triển dịch vụ. - Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất - nhập khẩu. - Là địa bàn có sức hút mạnh nhất các nguồn đầu tư của nước ngoài. - Tp. HCM là trung tâm dịch vụ sôi động, lớn nhất cả nước. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Các trung tâm kinh tế: Tp. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu. - Vùng KT trọng điểm phía Nam: Tp. HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, BR - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An. B. BÀI TẬP Câu 1: Nhờ những đk thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước? Câu 2: Đông Nam Bộ có những đk thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ? Địa9 - Bài 28+29: Vùng Tây Nguyên Bài 28 + Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. - S: 54 475 km 2 - 2002 - Dân số: 4,4 triệu người - 2002 - Phía Bắc + Đông giáp DHNTB, phía T giáp Lào và Campuchia, phía N giáp Đông Nam Bộ. - Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình: Là những cao nguyên xếp tầng, nơi bắt nguồn của nhiều con sông. - Khí hậu: Nhiệt đới cận xích đạo, mát mẻ . - Đất: Đất đỏ badan. - Khoáng sản: Quặng bô-xít có trữ lượng lớn (3 tỉ tấn). III. Dân cư và xã hội - Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. - Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở các đô thị lớn. - Đời sống còn nhiều khó khăn. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - Vùng chuyên canh cây CN lớn: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè . - Chăn nuôi trâu, bò. - Lâm nghiệp phát triển mạnh. - Độ che phủ của rừng ở Tây Nguyên cao nhất cả nước. 2. Công nghiệp - Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. - Ngành CN chính là năng lượng, khai thác rừng và chế biến lâm sản, chế biến nông sản. 3. Dịch vụ - Xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 cả nước, sau ĐBSCL. - Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá là thế mạnh của vùng. V. Các trung tâm kinh tế Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Plây Ku là 3 trung tâm kinh tế lớn nhất Tây Nguyên. B. BÀI TẬP Câu 1: Tây Nguyên có những đk thuận lợi và kk gì trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp? Câu 2: Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên. Địa9 - Bài 25+26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Bài 25 + Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. - S: 44 254 km 2 (13,4%) - 2002 - Dân số: 8,4 triệu người (10,4%) - 2002 - Phía B giáp Bắc Trung Bộ, phía N giáp Đông Nam Bộ, phía T giáp Tây Nguyên, phía Đ giáp biển Đông. => Là cầu nối giữa 2 miền Bắc - Nam. Là cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình: + Phía tây: Núi, gò đồi. + Phía đông: ĐB bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh. - Khí hậu: + Cận xích đạo. + Là vùng khô hạn nhất nước ta. - Khoáng sản: Cát, thuỷ tinh, titan, vàng . - S rừng còn ít, nguy cơ mở rộng sa mạc lớn. - Có thế mạnh về tài nguyên biển và du lịch. III. Dân cư và xã hội - Phân bố dân cư có sự khác biệt giữa đông - tây. - Đời sống còn khó khăn . - Nhiều di tích lịch sử, văn hoá. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - Thế mạnh của vùng là chăn nuôi bò, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. - Bình quân lương thực thấp - Đang được đầu tư lớn cho các dự án trồng rừng. 2. Công nghiệp - Giá trị sản xuất CN tăng liên tục theo từng năm. - CN trọng điểm: Cơ khí, chế biến LTTP, chế biến lâm sản, SX hàng tiêu dùng. - Trung tâm CN: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. 3. Dịch vụ - Khá phát triển. - Hoạt động VT sôi động nhờ vị trí trung chuyển giữa 2 miền Bắc - Nam. - Thế mạnh về du lịch. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Các trung tâm KT: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Vùng KT trọng điểm miền Trung: TT. Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. B. BÀI TẬP Câu 1: Vùng DHNTB có những đk thuận lợi và kk gì trong việc phát triển KT-XH? Câu 2: Nêu tầm quan trọng của vùng KT trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, DHNTB và Tây Nguyên. . nghiệp lớn - Vùng công nghiệp: Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng. - Trung tâm công nghiệp: Tp. HCM, Hà Nội. B. BÀI TẬP Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước. xuất nông nghiệp ở ĐBSCL? Địa lí 9 - Bài 31+32+33: Vùng Đông Nam Bộ Bài 31 + Bài 32 + Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC I. Vị trí địa lí

Ngày đăng: 07/11/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan