"Quản lý" sếp

5 197 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
"Quản lý" sếp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Quản lý" sếp Cấp trên ra lệnh cho cấp dưới là chuyện thường tình. Thế nhưng, trong thực tế đôi khi sếp cũng cần được nhân viên của mình "quản lý". Vì sao? - Trong một tổ chức, hợp tác trên cơ sở tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên sẽ tạo ra hiệu ứng tổng lực có lợi cho tập thể. Trong môi trường doanh nghiệp, cấp trên và cấp dưới đều là những thành viên, tất cả có chung một mục tiêu là làm cho doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. Trong bối cảnh đó, người lao động sẽ nhận thấy mình cũng có nhiệm vụ bổ sung tài nǎng, kinh nghiệm cho cấp trên vì không ai có thể biết hết mọi chuyện. - Chuyện rủi ro trong kinh doanh đôi khi vượt quá tầm kiểm soát của nhà quản lý và rất khó lường. Vì thế, những cảm nhận và bí quyết của cấp dưới đôi khi có thể giúp giảm thiểu những điều mà cấp trên không muốn thấy xảy ra. - Cấp trên cũng là con người và như vậy họ cần được hỗ trợ, động viên, được công nhận, được chú ý và cần sự tiếp xúc. - Khi giao việc, cấp trên thường muốn biết mệnh lệnh của mình được thi hành như thế nào. Vì thế, làm tǎng sự tin tưởng và tín nhiệm của cấp trên đối với cấp dưới sẽ giúp tạo được mối quan hệ tốt. Chẳng hạn, khi triển khai một phương án kinh doanh, sự thành công của nó tùy thuộc phần lớn vào ảnh hưởng, những ý kiến và các nguồn lực từ cấp trên. Điều đó chỉ có được khi cấp dưới tạo được sự tín nhiệm của cấp trên. - Ngoài những lý do trên, mối quan hệ tốt với cấp trên thường mang lại cơ hội thǎng tiến cho cấp dưới khi người này đáp ứng những điều cấp trên quan tâm. Khi có cơ hội đề bạt, người nào được cấp trên chú ý trong tập thể tất nhiên sẽ được để mắt trước. Cần phải xác định rõ, khi nói "quản lý" cấp trên, chúng ta không nói về những thủ thuật lấy lòng cấp trên nhằm mục đích cá nhân. Do đó, cần phải có lý do chính đáng khi áp dụng những kỹ thuật sau đây: "Biết người biết ta, trǎm trận trǎm thắng". Muốn làm việc tốt với cấp trên thì phải hiểu phong cách quản lý, điều hành và cả nhu cầu của họ, từ đó bạn sẽ biết cách ứng phó và tự điều chỉnh cách làm việc của mình. Chẳng hạn, cấp trên là người thích chữ nghĩa, ra mệnh lệnh bằng giấy tờ vǎn bản hay thuộc loại người miệng nói tay làm, thích mặt đối mặt với nhân viên để ra lệnh? Cấp trên là người thích nói dài hay ngắn gọn, ưa chi li hay tổng quát trong quản lý? Cấp trên thường tiếp xúc với nhân viên tại vǎn phòng hay tiện đâu gặp đó? Khi giao nhiệm vụ, cấp trên thích công việc phải được giải quyết ngay hay phải tính toán cân nhắc kỹ càng? Cấp trên có đề cập hạn chót khi giao việc? Cấp trên là người thích đương đầu với rủi ro? Thích tiếp nhận cái mới? Thái độ của cấp trên khi tiếp nhận đề nghị, phê phán như thế nào? . Khi đã hiểu phong cách quản lý và nhu cầu của cấp trên, bạn cần xây dựng cho mình một "thái độ" đối với họ. Theo Peter Drucker, nhà sư phạm lỗi lạc về quản lý, "đừng bao giờ đánh giá thấp cấp trên, cũng đừng bao giờ chỉ làm theo lệnh cấp trên", vì điều đó sẽ làm bạn đánh mất sự kính trọng và hỗ trợ của họ. Thứ đến, cần phải xây dựng quan hệ tốt với cấp trên. Quan hệ tốt với cấp trên có thể giúp bạn hoàn thành công việc được giao và tǎng khả nǎng thǎng tiến trong nghề nghiệp. Cách tốt nhất để gần và gắn bó với cấp trên là phát triển những điểm mạnh của họ. Hãy nhớ rằng, ai cũng đều có điểm mạnh, điểm yếu. Tại sao chúng ta không nhận ra điểm mạnh của cấp trên, tìm cách làm cho nó phát triển đầy đủ nhất nhằm lấn át những điểm yếu? . "Quản lý" sếp Cấp trên ra lệnh cho cấp dưới là chuyện thường tình. Thế nhưng, trong thực tế đôi khi sếp cũng cần được nhân viên của

Ngày đăng: 07/11/2013, 04:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan