- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.. b/Thơ: * Lớp 7: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bài ca Côn Sơn, Sau phút ch
Trang 1I/ Thống kê các tác phẩm đã học từ lớp 6 đến lớp 9
1/ Văn học dân gian:
a/ Lớp 6:
* Truyện
- Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm
- truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh
- Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thấy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, tay, tai, mắt, miệng
b/ Lớp 7:
* Ca dao- dân ca:
- Những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Những câu hát than thân
- Những câu hát châm biếm
* Tục ngữ:
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- tục ngữ về con người và xã hội
* sân khấu ( chèo): Quan Âm thị Kính
2/ Văn học Trung đại
a/ Truyện kí.
* Lớp 6: Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Mẹ hiền dạy con (
tạm xếp)
* Lớp 7: cuộc chia tay của những con búp bê ( Khánh Hoài).
b/Thơ:
* Lớp 7: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên
Trường trông ra, Bài ca Côn Sơn, Sau phút chia li, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà
c/Truyện thơ:
* lớp 9: Truyện Kiều, Lục vân Tiên.
d/ Nghị luận:
* Lớp 8:
- Chiếu dời đô ( Chiếu)
- Hịch tướng sĩ ( Hịch)
- Bình Ngô đại cáo( Cáo)
- Bàn luận về phép học( Tấu)
* lớp 9:
- Chuyện người con gái Nam Xương ( Truyện truyền kì)
Trang 2- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Tuỳ bút).
3/ Văn học hiện đại.
a/ Truyện, kí.
* Lớp 6: Bài học đường đời đầu tiên( Tô Hoài), sông nước Cà Mau(Đoàn Giỏi),
Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh), Vượt thác ( Vỏ Quảng), Cô Tô ( Nguyễn Tuân), Cây tre Việt nam ( Thép Mới), Lao xao (Duy Khán)
* Lớp 7: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn), Những trò lố hay là Va-Ren và
Phan Bội Châu ( Nguyễn Ái Quốc)
* Lớp 8: Tôi đi học ( Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ ( Nguyên Hồng), Lão Hạc
( Nam Cao), tức nước vỡ bờ ( tiểu thuyết- Ngô Tất Tố)
* Lớp 9: Làng ( Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (
Nguyễn Quang Sáng), Bến quê ( Nguyễn minh Châu), Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)
b/ Tuỳ bút.
*lớp 7: Một thứ quà của lúa non: cốm ( Nguyễn Tuân), Mùa xuân của tôi ( Vũ
Bằng)
c/ Thơ.
* Lớp 6: Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ), Lượm ( Tố Hữu).
* Lớp 7: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ( Hồ Chí Minh), Tiếng gà trưa ( Xuân
Quỳnh)
* Lớp 8: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ( Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn
Lôn ( Phan Châu Trinh), Muốn làm thằng cuội ( Tản Đà), Hai chữ nước nhà ( Trần tuấn Khải), Nhớ rừng (Thế Lữ), Ông đồ ( Vũ Đình Liên), Quê hương ( Tế Hanh), Khi con tu
hú ( Tố Hữu), Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chủ tịch), Ngắm trăng, đi đường ( Hồ chí Minh)
* Lớp 9: Đồng chí ( Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến
Duật), Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận), Bếp lửa ( Bằng Viêt), Khúc hát ru… ( Nguyễn Khoa Điềm), Ánh trăng ( Nguyễn Duy), Con cò ( Chế Lan Viên), Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hai), Viếng lăng Bác ( Viễn phương), Sang thu ( Hữu Thỉnh), Nói với con ( Y Phương)
c/ Kịch
Bắc Sơn ( Nguyễn Huy Tưởng), tôi và chúng ta ( Lưu Quang Vũ)- lớp 9
d/ Văn nghị luận
* Lớp 7: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng việt, Đức
tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương
* Lớp 8: Thuế máu ( Nguyễn Ái Quốc)
* Lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh, Tuyên bố thế giới…, Tiếng nói văn nghệ,
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Trang 32/ Các thể loại Văn học dân gian.
a/ Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo
b/ Truyện cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh, nhân vật là động vật…
c/ Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
d/ Truyện ngụ ngôn: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào
đó trong cuộc sống
e/ Ca dao-Dân ca: - Ca dao là lời thơ của dân ca
- Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc
h/ Tục ngữ: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt
g/ Chèo: Loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu