Đề tài nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc Raglai ở địa một phương cụ thể - huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận; phân tích tiềm năng và thực trạng khai thácgiá trị văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phục vụ phát triển du lịch. Từ đó đưa ra định hướng và giải pháp khai thác, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Raglai phục vụ phát triển du lịch.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Ngọc Lâm
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỪ TIỀM NĂNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
TỈNH NINH THUẬN (TRƯỜNG HỢP DÂN TỘC
RAGLAI Ở HUYỆN BÁC ÁI )
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Ngọc Lâm
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỪ TIỀM NĂNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
TỈNH NINH THUẬN (TRƯỜNG HỢP DÂN TỘC
RAGLAI Ở HUYỆN BÁC ÁI )
Chuyên ngành : Địa lí học
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả phân tích
trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách chân thực, khách quan và phù
hợp với thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2018
Tác giả
Lê Ngọc Lâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nổ lực
cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự
động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
và thực hiện luận văn thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn đến NGƯT.PGS.TS Phạm Xuân Hậu, người đã hết lòng
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành
cảm ơn toàn thể quý thầy cô trong Khoa Địa lí và phòng Sau đại học trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch, Ban Dân tộc tỉnh
Ninh Thuận, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Bác Ái, ban quản lý Vườn quốc gia
Phước Bình, ban quản lý Nhà truyền thống huyện Bác Ái đã hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài luận văn thạc sĩ
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2018 Học viên
Lê Ngọc Lâm
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục biểu bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 7
1.1 Cơ sở lý luận chung 7
1.1.1 Một số khái niệm 7
1.1.2 Ý nghĩa của văn hóa đối với phát triển du lịch 14
1.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa phục vụ mục đích du lịch 15
1.1.4 Những nội dung biểu hiện về văn hóa của dân tộc 17
1.2 Cơ sở thực tiễn 17
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 17
1.2.2 Ở Việt Nam 24
1.2.3 Ở vùng duyên hải miền Trung 27
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác văn hóa cộng đồng dân tộc ít người để phát triển du lịch 30
1.3.1 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 30
1.3.2 Nhóm nhân tố chính trị và chính sách 33
1.3.3 Nhóm nhân tố tự nhiên 34
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỪ VĂN HÓA DÂN TỘC RAGLAI Ở HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN 38
2.1 Khái quát chung về huyện Bác Ái 38
2.1.1 Vị trí địa lí 38
Trang 62.1.2 Đặc điểm tự nhiên 38
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 42
2.2 Tiềm năng của văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái phục vụ phát triển du lịch văn hóa 45
2.2.1 Giới thiệu chung về dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái 45
2.2.2 Một số nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng dân tộc Raglai 50
2.2.3 Đánh giá của du khách về giá trị văn hóa Raglai tại huyện Bác Ái 78
2.2.4 Đánh giá chung về văn hóa dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái có thể khai thác phát triển du lịch 81
2.3 Thực trạng phát triển du lịch từ văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận 85
2.3.1 Phát triển các điểm du lịch văn hóa 85
2.3.2 Phát triển các loại hình du lịch theo đặc điểm văn hóa của dân tộc Raglai 86
2.3.3 Số lượng khách du lịch 89
2.3.4 Về doanh thu du 90
2.3.5 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động du lịch văn hóa vùng dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái 91
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN BÁC ÁI ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 94
3.1 Những căn cứ xây dựng định hướng 94
3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch văn hóa Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận 94
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận 95
3.1.3 Kế hoạch phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 97
3.1.4 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái 100
3.2 Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 101 3.2.1 Mục tiêu phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn
Trang 7đến năm 2030 101
3.2.2 Định hướng phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 102
3.3 Một số giải pháp chủ yếu 109
3.3.1 Về tổ chức và quản lý 109
3.3.2 Bảo tồn, duy trì các giá trị văn hóa Raglai 110
3.3.3 Về tuyên truyền và quảng bá 111
3.3.4 Về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khai thác văn hóa 113
3.3.5 Về nguồn vốn 113
3.3.6 Về đào tạo nhân lực 114
3.3.7 Tăng cường vai trò của cộng đồng với phát triển du lịch 114
3.3.8 Một số kiến nghị 115
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 HDV Hướng dẫn viên
2 TNDL Tài nguyên du lịch
3 Ủy ban nhân dân UBND
4 VH – TT – DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
5 VH – TT Văn hóa – Thông tin
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích và dân số huyện Bác Ái, năm 2017 43Bảng 2.2 Số dân người Raglai ở các xã của huyện Bác Ái, năm 2017 43Hình 2.2 Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc tỉnh Ninh Thuận, năm 2017 45Bảng 2.4 Số lượng, cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc tỉnh Ninh Thuận,
năm 2017 46Bảng 2.5 Các loại nhạc cụ truyền thống người Raglai ở huyện Bác Ái 71Bảng 2.6 Đánh giá về khả năng thu hút khách từ các giá trị văn hóa Raglai 79Bảng 2.7 Mức độ cảm nhận của du khách về loại hình du lịch tại các địa điểm
du lịch văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái 88Bảng 2.8 Số lượng khách du lịch văn hóa đến Bác Ái từ năm 2014 - 2017 89Bảng 2.9 Doanh thu từ du lịch ở tỉnh Ninh Thuận và ở huyện Bác Ái 90
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Di sản văn hóa các dân tộc thiểu số rất phong phú và giàu bản sắc, đã góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong sự thống nhất Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội, nếp sống truyền thống, tri thức dân gian, văn hóa cộng đồng,… Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia,
di sản văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo Từ nhiều năm nay, việc bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến các địa phương Tuy nhiên, công tác này hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả
Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị văn hóa, trong đó du lịch được xem là phương thức hiệu quả nhất thông qua việc phát triển loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt qua việc phát triển du lịch văn hóa có thể góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa Ở nước ta, ngành du lịch luôn được Nhà nước quan tâm và văn hóa của các dân tộc thiểu số đã và đang được các nhà nghiên cứu quan tâm để phát triển du lịch Trong những năm qua, các địa phương trong cả nước đã tận dụng khai thác vốn văn hóa phong phú của 54 dân tộc anh em để phát triển du lịch Các yếu tố văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền kết hợp lại với nhau tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng Nghĩa là bên cạnh bản sắc chung
có bản sắc riêng từng dân tộc; phát huy thế mạnh của cái riêng mới có thể nói tới cái phong vị đậm đà của nền văn hóa đa dân tộc Tuy nhiên, vấn đề khai thác các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều việc đáng xem xét
Ở Ninh Thuận cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam cũng có nhiều dân tộc ít người sinh sống, có thể kể đến như dân tộc Chăm, Raglai, Hoa, Cơ Ho, Chu – ru,… Những nét độc đáo trong văn hóa của các dân tộc là một trong những tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, trong đó có văn hóa của dân tộc Raglai, một dân tộc có bề dày văn hóa lâu đời sinh sống ở vùng núi của các tỉnh cực Nam Trung
Trang 11Bộ Cùng với quá trình định cư và phát triển của mình, các thế hệ người Raglai đã
để lại những giá trị văn hóa đa dạng và độc đáo Ninh Thuận là nơi có số lượng người Raglai đông nhất cả nước và huyện Bác Ái là nơi có tỉ lệ dân số là người Raglai cao nhất trong các huyện ở tỉnh Ninh Thuận Cộng đồng người Raglai ở Bác
Ái còn lưu giữ những giá trị đặc sắc, độc đáo của văn hóa Raglai nên cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó
Du lịch Ninh Thuận đang chịu sự cạnh tranh từ các trung tâm du lịch của các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; tỉ trọng doanh thu du lịch còn chiếm tỷ
lệ nhỏ trong cơ cấu GDP của tỉnh Ninh Thuận Các sản phẩm du lịch của Ninh Thuận nhìn chung còn đơn điệu, chưa khai thác hết tiềm năng du lịch, đặc biệt là tiềm năng từ các giá trị văn hóa của các dân tộc dẫn đến du lịch Ninh Thuận phát triển chưa tương xứng với tiềm năng Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nhận điện đúng thế mạnh và những hạn chế trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, từ
đó đưa ra các định hướng phù hợp để phát triển du lịch là yêu cầu hết sức cấp thiết Xuất phát từ những nhận thức trên và yêu cầu từ thực tiễn đặt ra, chúng tôi chọn đề
tài “Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận
(trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái)” làm đề tài luận văn thạc sĩ, nhằm góp
phần vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Raglai và phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Bác Ái nói riêng
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
Trang 122.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan đến việc khai thác văn hóa phục vụ mục đích du lịch, vận dụng vào khai thác văn hóa dân tộc
Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận để phát triển du lịch văn hóa
Tìm hiểu một số kinh nghiệm thực tiễn khai thác các giá trị văn hóa phục vụ
mục đích du lịch ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
Kiểm kê, đánh giá những giá trị văn hóa độc đáo, tiêu biểu của dân tộc Raglai
ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phục vụ mục đích du lịch văn hóa
Phân tích, thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phục vụ du lịch trong thời gian qua cùng những vấn đề còn
tồn tại và nguyên nhân của nó
Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân
tộc Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phục vụ phát triển du lịch
2.3 Giới hạn nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và định hướng khai
thác, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
Thuận phát triển du lịch văn hóa
Về không gian: Trong phạm vi văn hóa của dân tộc Raglai trên địa bàn hyện
Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
Về thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác, bảo tồn các giá trị
văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phát triển du lịch từ
2014 – 2018, định hướng năm 2020, tầm nhìn 2030
3 Lịch sử và những nghiên cứu có liên quan
Từ trước đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Raglai đó là các bài viết và một số công trình nghiên cứu của Mag Mod, Nguyễn Tuấn Triết, Phan Anh, Phan Xuân Biên, Phan Văn Dốp Năm 1991, Nguyễn Tuấn
Triết xuất bản cuốn Người Raglai ở Việt Nam; Năm 1998, các tác giả Phan Xuân
Biên, Phan Anh, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyện, Nguyễn Văn Huệ ở Viện khoa
học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản công trình Văn hóa và xã hội người
Raglai ở Việt Nam; Năm 2001, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hải Liên
Trang 13xuất bản cuốn Trang phục cổ truyền Raglai; Năm 2003 Trung tâm Khoa học xã hội
và Nhân văn quốc gia dưới sự chủ biên của GS.TS Phan Nhật Đăng đã cho xuất bản
công trình Luật tục Chăm và lục tục Raglai; Năm 2012 TS Phan Quốc Anh cùng
nhà nghiên cứu như Nguyễn Hải Liên, Đình Hy, Sử Văn Ngọc, Thập Liên Trưởng,
Văn Món, Lê Xuân Lợi, Nguyễn Tuấn Triết, Phú Văn Hẳn xuất bản công trình Văn
hóa Raglai; Năm 2011 Thư viện tỉnh Ninh Thuận xuất bản công trình thông tin thư
mục chuyên đề “Văn hóa Raglai” Ngoài ra còn có một số bài viết rải rác đăng trên
các tạp chí khoa học Các công trình của các tác giả nêu trên là nguồn tư liệu quí giá, những nét chấm phá, gợi mở một cách nhìn khái quát về văn hóa Raglai Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không đi sâu vào vấn đề lý luận của văn hóa mà chỉ thừa kế những thành tựu khoa học của những người đi trước, để quan sát văn hóa Raglai tại thực địa kết hợp tham khảo các tư liệu đã thu thập được Qua đó, đưa ra định hướng xác đáng nhằm khai thác văn hóa Raglai phục vụ mục đích phát triển du
lịch ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
4 Quan điểm nghiên cứu
4.1 Quan điểm hệ thống
Văn hoá của một dân tộc đã được gìn giữ, chọn lọc, truyền dạy qua bao thế
hệ Thông qua văn hoá thể hiện tính nhân văn của một cộng đồng người Vì vậy, khi nghiên cứu về văn hóa phải dùng quan điểm hệ thống để xem xét, đánh giá trong mối tương quan với các vấn đề khác trong một chỉnh thể thống nhất
4.2 Quan điểm tổng hợp
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau nên cần có quan điểm tổng hợp để có cái nhìn tổng quát bao trùm, không tách rời nhau Từ đó,
có đánh giá sự vật, hiện tượng đa diện và tổng quát hơn
4.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Văn hóa một dân tộc đã được hình thành và phát triển từ xưa cho đến nay và vẫn còn tiếp tục phát triển đến mai sau Trên quan điểm lịch sử, nhìn nhận vấn đề và dựa vào hiện trạng để khai thác, phục vụ cho mục đích kinh tế của con người, đó là hoạt động du lịch, dịch vụ
Trang 144.4 Quan điểm lãnh thổ
Nghiên cứu văn hóa của người Raglai tỉnh Ninh Thuận, được diễn ra trong một không gian cụ thể là địa bàn huyện Bác Ái Vì vậy, phải có quan điểm lãnh thổ
để giải quyết các vấn đề này
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Tìm tài liệu từ các tạp chí, sách báo ở thư viện, đồng thời tiếp cận các nguồn tài liệu từ các ban, ngành của tỉnh Ninh Thuận có liên quan như Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc, các phòng có liên quan đến
đề tài tại UBND huyện Bác Ái (phòng Dân tộc, phòng Văn hóa – Thông tin, phòng Thống kê,…), ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình,
5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng luôn sử dụng, nhằm phân tích, tổng hợp tài liệu, thông tin có liên quan nhằm tìm ra tính chất đặc thù, đặc trưng của địa bàn nghiên cứu, khái quát hoá, mô hình hoá các yếu tố nghiên cứu trên quan điểm phát triển bền vững
5.3 Phương pháp bản đồ
Là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lý, bản đồ không chỉ là một phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian, về nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, luồng khách, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch mà còn là cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính qui luật hoạt động của toàn bộ hệ thống du lịch
5.4 Phương pháp xã hội học
Có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong nghiên cứu địa lý du lịch, vì tính chất xã hội của đối tượng nghiên cứu Phổ biến nhất là hỏi ý kiến những nhà nghiên cứu, những tri thức văn hóa Raglai, phương pháp quan sát cá nhân, nghiên cứu tài liệu (tài liệu có liên quan đến văn hóa của dân tộc Raglai nói riêng và văn hóa của các dân tộc khác có liên quan)
Trang 156 Đóng góp chính của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch văn hóa, từ đó vận dụng vào nghiên cứu ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
- Đánh giá được tiềm năng và thực trạng của tài nguyên văn hóa người Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Từ đó đưa ra những thuận lợi và hạn chế của văn hóa dân tộc Raglai đối với việc phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa từ tiềm năng văn hóa của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và du lịch văn hóa Chương 2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa từ văn hóa dân
tộc Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
Chương 3 Định hướng và giải pháp khai thác văn hóa dân tộc Raglai ở huyện
Bác Ái đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA1.1 Cơ sở lý luận chung
1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm du lịch
Thuật ngữ "du lịch" ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới Tuy nhiên,
có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này Một số học giả cho rằng, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được atinh hóa thành “Turnur” và sau đó thành “ Tour” (tiếng Pháp) nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi Trong tiếng Việt,
thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán – Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có
nghĩa là sự từng trải (Nguyễn Minh Tuệ et al., 2014)
Có nhiều quan niệm không giống nhau về khái niệm du lịch:
Theo I I Pirôgionic (năm 1985) “Du lịch là một hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”
Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi
trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại đó để tham
quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”
Theo Luật du lịch Việt Nam (2017), “ Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
Trang 17Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm
và xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch
Theo Trần Ngọc Sơn (2008): “du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép Một mặt, nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí…Mặt khác, du lịch cũng được nhìn nhận dưới góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra”
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan niệm du lịch được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam (2017)
* Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động du lịch TNDL bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về nghỉ ngơi, chữa bệnh, tham quan hay du lịch Về thực chất, TNDL là các điều kiện
tự nhiên, các đối tượng văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch Trong ngành du lịch, đối tượng lao động là TNDL, còn dịch vụ du lịch được thể hiện như sản phẩm của quá trình lao động Nét đặc trưng của ngành du lịch là sự trùng khớp về thời gian giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ dịch vụ du lịch TNDL là một phạm trù lịch sử, bởi vì những thay đổi cơ cấu và lượng nhu cầu
đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như tính chất văn hóa - lịch sử Nó là một phạm trù động, bởi vì khái niệm TNDL thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kỹ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính chất hợp lý và mức độ nghiên cứu Khi đánh giá và xác định hướng khai thác TNDL cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế -
kỹ thuật trong việc sử dụng các loại tài nguyên này (Nguyễn Minh Tuệ et al., 2014)
Trang 18Có nhiều định nghĩa khác nhau về tài nguyên du lịch đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, trong các định nghĩa đó thường có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với khách
du lịch Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, định nghĩa về TNDL được công nhận rộng rãi là định nghĩa về TNDL được nêu trong Luật Du lịch Việt Nam (năm
2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị
văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”
* Các loại hình du lịch:
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:
– Phân loại theo môi trường – tài nguyên: Du lịch thiên nhiên, du lịch văn hoá – Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá, thể thao, lễ hội, tôn giáo, nghiên cứu (học tập), hội nghị, chữa bệnh, thăm thân nhân, công vụ
– Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Du lịch quốc tế, nội địa, quốc gia
– Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển, núi, đô thị, thôn quê
– Phân loại theo phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay
– Phân loại theo loại hình lưu trú: Du lịch ở khách sạn, ở nhà trọ, ở lều trại, ở làng du lịch
– Phân loại theo lứa tuổi du lịch: Du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi
– Phân loại theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày, dài ngày
– Phân loại theo hình thức tổ chức: Du lịch tập thể, cá nhân, gia đình
– Phân loại theo phương thức hợp đồng: Du lịch trọn gói, từng phần
* Sản phẩm du lịch
Trang 19Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ
sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng
Theo Michael M Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”
Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng Nhưng đó không phải sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hóa vật chất,
mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong
kí ức của du khách khi kết thúc chuyến du lịch
Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch bao gồm
Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch và Tài nguyên du lịch
Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch
Sản phẩm du lịch gồm có: Dịch vụ lữ hành; Dịch vụ vận chuyển; Dịch vụ lưu trú, ăn uống; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ thông tin, hướng dẫn; Dịch vụ bổ sung
TNDL gồm có: Tài nguyên du lịch tự nhiên và Tài nguyên du lịch nhân văn
Những đặc điểm của sản phẩm du lịch
Theo Nguyễn Minh Tuệ (2014): Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể Thật ra, sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành của nó có cả hàng hóa (chiếm khoảng từ 10 – 20%) Do vậy, việc đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm
du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh, mà phụ thuộc vào khách du lịch Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch ở mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận
về chất lượng của khách du lịch
Trang 20Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách (nhu cầu thưởng thức cái đẹp, nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa,…) Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có những hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
ăn ở, đi lại của con người, nhưng mục đích chính của chuyến đi không nhằm vào ăn,
ở mà là để giải trí, tìm hiểu, nâng cao tầm hiểu biết,… Vì vậy, cần phải chú trọng vào nhu cầu của du khách để họ thấy hài lòng
Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn liền với yếu tố tài nguyên nên không thể dịch chuyển được Trên thực tế, không thể mang sản phẩm du lịch đến nơi của
du khách, mà du khách phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng Do đó, sản phẩm du lịch không thể cất đi, không thể dư trữ được như các mặt hàng khác Do vậy, để tạo ra sự nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ Đây là hiện tượng lúc thì cung không thể đáp ứng được nhu cầu, lúc thì cầu lại không đáp ứng được cung Nguyên nhân chính là trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài, còn nhu cầu của du khách thì thường xuyên thay đổi, dẫn tới sự chênh lệch giữa cung và cầu
* Khái niệm về văn hóa
Theo Trần Thúy Anh (2016): Văn có nghĩa gốc là làm cho đẹp hơn Hóa có nghĩa gốc là biến đổi, biến hóa Văn hóa là biến đổi cho thành đẹp: làm đẹp ngôn ngữ trong văn học, làm đẹp trong trang trí, kiến trúc, nghệ thuật, làm đẹp trong lối sống, cuộc sống,…
Đẹp cơ thể: trang điểm, làm thơm, tập thể dục,…
Đẹp món ăn: bày biện, nấu nướng,…
Đẹp trang phục: quần áo, chất liệu, nghệ thuật may mặc, thiết kế,…
Trang 21Đẹp trong ở, cư trú: trang trí nội ngoại thất, vệ sinh, cảnh quan môi trường,… Đẹp trong sự đi lại: giày dép, thuyền bè, xe cộ,…
Cuộc sống có muôn vàn biểu hiện của cái Đẹp: đẹp trong thể thao, giao tiếp hành xử, kinh doanh,… Đẹp đã bao hàm trong nó cả Chân - Thiện – Mĩ, có cả sự trung thực, sự tốt lành, lợi ích, hiệu quả,… K Marx cũng cho rằng, văn hóa là sáng tạo của con người theo quy luật cái đẹp
* Khái niệm về du lịch văn hóa
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, “Du lịch văn hóa bao gồm các hoạt động của
những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”
Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích, “Du lịch văn hóa là loại hình du
lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nổ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội”
Theo Luật du lịch (2017), “ Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát
triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại”
“Lấy văn hóa làm điểm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Lấy du lịch làm cầu nối, văn hóa được làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lưu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ tinh hoa văn hóa các dân tộc Du lịch văn hóa không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế
mà còn góp phần giáo dục tình yêu Tổ quốc, thúc đẩy tích cực sự phát triển xã hội” (Trần Thúy Anh et al., 2016)
* Sản phẩm du lịch văn hóa
Con người sáng tạo ra văn hóa, bởi vậy mọi sản phẩm văn hóa đều thuộc về con người Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch
Trang 22Một sản phẩm du lịch trước hết phải là một sản phẩm văn hóa Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách Tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa, nhưng không phải mọi sản phẩm văn hóa đều phải là hay phải trở thành sản phẩm du lịch Nhiều sản phẩm văn hóa không nên/ không thể khai thác trong kinh doanh du lịch được
Sản phẩm du lịch văn hóa vốn là một sản phẩm văn hóa, được đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch, là một yếu tố hợp thành của chương trình du lịch văn hóa
để thỏa mãn yêu cầu mà du khách tham gia loại hình du lịch đòi hỏi Xuất xứ là sản phẩm văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều, thậm chí là phần lớn các đặc trưng của sản phẩm du lịch Chúng đã trở thành hàng hóa để kinh doanh, đem lại lợi nhuận về kinh tế Sản phẩm du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch được khai thác và sử dụng trong các chương trình du lịch văn hóa (Trần Thúy Anh, et al., 2016)
* Những đặc trưng của văn hóa
Theo Trần Ngọc Thêm (1996), văn hóa có các đặc trưng sau:
Tính hệ thống: là đặc trưng hàng đầu của văn hóa Chính nhờ tính hệ thống mà
văn hóa, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được một trong ba chức năng cơ bản của mình là chức năng tổ chức xã hội Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội những phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
Tính giá trị: Văn hóa có nghĩa là “ trở thành đẹp, thành có giá trị” Văn hóa
chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người Đặc trưng tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậu quả của văn hóa hoặc những hiện tượng phi văn hóa Các giá trị văn hóa theo chất liệu có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần, theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị
sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ (chân, thiện, mĩ); theo thời gian có thể chia thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời Trong các giá trị nhất thời lại có thể phân biệt giá trị lỗi thời, giá trị hiện hành và giá trị đang hình thành Sự phân biệt các loại giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách
Trang 23quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng, tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời
Tính lịch sử: Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình
thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố các giá trị Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa Truyền thống là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua thời gian và không gian trong cộng đồng Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận,…
Tính nhân sinh: Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực
tiễn của con người Nói một cách hình tượng, văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là phần “phần giao” giữa tự nhiên và con người Đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu
ấn sáng tạo của con người
1.1.2 Ý nghĩa của văn hóa đối với phát triển du lịch
Văn hóa và du lịch là hai thực thể gắn bó tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, hay nói cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch Các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một địa phương, vùng, quốc gia Giá trị những di sản văn hóa cùng với các thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở văn hóa nghệ thuật, bảo tàng là đối tượng cho du lịch khai thác và sử dụng Những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển, mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch Văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển du lịch từ các loại
Trang 24hình, sản phẩm du lịch đến cung cách phục vụ du lịch Như vậy, văn hóa là một trong hai thành tố cơ bản trong mọi hoạt động du lịch, là yếu tố chủ yếu trong phát triển du lịch Du lịch và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau Nội hàm của văn hóa và du lịch có mối quan hệ gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất của mọi hoạt động du lịch, văn hóa là một trong những động lực quan trọng làm nên nền tảng để phát triển du lịch bền vững
1.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa phục vụ mục đích du lịch
Tài nguyên du lịch văn hóa là loại tài nguyên có nguồn gốc từ lịch sử văn hóa của một quốc gia, dân tộc, có giá trị nhân văn do con người sáng tạo ra Khi đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ mục đích du lịch, ta cần đánh giá dựa trên cơ
sở những giá trị đặc điểm nổi bật của của từng di tích, từng loại tài nguyên và khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch của của từng di tích, từng loại tài nguyên Khi đánh giá có thể sử dụng các tiêu chuẩn sau:
Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi,
di tích, giá trị về phong cảnh Khoảng cách giữa vị trí của di tích với thị trường cung cấp khách cũng như các chủng loại và chất lượng đường giao thông, các loại phương tiện giao thông có thể hoạt động Khoảng cách tới các di tích văn hóa và tự nhiên du lịch khác
Lịch sử hình thành và phát triển gồm thời gian, đặc điểm của thời kỳ lịch sử khởi dựng và những lần trùng tu lớn
Quy mô, kiểu cách, các giá trị kiến trúc, kỹ thuật, niên đại kiến trúc, mỹ thuật Giá trị cổ vật (cả về số lượng lẫn chất lượng), vật kỷ niệm và bảo vật quốc gia Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng, trùng tu
Những tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với di tích: các giá trị văn học, phong tục, tập quán, lễ hội
Thực trạng tổ chức, quản lý bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích
Thực trạng chất lượng ở khu vực di tích
Giá trị được xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp hạng Đánh giá chung về những giá trị, đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch
Trang 25Việc kiểm kê, đánh giá của các tài nguyên du lịch văn hóa phải được tiến hành kiểm kê, đánh giá về mặt số lượng (số lượng cụ thể của từng loại, tổng số lượng mật độ), chất lượng của từng thành tố của di tích và các cấp bậc xếp loại (quốc tế, quốc gia, vùng, địa phương), phương pháp đánh giá cho từng loại di tích, các dạng tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể sẽ là cơ sở cho việc đánh giá từng loại tài nguyên và là cơ sở cho việc thực hiện đánh giá tổng thể tài nguyên phát triển
du lịch của vùng, của các địa phương
Việc đánh giá nguồn tài nguyên du lịch văn hóa nói chung được tiến hành theo các kiểu: đánh giá bằng cảm quan trên cơ sở kết quả điều tra về số lượng cũng như chất lượng tài nguyên và đánh giá thông qua sức hấp dẫn với du khách
Riêng các loại tài nguyên văn hóa vật thể có thể đánh giá theo phương pháp xây dựng thang, bậc điểm về đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch và mức độ bảo vệ, phát huy giá trị của từng di tích cũng như các di tích Thang điểm
có thể đánh giá 4 bậc: loại rất tốt (4 điểm), loại tốt (3 điểm), loại khá (2 điểm), loại trung bình (1 điểm) và theo hệ số 1, 2, 3 theo các mức độ rất thuận lợi, thuận lợi, thuận lợi trung bình và không thuận lợi
Việc đánh giá theo thang điểm cũng chỉ đạt mức chính xác tương đối, vì chỉ đánh giá được các giá trị chung của di tích còn chưa thấy rõ được thực trạng của bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích có hợp lý và bền vững hay không Đồng thời phương pháp này còn mang tính chủ quan
Để đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du lịch nhân văn cùng với việc đánh giá chi tiết còn cần đánh giá tổng hợp về số lượng các di tích lịch sử văn hóa của vùng hoặc địa phương có thuận lợi cho hoạt động du lịch hay không
Sau khi điều tra và đánh giá từng loại tài nguyên, tổng hợp các loại tài nguyên cần có nhận xét, đánh giá chung về tiềm năng, thực trạng khai thác chung của tài nguyên, khẳng định những mức độ thuận lợi, sức hấp dẫn của tài nguyên có khả năng đáp ứng cho việc phát triển du lịch, cần được đầu tư khai thác, bảo vệ và tôn tạo, là cơ sở cho xây dựng và phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch Việc đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa cũng cần xác định rõ những hạn chế về số lượng, chất lượng của các loại tài nguyên cho phát triển du lịch, cũng như cần chỉ rõ những
Trang 26tác động tích cực và tiêu cực từ hoạt động du lịch lên tài nguyên và môi trường du lịch (Trần Diễm Thúy, 2010)
1.1.4 Những nội dung biểu hiện về văn hóa của dân tộc
Khi khai thác văn hóa của một dân tộc ít người để phát triển du lịch văn hóa cần dựa vào những nội dung chủ yếu sau đây:
Số lượng, tên, tỷ lệ của dân tộc thiểu số trong tổng số dân của địa phương, vùng
Địa bàn cư trú, các tập tục về cư trú, phương thức tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội, các giá trị văn hóa đặc sắc của từng tộc người
Chất lượng cuộc sống, vấn đề bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (đặc biệt là các dân tộc có nguy cơ bị đồng hóa hoặc diệt vong) Thực trạng khai thác và bảo vệ văn hóa của dân tộc đó vào mục đích phát triển
du lịch
Thực trạng và khả năng đầu tư phát triển du lịch dựa vào cộng đồng dân tộc ít
người tại một địa phương
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
* Ở một số nước trên thế giới
Theo Trần Thúy Anh (2016), hiện nay một số nước trên thế giới đã khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch Trong đó có thể kể đến các khu vực, các
nước sau đây:
Ở vùng núi Himalaya, đây được xem là nóc nhà của thế giới nên trước đây chỉ
có những nhà leo núi chuyên nghiệp mới có thể đặt chân tới Tuy nhiên hiện nay, vùng đất này đang thu hút rất nhiều du khách bởi sự hấp dẫn của đạo Phật đối với phương Tây Du khách được thăm các khu di tích tôn giáo, tìm hiểu lối sống cộng đồng dân cư Himalaya và tham dự lễ hội Cuộc sống và tập tục trong các tu viện ở
Himalaya – “mái nhà của thế giới” thật sự quyến rũ đối với du khách du lịch văn
hóa Để phát triển du lịch lưu trú dài ngày ở đây, nhiều sân bay địa phương được
mở và dịch vụ hàng không nội địa cũng được cải thiện Đường sá được nâng cấp
Trang 27giúp cho du khách đi tới thư viện và các khu di tích tôn giáo ở vùng hẻo lánh trở nên thuận lợi, gần gũi hơn Với sự tiếp sức của quảng cáo thương mại, phim tài liệu truyền hình và một số phương tiện truyền thông, nguyện vọng được tham gia lễ hội hóa trang và tham quan tu viện của du khách ngày càng tăng Khách có khả năng chi trả cao muốn thăm Khambu hay Mustang sát Himalaya của Nepal có thể giảm thời gian di chuyển bằng máy bay lên thẳng Trong lễ hội Tenchi ở tu viện Lo Mantang (Nepal) và những lễ hội khác thường có một ngày các thầy tu đeo mặt nạ
và nhảy múa theo nghi lễ trong sân tu viện Nội dung này rất độc đáo về văn hóa nên các công ty du lịch thường lập chương trình cho du khách văn hóa dài ngày trùng với những lễ hội này Tu viện không cấm du khách chụp ảnh Khách du lịch mua vé hoặc có thể liên lạc đặt chỗ trước trong tu viện Những pho tượng nhỏ và những tranh lụa tôn giáo Thankas được làm rất đẹp, trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa được ưa chuộng khi du khách tới nơi này
Sự phồn vinh của du lịch góp phần làm hồi sinh tôn giáo Tu viện Tyangboche
ở khu vực Solu của người Sherpa (Nepal) có 40 tu sĩ thụ đạo đã trở thành một điểm đến du lịch quan trọng Cách đây chừng 40 năm, tu viện bị bỏ hoang và sau đó bị lửa thiêu vào năm 1988 khi các tu sĩ thoát ly để làm việc trong ngành du lịch lữ hành Tu viện đã phục hồi trở lại lễ hội có mang mặt nạ nhờ vậy mang lại khoản thu nhập đáng kể để phát triển các hoạt động tôn giáo và văn hóa Một tòa nhà tiếp đón
du khách được sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời và một bãi đậu cho máy bay lên thẳng đã được xây dựng Lệ phí vào thăm tu viện được dùng để đổi mới và tu bổ trang phục, mặt nạ, đào tạo tu sĩ và in những cuốn sách nhỏ về lễ hội, mô tả nghi thức tôn giáo, hướng dẫn các quy tắc ứng xử đi về, đứng, chụp ảnh,…
Ở Canada và Australia, thổ dân có ý thức cao trong việc giữ gìn văn hóa dân
gian của họ qua du lịch văn hóa Từ Iqaluit – thủ phủ vùng đất mới Canada – của thổ dân Inut (bộ tộc Nuvanut) đến vùng Kaigoorlie ở tây Australia, các nhà kinh doanh bản xứ chịu trách nhiệm đứng ra giới thiệu văn hóa thổ dân thông qua các tour du lịch văn hóa Họ hướng dẫn du khách xẻ băng để ghép thành chiếc lều Igloo, nấu món wichetty (ấu trùng của một loại bướm sâu đục gỗ) – món đặc sản của thổ dân ở đây, hay nghe HDV du lịch người da đỏ giải thích những mẫu chạm
Trang 28trổ của totem trên cột gỗ có hình những người đàn bà nhăn mặt, các nhân vật thần thoại và hình ảnh những con chim khổng lồ, mỏ dài và nhọn,…phản ánh tư duy gì trong văn hóa người bản địa
Các tổ chức du lịch và doanh nghiệp bản địa tại Canada và Australia đảm nhiệm việc vận chuyển, xây dựng khách sạn, bảo tàng, nhà hàng, rạp hát, tiệm ăn nhỏ có biểu diễn nhạc sống và tổ chức hình thức homestay ngay tại chính nhà riêng của họ Họ không bằng lòng dàn dựng những cảnh nhảy múa ngắn gọn, “chộp giât”, cắt xén để phục vụ cho những du khách du lịch nóng vội chuyển sang xem những cảnh khác Họ cũng không muốn bán những vật lưu niệm sản xuất hàng loạt mà
tuân thủ quy định “một mẫu tối đa 3 sản phẩm” Họ lắng nghe tâm lý và cảm xúc
của du khách một cách thận trọng và tinh tế hơn Người da đỏ ở Canada và thổ dân Australia coi du lịch văn hóa là phương tiện để vừa truyền bá những giá trị cuộc sống của họ vừa đem lại nguồn thu nhập quan trọng Du lịch văn hóa tạo công ăn việc làm cho người bản địa, khẳng định nền văn hóa của họ và giúp du khách hiểu
rõ những tập tục đặc sắc của thổ dân Hơn 1.000 doanh nghiệp du lịch tại Canada là của những người da đỏ hoặc do những người da đỏ nắm giữ tới 51% vốn Vùng đất mới Nuvanut cũng có một số tổ chức du lịch riêng để giới thiệu văn hóa của mình
Số liệu của Bộ Phụ trách về vấn đề người da đỏ Canada cho biết: thu nhập của các doanh nghiệp hằng năm xấp xỉ 200 triệu USD, tạo ra 15.000 công ăn việc làm theo mùa vụ và 7.500 công việc cố định Ý thức được du lịch đem lại lợi ích cả về tinh thần và vật chất nên chính phủ Canada, Australia và dân bản xứ đã thành lập nhiều
cơ quan chính thức để xúc tiến và kiểm soát du lịch văn hóa nhằm phát huy mạnh
mẽ lợi ích cho thổ dân Nhà nước và các nhà chức trách giúp đỡ thổ dân người da
đỏ làm du lịch văn hóa từ việc có chứng chỉ hợp pháp về sở hữu đất đai để được vay tiền ngân hàng lập doanh nghiệp, trợ cấp vốn đến đào tạo họ về năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp du lịch, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa cho họ Cuốn
sách hướng dẫn du lịch “Native Guide Safari Tour” của Hazel Douglas – thành
viên bộ lạc Guguyalanjis ở cực Bắc bang Queenland (Australia), với sự giúp đỡ ấy,
đã được xuất bản và giành nhiều giải thưởng Nó giúp nhiều đoàn du lịch hiểu biết
về công viên quốc gia Cap Tribulation và khu rừng Daintree – đều đã được xếp vào
Trang 29danh sách di sản thế giới của UNESCO Hazel Douglas chỉ rõ rằng, du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà nó còn giáo dục ý thức về văn hóa thổ dân và bảo tồn nó qua thực tế sinh động Ví dụ: Trong khi kể lại các truyền thuyết và giải thích về văn hóa cổ truyền, HDV du lịch đưa những đoàn khách vào bụi cây, giúp
họ giải khát bằng việc ăn phần bụng của những con kiến xanh còn sống, rất giàu vitamin C, dạy họ chữa rắn cắn bằng rong biển hay nghe tiếng chim kêu gần bờ ruộng để biết có cá sấu ẩn nấp nơi đó hay không Tại Canada, du khách có thể tham gia nấu những món ăn cổ truyền của người dân bản địa như rong tảo nướng, măng biển dại của Thái Bình Dương, sườn dê, tuần lộc; chung sống cùng các gia đình Inut trong lều trại; ngủ dưới mái lều tipi; ngắm nghía và chụp ảnh những con bò lông rất dài, tập những điệu nhảy theo trống Tại Australia, du khách được học cách sử dụng
vũ khí của thổ dân là boomerang, nghe kể chuyện cổ tích, tham quan trại chăn nuôi
đà điểu emu hoặc vào rừng quan sát những con thú lông nhím ăn kiến và con vật rất đặc thù của văn hóa Australia là chuột túi kangaroo
Tại Maroc, những Ksar và Kasarbah (nhà cổ và làng cổ) của Maroc là sản
phẩm du lịch văn hóa ấn tượng nhất trong hành trình mà khách du lịch muốn được thưởng ngọn Các tòa nhà công sự nằm cheo leo trên vách núi, được làm từ đất trộn rơm rất thu hút du khách say mê kiến trúc khác lạ, tính độc đáo trong việc tổ chức không gian xã hội Những ngôi nhà dành cho “một gia đình” này nằm sâu trong ngôi làng có công sự với duy nhất một lối ra vào, mang kiến trúc phòng thủ, có 4 tháp canh ở 4 góc nhà Nhà được xây dựng 2 hoặc 3 tầng, có sân thượng, mái bằng, dựa trên những xà bằng thân cây cọ Tầng trên của các ngôi nhà được trang trí rất rực rỡ Ý thức được những ngôi nhà, ngôi làng này được làm từ vật liệu xây dựng khó chịu được sự tàn phá của thời gian và biến đổi của thời tiết, Maroc đã tiến hành tăng cường an ninh và giáo dục ý thức cho du khách khi tham quan một cách quyết
liệt Họ cũng sử dụng loại “xi măng” đóng bánh và các loại vật liệu vững chãi hơn
để gia cố tòa nhà cổ bằng đất của họ Là một tuyệt tác thực sự về kiến trúc và phong cảnh thiên nhiên, được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1987, Aitben Haddou là làng cổ đầu tiên được hưởng chương trình quốc gia bảo tồn các Kasbah tại Maroc, bởi sự kết hợp giữa Bộ Văn hóa Maroc, Chương trình Phát triển của Liên
Trang 30Hợp Quốc (UNDP), UNESCO và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) Họ biết rõ lối trùng tu cổ điển sẽ tạo ra ít hiệu quả nên vận động dân làng sống định cư ở đây, bảo dưỡng mỗi ngày, giải quyết dứt điểm đường vào làng không bị ngập úng vào mùa mưa lũ, cung cấp các thiết bị năng lượng mặt trời, xây dựng trường học,… nhằm giúp người dân yên tâm về cuộc sống, chuyên chú vào bảo tồn nhà – làng Họ làm sạch và tiến hành bảo tồn khu du tích, lập sơ đồ kiến trúc các ngôi nhà trong làng, lập đồ án tổng quát lát gạch những con đường nhỏ, gia cố bờ sông, xây cầu nhỏ thuận tiện cho việc ra vào làng hàng ngày ngay cả khi lũ lụt, khôi phục và làm mới một số hành lang có mái che, mặt tiền một số ngôi nhà, đền thờ Hồi giáo và những tòa nhà được trang hoàng lộng lẫy Nhà chức trách Maroc tạm thời dừng việc coi các Ksar và Kasbah là sản phẩm du lịch văn hóa địa phương, vì những di tích này quá mỏng manh và quý giá, khó chịu đựng được kiểu du lịch đại chúng ồ ạt Dân làng làm du lịch một cách giản dị, khiêm tốn và có chừng mực Họ làm phim
về khu di tích này, xây dựng một cơ sở hạ tầng chỉ gồm 25 cửa hàng tạp hóa bán sản phẩm lưu niệm, 4 tiệm cà phê có phục vụ ăn uống đơn giản và nghỉ trọ, 2 khách sạn nhỏ bé, tiếp đón chừng 400 khách/ngày Công việc trùng tu để phục vụ du lịch văn hóa bên trong các nhà – làng cổ vẫn được tiếp tục từ từ Dân làng đang học cách tự tổ chức tốt hơn Hiệp hội Ait Aisia (vì văn hóa và phát triển) được thành lập
để theo dõi sát sao công việc trùng tu và tham dự các cuộc họp về vấn đề này
Bali (Inđonesia), Bali là một ví dụ điển hình về việc làm du lịch văn hóa ở
Đông Nam Á cũng như thế giới Trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Bali không có một khách du lịch nào nhưng hiện nay Bali là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới Du lịch văn hóa đã đem đến những thành quả tích cực cho Bali Đầu tiên, nghệ thuật biểu diễn truyền thống được thức tỉnh Các nghệ sĩ múa khi xưa biểu diễn cho quý tộc cung đình, nay không còn không gian ấy nữa, mà thay thế bằng sân khấu tại các khách sạn Nhu cầu cao của du khách nước ngoài muốn chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống của họ đã giúp họ có điều kiện phục hồi nghệ thuật truyền thống Bali
có một số cẩm nang hướng dẫn du lịch đạt mức độ xuất sắc Sách không chỉ liệt kê đơn thuần các khách sạn, quán ăn và những lời khuyên thực hành mà đã đem đến cho du khách đầy đủ thông tin về múa, nhạc, lễ hội, kiến trúc, ẩm thực, phong tục
Trang 31địa phương,… một cách chắc lọc, đầy đủ và giúp họ có kỹ năng hòa nhập nhanh với dân cư địa phương Bali đã đầu tư kinh phí và năng lực trí tuệ vào soạn thảo các cuốn chỉ dẫn du lịch này, cho rằng một cuốn sách hướng dẫn du lịch phải chứa đựng nhiều điều hơn một cuốn sổ tay chỉ dẫn các điều thực tế cần làm Sách hướng dẫn
cụ thể về va đập văn hóa, tầm quan trọng của tục hành hương, phong cách sống của các tu viện Thành công của Bali về du lịch văn hóa xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do là đã cho ra đời một cẩm nang du lịch văn hóa chuyên nghiệp, giúp du khách tiết kiệm tiền bạc, tránh được sự lúng túng, tai nạn rủi ro, làm cho chuyến đi của họ an toàn và phong phú Sách hướng dẫn du lịch dạy du khách biết cách gắn bó du lịch và văn hóa lại với nhau một cách hài hòa tại Bali
Ở Lào, Bộ Văn hóa Lào kết hợp các nghệ nhân dân gian phục hưng văn hóa
truyền thống và di sản kiến trúc dưới sự hướng dẫn của chính phủ Tại các ngôi chùa đẹp ở Luang Prabang, cố đô Lào, một số nghệ sĩ múa rối lão thành dạy cho nhóm học trò trẻ tuổi học diễn và cho phép du khách tham dự Sau khi tan học và vào thứ 7 hàng tuần, trẻ em đến Trung tâm Văn hóa để học nhạc, họa cổ truyền, dệt vải và đọc truyện cổ tích Khi mở các quán ăn, cửa hiệu buôn nhỏ, khách sạn, chính quyền thành phố cố đô Lào tỏ ra thận trọng, e ngại việc xây dựng hàng loạt cơ sở dịch vụ sẽ kéo theo sự phát triển của buôn lậu, ma túy và mại dâm và làm xâm hại môi trường văn hóa Dù vậy lối sống cổ truyền của Luang Prabang lại rất duyên dáng và quyến rũ đối với khách du lịch ưa quan sát Trên sông Mekong, ở đoạn gần thành phố, thuyền gắn máy ồn ào không được phép chạy mà phải neo đậu ở xa Các hoạt động tôn giáo ở chùa, phụ nữ dệt cửi ở chân nhà sàn, thợ kim hoàn mài đồ trang sức, các cụ bà sắp xếp lễ vật dâng lên chùa,… là những cảnh tượng của đời sống thường nhật đã cuốn hút du khách nước ngoài Vào dịp lễ hội tôn giáo hay sắc tộc, đặc biệt lễ hội đầu năm mới của Lào vào giữa tháng 4, du khách đến rất đông Diễu hành, nhảy múa, rước Phật Phra Bang – vị thần che chở cho thành phố diễn ra trọng thể và tươi vui Cùng với hội hè, nhiều buổi lễ trong các gia đình ở đây cũng khá thu hút, họ mời cả du khách vãng lai đến nhà với thái độ chân tình và hiếu khách Người Lào giản dị, hiền lành và thực bụng – cũng là nét bản sắc trong tính cách nhân dân luôn được khách du lịch ca ngợi
Trang 32Từ năm 1990 đến nay, Lào đã trùng tu hoàng cung và những ngôi chùa đẹp nhất thành phố Dần dần, họ thấy rằng, vẻ đẹp của Luang Prabang là tổng thể: không chỉ kiến trúc chùa chiền mà còn là những tòa nhà bao quanh và thiên nhiên ở đây, vườn cây, công viên, hoa lá Họ kẻ biển quy định phạm vi khu vực bảo vệ thành phố cổ, thực hiện dự án xử lý nước thải, phát triển đô thị có quy hoạch, khởi
sự các hoạt động kinh tế hiện đại chỉ trong giới hạn là khu sân vận động mới ở phía dưới thành phố cổ
Thành phố đã có hơn 600 tòa nhà được xếp hạng Bản thân thành phố là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1995 Nhà cửa được phục chế trên tinh thần tôn trọng kiểu dáng truyền thống Thành phố cho trùng tu và xây dựng lại theo thiết kế cũ kiểu Koutis, nơi ở của các nhà sư – kiến trúc tiêu biểu của Luang Prabang Những ngôi chùa đẹp đã được tân trang lại Hình ảnh thường thấy trong chùa là các chú tiểu mặc áo vàng đậm – con em những gia đình nghèo đến chùa ở để theo học phổ thông nhờ sự tài trợ của các tín đồ
Tổ chức đóng vai trò chủ chốt trong việc khôi phục thành công di sản kiến trúc
Luang Prabang có tên gọi là “ Ngôi nhà di sản”, quy tụ nhiều Bộ trong Chính phủ
và nhận được viện trợ của một số nước Đường phố và bờ sông Mekong, cùng các chi lưu của nó đã được tổ chức này ưu tiên khôi phục Những ngõ hẻm dẫn tới tòa nhà Lung Khamlek được làm sạch bằng gạch lát và trang hoàng đẹp hơn Tòa nhà này là di sản hiếm thấy cho du khách tham quan nền kiến trúc quý tộc thời tiền thuộc địa của Luang Prabang Các nghệ nhân Lào cũng tạo ra nhiều tác phẩm thủ công bằng gỗ độc đáo trong khi hoàn tất trùng tu tòa nhà Nó là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của cố đô Lào Người dân ở đây thường đến tổ chức “Ngôi nhà di sản”
để xin tư vấn và giúp đỡ khi xây dựng, sửa chữa, mở rộng nhà trong khu vực được bảo vệ để đảm bảo là các dự án phải hài hòa với kiểu dáng chung của thành phố, không dự án xây dựng nào được tiến hành nếu không được tổ chức này phê duyệt
Ở đây thực hiện cả dự án giúp các nhà sư chú trọng bảo tồn tính xác thực của di sản tôn giáo, phục hồi một số kỹ thuật truyền thống riêng của giới sư sãi như họa hình trên giấy nến, sơn mài, thếp vàng, chạm khắc họa tiết tôn giáo
Trang 33Chính quyền Luang Prabang luôn dựa vào dân chúng, tôn trọng ý kiến nhân dân và quan tâm tới lợi ích của họ khi bảo tồn di sản Họ đánh thuế vào các hoạt động du lịch văn hóa ở mức độ vừa phải nhằm tạo nguồn vốn trợ cấp cho việc sử dụng những vật liệu xây dựng cổ truyền bởi chi phí cho vật liệu này khá đắt tiền Nhờ sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu, UNESCO và chính phủ Pháp, Luang Prabang đã thực hiện phân tích các loại vật liệu cổ bị lãng quên (vữa trát, vôi, đất nhồi rơm,…) tại các phòng thí nghiệm nước ngoài Họ cũng giúp cố đô Lào thiết lập sự hợp tác “phi tập trung hóa” giửa Luang Prabang với Chinnon – thành phố miền trung nước Pháp – trong một dự án cùng nhau làm du lịch văn hóa từ di sản cha ông để lại Lãnh đạo và dân chúng hai thành phố nhận thức quán triệt được di sản văn hóa vốn rất mỏng manh và phải có ý thức cao độ về giá trị của chúng khi khai thác, phục vụ du lịch Họ cùng nhau soạn thảo những văn bản pháp quy hữu hiệu cho lộ trình bảo tồn di sản Lãnh đạo thành phố Luang Prabang có một thái độ tốt và tích cực đối với di sản Và điều lớn nhất mà Luang Prabang được đánh giá cao khi bảo vệ di sản văn hóa và làm du lịch văn hóa hiệu quả, đem về nguồn lợi đáng kể cho kinh tế cố đô Lào là lòng tốt và tính hào hiệp của người dân thành phố này
Mọi kinh nghiệm quý giá của các nước bạn trên thế giới đều trở thành tấm gương và bài học cho việc tiến hành, thiết kế, kinh doanh và tổ chức du lịch văn hóa
ở nước ta Kể cả sự thành công hay thất bại của các nước đi trước chúng ta về du lịch sẽ giúp Việt Nam thực hiện thành công hơn những chương trình du lịch văn hóa tại nơi vốn được ca ngợi là có một bề dày văn minh – văn hiến lâu đời
ẩm thực truyền thống Du lịch văn hóa Việt Nam lôi cuốn du khách quốc tế đặc biệt
ở các bản làng tộc người thiểu số, các khu di sản văn hóa thế giới và các hoạt động
Trang 34du lịch văn hóa mang tính chất vùng – miền (Du lịch Điện Biên, Con đường Di sản miền Trung, Lễ hội Đất phương Nam, Festival Huế,…)
Được sự đầu tư từ các tổ chức quốc tế, từ Nhà nước, các di tích cấp quốc gia
và các khu di sản thế giới được quan tâm nhiều hơn Hạ tầng vật chất cho du lịch được xây dựng và nâng cấp Công tác trùng tu tôn tạo di tích được thực hiện Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh,… được coi là những địa chỉ đỏ trong các tour du lịch văn hóa đến Việt Nam của du khách trong và ngoài nước
Một số làng nghề truyền thống được chấn hưng, phục hồi như: gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ,…; nhiều lễ hội như: hội Đền Hùng, hội chùa Hương, hội Lim, hội Chọi trâu,… rất thu hút khách du lịch Một số làng ban của đồng bào dân tộc thiểu số đã có hoạt động du lịch văn hóa tạo tiếng vang như bản Đôn (Đắk Lắk), bản Lác (Lai Châu), bản Pác Ngòi (Ba Bể), bản Tả Phìn, bản Hồ (Sa Pa),…
Đã có các tour du lịch văn hóa chuyên đề, chủ yếu là đưa du khách đến tham gia và tham quan lễ hội Những tour kết hợp được nhiều hoạt động như vừa tham dự
lễ hội, vừa tham quan, tìm hiểu lối sống, phong tục dân cư thiểu số, cách thức tổ chức du lịch cộng đồng, nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa còn ít, các sản phẩm du lịch văn hóa này chưa lôi cuốn du khách và cũng có giới hạn đối tượng tham gia
Một số ít tour du lịch văn hóa đã có thương hiệu như: “Con đường xanh Tây
Nguyên”, “ Các cố đô Việt Nam”,…
Để tăng cường việc giới thiệu hình ảnh đất nước, tăng thu nhập du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, các tour du lịch văn hóa đã được kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái,… Các hoạt động trong tour phong phú, linh hoạt, đáp ứng nguyện vọng nhiều đối tượng khách nên có sự thu hút cao Tất nhiên, việc kết hợp du lịch văn hóa chất lượng cao với khai thác các điểm du lịch, các hoạt động du lịch thật hợp lý là không đơn giản trong những tour du lịch tổng hợp như vậy Bởi lẽ, tài nguyên lễ hội mang tính mùa vụ Các tài nguyên khác nhau có thời gian khai thác khác nhau Tour du lịch văn hóa chất lượng cao đòi hỏi HDV phải có tri thức và sự hiểu biết xã hội rộng rãi, ngoại ngữ tốt, nghiệp vụ dày dặn Như vậy,
Trang 35khi chú trọng phát triển cả hai loại hình tour (chuyên đề và tổng hợp) là chúng ta đang phát triển du lịch văn hóa với mục tiêu bền vững, vinh danh bản sắc văn hóa Việt Nam và mang lại lợi ích kinh tế
Các sự kiện du lịch (festival du lịch, lễ hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch,…) và các sự kiện văn hóa (tuần văn hóa, liên hoan sân khấu nhỏ và vừa, ca nhạc, phim,…) suốt thời gian qua được tổ chức khắp cả nước Các sự kiện du lịch liên quan đến văn hóa đều được hai ngành văn hóa và du lịch kết hợp với nhau, bước đầu đem đến nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiều biến chuyển tích cực như: tăng lượng khách nội địa di chuyển giữa các vùng miền, lượng khách quốc tế đến Việt Nam, văn hóa của các xóm làng, đô thị, vùng miền được tôn vinh và quảng bá tới người đi du lịch, khôi phục và giữ gìn lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật biểu diễn truyền thống,… Festival Huế,
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng được tổ chức định kỳ, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Thế giới tại Vũng Tàu năm 2010,… là những thực tế sinh động rõ ước vọng chung của hai ngành văn hóa và du lịch là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam của
du khách, nâng cao lòng tự hào về đất nước của nhân dân Bên cạnh đó, cũng vẫn còn một số tồn tại trong sự phối hợp này tại một số địa điểm di tích, một số địa
phương về quản lý di tích Lớn nhất là quan niệm “văn hóa xây, du lịch phá” làm
ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, gây tâm lý chưa tốt cho khách du lịch
Du lịch văn hóa là xu thế mới của phát triển du lịch Việt Nam đã được xác định tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á – Thái Bình Dương, tại Huế tháng 6/2010 với trên 150 đại diện các nước khu vực châu Á tham dự Các tour du lịch văn hóa hướng tới việc xây dựng nội dung phù hợp với thị trường khách trọng điểm
là Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu và Bắc Mỹ Xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao như tour chuyên đề: Văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long, về với miền Tây Nam Bộ, du lịch miệt vườn Nam Bộ, văn hóa miền núi phía Bắc, tour chuyên đề di sản, lễ hội, làng nghề xuyên Việt,… Chấn hưng các làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm du lịch văn hóa phải đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách du lịch Du khách phải được tham quan và tham gia vào
Trang 36một hoặc vài công đoạn cơ bản của quá trình sản xuất ra sản phẩm đó, tạo cảm xúc
và bắc cầu để du khách hiểu được tâm hồn và tài nghệ của người Việt Nam
Cuối cùng, Việt Nam đã xếp hạng được gần 3.000 di tích cấp Quốc gia phục
vụ du lịch văn hóa UNESCO đã công nhận các di sản văn hóa Việt Nam là Di sản Văn hóa Thế giới: Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng,… Di sản văn hóa Việt Nam không chỉ được tôn vinh mà qua du lịch, được giới thiệu rộng rãi ở trong nước và nước ngoài
Với việc xác lập các cơ chế, chế tài phù hợp, Nhà nước và nhân dân cùng tham gia vào sự nghiệp chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa trong nước, các bảo tàng, các Di sản Văn hóa Thế giới tại Việt Nam đã và đang và sẽ trở thành những địa chỉ cụ thể của nguồn lực phát triển kinh tế và du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa Trong các vùng du lịch ở nước ta, có thể xem vùng du lịch đồng bằng Sông Hồng là cùng tiêu biểu trong phát triển du lịch văn hóa Loại hình du lịch văn hóa,
lễ hội, tâm linh phát triển dựa trên các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của vùng Đồng bằng sông Hồng với Ninh Bình, Bắc Ninh là hai địa phương tiêu biểu
Tại Ninh Bình, hằng năm, vào dịp đầu xuân đã có hàng vạn du khách trẩy hội đến với lễ hội, danh thắng tiêu biểu của Ninh Bình như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, khu danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, múa rối nước, biểu diễn nghệ thuật chèo,
Dựa vào thế mạnh của mình, Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ du lịch văn hóa, trong đó đặc biệt là khai thác các làn điệu dân ca Quan họ Đến với Bắc Ninh, du khách sẽ được đắm mình vào không gian văn hóa trong những làn điệu Quan họ mượt mà, đằm thắm, liền anh áo the khăn xếp, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao, tạo nên nét độc đáo mà không một nơi nào có được Qua phát triển du lịch văn hóa, tỉnh Bắc Ninh vừa có thể khai thác tốt thế mạnh của tỉnh vừa bảo tồn văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc
1.2.3 Ở vùng duyên hải miền Trung
Theo Nguyễn Hữu Thông và Trần Đức Anh Sơn (2011), trong những năm qua, loại hình du lịch văn hóa rất được chú trọng và khuyến khích phát triển trong
Trang 37hoạt động du lịch ở các tỉnh duyên hải miền Trung Chính quyền địa phương cũng như các hãng lữ hành, các doanh nghiệp du lịch luôn coi du lịch văn hóa là sản phẩm chủ lực và đặc thù của hoạt động du lịch trong toàn vùng duyên hải miền Trung
Các địa phương đều phát triển du lịch văn hóa dựa trên các lợi thế:
Sử dụng lợi thế là khu vực nắm giữ 3/5 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam
là quần thể di tích cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn để xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa, thu hút du khách đến với các di sản văn hóa thế giới này để phát triển du lịch của địa phương và tạo thế liên kết du lịch văn hóa xuyên vùng, kết nối giữa Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng và Quảng Nam, trong đó Đà Nẵng đóng vai trò là điểm trung chuyển du khách giữa hai vùng văn hóa xứ Huế và xứ Quảng
Khai thác tối đa hệ thống di tích lịch sử cách mạng và di tích kiến trúc nghệ thuật ở từng địa phương để đưa vào phục vụ du khách tham quan, đặc biệt là du khách nội địa, vốn quan tâm đến lịch sử văn hóa của dân tộc
Khai thác hệ thống di tích và di vật thuộc văn hóa Champa, được phân bố hầu khắp các tỉnh duyên hải miền Trung nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù để thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế
Định kỳ tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống và đương đại tại các địa phương để thu hút du khách đến với các địa phương trong vùng
Tổ chức các tour du lịch làng nghề, các tour du lịch cộng đồng để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa nhằm tạo sức hấp dẫn đối với du khách
Bước đầu hình thành các sản phẩm du lịch ẩm thực, nhờ vào thế mạnh là sự đa dạng của văn hóa ẩm thực giữa các địa phương trong vùng, để thu hút du khách tham gia, trải nghiệm và thưởng thức
Cách tổ chức và triển khai các loại hình du lịch văn hóa như trên có ưu điểm là
đã phát huy tối đa các tài nguyên du lịch nhân văn có sẵn ở từng địa phương để phát triển du lịch, góp phần quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa, bản sắc văn hóa của từng địa phương Nhưng cách làm này cũng bộc lộ nhược điểm là tạo ra sự trùng lắp trong khai thác và phát triển du lịch văn hóa, xét trên phạm vi toàn vùng
Trang 38Bởi lẽ, theo lý thuyết phân vùng văn hóa đã được các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đúc kết, thì ngoại trừ Thừa Thiên Huế thuộc vùng văn hóa riêng, các địa phương còn lại, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, đều thuộc văn hóa Nam Trung Bộ, với những đặc trưng, tập tục văn hóa gần như tương đồng Vì thế, sản phẩm du lịch văn hóa, nhất là du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng, du lịch ẩm thực, du lịch du khảo văn hóa Champa,… có nhiều nét tương đồng giữa các địa phương Trong khi, cách thức
tổ chức và khai thác sản phẩm du lịch ở các địa phương cũng tương tự nhau, chưa tạo nên sự đột phá về mới lạ, hấp dẫn nên khả năng thu hút du khách còn thấp Đây
là nguyên nhân khiến du lịch văn hóa nói riêng, hoạt động du lịch nói chung trong vùng chưa đạt được kết quả như mong đợi
Ngoại trừ Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là 2 địa phương có loại hình du lịch văn hóa tương đối phát triển, thu hút nhiều du khách và đã tạo được thương hiệu riêng nhờ vào khai thác lợi thế của các di sản văn hóa thế giới, còn các địa phương khác trong vùng thì loại hình du lịch văn hóa đang còn hạn chế Các địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận tập trung phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch công vụ,… Các địa phương còn lại, dù có nhiều tiềm năng nhưng do
hạ tầng du lịch chưa đáp ứng, hoạt động quảng bá, tiếp thị còn yếu, việc tổ chức khai thác chưa chuyên nghiệp và chưa có định hướng khai thác kinh doanh rõ ràng nên loại hình du lịch văn hóa ở những địa phương này chưa phát triển
Để phát triển du lịch văn hóa các địa phương ở vùng Duyên hải miền Trung đã xác định và khai thác các thế mạnh của mình, có thể xem Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là hai địa phương tiêu biểu:
- Thừa Thiên Huế đã tập trung phát triển du lịch văn hóa ở các mảng: tham quan, du khảo các di sản văn hóa thế giới (cả di sản vật thể lẫn di sản phi vật thể),
du lịch lễ hội (với các loại hình: lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, lễ hội đương đại thường được tổ chức trong các kỳ festival Huế), du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực
và du lịch tâm linh (nhờ vào hệ thống chùa chiền, đền miếu phong phú ở Huế),…
- Quảng Nam là địa phương có nhiều điều kiện phát triển du lịch văn hóa nhờ vào hai di sản thế giới là Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, cùng hệ thống đền tháp Champa phân bố hầu khắp các địa bàn trong tỉnh Quảng Nam cũng là nơi
Trang 39có nhiều làng nghề thủ công truyền thống vẫn còn hoạt động như làng gốm Thanh
Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc Phước Kiều, làng mì Quảng Phú Triêm,… Từ những lợi thế đó Quảng Nam đã phát triển du lịch văn hóa qua việc kết hợp du khảo văn hóa với du lịch làng nghề truyền thống
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác văn hóa cộng đồng dân tộc ít người để phát triển du lịch
1.3.1 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
* Dân cư và lao động
Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội Cùng
với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều Số lượng người lao động trong sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn trực tiếp với kinh tế du lịch Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật
độ dân cư có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển du lịch Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc nhiều vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư Cần phải nghiên cứu số lượng, cơ cấu dân cư để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vì đây là một trong những nhân tố có tác dụng thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng
Dân cư và lao động tại các điểm du lịch văn hóa ở cộng đồng dân tộc ít người cũng tác động nhiều đến việc phát triển du lịch văn hóa thông qua việc đáp ứng nguồn nhân lực từ cộng đồng đồng bào dân tộc ít người cho phát triển du lịch văn hóa
Các dân tộc ít người khác nhau sinh sống ở các vùng, miền khác nhau sẽ có những nét văn hóa độc đáo, những nét đặc sắc riêng Chính những khác biệt về nơi sinh sống và văn hóa của các dân tộc ít người luôn kích thích sự tò mò, tìm hiểu và khám phá của du khách Ở Việt Nam, các địa phương như Quảng Nam, Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình với những đặc điểm riêng về địa bàn phân bố của các dân tộc ít người cùng với các đặc điểm văn hóa riêng biệt của các dân tộc ít người đã góp phần rất lớn vào việc phát triển du lịch văn hóa
* Sự phát triển của nền sản xuất xã hội
Trang 40Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực Nền sản xuất
xã hội càng phát triển, thì nhu cầu về du lịch của dân cư càng lớn, chất lượng dịch
vụ càng đa dạng Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện nảy sinh nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến du lịch, không chỉ là nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, thời gian rãnh rỗi, mà còn cả những sản phẩm về vật chất và tinh thần phục vụ cho du khách
* Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển của du lịch nói chung và du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người nói riêng Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là nhu cầu của con người về phục hồi sức khỏe
và khả năng lao động, thể chất, tinh thần bị hao phí trong quá trình sống Đối với du lịch văn hóa từ cộng đồng dân tộc ít người, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch thường được biểu hiện qua 2 mức độ đó là nhóm người và cá nhân với hình thức tham quan kết hợp giữa tự nhiên và văn hóa ở các vùng núi qua những chuyến đi (phượt) dài ngày
để tìm hiểu về cảnh đẹp ở vùng núi cũng như tìm hiểu về văn hóa các dân tộc ít người