HCM --- NGUYỄN HỒNG SANG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC TẬP LUYỆN CỦA VÕ SINH TẠI CÁC CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT THUỘC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUẬN 9,... HCM --- NGUYỄN HỒN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-
NGUYỄN HỒNG SANG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC TẬP LUYỆN CỦA VÕ SINH TẠI CÁC CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT THUỘC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUẬN 9,
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
-
NGUYỄN HỒNG SANG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC TẬP LUYỆN CỦA VÕ SINH TẠI CÁC CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT THUỘC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUẬN 9,
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THIỆN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Đình Luận
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày… tháng năm 2018
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP HCM, ngày … tháng… năm 2018
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN HỒNG SANG Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 05 tháng 05 năm 1992 Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1641820195
I- Tên đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu
lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Xác định các nhân tố tác động đến động lực động lực tập luyện của võ sinh tại
các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí
Minh
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động động lực tập luyện của võ
sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố
Hồ Chí Minh
Đưa ra một số hàm ý nhằm nâng cao động lực động lực tập luyện của võ sinh tại
các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí
Minh
III- Ngày giao nhiệm vụ: : 09/10/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2018
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Đình Luận
PGS TS Nguyễn Đình Luận
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh
và Khoa đào tạo sau đại học cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có thể tiếp thu những kiến thức quý báu trong suốt 2 năm học
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các em học sinh và Ban Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp các thông tin để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn chân thành đến người hướng dẫn thầy: PGS.TS Nguyễn Đình Luận, người đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Lời cuối cùng, tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp đến Ban Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, quý thầy cô trường Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh Chúc quý thầy cô sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2018
Học viên thực hiện
Nguyễn Hồng Sang
Trang 7TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Từ những kết quả nghiên cứu về động cơ tham gia tập luyện của võ sinh tại các Câu lạc bộ võ thuật Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, qua đó đưa ra những đánh giá các yếu tố tác động đến động cơ tập luyện, đưa ra các ý kiến để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động như giới thiệu và quảng bá hình ảnh của các Câu lạc bộ võ thuật ra ngoài trung tâm để thu hút nhiều đối tượng với những lứa tuổi khác nhau đến tập luyện tại các Câu lạc bộ, xây dựng và lên kế hoạch tập luyện phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau nhằm đảm bảo mang lại sức khỏe cho người tập, thường xuyên tổ chức các giải đấu và giao lưu giữa các CLB võ thuật trong trung tâm với nhau, giữa CLB võ thuật của trung tâm với CLB võ thuật ở những nơi khác trong thành phố để các võ sinh được học hỏi thêm và thỏa mãn sở thích của mình, cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ tập luyện, thay thế những dụng cụ đã hỏng hoặc quá cũ để đảm bảo an toàn khi tập luyện và thi đấu
Từ những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tập luyện của
võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, sẽ giúp ích cho sự hoạt động và phát triển các câu lạc bộ võ thuật đang hoạt động nơi đây
Trang 8of martial arts clubs at the sports center in District 9, Ho Chi Minh City to attract many objects with different ages to ensure health to practitioner Regularly organized tournaments and exchange between martial arts clubs in the center with each other, between the club's martial arts club and martial arts club in other parts of the city for the students to learn more and satisfy your hobby Improve and improve facilities, equipment and training equipment, replacement of broken tools or too old to ensure safety when practicing and compete
To the thesis research the factors that influence practice of student motivation
at martial arts clubs at the sports center in District 9, Ho Chi Minh City Will help the operation and develop active martial arts clubs here
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA : Phân tích phương sai
DTPT : Đào tạo và phát triển
TT.TDTT : Trung tâm Thể dục thể thao
VIF : Hệ số phóng đại phương sai
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng
Bảng 3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Huấn luyện viên
Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất - trang thiết bị Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sức khỏe (Lần 1)
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sức khỏe (Lần 2)
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sở thích
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ảnh hưởng (Lần 1)
Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ảnh hưởng (Lần 2)
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ảnh hưởng (Lần cuối)
Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Tạo động lực chung
Bảng 4.10: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất
Bảng 4.11: Bảng phương sai trích lần thứ nhất
Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố EFA
Bảng 4.13: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 4.14: Phân tích phương sai ANOVA
Bảng 4.15: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quybằng phương pháp Enter Bảng 4.16 : Vị trí mức độ quan trọng của các nhân tố theo mức độ giảm dần Bảng 4.17: Bảng so sánh giá trị trung bình về võ sinh nam và võ sinh nữ
Bảng 4.18: Bảng so sánh giá trị trung bình về các câu lạc bộ
Bảng 4.19: Bảng so sánh giá trị trung bình về độ tuổi
Bảng 4.20: Bảng so sánh giá trị trung bình về học vấn
Bảng 4.21: Bảng so sánh giá trị trung bình về thu nhập
Bảng 4.22: Bảng so sánh giá trị trung bình về thời gian rảnh
Bảng 4.23: Bảng so sánh giá trị trung bình về thời gian thích hợp
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow
Hình 2.2: Sơ đồ chu trình “nhân - quả” của Victor Vroom
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết về động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9
Hình 3.1 Mô hình lý thuyết (sau khi thảo luận nhóm) về động lực
làm việc của nhân viên tại Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực
làm việc của nhân viên Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9
Hình 3.3.: Số lượng võ sinh tại từng câu lạc bộ
Hình 3.4: Giới tính của võ sinh được khảo sát
Hình 3.5: Độ tuổi của võ sinh được khảo sát
Hình 3.6: Trình độ học vấn của võ sinh được khảo sát
Hình 3.7: Thu nhập hàng tháng của võ sinh được khảo sát
Hình 3.8: Thời gian thích hợp cho việc tham gia hoạt động TDTT
Hình 3.9: Thời gian rảnh rỗi trong ngày
Hình 4.1: Mô hình chính thức về các nhân tố tác động đến động lực tập luyện của
võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 Hình 4.2: Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh về tạo động lực tập luyện của
võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9
Trang 12MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH vii
MỤC LỤC viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1
1.1 Ý NGHĨA VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1Mục tiêu lý luận 2
1.2.2Mục tiêu thực tiễn 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1Đối tượng nghiên cứu: 3
1.3.2Phạm vi nghiên cứu: 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.4.1Dữ liệu dùng cho nghiên cứu 3
1.4.2Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
Trang 132.1 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO QUẬN 9 VÀ CÁC
CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT TRỰC THUỘC TRUNG TÂM 6
2.1.1Hình thành và cơ cấu tổ chức 6
2.1.2Chức năng, nhiệm vụ 7
2.1.3Các câu lạc bộ võ thuật trực thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 8
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 8
2.2.1Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao quần chúng 8
2.2.2Khái niệm về câu lạc bộ 11
2.2.3Động lực tham gia hoạt động thể thao 13
2.2.4Đặc điểm của động lực 15
2.2.5Một số học thuyết về tạo động lực trong tập luyện 15
2.3 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 20
2.3.1Các mô hình và công trình nghiên cứu nước ngoài 21
2.3.2Các mô hình và công trình nghiên cứu trong nước 23
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 26
2.4.1Mô hình nghiên cứu: 26
2.4.2Giả thuyết cho mô hình nghiên cứu 27
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29
3.1.1Phương pháp nghiên cứu 29
3.1.2Nghiên cứu định tính 29
3.1.3Nghiên cứu định lượng 31
3.1.4Quy trình nghiên cứu 32
Trang 143.1.5Thiết kế bảng câu hỏi 33
3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO 34
3.2.1Thang đo lường nhân tố Huấn luyện viên 34
3.2.2Thang đo lường nhân tố Cơ sở vật chất - trang thiết bị 34
3.2.3Thang đo lường nhân tố sức khỏe 34
3.2.4Thang đo lường nhân tố sở thích 35
3.2.5Ảnh hưởng bên ngoài 35
3.2.6 Thang đo lường Tạo động lực làm việc chung 35
3.3 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 36
3.3.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng 36
3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 37
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
4.1 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 44
4.1.1 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Huấn luyện viên (HL) 45
4.1.2 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất - trang thiết bị (CSVC)… 45
4.1.3 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sức khỏe (SK) 46
4.1.4 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Sở thích (ST) 47
4.1.5 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Ảnh hưởng (AH) 48
4.1.6 Cronbach’s Alpha của thang đo Tạo động lực tập luyện của các võ sinh (TĐLC)………… 50
4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 50
4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ nhất 51
4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường 54
Trang 154.3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN 55
4.3.1 Phân tích mô hình 55
4.3.2 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9……… 59
4.4 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU CỦA TỪNG NHÂN TỐ 60
4.4.1.Kiểm tra sự khác nhau về võ sinh nam và võ sinh nữ 60
4.4.2.Kiểm tra sự khác nhau về các câu lạc bộ 61
4.4.3.Kiểm tra sự khác nhau về độ tuổi 61
4.4.4.Kiểm tra sự khác nhau về học vấn 62
4.4.5.Kiểm tra sự khác nhau về thu nhập 63
4.4.6.Kiểm tra sự khác nhau về thời gian rảnh 63
4.5 KIỂM TRA SỰ KHÁC NHAU VỀ THỜI GIAN THÍCH HỢP 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 66
5.4 KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU 66
5.4.1.Nhân tố huấn luyện viên 66
5.4.2.Nhân tố cơ sở vật chất 66
5.4.3.Nhân tố Sức khỏe 67
5.4.4.Nhân tố Sở thích Error! Bookmark not defined 5.4.5.Nhân tố Ảnh hưởng bên ngoài 67
5.5 ĐỀ XUẤT CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ 68
5.5.1.Nâng cao chất lượng huấn luyện viên 68
5.5.2.Phát triển, kích thích Sở thích tập luyện võ thuật 69
5.5.3.Đảm bảo cơ sở vật chất luyện ở điều kiện tốt 70
Trang 165.5.4.Tạo môi trường và điều kiện tập luyện hiệu quả nâng cao Sức khỏe 70
5.5.5.Nâng cao sức ảnh hưởng từ bên ngoài đến võ sinh 71
5.6 CÁC HẠN CHẾ VÀ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 71
5.7 KIẾN NGHỊ 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 17CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm
vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, Vận động Thể dục thể thao (TDTT) là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT Việt Nam (Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác thể dục thể thao)
và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh” Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành TDTT nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này
Nhận thức được tầm quan trọng của TDTT ngày nay Ban bí thư trung ương đảng đã ra chỉ thị 36CP/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới là: "Phát triển rộng rãi thể thao quần chúng từng bước xây dựng thể thao đỉnh cao" Bên cạnh đó
ủy ban TDTT nay là bộ văn hóa thể thao và du lịch đã xác định: "Thể thao thành tích cao là một trong những nhiệm vụ chiến lược của ngành Nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với trình độ thể thao khu vực đồng thời từng bước hòa nhập vào trình độ thể thao Châu Á và Thế Giới"
Cùng với sự phát triển của xã hội ngành TDTT nước ta đang bừng bước phát triển mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng, phong trào TDTT phát triển rộng khắp cả nước với nhiều môn thể thao như: bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, cầu lông, Khi nói đến thể thao không thể không nhắc đến môn võ thuật, nó giúp mang lại sức khỏe cho người tập, nâng cao đức – trí - thể - mỹ, là một môn thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người Trong xu thế phát triển của xã hội, trào lưu chung thì Trung tâm TDTT Quận 9 đã mở ra Câu lạc bộ (CLB) võ thuật để thỏa mãn nhu cầu đó
CLB võ thuật Trung tâm TDTT Quận 9 sinh hoạt vào các buổi tối vào lúc 18h – 20h từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, gồm các CLB: Taekwondo, Karatedo,
Trang 18Vovinam, Võ cổ truyền, Judo, Pencaksilat, Muay- Boxing- Wushu Tham gia những CLB này học viên không chỉ được hướng dẫn bởi các võ sư giỏi, giàu kinh nghiệm
mà còn gúp các bạn rèn luyện thân thể, khả năng tự vệ… Các CLB thu phí theo sự chỉ đạo của Trung tâm TDTT Quận 9, hiện nay các CLB cùng với Trung tâm đã thống nhất với nhau là học phí ở mức 100.000đ/tháng/học viên Mỗi CLB có khoảng 20 đến 30 học viên Các môn võ được tập luyện tại sân đa năng Trung tâm TDTT Quận 9
Những CLB trên được xây dựng dựa trên nhu cầu tập luyện của những bạn yêu thích võ thuật cũng như những nhu cầu khác của nhà quản lý Trung tâm TDTT Quận 9 Những nhu cầu đó hình thành nên những động cơ thúc đẩy các bạn đến với từng môn võ
Nhu cầu tập luyện của mỗi người là khác nhau và những nhu cầu đó được thỏa mãn từ những động cơ khác nhau, đó chính là vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm và tìm hiểu xem nhu cầu và động cơ nào ảnh hưởng đến việc tham gia tập luyện võ thuật của các võ sinh tại CLB Chính vì lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn
đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại
các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh”
1.2.1 Mục tiêu lý luận
- Tìm hiểu bản chất về động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ
thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
- Các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố
Trang 19- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số hàm ý quản trị để nâng cao động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể
dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao
Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Tất cả võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
1.4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu như:
Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo kế hoạch hàng tháng, hàng quý, năm của Trung
tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, thu thập và lấy ý kiến võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
để thực hiện nghiên cứu định lượng
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng
1.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Dựa vào các tài liệu đã nghiên cứu từ các chuyên gia và các nghiên cứu khảo sát về mô hình động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc
Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Trang 20 Lấy ý kiến thảo luận nhóm từ lãnh đạo, huấn luyện viên của các phòng chuyên môn, các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9,
thành phố Hồ Chí Minh
1.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng để lượng hóa các yếu tố khảo sát võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm
Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến “Động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh”
Đề tài gồm 05 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan về nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến động lực tập luyện
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu: Trình bày phương pháp phân tích, kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và đề nghị: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên
cứu, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 21TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã giới thiệu lý tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tập
luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh”
Sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng
Kết cấu đề tài gồm 5 chương: chương 1 tổng quan về nghiên cứu, chương 2 cơ
sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, chương 3 phương pháp nghiên cứu, chương 4 kết quả nghiên cứu, chương 5 kết quả chính của nghiên cứu, hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo
Chương tiếp theo tác giả sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết về động lực và các nhân
tố ảnh hưởng động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh Từ đó nghiên cứu đưa
ra các thành phần trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của
võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Trang 22CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết về động lực và các nhân tố ảnh hưởng động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận
9, thành phố Hồ Chí Minh Từ đó nghiên cứu đưa ra các thành phần trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh Chương này bao gồm: (1) Mô hình, (2) Sơ lược về Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 và các câu lạc bộ thuộc trung tâm, (3) Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh và (4) Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực tập luyện của võ sinh tại các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT TRỰC THUỘC TRUNG TÂM
2.1.1 Hình thành và cơ cấu tổ chức
Trung tâm TDTT Quận 9 được thành lập theo quyết định 6998/QĐ-UB-KT ngày 5/12/1997 của Ủy ban nhân dân quận 9.[22]
Tên gọi tiếng Việt đầy đủ: Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9
Tên gọi tắt tiếng Việt: TT TDTT Q9
Địa chỉ: 243 Lê Văn Viêt., Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức và bộ máy của Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9:
- Giám đốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng nghiệp vụ chuyên môn, các huấn luyện viên
Trang 23- Khối Văn phòng Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9: Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 Quyết định thành lập và bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các phòng:
Tổng số lao động của Viễn Thông Long An: 125 người (nguồn Phòng tổ chức Lao động năm 2017)
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 là đơn vị sự nghiệp TDTT trực thuộc UBND (ủy ban nhân dân) Quận 9 chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND Quận 9, đồng thời chịu sự quản lý hành chính nhà nước theo ngành của sở văn hóa, thể thao và du lịch TP.HCM.[22]
Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 là đơn vị hoạt động có tự thu, tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc để hoạt động theo những quy định của nhà nước.[22]
Nhiệm vụ của Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 là sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực của Nhà nước được Ủy ban nhân dân Quận 9 phân giao phát triển có hiệu quả các các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh Quận 9 Thực tế kế hoạch xây dựng, huấn luyện, bồi dưỡng và phát triển các môn TDTT trên địa bàn Quận 9
Tổ chức các hoạt động TDTT đa môn như: thi đấu, huấn luyện, tập luyện, bồi dưỡng năng khiếu, mở các lớp TDTT cơ bản cho mọi đối tượng nghiệp dư chuyên nghiệp trong và ngoài quận
Đào tạo và bồi dưỡng hướng dẫn viên thể thao và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho phong trào TDTT cơ sở trên địa bàn quận
Trang 24Được liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động sản xuất và dịch vụ để tạo ra sản phẩm dụng cụ thể thao phục vụ cho các cơ sở luyện tập, thi đấu, đảm bảo mọi hoạt động của trung tâm và phong trào TDTT trong quận, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước
Tham mưu quận ủy, UBND quận về định hướng phát tiển phong trào TDTT
và tổ chức các hoạt động TDTT trong quận
Tổng hợp và xử lý thông tin, tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động TDTT trên địa bàn quận 9.[22]
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý đơn vị; Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia; Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
2.1.3 Các câu lạc bộ võ thuật trực thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9
Các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 được thành lạp theo chỉ đạo của ban giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 Bao gồm 05 câu lạc bộ Taekwondo, Karatedo, Vovinam, Võ cổ truyền, Wushu-Muya-Boxing
Các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 có nhiệm
vụ đào tạo và phát triển phong trào thể dục thể thao nói chung và phong trào võ thuật tại Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 nói riêng
Như vậy, câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 có vai trò và nhiệm vụ nhất định trong quá trình phát triển của Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 Các câu lạc bộ võ thuật thuộc Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 có vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển phong trào võ thuật tại quận 9
và ảnh hưởng lơn đến nhiệm vụ chung của Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9
2.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao quần chúng
Thể dục thể thao có ý nghĩa xã hội to lớn trong việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất cho con người, góp phần tích cực vào quá
Trang 25trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, xây dựng lối sống lành mạnh nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Đảng ta đã khẳng định rõ vị trí quan trọng của TDTT trong chính sách kinh
tế - xã hội nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh và động
cơ phát triển đất nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng, TDTT ngày càng trở thành một
bộ phận không thể thiếu được trong đời sống xã hội nước ta
TDTT là một bộ phận của nền văn hóa của mỗi dân tộc, cũng như của nền văn minh nhân loại Trình độ phát triển TDTT là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện để giao lưu văn hóa nói chung, văn hóa thể chất nói riêng và mở rộng quan hệ của nước ta với quốc
tế Các hoạt động TDTT quần chúng cũng như các hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn thể thao thành tích cao dần trở thành nhu cầu của nhân dân Các hoạt động đó không chỉ có tác dụng như một hình thức giải trí, nghỉ ngơi tích cực mà còn mang lại niềm vui, khích lệ lòng tự hào dân tộc, sự cổ vũ to lớn cho nhân dân
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của tri thức, khoa học có tác dụng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuất hiện đại Từ thực tế cuộc sống đòi hỏi con người phải có sức khỏe, khả năng lao động và các thao tác có trí thức Con người còn là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất, văn hóa, tinh thần và chúng ta đang cố gắng xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Do nhận thức được vai trò quan trọng trong xã hội của con người, Đảng ta chủ trương phát triển con người toàn diện, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức Cơ sở bền vững để tồn tại lâu dài của mọi quốc gia, mọi dân tộc là mỗi dân tộc phải không ngừng chăm lo đầu tư cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có việc đầu tư nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe cho con người
là một vấn đề quan trọng trong việc phát triển nhân tố con người
Ngày 27 tháng 03 năm 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục trong đó có đoạn “…mỗi một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là góp phần cho cả nước khỏe mạnh Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được
Trang 26Mỗi người lúc dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ Như vậy thì có sức khỏe, dân cường, nước thịnh Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục, tự tôi ngày nào cũng tập” Đồng thời Người đã ký xác lệnh thành lập nhà thể dục nhằm phát triển phong trào “Khỏe vì nước” và thực hành giáo dục thể chất cho học sinh – sinh viên Từ đó đến nay, thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch, Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng công tác giáo dục thể chất trong trường học, nhằm đào tạo lớp người phát triển toàn diện để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng nền kinh tế xã hội theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc
Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh những quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục – Đào tạo nói chung và giáo dục thể chất nói riêng được bắt nguồn từ những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chủ Tịch về TDTT
Những tư tưởng, cơ sở lý luận đó đều được Đảng ta quán triệt vào đường lối TDTT trong suốt thời kỳ lãnh đạo dân tộc, nhân dân tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đã được cụ thể hóa qua các chỉ thị, các nghị quyết ở các kỳ Đại hội Đảng
Qua các thời kỳ chiến tranh ác liệt tới ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (tháng 04/1945) Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Trong đó về TDTT, Nghị quyết Đại hội Đảng đã nêu vấn đề mở rộng và nâng cao chất lượng TDTT thành tích cao, đào tạo VĐV trẻ
và công tác GDTC trong nhà trường các cấp và nhất là phát triển phong trào TDTT quần chúng
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã khẳng định “Giáo dục – Đào tạo và Khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu và nhấn mạnh “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người cường tráng về thể chất, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội và của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể”
Ngày 24 tháng 8 năm 1998 thường vụ Bộ chính trị ban hành thông tri số TT/TW về việc tăng cường lãnh đạo TDTT “giáo dục thể chất trong nhà trường còn nhiều hạn chế” cần chú trọng tăng cường cán bộ cho ngành TDTT, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đặc biệt là trong các quy hoạch cần giành đất để xây dựng các trường TDTT và các sân tập TDTT ở các địa bàn dân cư, trường học, xí nghiệp
Trang 2703-Từ các cơ sở đã trình bày ở trên, có thể khẳng định, trong bất kỳ điều kiện nào cũng cần chủ động phát triển các hoạt động TDTT trong nhân dân và hướng hoạt động TDTT vào những mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức khỏe, xây dựng con người mới, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng của đất nước
2.2.2 Khái niệm về câu lạc bộ
2.2.2.1 Khái niệm câu lạc bộ:
Câu lạc bộ (CLB) là hình thức tập hợp nhiều người trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc trong xã hội, tự nguyện tham gia các hoạt động chính trị, xã hội,
khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, thể thao, giải trí,….[23]
CLB là danh từ của tiếng nước ngoài, ta dùng dần quen, đây là một cụm từ muốn nói về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích và từ mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động của mình sao phù hợp với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên đông thì lại có thể chia ra
các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt hơn [25]
2.2.2.2 Các loại hình câu lạc bộ
Muốn có 1 đội, nhóm, CLB trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế ở cơ
sở, đơn vị Bởi vì CLB đội, nhóm là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép buộc Đây còn gọi là CLB, đội nhóm sở thích Sau khi hình thành CLB, đội nhóm rồi các thành viên mới tổ chức ra ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng và xây dựng nội quy hoạt động Mỗi CLB không nên đông thành viên quá nhưng cũng có thể là một vài người vì CLB là nơi phát huy năng khiếu và sáng kiến của các hội viên nhằm mục đích nhất định, các hội viên tự xin gia nhập và cũng tự nguyện rút lui khỏi CLB và đến lúc nào đó, nếu tất cả các hội viên không còn nhu cầu chung nữa thì CLB sẽ giải thể [25]
Có nhiều hình thức CLB:
- CLB chuyên ngành: Kinh doanh, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng
- CLB sở thích: Năng khiếu, âm nhạc, thể thao, thời trang
- CLB mang tính xã hội: Hưu trí, bàn tay vàng, học sinh,…
Trang 28CLB thực chất là một thiết chế văn hóa rất sinh động, vì thế nó có thể tổ chức sinh hoạt giữa các hội viên với nhau ở bất kỳ chỗ nào và thời gian cần thiết Vì thế một thiết chế như vậy không nhất thiết phải xây dựng một cái nhà, một phòng lớn, ta có thể dựa vào phòng học, nhà riêng, một lớp học, một hội trường, thậm chí một góc sân cỏ, góc chơi ở công viên hoặc một căn phòng của hội viên nào đó để tổ chức sinh hoạt Nói như vậy không có nghĩa là CLB phải “du cư” nơi nào có điều kiện thì vẫn dựng một ngôi nhà để sinh hoạt, vui chơi giải trí riêng biệt ở nơi trung tâm, thuận tiện giao lưu [25]
Hiện nay CLB là một sinh hoạt văn hóa mang tính chất quần chúng được phát triển rộng rãi ở Việt Nam (CLB nghề nghiệp điện ảnh, âm nhạc, TDTT,…) hoạt động trên một vài chuyên ngành nhất định, có tác dụng về nhiều mặt [25] 2.2.2.3 Khái niệm về động lực và tạo động tập luyện
Qua tìm hiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước một số tác giả đã đưa ra
một số khái niệm về động lực như sau:
- “Động lực là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích động viên con
người thực hiện những hành vi theo mục tiêu” (Nguyễn Văn Sơn [11])
- “Động lực là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường sự
nỗ lực để đạt được mục đích hay một kết quả cụ thể” (Tài liệu của Đại học kinh tế quốc dân [3])
Theo giáo trình quản trị nhân lực của Nguyễn Vân Điềm – Nguyễn Ngọc Quân (2010) “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó’’
Theo giáo trình hành vi tổ chức của Bùi Anh Tuấn “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Biểu hiện của động lực là sẵn sàng, nỗ lực, say
mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như người lao động”
Mỗi hoạt động con người đều hướng vào mục đích nhất định Khi người tập luyện thể thao tham gia vào quá trình tập luyện có nghĩa là họ muốn thỏa mãn nhu cầu, những đòi hỏi, mong muốn mà họ đã có hoặc có nhưng chưa đủ Sự thỏa mãn
đó có thể là vật chất hay tinh thần
Trang 29Khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau
sẽ có những mục tiêu và mong muốn khác nhau Suy cho cùng động lực tập luyện
là nỗ lực, cố gắng từ chính bản thân mỗi người tập luyện mà ra, như vậy mục tiêu của các nhà quản lý là làm sao tạo ra được động lực để người tập luyện có thể tập luyện đạt kết quả cao nhất
Như vậy, động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người Khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau Chính vì động lực của mỗi con người khác nhau nên nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau để người tập luyện có thể đến tập
luyện thường xuyên hơn tại tổ chức
Tạo động lực (Nguyễn Văn Sơn [11]) là những kích thích nhằm thôi thúc,
khuyến khích, động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu
Bản chất của động lực xuất phát từ nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người Giữa nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu có một khoảng cách nhất định và khoảng cách này luôn có động lực để rút ngắn khoảng cách đó
2.2.3 Động lực tham gia hoạt động thể thao
Động lực tham gia TDTT ở từng lứa tuổi, giới tính, thành phần, xã hội,… trong từng thời kỳ là rất khác nhau và cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Một số động cơ khác như phòng tránh bệnh tật cũng như ảnh hưởng đáng kể
Theo Bouchard (1994): Các vận động viên môn chèo thuyền ở đại học Cambridge và Oxford, và vận động viên trượt tuyết Phần Lan có tuổi thọ cao hơn người không tập luyện
Một nghiên cứu khác của Paffenbarger và cộng sự (1986) trên hơn 15.000 cựu sinh viên đại học Harvard cho thấy những người tham gia hoạt động TDTT, đặc biệt là đi bộ, thì tuổi thọ tăng lên gần 2 năm so với người bình thường
Ngày nay nhiều người thừa nhận là việc tham gia hoạt động TDTT nhiều lại
tỷ lệ nghịch với thừa cân trong thanh niên Vậy chiều hướng của mối quan hệ này là gì? Béo phì là nguyên nhân hay hệ quả của việc ít tham gia hoạt động TDTT? Điều cần thiết là phân tích tác động tương quan của nhiều yếu tố như thực phẩm, thừa
Trang 30cân, thời gian ngồi trước tivi, việc tham gia TDTT,…để trả lời câu hỏi trên [3]
Một trong những tác động có hại dễ thấy nhất của rối loạn chức năng vận động là các bệnh tim mạch Từ năm 1953, nghiên cứu của Morris (1953) về các nhân viên làm việc tại công ty xe bus London cho thấy các tài xế bị bệnh tim mạch gấp 2 người bán vé (có đi lại) Đây là lần đầu tiên lợi ích của hoạt động vận động được chứng minh bằng tỷ lệ bệnh tim mạch Các nghiên cứu tiếp tục được tiến hành
từ năm 1968 đến năm 1978, trên 16.882 người, Morris khẳng định tỷ lệ bệnh tim mạch xảy ra ít hơn đối với nhóm có hoạt động TDTT, 3.1% so với 6.9% ở nhóm không TDTT (1980) Một nghiên cứu trên 16.936 cựu sinh viên Harvard cho thấy: Những người có tham gia TDTT nhưng ít, 1 lần/tuần có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn 64% so với nhóm tham gia TDTT cường độ cao (Paffenbarger et al, 1978) [3]
Phân tích các kết quả nghiên cứu tại Mỹ, nghiên cứu tất cả các yếu tố liên quan đến bệnh tim trên 12.866 người từ 35 đến 57 tuổi, cho thấy: Tỷ lệ tử vong ở nhóm tập luyện TDTT 45 phút/ngày thấp hơn đáng kể nhóm chỉ tập 15 phút/ngày (Leon & Connett, 1988) Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rõ tập luyện TDTT
sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là tim mạch Vận động thể chất có xu hướng làm giảm triglyceride và cholesterol, phòng chống bệnh loãng xương là tiểu đường, làm giảm căng thẳng và lo âu Tốt cho tim, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giúp ngủ ngon, làm giảm sự đau nhức cơ thể, làm tinh thần sản khoái, hạnh phúc hơn, giữ vóc dáng mảnh mai, duy trì trí nhớ cho người cao tuổi, bảo vệ xương[3]
Schiffman & Kanuk (2001) đề xuất một định nghĩa chung cho động lực phản ánh quá trình với 5 giai đoạn: Nhu cầu về thừa nhận, giảm bớt căng thẳng, trạng thái
nỗ lực, sự mong muốn, mục tiêu hướng tới hành vi
Milne và McDonald (1999) đề xuất một loạt các nhân tố động lực tiềm năng cho những người tham gia hoạt động thể thao như: Thể chất sung mãn, giảm căng thẳng, liên kết, xã hội, tạo thuận lợi, lòng tự trọng, thành tích, nắm vững các kỹ năng, thẩm mỹ
Sloan (1989) đã xem xét động lực tham gia thể thao và đề xuất một số lý thuyết về động cơ: Tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, tìm kiếm kích thích, giải trí và thẩm mỹ[3]
Trang 31Tăng cường sức khỏe: là tìm kiếm một trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội, không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động có hiệu quả
Theo Nguyễn Đăng Thuyên (2010) Động lực tham gia thể thao được chia làm hai loại:
- Động lực trực tiếp: sự thỏa mãn trong hoạt động, thể hiện lòng dũng cảm và quyết đoán khi thực hiện các bài tập nguy hiểm, tính thẩm mỹ về vẻ đẹp, tính nhịp điệu, khéo léo trong các động tác của bản thân.Mong muốn chiến thắng tạo nên kỷ lục
- Động lực gián tiếp: muốn trở thành người khở mạnh cơ thể cường tráng sản khoái về tinh thần và nghị lực Muốn đạt hiệu quả cao trong công việc,thực hiện nghĩa vụ theo qui định của chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường
- Nói tóm lại, động lực tham gia thể thao vẫn là lĩnh vực mà các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu và tìm ra các vấn đề về nó thật sự khá khó khăn
2.2.4 Đặc điểm của động lực
Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương (2009) khi bàn về động lực của người
lao động trong một tổ chức, các nhà quản lý thống nhất một số đặc điểm sau:
Động lực gắn liền với công việc, với tổ chức và với môi trường làm việc cụ
thể, không có động lực chung mà không gắn với công việc cụ thể nào
Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân, chính vì đặc điểm này
mà nhà quản lý có thể can thiệp vào quá trình tạo động lực cho người tập luyện
Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới năng suất tập luyện, hiệu quả tập luyện cao hơn Tuy nhiên, không nên cho rằng động lực tất yếu dẫn đến năng suất tập luyện, hiêu quả tập luyện bởi vì sự thực hiện tập luyện không chỉ phụ thuộc vào động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng tập luyện của
người tập luyện, phương tiên và các nguồn lực khác để thực hiện việc tập luyện
2.2.5 Một số học thuyết về tạo động lực trong tập luyện
2.2.5.1 Học thuyết hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow
Trang 32Maslow (1943) đã lập luận rằng: Hành vi của mỗi cá nhân con người có nhiều nhu cầu khác nhau cần được thỏa mãn và ông đã phân chia các nhu cầu của con người thành 5 nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:
Hình 2.1: Hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow
- Nhu cầu sinh học: bao gồm những nhu cầu cơ bản để con người có thể tồn
tại như thức ăn, nước uống, quần áo mặc, nhà ở Trong lao động, thể hiện qua việc người lao động muốn nhận được mức tiền lương hợp lý đủ để trang trải cho các sinh
hoạt và đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình
- Nhu cầu an toàn: là những mong muốn của con người được đảm bảo an
toàn về thân thể Người lao động mong muốn có một công việc ổn định lâu dài, điều kiện làm việc an toàn, đầy đủ, công tác an toàn bảo hộ lao động được quan tâm
nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người lao động
Nhu cầu ăn
uống, áo
quần, nơi ở…
Sự đảm bảo
Sự ổn định tương lai
Nhu cầu được yêu mến
NHU CẦU ĐƯỢC TÔN TRỌNG
KHẲNG ĐỊNH
Tự phát triển
Tự hoàn thiện Tầm quan trọng lên nhiều người
Trang 33- Nhu cầu xã hội: là nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện
và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc, giao lưu, gặp gỡ, tiếp xúc thiết lập các mối quan hệ với những người khác trong cuộc sống và trong công việc Tại nơi làm việc, có thể được đáp ứng thông qua các hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể ngoài giờ làm việc giữa mọi người lao động trong tổ chức như bữa ăn trưa tập thể, các
chuyến du lịch, nghỉ mát
- Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác tôn trọng
hay thừa nhận đối với sự thành đạt, tài năng, năng lực của một cá nhân Tại nơi làm việc, những vật tượng trưng cho địa vị có thể thỏa mãn nhu cầu này như người lao động được làm việc trong những căn phòng làm việc lớn, đầy đủ tiện nghi, phần thưởng xứng đáng với thành tích đạt được vì chúng chứng tỏ sự đánh giá và công
nhận của tổ chức đối với sự đóng góp của cá nhân
- Nhu cầu tự khẳng định: là cấp độ cao nhất thể hiện qua những nhu cầu về
tự chủ sáng tạo, mong muốn được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lưc Trong công việc, họ mong muốn làm các công việc có tính thách thức, đòi hỏi bản thân
phải nỗ lực để đạt được mục tiêu, được tự chủ trong công việc
Abraham Maslow cho rằng cá nhân trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu và chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động Theo ông, nhu cầu của con người phát triển từ thấp đến cao, khi nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn thì về cơ bản nó không còn tạo ra động lực và nhu cầu bậc cao
hơn sẽ trở nên mạnh hơn và tác động quyết định đến hành vi của người tập luyện
Vì thế, muốn tạo động lực cho người tập luyện cần phải hiểu được cấp bậc nhu cầu hiện tại của người tập luyện, từ đó dùng các biện pháp nhằm hướng vào thỏa mãn các nhu cầu đó của họ để làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với việc tập luyện được giao đảm bảo đạt đến các mục tiêu của tổ chức
2.2.5.2 Thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg
Phát hiện của Herzberg (1959) đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận thức thông thường Các nhà quản lý thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại Các nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với việc
Trang 34tập luyện được gọi là nhân tố động viên – nhân tố bên trong Các nhân tố liên quan đến bất mãn được gọi là các nhân tố duy trì - nhân tố bên ngoài
Đạt kết quả mong muốn
Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo và
đồng nghiệp
Trách nhiệm
Sự tiến bộ, thăng tiến
Sự tăng trưởng như mong muốn
Chế độ, chính sách của tổ chức
Sự giám sát trong công việc không thích hợp Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viên
Lương bổng, phúc lợi không phù hợp Quan hệ với các cấp không tốt
Đối với các nhân tố động viên nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn
từ đó động viên người tập luyện tích cực, chăm chỉ hơn Nhưng nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc gây bất mãn Trong khi đó đối với các nhân tố duy trì nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc có tình trạng thoả mãn
Học thuyết này giúp cho các nhà quản trị biết được các yếu tố gây ra sự bất mãn cho người tập luyện và từ đó tìm cách loại bỏ những nhân tố này
2.2.5.3 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
Học thuyết này được Victor Vroom (1964) xây dựng dựa trên một số yếu tố tạo động lực trong lao động như: tính hấp dẫn của công việc, mối liên hệ giữa kết quả và phần thưởng, mối liên hệ giữa sự nỗ lực quyết tâm với kết quả lao động của
Trang 35Khi con người nỗ lực làm việc họ sẽ mong đợi một kết quả tốt đẹp cùng với một phần thưởng xứng đáng Nếu phần thưởng phù hợp với nguyện vọng của họ thì
nó sẽ có tác động tạo ra động lực lớn hơn trong quá trình làm việc tiếp theo
Có thể tóm tắt học thuyết này dưới dạng hình vẽ như sau:
Hình 2.2: Sơ đồ chu trình “nhân - quả” của Victor Vroom
Ý nghĩa của học thuyết: Để tạo động lực cho người tập luyện, người quản
lý nên có các biện pháp để tạo nên sự kỳ vọng cho người tập luyện đối với các kết quả và phần thưởng, tạo nên sự hấp dẫn của chính các kết quả và phần thưởng, cũng như giúp cho người tập luyện hiểu được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực và thành
tích, kết quả và phần thưởng
2.2.5.4 Học thuyết công bằng của J Stacy Adams
J.Stacy Adam (1963) phát biểu rằng: “Mọi cá nhân trong tập thể đều muốn có
sự công bằng Mỗi người lao động thường có xu hướng so sánh sự đóng góp và các quyền lợi mà họ được hưởng với sự đóng góp của những người khác và quyền lợi của họ.”
Muốn tạo động lực cho người lao động, nhà quản lý phải tạo ra và duy trì sự công bằng trong tổ chức, tức phải xem xét, đánh giá mức độ cân bằng giữa sự đóng góp của mỗi cá nhân và các quyền lợi mà cá nhân người tập luyện nhận được:
- Nếu tạo được sự công bằng trong tổ chức thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của
cá nhân, tạo nên sự gắn bó hơn của cá nhân với tổ chức và từ đó họ sẽ làm việc hiệu quả hơn
Trang 36- Nếu thù lao nhận được vượt quá mong đợi, người lao động sẽ có xu hướng gia tăng công sức trong công việc Ngược lại nếu thù lao nhận được thấp hơn so với đóng góp, người lao động sẽ có xu hướng thể hiện sự bất mãn của mình bằng nhiều cách như giảm sự hào hứng, thiếu sự nỗ lực nhiệt tình với công việc hoặc làm việc một cách đối phó,… Trong những trường hợp nghiêm trọng, họ có thể có những hành động gây tổn hại cho tổ chức và thoát ly khỏi tổ chức để tìm nơi làm việc mới
- Người lao động không thể có động lực làm việc nếu nhận ra mình bị đối xử không công bằng từ vấn đề lương bổng, cơ hội đào tạo thăng tiến đến sự hỗ trợ từ cấp trên
Do vậy để thiết lập và duy trì sự công bằng trong tổ chức nhằm tạo động lực cho người tập luyện tập luyện, Trung tâm Thể dục thể thao Quận 9 cần phải xây dựng hệ thống đánh giá tốt, với những tiêu thức đánh giá hợp lý phù hợp, phương pháp đánh giá chính xác công bằng, công khai nhằm mục đích phản ánh chính xác kết quả tập luyện và đóng góp của người tập luyện Đồng thời tiến hành thưởng và các hoạt động quản trị nhân lực khác phải dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc Bên cạnh đó, cần phải tránh sự phân biệt đối xử giữa những người tập luyện
trong tập thể vì bất kỳ lý do nào như giới tính, tuổi, dân tộc hay tôn giáo
Tóm lại: Các học thuyết về quá trình nhận thức có những tiếp cận khác nhau
về các khía cạnh cá nhân và tình huống tập luyện khi xem xét các yếu tố tạo nên động lực Từ việc phân tích học thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg, học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom và học thuyết công bằng của J Stacy Adams cho thấy để tạo động lực cho người tập luyện nhà quản lý cần phải đưa ra những biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp lý của người tập luyện trên cơ sở đảm bảo sự công bằng
Thực tế để làm đề cương luận văn này người nghiên cứu đã tiếp cận rất nhiều
đề tài nghiên cứu về động lực tập luyện cho người tạp luyện thể thao và của người lao động nhưng mỗi đề tài nghiên cứu đều có những phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
Trang 372.3.1 Các mô hình và công trình nghiên cứu nước ngoài
2.3.1.1 Mô hình mười yếu tố tạo động lực của Kenneth S.Kovach (1987)
Kenneth S.Kovach (1987) đã phát triển Mô hình mười yếu tố động viên nhân
viên, được thể hiện như sau:
(1) Công việc thú vị: Thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và cơ hội để sử dụng năng lực cá nhân
(2) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm: Thể hiện sự ghi nhận hoàn thành tốt công việc, ghi nhận góp phần vào sự thành công của công ty
(3) Sự tự chủ trong công việc: Thể hiện nhân viên được quyền kiểm soát và
chịu trách nhiệm với công việc, được khuyến khích tham gia vào các quyết định
liên quan đến công việc và đưa ra những sáng kiến
(4) Công việc ổn định: Thể hiện công việc ổn định, không phải lo lắng đến việc mất việc làm
(5) Lương cao: Thể hiện nhân viên được nhận tiền lương tương xứng với kết
quả làm việc, lương đảm bảo cuộc sống cá nhân và được thưởng hoặc tăng lương
khi hoàn thành tốt công việc
(6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: Thể hiện những cơ hội thăng tiến và phát triển trong doanh nghiệp
(7) Điều kiện làm việc tốt: Thể hiện sự an toàn, vệ sinh và thời gian làm việc
(8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên: Nhân viên luôn được tôn trọng
và tin cậy và được xem là một thành viên quan trọng của công ty
(9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị: Thể hiện sự tế nhị, tinh tế, khéo léo của cấp trên trong việc góp ý, phê bình nhân viên
(10) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân: Thể
hiện sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên trong giải quyết các vấn đề cá nhân, các khó
khăn của nhân viên
Trang 38Mô hình mười yếu tố này sau khi được công bố đã được phổ biến rộng rãi và được nhiều nhà nghiên cứu kiểm định nhằm khám phá ra các yếu tố động viên nhân viên làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau
2.3.1.2 Công trình nghiên cứu của Wong, Siu, Stang: Wong, Siu, Tsang (1999)
Công trình nghiên cứu của Wong, Siu, Stang: Wong, Siu, Tsang (1999) thực hiện công trình nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến động cơ của nhân viên khách sạn tại Hồng Kông” Mục đích của nghiên cứu là khảo sát thực trạng và điều tra các nhân tố ảnh hưởng sau:
(1) Có mối quan hệ giữa các yếu tố cá nhân và mười yếu tố công việc liên quan 5 đến nhân viên khách sạn Hồng Kông
(2) Đề xuất phương pháp tác động đến động cơ làm việc của nhân viên dựa trên những đặc điểm cá nhân khác nhau
Tương tự như Simons & Enz, Wong, Siu, Tsang cũng sử dụng 10 yếu tố công việc động viên của Kovach làm công cụ và cũng yêu cầu người trả lời sắp xếp các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc được xếp hạng từ 1 đến 10
2.3.1.3 Công trình nghiên cứu của Simons và Enz (1995):
Simons & Enz (1995) thực hiện công trình nghiên cứu “ C ác yếu tố tác động đến động lực của nhân viên khách sạn” Mục đích của nghiên cứu là khảo sát thực trạng và điều tra các nhân tố ảnh hưởng sau:
(1) Khảo sát về các yếu tố nào tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Mỹ Và Canada
(2) Phát hiện những khác biệt giữa động lực của nhân viên khách sạn khác với nhân viên làm trong các ngành công nghiệp khác
(3) Phát hiện sự khác nhau trong động lực dựa trên giới tính và độ tuổi (4) Phát hiện sự khác biệt trong động lực làm việc dựa vào các bộ phận khác nhau trong khách sạn
Simons & Enz sử dụng 10 nhân tố công việc động viên của Kovach để nghiên cứu:
(1) Công việc thú vị
Trang 39(2) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm
(3) Sự tự chủ trong công việc
(4) Công việc ổn định
(5) Lương cao
(6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
(7) Điều kiện làm việc tốt
(8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên
(9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị
(10) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân
N ghiên cứu đư ợ c tiến hành khảo sát trên 278 nhân viên của mười khách sạn khác nhau tại Mỹ và Canada Người trả lời xếp hạng những gì họ cảm thấy tác động lớn nhất đến động lực làm việc của họ theo xếp hạng từ 1 đến 10 Với 1
là quan trọng nhất và 10 là ít quan trọng nhất Đồng thời trong nghiên cứu cũng thu thập thông tin cá nhân như giới tính, độ tuổi, bộ phận công tác để so sánh
2.3.2 Các mô hình và công trình nghiên cứu trong nước
2.3.2.1 Công trình nghiên cứu của Lê Công Bằng(2014)
Lê Công Bằng(2014), "Nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham
gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh"
Trong nghiên cứu này tác giả Lê Công Bằng đã làm rõ được sự tác động của nhu cầu và các khó khăn của sinh viên tác động đến động cơ tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa
Sử dụng thang đo Liket tác giả đã đánh giá được các tác động trực tiếp cũng như gián tiếp vào động cơ và đưa ra các giải pháp để khác phục các khó khăn trên 2.3.2.2 Công trình nghiên cứu của TS Lê Quang Hùng & ctg(2015)
Tiến sĩ Lê Quang Hùng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Văn phòng và Thư ký
Trang 40khoa tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh” Mục tiêu thực hiện của công trình nhằm:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Văn phòng và Thư ký khoa tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (Hutech)
Kiểm tra có sự khác biệt về động lực làm việc giữa nhân viên Văn phòng và Thư ký khoa trường Hutech
Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số hàm ý quản trị để nâng cao động lực làm việc của nhân viên Văn phòng và Thư ký khoa tại trường Hutech
Làm tài liệu giảng dạy và tham khảo cho giảng viên, học viên Cao học và sinh viên Đại học Khoa Quản trị Kinh doanh
Các nhân tố tạo động lực làm việc trong nghiên cứu chính thức gồm có 9 nhân
6 Chính sách khen thưởng và công nhận
7 Đánh giá thực hiện công việc
Trần Kim Cương (1998), Thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa trong nâng